Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hy vọng cho bệnh nhân phải cắt bỏ hoàn toàn thực quản pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.81 KB, 5 trang )

Hy vọng cho bệnh nhân phải cắt bỏ hoàn toàn thực
quản
Lần đầu tiên, các bác sĩ Khoa phẫu thuật tổng hợp B, Bệnh
viện Xanh Pôn đa phẫu thuật nội soi cắt bỏ hoàn toàn thực
quản và lấy vạt dạ dày tự thân tạo hình thực quản mới cho
một bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn. Thành
công của kỹ thuật điều trị mới này khắc phục được những
hạn chế của các biện pháp điều trị trước đây, giúp cho
người bệnh có cơ hội tiếp tục chữa trị và sống lâu hơn.
Câu chuyện về người bệnh đầu tiên

Mặc dù các biểu hiện nuốt khó, nôn và buồn nôn xuất hiện
cách đây hơn một năm nhưng bệnh nhân Nguyễn Thị Th,
50 tuổi (Đống Đa - Hà Nội) vẫn không tìm đến bác sĩ điều
trị, mãi đến khi những cơn đau xuất hiện nhiều, khó thở,
giọng khàn đặc… bà mới tìm đến khám tại Bệnh viện Xanh
Pôn thì phát hiện bị ung thư thực quản giai đoạn muộn, có
nhiều di căn hạch vùng ức. Đây là một bệnh nhân nữ làm
nghề buôn bán nhỏ nhưng lại có cuộc sống của một người
đàn ông! Đó là thói quen thường xuyên uống bia rượu, hút
thuốc và có một người phụ nữ khác làm “vợ”. Có thể sự
khác thường trong cuộc sống cũng là một lý do khiến bệnh
nhân muốn che giấusự thật về chính mình và bệnh tật nên
đã rất ngại đi khám bệnh.
Các bác sĩ Khoa phẫu thuật tổng hợp B của bệnh viện cho
biết, diễn biến bệnh của bà Th, rất trầm trọng, biện pháp
duy nhất để xử trí khối u ác tính và các tổ chức di căn xung
quanh là phẫu thuật triệt để. Nhưng câu hỏi đặt ra là lựa
chọn biện pháp phẫu thuật nào, sẽ tạo hình lại thực quản
cho bệnh nhân ra sao và vật liệu gì để có được hiệu quả khả
quan nhất? Được sự hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia


ngoại khoa của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, các
bác sĩ quyết định phẫu thuật nội soi cắt thực quản, nạo vét
các tổ chức di căn xung quanh và tạo hình lại thực quản
bằng vạt dạ dày của bệnh nhân. Sau 2 tuần bệnh nhân đã có
thể ăn qua đường miệng, hiện đã được xuất viện tiếp tục
điều trị bằng hóa chất.
Ung thư thực quản trên hình ảnh nội soi.
Kỹ thuật mới làm thay đổi chất
lượng điều trị
Khoảng hơn 10 năm trở về trước, những trường hợp ung
thư thực quản giai đoạn muộn hầu như không còn hy vọng
chữa trị. Sau đó, với những tiến bộ của ngoại khoa những
bệnh nhân này được chỉ định mổ mở với đường rạch khá
dài từ 35-37cm để các phẫu thuật viên có thể cắt toàn bộ
thực quản. Vật liệu để tạo hình là ruột non hoặc ống đại
tràng. Tuy nhiên phẫu thuật mở với đường can thiệp rộng
khiến bệnh nhân mất nhiều máu, hơn nữa đây lại là vùng
tim phổi nên dễ gây ra các biến chứng trong và sau mổ
nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Vật liệu tạo hình
thực quản bằng ruột non phải làm vi phẫu, nối các mạch
máu nhỏ do đó sẽ phải kéo dài thời gian cuộc mổ và nguy
cơ hoại tử vì thiếu máu nuôi dưỡng do các vi mạch rất khó
được đảm bảo. Việc dùng ống đại tràng lại to hơn thực
quản nên không đảm bảo chức năng sinh lý và bệnh nhân
có mùi khi giao tiếp
TS. Lê Minh Sơn - Trưởng Khoa ngoại tổng hợp B cho
biết, những năm gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của
phẫu thuật nội soi, chỉ định cắt bỏ thực quản ung thư và nạo
vét hạch di căn được tiến hành bằng phẫu thuật nội soi. Bắt
kịp với những tiến bộ đó, bệnh viện Xanh Pôn ứng dụng kỹ

thuật này trong điều trị cho những bệnh nhân ung thư thực
quản giai đoạn muộn. Với kỹ thuật này, bệnh nhân giảm rất
nhiều các tai biến nguy hiểm, ít chảy máu, thời gian lưu
viện ngắn hơn, sớm bình phục. Việc thực hiện thuần thục
mổ nội soi cho phép các bác sĩ tiến hành nạo vét hết các
hạch di căn. Sau cắt bỏ thực quản, bác sĩ tiến hành tạo hình
thực quản mới bằng chính dạ dày của bệnh nhân. Chất liệu
này có nhiều ưu điểm bởi cho phép tạo hình tương đương
với độ dài rộng của thực quản đã bị cắt bỏ; mạch nuôi tốt
và khắc phục được những nhược điểm của việc thay bằng
ruột non hay ống đại tràng. Sau khi được phẫu thuật, bệnh
nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe và tiếp tục tiến hành
các biện pháp điều trị ung thư bằng hóa chất, xạ trị

×