Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Đề tài: Thực trạng lạm phát trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.56 KB, 27 trang )

TÀI LIỆU
Thực trạng lạm phát
trong quá trình tăng trưởng kinh tế
ở Việt Nam
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong thời buổi nền kinh tế thị trường đã và đang phát triển như hiện nay thì
lạm phát như một hệ quả tất yếu của nó. Sự phát triển của nền kinh tế thị
trường luôn kéo theo lạm phát. Chúng luôn đi liền với nhau và có sự tác
động qua lại mật thiết với nhau. Sự tác động đó hết sức phức tạp.Ứng với
từng quốc gia, hay từng thời kỳ khác nhau. Không phải lúc nào lạm phát
cũng tuân theo những nguyên lý kinh tế. Lạm phát là một trong những vấn
đề cơ bản và vô cùng quan trọng trong quá trình nhà nước quản lý nền kinh
tế vĩ mô. đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và
phát triển kinh tế hiện nay vấn đề này càng trở nên cần thiết Chính vì thế,
vấn đề lạm phát và ảnh hưởng của lạm phát tới tăng trưởng kinh tế là một đề
tài rất đáng quan tâm. Mục đích chính là phân tích để khẳng định và tiến tới
xác lập mối quan hệ định hướng giữa tăng trưởng kinh tế với lạm phát và có
thể sử dụng lạm phát là một trong các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô. Nghiên
cứu về lạm phát và các vấn đề lạm phát xoay quanh đó một cách kỹ lưỡng,
đúng đắn sẽ giúp đưa ra những phương án phát triển kinh tế hợp lý trong
những thời kỳ phát triển của đất nước, là yếu tố nền tảng để phát triển kinh
tế, chính trị, xã hội…
2
Mục lục
Tiêu Đề
A.MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
PHẦN I: Cơ sở lý luận về lạm phát:
I.1. Khái niệm, nguyên nhân và phân loại lạm phát:
I.1.1: Khái niệm lạm phát:


I.1.1.1: Khái niệm lạm phát cơ sỏ:
I.1.1.2: Khái niệm lạm phát trong điều kiện hiện đại
I.1.2. Nguyên nhân và phân loại lạm phát:
I.2. Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế
I.2.1. Đối với lĩnh vực sản xuất
I.2.2. Đối với lĩnh vực lưu thông
I.2.3. Đối với lĩnh vực tiền tệ, tín dụng
I.2.4. Đối với chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước
I.2.5. Đối với thực tế cuộc sống, xã hội
PHẦN II: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VÀ QUÁ TRÌNH
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG THỰC TIỄN KINH
TẾ Ở VIỆT NAM.
II.1. Thực trạng lam phát qua các thời kỳ phát triển ở Việt
Nam
II.1.1. Giai đoạn từ năm 1976 -1980:
II.1.2. Giai đoạn 1981-1988
II.1.3. Giai đoạn 1988-1995
II.1.4. Lạm phát ở Việt Nam nhưng năm đầu thế kỷ 21
PHẦN III: KIỀM CHẾ LẠM PHÁT VÀ CHỐNG LẠM
Trang
1
2
5
6
8
12
12
13
14
15

3
PHÁT Ở NƯỚC TA
III.1. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế
III.2. Các biện pháp ổn định, kiềm chế lạm phát ở Việt Nam
III.2.1. Các giải pháp tièn tệ tài chính:
III.2.2.Các biện pháp về ngân sách nhà nước.
III.2.3.Các biện pháp về điều hành cung cầu thị trường:
C. KÉT LUẬN
17
18
19
20
21
4
B. NỘI DUNG
Phần I: Cơ sở lý luận về lạm phát:
I.1. Khái niệm, nguyên nhân và phân loại lạm phát:
I.1.1: Khái niệm lạm phát:
I.1.1.1: Khái niệm lạm phát cơ sỏ:
Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát và mỗi quan điểm đều có
sự chắc chắn về luận điểm và những lý luận của mình.
Theo L.V.chandeler, D.C cliner với trường phái lạm phát giá cả thì khẳng
định: lạm phát là sự tăng giá hàng bất kể dài hạn hay ngắn hạn, chu kỳ hay
đột xuất.
G.G. Mtrukhin lại cho rằng : Trong đời sống, tổng mức giá cả tăng trước hết
thông qua việc tăng giá không đồng đều ở từng nhóm hàng hoá và rút cuộc
dẫn tới việc tăng giá cả nói chung. Với ý nghĩa như vậy có thể xem sự mất
giá của đồng tiền là lạm phát. Ông cũng chỉ rõ: lạm phát, đó là hình thức tràn
trề tư bản một cách tiềm tàng ( tự phát hoặc có dụng ý) là sự phân phối lại
sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân thông qua giá cả giữa các khu vực

của quá trình tái sản xuất xã hội, các ngành kinh tế và các giai cấp, các nhóm
dân cư xã hội.
Ở mức bao quát hơn P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn “Kinh tế
học” đã được dịch ra tiếng việt, xuất bản năm 1989 cho rằng lạm phát xẩy ra
khi mức chung của giá cả chi phí tăng lên.
Với luận thuyết “Lạm phát lưu thông tiền tệ “ J.Bondin và M. Friendman
lại cho rằng lạm phát là đưa nhiều tiền thừa vào lưu thông làm cho giá cả
tăng lên. M.Friedman nói “ lạm phát ở mọi lúc moị nơi đều là hiện tượng
của lưu thông tiền tệ. Lạm phát xuất hiện và chỉ có thể xuất hiện khi nào số
lượng tiền trong lưu thông tăng lên nhanh hơn so với sản xuất”.
5
Trọng bộ “Tư bản nổi tiếng của mình thì C.Mác đã viết:” Việc phát hành
tiền giấy phải được giới hạn ở số lượng vàng hoặc bạc thực sự lưu thông
nhờ các đại diện tiền giấy của mình”. Điều này có nghĩa là khi khối lượng
tiền giấy do nhà nước phát hành vào lưu thông vượt quá số lượng vàng mà
nó đại diện thì giá trị của tiền giấy giảm xuống và tình trạng lạm phát xuất
hiện….
Và còn nhiều những đinh nghĩa của nhiều nhà kinh tế khác nữa về lạm phát.
Tất cả chúng đều cùng chung những quan điểm nhất định. Sau khi nghiên
cứu đề tài này, tôi cũng xin đưa ra quan điểm của mình vè khái niệm lạm
phát: Là một hiện tượng kinh tế, xuất hiện khi lượng tiền đi vào lưu thông
vượt quá mực cho phép, đồng tiền sẽ bị mất giá so với các loại hàng hóa
khác.
I.1.1.2: Khái niệm lạm phát trong điều kiện hiện đại:
Trong điều kiện hiện đại khi mà nền kinh tế của một nước luôn được gắn
liền với nền kinh tế thế giới thì biểu hiện của lạm phát được thể hiện qua
một số yếu tố mới.
I.1.1.2.a. Sự mất giá của các loai chứng khoán có giá.
Song song với sự tăng giá cả của các loai hàng hoá, giá trị các loại chứng
khoán có giá trị bị sụt giảm nghiêm trọng, Vì việc mua tín phiếu là nhằm để

thu các khoản lợi khi đáo hạn. Nhưng vì giá trị của đồng tiền sụt giảm
nghiêm trọng nên người ta không thích tích luỹ tiền theo hình thức mua tín
phiếu nữa. Người ta tích trữ vàng và ngoại tệ.
I.1.1.2.b. Sự giảm giá của đồng tiền so với ngoại tệ và vàng.
Trong điều kiện mở rộng quan hệ quốc tế, vàng và ngoại tệ mạnh được coi
như là tiền chuẩn để đo lường sự mất giá của tiền quốc gia. Đồng tiền càng
giảm giá so với vàng và USD bao nhiêu nó lại tác động nâng giá hàng hoá
lên cao bấy nhiêu. Ở đâu người ta bán hàng dựa trên cơ sở “qui đổi” giá
6
vàng hoặc ngoại tệ mạnh để bán mà không căn cứ vào tiền quốc gia nữa
(tiền giấy do Ngân hàng Nhà nước phát hành)
I.1.1.2.c. Lạm phát còn thể hiện ở chỗ khối lượng tiền ghi sổ tăng vọt
nhanh chóng.
Bên cạnh khối lượng tiền giấy phát ra trong lưu thông. Nhưng điều cần chú
ý là khi khối lượng tiền ghi sổ tăng lên có nghĩa là khối lượng tín dụng tăng
lên, nó có tác động lớn đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Như vậy lạm
phát trong điều kiện hiện đại còn có nghĩa là sự gia tăng các phương tiện chi
trả trong đó có khối lượng tín dụng ngắn hạn gia tăng nhanh
I.1.1.2.d. Lạm phát trong điều kiện hiên đại còn là chính sách của Nhà
nước
Nhằm kích thích sản xuất, chống lại nạn thất nghiệp, bù đắp các chi phí
thiếu hụt của ngân sách.
I.1.2. Nguyên nhân và phân loại lạm phát:
Cũng như ở trên đã có rất nhiều cách hiểu ở các góc độ khác nhau về lạm
phát thì ở phần này cũng như vậy người ta có thể phân loại lạm phát theo
nhiều tiêu chí khác nhau.
I.1.2.1. Căn cứ vào mức độ người ta chia lam ba loại
- Lạm phát vừa phải : Loai lạm phát này xẩy ra với mức tăng chậm của gía
cả được giới hạn ở mức độ một con số hàng năm (tức là > 10%). Trong điều
kiện lạm phát thấp gía cả tương đối thay đổi chậm và được coi như là ổn đị

- Lạm phát phi mã :Mức độ tăng của gía cả đã ở hai con số trở lên hàng
năm trở lên. Lạm phát phi mã gây tác hại nghiêm trọng trong nền kinh tế.
Đồng tiền mất giá một cách nhanh chóng-lãi suất thực tế giảm xuống dưới 0
(có nơi lãi suất thực tế giảm xuống tới 50-100/năm), nhân dân tránh giữ tiền
mặt.
- Siêu lạm phát: Tiền giấy được phát hành ào ạt, gía cả tăng lên với tốc độ
7
chóng mặt trên 1000 lần/năm. Siêu lạm phát là thời kì mà tốc độ tăng giá
vượt xa mức lạm phát phi mã và vô cùng không ổn định.
I.1.2.2. Căn cứ vào nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát người ta phân
biệt
- Lạm phát để bù đắp các thiếu hụt của ngân sách: Đây là nguyên nhân
thông thường nhất do sự thiếu hụt ngân sách chi tiêu của Nhà nước (y tế,
giáo dục, quốc phòng) và do nhu cầu khuếch trương nền kinh tế. Nhà nước
của một quốc gia chủ trương phát hành thêm tiền vào lưu thông để bù đắp
cho các chi phí nói trên đang thiếu hụt.
Ở đây chúng ta thấy vốn đầu tư và chi tiêu của Chính phủ được bù đắp
bằng phát hành, kể cả tăng mức thuế nó sẽ đẩy nền kinh tế đi vào một thế
mất cân đối vựợt quá sản lượng tiềm năng của nó. Và khi tổng mức cần của
nền kinh tế vượt quá khả năng sản xuất của nền kinh tế (vì các yếu tố sản
xuất của một nền kinh tế là có giới hạn) lúc đó cầu của đồng tiền sẽ vượt quá
khả năng cung ứng
hàng hoá và lạm phát sẽ xẩy ra, gía cả hàng hoá tăng lên nhanh chóng.
- Lạm phát chi phí đẩy: Chi phí của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương,
giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, chi phí bảo hiểm cho công nhân,
thuế Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản
xuất của các xí nghiệp chắc chắn cũng tăng lên. Các xí nghiệp vì muốn bảo
toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm. Mức giá chung
của toàn thể nền kinh tế cũng tăng.
- Lạm phát cầu kéo : Lạm phát cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh

mẽ tại mức sản lượng đã đạt hoặc vượt quá tiềm năng. Khi xảy ra lạm phát
cầu kéo người ta thường nhận thấy lượng tiền không lưu thông và khối
lượng tín dụng tăng đáng kể và vượt quá khả năng có giới hạn của mức cung
hàng hóa. Bản chất của lạm phát cầu kéo là chi tiêu quá nhiều tiền để mua
8
một lượng cung hạn chế về hàng hóa có thể sản xuất được trong điều kiện
thị trường lao động đã đạt cân bằng.
- Lạm phát ỳ: Là lạm phát chỉ tăng với một tỷ lệ không đổi hàng năm
trong một thời gian dài. Ở những nước có lạm phát ỳ xẩy ra, có nghĩa là nền
kinh tế ở nước đó có một sự cân bằng mong đợi, tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ được
trông đợi và dược đưa vào các hợp đồng và các thoả thuận không chính
thức. Tỷ lệ lạm phát đó được Ngân hàng Trung ương, chính sách tài chính
của Nhà nước, giới tư bản và cả giới lao động thừa nhận và phê chuẩn nó.
Đó là một sự lạm phát nằm trong kết cấu biểu hiện một sự cân bằng trung
hoà và nó chỉ biến đổi khi có sự chấn động kinh tế xảy ra (tỷ lệ ỳ tăng hoặc
giảm). Nếu như không có sự chấn động nào về cung hoặc cầu thì lạm phát
có xu hướng tiếp tục theo tỷ lệ cũ.
I.1.2.3. Căn cứ vào quá trình bộc lộ hiện tình hình lạm phát người ta
phân biệt:
- Lạm phát ngầm :đây là loại lạm phát đang ở giai đoạn ẩn náu, bị kiềm chế
về tốc độ tăng giá.
- Lạm phát công khai: đây là loại lạm phát mà sự tăng giá cả hàng háo,
dịch vụ rõ rệt trên thị trường.
I.2. Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế
I.2.1. Đối với lĩnh vực sản xuất
Đối với nhà sản xuất, tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá đầu vào và đầu ra
biến động không ngừng, gây ra sự ổn định giả tạo của quá trình sản xuất. Sự
mất giá của đồng tiền làm vô hiệu hoá hoạt động hạch toán kinh doanh. Hiệu
quả kinh doanh - sản xuất ở một vài doanh nghiệp có thể thay đổi, gây ra
những xáo động về kinh tế. Nếu một doanh nghiệp nào đó có tỷ suất lợi

nhuận thấp hơn lạm phát sẽ có nguy cơ phá sản rất lớn.
I.2.2. Đối với lĩnh vực lưu thông
9
Lạm phát thúc đẩy quá trình đầu cơ tích trữ dẫn đến khan hiếm hàng
hoá. Các nhà doanh nghiệp thấy rằng việc đầu tư vốn vào lĩnh vực lưu
thông. Thậm chí khi lạm phát trở nên khó phán đoán thì việc đầu tư vốn vào
lĩnh vực sản xuất sẽ gặp phải rủi ro cao. Do đó nhiều người tham gia vào
lĩnh vực lưu thông nên lĩnh vực này trở nên hỗn loạn. Tiền ở trong tay
những người vừa mới bán hàng xong lại nhanh chóng bị đẩy vào kênh lưu
thông, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng vọt và điều này làm thúc đẩy lạm phát
gia tăng.
I.2.3. Đối với lĩnh vực tiền tệ, tín dụng
Lạm phát làm cho quan hệ tín dụng, thương mại và ngân hàng bị thu
hẹp. Số người gửi tiền vào ngân hàng giảm đi rất nhiều. Về phía hệ thống
ngân hàng, do lượng tiền gửi vào giảm mạnh nên không đáp ứng được nhu
cầu của người đi vay, cộng với việc sụt giá của đồng tiền quá nhanh, sự điều
chỉnh lãi suất tiền gửi không làm an tâm những người hiện có lượng tiền mặt
nhàn rỗi trong tay. Về phía người đi vay, họ là những người có lợi lớn nhờ
sự mất giá đồng tiền một cách nhanh chóng. Do vậy, hoạt động của hệ
thống ngân hàng không còn bình thường nữa. Chức năng kinh doanh tiền tệ
bị hạn chế, các chức năng của tiền tệ không còn nguyên vẹn bởi khi có lạm
phát thì chẳng có ai tích trữ của cải hình thức tiền mặt.
I.2.4. Đối với chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước
Lạm phát gây ra sự biến động lớn trong giá cả và sản lượng hàng hoá.
Khi lạm phát xảy ra những thông tin trong xã hội bị phá huỷ do biến động
của giá cả làm cho thị trường bị rối loạn. Người ta khó phân biệt được
những doanh nghiệp làm ăn tốt và kém. Đồng thời lạm phát làm cho nhà
nước thiếu vốn, do đó nhà nước không còn đủ sức cung cấp tiền cho các
khoản dành cho phúc lợi xã hội bị cắt giảm… các ngành, các lĩnh vực dự
định được Chính phủ đầu tư và hỗ trợ vốn bị thu hẹp lại hoặc không có gì.

10
Một khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt thì các mục tiêu cải thiện và nâng
cao đời sống kinh tế xã hội sẽ không có điều kiện thực hiện được.
I.2.5. Đối với thực tế cuộc sống, xã hội
Qua thực tế của lạm phát ta thấy rằng hậu quả của nó để lại cho nền kinh tế
là rất trầm trọng, nó thể hiện về mọi mặt của nền kinh tế, đặc biệt là một số
hậu quả sau:
- Xã hội không thể tính toán hiệu qủa hay điều chỉnh các hoạt động kinh
doanh của mình một cách bình thường được do tiền tệ không còn giữ được
chức năng thước đo giá trị hay nói đúng hơn là thước đo này bị co giãn thất
thường.
- Tiền tệ và thuế là hai công cụ quan trọng nhất để nhà nước điều tiết nền
kinh tế đã bị vô hiệu hoá, vì tiền mất giá nên không ai tin vào đồng tiền nữa,
các biểu thuế không thể điều chỉnh kịp với mức độ tăng bất ngờ của lạm
phát và do vậy tác dụng điều chỉnh của thuế bị hạn chế, ngay cả trường hợp
nhà nước có thể chỉ số hoá luật thuế thích hợp với mức lạm phát, thì tác
dụng điều chỉnh của thuế cũng bị hạn chế.
- Phân phối lại thu nhập làm cho một số người nắm giữ các hàng hoá có
giá cả tăng đột biến giầu lên nhanh chóng và những người có các hàng hoá
mà giá cả của chúng không tăng hoặc tăng chậm và người giữ tiền bị nghèo
đi.
- Kích thích tâm lý đầu cơ tích trữ hàng hoá, bất động sản, vàng bạc gây
ra tình trạng khan hiếm hàng hoá không bình thường và lãng phí.
- Xuyên tạc, bóp méo các yếu tố của thị trường làm cho các điều kiện của
thị trường bị biến dạng. hầu hết các thông tin kinh tế đều thể hiện trên giá cả
hàng hoá, giá cả tiền tệ, giá cả lao động một khi những giá cả này tăng hay
giảm đột biến và liên tục , thì các yếu tố của thị trường không thể tránh khỏi
bị thổi phồng hoặc bóp méo.
11
- Sản xuất phát triển không đều, vốn chạy vào những ngành nào có lợi

