Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Dược thiện cho bệnh nhân sau phẫu thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.2 KB, 5 trang )

Dược thiện cho bệnh nhân sau phẫu thuật

Sau các ca mổ lớn và vừa, người bệnh thường lâm vào tình trạng suy
nhược thần kinh, cơ thể. Các món ăn bài thuốc sẽ giúp nâng cao thể trạng cho
người bệnh, giúp họ chóng hồi phục hơn.
Ca mổ gây mất máu và tiêu hao năng lượng quá nhiều. Sau mổ công năng các
tạng phủ, đặc biệt là hệ thống tỳ vị hay bị rối loạn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu
hóa thức ăn và hấp thu các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, tình trạng nhiễm khuẩn, trạng
thái căng thẳng thần kinh do đau đớn và mất ngủ cũng làm cho sức khỏe người bệnh
giảm sút. Vì vậy, ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân nên dùng thêm các món dược
thiện.
Với các trường hợp suy nhược và thiếu máu
Hoàng kỳ 12 g nấu cháo với thịt gà và gạo tẻ, chế thêm gia vị, ăn nóng. Công
dụng: nâng cao năng lực miễn dịch và làm tăng khả năng tạo máu.
Nấu cháo gạo tẻ và thịt lợn nạc, khi chín cho 3 g bột nhân sâm và gia vị vừa đủ,
ăn nóng. Công dụng: đại bổ nguyên khí, bổ tỳ ích phế, sinh tân dịch và an thần, làm
tăng sức đề kháng của cơ thể và giúp tủy xương tăng sinh hồng cầu.
Kỷ tử 12 g, đại táo 5 quả, trứng gà 2 quả, đường trắng lượng vừa đủ. Đại táo
rửa sạch, bỏ hạt, đem sắc kỹ cùng với kỷ tử, khi được đập trứng gà vào quấy đều, chế
thêm chút đường trắng, ăn nóng. Công dụng: bổ hư nhược, ích khí huyết, kiện tỳ vị,
dưỡng can thận, dùng rất tốt cho những bệnh nhân thiếu máu sau phẫu thuật.
Hoàng kỳ 12 g, chim cút 2 con, một ít rượu vang, gia vị vừa đủ. Chim cút làm
thịt, bỏ lông và nội tạng, rửa sạch; hoàng kỳ thái phiến cho vào trong bụng chim cùng
với gia vị, đem hấp cách thủy, ăn nóng. Công dụng: ích khí bổ tỳ, tư bổ ngũ tạng, dùng
rất tốt cho những bệnh nhân thiếu máu và suy nhược cơ thể.
Với trường hợp mệt mỏi, chán ăn
Bột kê nội kim 1 g, trứng gà nửa quả, gạo tẻ 25 g, gia vị vừa đủ. Gạo vo sạch
cho vào nồi ninh thành cháo rồi đập trứng quấy đều, cho bột kê nội kim vào chế đủ gia
vị, ăn nóng. Công dụng: kiện tỳ vị, tiêu tích trệ, kích thích tiêu hóa, dùng thích hợp cho
những bệnh nhân chán ăn, bụng đầy chướng, chậm tiêu.
Cá diếc một con, sa nhân 0,5 g, hành, gừng tươi, gia vị vừa đủ. Sa nhân tán bột;


cá diếc làm sạch, bỏ nội tạng, rán qua rồi đem kho với một lượng nước vừa đủ cùng
với bột sa nhân, khi chín chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: tiêu
thực khai vị, hành khí hóa thấp, ôn vị, ngừng nôn nấc.
Hồng táo 10 quả, vỏ quýt tươi 10 g hoặc trần bì 5 g. Hồng táo rửa sạch, bỏ hạt,
bỏ cùng vỏ quýt vào hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng
được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: kiện tỳ tiêu thực, dùng làm đồ giải khát để
kích thích tiêu hóa.
Hoài sơn tươi (củ mài tươi) 50 g, gạo tẻ 50 g, đường đỏ lượng vừa đủ. Củ mài
gọt bỏ vỏ, thái miếng, đem ninh với gạo tẻ thành cháo đặc, chế thêm đường đỏ, chia ăn
vài lần trong ngày. Công dụng: bổ tỳ, ích phế, dưỡng thận, là loại cháo rất dễ ăn và dễ
tiêu.
Với trường hợp mất ngủ, căng thẳng thần kinh
Tim lợn một quả nhỏ, nhân sâm 5 g, đương quy 10 g. Tim lợn làm sạch, bổ đôi,
các vị thuốc thái vụn cho vào trong quả tim, chế đủ gia vị rồi đem hấp cách thủy chừng
3 giờ, ăn nóng. Công dụng: kiện tỳ dưỡng tâm, bổ huyết an thần, dùng rất tốt cho
những bệnh nhân mất ngủ, suy nhược tinh thần nặng sau phẫu thuật.
Viễn chí 30 g, hạt sen 15 g, gạo tẻ 50 g. Viễn chí bỏ ruột sao thơm, hạt sen đập
vụn, hai thứ đem nấu với gạo thành cháo, chế thêm đường đỏ, chia ăn vài lần trong
ngày. Công dụng: kiện tỳ dưỡng tâm, an thần.
Long nhãn tươi 500 g, đường trắng 50 g. Long nhãn bỏ vỏ và hạt cho vào nồi,
thêm đường trắng, đun nhỏ lửa, đảo đều tay cho đến khi long nhãn chuyển màu nâu
đen, để thật nguội rồi cho vào lọ kín dùng dần, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 5 cái. Công
dụng: dưỡng tâm an thần.

Chữa bệnh bằng dây tóc tiên

Cây còn có tên gọi thiên môn, dây tóc tiên, là loại dây leo sống nhiều năm,
còn được trồng để làm cảnh, dùng củ làm thuốc. Tóc tiên leo chữa ho lao, ho do
phổi nóng, tiểu đường, táo bón, viêm phế quản và ung thư.
Tóc tiên dây được người Thái gọi là co sin sương, người Mèo gọi là sùa sú

tùng. Tên khoa học Asparagus cochinchinensis (Lour). Merr, Asparagus lucidus Lindl,
thuộc họ hành tỏi LiLi aceae. Theo Đông y, tóc tiên leo vị ngọt đắng, tính hàn, vào hai
kinh phế, thận; có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận táo, sinh tân hóa đờm.
Một số bài thuốc thường dùng:
Chữa cảm sốt gây háo khát: Tóc tiên leo, tóc tiên, củ sắn dây, kim ngân hoa, sài
đất, mỗi vị 12 g; gừng tươi 5 lát; cam thảo dây 6 g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa ho lao, sốt về chiều: Tóc tiên leo, tóc tiên, bách bộ, chỉ xác, vỏ quýt mỗi
vị 6 g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa táo bón: Tóc tiên leo, tóc tiên, chỉ xác mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày một
thang.
Hỗ trợ điều trị ung thư vú: Củ tóc tiên leo tươi 120 g giã, vắt lấy nước. Ngày
uống 2-3 lần, mỗi lần 4-10 g trước bữa ăn với rượu. Hoặc củ tóc tiên leo 20g. Sắc uống
ngày một thang.
Chữa tiểu đường: Củ mài sao 20 g, củ tóc tiên leo 12 g. Sắc uống ngày một
thang.
Chữa viêm phế quản: Củ tóc tiên leo 20 g, củ tóc tiên 10 g, lá bồng bồng 12 g,
lá húng chanh 12 g, cam thảo dây 6 g. Sắc uống ngày một thang.


×