Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Báo cáo thực tập: Kế toán nguyên vật liệu và dụng cụ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.72 KB, 77 trang )

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Kế toán nguyên vật liệu
và dụng cụ
Chuyên đề thực tập Kế toán nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ
Mục Lục
L I M UỜ ỞĐẦ 3
CH NG IƯƠ 5
3. Tình hình s n xu t kinh doanh trong nh ng n m g n âyả ấ ữ ă ầ đ 12
NH NG LÝ LU N CHUNG V QU N LÝ H CH TOÁN NGUYÊN V T LI U Ữ Ậ Ề Ả Ạ Ậ Ệ
T I CÁC DOANH NGHI P S N XU TẠ Ệ Ả Ấ 14
I. Nh ng v n c b n v h ch toán nguyên v t li u v s c n thi t ph i t ữ ấ đề ơ ả ề ạ ậ ệ à ự ầ ế ả ổ
ch c h ch toán v t li u- trong doanh nghi p.ứ ạ ậ ệ ệ 14
1. Khái ni m nguyên v t li u:ệ ậ ệ 14
* V t li u có th có s n trong t nhiên nh : Qu ng, than, cây, cá d i ao ậ ệ ể ẵ ự ư ặ ướ
V t li u có th qua tác ng c a con ng i nh : S t, thép ch t o ph ậ ệ ể độ ủ ườ ư ắ để ế ạ ụ
tùng. Nh v y l không ph i b t c i t ng n o c ng l nguyên v t li u mư ậ à ả ấ ứđố ượ à ũ à ậ ệ à
ch trong i u ki n i t ng lao ng do lao ng l m ra thì m i có th ỉ đề ệ đố ượ độ độ à ớ ể
th nh nguyên v t li u.à ậ ệ 14
3. Vai trò c a công tác k toán i v i vi c qu n lý nguyên v t li u.ủ ế đố ớ ệ ả ậ ệ 16
II. Phân lo i v ánh giá nguyên v t li u.ạ à đ ậ ệ 17
1. Phân lo i v t li u.ạ ậ ệ 17
2. ánh giá v t li u.Đ ậ ệ 17
III. T ch c h ch toán chi ti t v t li u.ổ ứ ạ ế ậ ệ 20
1. Ch ng t s d ng.ứ ừ ử ụ 20
2. Các ph ng pháp k toán chi ti t v t li u.ươ ế ế ậ ệ 21
3. K toán t ng h p v t li uế ổ ợ ậ ệ 25
4. H th ng s k toán s d ng trong k toán nguyên v t li uệ ố ổ ế ử ụ ế ậ ệ 30
IV.TÌNH HÌNH TH C T V T CH C K TOÁN V T LI U T I CÔNG TYỰ Ế Ề Ổ Ứ Ế Ậ Ệ Ạ 30
II. Th c tr ng công tác k toán v t li u t i Công ty C Ph n TMXD V n T i ự ạ ế ậ ệ ạ ổ ầ ậ ả
H ng Phátư 33


1. c i m, phân lo i v ánh giá nguyên v t li u t i Công ty C Ph n Đặ đ ể ạ àđ ậ ệ ạ ổ ầ
TMXD H ng Phátư 33
2. Hình th c s k toán s d ng.ứ ổ ế ử ụ 35
B. TH C TR NG T CH C K TOÁN NGUYÊN V T LI U T I CÔNG TYỰ Ạ Ổ Ứ Ế Ậ Ệ Ạ 38
1. c i m nguyên v t li u t i Công ty.Đặ đ ể ậ ệ ạ 38
2. Phân lo i nguyên v t li u t i Công tyạ ậ ệ ạ 38
3. T ch c ch ng tổ ứ ứ ừ 39
4. K toán t ng h p nh p - xu t v t li u.ế ổ ợ ậ ấ ậ ệ 48
5. T ch c ghi s k toán t ng h pổ ứ ổ ế ổ ợ 49
6. Ki m kê v t li u t n khoể ậ ệ ồ 50
M t s ki n ngh nh m ho n thi n t ch c công tác h ch toán nguyên v t li uộ ố ế ị ằ à ệ ổ ứ ạ ậ ệ
t i Công ty C Ph n TMXD V n T i H ng Phátạ ổ ầ ậ ả ư 68
I. Nh n xét v ánh giá chungậ à đ 68
1. Nh n xét chung v b máy qu n lý c a Công tyậ ề ộ ả ủ 68
2. Nh n xét chung v b máy k toánậ ề ộ ế 68
3. Nh n xét c th v t ch c h ch toán nguyên v t li u Công tyậ ụ ể ề ổ ứ ạ ậ ệ ở 69
II. Ki n ngh xu tế ị đề ấ 70
K T LU NẾ Ậ 76
Sinh viên: Hà Chí Hiếu Lớp: CĐKT02E 2
2
Chuyên đề thực tập Kế toán nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp sản xuất muốn tồn tại và phát
triển nhất định phải có phương pháp sản xuất kinh doanh phù hợp và hiệu quả. Một
quy luật tất yếu trong nền kinh tế thị trường là cạnh tranh, do vậy mà doanh nghiệp
phải tìm mọi biện pháp để đứng vững và phát triển trên thương trường, đáp ứng
được nhu cầu của người tiêu dùng với chất lượng ngày càng cao và giá thành hạ. Đó
là mục đích chung của các doanh nghiệp sản xuất và ngành xây dựng cơ bản nói
riêng. Nắm bắt được thời thế trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình trên con

đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, với nhu cầu cơ sở hạ tầng, đô thị hoá ngày
càng cao. Ngành xây dựng cơ bản luôn luôn không ngừng phấn đấu để tạo những
tài sản cố định cho nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thời gian hoạt động, ngành xây
dựng cơ bản còn thực hiện tràn làn, thiếu tập trung, công trình dang dở làm thất
thoát lớn cần được khắc phục. Trong tình hình đó, việc đầu tư vốn phải được tăng
cường quản lý chặt chẽ trong ngành xây dựng cơ bản là một điều hết sức cấp bách
hiện nay.
Để thực hiện được điều đó, vấn đề trước mặt là cần phải hạch toán đầy đủ,
chính xác vật liệu trong quá tình sản xuất vật chất, bởi vì đây là yếu tố cơ bản trong
quá trình sản xuất, nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí và giá thành sản phẩm
của doanh nghiệp. Chỉ cần một biến động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng ảnh
hưởng đến giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Điều đó
buộc các doanh nghiệp phải quan tâm đến việc tiết kiệm nguyên vật liệu để làm sao
cho một lượng chi phí nguyên vật liệu bỏ ra như cũ mà sản xuất được nhiều sản
phẩm hơn, mà vẫn đảm bảo chất lượng, đó cũng là biện pháp đúng đắn nhất để tăng
lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời tiết kiệm được hao phí lao động xã hội. Kế
toán với chức năng là công cụ quản lý phải tính toán và quản lý như thế nào để đáp
ứng được yêu cầu đó.
Nhận thức được một cách rõ ràng vai trò của kế toán, đặc biệt là kế toán vật
liệu trong quản lý chi phí của doanh nghiệp, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ
Phần TM Xây Dựng Vận Tải Hưng Phát cùng với sự giúp đỡ của Phòng Kế toán và
được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Đàm Thị Huyền Trang đã đi sâu vào tìm
Sinh viên: Hà Chí Hiếu Lớp: CĐKT02E 3
3
Chuyên đề thực tập Kế toán nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ
hiểu công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ Phần TM Xây Dựng Vận Tải
Hưng Phát.
Vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được ở trường kết hợp với thực tế về
công tác hạch toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng em xin viết đề tài “Một số

vấn đề cơ bản về hạch toán kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ Phần TM
Xây Dựng Vận Tải Hưng Phát”.
Đề tài gồm có 3 phần:
Phần I: Tổng quan về đặc điểm kinh tế kĩ thuật và tổ chức bộ máy quản lý
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Phần II: Những lý luận chung về quản lý hạch toán nguyên vật liệu tại các
doanh nghiệp sản xuất
Phần III: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán
nguyên vật liệu ở Công ty.

Sinh viên: Hà Chí Hiếu Lớp: CĐKT02E 4
4
Chuyên đề thực tập Kế toán nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ
MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1) Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
Công ty có tên giao dịch là: Công ty Cổ phần Thương mại xây dựng Vận tải
Hưng Phát
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Hưng Phat trading construction
transportjoint stock company
Tên công ty viết tắt: Hưng Phat tratranco
Địa chỉ trụ sở chính: xóm 9, xã Hợp Thành, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Tên địa chỉ văn phòng đại diện:
- Văn phòng đại diện: công ty cổ phần thương mại xây dựng vận tải Hưng
Phát
- Địa chỉ: thôn Đường Cống, xã Quảng Thanh, huyện Thủy Nguyên, Hải
Phòng
Mã số thuế: 0200786140

Điện thoại: 0313.794.269
Fax: 0313.794.269
Công ty được thành lập ngày 23/01/2006. Công ty là một đơn vị có tư cách
pháp nhân, hạch toán độc lập.
Công ty được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu kinh doanh gạch, đá, cát
….phục vụ cho các công trình xây dựng. Công ty trưởng thành và phát triển trong
điều kiện khó khăn, dưới sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của tổng công ty, các công
nhân đã dần khắc phục khó khăn đi vào ổn định, làm ăn ngày càng đạt hiệu quả cao.
Cơ sở vật chất ban đầu của công ty là rất sơ sài thiếu thốn. Công ty gồm có 1
dãy nhà kho nhỏ, 1 dãy nhà cấp 4 hỏng nát và một số máy móc thiệt bị như: công
nông, máy cắt….
Trong quá trình hoạt động công ty được đầu tư cải tạo lại nhà kho thành một
xưởng sản xuất rộng rãi kinh doanh mua bán gạch các loại. Công ty còn cho xây
dựng và mở rộng thêm địa bàn thuận lợi cho việc sản xuất. Ngoài ra thiết bị máy
Sinh viên: Hà Chí Hiếu Lớp: CĐKT02E 5
5
Chuyên đề thực tập Kế toán nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ
móc cũng được mua sắm thêm: ô tô có trọng tải lớn, máy xúc, máy uốn thép, cần
cẩu, máy nén khí…
Với vốn điều lệ: 4.800.000.000 đồng
Mệnh giá cổ phần: 10.000đồng
Về lao động:
Tổng số lao động là: 294 người
Nhân viên quản lý: 34 người
Công nhân: 260 người
Sinh viên: Hà Chí Hiếu Lớp: CĐKT02E 6
6
Chuyên đề thực tập Kế toán nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ

BẢNG TỔNG HỢP CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP
STT Chức năng
Tổng
số
Trình độ nhân viên Trình độ công nhân
Sau đại học
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Sơ cấp
Bậc 7
Bậc 6
Bậc 5
Bậc 4
Bậc 3
Bậc 2
Lao động phổthông
1 Giám đốc 1 1
2 Phó giám đốc 3 3
3 Phòng hành chính quản trị 5 1 3 1
4 Phòng kinh tế kế hoạch 12 1 9 2
5 Phòng kỹ thuật 8 2 5 1
6 Phòng kế toán 5 1 3 1
7
XN XD số 1
85 15 25 17 12 16
8 XN XD số 2 25 1 3 12 9
9
Đội XD số 5
65 10 25 12 5 4 9

10
Đội XD số 6
50 2 10 15 12 5 6
Sinh viên: Hà Chí Hiếu Lớp: CĐKT02E 7
7
Chuyên đề thực tập Kế toán nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ
11 Đội XD số 9 35 2 7 3 10 4 6 5
Tổng cộng 294 9 20 5 29 67 48 42 41 12 23
Sinh viên: Hà Chí Hiếu Lớp: CĐKT02E 8
8
Chuyên đề thực tập Kế toán nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ
Để phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế thị trường của nền kinh tế
mở Công ty phải tăng cường đa dạng hóa các sản phẩm, mẫu mã nâng cao chất
lượng sản phẩm, kĩ thuật và mỹ thuật. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh để đáp ứng nhu cầu thị trường công ty đã không ngừng đầu tư mua sắm thiết
bị, máy móc hiện đại
Công ty đã kí kết hợp đồng với nhiều khách hàng trong khu vực và toàn
quốc .
Công ty có đặc điểm là kinh doanh vật tư xây dựng nên NVL chủ yếu là đá,
cát, xi măng, thép… do các chủ hàng đặt. NVL chính là xi măng, cát, đá… nhiên
liệu là xăng, dầu. NVL dự trữ của công ty rất ít nên công ty thường xuyên gặp khó
khăn trong việc kinh doanh. Công ty phải vay ngắn hạn ngân hàng để kịp thời đáp
ứng nhu cầu mua và bán sản phẩm là công ty thương mại xây dựng nên đội ngũ
công nhân thường là trẻ, trình độ lao động chưa cao, hình thức lao động thủ công
nên ngày công lao động không đảm bảo có nhiều lần phải làm thêm mới đáp ứng
tiến độ sản xuất, giao hàng đúng thời hạn.
Đối với những khó khăn đó, về lâu dài công ty đã và đang có biện pháp cụ
thể áp dụng công ty không ngừng nâng cao năng lực sản xuất khẳng định sự tồn tại

và phát triển đi lên trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Sinh viên: Hà Chí Hiếu Lớp: CĐKT02E 9
9
Chuyên đề thực tập Kế toán nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ
2- Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
* Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty Cổ phần TMXD Vận tải Hưng Phát:
- Bộ máy quản lý: Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần TMXD Vận tải
Hưng Phát gồm:
Một giám đốc điều hành, 3 phó giám đốc giúp việc: một phó giám đốc kỹ
thuật, một phó giám đốc kinh tế và một phó giám đốc kiêm chủ tịch công đoàn; một
kế toán trưởng, 4 phòng ban: Phòng hành chính quản trị, phòng kỹ thuật, phòng
kinh tế kế hoạch và phòng kế toán.
Đứng đầu công ty là giám đốc, người chịu trách nhiệm trước pháp luật về
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là người điều hành quản lý vĩ mô toàn
công ty, trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế giao nhận thầu và thanh lý bàn giao
các công trình hoàn thành cho bên A, giám đốc công ty còn là người chủ tài khoản
của doanh nghiệp.
Sinh viên: Hà Chí Hiếu Lớp: CĐKT02E
10
Giám đốc
Phó GĐ kiêm
CT công đoàn
Phó GĐ kỹ
thuật
Phó GĐ kinh tế Kế toán trưởng
Phòng hành
chính quản trị
Phòng kỹ thuật
Phòng kinh tế

kế hoạch
Phòng kế toán
XN
XD số1
XN
XD số2
XN
XD số3
XN
XD số4
Đội
XD số5
Đội
XD số6
Đội
XD số7
Đội
XD số 8
Đội
XD số 9
10
Chuyên đề thực tập Kế toán nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ
- Phó giám đốc công ty là người giúp việc cho giám đốc và được giám đốc
phân công một số việc của giám đốc. Phó giám đốc là người chịu trách nhiệm trước
giám đốc về những công việc đã được phân công và đồng thời còn có nhiệm vụ thay
mặt giám đốc giải quyết việc phân công.
- Phòng kinh tế kế hoạch và phòng kỹ thuật có trách nhiệm tham gia làm hồ
sơ dự thầu và lập kế hoạch tiến độ thi công trên cơ sở các hợp đồng đã được ký
trước khi thi công.

- Phòng hành chính quản trị có chức năng và nhiệm vụ giúp phó giám đốc
kiêm chủ tịch công đoàn tổ chức bộ máy điều hành và quản lý của công ty cũng như
các đơn vị trực thuộc, đáp ứng yêu cầu sản xuất về công tác tổ chức cán bộ lao
động, đồng thời giúp phó giám đốc nắm được khả năng trình độ kỹ thuật của cán bộ
công nhân viên, đề ra chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên lành
nghề phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh.
- Phòng tài chính kế toán chịu trách nhiệm huy động các nguồn vốn và điều
hoà phân phối cho các đội dựa trên cơ sở tiến độ thi công, thường xuyên kiểm tra
giám sát về mặt tài chính đối với các xí nghiệp, các đội xây dựng trực thuộc công
ty, đảm bảo chi lương cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty và kiểm tra
chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ.
Vì đây là công ty xây dựng nên trong công ty còn phân thành các xí nghiệp
và đội xây dựng. Cụ thể Công ty Cổ phần TMXD Vận tải Hưng Phát gồm 4 xí
nghiệp: Xí nghiệp 1, Xí nghiệp 2, Xí nghiệp 3, Xí nghiệp 4 và 5 đội xây dựng là:
đội 1, đội 2, đội 5, đội 8, đội 9. Các xí nghiệp và các đội trong công ty có chức năng
và quyền hạn tương đương nhau.
Xuất phát tư đặc điểm sản xuất kinh doanh xây lắp như tính cá biệt cao, chu
kỳ dài, địa bàn phân tán rộng nên cơ chế của công ty hiện nay là thực hiện cơ chế
khoán. Xí nghiệp đồng thời nhận khoán nội bộ với công ty, chủ động mua vật tư,
thuê nhân công, máy móc thiết bị để sản xuất, chủ động quan hệ với bên A, chủ đầu
tư nghiệm thu, thanh toán.
Sinh viên: Hà Chí Hiếu Lớp: CĐKT02E 11
11
Chuyên đề thực tập Kế toán nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ
3. Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây
Trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh của xí nghiệp có nhiều sự thay đổi lớn thể hiện qua bảng phân tích dưới đây.
BẢNG ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TMXD VẬN TẢI HƯNG PHÁT - HẢI PHÒNG
từ năm 2007-2009

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Thực hiện
So sánh
năm trước
(%)
Thực hiện
So sánh
năm
trước
(%)
Thực
hiện
So sánh
năm trước
(%)
1
Giá trị sản lượng tiêu thụ Tr.Đồng 22.534 110,0 25.586 113,5 29.750 116,3
2
Doanh thu Tr.Đồng 18.500 108,4 20.306 109,7 25.350 124,8
3
Chi phí Tr.Đồng 2.909 115,2 3.219 110,6 2.304 71,57
4
Lợi nhuận Tr.Đồng 280 120,6 385 137,5 430 111,6
a.
Số lao động Người 280 133,3 289 103,21 294 101,73
Sinh viên: Hà Chí Hiếu Lớp: CĐKT02E 12
12
Chuyên đề thực tập Kế toán nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ

b.
Thu nhập bình quân Đồng/người 4.215.000 118,12 4.519.835 107,23 6.256.114 138,415
5
Quan hệ với ngân sách Tr.Đồng
a. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Tr.Đồng 4.000 1034 4.308 1077 18.762 435,5
b. Thuế khác Tr.Đồng
Sinh viên: Hà Chí Hiếu Lớp: CĐKT02E 13
13
Chuyên đề thực tập Kế toán nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ HẠCH TOÁN
NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤT
I. Những vấn đề cơ bản về hạch toán nguyên vật liệu và sự cần thiết phải tổ chức
hạch toán vật liệu- trong doanh nghiệp.
1. Khái niệm nguyên vật liệu:
* Vật liệu là những đối tượng lao động thể hiện dưới hình thái vật hóa trong
quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm mới vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất
nghĩa là khi đưa vào sản xuất nó không còn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu và
giá trị của vật liệu được chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm mới tạo ra.
* Vật liệu có thể có sẵn trong tự nhiên như: Quặng, than, cây, cá dưới ao
Vật liệu có thể qua tác động của con người như: Sắt, thép để chế tạo
phụ tùng. Như vậy là không phải bất cứ đối tượng nào cũng là nguyên vật
liệu mà chỉ trong điều kiện đối tượng lao động do lao động làm ra thì mới
có thể thành nguyên vật liệu.
2. Vai trò và đặc điểm của nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh
doanh
- Nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh, vật liệu được xác định ngay từ
khâu chuẩn bị sản xuất, nó được xác định ngay từ các nguồn hàng cung cấp, độ dài
vận chuyển, bảo quản bốc xếp và sử dụng trong sản xuất theo kế hoạch tiến độ và

nhu cầu của sản xuất từ đó lập ra các kế hoạch cung cấp vật liệu cho phù hợp về quy
cách phẩm chất và số lượng.
- Vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất là một yếu tố không thể thiếu được
vậy để quản lý sử dụng vật liệu tạo ra sản phẩm mới còn chú trong đến khâu tiết
kiệm chống lãng phí như vật liệu mua về phải có bến bãi, nhà kho bảo quản vật liệu
tránh trường hợp để thất thoát vật liệu sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhận của doanh
nghiệp.
- Nguyên vật liệu là một trong 3 yếu tố cấu thành nên quá trình sản xuất
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, trong quá trình tham gia vào hoạt
động sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, bị
tiêu hao mòn toàn bộ giá trị một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Sinh viên: Hà Chí Hiếu Lớp: CĐKT02E
14
14
Chuyên đề thực tập Kế toán nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu tồn tại dưới nhiều
hình thức khác nhau, giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất như:
+ Giai đoạn chuẩn bị sản xuất thì nguyên liệu ở dạng ban đầu chưa chịu tác
động của bất cứ quy trình nào
+ Giai đoạn sản xuất khác: nguyên vật liệu là những sản phẩm dở, bán thành
phẩm để tiếp tục đưa vào sản xuất, chế tạo thành thực thể của sản phẩm.
- Vật liệu - công cụ dụng cụ đóng một vai trò quan trong không thể thiếu
được trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, việc quản lý sử dụng vật liệu - công
cụ dụng cụ phải bao gồm tổng thể các mặt từ số lượng cung cấp theo kế hoạch tiến
độ về chất lượng phải được kiểm tra chặt chẽ không cho phép sự chiếu cố về chất
lượng, về giá trị của vật liệu phải phù hợp với giá cả mặt bằng từng khu vực, chủng
loại phải đồng bộ tránh tập kết vật liệu nhiều chủng loại. Để quản lý có hiệu quả
vật liệu - công cụ dụng cụ thì có nhiều biện pháp và các hình thức phương pháp
khác nhau như từ khâu thu mua thì phải tìm nguồn gần nhất để có thể giảm chi phí

vận chuyển, về bảo quản vật liệu - công cụ dụng cụ phải có bãi nhà kho tránh không
để thất thoát vật liệu, sắp xếp gọn gàng để xuất dùng cho sản xuất cũng là khâu hết
sức quan trọng, tập kết vật liệu đến đâu thì sử dụng đến đó tránh ứ đọng vật tư tiền
vốn, khi xuất dùng phải căn cứ vào định mức quy định theo thiết kế tránh nhầm lẫn
chủng loại…thường xuyên theo dõi đối chiếu kế toán với thủ kho nhằm xác định
thừa thiếu, phẩm chất của vật liệu, tăng cường giám sát bảo vệ không thất thoát trực
tiếp mối mọt hoặc ẩm ướt vật liệu…Nhằm đảm bảo vật liệu được đáp ứng kịp thời
quá trình sản xuất, tránh được sự hư hỏng lãng phí cho quá trình sản xuất.
- Đặc điểm của vật liệu: là chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh,
toàn bộ giá trị của vật liệu được chuyển vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Còn đặc
điểm của công cụ dụng cụ là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá trị
của nó hao mòn dần trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng do thời gian sử
dụng ngắn hoặc giá trị thấp nên chưa đủ điều kiện quy định là tài sản cố định (giá trị
dưới 5.000.000 đồng, thời gian sử dụng dưới một năm).
Sinh viên: Hà Chí Hiếu Lớp: CĐKT02E
15
15
Chuyên đề thực tập Kế toán nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ
3. Vai trò của công tác kế toán đối với việc quản lý nguyên vật liệu.
Kế toán là công cụ phục vụ cho việc quản lý nguyên vật liệu, nó đóng vai trò
quan trọng trong công tác quản lý nguyên vật liệu.
Kế toán nguyên vật liệu giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp nắm được tình hình vật
tư để chỉ đạo tiến độ sản xuất. Hạch toán nguyên vật liệu có đảm bảo chính xác, kịp
thời và đầy đủ tình hình thu mua, nhập, xuất, dự trữ vật liệu. Tính chính xác của hạch
toán kế toán nguyên vật liệu ảnh hưởng đến tính chính xác của giá thành sản phẩm.
Xuất phát từ yêu cầu quản lý vật liệu và từ vai trò và vị trí của kế toán đối
với công tác quản lý kế toán tài chính trong doanh nghiệp sản xuất, vai trò của kế
toán nguyên vật liệu được thể hiện như sau:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận

chuyển, bảo quản, tình hình nhập, xuất và tồn nguyên vật liệu, tính giá thực tế của
nguyên vật liệu đã thu mua và mang về nhập kho nguyên vật liệu, đảm bảo cung
cấp kịp thời, đúng chủng loại cho quá trình sản xuất.
- Áp dụng đúng đắn các phương pháp kỹ thuật hạch toán nguyên vật liệu,
hướng dẫn kiểm tra các bộ phận, đơn vị trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ
hạch toán ban đầu về nguyên vật liệu (lập chứng từ, luân chuyển chứng từ ) mở
các sổ sách, thẻ kế toán chi tiết, thực hiện hạch toán đúng phương pháp, quy định
nhằm đảm bảo thống nhất trong công tác quản lý kế toán trong phạm vị ngành kinh
tế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ, sử dụng vật liệu, kiểm tra
tình hình nhập, xuất, phát hiện và ngăn ngừa các ảnh hưởng xấu xảy ra và đề xuất
các biện pháp xử lý về nguyên vật liệu như: thiếu, thừa, ứ đọng, kém phẩm chất,
mất mát, hư hao, tính toán, xác định chính xác số lượng và giá trị nguyên vật
liệu đã tiêu hao trong quá trình sản xuất.
- Tham gia kiểm kê, đánh giá nguyên vật liệu theo chế độ mà nhà nước đã
quy định, lập các báo cáo về vật tư, tiến hành phân tích vê tình hình thu mua, dự trữ,
quản lý, sử dụng và bảo quản nguyên vật liệu nhằm phục công tác quản lý nguyên
vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, hạ
thấp chi phí sản xuất toàn bộ.
Sinh viên: Hà Chí Hiếu Lớp: CĐKT02E
16
16
Chuyên đề thực tập Kế toán nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ
II. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu.
1. Phân loại vật liệu.
Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị, vật liệu được chia thành:
- Nguyên vật liệu chính (bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài). Đối với
các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu chính là đối tượng lao động chủ yếu cấu
thành nên thực thể của sản phẩm.

