Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phân tích và đánh giá cung, cầu và giá cả thị trường gạo cuối năm 2011 đầu năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.71 KB, 16 trang )

CHỦ ĐỀ BÀI TẬP NHÓM:
• Phân tích và đánh giá cung, cầu và giá cả thị trường gạo cuối năm
2011 đầu năm 2012.
• Đề suất giải pháp để thị trường gạo hoạt động có hiệu quả.
Giáo viên hướng dẫn:
TS.Phan Thế Công.
Thành viên Nhóm 14 lớp C19C:
1. Trần Thanh TâmA
2. Trịnh Đinh Minh Hùng
3. Nguyễn Thanh Sơn
4. Nguyễn Tri Nhã Trân
5. Nguyễn Trọng Thành
6. Hồ Ngọc Thịnh
7. Đặng Anh Tuấn
8. Trần Thái Long
9. Lê Thành Nam
10. Trần Thanh TâmB
11. Trương Như Việt
12. Trần Đình Huệ
1
MC LC
2. Câu hỏi nguyên cứu đề tài: 4
3. Mục tiêu nguyên cứu đề tài: 4
4. Đối tượng và phạm vi nguyên cứu: 4
5. Nguồn số liệu nguyên cứu: 4
Nguồn tài liệu nguyên cứu lấy từ bài giảng môn Kinh tế Vi mô thầy Phan Thế Công, dữ liệu từ
internet, các nguồn sách báo… 4
6. Phương pháp nguyên cứu: 4
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG 5
1.1. Một số khái niệm 5
1.1.1 Khái niệm có liên quan đến cầu 5


1.1.2 Khái niệm có liên quan đến cung hàng hóa 5
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung và cầu hàng hóa (dịch vụ) 5
1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu hàng hóa (dịch vụ) 5
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cung hàng hóa (dịch vụ) 6
1.3. Cân bằng cung cầu trên thị trường 7
1.3.1 Trạng thái cân bằng cung- cầu trên thị trường 7
1.3.2 Sự thay đổi trạng thái cân bằng 7
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CUNG CẦU GẠO NĂM 2011/2012 8
2.1 Thị trường cung cầu gạo tại Việt Nam 8
2.1.1 Diện tích gieo trồng lúa tại Việt nam: 8
2.1.2 Sản lượng lúa gạo Việt Nam 2011: 8
2.1.3 Tình hình thương mại gạo tại Việt Nam 9
2.2 Thị trường cung cầu gạo trên thế giới 10
2.2.1 Về tình hình sản xuất gạo trên thế giới 10
2.2.2 Tình hình dự trữ gạo trên thế giới 11
2.2.3 Tình hình thương mại gạo Thế giới 12
2.2.3 Kết quả nghiên cứu , kết luận 12
CHƯƠNG III : DỰ BÁO, PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 14
3.1 Dự báo tình hình cung cầu gạo trên thị trường trong năm 2012 14
3.2 Các giải pháp, kiến nghị 14
KẾT LUẬN 16
2
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Thực trạng chung:
Thế giới ngày càng văn minh hiện đại, nhu cầu của con người ngày càng gia tăng. Không
chỉ là nhu cầu sinh hoạt hàng ngày mà còn có những nhu cầu giải trí, thư giãn để giải tỏa mọi áp
lực trong công việc và cuộc sống. Song nhu cầu ăn, mặc, ở là những nhu cầu cơ bản nhất của con
người. Để có thể tồn tại và phát triển thì con người ai cũng phải được đáp ứng đầu tiên những
nhu cầu này.

Thực trạng của doanh nghiệp:
Xu thế toàn cầu hóa thương mại đang là những đặc điểm cơ bản của phát triển trên thế
giới hiện nay. Đối với Việt Nam, nhất là sau khi gia nhập khối ASEAN, AFTA, hiệp định
thương mại Việt- Mĩ và những bước tiếp theo WTO, đã có nhiều cơ hội phát huy lợi thế so sánh,
tháo gỡ hạn chế về thị trường xuất khẩu, tạo lập môi trường thương mại mới nhằm trao đổi hàng
hóa- dịch vụ, kỹ thuật và thông tin đã tạo cơ sở động lực quan trọng cho tăng trưởng và phát
triển kinh tế.
Để phù hợp với xu thế toàn cầu hoá, Đảng và Nhà nước ta đã có những đổi mới trong
đường lối phát triển kinh tế, đặc biệt là có những chính sách mới để phát triển nông nghiệp nông
thôn. Sau hơn mười năm thực hiện chính sách đổi mới, nông nghiệp đã có những kết quả khá tốt,
đặc biệt trong sản xuất cũng như xuất khẩu lúa gạo. Từ một nước thiếu lương thực, nay đã trở
thành một nước không chỉ đảm bảo đầy đủ các nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn có khối
lượng xuất khẩu ngày một tăng, là nước đứng thứ hai (sau Thái Lan) về xuất khẩu gạo, sản lượng
gạo của Việt Nam hàng năm tăng, cơ cấu sản xuất nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng
phát huy lợi thế so sánh các sản phẩm ở từng vùng, từng địa phương trong cả nước. Kim ngạch
xuất khẩu gạo cũng tăng lên đều đặn, thị trường được mở rộng liên tục. Hiện nay, lúa gạo của
Việt Nam đã có mặt ở hơn 80 quốc gia trên thế giới. Việc xuất khẩu gạo góp phần quan trọng
đưa đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội, tạo tiền đề bước
vào giai đoạn phát triển mới công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Tính cấp thiết của vấn đề nguyên cứu:
Thị trường xuất khẩu gạo cũng như tình hình cung cầu về gạo luôn là một vấn đề đáng
quan tâm của toàn xã hội. Việt Nam là một nước nông nghiệp đang trên đà phát triển cùng với
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Dạo gần đây tình hình giá cả mặt hàng gạo đang rất
được quan tâm. Do giá gạo liên tục biến động cũng như do những tin đồn xung quanh vấn
để thiếu, đủ gạo. Những tác động đó làm ảnh hưởng đến tâm lý cũng như hành vi của người tiêu
dùng. Điều đó góp phần không nhỏ trong việc giá gạo biến động mạnh.
Ngoài ra, việc hạn chế xuất khẩu gạo cũng làm cho người tiêu dùng tin rằng sức cung gạo
không đủ cung ứng cho thị trường trong nước nên mới phải hạn chế xuất khẩura thị trường thế
giới.
3

Do đó ta cũng nhận thấy rằng quan hệ cung cầu về gạo hiện nay đang là vấn đề nóng
bỏng được bàn luận nhiều trong các chương trình thời sự trong nước cũng như quốc tế và trên cả
những bài báo thường nhật.
2. Câu hỏi nguyên cứu đề tài:
3. Mục tiêu nguyên cứu đề tài:
4. Đối tượng và phạm vi nguyên cứu:
5. Nguồn số liệu nguyên cứu:
Nguồn tài liệu nguyên cứu lấy từ bài giảng môn Kinh tế Vi mô thầy Phan Thế Công,
dữ liệu từ internet, các nguồn sách báo….
6. Phương pháp nguyên cứu:
4
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm có liên quan đến cầu
- Khái niệm cầu:
Cầu cá nhân hay cầu thị trường về một loại hàng hóa nào đó là một khái niệm bao gồm cà
2 yếu tố cấu thành lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà một cá nhân hay nhóm người muốn có và có
khả năng mua nó tại một thời điểm nhất định và trên một thị trường nhất định.
- Biểu cầu:
Biểu cầu là 1 bảng số ghi lại các lượng hàng hóa mà người tiêu dùng mua ứng với các
mức giá khác nhau
- Đường cầu, hàm cầu:
Đường cầu là 1 đường đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng cầu về một loại
hàng hóa mà NTD muốn và sẵn sàng mua hay đường cầu là sự thể hiện trên đồ thị nhu cầu của
NTD về 1 loại hàng hóa nào đó theo sự biến thiên về giá
Hàm cầu là một biểu thức đại số của biểu cầu được biểu diễn bằng các số hạng tổng quát
hoặc với các giá trị con số cụ thể của các tham số khác nhau khi phản ánh mối quan hệ giữa giá
cà, thu nhập… với lượng cầu
Hàm cầu đơn giản có dạng:
Q

i
= f(P
i
) với Q
i
: lượng cầu đối với hàng hóa i
P
i
: giá của hàng hóa i
1.1.2 Khái niệm có liên quan đến cung hàng hóa
- Khái niệm cung:
Cung thị trường là những lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà một doanh nghiệp hay một
nhóm doanh nghiệp có khả năng và sẵn sàng cung ứng ra thị trường với một mức giá nào đó tại
một thời điểm và trên một thị trường nhất định.
- Biểu cung:
Biểu cung của hàng hóa mô tả mối quan hệ giữa giá thị trường của hàng hóa đó và lượng
hàng hóa mà người sản xuất làm ra và muốn bán, trong điều kiện không có sự thay đổi của yếu
tố khác
- Đường cung và hàm cung:
Đường cung là đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cung và giá của một hàng hóa
trên thị trường. Đường cung đi lên từ trái qua phải biểu thị mối quan hệ giữa lượng cung và giá
cả của hàng hóa
Hàm cung là một hàm số biểu diễn mối tương quan giữa lượng cung và các nhân tố kinh
tế ảnh hưởng đến lượng cung
Hàm cung đơn giản có dạng:
Q
i
= f(P
i
) với Q

i
: lượng cung đối với hàng hóa i
P
i
: giá bán hàng hóa i
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung và cầu hàng hóa (dịch vụ)
1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu hàng hóa (dịch vụ)
Đối với hàng hóa thông thường thì khi giá của hàng hóa tăng lên thì người tiêu dùng
thường có xu hướng giảm nhu cầu về mặt hàng đó có thể chuyển sang mặt hàng thay thế khác có
chức năng và công dụng tương đương và do đó làm cho cầu mặt hàng này giảm xuống. Ngược
lại khi giá của mặt hàng này giảm xuống thì người tiêu dùng đổ xô đi mua, vì đó là mặt hàng
thông thường phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân do đó lượng cầu hàng hóa
5
này cũng tăng theo. Ngoài yếu tố giá cả hàng hóa làm thay đổi lượng cầu còn có rất nhiều yếu tố
khác tác động tới lượng cầu của người tiêu dùng có thể làm cho đường cầu dịch chuyển sang trái
hoặc sang phải.
Các yếu tố tác động đến cầu bao gồm:
* Thu nhập của người tiêu dùng
Thu nhập là một yếu tố quan trọng xác định lượng cầu. Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến
khả năng mua của người tiêu dùng.
Khi thu nhập tăng lên thì người tiêu dùng có xu hướng mua sắm như sau:
- Đối với hàng hóa thông thường: Khi thu nhập tăng thì cầu tăng
- Đối với hàng hóa thứ cấp: Khi thu nhập tăng thì cầu giảm
Ví dụ khi thu nhập tăng thì người tiêu dùng thường mua thịt, cá ( hàng hóa thông thường) và ít
mua ngô, khoai sắn hơn( hàng hóa thứ cấp)
* Giá của các loại hàng hóa có liên quan
Cầu đối với hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào giá của bản thân hàng hóa mà còn phụ
thuộc vào giá của hàng hóa có liên quan. Các hàng hóa liên quan này chia ra làm hai loại:
- Hàng hóa thay thế
- Hàng hóa bổ sung

Đối với hàng hóa thay thế ( là hàng hóa có thể sử dụng thay cho hàng hóa khác) Khi giá
của một loại hàng này thay đổi thì cầu đối với mặt hàng kia cũng thay đổi. Ví dụ khi giá của cà
phê tăng thì người tiêu dùng chuyển từ dùng cà phê sang chè, do đó cầu mặt hàng chè tăng lên.
Đối với hàng hóa bổ sung( là hàng hóa được sử dụng đồng thời với hàng hóa khác) Khi giá của
hàng hóa tăng lên thì cầu hàng hóa bổ sung với mặt hàng đó cũng giảm đi.
Ví dụ: để uống cà phê thì người ta thường dùng đường và sữa. Khi giá cà phê mà tăng lên
thì người ta dùng cà phê ít đi nên nhu cầu dùng đường và sữa cũng giảm đi.
* Dân số
Đối với hàng hóa thông thường trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi dân số
tăng lên thì nhu cầu về hàng hóa đó cũng tăng lên và ngược lại.
Ví dụ: Thành phố Hà Nội có mức dân số đông gấp mấy chục lần các tỉnh lân cận, vì vậy
nhu cầu về mặt hàng thực phẩm ở thành phố Hà Nội cũng cao hơn so với các tỉnh khác.
* Thị hiếu của người tiêu dùng
Thị hiếu có ảnh hưởng lớn đến cầu của người tiêu dùng. Thị hiếu là sở thích hay sự ưu
tiên của người tiêu dùng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ. Thị hiếu phụ thuộc vào văn hóa và
phong cách sống của từng người, từng khu vực và từng quốc gia Thị hiếu khác nhau thì nhu cầu
về sản phẩm cũng khác nhau.
* Các kỳ vọng trong tương lai
Cầu đối với hàng hóa và dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào các kỳ vọng (sự mong đợi)
của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng hy vọng giá của hàng hóa nào đó sẽ giảm trong tương
lai thì cầu hiện tại đối với hàng hóa của họ sẽ giảm xuống và ngược lại.
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cung hàng hóa (dịch vụ)
Đối với hàng hóa thông thường thì khi giá hàng hóa giảm thì tức là lợi nhuận của nhà sản
xuất có xu hướng giảm xuống nên nhà sản xuất thường hạn chế lượng cung, giảm sản xuất và
khi giá tăng cao thì họ tăng cường sản xuất và cung ứng sản phẩm ra thị trường do đó làm cho
lượng cung hàng hóa tăng lên. Ngoài sự tác động của giá đến lượng cung còn có rất nhiều yếu tố
khác tác động đến lượng cung sản phẩm có thể làm dịch chuyển đồ thị đường cung sang phải hay
sang trái.
Các nhân tố tác động đến cung hàng hóa bao gồm:
6

* Công nghệ
Công nghệ là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành
sản phẩm. Sự cải tiến công nghệ góp phần làm cho cung tăng (đường cung dịch chuyển sang
phải)
*Giá của các yếu tố sản xuất đầu vào
Giá của các yếu tố sản xuất đầu vào có ảnh hưởng đến khả năng cung ứng sản phẩm. Nếu
giá của các yếu tố sản xuất giảm sẽ dẫn đến giá thành sản xuất giảm và cơ hội kiếm lợi nhuận
cao lên do đó nhà sản xuất có xu hướng sản xuất nhiều hơn.
* Chính sách thuế
Mức thuế cao sẽ làm cho thu nhập của doanh nghiệp sản xuất ít đi và họ không có ý
muốn cung ứng hàng hóa nữa và ngược lại thuế thấp sẽ khuyến khích các hãng mở rộng quy mô
sản xuất kinh doanh của mình do đó cung hàng hóa sẽ tăng lên.
* Số lượng người sản xuất
Số lượng người sản xuất càng nhiều thì lượng cung càng lớn và ngược lại.
*Các kỳ vọng
Mọi mong đợi về sự thay đổi giá cả của hàng hóa, giá của các yếu tố sản xuất và các
chính sách thuế đều có ảnh hưởng đến cung hàng hóa và dịch vụ. Nếu sự mong đợi dự đoán có
thuận lợi cho sản xuất thì cung sẽ được mở rộng và ngược lại.
1.3. Cân bằng cung cầu trên thị trường
1.3.1 Trạng thái cân bằng cung- cầu trên thị trường
Khi cầu đối với hàng hóa nào đó xuất hiện trên thị trường, người sản xuất sẽ tìm cách đáp
ứng mức cầu đó.
Trạng thái cân bằng cung cầu đối với một hàng hóa nào đó là trạng thái khi việc cung
hàng hóa đó đủ thỏa mãn nhu cầu đối với nó trong một thời kỳ nhất định. Tại trạng thái cân bằng
này chúng ta có giá cân bằng và sản lượng cân bằng
Trạng thái cân bằng cung – cầu là trạng thái mà Q
s
= Q
d
và điểm A là điểm cân bằng với

mức sản lượng cân bằng là Q
0
và mức giá cân bằng là P
0
.
1.3.2 Sự thay đổi trạng thái cân bằng
Trạng thái cân bằng bị thay đổi khi có đường cung hoặc đường cầu dịch chuyển sang vị
trí mới. Tức là có sự thay đổi về cung cầu do các yếu tố bên ngoài tác động như (thu nhập, thị
hiếu, kỳ vọng của người tiêu dùng thay đổi hay công nghệ, số lượng nhà sản xuất, chi phí đầu
vào của doanh nghiệp có sự biến động) làm đường cầu hoặc cung dịch chuyển. Và vị trí cân
bằng mới sẽ xuất hiện khi đường cung hoặc cầu dịch chuyển sang vị trí mới.
7
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CUNG CẦU GẠO NĂM 2011/2012
Gạo là một trong những mặt hàng thuộc nhóm hàng lương thực, được sản xuất và tiêu
dùng chủ yếu ở Châu Á. Cũng như các mặt hàng lương thực khác, Chính phủ các nước luôn có
chính sách và khuyến khích tăng cung trong nước để đảm bảo an ninh lương thực. Do vậy, khối
lượng gạo trao đổi chiếm khoảng 6 – 7% so với sản lượng sản xuất của thế giới. Trong thương
mại thế giới, khối lượng và giá trị buôn bán mặt hàng gạo ở mức tương đương với lúa mì và
chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng giá trị thương mại hàng hóa.
Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ để trở
thành cường quốc xuất khẩu gạo trong thời gian ngắn. Trong đó, ĐBSCL đóng vai trò chủ lực,
chiếm 53% sản lượng lúa, 96% lượng gạo xuất khẩu.
2.1 Thị trường cung cầu gạo tại Việt Nam
2.1.1 Diện tích gieo trồng lúa tại Việt nam:
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội sau khi thẩm tra Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, Kế
hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015 cấp quốc gia, hoàn toàn nhất trí với mục tiêu giữ diện tích
đất trồng lúa ở mức 3,81 triệu ha. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2011
hầu hết các địa phương vùng ĐBSCL đều triển khai xuống giống lúa thu đông và đặt mục tiêu
tăng diện tích vụ lúa này một cách đáng kể. Theo thống kê đến trung tuần tháng 9, toàn vùng đã
xuống giống 568 ngàn ha, gấp gần 1,5 lần vụ trước. Nhờ các yếu tố giá lúa ở mức cao, thời tiết

cơ bản thuận lợi, trong khi các địa phương trong vùng chưa có giải pháp thay thế tình trạng độc
canh cây lúa nên vẫn phải mở rộng diện tích lúa thu đông để tăng thu nhập cho nông dân.
Theo đánh giá sơ bộ của các địa phương, vụ lúa hè thu và thu đông bên cạnh việc tăng
diện tích đáng kể, kèm với việc phần lớn nông dân vùng ĐBSCL đã tuân thủ các qui trình canh
tác theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng như: vệ sinh đồng ruộng, giữ khô và cày ải phơi
đất ít nhất 3 tuần trở lên trước khi xuống giống vụ hè thu, không sạ chay; xuống giống tập trung
theo lịch thời vụ né rầy, sử dụng các giống lúa có chất lượng cao và áp dụng các biện pháp canh
tác tiến bộ nên năng suất bình quân so với với vụ trước đều tăng từ 2-5 tạ/ha, đưa sản lượng cả
vụ ước đạt khoảng 8,5 triệu tấn là mức cao nhất từ trước tới nay.
2.1.2 Sản lượng lúa gạo Việt Nam 2011:
Sản lượng lúa gạo những năm gần đây liên tục tăng cả về năng suất lẫn sản lượng, điều
này cho thấy nguồn cung gạo của việt nam dồi dào đủ đáp ứng và đảm bảo cung cấp cho tiêu thụ
gạo của cả nước, không những thế Việt Nam còn là quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới
chỉ sau Thái Lan. Trong năm 2010 Việt Nam đã xuất khẩu được 7 triệu tấn gạo, chỉ đứng sau
Thái Lan (8 triệu tấn).
Theo tổng cục thống kê, sản lượng lúa cả năm 2011 ước tính đạt 42,3 triệu tấn, tăng 2,3
triệu tấn so với năm 2010, là mức tăng lớn nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Trong đó, sản
lượng lúa đông xuân đạt 19,8 triệu tấn, tăng 561,5 nghìn tấn; sản lượng lúa hè thu đạt 13,3 triệu
tấn, tăng 1,6 triệu tấn; sản lượng lúa mùa đạt 9,2 triệu tấn, tăng 102,4 nghìn tấn. Năm 2011, xuất
khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục phá mức kỷ lục của năm trước cả về giá và sản lượng. Tính đến
cuối tháng 10/2011, các doanh nghiệp đã xuất khẩu khoảng 6,4 triệu tấn gạo, thu về 3,3 tỷ USD
(tăng 11,6% về lượng và 20,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010). Cả năm 2011, Việt Nam
xuất khẩu 7,35 triệu tấn gạo mang về khoảng 3,5 tỉ Mỹ kim, con số 42,3 triệu tấn vượi xa dự
đoán trước đó là 41,6 triệu tấn.
8
Bảng 1 - Phân tích cung, cầu và sản lượng gạo nước ta:
2008/2009 2009/2010 2010/2011
Thời gian bắt đầu:
tháng 1 năm 2009
Thời gian bắt đầu:

tháng 1 năm 2010
Thời gian bắt đầu:tháng
1 năm 2011
Số liệu
chính thức
USDA
Cập nhật
mới
Số liệu
chính thức
USDA
Cập nhật
mới
Số liệu
chính thức
USDA
Cập nhật
mới
Diện tích thu hoạch 7.334 7.334 7.355 7.415 7.350 7.390
Số lượng dự trữ ban
đầu
2.018 2.018 1.961 1.961 1.561 1.400
Sản lượng gạo đã xay
chà
24.393 24.393 24.550 24.689 24.750 24.819
Sản lượng lúa chưa
xay
38.904 38.904 39.280 39.502 39.600 39.710
Tỷ lệ xay chà (.9999) 6.270 6.270 6.250 6.250 6.250 6.250
Tổng nhập khẩu 500 500 400 400 500 500

Tổng cung 26.911 26.911 26.911 27.050 26.811 26.719
Tổng xuất khẩu 5.950 5.950 6.200 6.500 5.800 5.800
Tiêu thụ 19.000 19.000 19.150 19.150 19.300 19.500
Tồn kho 1.961 1.961 1.561 1.400 1.711 1.419
Tổng lượng phân phối26.911 26.911 26.911 27.050 26.811 26.719
đơn vị: nghìn ha, nghìn mét tấn
Nguồn: Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, số liệu ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA)
2.1.3 Tình hình thương mại gạo tại Việt Nam
Do những tháng cuối năm 2011, với nguồn cung khá dồi dào, giá lúa gạo trên thị trường
ổn định, ở mức thấp, một số địa phương ĐBSCL giá lúa giảm. Tại hầu hết các địa phương,
UBND tỉnh đã có ý kiến chỉ đạo các sở ban ngành, đơn vị liên quan, các doanh nghiệp kinh
doanh trên địa bàn có kế hoạch chuẩn bị, đảm bảo lượng thóc gạo dự trữ và chủ động có phương
án cung ứng cho thị trường khi giá tăng cao hoặc có đột biến. Chính vì vậy, giá lúa gạo trên thị
trường Tết tương đối ổn định (đối với lúa gạo thường), riêng một số loại gạo tẻ chất lượng cao và
nếp có mức tăng nhẹ do nhu cầu tiêu thụ cao vào dịp Tết.
Về tình hình giá lúa gạo, vào những ngày cuối tháng 11/2011 giá lúa gạo tại các tỉnh
ĐBSCL lại tăng từ 300 - 500 đồng/kg, đẩy giá thu mua lúa dao động ở mức từ 6.200 - 6.300
9
đồng/kg. Cụ thể, từ đầu tháng 7 ở các tỉnh Long An, Tiền Giang giá lúa cũng liên tục tăng từ
200 - 300 đồng/kg, đạt 4.800 - 4.850 đồng/kg tại ruộng và lúa phơi khô là 5.900 - 6.000
đồng/kg Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm tăng 100 - 150 đồng, lên 8.150 – 8.250
đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm tăng 200 đồng lên 8.000 –
8.100 đồng/kg tùy từng địa phương. Giá gạo thành phẩm tăng khoảng 400 - 600 đồng/kg, với
gạo 5% tấm không bao bì tại mạn 9.800 – 9.900 đồng/kg, gạo 15% tấm là 9.400 – 9.500 đồng/kg
và gạo 25% tấm khoảng 9.000 – 9.100 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương. Đây là các mức
tăng cao trong nhiều tháng qua.
Nguyên nhân giá lúa tăng là do giá gạo nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu đã tăng
bình quân 100 - 200 đồng/kg. Cùng với đó, nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là các đối tác nước
ngoài như Thái Lan, Indonexia cũng đang tăng cao.
Tuy nhiên đến giữa và cuối tháng 12/2011 và những tháng đầu năm 2012 giá gạo có dấu

hiệu giảm do tình hình xuất khẩu gạo gặp khó khăn hơn, lý giải cho khó khăn trên, Hiệp hội
Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, cuối năm nay, Ấn Độ đã tham gia thị trường xuất khẩu
với lượng tồn kho lớn. Các nước Pakistan, Myanmar cũng đưa gạo chất lượng thấp ra thị trường
khiến giá thành xuống nhanh, ảnh hưởng đến gạo Việt Nam.
Vừa qua các tỉnh ĐBSCL trúng mùa vụ lúa Đông xuân, sản lượng sau thu hoạch theo ước
tính đạt trên 10 triệu tấn vì vậy dẫn đến giá có xu hướng giảm. Theo Sở Công thương An Giang,
tại địa phương này, giống lúa IR50404 có mức giá từ 5.100 đồng đến 5.200 đồng/kg, giảm nhẹ
so với đầu vụ thu hoạch, giá lúa giống Jasmine từ 7.000 đồng đến 7.100 đồng/kg và giá lúa giống
IR 50404 giảm nhẹ do nguồn cung dồi dào của thị trường. Cùng thời điểm này tại thị trấn Tri
Tôn, huyện Tri Tôn, bà con nông dân chỉ bán được được giá 4.000 đồng/ kg (lúa ướt) với giống
lúa IR 50404, còn giá bán lúa đã phơi khô, với giống IR 50404 chỉ đạt mức trên 4.800 đồng đến
4.900 đồng/ kg, nên tổng mức lãi trong vụ này của nhiều nông dân bị giảm mạnh.
2.2 Thị trường cung cầu gạo trên thế giới
2.2.1 Về tình hình sản xuất gạo trên thế giới
Trong năm 2011, mặc dù lũ lụt ảnh hưởng tới mùa màng ở Đông Nam Á, nhưng do sản
lượng tăng ở các nước sản xuất gạo chủ yếu đã góp phần đưa tổng sản lượng gạo thế giới vẫn
tăng ở mức kỷ lục. Mặc dù lũ lụt gây ngập úng và ảnh hưởng sản lượng gạo ở Campuchia, Lào,
Mianma, Phillippin và Thái Lan, nhưng mùa màng thuận lợi hơn dự báo tại Bănglađét, Trung
Quốc, Ấn Độ và Việt Nam đã góp phần nâng tổng sản lượng gạo thế giới năm 2011 thêm 2 triệu
tấn. Ước tính sản lượng gạo thế giới năm 2011 sẽ đạt khoảng 483 triệu tấn (723 triệu tấn thóc),
tăng 3,4% so với năm 2010. Ngoài yếu tố thời tiết ôn hòa ở nhiều nước sản xuất gạo khác; sản
lượng gạo tăng còn vì giá gạo hấp dẫn đã khích lệ các nhà sản xuất tăng diện tích canh tác thêm
2,4% lên con số 165 triệu hécta và năng suất trung bình dự kiến cũng tăng từ 1-2,9 tấn gạo/héc ta
(khoảng 4,38 tấn thóc/hécta).
Sản lượng gạo thế giới năm 2011 tăng chủ yếu nhờ tăng sản lượng ở khu vực châu Á, nơi
5 nước sản xuất gạo hàng đầu là Bănglađét, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia và Việt Nam đều có
triển vọng đạt sản lượng kỷ lục trong năm 2011. Nhờ thời tiết thuận lợi nên Ấn Độ dự kiến sẽ thu
hoạch 103 triệu tấn gạo, tăng 8 triệu tấn so với năm 2010. Trung Quốc dù bị hạn hán hồi giữa
năm 2011 tại một số tỉnh trồng lúa ở Tây Nam, nhưng sản lượng dự kiến sẽ tăng thêm 3% và đạt
138 triệu tấn. Trong 10 năm qua, sản xuất gạo của Trung Quốc không ngừng tăng lên theo mục

tiêu hướng tới đảm bảo tự cung và sự ủng hộ của chính phủ đối với sản xuất gạo trong kế hoạch
5 năm lần thứ 12 (2011-2015). Thuận lợi về thời tiết, mở rộng diện tích canh tác và đưa vào gieo
trồng các loại lúa cho năng suất cao cũng đã giúp tăng sản lượng gạo ở Bănglađét.
Tại khu vực châu Á, Campuchia và Mianma nằm trong số các nước được dự báo giảm
sản lượng so với năm 2010 vì thiên tai, dù các nước này đã tăng diện tích canh tác và thúc đẩy
10
hiện đại hóa nông nghiệp. Thiệt hại do mưa lũ cũng sẽ khiến sản lượng của Philippin và Lào
giảm. Trong số các nước châu Á chịu thiên tai, Thái Lan là nước chịu thiệt hại nặng nề hơn do lũ
lụt bao trùm diện tích lớn đất canh tác và kéo dài từ tháng 8 đến nay. Ước tính lũ lụt đã triệt phá
1,6 triệu hécta diện tích canh tác lúa vụ mùa của Thái Lan và làm giảm sản lượng vụ này khoảng
4 triệu tấn thóc.
Tại châu Phi, sản lượng của châu lục này dự báo sẽ đạt khoảng 17 triệu tấn gạo, tăng
2,6% so với năm 2010, trong đó nguồn tăng chủ yếu là ở Ai Cập. Sản lượng cũng sẽ tăng tại các
nước tây Phi do nhiều nước áp dụng chính sách mở rộng sản xuất gạo, đặc biệt ở Bênanh, Gana,
Mali, Nigiêria, Xêraliôn và mức tăng sản lượng ở các nước này sẽ bù đắp sụt giảm sản lượng ở
Cốtđivoa, Sát và Guinê Bítxao. Tại phần còn lại của lục địa châu Phi, sản lượng dự kiến sẽ tăng
ở Malauy và Môdămbích, trong khi thời tiết bất lợi ảnh hưởng tới sản lượng của Mađagátxca,
nước sản xuất gạo lớn thứ hai ở châu Phi, khoảng 10% so với năm 2010. Sản lượng cũng giảm
tương tự tại Tandania và Dămbia.
Tại khu vực La-tinh và Caribê, trong năm 2011 nhiều nước Nam Mỹ không phải hứng
chịu thời tiết bất lợi như trong năm 2010, và kỳ vọng giá gạo tăng đã thôi thúc nông dân tăng sản
lượng tại các nước Áchentina, Bôlivia, Braxin, Côlômbia, Uruguay và Venêxuêla. Tuy nhiên
trong các niên vụ năm 2011, sản lượng của các nước như Ecuađo, Mêhicô và Pêru giảm do hạn
hán, trong khi sản lượng của các nước Hônđurát, Nicaragoa và En Sanvađo cũng giảm do lũ lụt.
Tại phần còn lại của thế giới, cải thiện về thủy lợi đã góp phần nâng sản lượng gạo của
Ôxtrâlia tăng trở lại và đạt mức khoảng 538 nghìn tấn - mức cao nhất kể từ năm 2006 đến nay và
tăng 4 lần so với niên vụ 2010. Tại khu vực Liên minh châu Âu (EU), sản lượng gạo dự kiến sẽ
tăng 1% và đạt khoảng 1,9 triệu tấn, chủ yếu nhờ sản lượng của Italia tăng bù vào sụt giảm sản
lượng ở Pháp và Tây Ban Nha. Sản lượng của Nga dự kiến cũng sẽ tăng đáng kể trong năm 2011
nhờ chính sách hỗ trợ sản xuất của chính phủ. Trong khi đó, Mỹ dự báo sẽ đạt sản lượng khoảng

6 triệu tấn gạo, giảm 21% so với năm 2010 và là mức thấp nhất kể từ năm 1998, nguyên nhân
chủ yếu là bất lợi thời tiết ở các bang miền nam làm giảm diện tích gieo hạt 27%.
Sản lượng và diện tích thu hoạch lúa gạo toàn cầu 2002-2011
2.2.2 Tình hình dự trữ gạo trên thế giới
Tổng dự trữ gạo trên toàn thế giới năm 2012 dự báo sẽ tăng lên mức cao nhất trong vòng
10 năm trở lại đây. Do sản lượng được dự báo tăng và tiếp tục vượt cầu tiêu dùng trong năm thứ
7 liên tiếp nên trong năm 2012 dự trữ gạo của thế giới sẽ tăng 8%, tương đương 11 triệu tấn, và
đạt mức 148 triệu tấn - mức cao kỷ lục trong suốt thập kỷ qua. Với mức tăng này, tỷ trọng giữa
khối lượng gạo dự trữ và khối lượng gạo tiêu dùng, vốn được coi là chỉ số biểu thị an ninh lương
thực, sẽ từ mức 29,3% trong năm 2011 tăng lên 31,8% trong năm 2012.
11
Tại nhóm 5 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới là Thái Lan, Việt Nam, Mỹ,
Pakixtan và Ấn Độ, sau vụ thu hoạch hiện nay các nước này sẽ có mức dự trữ tổng cộng khoảng
34 triệu tấn, cao hơn so với mức dữ trữ dự kiến khoảng 30 triệu tấn trong năm 2011. Theo đó, tỷ
lệ giữa dự trữ so với tổng mức tiêu dùng và xuất khẩu gạo dự kiến sẽ từ 18,8% trong năm 2011
tăng lên 20,9% trong năm 2012. Tuy nhiên phần lớn mức tăng dự trữ của nhóm 5 quốc gia này
tập trung ở Ấn Độ, nước luôn đặt an ninh lương thực lên hàng đầu và chỉ xuất khẩu gạo sau khi
đã xem xét kỹ lưỡng tình hình cung cầu trên thị trường trong nước.
2.2.3 Tình hình thương mại gạo Thế giới
Tổ chức FAO cũng nâng mức dự báo thương mại gạo năm 2011 lên 34,3 triệu tấn (tăng 1
triệu tấn so với dự báo trước), tăng 9% so với năm 2010. Sự gia tăng này là kết quả tiếp nối nhu
cầu tăng mạnh từ năm ngoái chủ yếu tại châu Á (Băng-la-đét, Trung Quốc, Indonesia, Iran) và
châu Phi (Cote d’Ivoire, Madagascar, Mali, Nigeria, Senegal). Phần lớn sự gia tăng về nhu cầu
được dự báo sẽ được đáp ứng nhờ sản lượng tại một số nước xuất khẩu lớn như Thái Lan, Ấn Độ
- nhất là kể từ khi chính phủ Ấn Độ thông báo lệnh cấm xuất khẩu gạo non-basmati đối với các
công ty tư nhân từ tháng 4/2008 đã được dỡ bỏ ngày 8 tháng 9 năm 2011. Ngoài ra, theo lần điều
chỉnh gần nhất Việt Nam được dự báo xuất khẩu tăng thêm 200 nghìn tấn trong năm 2011, lên
6,2 triệu tấn. Ở nhóm thị trường thấp hơn, xuất khẩu gạo của Miến Điện bất ngờ được điều chỉnh
từ 200 nghìn tấn lên tới 700 nghìn tấn, sẽ tạo sự cạnh tranh lớn đối với Việt Nam ở phân khúc
gạo phẩm cấp thấp. Campuchia vẫn được dự báo xuất khẩu đạt 1,2 triệu tấn.

Do sản lượng gạo trong nước tại một số quốc gia nhập khẩu gạo truyền thống tăng. Về
xuất khẩu, sự sụt giảm chủ yếu là do lượng gạo xuất khẩu ở nhóm thị trường thấp hơn của Thái
Lan giảm do chính sách tăng giá gạo của chính phủ nhằm đảm bảo thu nhập cho nông dân. Việc
này sẽ mở đường cho gạo hoa nhài Việt Nam thay thế Thái Lan trên thị trường toàn cầu khi giá
gạo trắng sẽ tăng khoảng từ 540 USD/tấn lên khoảng 800 USD/tấn và giá gạo hoa nhài có giá
hiện nay khoảng 1.100 USD/tấn sẽ tăng lên 1.400 USD/tấn. Gạo hoa nhài Việt Nam đang dần
nắm thị phần toàn cầu, đặc biệt là ở các thị trường như Hồng Kông và Singapore. Với Hồng
Kông, gạo Thái Lan trước đây chiếm 80% thị phần mỗi năm. Tuy nhiên, con số này đang giảm
xuống nhường cho Việt Nam chiếm 35% thị phần. Tại Singapore, trước đây, thị phần của Thái
Lan là gần 100% với số lượng 200.000 tấn nhưng hiện nay gạo Việt Nam đã chiếm 20% thị
phần. Ngoài ra, một số nước khác như Ấn Độ, Australia, Trung Quốc và Pakistan cũng đang gia
tăng thị phần gạo trên thị trường quốc tế.
2.2.3 Kết quả nghiên cứu , kết luận
Qua nghiên cứu tình hình cung cầu gạo tại thị trường Việt Nam và trên thế giới nhóm có
nhận định như sau:
12
Thị trường xuất khẩu gạo tại Việt Nam trầm lắng do các doanh nghiệp Việt Nam không
chủ động tìm kiếm đầu ra từ các thị trường Châu Phi đối với phẩm gạo cấp thấp mà phải qua
trung gian các các doanh nghiệp Châu Âu. Cần xây dựng thương hiệu gạo Việt để quảng bá và
giới thiệu đến các thị trường lớn, Việt Nam xuất khẩu lượng gạo lớn nhưng giá luôn thấp hơn
gạo của Thái Lan vài chục USD/tấn, nguyên do là gạo Việt Nam chưa có thương hiệu và chất
lượng chưa ổn định.
Mặc dù năng suất lúa trong vụ đông xuân 2011-2012 tăng khá cao so với vụ Đông xuân
năm ngoái, tuy nhiên, không vì thế mà lợi nhuận người nông dân được hưởng sẽ tăng theo.
Trong vụ Đông xuân và Thu đông rồi, tuy bị ảnh hưởng của lũ lụt nhưng bà con làm xong là bán
lúa được ngay với giá trên 7.000 đồng/kg đối với lúa khô, nhưng năm nay (2012) tuy trúng mùa
nhưng giá bán quá thấp, dưới 5.000 đồng/kg, do vậy lợi nhuận thu được của nông dân không
cao. Giá thu mua giảm mạnh như hiện nay đã làm thu nhập của người nông dân giảm. Nếu như
năm ngoái người nông dân thu được mức lãi 20-25 triệu đồng/héc ta, thì năm nay chỉ còn 15-20
triệu đồng/héc ta.

Tổn Thất sau thu hoạch: mỗi năm, nông dân ÐBSCL thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng do thất
thoát trong thu hoạch lúa, bình quân thất thoát khoảng 10-13% sản lượng, thiệt hại hơn 550 triệu
USD/năm. Trong đó, cao nhất là khâu phơi sấy mất 4,2%, thu hoạch 3%, xay xát 3%, bảo quản
2,6%, vận chuyển gần 1%. Các tổn thất phụ phẩm khác của lúa gạo cũng lên đến 50%. Theo
Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, tại hai vựa lúa đồng bằng sông Hồng và
ÐBSCL, tổn thất sau thu hoạch ở lúa là 10-12%
13
CHƯƠNG III : DỰ BÁO, PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Dự báo tình hình cung cầu gạo trên thị trường trong năm 2012
Dự trữ gạo cao nhất 1 thập kỷ sẽ áp lực lên giá, vốn đã giảm 15% kể từ tháng 11/2011 tới
nay, có thể giảm thêm 11% nữa trong giai đoạn từ nay đến tháng 6 do cung mạnh. Kể từ mức cao
3 năm hồi tháng 11 năm ngoái, giá gạo hiện đã mất 15% bởi Ấn Độ nước trồng lúa lớn thứ hai
thế giới đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trong khi Thái Lan, nhà xuất khẩu số 1 thế giới mua
lúa của nông dân ít hơn dự kiến trong 4 tháng đầu tiên thực hiện chương trình thế chấp gạo
(tháng 10/2011 – tháng 1/2012). Kể từ đầu năm tới nay, giá hạ 3,4% và hiện ở quanh 563
USD/tấn gạo 100%B. Nguyên nhân có thể do những yếu tố dưới đây:
Dự trữ gạo toàn cầu đang tăng và kỳ vọng chạm mức cao nhất trong gần chục năm trở lại
đây nhờ sản lượng cao kỷ lục giữa lúc nhập khẩu giảm lần đầu tiên trong 3 năm.
Ấn Độ có thể xuất 6,5 triệu tấn gạo ra nước ngoài – cao nhất kể từ năm 1960, nhờ sản
lượng đạt kỷ lục 102 triệu tấn. Nông dân tại Trung Quốc cũng sẽ nâng sản lượng thêm 2,6% lên
140,5 triệu tấn trong năm nay.
Xuất khẩu gạo từ Myanmar kỳ vọng sẽ tăng gấp đôi lên 1,5 triệu tấn ngay năm nay, trở
thành nước xuất khẩu nhiều thứ 6 thế giới với lượng hàng xuống tàu ra nước ngoài nhiều nhất
trong hơn 5 thập kỷ.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam, đã đạt 7,3 triệu tấn trong năm ngoái, dự báo sẽ đạt 7,34
triệu tấn trong năm nay.
Philippine nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới năm 2010, cho biết sẽ giảm lượng gạo
mua của nước ngoài xuống 500.000 tấn trong năm nay và 100.000 tấn trong năm tới rồi tự cung
tự cấp vào năm 2014.
3.2 Các giải pháp, kiến nghị

Chính phủ Việt Nam và các Doanh Nghiệp xuất khẩu gạo cần tính toán giá thành cạnh
tranh và thuế xuất hