Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

CÔNG TY cổ PHẦN COMPTRONIX NHẬN DIỆN rủi RO TIỀM TÀNG và rủi RO KIỂM SOÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.47 KB, 13 trang )

MÔN HỌC: KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH NÂNG CAO
NHÓM TRÌNH BÀY: NHÓM 1
ĐỀ TÀI: CASE 8
PHẦN I: BÀI DỊCH
CÔNG TY CỔ PHẦN COMPTRONIX
NHẬN DIỆN RỦI RO TIỀM TÀNG VÀ
RỦI RO KIỂM SOÁT
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi hoàn thành và thảo luận trường hợp này chúng ta có thể:
• Hiểu được cách các nhà quản trị thực hiện gian lận trên các Báo cáo tài
chính.
• Nhận biết được các yếu tố rủi ro tiềm tàng chính làm tăng khả năng gian
lận trên Báo cáo tài chính.
• Nhận biết được các yếu tố rủi ro kiểm soát chính làm tăng khả năng gian
lận trên Báo cáo tài chính.
• Hiểu được tầm quan trọng của việc quản trị doanh nghiệp một cách hiệu
quả dựa trên việc giám sát hoạt động của các nhà lãnh đạo.
GIỚI THIỆU
Mọi hoạt động tại Comptronix-một công ty điện tử ở Guntersville, Alabama
diễn ra suôn sẻ cho đến khi chuyện gian lận vỡ lỡ vào ngày 25 tháng 11 năm
1992. Khi các báo cáo chỉ ra rằng ba giám đốc điều hành hàng đầu ở đây đã thổi
phồng thu nhập công ty trong suốt ba năm qua, giá cổ phiếu của công ty sụt
giảm 72% trong một ngày, giá đóng cửa là 6,125$/1 cổ phiếu, trong khi giá
đóng cửa của ngày hôm trước là 22$/1 cổ phiếu.
Những điều tra tiếp theo của Uỷ ban giao dịch chứng khoán (SEC) đã xác định
rằng giám đốc điều hành của Comptronix (CEO) cùng giám đốc tác nghiệp
(COO) và bộ phận kế toán / thủ quỹ thông đồng để khai khống các tài sản và lợi
nhuận bằng cách ghi chép các nghiệp vụ giả tạo. Ba nhà quản trị trên đã khống
chế hệ thống kiểm soát nội bộ để những người còn lại tại Comptronix không
phát hiện ra các gian lận. Khi tất cả điều này bị đưa ra ánh sáng, các giám đốc
điều hành đã bất ngờ thú nhận với hội đồng quản trị của công ty rằng họ đã


phản ánh không đúng giá trị tài sản, phóng đại doanh thu, và che giấu chi
phí. Ba người này ngay lập tức bị đình chỉ công tác.
Chỉ trong vài ngày, hàng loạt các vụ kiện xảy ra nhằm chống lại công ty và ba
giám đốc điều hành. Ngay lập tức, Hội đồng quản trị của công ty đã thành lập
một Ủy ban đặc biệt để điều tra cáo buộc gian lận Báo cáo tài chính, một nhóm
điều hành tạm thời bước vào phụ trách, và họ đã thuê Arthur Andersen, LLP để
tiến hành điều tra gian lận chi tiết.
Cư dân ở thị trấn nhỏ của tiểu bang Alabama choáng váng. Sao gian lận có thể
xảy ra quá sức tinh vi như thế? Có dấu hiệu trục trặc nào đã bị bỏ qua hay
không?
TOÀN CẢNH VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN COMPTRONIX
Cơ sở hoạt động chính của công ty đặt tại Guntersville, một thị trấn với xấp xỉ
7,000 cư dân nằm khoảng 35 dặm về phía Đông Nam Huntsville, Abalama.
Công ty cung cấp các dịch vụ sản xuất theo hợp đồng cho các nhà sản xuất thiết
bị gốc trong ngành công nghiệp điện tử. Sản phẩm chủ yếu của công ty là các
bảng mạch điện tử cho máy tính cá nhân và trang thiết bị y tế. Điều kiện dân cư
đông đúc của vùng lân cận Huntsville đã cung cấp cho Comptronix một nền
tảng khách hàng địa phương cho sản phẩm bảng mạch của công ty. Bên cạnh cơ
sở ở Abalama, công ty còn duy trì các cơ sở sản xuất tại San Jose, California, và
Colorado Springs, Colorado. Tổng cộng, Comptronix quản lý khoảng 1,800
nhân lực tại 3 địa phương và là một trong những công ty sử dụng lao động lớn
nhất Guntersville.
Công ty này được thành lập vào đầu những năm 1980 bởi những người cùng
làm việc trong ngành điện tử ở Hunstville. Ba trong số đó đã trở thành những
nhân viên cấp cao của công ty. William J.Hebding trở thành chủ tịch hội đồng
quản trị kiêm Tổng giám đốc điều hành (CEO), Allen L. Shiffet đã trở thành
chủ tịch và Giám đốc tác nghiệp (COO), và J.Paul Medlin trong vai trò là kế
toán trưởng kiêm thủ quỹ. Trước khi thành lập Comptronix, cả 3 người này đã
từng làm việc tại SCI Systems, một hãng sản xuất đồ điện tử đang rất phát triển.
Ông Hebding gia nhập SCI Systems vào giữa những năm 1970 để làm phụ tá