- Vật liệu phụ: là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất
chế tạo sản phẩm, làm tăng chất lượng nguyên vật liệu chính, làm tăng chất lượng
sản phẩm trong xây dựng cơ bản.
- Nhiên liệu: là những thứ dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản
xuất để chạy máy thi công như than, xăng, dầu; dùng để thay thế, sửa chữa máy
móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải
- Vật liệu khác: là các vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm
như gỗ, sắt thép vụn hoặc phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định.
Ngoài ra, nếu căn cứ vào mục đích, công dụng kinh tế của vật liệu cũng như
nội dung quy định phản ánh chi phí vật liệu trên các tài khoản kế toán thì vật liệu
của doanh nghiệp được chia thành:
- Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho chế tạo sản phẩm.
- Nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác như phục vụ quản lý ở các
phân xưởng, tổ, đội sản xuất
2. Đánh giá vật liệu.
Đánh giá vật liệu là việc xác định giá trị của chúng theo các phương pháp
nhất định. Về nguyên tắc, vật liệu là tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho và
phải phản ánh theo giá trị vốn thực tế, nhưng do vật liệu luôn biến động và để đơn
giản cho công tác kế toán vật liệu thì cần sử dụng gía hạch toán.
2.1. Đánh giá vật liệu theo giá thực tế.
2.1.1 Giá thực tế nhập kho.
Nguyên vật liệu được nhập từ nhiều nguồn khác nhau và giá thực tế của
chúng được xác định như sau:
Sinh viên: Hà Chí Hiếu Lớp: CĐKT02E
17
17
Chuyên đề thực tập Kế toán nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ
* Đối với vật liệu mua ngoài (với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ) thì trị giá nguyên vật liệu bao gồm:

+ Giá mua trên hoá đơn (giá không có thuế giá trị gia tăng).
+ Chi phí thu mua thực tế (chi phí vận chuyển, bốc dỡ ), chi phí thu mua
của nguyên vật liệu có thể được tính trực tiếp vào giá thực tế của từng thứ nguyên
vật liệu. Trường hợp chi phí thu mua có liên quan đến nhiều loại nguyên vật liệu thì
phải tính toán và phân bổ cho từng thứ liên quan theo tiêu thức nhất định. Trong
trường hợp mua nguyên vật liệu vào sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ không
chịu thuế giá trị gia tăng loại dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, hoạt động văn
hoá, phục lợi được trang trải bằng nguồn kinh phí khác thì giá thực tế nguyên vật
liệu mua ngoài bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán (bao gồm cả
thuế giá trị gia tăng đầu vào và chi phí thu mua vận chuyển).
* Đối với vật liệu thuê ngoài gia công thì giá vật liệu bao gồm:
+ Giá thực tế nguyên vật liệu xuất chế biến.
+ Tiền công thuê ngoài gia công chế biến.
+ Chi phí vận chuyển bốc dỡ vật liệu đi chế biến và mang về.
* Đối với vật liệu tự gia công chế biến là giá thực tế vật liệu xuất kho chế
biến và các chi phí biến liên quan.
* Đối với vật liệu nhận vốn góp liên doanh: là giá trị được hội đồng liên
doanh đánh giá.
* Đối với vật liệu là phế liệu thu hồi thì giá trị được đánh giá theo giá trị sử
dụng nguyên vật liệu đó hoặc giá ước tính.
2.1.2. Giá thực tế xuất kho:
Việc tính giá thực tế của vật liệu xuất kho có thể được thực hiện theo một
trong các phương pháp sau:
* Tính theo đơn giá của vật liệu tồn đầu kỳ: Theo phương pháp này thì giá
thực tế xuất kho được xác định trên cơ sở số lượng vật liệu xuất dùng và đơn giá vật
liệu tồn đầu kỳ.
Giá thực tế xuất kho = (số lượng xuất kho) x (đơn giá vật liệu tồn đầu kỳ) (1.1.)

Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ
Sinh viên: Hà Chí Hiếu Lớp: CĐKT02E

18
18
Chuyên đề thực tập Kế toán nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ
Đơn giá vật liệu tồn đầu kỳ = (1.2.)
Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ

* Tính theo phương pháp giá thức tế bình quân giá quyền. Về cơ bản thì
phương pháp này giống phương pháp trên nhưng đơn giá vật liệu được tính bình
quân cho cả số tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ.

