Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghiên cứu tình hình bệnh nội khoa ở người cao tuổi tại một số khoa của bệnh viện trung ương huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 115 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC HUẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC




HỒ VĂN HUYÊN




NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH BỆNH NỘI KHOA
Ở NGƢỜI CAO TUỔI TẠI MỘT SỐ KHOA
CỦA BỆNH VIỆN TRUNG ƢƠNG HUẾ





LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II






HUẾ - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC HUẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC



HỒ VĂN HUYÊN



NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH BỆNH NỘI KHOA
Ở NGƢỜI CAO TUỔI TẠI MỘT SỐ KHOA
CỦA BỆNH VIỆN TRUNG ƢƠNG HUẾ


LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II




CHUYÊN NGÀNH: LÃO KHOA
MÃ SỐ: CK 62 72 20 30


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS.TS. TRẦN HỮU DÀNG


HUẾ - 2011




Lời Cảm Ơn

Sau thời gian học tập và nghiên cứu, được sự dạy dỗ, giúp đỡ của Thầy Cô, Nhà trường
và Bệnh viện, đến nay luận văn đã hoàn thành, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu săc đến:
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Dược Huế.
- Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế.
- Ban Giám đốc Trung tâm Y tế thành phóa Huế.
- Phòng đào tạo sau đại học Trường Đại học Y Dược Huế.
- Ban chủ nhiệm Bộ môn Nội, quý thầy cô Bộ môn Nội Trường Đại học Y Dược
Huế.
- Ban chủ nhiệm cùng các bác só và toàn thể nhân viên Khoa Nội tổng hợp lão khoa,
Khoa Nội tim mạch, Khoa Hồi sức cấp cứu, phòng hồ sơ lưu trữ Bệnh viện Trung ương Huế.
- Thư viện Trường Đại học Y Dược Huế, Thư viện Bệnh viện Trung ương Huế.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Phó Giáo sư - Tiến só Trần Hữu
Dàng, người đã tận tình dạy dỗ, cung cấp tài liệu, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả các anh chò đồng nghiệp, các bạn bè, gia đình đã giúp đỡ,
động viên tôi trong cuộc sống cũng như trong qua trình học tập.
Tôi cũng xin cảm ơn tất cả các bệnh nhân đã hợp tác cùng chúng tôi trong quá trình nghiên
cứu.

Huế, 9/2011
Hồ Văn Huyên



LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu
và các kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Tác giả luận án



Hồ Văn Huyên


KÝ HIỆU VIẾT TẮT


BT Bệnh tật
BN Bệnh nhân
BV Bệnh viện
BMV Bệnh mạch vành
BNCV Bệnh nặng cho về
BHYT Bảo hiểm y tế
CBK Có bệnh kèm
CH Chuyển hóa
COPD Chronic Obstructive Pulmonary Disease
(Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính)
DD Dinh dưỡng
ĐTĐ Đái tháo đường
ICD International classification diseases
(Phân loại bệnh tật quốc tế)

KCBK Không có bệnh kèm
KB-G Khỏi bệnh + giảm
KK-BNCV-TV Không khỏi + Bệnh nặng cho về + Tử vong tại BV
MHBT Mô hình bệnh tật
NCT Người cao tuổi
NMCT Nhồi máu cơ tim
TBMMN Tai biến mạch máu não
THA Tăng huyết áp
TV Tử vong
WHO World health organization (Tổ chức Y tế thế giới)

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Dân số học người cao tuổi 3
1.2. Mô hình bệnh tật và tử vong 5
1.3. Tình hình bệnh tật của người cao tuổi 11
1.4. Giới thiệu sơ bộ về nơi nghiên cứu 29
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Đối tượng nghiên cứu 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu 34
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43
3.1. Tình hình mắc bệnh chính 43
3.2. Tình hình bệnh kèm 57
3.3. Phân bố bệnh tật theo mùa 59
3.4. Kết quả điều trị 62
Chƣơng 4. BÀN LUẬN 69
4.1. Một số đặc điểm tổng quan về mẫu đã chọn 69
4.2. Tình hình mắc bệnh chính 69

4.3. Số bệnh có ở bệnh nhân 87
4.4. Kết quả điều trị 91
KẾT LUẬN 97
KIẾN NGHỊ 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Tỷ lệ mắc và tử vong theo ICD - 10 (năm 2003) 22
Bảng 1.2. Tỷ lệ mắc và tử vong theo ICD - 10 (năm 2010) 23
Bảng 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân cao tuổi trên tổng số bệnh nhân chung 43
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 44
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo giới và nhóm tuổi 44
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo vùng địa dư và nhóm tuổi 45
Bảng 3.5. Đối tượng chi trả viện phí 45
Bảng 3.6. Tình hình bệnh tật xếp theo chương bệnh 46
Bảng 3.7. Mười chương bệnh thường gặp nhất 47
Bảng 3.8. Một số bệnh thường gặp trong mỗi chương bệnh thường gặp 48
Bảng 3.9. Mười bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi 52
Bảng 3.10. Mười bệnh thường gặp nhất phân theo nhóm tuổi 53
Bảng 3.11. Phân bố mười bệnh thường gặp nhất theo giới tính 55
Bảng 3.12. Mười bệnh thường gặp theo vùng địa dư 56
Bảng 3.13. Số bệnh có ở người cao tuổi (kể cả bệnh chính) phân theo nhóm tuổi 57
Bảng 3.14. Số bệnh trung bình cho một bệnh nhân 58
Bảng 3.15. Số bệnh nhân CBK và KCBK phân bố theo giới tính 59
Bảng 3.18. Phân bố bệnh chính theo chương bệnh và theo mùa 59
Bảng 3.19. Phân bố các bệnh thường gặp theo mùa 61
Bảng 3.20. Kết quả điều trị theo nhóm tuổi 62

Bảng 3.21. Kết quả điều trị cho nhóm có bệnh kèm và nhóm không có bệnh kèm 63
Bảng 3.22. Kết quả điều trị của các khoa nghiên cứu 64
Bảng 3.23. Số ngày điều trị trung bình cho các nhóm tuổi 65
Bảng 3.24. Số ngày điều trị trung bình cho nhóm có bệnh kèm và KCBK 66
Bảng 3.25. Số ngày điều trị trung bình của các khoa nghiên cứu 67
Bảng 3.26. Các bệnh thường gặp trong nhóm không khỏi + bệnh nặng cho về
+ tử vong 67


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ


Biểu đồ 3.1. Số bệnh nhân cao tuổi trên tổng số bệnh nhân chung 43
Biểu đồ 3.2. Mười chương bệnh thường gặp nhất 48
Biểu đồ 3.3. Mười bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi 53
Biểu đồ 3.4. Mười bệnh thường gặp nhất phân theo nhóm tuổi 54
Biểu đồ 3.5. Phân bố mười bệnh thường gặp nhất theo giới tính 55
Biểu đồ 3.6. Số bệnh có ở người cao tuổi (kể cả bệnh chính) 57
Biểu đồ 3.7. Số bệnh trung bình cho một bệnh nhân 58
Biểu đồ 3.8. Phân bố bệnh chính theo chương bệnh và theo mùa 60
Biểu đồ 3.9. Phân bố các bệnh thường gặp theo mùa 61
Biểu đồ 3.10. Kết quả điều trị theo nhóm tuổi 62
Biểu đồ 3.11. Kết quả điều trị cho nhóm có bệnh kèm và nhóm không có bệnh kèm 63
Biểu đồ 3.12. Số ngày điều trị trung bình cho nhóm có bệnh kèm và KCBK 66

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu bệnh nhân điều trị nội trú tại các khoa nghiên cứu 33









1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong công tác quản lý bệnh viện và thực hành y khoa thì việc xác định tình
hình bệnh tật tại bệnh viện là việc làm hết sức cần thiết vì nó giúp cho bệnh viện
và người thầy thuốc xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe bệnh nhân một cách
toàn diện. Đầu tư nguồn lực, đề ra các phác đồ cho việc chẩn đoán, điều trị, dự
phòng các bệnh thường gặp nhằm nâng cao chất lượng khám, điều trị và dự phòng
cho bệnh nhân [33], [57].
Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc, những người có độ tuổi từ 60 tuổi trở
lên được xác định là người cao tuổi. Tuổi thọ ngày càng tăng, số người cao tuổi
ngày càng nhiều. Cuối thế kỷ XX, tuổi thọ con người đã nâng lên 65 tuổi, gần gấp
đôi so với thời kỳ đầu thế kỷ này. Dân số thế giới đang già hóa, tỷ lệ người cao
tuổi hiện nay xấp xỉ 10%, dự báo sau 20 năm nữa tỷ lệ người cao tuổi sẽ lên đến
14%. Hiện nay tỷ lệ nguời cao tuổi ở nuớc ta là 8,1%, dự báo khoảng 2014 - 2016,
Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ già hóa [24].
Do đặc điểm sinh lý, tuổi già làm gia tăng nhiều bệnh, bệnh của người cao
tuổi không hoàn toàn giống người trẻ, cùng một lúc có thể có nhiều bệnh, nhất là
các bệnh mạn tính ở nhiều cơ quan khác nhau. Đáng lưu ý là các bệnh về thoái
hóa, tim mạch, nội tiết chuyển hóa, ung thư [24], [26].
Tuy nhiên thách thức đặt ra là làm thế nào để mọi người sống lâu nhưng
mạnh khoẻ và hạnh phúc. Người cao tuổi Việt Nam là lớp người đã có những đóng
góp to lớn trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước và có bề dày kinh nghiệm,
chiều sâu trí tuệ. Chăm sóc đời sống vật chất tinh thần và chăm sóc sức khỏe cho
người cao tuổi là trách nhiệm Đảng, Nhà nước, ngành Y tế, gia đình và của toàn xã
hội [43], [63].

Trên thế giới, lão khoa với tư cách là một ngành khoa học thực sự, chỉ mới ra
đời trong vài thập niên qua nhờ những thành tựu về y sinh vật học và nhu cầu thực
tiễn của xã hội [68]. Ngành lão khoa của nước ta hiện nay còn non trẻ so với nhiều
ngành y sinh học khác. Khoa lão khoa là khoa lâm sàng khám, điều trị cho người

2
cao tuổi hiện nay ở nhiều bệnh viện tuyến tỉnh chưa được thành lập. Nhiều công
trình nghiên cứu mới được tiến hành gần đây, các kết quả nghiên cứu chưa đầy đủ,
chưa có nhiều công trình nghiên cứu lão khoa cơ sở, như xác định mô hình bệnh
tật, tử vong của người cao tuổi, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và ưu tiên
giải quyết những bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Các tài liệu lão khoa cơ bản ít,
xuất bản đã lâu hoặc mới xuất bản, nhưng các số liệu trong sách đều ghi nhận các
kết quả nghiên cứu cách đây quá nhiều năm, chưa có tính cập nhật, gây khó khăn
cho người tham khảo.
Ngày nay kinh tế xã hội nước ta có nhiều thay đổi, mô hình bệnh tật cũng
thay đổi. Việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đang được quan tâm nhiều
hơn, vì vậy cần phải có nhiều nghiên cứu về bệnh tật của người cao tuổi.
Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu về tình hình bệnh nội khoa ở người
cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây tôi tiến hành đề tài “Nghiên
cứu tình hình bệnh nội khoa ở ngƣời cao tuổi tại một số khoa của bệnh viện
Trung ƣơng Huế” nhằm mục tiêu:
1. Khảo sát tình hình bệnh nội khoa ở người cao tuổi điều trị tại khoa Nội
tổng hợp - Lão khoa, khoa Nội tim mạch, khoa Hồi sức cấp cứu (số mắc, phân bố
bệnh tật theo phân loại bệnh tật quốc tế, số bệnh kèm theo, phân bố theo mùa).
2. Đánh giá hiệu quả điều trị ở các bệnh nhân trên.









3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. DÂN SỐ HỌC NGƢỜI CAO TUỔI
1.1.1. Phân loại dân số ngƣời cao tuổi
Việc phân chia già trẻ theo tuổi không phản ánh chính xác quá trình sinh học.
Có người tuổi chưa nhiều nhưng đã có nhiều biểu hiện của sự già, ngược lại có
người nhiều tuổi nhưng trông vẫn trẻ, khoẻ mạnh. Vì vậy sự phân chia theo tuổi
chỉ có tính chất ước lệ, và có một giá trị tương đối [24].
Đại hội Thế giới về tuổi già tại Vien (1982) đã thống nhất qui định, tuổi già
bắt đầu từ 60 tuổi trở lên. Tại nước ta, cho đến khi có Pháp lệnh người cao tuổi
(tháng 4 năm 2000) được ban hành, chúng ta đã có qui định 60 tuổi trở lên là người
cao tuổi [11].
Sau nhiều lần điều chỉnh, đến cuối thập kỷ 80, khái niệm người cao tuổi được
dùng thay cho người già. Tuy hai khái niệm này không khác nhau về khoa học
song về mặt tâm lý, cụm từ người cao tuổi mang ý nghĩa tích cực hơn [24].
Theo Tổ chức Y tế thế giới, sự sắp xếp nhóm tuổi ở người cao tuổi như sau:
- 60 đến 74 tuổi : Người nhiều tuổi
- 75 đến 90 tuổi : Người già
- Trên 90 tuổi : Người già sống lâu
Cách qui định trên đây hiện đang được nhiều nước áp dụng [24].
Ở Việt Nam, Luật người cao tuổi qui định: Người cao tuổi là công dân Nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên [43].
Nhưng cũng có nhiều tác giả Châu Âu cho tuổi già là từ 65 tuổi trở lên [24].
1.1.2. Dân số ngƣời cao tuổi trên thế giới

Cơ cấu tuổi tác trên thế giới đã có những thay đổi lớn trong thế kỷ này, số
người cao tuổi ngày càng tăng, không những ở các nước phát triển mà cả ở những
nước đang phát triển [24].

4
Theo công bố của WHO năm 1950, số người cao tuổi trên toàn thế giới
mới chỉ có 214 triệu, năm 1970 là 291 triệu người, tức 8% dân số thế giới. Năm
1975 là 346 triệu, năm 2000 là 590 triệu và dự báo năm 2025 là 1 tỷ 121 triệu.
Tỷ lệ này tăng nhanh hơn ở các nước đang phát triển, từ 5,4% lên 7%. Từ 137
triệu năm 1970 lên 354 triệu năm 2000, có nghĩa là tăng 2,6 lần. Như vậy dự
báo trong vòng 75 năm (1950 - 2025) tăng 423% hoặc trong vòng 50 năm gần
đây (1975 - 2025) tăng 223%, một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử loài
người [24]. Ở Mỹ năm 1990 có 3,1 triệu người từ 65 tuổi trở lên nhưng đến năm
2000 có chừng 35,6 triệu, dự kiến đến năm 2030 có 71,5 triệu, tăng hơn 2 lần
năm 2000 [73], [84].
Theo báo cáo của WHO thì dân số thế giới từ 60 tuổi trở lên tiến tới 2 tỉ
người vào năm 2050 [82].
Dân số thế giới đang già hóa, tỷ lệ người già hiện nay xấp xỉ 10%, dự báo sau
20 năm nữa, tỷ lệ người già lên đến 14% [24].
Nếu tính từ 60 tuổi trở lên thì tỷ lệ người cao tuổi ở một số nước như sau:
Pháp 18,2%, Balan 13,5%, Chi lê 7,2%, Ấn Độ 6 %, Singapore 5,7%.
Nếu tính từ 65 tuổi trở lên thì tỷ lệ người cao tuổi so với dân số ở một số
nước như sau: Pháp 13,5%, Anh 13,2%, Nauy 12,9 %, Đan Mạch 12,5% Thụy Sĩ
11,6 % [24], Mỹ 12,4% [89].
Tuổi thọ trung bình tăng nhanh. Theo số liệu 1980 thì ở Bungari tuổi thọ
trung bình là 68,7 ở nam và 73,9 ở nữ; Ba Lan là 66,9 ở nam và 75,5 ở nữ [33]. Ở
Mỹ tuổi thọ tăng từ 47,3 tuổi vào năm 1990 lên 77,2 tuổi vào năm 2001 [71].
Tuổi thọ trung bình dưới thời cổ Hy Lạp và La Mã khoảng 25 tuổi, ở thế kỷ
19 cũng mới có 37 tuổi, sang thế kỷ 20 đã tăng lên khoảng 70 tuổi ở Châu Âu và
châu Mỹ. Đến thập niên 80, tuổi thọ trung bình ở 7 nước phát triển vượt 70 tuổi ở

nam và và xấp xỉ vượt 80 ở nữ giới [26].
1.1.3. Dân số ngƣời cao tuổi Việt nam [65]
Số người cao tuổi Việt Nam tăng nhanh. Nếu ước tính những người trên 60
tuổi, thì ở miền Bắc, năm 1960 có 814.591 người, chiếm 5% dân số, và năm 1974

5
có 1.645.659 người, chiếm tỷ lệ 6,9% so với dân số. Như vậy trong vòng 14 năm
đã tăng thêm 831.252 người trên 60 tuổi, tức là tăng 102% so với năm 1960 [24].
Hiện nay số người cao tuổi ở Việt Nam không ngừng gia tăng. Theo thống kê
điều tra dân số năm 1999 có khoảng 6 triệu người cao tuổi, chiếm tỷ lệ 8,1% dân
số. Năm 2010 có 7.700.552 người chiếm 9,6% dân số [76]. Dự báo khoảng năm
2014 - 2016, Việt nam sẽ bước vào thời kỳ già hóa (khi tỷ lệ người cao tuổi chiếm
10% dân số) [24], [58].
Trong số người cao tuổi thì nữ nhiều hơn nam. Nếu tính những người trên 60
tuổi thì năm 1960 có 287.264 nam chiếm 35% và 526.527 nữ chiếm 65%. Theo kết
quả điều tra dân số ngày 1/4/2010 thì toàn quốc có 8.128.058 người cao tuổi, trong
đó nam 3.360.111 chiếm 41,30%, nữ 4.767.947 chiếm 58,7% [24] [59]. Tỷ lệ nữ
nhiều càng rõ khi tuổi càng cao.
Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 71,3 tuổi theo số liệu điều tra dân
số ngày 26 tháng 12 năm 2007 [24]. Năm 2010 tuổi thọ chung là 72,8 tuổi, nam
70,2 và nữ 75,6 (Tạp chí dân số và phát triển số tháng 5/2011).
Tỷ lệ người già ở nông thôn cao hơn ở thành phố và miền núi và những người
cao tuổi nhất phần lớn thuộc dân tộc ít người.
1.2. MÔ HÌNH BỆNH TẬT VÀ TỬ VONG
1.2.1. Định nghĩa mô hình bệnh tật
Mô hình bệnh tật và tử vong là kết cấu phần trăm các nhóm bệnh và tử vong
của các bệnh trong khu vực vào giai đoạn đó [57].
Từ mô hình bệnh tật và tử vong người ta có thể xác định những bệnh phổ
biến nhất, các bệnh có tử vong nhiều nhất giúp cho định hướng lâu dài và kế hoạch
phòng chống các bệnh tật trong giai đoạn tới và nghiên cứu khoa học cho từng khu

vực cụ thể.
Việc thống kê bệnh tật và tử vong tại cộng đồng là một việc cực kỳ khó khăn,
đặc biệt đối với các nước nghèo và đang phát triển. Vì vậy, có thể xem kết cấu
bệnh tật và tử vong tại bệnh viện đa khoa là đại diện cho kết cấu bệnh tật và tử
vong của cộng đồng dân cư khu vực trực thuộc [57].

6
Thống kê bệnh tật và tử vong tại bệnh viện còn thể hiện trình độ, khả năng
chẩn đoán, phân loại bệnh tật theo các chuyên khoa để đảm bảo điều trị có hiệu
quả. Thực chất đó là khả năng đảm bảo phục vụ chăm sóc người bệnh của bệnh
viện. Bởi lẽ có phân loại, chẩn đoán đúng mới có thể tiên lượng đúng, điều trị đúng
và có hiệu quả kinh tế cao, nhờ đó làm giảm tỷ lệ tử vong, tiết kiệm chi phí thuốc
men và các phương tiện khác.
Thống kê tình hình bệnh tật và tử vong là đặc thù của ngành y tế và là nội
dung quan trọng của quản lý bệnh viện [57].
1.2.2. Khái quát về bảng phân loại quốc tế về bệnh tật lần thứ 10
Danh mục phân loại quốc tế về bệnh tật và các vấn đề có liên quan đến sức
khoẻ lần thứ 10 là sự tiếp nối và hoàn thiện về cấu trúc, phân nhóm và mã hóa các
ICD trước đây. ICD 10 đã được WHO triển khai xây dựng từ tháng 9 năm 1993.
Toàn bộ danh mục được sắp xếp thành 21 chương, từ chương I đến chương XXI
theo các nhóm bệnh. Danh mục 21 chương gồm:
- Chương I : Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng
- Chương II : Khối u
- Chương III : Bệnh máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan
cơ chế miễn dịch
- Chương IV : Bệnh nội tiết, dinh dưỡng,và chuyển hóa
- Chương V : Rối loạn tâm thần và hành vi
- Chương VI : Bệnh của hệ thần kinh
- Chương VII : Bệnh mắt và phần phụ
- Chương VII : Bệnh tai và xương chũm

- Chương IX : Bệnh hệ tuần hoàn
- Chương X : Bệnh hệ hô hấp
- Chương XI : Bệnh hệ tiêu hóa
- Chương XII : Bệnh da và mô dưới da
- Chương XIII : Bệnh cơ xương khớp và mô liên kết

7
- Chương XIV : Bệnh hệ tiết niệu và sinh dục
- Chương XV : Chữa, đẻ và sau đẻ
- Chương XVI : Một số bệnh xuất phát trong thời kỳ chu sinh
- Chương XVII : Dị tật, dị tật bẩm sinh và bất thường nhiễm sắc thể
- Chương XVIII : Triệu chứng, dấu hiệu và những phát hiện lâm sàng,
cận lâm sàng bất thường không phân loại ở nơi khác
- Chương XIX : Chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do
nguyên nhân bên ngoài
- Chương XX : Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong
- Chương XXI : Những yếu tố ảnh hướng đến tình trạng sức khoẻ và tiếp xúc
dịch vụ y tế [8], [9].
1.2.3. Các yếu tố tác động đến mô hình bệnh tật và tử vong
1.2.3.1. Tuổi, giới, địa dư và các yếu tố di truyền
Tuổi và giới là một trong những yếu tố không biến đổi, quyết định về cơ cấu
dân số của một khu vực [57].
Bệnh học của người cao tuổi cũng có nhiều khác biệt so với người trẻ, nhiều
bệnh chỉ có ở người già mà không có ở người trẻ và ngược lại. Tỷ lệ một số bệnh
giữa nam và nữ cũng khác nhau, có bệnh số nam và nữ tương đương, có bệnh nam
nhiều hơn nữ hoặc ngược lại. Ở các khu vực khác nhau thì bệnh lý của người cao
tuổi cũng khác nhau, có bệnh chỉ xảy ra ở khu vực địa lý này mà không xảy ra ở
khu vực địa lý khác.
Yếu tố di truyền, hay nói rộng ra là chủng tộc nòi giống cũng có tác động đến
cơ cấu bệnh tật. Ngày nay người ta phát hiện rất nhiều bệnh có liên quan ít nhiều

đến yếu tố di truyền như tăng huyết áp, đái đường, béo phì…[57].
1.2.3.2. Các yếu tố cấu trúc thấp
Hòa bình, ổn định chính trị góp phần phát triển kinh tế, làm giảm đi đói
nghèo, từ đó làm giảm đi các bệnh tật đặc trưng của đói nghèo như suy dinh
dưỡng, các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, lao Phát triển kinh tế, mặt khác,

8
còn gây biến đổi về môi trường do tăng đô thị hóa làm gia tăng các bệnh do ô
nhiễm như bệnh đường hô hấp trên, bệnh nghề nghiệp, các sang chấn tâm thần
kinh, bệnh chuyển hóa…
Tăng công bằng giúp cho người nghèo có điều kiện tiếp cận tốt hơn với các
dịch vụ y tế, làm giảm đi chỉ số bệnh tật và tử vong ở nhóm tuổi này.
1.2.3.3. Các yếu tố cấu trúc cao
Ăn uống rất cần thiết đối với sức khỏe. Khẩu phần ăn khác nhau cũng gây
nên những bệnh tật đặc trưng khác nhau. Khẩu phần ăn nhiều chất béo, nhiều đạm
làm gia tăng bệnh béo phì, là nền tảng của các bệnh rối loạn chuyển hóa lipid, bệnh
xơ vữa động mạch và các bệnh lý tim mạch khác.
Nước sạch, nhà ở, mạng lưới y tế cơ sở phát triển, phòng bệnh, giáo dục sức
khỏe tốt sẽ hạn chế tỷ lệ mắc và tử vong của các bệnh [57].
1.2.3.4. Các yếu tố thuộc về lối sống
Các yếu tố này càng được quan tâm vì những tác hại của nó trong việc làm
tăng tỷ lệ mắc bệnh cũng như tử vong của nhiều bệnh. Thuốc lá được xem là liên
quan đến nhiều bệnh như nhiễm khuẩn đường hô hấp, ung thư phổi, bệnh tim
mạch, lao, làm nặng thêm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [24].
Rượu với số lượng thích hợp giúp cho tiêu hóa tốt, nhưng với số lượng vượt
quá cho phép có thể gây nhiều tác hại cho cơ thể như xơ gan, loét dạ dày tá tràng,
cao huyết áp, viêm dây thần kinh.
Lối sống cũng tác động đến sức khỏe như lối sống tĩnh tại, ít hoạt động dễ
gây các bệnh chuyển hóa, tim mạch. Ngược lại quá bận rộn, stress cũng ảnh hưởng
đến một số bệnh như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não

[57]… Lạm dụng thuốc làm gia tăng các tai biến do thuốc và nghiêm trọng hơn là
gia tăng tính kháng thuốc của các chủng vi khuẩn, khiến cho việc điều trị các bệnh
nhiễm khuẩn ngày càng khó khăn hơn.
Ngoài các yếu tố trên các đặc điểm về địa lý và sinh thái của từng vùng cũng
quy định nên mô hình bệnh tật đặc trưng của từng vùng địa lý đó.

9
1.2.3.5. Ảnh hưởng của khí hậu đối với sức khỏe:
Chúng ta biết có nhiều bệnh do thời tiết và khí hậu gây nên. Những đặc điểm
về dịch tễ học, cơ chế bệnh có liên quan đến thời tiết chưa được sáng tỏ. Các yếu tố
khí hậu thường có ảnh hưởng đến bệnh hen, viêm phế quản, thấp khớp, ung thư da,
những thương tổn về tim mạch…Chúng ta cũng biết những loại gió như Midi ở
Pháp, gió Phơn vùng núi Alpes gây tình trạng kích thích, thể trạng suy nhược, chóng
mặt, chảy máu, ứ trệ tĩnh mạch, thay đổi huyết áp… Những loại gió như gió Lào,
gió Ô Quý Hồ, gió Than Uyên làm cơ thể suy kiệt, mất nước, xuất huyết… [40].
Đối với các yếu tố tổng hợp của khí hậu tác động đến việc hình thành và phát
triển đến một số dạng bệnh. Chúng ta thường lưu ý đến loại khí hậu nóng - khô và
khí hậu nóng - ẩm, những loại khí hậu này hay gây nên những rối loạn quá mức về
điều hòa nhiệt, dẫn đến tình trạng ngất, co rút, say nóng, suy kiệt do mất nhiều nước
trong cơ thể. Khí hậu nóng - ẩm còn làm những thương tổn da gây hậu quả lâu dài
lên hệ tim mạch, lên thận ở những người sống trong vùng nóng ẩm (Lampert, 1968).
Tỷ lệ tử vong có xu hướng giảm khi nhiệt độ không khí chuyển từ lạnh sang nóng.
Nếu nhiệt độ không khí tăng cao đáng kể và khí hậu biến đổi đột ngột thì đó là
nguyên nhân tăng tỷ lệ tử vong (Licht, 1964). Khí hậu chuyển từ lạnh sang nóng
hoặc ngược lại là mối đe dọa đối với sức khỏe người già và người bị bệnh tim [40].
Thậm chí ngay cả khi có sự chênh lệch vi khí hậu bên trong và bên ngoài
phòng khi sử dụng điều hòa nhiệt độ cũng có thể là tác nhân ảnh hưởng đến sức
khỏe, là yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu não [25].
Vùng khí hậu lạnh tuy không gây những hậu quả gây gắt như vùng khí hậu
nóng, nhưng những tác hại do khí hậu lạnh gây ra cũng không thể xem nhẹ. Khí

hậu lạnh thường gây cho con người bị cước các đầu ngón chân và ngón tay, da tím
tái, chân cứng đờ, thân thể cóng lạnh Người già có thể chết khi nhiệt độ ở trung
tâm cơ thể xuống dưới 30
0
C (Mets, 1967). Khí hậu lạnh còn làm tăng tỉ lệ tử vong
và tỷ lệ các bệnh đường hô hấp, lao, thấp khớp. Do các đợt rét kéo dài nhiệt độ
không khí thay đổi quá lớn (5 - 6
0
C) và quá nhanh thường đe dọa sức khỏe của
người cao tuổi và có thể gây tử vong.

10
Mùa khí hậu có tác động lên hoạt động sống của con người và ảnh hưởng tới
các loại bệnh xuất hiện theo mùa, do cơ thể giảm sức đề kháng hoặc do khí hậu tạo
điều kiện thuận lợi cho các bệnh nhiễm trùng lây lan. Những mùa chuyển tiếp từ từ
ít gây nguy hiểm hơn nhờ những điều tiết kịp thời của cơ thể [40].
Khí hậu có ảnh hưởng đến bệnh tật nhưng chúng ta cũng có thể lợi dụng các
yếu tố khí hậu để cải thiện điều kiện sống hàng ngày và chữa một số bệnh, dựa vào
nguyên tắc sử dụng các yếu tố khí hậu khác nhau. Dùng khí hậu để chữa bệnh, đó
là khí hậu liệu pháp. Ở nhiều nước, người ta lợi dụng các vùng núi cao để chữa các
bệnh hen, ho gà vì ở những vùng đó có điều kiện để tăng cường thông khí phổi,
tăng cường lưu lượng máu ngoại biên, kích thích sản sinh hocmon tuyến thượng
thận, giúp cân bằng điều hòa thân nhiệt. Đặc biệt hơn cả vẫn là việc lợi dụng các
điều kiện thiên nhiên, trong đó có các yếu tố khí hậu để xây dựng những nhà nghỉ
và những trại an dưỡng chữa bệnh [40].
1.2.4. Một số đặc điểm mô hình bệnh tật và tử vong trên thế giới [57]
Mô hình bệnh tật của mỗi nước phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã
hội của nước đó.
- Mô hình bệnh tật ở các nước chậm phát triển: bệnh nhiễm trùng cao, bệnh
mạn tính không nhiễm trùng thấp.

- Mô hình bệnh tật ở các nước đang phát triển: bệnh nhiễm trùng thấp, bệnh
mạn tính không nhiễm trùng là chủ yếu.
- Mô hình bệnh tật của các nước phát triển: bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường,
ung thư, bệnh lý người già là chủ yếu [24], [48].
- Đặc điểm bệnh tật của các nước phát triển là bệnh tật chủ yếu rơi vào nhóm
tuổi đã quá tuổi lao động, chủ yếu là người già, tình trạng thiếu dinh dưỡng không
phải là vấn đề quan trọng. Các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng có tỷ lệ rất ít
trong cộng đồng, ngược lại bệnh thoái hóa, ung thư, tim mạch, đái tháo đường là
các bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu.
- Ở các nước đang phát triển, bệnh tật chủ yếu rơi vào nhóm tuổi rất trẻ, đang
trong độ tuổi lao động sản xuất. Tình trạng thiếu dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao và là

11
vấn đề sức khỏe chủ yếu của quốc gia. Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng chiếm
tỷ lệ lớn trong cộng đồng trong khi đó các bệnh thoái hóa, ác tính, ung thư lại có tỷ
lệ thấp [57].
1.3. TÌNH HÌNH BỆNH TẬT CỦA NGƢỜI CAO TUỔI
1.3.1. Biến đổi của cơ thể trong quá trình lão hóa [24], [29], [66], [67], [68]
Qua thời gian phát triển và tồn tại, cơ thể biến đổi dần đến tuổi già, cuối cùng
là cái chết, đó là một quy luật cho mọi sinh vật.
1.3.1.1. Biến đổi của tế bào
Sự hóa già không xảy ra giống nhau ở mọi tế bào. Tế bào biệt hóa càng cao
khả năng sinh sản càng kém.
Quá trình già hóa theo chương trình có tính di truyền khác nhau giữa các loài.
Chương trình này nằm trong thể nhiễm sắc của nhân, phân tử ADN. Tuổi càng cao
ADN càng giảm, sự chỉ huy tổng hợp protein quan trọng cho cơ thể có những sai
lầm đưa đến những biến dị, những protein mang nhiều sai lầm được sinh ra, làm
cho hệ miễn dịch của cơ thể không nhận ra, có khi đưa đến bệnh lý tự miễn.
1.3.1.2. Sự hóa già của một số cơ quan
- Ở não: Càng lớn tuổi số lượng nơron càng giảm, nhất là vùng võ não, do đó

trí tuệ sa sút kiểu Alzheimer.
- Ở gan và đường ruột: Tuổi tăng, sự tổng hợp Enzym từ ADN ở gan giảm
dần, do đó khả năng thích nghi của cơ thể giảm.
- Ở thận: Giảm lượng đơn vị thận và tăng mô xơ ở kẻ, trọng lượng thận từ 30
tuổi bắt đầu giảm. Đến 70 tuổi giảm mất 1/3 nhưng chức năng vẫn bình thường,
đến 80 tuổi chức năng giảm 40 - 50% so với lúc trẻ. Lưu lượng máu qua thận giảm
do đó mức lọc cầu thận giảm. Quá trình tái hấp thụ bị hạn chế [51].
- Ở phổi: [78] Tế bào mô hô hấp giảm theo tuổi. Thành phần chun ở vách phế
nang bị thóai hóa làm giảm khả năng đàn hồi dẫn đến tình trạng ứ động ở phổi già.
Chức năng phổi bị giảm sút. Suy hô hấp ở người có tuổi càng làm diễn tiến trên
nhanh hơn.

12
- Ở tim mạch: Màng đáy mao mạch dày lên theo tuổi. Lớp dưới nội mô của
thành động mạch chủ có nhiều nguyên bào sợi và sợi tạo keo, tế bào sợi mỡ, tế bào
nội mô chứa nhiều giọt mỡ. Chất chun ở thành mạch giảm do đó mạch bị cứng,
kém đàn hồi.
- Sự hóa già của mô liên kết: Thành mạch bị xơ cứng do tăng colagen và
giảm thành phần chun. Xơ vữa động mạch là do xơ cứng và thâm nhiễm lipide lớp
áo trong, tăng sinh tế bào lớp áo trong. Ở bệnh đái tháo đường là bệnh phổ biến ở
người già, tổn thương toàn bộ mô liên kết không chỉ riêng ở màng đáy.
1.3.1.3. Biến đổi hệ thần kinh
Từ 20 - 49 tuổi trọng lượng của tế bào não giảm từ 10 - 20%. Từ 50 - 90 tuổi
hằng năm trọng lượng não giảm khoảng 3,7g. Ở người già khối lượng não giảm,
các hồi não nhỏ dần, các rãnh não rộng ra, não teo khá đồng đều. Sự thoái hóa tơ
thần kinh cũng gặp ở bệnh Alzheimer, loạn thần kinh lão và tiền lão trong hội
chứng Parkinson, viêm não, xơ cứng cột bên teo cơ.
1.3.1.4. Biến đổi chuyển hóa
Ở người cao tuổi có sự giảm chuyển hóa năng lượng. Mức độ tiêu thụ oxy
phụ thuộc vào lưu lượng máu đến não và trạng thái chức năng tế bào thần kinh. Sự

oxy hóa glucoza ở não bị giảm, lượng ADN giảm, thoái biến các khớp thần kinh.
Các men tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh giảm. Hậu quả, người già chậm
khởi động, động tác chậm, kém cảm giác, giảm sinh dục, giảm trí nhớ. Các peptid
thần kinh, hormon thần kinh có ảnh hưởng quan trọng tới mọi tác phong, cảm xúc,
mất cân đối sẽ gây các rối loạn thần kinh tâm thần. ADH giảm, ảnh hưởng đến trí
nhớ. Khả năng tạo lập các khớp thần kinh mới giảm theo tuổi. Tốc độ dẫn truyền
thần kinh mỗi năm giảm đi khoảng 0,4%. Độ nhạy bén của các giác quan kém hơn
trước. Hội chứng thích nghi ở các cơ thể già bị kém đi rất nhiều.
1.3.1.5. Biến đổi hệ miễn dịch [64]
Tuổi già làm suy yếu kiểm soát miễn dịch dẫn đến bệnh tự miễn, tạo thuận
lợi cho một số ung thư phát triển. Miễn dịch qua trung gian tế bào giảm sút dần. Tế
bào gốc vẫn có số lượng bình thường nhưng kém biệt hóa, kém chức năng. Miễn

13
dịch qua trung gian thể dịch ít thay đổi và chậm theo tuổi tác. Lượng tuyệt đối
lympho B ít thay đổi. Thường có tăng gamma globulin miễn dịch. Chức năng thực
bào vẫn bình thường, khả năng hợp tác với lympho T & B để sinh kháng thể vẫn
được an toàn.
Suy giảm miễn dịch dễ dẫn đến nhiễm trùng, tự miễn. Nhiễm trùng là nguyên
nhân gây tử vong cao nhất, đặc biệt viêm đường hô hấp, nhiễm trùng huyết, lao
phổi [64].
1.3.1.6. Biến đổi hệ nội tiết
Giảm tổng hợp ADH kèm với giảm khả năng cô đặc ở thận gây tiểu nhiều,
giảm ADH cũng ảnh hưởng đến trí nhớ, STH giảm, prolactin giảm và nhiệt điệu
tiết đảo lộn ở phụ nữ mãn kinh do giảm oestrogen. Ở nam tăng dần FSH và LH và
giảm testosteron. LH càng tăng càng hóa già tinh hoàn. Càng già testosteron càng
giảm. Chức năng giáp giảm theo tuổi, giảm tỷ lệ tái hoạt động của iodine, giảm
tiêu thụ thyroxin, thời gian nửa đời của T3 kéo dài gây suy giáp. Giảm chuyển hóa
cơ bản. Sự hằng định nội môi của calci nhờ hoạt động của 2 chất tăng calci (PTH
và 1-2-5 hydroxycalciferol) và một chất hạ calci (thyrocalcitonin). Calci được lấy

ở xương do đó có giảm 1/4 khối lượng ở nam từ 25 - 70 tuổi, ở nữ là 1/3, rõ nhất là
sau khi mãn kinh.
1.3.1.7. Biến đổi tổ chức liên kết
Các sợi tạo keo dày lên, rõ ở thận, chất căn bản xen giữa các sợi tạo keo tăng
lên và không thuần nhất. Tuổi già có sự giảm sút tổng hợp các đại phân tử của chất
căn bản liên kết, do đó việc tạo ra các thành phần căn bản ngày càng giảm đi. Các
cơ quan tổ chức ngày càng xơ cứng.
1.3.2. Những nguyên lý chung trong y học tuổi già [30]
Đặc điểm nổi bật nhất trong quá trình lão hóa của cơ thể là sự thu hẹp tuần
tiến dự trữ ổn định nội môi của mọi hệ thống trong cơ thể. Sự giảm sút này là tình
trạng thu hẹp nội môi từ tuổi 30 trở đi và tiến triển dần theo tuyến tính. Tuy nhiên
cũng có đôi chút khác biệt giữa các cá thể. Mỗi cơ quan của một hệ thống suy

14
giảm một cách độc lập với các cơ quan của hệ thống khác và chịu ảnh hưởng của
dinh dưỡng, môi trường và lối sống.
Nhận xét chung là những cá thể ngày càng khác biệt nhau khi tuổi càng cao,
nhưng cũng không theo một mô hình cố định nào. Tuy nhiên nếu có sự suy sụp đột
ngột ở bất cứ một hệ thống nào trong cơ thể thì thường là do bệnh tật chứ không
phải là “sự lão hóa thông thường”. Lão hóa bình thường có thể bị đảo lộn do các
yếu tố nguy hại như tăng huyết áp, nghiện thuốc lá, lối sống tĩnh tại…[30].
Hy vọng sống hiện nay trung bình là 17 năm ở tuổi 65; 11 năm ở tuổi 75; 6
năm ở tuổi 85; 4 năm ở tuổi 90 và 2 năm ở tuổi 100. Ở giai đoạn đầu của tuổi già
không có sự suy yếu đáng kể, chỉ có 30% của người trên 85 tuổi có sự suy giảm
trong hoạt động hàng ngày. Nhìn bề ngoài phần đông có vẻ bình thường khi không
ốm đau nhưng họ vẫn có sự suy giảm dự trữ bảo đảm ổn định nội môi.
Cùng với tuổi tác gia tăng, một số cá thể dễ mắc một số bệnh, dễ bị tác dụng
phụ khi dùng thuốc. Những yếu tố bất thường đó cộng với sự suy giảm dự trữ ổn
định nội môi họ dễ bị thương tổn bệnh lý ở một số cơ quan trong cơ thể. Sự hiểu
biết về những yếu tố nguy hại là cần thiết để bảo vệ sức khỏe người cao tuổi một

cách có hiệu quả hơn.
1.3.3. Những nguyên lý của y học tuổi già [30]
1. Bệnh ở người cao tuổi thường gây tổn thương ở những cơ quan xung yếu
của cơ thể. Vì các cơ quan xung yếu thường khác nhau giữa các cá thể nên bệnh
cảnh lâm sàng thường không luôn luôn điển hình. Ở tuổi già cơ quan xung yếu,
mắt xích yếu nhất thường là não, đường tiết niệu, hệ tim mạch, cơ xương khớp;
mặt khác một số biểu hiện lâm sàng lại có nhiều nguyên nhân khác nhau cho nên
khi xác định bệnh phải có diện chẩn đoán phân biệt tương đối rộng, đề phòng bỏ
sót bệnh.
2. Do các cơ chế bù trừ bị suy giảm, bệnh của người già thường bộc lộ ngay
từ giai đoạn sớm. Vì vậy, mới nghe có vẻ nghịch lý là việc điều trị bệnh ở người
cao tuổi trong một số trường hợp có thể dễ hơn ở người trẻ vì bệnh mới ở giai đoạn
đầu mặc dù biểu lộ có thể nặng hoặc rầm rộ. Một khía cạnh khác cũng cần lưu ý là

15
các tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra ngay với liều thấp, trong lúc bình thường
không gặp ở người trẻ hơn.
3. Do có nhiều cơ chế đảm bảo ổn định nội môi cũng đồng thời bị rối loạn
nên có một số biểu hiện đáp ứng với điều trị và những kết quả điều trị đó lại tác
động tốt đến toàn thân.
4. Nhiều dấu hiện có thể là bất thường (bệnh lý) ở người trẻ lại tương đối phổ
biến ở người già và không nên coi là triệu chứng của một bệnh thực thể. Những
biểu hiện đó chưa hẳn đã là do bệnh gây nên. Nhận định sai sẽ dẫn đến xử lý sai.
5. Vì những triệu chứng gặp ở người già thường do nhiều nguyên nhân nên
chẩn đoán không nên quá đơn giản, không nên chỉ hướng độc nhất về một chẩn
đoán mà phải nghĩ đến có nhiều khả năng khác. Điều này đòi hỏi phải thăm khám
tỉ mỉ, có kiến thức và kinh nghiệm khá rộng.
Hơn nữa khi đã chẩn đoán đúng, việc điều trị một bệnh duy nhất ở người già
không chắc đã có kết quả nếu không đồng thời giải quyết các yếu tố. Do không lưu
ý đến đặc điểm này mà nhiều người đã sử dụng nhiều thuốc chẳng những không có

hiệu quả mà còn gây nhiều tác dụng không mong muốn, có hại.
6. Hậu quả bệnh tật dễ thấy hơn ở người già so với người trẻ. Cũng vì vậy tác
dụng điều trị và phòng bệnh cũng đáng kể ở người già, có khi còn hơn ở người trẻ.
Ví dụ luyện tập, dùng thuốc tiêu huyết khối, thuốc chẹn beta sau khi bị nhồi máu
cơ tim cũng có kết quả tốt như đối với người trẻ. Việc phòng bệnh cần được coi
trọng và có chỉ định rất rộng rãi. Ví dụ, ai cũng biết trong loãng xương việc làm
việc tăng tỉ trọng xương rất khó thực hiện nhưng đề phòng gẫy xương lại có thể
làm được bằng cách hạn chế đến mức tối đa các yếu tố gây ngã, xử lý các rối loạn
thăng bằng, luyện tập cho các cơ bắp được vững hơn, dinh dưỡng hợp lý, loại trừ
các thuốc có hại và cải thiện môi trường sống.
Tóm lại, phòng và chữa bệnh ở người già đòi hỏi phải có quan điểm toàn
diện, không chỉ có quan tâm đơn thuần đến bộ phận bị bệnh.
Những nguyên lý trên xuyên suốt trong quá trình khám, điều trị dự phòng và
chăm sóc người cao tuổi.

16
1.3.4. Khám bệnh ngƣời già [7], [24]
Khám bệnh người già không hoàn toàn giống như với người trẻ vì bệnh lý
người già có một số đặc điểm cần chú ý:
- Người già thường mắc nhiều bệnh. Cùng lúc có thể mắc nhiều bệnh, nhất là
các bệnh mạn tính ở nhiều cơ quan khác nhau. Trên cơ sở đó có thể mắc thêm
những bệnh cấp tính mới, có ảnh hưởng qua lại rất phức tạp, cần phân tích và tổng
hợp cẩn thận.
- Triệu chứng bệnh thường không điển hình. Phản ứng của cơ thể già đối
với tác nhân gây bệnh khác với cơ thể trẻ, hơn nữa lại mắc nhiều bệnh một lúc do
đó triệu chứng không còn điển hình nữa. Ở tuổi già, ranh giới giữa sinh lý (quá
trình lão hóa tự nhiên) với bệnh lý thường không còn rõ nữa. Tiến triển bệnh
không điển hình.
- Tâm lý người già khác với người trẻ, có bệnh nhân tiếp xúc tốt, nhưng cũng
có người tính tình thất thường, khó tiếp xúc, ít hợp tác. Trí nhớ giảm, kém minh

mẫn nên trình bày triệu chứng không chính xác. Có người bị trầm cảm không
muốn tiếp xúc, không hợp tác thăm khám, xét nghiệm và điều trị. Các loại bệnh
khác với người trẻ.
- Tỷ lệ các bệnh thoái hóa, ung thư, tự miễn, tai nạn do dùng thuốc tăng hơn
người trẻ. Có thể có nhiều bệnh mạn tính đang có trên bệnh nhân. Do đó chẩn đoán
phải lưu ý bệnh chính, bệnh phụ, giai đoạn, biến chứng của bệnh.
Khi hỏi bệnh, tiếp xúc người bệnh phải thể hiện tinh thần yêu thương, kính
trọng, thông cảm với người già. Người gìa dễ tự ti, dễ mặc cảm, cần phải chú ý
lắng nghe với thái độ quan tâm, không vội ngắt lời. Được giải bày ý kiến cũng góp
phần làm bệnh nhân yên tâm hơn. Cần kiên nhẫn, tránh nổi nóng, thái độ lạnh nhạt,
coi thường. Cần hỏi người nhà, người cùng quen đi cùng bệnh nhân đến bệnh viện
để khai thác bệnh sử, các trường hợp này cần khám kỹ và dựa vào các xét nghiệm
nhiều hơn để chẩn đoán. Hỏi bệnh phải kiên nhẫn, phải khách quan.
Khám bệnh: Cơ bản không khác với các đối tượng trẻ, chú ý thêm các
điểm sau:

17
- Khám toàn thân và các bộ phận một cách đầy đủ, trọng tâm, tránh bỏ sót các
triệu chứng, khi cần phải phối hợp với các chuyên khoa để có chẩn đoán chính xác,
phát hiện các bệnh kèm thường gặp ở người cao tuổi.
- Đánh giá chức năng chung: Gồm xác định khả năng thực hiện các hoạt động
cơ bản hằng ngày, chủ yếu các hoạt động tự chăm sóc, cũng như những khả năng
thực hiện các hoạt động phức tạp hơn cho cuộc sống.
- Xét nghiệm, X quang, thực hiện các thăm dò chức năng cần thiết. Không
nên lạm dụng xét nghiệm trên một cơ thể đã già. Ưu tiên chọn các kỹ thuật không
xâm nhập, không gây chảy máu, ít gây sang chấn tâm lý.
- Tổng hợp kết quả: Sau khi hỏi bệnh, thăm khám và có kết qủa xét nghiệm,
X quang, thăm dò chức năng cần tổng hợp, đánh giá, chẩn đoán và tiên lượng.
Tổng hợp chẩn đoán thường khó hơn bệnh nhân trẻ, vì người già thì có nhiều
bệnh, bệnh lại ở nhiều giai đoạn khác nhau. Quá trình lão hóa lại không đồng bộ

do đó phải cân nhắc kỹ trước khi có kết luận. Có các tình huống sau:
- Đối tượng chỉ có các biểu hiện của sự thoái triển tương ứng với tuổi không
đòi hỏi can thiệp gì đặc biệt.
- Đối tượng có những bệnh mạn tính không cần thiết điều trị nội trú tại bệnh
viện. Điều trị nên kết hợp thuốc với phục hồi chức năng.
- Đối tượng mắc một bệnh cấp tính trên cơ sở nhiễm nhiều bệnh mạn có sẵn,
cần điều trị tại bệnh viện, săn sóc tích cực.
- Đối tượng mắc một bệnh mới, ví dụ: ung thư cần điều trị kết hợp giữa các
bệnh lão khoa và chuyên khoa.
1.3.5. Đặc điểm bệnh lý tuổi già [7], [24], [27], [28]
1.3.5.1. Đặc điểm chung
- Già không phải là bệnh nhưng sự già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh.
Tuổi già làm giảm khả năng và hiệu lực các quá trình tự điều chỉnh thích nghi
của cơ thể, giảm hấp thu và dự trữ các chất dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa,
giảm sức đề kháng…

×