Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.63 KB, 5 trang )
Kinh nghiệm dân gian trị viêm loét
miệng
Viêm loét miệng là tình trạng bệnh lý thường gặp, biểu hiện chủ
yếu là xuất hiện các vết loét ở niêm mạc khoang miệng và lưỡi với
kích thước to nhỏ không đều nhau, ban đầu thường viêm đỏ sau
loét rộng ra và có giả mạc màu vàng bẩn bám chắc, rất đau đớn.
Trong y học cổ truyền, viêm loét niêm mạc miệng thuộc phạm vi
các chứng bệnh như "khẩu cam", "khẩu sang", "khẩu dương" với
nguyên nhân chủ yếu là do hư hoả hay thực hoả tác động vào các
tạng phủ gây nên. Sau đây là một số biện pháp trị liệu đơn giản.
Thuốc ngậm
Rễ cây hoa tường vi 50 - 100g, sắc kỹ lấy nước ngậm nhiều lần
trong ngày.
Hoàng liên 10g, sắc kỹ với 100 ml nước, ngậm vài lần trong ngày.
Lá đạm trúc diệp tươi lượng vừa đủ, sắc kỹ lấy nước hoà thêm
băng phiến 1g, dùng làm nước ngậm vài ba lần trong ngày.
Tạo phàn 5g, kha tử 10g, tỳ bà diệp 15g, sắc kỹ lấy nước ngậm 4 -
6 lần trong ngày.
Mật ong 50g, đại thanh diệp 15g, hai thứ sắc kỹ lấy nước ngậm
nhiều lần trong ngày.
Thuốc dán
Dùng phụ tử chế hoặc ngô thù du hoặc ngô thù du và đinh hương
lượng vừa đủ, tán bột, hoà với nước hoặc dấm chua, đắp lên huyệt
dũng tuyền cả hai bên, cố định bằng băng dính, mỗi ngày thay
thuốc một lần. Vị trí huyệt Dũng tuyền: là điểm nối giữa 2/5 trước