nhuận cao.
- Ngân sách bội chi ngày càng tăng trong khi các khoản thu ngày càng giảm
về mặt giá trị.
- Đối với ngân hàng, lạm phát làm cho hoạt động bình thường của ngân
hàng bị phá vỡ, ngân hàng không thu hút được các khoản tiền nhàn rỗi trong
xã hội.
- Đối với tiêu dùng: làm giảm sức mua thực tế của nhân dân về hàng hoá
tiêu dùng và buộc nhân dân phải giảm khối lượng về hàng hoá tiêu dùng,
đặc biệt là đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng khó khăn. mặt khác
lạm phát cũng làm thay đổi nhu cầu tiêu dùng, khi lạm phát gay gắt sẽ gây
nên hiện tượng mọi người tìm cách tháo chạy khỏi đồng tiền tức là không
muốn giữ và cất giữ đồng tiền mất giá bằng cách họ xẽ tìm mua bất kỳ hàng
hoá dù không có nhu cầu để cất trữ từ đó làm giầu cho những người đầu cơ
tích trữ. Chính vì các tác hại trên của lạm phát nên việc kiểm soát lạm phát
và giữ lạm phát ở mức độ vừa phải đã trở thành một trong những mục tiêu
lớn của mọi nền kinh tế hàng hoá. Tuy nhiên, mục tiêu kiềm chế lạm phát
không có nghĩa là phải đưa lạm phát ở mức bằng không tức là nền kinh tế
không có lạm phát mà phải duy trì mức lạm phát ở một mức độ nào đó phù
hợp vơí nền kinh tế bởi vì lạm phát không phải hoàn toàn là tiêu cực, nếu
như một quốc gia nào đó có thể duy trì được mức lạm phát vừa phải và kiềm
chế, có lợi cho sự phát triển kinh tế thì ở quốc gia đó lạm phát không còn là
mối nguy hại cho nền kinh tế nữa mà nó đã trở thành một công cụ đắc lực
giúp điều tiết và phát triển kinh tế một cách hiệu quả.
12
PHẦN II: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VÀ QUÁ TRÌNH TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ TRONG THỰC TIỄN KINH TẾ Ở VIỆT NAM.
II.1. Thực trạng lam phát qua các thời kỳ phát triển ở Việt Nam
Tháng 12 năm 1986, đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp và đề
ra đường lối đổi mới kinh tế. Đó là chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự
quản lí của nhà nước. Nhưng những con số thông kê nói lên rằng thời kỳ

Việt Nam xuất hiện lạm phát có từ trước đó.
II.1.1. Giai đoạn từ năm 1976 -1980:
Là giai đoạn được coi là không có lạm phát theo quan niệm kinh tế chính
trị phổ biến trong các nước xã hội chủ nghĩa đương thời và không được phản
ánh trong các thống kê chính thức .Tuy nhiên, trên thực tế ở việt nam khi đó
vẵn có lạm phát, thể hiện ỏ sự khan hiếm hàng hoá ,dịch vụ và sự giảm sút
của chúng, đồng thời được hi nhận trong sự diễn biến gia tăng giá bán lẻ
hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng trên thị trường xã hội trên dưới 20% trên một
năm và đó là lạm phát của nền kinh tế kém phát triển và đang trong giai
đoạn chuyển đổi cơ chế , nơi độc quyền nhà nước còn mang đậm tính chất
phi kinh tế và được dung dưỡng bởi các chỉ thị của nhà nước và tồn tại thống
trị phổ biến trong tất cả các lĩnh vực. Vào thời kỳ này khu vực kinh tế nhà
nước chiếm khoảng 85 - 87% vốn cố định, 95% lao động lành nghề mà chỉ
tạo ra 30 – 37% tổng sản phẩm xã hội. Trong khi đó khu vực kinh tế tư nhân
chỉ chiếm 13,2% sức lao động xã hội và suốt thời kỳ dài trước năm 1986 bị
nhiều sức ép kiềm chế , xong lại sản xuất ra tới 32 – 43% tổng sản phẩm xã
hội và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất so với khu vực kinh tế quốc doanh và
hợp tác xã. Mặt khác lạm phát ở việt nam diễn ra trong suốt nền kinh tế đóng
cửa phụ thuộc nhiều vào nguồn viện trợ bên ngoài.Trên thực tế , trước năm
1988 không có đầu tư trực tiếp của nước ngoàI vào Việt Nam. Các biên giới
13
đều bị khép lại với chế độ xuất nhập cảnh cũng như lưu thông hàng hoá rất
nghiêm ngặt, phiền phức .Cơ cấu chủ yếu có tính hướng nội ,khép kín ,thay
thế hàng nhập khẩu và không khuyết khích xuất khẩu . Cùng với chính sách
định hướng phát triển và đầu tư có nhiều bất cập , nên cơ cấu kinh tế việt
nam bị mất cân đối và không hợp lý nghiêm trọng giữa công nghiệp – nông
nghiệp , công nghiệp nặng - công nghiệp nhẹ, nhất là ngành sản xuất hàng
tiêu dùng , giữa sản xuất – dịch vụ .Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng
khan hiếm hàng hoá, dịch vụ, tăng chi phí sản xuất, thiếu hụt ngân sách
chiền miên , tăng mức cung tiền không tuân theo quy luật lưu thông tiền tệ