Đơn giá Giá thực tế NVL + Giá thực tế NVL
bình tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
quân = (1.3)
gia quyền Số lượng NVL + Số lượng NVL
Tồn đầu kỳ nhập trong kỳ

Giá thực tế xuất kho = (Đơn giá bình quân) x (Số lượng xuất kho) (1.4)
* Tính theo giá thực tế đích danh: Phương pháp này áp dụng đối với các loại
vật tư đặc chủng. Giá thực tế xuất kho căn cứ vào đơn giá thực tế vật liệu nhập theo
từng lô, từng lần nhập và số lượng xuất kho theo từng lần nhập đó.
* Tính theo phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO): Theo phương pháp
này thì phải xác định được giá thực tế nhập kho của từng lần nhập, sau đó căn cứ
vào số lượng xuất tính ra giá trị thực tế xuất kho nguyên tắc: tính theo nguyên giá
thực tế nhập trước đối với lượng xuất kho thuộc lần nhập trước, số còn lại (tổng số
xuất kho trừ đi số xuất thuộc lần nhập trước) được tính theo đơn giá thực tế các lần
nhập sau. Như vậy, giá thực tế của vật liệu tồn cuối kỳ chính là giá thực tế của vật
liệu nhập kho thuộc các kho sau cùng.
* Tính theo giá nhập sau - xuất trước (LIFO): theo phương pháp này thì cũng
phải xác định được đơn giá thực tế của từng lần nhập nhưng khi xuất sẽ căn cứ vào

số lượng và đơn giá thực tế nhập kho lần cuối hiện có trong kho vào lúc xuất sau
đó mới lần lượt đến các làn nhập trước để tính giá thực tế xuất kho.
Sinh viên: Hà Chí Hiếu Lớp: CĐKT02E
19
19
Chuyên đề thực tập Kế toán nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ
2.2. Đánh giá vật liệu theo giá hạch toán.
Giá hach toán là loại giá ổn định được sử dụng thống nhất trong phạm vi
doanh nghiệp để theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất hàng ngày, cuối tháng cần
phải điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế vật liệu xuất dùng dựa vào các hệ số
giá thực tế với giá giá hạch toán vật liệu.
Giá trị thực tế NLVL Giá trị thực tế NLVL
Hệ số chênh tồn kho đầu kỳ + nhập kho trong kỳ (1.5)
lệch giá =
Giá trị hạch toán NLVL Giá trị hạch toán NLVL
tồn kho đầu kỳ + nhập kho trong kỳ
Giá trị thực tế Giá trị hạch toán nguyên Hệ số chênh
nguyên liệu,vật = liệu,vật liệu xuất kho x lệch giá
liệu xuất kho (1.6)
Tuỳ thuộc vào đặc điểm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà hệ số giá
vật liệu có thể tính riêng theo từng thứ, từng nhóm hoặc tất cả các loại vật liệu.
III. Tổ chức hạch toán chi tiết vật liệu.
1. Chứng từ sử dụng.
Theo quy định về chứng từ kế toán ban hành theo QĐ số 1141/TC/QĐ-
CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì các chứng từ vật liệu bao
gồm:
- Phiếu nhập kho (mẫu 01 - VT).
- Phiếu xuất kho (mẫu 02 - VT).
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu 03 - VT).

- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá (mẫu 08 - VT).
- Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (mẫu 02 - BH.
- Hoá đơn GTGT (mẫu 01 - GTKT).
- Phiếu xuất kho vật tư theo hạn mức (mẫu 04 - VT).
- Biên bản kiểm nghiệm, vật tư (mẫu 05 - VT).
Sinh viên: Hà Chí Hiếu Lớp: CĐKT02E
20
20
Chuyên đề thực tập Kế toán nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ
Trong các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán mang tính
hướng dẫn tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế khác nhau.
2. Các phương pháp kế toán chi tiết vật liệu.
Việc ghi chép, phản ánh của thủ kho và kế toán cũng như việc kiểm tra, đối
chiếu số liệu giữa hạch toán nghiệp vụ ở kho và ở phòng kế toán có thể được tiến
hành theo một trong các phương pháp sau:
+ Phương pháp ghi thẻ song song.
+ Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.
+ Phương pháp sổ số dư.
2.1. Phương pháp ghi thẻ song song.
- Nội dung của phương pháp ghi thẻ song song như sau:
+ Ở kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập -
xuất - tồn kho của từng thứ vật liệu theo chỉ tiêu số lượng của từng kho.
+ Ở phòng kế toán: kế toán sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu để ghi
chép tình hình nhập, xuất, tồn kho theo các chỉ tiêu hiện vật và giá trị. Về cơ bản,
sổ (thẻ) kế toán chi tiết có kết cuấu giống như thẻ kho nhưng có thêm các cột để ghi
thêm các chỉ tiêu giá trị. Cuối tháng, kế toán cộng sổ chi tiết và kiểm tra, đối chiếu
với thẻ kho. Có thể khái quát nội dung, trình tự kế toán chi tiết vật liệu theo phương
pháp ghi thẻ song song qua sơ đồ sau (xem sơ đồ 1.1).

- Phương pháp này có ưu nhược điểm sau:
+ Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu số liệu và quản lý chặt
chẽ tình hình biến động với số hiện có của vật liệu trên 2 chỉ tiêu số lượng và giá trị.
+ Nhược điểm: Việc ghi chép giữa thủ kho với phòng kế toán vẫn còn trùng
lắp về chỉ tiêu số lượng. Ngoài ra, việc kiểm tra, đối chiếu chủ yếu được thực hiện
vào cuối tháng, do vậy làm hạn chế chức năng kiểm tra kịp thời của kế toán.
Sinh viên: Hà Chí Hiếu Lớp: CĐKT02E
21
21
Chuyên đề thực tập Kế toán nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ kế toán chi tiết vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song
Chú thích:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng.
: Kiểm tra, đối chiếu
- Phạm vi áp dụng: áp dụng trong các doanh nghiệp có ít chủng loại vật liệu,
khối lượng các nghiệp vụ nhập, xuất ít, không thường xuyên và trình độ nghiệp vụ
chuyên môn của cán bộ kế toán hạn chế.
2.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.
- Nội dung:
+ Ở kho: việc ghi chép của thu kho cũng được thực hiện trên thẻ kho giống
như phương pháp ghi thẻ song song.
+ Ở phòng kế toán: mở sổ đối chiếu luân chuyển để đối chiếu luân chuyển để
ghi chép tình hình nhập - xuất - tồn kho của từng thứ vật liệu ở từng kho dùng cho
cả năng nhưng mỗi tháng chỉ ghi một lần vào cuối tháng, để có số liệu ghi vào các
sổ đối chiếu luân chuyển cũng được theo dõi cả về chỉ tiêu số lượng và giá trị. Cuối
tháng, tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa đối chiếu luân chuyển với thẻ kho
và số liệu kế toán tổng hợp.
- Ưu nhược điểm:

Sinh viên: Hà Chí Hiếu Lớp: CĐKT02E
22
Thẻ kho
Sổ kế toán
chi tiết
Chứng từ nhập
Chứng từ xuất
Bảng kê tổng hợp
nhập - xuất - tồn
22
Chuyên đề thực tập Kế toán nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ
+ Ưu điểm: Khối lượng ghi chép của kế toán được giảm bớt do chỉ ghi một
lần vào cuối tháng.
+ Nhược điểm: Việc ghi vẫn bị trựng lặp giữa kho và phòng kế toán về chỉ
tiêu hiện vật, việc kiểm tra, đối chiếu giữa kho và phòng kế toán cũng chỉ được tiến
hành vào cuối tháng nên hạn chế tác dùng kiểm tra.
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ kế toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu
luân chuyển.
- Phạm vi áp dụng: áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp không có
nhiều nghiệp vụ nhập, xuất kho, không bố trí riêng nhân viên kế toán chi tiết vật
liệu, không có điều kiện ghi chép tình hình nhập, xuất hàng ngày.
2.3. Phương pháp sổ số dư.
- Nội dung:
+ ở kho: Thủ kho cũng dùng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn
kho vật liệu nhưng cuối tháng phải ghi số tồn kho đã tính trên thẻ sang sổ số dư vào
cột số lượng.
+ ở phòng kế toán: Kế toán mở sổ số dư theo từng kho chung cho cả năm để
ghi chép tình hình nhập, xuất. Từ bảng kê nhập, bảng kê xuất, kế toán lập bảng luỹ
kế nhập, luỹ kế xuất, rồi từ các bảng này lập bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho

theo từng nhóm, loại vật liệu theo chỉ tiêu giá trị. Cuối tháng, khi nhận sổ số dư do
Sinh viên: Hà Chí Hiếu Lớp: CĐKT02E
23
Thẻ kho
Chứng từ nhập
Chứng từ xuất
Bảng kê xuất
Bảng kê nhập
Sổ đối chiếu
luân chuyển
23
Chuyên đề thực tập Kế toán nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ
thủ kho gửi lên, kế toán căn cứ vào số tồn kho cuối tháng do thủ kho tính ghi ở sổ
số dư và đơn giá để tính ra giá trị tồn kho để ghi vào cột số tiền trên sổ số dư.
Sinh viên: Hà Chí Hiếu Lớp: CĐKT02E
24
24
Chuyên đề thực tập Kế toán nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ kế toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ số dư.
Việc kiểm tra, đối chiếu được căn cứ vào cột số tiền tồn kho trên sổ số dư và
bảng kê tổng hợp nhập - xuất - tồn (cột số tiền) và số liệu kế toán tổng hợp.
- Ưu điểm: Tránh được sự ghi chép trùng lắp giữa kho và phòng kế toán,
giảm được khối lượng ghi chép kế toán, công việc được tiến hành đều trong tháng.
+ Nhược điểm: Do kế toán chỉ theo dõi về mặt giá trị nên muốn biết số hiện
có và tình hình tănhg, giảm của từng thứ vật tư liệu về mặt giá trị nên muốn biết số
hiện có và tình hình tăng, giảm của từng thứ vật liệu về mặt hiện vật nhiều khi phải
xem số liệu trên thẻ kho và việc kiểm tra, đối chiếu khó khăn.
- Phạm vi áp dụng: áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất có khối lượng các

nghiệp vụ nhập, xuất nhiều, thường xuyên, nhiều chủng loại vật liệu và điều kiện
doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán vật liệu nhập, xuát; đã xây dựng hệ thống danh
điểm vật liệu và trình độ chuyên môn của kế toán vững vàng.
3. Kế toán tổng hợp vật liệu
Vật liệu là tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho của doanh nghiệp, việc
mở tài khoản kế toán tổng hợp, ghi chép sổ kế toán và xác định giá trị hàng tồn kho,
giá trị hàng bán ra hoặc xuất dùng tuỳ thuộc vào việc doanh nghiệp áp dụng kế toán
Sinh viên: Hà Chí Hiếu Lớp: CĐKT02E
25
Thẻ kho
Chứng từ nhập
Chứng từ xuất
Bảng kê xuất
Bảng kê nhập
Sổ đối chiếu
luân chuyển
Bảng luỹ kế nhập
Bảng luỹ kế xuất
Sổ đối chiếu
luân chuyển
25

×