Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ba kỹ thuật khó, cứu một quả timCác chuyên gia của Bệnh viện Trung ương Quân ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.54 KB, 5 trang )




Ba kỹ thuật khó, cứu một quả tim

Các chuyên gia của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã thực
hiện ba kỹ thuật khó trong cùng một ca mổ cứu sống bệnh nhân có
nhiều tổn thương phức tạp trên quả tim. Thành công này mở ra hy
vọng sống cho nhiều người bệnh tim mạch hiểm nghèo và khẳng
định trình độ của các bác sĩ nơi đây.

Chiến lược điều trị đúng đắn trước ca bệnh khó
Bệnh nhân Đặng Thị N, 53 tuổi (Đông Hưng, Thái Bình) được
chuyển đến Khoa Phẫu thuật lồng ngực - tim mạch, Bệnh viện
Trung ương Quân đội 108 trong tình trạng nhiều bệnh lý tim mạch
rất nặng, đó là hẹp hở van hai lá do thấp, hẹp 75% động mạch liên
thất, kèm theo rung nhĩ loạn nhịp tim nặng, suy tim độ III…

TS. Hoàng Quốc Toàn, Chủ nhiệm khoa cho biết, đây là một ca
bệnh rất phức tạp, nếu không được điều trị kịp thời với chiến lược
điều trị đúng đắn thì bệnh nhân sẽ tử vong bất kỳ lúc nào. Tại Bệnh
viện 108, tất cả các kỹ thuật điều trị tim mạch tiên tiến ở Việt Nam
đều đã thành thường quy như phẫu thuật thay van, sửa van tim, bắc
cầu nối động mạch vành, đặt máy tạo nhịp, đặt stent động mạch
vành Đứng trước tình trạng của bệnh nhân, nếu chỉ thay van hai
lá, làm cầu nối động mạch vành (hai kỹ thuật nặng) thì việc giải
quyết bệnh cho bệnh nhân vẫn không hiệu quả, bệnh nhân vẫn
đứng trước nguy cơ cao nếu không xử trí được rung nhĩ. Đối với
bệnh nhân này, điều trị rung nhĩ bằng phương pháp Cox-Maze là
lựa chọn phù hợp nhất, tuy nhiên đây lại là một kỹ thuật phức tạp,
mới được ứng dụng vào Việt Nam. Hơn nữa, phương pháp Cox-


Maze thường chỉ kết hợp với một phẫu thuật chính khác như thay
van tim, sửa van tim, bắc cầu động mạch vành Do đó, áp lực điều
trị đè nặng lên vai các bác sĩ trước ca bệnh này khi sự sống của
người bệnh đòi hỏi phải tiến hành cả điều trị rung nhĩ, thay van hai
lá và bắc cầu nối động mạch vành. Sau khi xem xét cân nhắc chặt
chẽ mọi phương án, cuối cùng các bác sĩ cũng quyết định kết hợp
cả 3 phương pháp trong một lần phẫu thuật để chữa trị cho bệnh
nhân.


Sau 5 giờ thực hiện phẫu thuật cả 3 kỹ thuật trên, các bác sĩ đã cứu
sống người bệnh. Mặc dù phải trải qua nhiều can thiệp lớn trên
cùng quả tim nhưng bệnh nhân chỉ phải truyền 500ml huyết tương
và 300ml máu. Cùng với kỹ thuật hồi sức tốt, bệnh nhân hồi phục
nhanh chóng và đã được xuất viện.
Bệnh nhân điều trị rung nhĩ bằng kỹ thuật ngoại khoa Cox- maze.

Mở ra hy vọng chữa trị cho nhiều bệnh nhân tim mạch phức
tạp

TS. Hoàng Quốc Toàn, người trực tiếp phẫu thuật cho biết, để
phẫu thuật được ca bệnh đặc biệt này, các bác sĩ phải cho bệnh
nhân dùng máy tim phổi nhân tạo. Sau khi bệnh nhân được gây
mê, máy phát sóng siêu cao tần với tần số phát sóng 20-30Watt
cho phép dò tần số và một dao đốt cao tần cắt đặc biệt (có dòng
nước chảy qua) có tác dụng đốt xuyên thành tổ chức cơ tim không
gây thủng cơ tim, đốt trên thành và trong lòng nhĩ phải theo một sơ
đồ khá phức tạp. Phẫu thuật viên có thể thực hiện phương pháp này
khi chưa cặp động mạch chủ, tim vẫn đập. Sau đó phẫu thuật viên
kẹp động mạch chủ, làm ngừng tim, mở nhĩ trái qua rãnh liên nhĩ

dùng dao đốt vòng quanh tiểu nhĩ trái, quanh các tĩnh mạch phổi;
sau đó nối từ chân tiểu nhĩ trái đến vòng van hai lá và từ vòng van
hai lá nối tới đường đốt quanh các tĩnh mạch phổi. Các đường đốt
này cắt các đường “vòng vào lại” là nguyên nhân gây rung nhĩ.
Sau khi hoàn thành phẫu thuật này, phẫu thuật viên tiếp tục thay
van hai lá, phẫu tích lấy động mạch vú trong ghép làm cầu nối
động mạch, giải quyết sự thiếu máu của một vùng cơ tim do hẹp
động mạch liên thất trước.


Sau ca phẫu thuật, mọi hoạt động của quả tim người bệnh đã trở về
bình thường. Theo các bác sĩ, thành công của ca bệnh phức tạp này
mở ra nhiều hy vọng được chữa trị cho nhiều người bệnh tim mạch
khác, đặc biệt là những người đã có nhiều biến chứng nặng.

×