cho Giám đốc tài chính. Khi giữ vị trí đó, ông ta đã gặp Ông Shifflet, quản đốc
sản xuất của SCI Systems. Sau đó, khi Ông Hebding trở thành giám đốc tài
chính cho SCI Systems, ông ta thuê Ông Medlin làm phụ tá. Cùng với một số ít
người làm việc tại SCI Systems, 3 ông này đã thành lập Comptronix vào cuối
năm 1983 và đầu năm 1984.
Người dân địa phương tại thị trấn Guntersville đã rất hào hứng trước việc công
ty được thành lập.Thành phố cũng khuyến khích Comptronix bằng cách cung
cấp cho công ty một nhà máy dệt kim còn trống trong thị trấn. Để khuyến khích
thêm, một ngân hàng địa phương đã cho Comtronix hưởng một thỏa thuận (điều
khoản) tín dụng hấp dẫn. Comptronix lần lượt bổ nhiệm các giám đốc ngân
hàng địa phương vào Hội đồng quản trị của công ty. Các cán bộ quản lý kinh
doanh rất phấn khởi khi có thêm cơ hội tuyển dụng và hy vọng vào một sự phát
triển của kinh tế địa phương.
Những năm đầu tiên rất khó khăn, công ty đã bị thua lỗ trong năm 1986. Địa
phương đã khuyến khích công ty thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư mạo
hiểm. Một trong số những nhà đầu tư đó bao gồm một đối tác ở Massey Burch
Investment Group, một công ty chuyên về vốn mạo hiểm nằm ở Nashville,
Tennessee, chỉ cách khoảng hơn 100 dặm về phía Bắc. Dùng nguồn vốn mạo
hiểm đã cho phép Comptronix tạo ra doanh số bán hàng mạnh mẽ và lợi nhuận
tăng trong 2 năm 1987 và 1988. Dựa trên sự hoạt động mạnh mẽ này, nhà quản
lý cấp cao đã chào bán cổ phiếu ra thị trường vào năm 1989, với mức giá ban
đầu (khởi điểm) là 5$ một cổ phiếu trên thị trường OTC.
HỆ THỐNG KẾ TOÁN
Theo như điều tra của SEC, gian lận đã bắt đầu ngay khi công ty thực hiện
chào bán cổ phiếu ra công chúng vào năm 1989 và được điều hành bởi các nhà
quản trị cấp cao: Ông Hebding là Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám
đốc điều hành (CEO), ông Shifflett là Chủ tịch công ty kiêm giám đốc tác
nghiệp (COO) và ông Medlin đồng thời là kiểm soát viên kiêm thủ quỹ, sử dụng
quyền lực và sức ảnh hưởng của mình để bóp méo số liệu trên các báo cáo tài
chính được phát hành từ đầu năm 1989 đến tháng 11 năm 1992.

Họ bắt đầu phối hợp gian lận bằng cách làm sai lệch các báo cáo mỗi quý được
xuất trình cho SEC trong suốt năm 1989. Những vị này đã công bố sai sự thật
các báo cáo tài chính bằng việc chuyển sai một số chi phí nhất định từ giá vốn
hàng bán sang các khoản mục hàng tồn kho. Mánh khóe này cho phép họ khai
khống giá trị hàng tồn và khai thiếu một phần giá vốn hàng bán, để rồi lần lượt
khai khống lãi gộp và thu nhập ròng trong thời kỳ đó. Hàng tháng, ba nhà quản
trị này thực hiện việc ghi sổ nhật ký theo phương pháp thủ công, nhưng những
điều chỉnh sổ sách nhiều nhất chỉ xảy ra ở quý cuối cùng trong năm, viện cớ
rằng động cơ gian lận là do ảnh hưởng từ sự thua lỗ của một khách hàng chính
của công ty đối với SCI, nơi trước kia ba nhà quản trị từng làm việc.
Ban lãnh đạo đã thành công một phần trong việc bóp méo báo cáo tài chính
hàng quý bởi vì các số liệu mỗi quý của họ không bị kiểm toán. Tuy nhiên, khi
năm tài chính 1989 kết thúc, các vị này trở nên cảnh giác hơn vì sợ rằng các
kiểm toán viên độc lập có thể phát hiện ra gian lận khi thực hiện kiểm toán các
báo cáo tài chính cuối năm, ngày 31/12/1989. Để che giấu hành vi sai trái khỏi
sự kiểm tra của các kiểm toán viên, họ nghĩ ra một kế hoạch che đậy việc
chuyển giao chi phí không hợp pháp này. Cả ba quyết định rút các chi phí này ra
khỏi khoản mục hàng tồn kho ngay trước thời điểm cuối năm vì họ sợ rằng các
kiểm toán viên sẽ kiểm tra kỹ khoản mục này vào thời điểm 31/12/1989 như
một phần trong tiến trình kiểm toán. Rồi họ chuyển ngược các chi phí này về lại
khoản mục giá vốn hàng bán. Tuy nhiên, với mỗi nghiệp vụ chuyển ngược chi
phí về như thế, đội ngũ gian lận này ghi sổ một khoản doanh thu không có thực
kèm theo khoản phải thu liên quan, cũng đều là bịa đặt. Do đó, lần lượt trở
thành doanh thu và khoản phải thu khai khống.
Ảnh hưởng chính của việc làm này là các báo cáo tài chính tạm thời bao gồm
giá vốn hàng bán bị khai thiếu và giá trị hành tồn kho bị khai khống trong khi
các báo cáo thường niên chứa khoản doanh thu và khoản phải thu khai khống.
Một khi đã thành công trong việc điều chỉnh doanh thu và khoản phải thu cuối
năm, họ bắt đầu ghi sổ doanh thu giả hàng quý theo cách tương tự.
Để thuyết phục các kiểm toán viên là doanh thu và các khoản phải thu giả tạo

của mình đều hợp pháp, ba nhà lãnh đạo đơn vị ghi nhận các khoản thanh toán
tiền mặt trên những tài khoản khách hàng không có thật của Comptronix. Để
thực hiện điều này, họ đã phát triển một chương trình gian lận tương đối phức
tạp. Đầu tiên, họ ghi sổ các nghiệp vụ mua trang thiết bị giả. Rồi theo đó khai
khống khoản mục thiết bị và phải trả người bán. Tiếp đến, ông Hebding – chủ
tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc điều hành (CEO) và ông Medlin –
đồng thời là kế toán trưởng và thủ quỹ đã xuất ra những séc thanh toán đối với
những tài khoản phải trả người bán liên quan tới nghiệp vụ mua thiết bị giả tạo
này. Nhưng họ đã không gửi những séc đó đi, thay vào đó, lại gửi vào tài khoản
chi tiêu bằng séc của đơn vị ở ngân hàng và ghi lại các khoản thanh toán giả
mạo như ghi nợ các khoản phải trả và ghi có các khoản phải thu không có thực.
Chương trình kế toán này cho phép các công ty có thể loại bỏ những khoản phải
trả và phải thu sai lệch trong khi vẫn duy trì được doanh thu và giá trị thiết bị
giả tạo trên báo cáo lãi lỗ và bảng cân đối kế toán.
Hệ thống này tiếp tục được duy trì hơn 4 năm, kéo dài từ đầu năm 1989 đến
tháng 11 năm 1992 khi ba nhà điều hành này thú nhận hành vi gian lận của họ.
Điều tra của SEC chỉ ra rằng các báo cáo công bố hàng năm vào ngày 31 tháng
12 các năm 1989, 1990, 1991 đã có những sai phạm trọng yếu như sau:
1989 1990 1991
Doanh thu (đvt:1000$)
Giá trị trên báo cáo
42,420 70,229 102,026 Giá trị
thực 37,275 63,444 88,754 Khai
khống5,145 6,785 13,272
Phần trăm khai khống 13.8% 10.7% 14.9%
Lợi nhuận thuần (đvt:1000$)
Giá trị trên báo cáo 1,470 3,028 5,071
Giá trị thực (3,524) (3,647) (3,225)
Khai khống 4,994 6,675 8,296
Lãi trên cổ phần (EPS)

Giá trị trên báo cáo 0.19 0.35 0.51
Giá trị thực (0.47) (0.43) (0.34)
Khai khống 0.66 0.78 0.85
Đất đai, thiết bị, nhà xưởng (đvt:1000$)
Giá trị trên báo cáo 18,804 26,627 38,720
Giá trị thực 13,856 15,846 20,303
Khai khống 4,948 10,781 18,417
Phần trăm khai khống 35.7% 68.0% 90.7%
Vốn chủ sở hữu (đvt:1000$)
Giá trị trên báo cáo 19,145 22,237 39,676
Giá trị thực 14,151 10,568 18,778
Khai khống 4,994 11,669 20,898
Phần trăm khai khống35.3% 110.4%
113.3%
Chương trình gian lận của ban điều hành đã giúp công ty tránh khỏi việc phải
công bố lỗ ròng mỗi năm với số tiền gian lận ngày càng tăng trong suốt 3 năm
thực hiện (thông tin về năm tài chính 1992 không được trình bày bởi vì gian lận
đã bị vạch trần trước khi năm tài chính kết thúc). Chương trình gian lận này
cũng thổi phồng bảng cân đối kế toán bằng cách khai khống giá trị đất đai, thiết
bị, nhà xưởng (tức tài sản cố định hữu hình) và nguồn vốn chủ sở hữu. Cuối
năm 1991, đất đai, nhà xưởng, thiết bị bị khai khống lên đến hơn 90% và vốn
chủ sở hữu bị khai khống hơn 111%.
KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Ba nhà quản trị cấp cao của công ty đã gây ra những gian lận bằng cách bỏ qua
các quy định của hệ thống kế toán hiện có. Họ không ghi chép các nghiệp vụ
vào nhật ký mua hàng và nhật ký bán hàng theo đúng các quy định của hệ thống
kiểm soát nội bộ, mà ghi lại các nghiệp vụ không có thật theo cách thủ công.
Các nhân viên khác bị loại khỏi quá trình này để tối thiểu hóa khả năng gian lận
bị phát hiện.
Theo bản tóm tắt cuộc điều tra của SEC, nhân viên Comptronix thường để lại

dấu vết trên giấy tờ liên quan tới việc mua thiết bị, bao gồm cả đơn đặt hàng và
phiếu nhận hàng. Tuy nhiên, không có tài liệu được tạo ra cho việc mua hàng
không có thật. Phê duyệt chi tiền mặt thường được cấp một lần khi có các đơn
đặt hàng liên quan, phiếu nhận hàng và hóa đơn của nhà cung cấp. Thật không
may, ông Shifflett hoặc ông Medlin có thể phê duyệt các khoản thanh toán chỉ
dựa trên hóa đơn. Kết quả là, nhóm gian lận đã có thể vượt qua được hệ thống
kiểm soát nội bộ đối với các khoản chi bằng tiền mặt. Họ chỉ đơn giản đưa ra
hóa đơn của nhà cung cấp không có thật cho kế toán thanh toán, người mà sẽ
chuẩn bị séc để trả khoản tiền được ghi trên hóa đơn.
Hệ thống kiểm soát nội bộ cũng không đủ mạnh để phát hiện các gian lận, sai
sót liên quan tới quy trình bán hàng và các khoàn phải thu. Thông thường, một
nhân viên bộ phận vận chuyển sẽ nhập số thứ tự của khách hàng và số lượng
hàng được chuyển tới cho khách hàng vào hệ thống kế toán trên máy vi tính. Hệ
thống kế toán sau đó tự động tạo ra một phiếu vận chuyển và hóa đơn bán hàng.
Hàng hóa được chuyển tới cho khách hàng, cùng với hóa đơn và phiếu vận
chuyển. Một lần nữa, ông Medlin, vai trò là kế toán trưởng và thủ quỹ, có khả
năng truy cập vào hệ thống của bộ phận vận chuyển. Điều này cho phép ông
nhập doanh số bán hàng không có thật vào hệ thống kế toán. Sau đó, ông ta
chắc chắn đã hủy tất cả các chứng từ được tạo ra bởi hệ thống kế toán để cho
chúng không được gửi qua đường bưu điện cho khách hàng liên quan. Tiếp sau
đó, chính ông Medlin là người thực hiện ghi sổ nghiệp vụ bán hàng giả tạo này
vào nhật ký thu tiền.
Việc lừa đảo rõ ràng là do chỉ đạo từ cấp trên của công ty. Giống như hầu hết
các công ty, Giám đốc điều hành cấp cao tại Comptronix chỉ đạo hoạt động của
công ty theo từng ngày, với sự giám sát định kỳ chỉ từ Ban giám đốc của công
ty.
Tháng 3 năm 1992 một đại diện được ủy quyền của công ty đã tuyên bố cho
các cổ đông lưu ý rằng: Hội đồng quản trị của Comptronix gồm 7 thành viên,
bao gồm cả ông Hebding, người là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Trong 7 cổ đông
trên, có 2 cổ đông là ông Hebding, giữ vai trò Chủ tịch hội đồng quản trị và

Tổng giám đốc điều hành (CEO), và ông Shifflett, giữ vai trò Chủ tịch và Giám
đốc tác nghiệp (COO), đại diện quản lý công ty. Như vậy, 28.6% Hội đồng quản
trị là những người quản lý cấp cao của công ty. 5 cổ đông còn lại không làm
việc tại Comptronix. Tuy nhiên, 2 trong số 5 cổ đông đó có quan hệ chặt chẽ với
công ty. Một người là cố vấn pháp lý của công ty và người còn lại là Phó chủ
tịch một công ty khách hàng quan trọng của Comptronix. Những cổ đông có
quan hệ gần gũi với việc quản lý công ty thường được gọi là GRAY. 3 cổ đông
còn lại không có liên hệ rõ ràng với công ty. Một trong các cổ đông này lại là
một đối tác trong một công ty kinh doanh vốn đầu tư mạo hiểm, sở hữu 574,978
cổ phiếu phổ thông (5.3%) của Comptronix. Trước đây, ông ta là đối tác của
công ty luật Nashville và hiện đang làm việc cho 2 công ty khác nhau. Cổ đông
thứ hai là Phó chủ tịch và Giám đốc điều hành của một ngân hàng địa phương –
ngân hàng đã cho Comptronix vay tiền. Ông cũng từng là Chủ tịch hội đồng
quản trị của một ngân hàng ở một thị trấn gần đó. Vị cổ đông còn lại là Chủ tịch
của một nhà cung cấp quốc tế tại Đài Loan. Tất cả 7 cổ đông trên là thành viên
của Hội đồng quản trị Comptronix kể từ năm 1984, ngoại trừ đối tác đầu tư mạo
hiểm, người tham gia Hội đồng quản trị vào năm 1988 và vị Phó chủ tịch khách
hàng chính của công ty, tham gia Hội đồng quản trị năm 1990.
Mỗi cổ đông nhận được một khoản tiền hàng năm là $3,000 cộng với lệ phí
$750 cho mỗi cuộc họp mà họ tham dự. Công ty cũng cấp mỗi cổ đông một
quyền chọn mua 5,000 cổ phiếu phổ thông tại mức giá bằng giá thị trường của
cổ phiếu vào ngày mà quyền chọn đó đã được cấp.
Hội đồng quản trị gặp gỡ 4 lần trong năm 1991. Hội đồng quản trị có một Ủy
ban kiểm toán được giao nhiệm vụ đề xuất các kiểm toán viên độc lập, xem xét
phạm vi các hợp đồng kiểm toán, bàn bạc với các kiểm toán viên độc lập, xem
xét kết quả của cuộc kiểm toán và làm việc như một cầu nối giữa Hội đồng quản
trị với kiểm toán viên nội bộ. Ủy ban kiểm toán cũng chịu trách nhiệm xem xét
lại các chính sách của công ty, bao gồm cả những quy định liên quan đến kế
toán và các vấn đề kiểm soát nội bộ. Hai cổ đông không làm việc tại công ty và
một cổ đông GRAY là 3 thành viên thuộc Ủy ban kiểm toán. Một trong những

thành viên đó là luật sư, và 2 người còn lại là Chủ tịch và CEO của công ty nơi
họ làm việc. Không có dấu hiệu nào cho thấy có bất kỳ cá nhận nào trong 3
người trên có nền tảng kiến thức đầy đủ về kế toán và báo cáo tài chính. Ủy ban
kiểm toán đã gặp nhau 2 lần trong năm 1991.
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ
Tháng 3/1992, báo cáo của ban ủy quyền đã cung cấp các thông tin chung về ba
giám đốc điều hành bị cáo buộc phạm gian lận như sau: Ông Hebding, ông
Shifflett, và ông Medlin.
William J. Hebding vừa là Chủ tịch hội đồng quản trị vừa là Giám đốc điều
hành của Comptronix. Ông chịu trách nhiệm bán hàng, tiếp thị, tài chính và
quản lý chung. Ông cũng là giám đốc từ năm 1984 đến 1992 khi các gian lận bị
phanh phui. Hebding là cổ đông đơn lẻ lớn nhất nắm giữ cổ phiếu phổ thông
của Comptronix bằng việc sở hữu 6,7% cổ phiếu (720,438 cổ phiếu) vào
2/3/1992. Trước khi gia nhập Comptronix, ông này làm việc cho SCI Systems
Inc, từ năm 1974 đến tháng 10/1983 và đã đưa ra các quyền dành cho thủ quỹ
và giám đốc tài chính tại SCI từ 12/1976 đến 10/1983. Vào tháng 10/1983, ông
Hebding rời SCI để sang làm việc tại Comptronix. Ông tốt nghiệp từ trường Đại
học North Alabama với bằng cử nhân kế toán và là một kiểm toán viên độc lâp.
Quỹ tiền mặt bồi thường của Hebding vào năm 1991 đạt tổng cộng 187.996
USD.
Allen L. Shifflett là chủ tịch và Giám đốc tác nghiệp của Comptronix, và ông
chịu trách nhiệm cho sản xuất, kỹ thuật và hoạt động của chương trình. Ông ta
cũng từng là giám đốc từ năm 1984 đến năm 1992 khi có sự gian lận diễn ra và
sở hữu 4% cổ phiếu phổ thông (433,496 cổ phiếu) của Comptronix vào
2/3/1992. Giống như Hebding, Shifflett gia nhập công ty sau khi đã làm việc tại
SCI- là người quản đốc phân xưởng và quản lý sản xuất từ tháng 10/1981 đến
năm 1984, trước khi rời SCI để sáng lập Comptronix. Ông Shifflett nhận được
bằng cử nhân khoa học ngành công nghiệp cơ khí của học viện Virginia
Polytechnic. Quỹ tiền mặt bồi thường của ông ta vào năm 1991 đạt tổng cộng
162.996 USD.

Paul Medlin là kế toán trưởng kiêm thủ quỹ của Comptronix. Ông cũng đã
từng làm việc tại SCI - là trợ lý của ông Hebding, sau khi tốt nghiệp Đại học
Alabama. Medlin không tham gia vào Hội đồng quản trị của Comptronix. Năm
1992, người ủy quyền thông báo rằng Hội đồng quản trị đã phê duyệt một khoản
nợ của công ty là $79,250 đối với ông Medlin vào 01/11/1989, để cung cấp kinh
phí cho ông ta mua lại cổ phần của cổ phiếu phổ thông. Khoản vay này được
hoàn trả vào 07/5/1991, lãi vay tính theo một tỷ giá cố định nhưng không vượt
quá một tỷ lệ phần trăm mức lãi suất do ngân hàng của công ty quy định như tỉ
lệ Index của ngân hàng đó. Người ủy quyền năm 1992 đã không tiết lộ tiền bồi
thường năm 1991 của Medlin.
Công ty đã hợp đồng làm việc với ông Hebding và ông Shifflett, thời gian hết
hợp đồng là 4/1992. Theo đó nếu công ty chấm dứt hợp đồng trước khi hết hạn
với bất kỳ lý do nào khác ngoài sự thiếu năng lực, mỗi người sẽ nhận được mức
lương cơ bản cho thời hạn còn lại của hợp đồng. Nếu nguyên nhân là do sự
thiếu năng lực, mỗi người sẽ nhận được mức lương cơ bản của họ trong một
năm sau ngày chấm dứt.
Công ty đã có kế hoạch cổ phần ưu đãi nhân viên và kế hoạch nhận mua cổ
phiếu do Ban bồi thường của Hội đồng quản trị quản lý. Ban này sẽ trao thưởng
cho các nhân viên chủ chốt theo quyết định của mình. Ủy ban bồi thường bao
gồm ba giám đốc không phải là nhân viên của công ty. Một trong những giám
đốc này là luật sư- người từng là cố vấn bên ngoài của Comptronix về các vấn
đề pháp lý nhất định. Một người khác là một khách hàng quan trọng của
Comptronix. Thành viên thứ ba của Ủy ban là một đối tác trong công ty đầu tư
cung cấp vốn cho Comptronix.
Theo cuộc điều tra của SEC cho thấy rằng trong giai đoạn gian lận, mỗi người
đã bán được hàng ngàn cổ phần cổ phiếu phổ thông của Comptronix. Kiến thức
của họ, thông tin về tình hình tài chính thực tế của Comptronix đã giúp ông
Hebding và Shifflett tránh tổn thất vượt quá 500.000 USD, và 90.000 USD đối
với ông Medlin. Mỗi người cũng nhận được tiền thưởng: Hebding là 198.000
USD, Shifflett là 148.000 USD, và 46.075 USD cho ông Medlin. Những khoản

tiền thưởng đã được cấp trong những năm gian lận như một phần thưởng cho tài
chính mạnh của công ty.
Sau khi gian lận bị bại lộ, báo chí thông báo rằng “Red flag” đã xuất hiện. Thời
báo New York cho biết ông Hebding và ông Shifflett tạo ra danh tiếng trong
cộng đồng địa phương trái ngược với danh tiếng bảo thủ chuyên nghiệp của họ.
Ông Hebding mua một ngôi nhà trị giá hơn 1 triệu USD, được mô tả như một
lâu đài với hồ bơi, hàng rào sắt, cổng điện, và một chiếc Jaguar màu đỏ. Tờ
Atlanta Journal and Constitution cho biết cuộc hôn nhân của ông Hebding đã
không thành công, và ông đứng đầu hoạt động về cuộc sống của các cử nhân,
điều đó làm nảy sinh một số vấn đề trong thành phố. Ông cũng đã có một tranh
chấp lớn với một người sáng lập công ty là phó chủ tịch điều hành. Vì hành vi
cá nhân này mà ông bất ngờ bị sa thải khỏi Comptronix vào năm 1989. Sau đó
người ta cho rằng ông đã bị giáng chức và sa thải vì cố gắng để điều tra hành vi
sai trái ở Comptronix.
Ông Shifflett, đã ly dị và tái hôn. Ông và người vợ thứ hai của mình mua rất
nhiều lô đất đắt tiền của một câu lạc bộ độc quyền quốc gia ở một thị trấn lân
cận. Ông Shifflett thông báo đã mua lại nhiều cổ phần bất động sản trong những
năm gần đây.
Một số khác đã bị sốc, cho rằng họ là những người cuối cùng nghi ngờ các
gian lận. Cuối cùng, cũng không ai biết rõ lý do tại sao cả ba đã gây ra một phen
choáng váng cho Hội đồng quản trị về các tin tức gian lận. Có một số suy đoán
rằng một IRS kiểm toán thuế liên tục gây ra tiết lộ về sự lừa dối này.
PHẦN KẾT
Sau khi gian lận bị phát hiện, cả 3 người bị ngưng chức và ủy ban bổ nhiệm
một CEO và một chủ tịch tạm thời lên nắm quyền. Cuộc điều tra của Ủy ban
giao dịch chứng khoán đã dẫn đến việc cáo buộc cả 3 người vi phạm các quy
định chống gian lận của Luật chứng khoán năm 1933 và Luật giao dịch chứng
khoán năm 1934, ngoài ra vi phạm các quy định khác của Luật chứng khoán
này. Không ai thừa nhận hoặc từ chối những lý lẽ chống lại họ. Tuy nhiên cả 3
người đều đồng ý tránh những vi phạm về luật Chứng khoán trong tương lai. Họ

cũng bị cấm đảm nhiệm chức giám đốc công ty cổ phần vĩnh viễn. Ủy ban
chứng khoán ra lệnh họ phải hoàn lại những khoản lỗ trong kinh doanh, những
khoản tiền thưởng mà họ đã nhận trong suốt quá trình gian lận và buộc ông
Hebding và Shifflett trả những khoản phạt tương ứng là $100,000 và $50,000.
Ủy ban chứng khoán không phạt ông Medlin do ông không có khả năng chi trả.
Công ty đã có những nỗ lực về tài chính. Họ bán cơ sở kinh doanh San Jose
vào năm 1994 và cuối cùng đệ đơn phá sản theo chương 11 luật phá sản hoa kỳ
vào tháng 8 năm 1996. Điều khoản luật chương 11 cho phép công ty này tiếp
tục hoạt động trong khi được tái cấu trúc. Vào tháng 9 năm 1996, công ty thông
báo về căn bản đã bán tất cả tài sản cho một cơ sở sản xuất hàng điện tử hàng
đầu ở California. Và kết quả của việc đó là những chủ nợ có đảm bảo của
Comptronix được trả nợ đầy đủ nhưng những chủ nợ không đảm bảo chỉ nhận
được dưới 10 cent trên một dollar.
YÊU CẦU
1. Chuẩn mực kiểm toán chuyên nghiệp trình bày về rủi ro kiểm toán, dùng
để xác định tính chất, thời gian và phạm vi của các thủ tục kiểm toán. Mô
tả các thành phần của rủi ro kiểm toán và phân tích sự thay đổi của mỗi
thành phần ảnh hưởng thế nào đến các bằng chứng kiểm toán cần thiết?
2. Một trong những thành phần của rủi ro kiểm toán là rủi ro tiềm tàng. Mô
tả những nhân tố mà kiểm toán viên đánh giá khi xem xét rủi ro tiềm
tàng. Từ lợi ích của sự nhận thức muộn sau khi các sự việc trên đã xảy ra,
cho biết những nhân tố nào của rủi ro tiềm tàng đã có mặt trong suốt
những cuộc kiểm toán báo tài chính Comptronix từ năm 1989 đến năm
1992?
3. Một thành phần khác của rủi ro kiểm toán là rủi ro kiểm soát. Hãy mô tả
5 thành phần của kiểm soát nội bộ. Những đặc điểm nào của kiểm soát
nội bộ làm tăng rủi ro kiểm soát đối với các kiểm toán báo cáo tài chính
Comptronix từ năm 1989 đến 1992?
4. Hội đồng quản trị và ủy ban kiểm toán có thể là một cơ chế quản lý công
ty hiệu quả. Phân tích ưu và nhược của việc cho phép thành viên hội đồng

quản trị đảm nhiệm chức vụ trong ban giám đốc. Mô tả những trách
nhiệm điển hình của ủy ban kiểm toán. Nêu những điểm mạnh và điểm
yếu của hội đồng quản trị và ủy ban kiểm toán của Comptronix?
5. Công ty cổ phần phải nộp báo cáo tài chính hàng quý theo mẫu 10-Qs.
Tiêu chuẩn chuyên môn cho phép các KTV độc lập thực hiện những đánh
giá kịp thời các báo cáo tài chính. Hãy miêu tả ngắn gọn những yêu cầu
chính của SAS No. 71, báo cáo tài chính tạm thời.Tại sao không phải tất
cả các công ty thuê kiểm toán viên xem xét chuẩn mực báo cáo kiểm toán
Số 71.
6. Bạn có nghĩ rằng đội ngũ điều hành Comptronix vốn không trung thực
ngay từ đầu? Khả năng mà những người trung thực trở nên gian lận giống
như những người tại Comptronix?
1
Nguồn: "Company's profit data were false," The New York Times, 26/11/1992, D-1.
2
Nguồn:
"
Comptronix fall from grace: Clues were there, Alabama locals saw lavish
spending, feud," The Atlanta Journal and Constitution, 5/12/1992, D:1.
3
Nguồn: Xem chú thích 2.
4
Nguồn: Accounting and Auditing Enforcement Release No. 543, Commerce Clearing
House, Inc., Chicago.
5
Thông tin về năm tài chính 1992 không được báo cáo vì gian lận đã bị tiết lộ trước khi năm
tài chính đó kết thúc.
6
Nguồn: Xem chú thích 4.
7

Nguồn: "A Comptronix founder, in 1989 suit, says he flagged misdeeds," The Wall
Street Journal, 7/12/1992, A:3.
8
Nguồn: Xem chú thích 2 và "In town, neighbors saw it coming," The New York Times,
4/12/1992, D:1.

×