…và do đó gây ra lạm phát .
II.1.2. Giai đoạn 1981-1988
Là thời kỳ từ năm 1981 đến năm 1988: là thời kỳ lạm phát chuyển từ dạng
“ẩn” sang dạng “mở”.Thực tế cho thấy rằng từ năm 1981 đến năm 1988 chỉ
số tăng giá đều trên 100% một năm . Vào năm 1983 và 1984 đã giãm xuống,
nhưng năm 1986 đã tăng vọt tới mức cao nhất là 557% sau đó có giảm. Nhu
vậy mức lạm phát cao và không ổn định . song vấn đề lạm phát chưa được
thừa nhận trong các văn kiện chính thức. Vấn đề này chỉ được quy vào sử lý
các khía cạnh “giá - lương- tiền, mà lại chủ yếu bằng các giải pháp hành
chính ,như xem xét và đIều chỉnh đơn giản giá cả trong khu vực thị trường
có tổ chức những năm 1981,1983,1987,và” bù vào giá lương “dổi tiền năm
1985…Đây là thời kì xuất hiện siêu lạm phát với 3 chữ số kéo dài suốt 3
năm 1986-1988, và đạt đỉnh cao nhất trong lịch sử kinh tế hiện đại nước ta
suốt nửa thế kỉ nay
II.1.3. Giai đoạn 1988-1995
Liên tục từ năm 1988, mọi nỗ lực của chính phủ được tập trung vào kiềm
chế, đẩy lùi lạm phát từ mức 3 chữ số xuống còn 1 chữ số. Đây là kết quả
của quá trình đổi mới và phát triển kinh tế ở Việt Nam. Trong khi lạm phát
14
được kéo xuống thì kinh tế vẫn tăng trưởng cao và khá ổn định, bình quân
hàng năm tăng 7 – 8%.
Năm 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995
Tăng
trưởng
5.1 8.0 5.1 6.0 8.6 8.1 8.8 9.5
Lạm
phát
410.9 34.8 67.2 67.4 17.2 5.2 14.4 12.7
Công cuộc chống lạm phát ở Việt Nam tập trung chủ yếu vào những vấn
đề: Nối lỏng cơ chế kiểm soát giá cả, phi tập trung hóa tiến trình ra các quyết

định về kinh tế, thống nhất điều hành tỷ giá theo quan hệ cung cầu ngoại tệ,
khuyến khích xuất khẩu đồng thời thi hành một chính sách lãi suất thực
dương, kết hợp thắt chặt đúng mức việc cung ứng tiền trung ương. Các giải
pháp lúc đầu được tiếp nối với sử dụng từng bước có hiệu quả các công cụ
tài chính đã nhanh chóng đem lại nhiều thành quả đáng khích lệ trong điều
kiện kiểm soát được lạm phát.
Cụ thể:
- Lòng tin của dân chúng vào đồng tiền Việt Nam đã từng bước được khôi
phục. Tiền tệ ổn định khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài tăng
nhanh. Tích lũy đầu tư của cả nước năm 1993 bằng 17,6% GDP, tăng đáng
kể so với tỷ lệ tích lũy 11 – 12% những năm trước.
- Ta có bảng số liệu sau:
Năm GDP/người
( Tr đồng)
Tốc độ
tăng
GDP(%)
Tốc độ
tăng tiêu
dùng (%)
Tỷ lệ tích
luỹ/GDP
(%)
Tỷ lệ để
dành
(%)
1989 95 8.0 8.1 11.6 7.2
1990 98 5.1 8.3 12.6 -
1991 109 6.0 3.6 15 -
1992 131 8.6 5.4 17.6 6.9

15
1993 163 8.1 4.4 20.5 15
Nguồn: Tổng cục thống kê 1994
- Trong tổng số tích lũy năm 1993, tích lũy Nhà nước chiếm 43%, đầu tư
trực tiếp nước ngoài 40%. Tỷ lệ đầu tư nước ngoài này tương đương tỷ lệ
đầu tư nước ngoài vào Singapo một nền kinh tế được coi là mở cửa rộng
nhất ở Châu Á hiện nay.
- Tỷ lệ tiền để dành của cả nền kinh tế trên GDP năm 1992 là 6,9%, năm
1993 là 15% GDP. Đây là một bước ngoặt lớn về tích lũy so với trước đây.
- Năm 1989, khi các cơ sở sản xuất nông nghiệp được phi tập trung hóa và
giá nông sản được thả nổi, cùng với tác động của các yếu tố khác, chỉ trong
vòng 1 năm Việt Nam đã từ chỗ phải nhập khẩu gạo đã trở thành một nước
xuất khẩu gạo, thu nhập của nông dân tăng lên. Mức độ phát triển của nền
kinh tế Việt Nam trong năm qua có được là nhờ kinh tế tăng trưởng cao
trong khi lạm phát bị đẩy lùi và bị khống chế ở mức hợp lý. Điều này trái
ngược hẳn với một số quốc gia khi chống lạm phát thường làm kinh tế suy
thoái
II.1.4. Lạm phát ở Việt Nam nhưng năm đầu thế kỷ 21
Trong khoảng thời gian gần đây ( Từ những năm 2000 đến nay) đặc biệt vào
năm 2001, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương
mại thế giới WTO, đánh dấu một thời đại kinh tế mới- nền kinh tế hội nhập.
mang lai cả nhưng thuận lợi và thách thức rất lớn cho nền kinh tế Việt
Nam.Giá cả, chi phi sản xuất bị chi phối bởi các nền kinh tế khác. Đòi hỏi
Việt Nam thay đổi các chỉ số, và hệ quả tất yếu sẽ dẫn đến lạm phát. Theo
con số thông kê mới nhất năm 2010, lam phát ở Việt Nam là 11.75% ( trong
đó yếu tố tiền tệ đóng góp tới 4,65% và các yếu tố khác góp 7,1%).
16
Qua các báo cáo kinh tế, các thành viên hội đồng tư ván chính sách tiền tệ
quốc gia đã giải thích lạm phát ở Việt Nam năm 2010:
Đánh giá đưa ra là: đến quý 3/2010, về cơ bản, lạm phát được kiềm chế;

nhưng sang quý 4/2010, lạm phát tăng cao ngoài khả năng dự đoán. “
Nguyên nhân chủ yếu không phải do sai lầm của chính sách và điều hành vĩ
mô, chính sách tiền tệ trong năm cũng không phải là nhân tố làm cho lạm
phát tăng cao. Nguyên nhân chính là xuất phát từ những nhân tố khách quan
như sự bất ổn kinh tế, giá cả thế giới và một số yếu tố chủ quan nội tại của
nền kinh tế ”, thông tin từ Ngân hàng Nhà nước giới thiệu về nội dung tại
cuộc họp cho biết. Phân tích thêm từ Hội đồng, trong năm 2010, giá cả một
số hàng hóa thiết yếu thế giới tiếp tục tăng cao (giá dầu thô và giá xăng - gas
tăng, sắt thép, nguyên vật liệu nhập khẩu tăng do kinh tế thế giới phục hồi,
giá cả nguyên vật liệu tăng trên 10%), giá vàng biến động mạnh; Trung
Quốc mất mùa nên đã thu hút hàng hóa của Việt Nam khá mạnh.
Trong nước, dịch bệnh trong nông nghiệp, bão lũ nặng nề ở miền Trung làm
ảnh hưởng khá lớn đến cung cầu hàng hóa, giá lương thực thực phẩm tăng
do việc chủ động đưa giá lên để tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong
nước và nông dân; tăng lương cơ bản, tăng chi phí giáo dục, y tế; do chi tiêu
ngân sách và đầu tư công khá lớn những năm qua và cả năm 2010; kết hợp
tỷ giá tăng, giá vàng tăng, yếu tố tâm lý kỳ vọng lạm phát trong dân dẫn đến
tổng cầu tăng đột biến, làm giá tăng mạnh ở thời điểm quý 4/2010…
PHẦN III: KIỀM CHẾ LẠM PHÁT VÀ CHỐNG LẠM PHÁT Ở
NƯỚC TA
17
III.1. MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ:
Lạm phát thường gây tác động xấu đến nền kinh tế, nhưng nếu giữ được lạm
phát ở mức phù hợp với đièu kiên kinh tế thì lại giúp kinh tế tăng trưởng một
cách bền vững. vì theed cần nghiên cứu mới quan hệ giữa lạm phát và tăng
trưởng kinh tế thật kĩ để có hướng đi đúng đắn. Đối với Việt Nam không ai
cho rằng có thể và cần phải loại bỏ lạm phát trong điều kiên tăng trưởng ở
mức hai con số. Song lạm phát ở mức nào thi tồn tại hai ý kiến khác nhau:
Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng, nên kiểm soát lạm phát ở mức 1, 2-1, 5

lần tốc độ tăng trưởng là có thể chấp nhận được.
Luồng ý kiến thứ hai cho rằng cần kiểm soát lạm phát ở mức bằng hoặc thấp
hơn mức độ tăng trưởng. Việc xét lạm phát trong mối quan hệ với tăng
trưởng là đúng, nhưng cần phải nắm chặt với tình hình thực tế của đất nước
và kinh nghiệm của các nước có điều kiện giống ta. Bởi lẽ, ở các nước tư
bản phát triển, trong giai đoạn suy thoái vừa qua, tốc độ tăng trưởng của họ
rất thấp(0-2%) do đó họ có thể chấp nhận lạm phát ở mức 2-3% (tức là cao
hơn mức độ tăng trưởng) để kích thích tăng trưởng. Song ở các nước đang
phát triển, đặc biệt là nước có tốc độ tăng trưởng cao ở giai đoạn đầu như
nước ta, thì quan điẻm giữ tốc độ lạm phát cao hơn mức độ tăng trưởng là
rất nguy hiểm, điều này thể hiện ở 2 góc độ:
- Thứ nhất, kinh nghiệm các nước cho thấy, khi lạm phát lên tới trên
10% thì Chính phủ không còn kiểm soát được nữa và nềnkinh tế rơi vào thế
không ổn định.
- Thứ hai, nếu chú ý tới mối quan hệ nhân quả giữa lạm phát và tăng
trưởng, thì có thể thấy vòng xoáy như sau: lạm phát cao -> lãi suất cao ->
đầu tư thấp ->tăng trưởng chậm. Ví dụ lạm phát là 15% thi lãi suất phải là
22- 27% với mức lãi suất này các foanh nghiệp không dám mạo hiểm đầu tư
18
do đó tỷ lệ đầu tư sẽ thấp và tốc độ tăng trưởng sẽ chậm. Trong số các nước
khu vực Philippin là một bài học rất rõ. Trong những năm 60-70 đây là một
nước có triển vọng cao nhất trong vùng nhưng sau đó do tỷ lệ lạm phát cao
hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế nên nền kinh tế nước này bị tụt hậu dần so
với các nước trong khu vực khác.
Nền kinh tế nước ta đã vượt qua được thời kỳ rối loạn lạm phát như
những năm 1986-1991 không thể tái diễn, nhưng sắp tới chúng ta sẽ phải
đương đầu với lạm phát cơ cấu. Tức là sự mất cân đối trong cơ cấu phát triển
của nền kinh tế. Đây là hệ quả tất yếu của quá trình tăng trưởng ở giai đoạn
đầu và rất khó tránh khỏi. Tuy nhiên nếu chính phủ thực sự quan tâm, thì
ảnh hưởng của nó sẽ giảm đi.

III.2. Các biện pháp ổn định, kiềm chế lạm phát ở Việt Nam
Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế đạt mục tiêu dân
giầu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Thực hiện mục tiêu công
nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, vấn đề chống lạm phát cần được bảo
đảm và luôn duy trì ở mức hợp lý. Trong những năm gần đây, cuộc đấu
tranh kiềm chế và đẩy lùi lạm phát tuy đã thu được kết quả nhất định, nhưng
kết quả chưa thật vững chắc và nguy cơ tái lạm phát cao vẫn còn tiềm ẩn. Do
đó kiềm chế và kiểm soát lạm phátvẫn là một nhiệm vụ quan trọng. Để kiềm
chế và kiểm soát có hiệu quả, cần áp dụng tổng thể các giải pháp: đây mạnh
phát triển sản xuất, giảm chi phí sản xuất và lưu thông, triệt để tiết kiệm
trong chi tiêu, tăng nhanh nguồn vốn dự trữ, bảo đảm các cân đối lớn của
nền kinh tế nhằm bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế theo dự kiến, đồng thời
phải đẩy mạnh cơ chế quản lý kinh tế phù hợp với cơ chế thị trường có sự
quản lý của nhà nước, làm cho các yếu tố tích cực của thị trường ngày càng
được hoàn thiện và phát triển. Vậy để thực hiện chống lạm phát chúng ta có
những chủ trương và giải pháp sau:
19
Tập chung mọi nguồn lực, nâng cao năng suất lao động, triệt để tiết
kiệm, giảm chi phí sản xuất để đẩy mạnh sản xuất. Thủ tướng chính phủ đã
giao cho bộ kế hoạch và đầu tư phối hợp với các Bộ các ngành có liên quan
nghiên cứu bổ sung hoàn thiện các cơ ché chính sách chung về quản lý kinh
tế, bảo đảm các cân đối lớn cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững;
tập chung mọi nguồn lực nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất với hiệu quả
ngày càng cao; giữ vững chấn chỉnh hệ thống doanh nghiệp Nhà nước để
hoạt động có hiệu quả hơn, sắp xếp tốt mạng lưới lưu thông hàng hoá, xây
dựng khối lượng dự trữ lưu thông đủ mạnh, nhất là những mặt hàng thiết
yếu, để Nhà nước có khả năng can thiệp vào thị trường, bình ổn giá cả, tạo
môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động bình đẳng, tham gia
cạnh tranh lành mạnh, hàng hoá lưu thông thông suốt từ sản xuất đến tiêu
dùng.

III.2.1. Các giải pháp tièn tệ tài chính:
a) Khống chế tổng phương tiện thanh toán:
Phù hợp với yêu cầu của tăng trưởng kinh tế mức tăng tối đa trong khoảng
21%; dư nợ tín dụng tăng khoảng 21-26%, huy động vốn tăng 40-45%, trong
đó vốn trong nước tăng 19-20%; tiếp tục điều chỉnh lãi suất và tỷ giá phù
hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế-xã hội trong giai đoạn mới. Để
thực hiện ục tiêu trên. ngân hàng nhà nước phải phối hợp chặt chẽ với bộ kế
hoạch và đầu tư.
b) Tiếp tục triển khai phát triển thị trường vốn ngắn hạn, củng cố thị
trường tín phiếu kho bạc.
Ngân hàng nhà nước cần phối hợp với Bộ tài chính
tổ chức điều hành có hiệu quả hoạt động của các thị trường này nhằm thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần kiểm soát lạm phát nhất là trong dip tết
nguyên đán.
20
c). Ngân hàng nhà nước điều hành chặt chẽ phương tiện thanh toán đã
dự kiến:
Thu hồi nợ đến hạn và quá hạn, không chê hạn mức tín dụng kiểm
soát định mức dự trữ bắt buộc theo pháp lệnh Ngân hàng, loại bỏ tín phiếu
kho bạc trong cơ cấu dự trữ bắt buộc và tăng tương ứng phần tiền gửi trên tài
khoản của Ngân hàng nhà nước.
d.) Ngân hàng Nhà nước cần sơ kết kinh nghiệm điều hành thị trường
ngoại tệ liên ngân hàng để có những sửa đổi bổ sung cần thiết nhằm đáp ứng
yêu cầu mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng với các tổ chức kinh tế. Việc
mua ngoại tệ của ngân hàng nhà nước chỉ thực hiện khi có Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ. tăng cường kiểm tra kiểm soát và từng bước thực hiện
nhanh hơn chủ trương “ trên đất Việt Nam chỉ tiêu tiền Việt nam.
e). Bên cạnh các công cụ điều hành chính sách tiền tệ trực tiếp, cần áp
dụng thành các chuyển gián tiếp để điều hành lãi suất thị trường, điều hoà
lưu thông tiền tệ, mở rộng việc thanh toán. Ngân hàng nhà nước theo dõi

kiểm tra tại các ngân hàng thương mại việc giảm lãi suất cho vay so với hiện
nay để có phương án giảm tiếp lãi suất cho vay kích thích đầu tư.
III.2.2.Các biện pháp về ngân sách nhà nước.
a.) Phấn đấu tăng thu, thực hiện triệt để tiết kiệm chi nhằm giảm bội
chi ngân sách nhà nước, tăng dự trữ tài chính bảo đảm cân đối ngân sách nhà
nước vững chắc, lành mạnh là biện pháp cơ bản để góp phần kiềm chế lạm
phát. Các ngành, các cấp phải có việc chỉ đạo thu, chi ngân sách là nhiệm vụ
trọng tâm của mình.
b) Đi đôi với việc nghiên cứu chính sách thuế. Bộ tài chính, Tổng cục hải
quan và uỷ ban nhân dân các cấp cần tăng cường công tác quản lý thu và
chống thất thu thuế, bảo đảm thu đúng, thu đủ theo quy định của pháp luật.
Phối hợp với các ngành các cấp quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế, đấu
21
tranh chống buôn lậu và kinh doanh trái pháp luật, khai man doanh số và
chầy ỳ trong việc nộp thuế. Tổ chức thanh tra và kiểm tra việc thu thuế, cải
tiến thủ tục nộp thuế, tránh phiền hà cho người nộp thuế.
c) Các Bộ ngành địa phương và đơn vị cơ sở thực hiện nghiêm túc chỉ
thi của Ban Bí thư, Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện tiết kiêm, chống
lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu, tổ chức sử dụng vốn ngân sách
Nhà nước đúng mục đích, có hiệu quả và phải chiu trách nhiệm đối với
khoản chi sai chế độ làm thất thoát tài sản và những khoản chi lãng phí, phô
trương hình thức.
d) Tiếp tục sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao năng
suất lao động, chống thất thoát, lãng phí vồn tài sản Nhà nước. Bộ tài
chính khẩ chương hoàn thành đề án đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp
nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ, triển khai rộng rãi chế độ kế toán mới
trong các doanh nghiệp, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn để đưa hoạt động
tài chính của doanh nghiệp đi vào nề nếp, đúng chế độ.
III.2.3.Các biện pháp về điều hành cung cầu thị trường:
a) Thực hiện các biện pháp để hàng hoá lưu thông thông suốt trong cả

nước nhằm ngăn chặn các hiên tượng đầu cơ, tích trữ khan hiếm giả tạo,
kích giá tăng lên thiệt hại cho sản suất và đời sống. Bộ thương mại chủ trì
cùng các bộ ngành liên quán sớm có đề án quản lý thị trường, tiêu thụ hàng
hoá phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Xây dựng
mạng lưới thương nghiệp với sự tham gia của các thành phần kinh tế, trong
đó doang nghiệp quốc doanh phải chủ động chi phối thị trường Việc quản lý
thị trường phải gắn với đặc thù của từng khu vực.
Về điều hành cân đối cung cầu hàng hoá. Bộ Kế Hoạch và Đầu tư chủ
trì phối hợp với các cơ quan quản lý ngành hàng phối hợp với cơ quan chức
năng chịu trách nhiệm theo dõi diễn biến cung cầu những mặt hàng thuộc
22
Bộ, cơ quan của mình quản lý. Phát hiện và sử lý kịp thời những mất cân đối
phát sinh trong quá trìng điều hành. Bộ thương mại có trách nhiệm điều hoà
hàng hoà trong cả nước, nhất là những mặt hàng quan trọng để giải quyết
những mất cân đối cục bộ ở từng khu vực. Đối với những mặt hàng quan
trọng cho sản xuất và đời sống ( lương thực, đường, xăng dầu, xi măng )
thì việc cân đối cung cầu phải tiến hành từng quí, từng tháng. Đối với các
mặt hàng này, phải xây dựng lực lượng dự trữ lưu thông hàng hoá là công cụ
không thể thiếu để điều hoà thị trường. Các Bộ, các cơ quan quản lý ngành
hàng, hội đồng quản lý, các tổng công ty này sớm trình Chính phủ đề án về
cơ chế lưu thông, bảo mức dự trữ cần thiết, dù sức chi phối khi thị trường
phát sinh mất cân đối.
b) Bộ thương mại khẩn trương tổ chức tốt việc triển khai thực hiên
quyết định số 864/ITg ngày 30 tháng 12 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ
về chính sách hàng hoá và điều hành và điều hành công tác suất nhập khẩu.
Phối hợp với các Bộ ngành liên quan thực hiện các biện pháp để bảo đảm sự
cân đối giữa lực lượng hàng hoá, dịch vụ với tổng sức mua của xã hội. Chỉ
đạo và đôn đốc các doanh nghiệp suất nhập khẩu đưa đại bộ phận hàng hoá
nhập khẩu về nước ngay từ những tháng đầu năm, đáp ứng kịp cho sản xuất
và cân đối cung cầu hàng hoá ở trong nước. Chấn chỉnh tình trạng xuất nhập

khẩu bằng việc sắp xếp đầu mối xuất nhập khẩu hợp lý, nhất là xuất khẩu
lương thực. Tổ chức việc mua hàng hoá xuất khẩu có trật tự, ngăn chặn tình
trạng tranh mua hàng xuất khẩu đẩy giá lên. Nghiên cứu hình thành quỹ hỗ
trợ xuất nhập khẩu để có nguồn sử lý những rủi ro trong kinh doanh.
c) Để ngăn chặn ngay từ đầu những dấu hiệu dẫn đến phát sinh biến đổi
giá. Ban vật giá Chính Phủ phải theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường, nắm
bắt kịp thời những thông tin về tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu, lưu thông
hàng hoá, tiền tệ trên thị trường, từ đó đề xuất với Thủ tướng Chính Phủ
23
những biện pháp bình ổn giá cả, giúp các Bộ ngành quản lý sản xuất, kinh
doanh, hình thành các mức giá cụ thể theo định hướng của Nhà nước.
Để chặn đứng tình trạng giá cả tăng cao thường diễn ra vào những tháng
đầu năm, các Bộ ngành cần nghiêm chỉnh chấp hành những yêu cầu của Thủ
tướng Chính phủ. Bộ lao động thương binh xã hội chủ trì phối hợp với các
Bộ ngành có liên quan tổ chức tiền lương, năng suất lao động chi phí sản
xuất, lưu thông và viẹc hình thành giá ở một số đơn vị sản xuất, kinh doanh
các lạo hàng hoá đại diện cho các ngành kinh tế quốc dân để đề suất chính
sách và biện phát giải quyết tiền lương gắn với năng suất lao động đối với
khu vực sản xuất kinh doanh. - Về chỉ đạo điều hành:
d). Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng
Nhà nước, Bộ thương mại, ban vật giá chính phủ, Tổng cục hải quan, Tổng
cục thống kê tổ chức giao bạn định kỳ hàng tháng để nắm chắc diễn biến
tình hình vận động của hàng hoá, thị trường, tiền tệ, tình hình cân đối hàng
tiền qua đó phát hiện những khâu yếu phát sinh trong công tác điều hành và
đề xuất với Chính phủ các biện pháp sử lý kịp thời.
e). Tổ tư vấn giá cả do Trưởng ban Vật giá Chính phủ làm tổ trưởng cần
nắm bắt thông tin về diễn biến giá cả trong nước, ngoài nước chính xác kịp
thời, phát hiện những vấn đề vướng mắc trong điều hành hàng hoá và thông
báo tình hình đến các Bộ các ngành liên quan để xử lý.
f). Các Tổng công ty kinh doanh, nhất là các Tổng công ty kinh doanh các

mặt hàng quan trọng, thiết yếu phải định kỳ báo cáo tình hình sản xuất, tiêu
thụ sản phẩm cho cơ quan cấp trên, cơ quan quản lý chức năng và chiu trách
nhiệm trước Bộ quản lý chuyên ngành về tình hình giá cả các mặt hàng do
mình phụ trách. Bộ quản lý chuyên ngành phải chịu trách nhiệm trước chính
phủ về việc tăng giá đột biến với những mặt hàng thuộc phạm vi mình quản
lý.
24
KẾT LUẬN
Lạm phát và tăng trường kinh tế là hai vấn đề có quan hệ rất chặt chẽ, phức
tạp. Lạm phát có thể là động lực thúc đẩy kinh tế ngược lại cũng có thể là tác
25

×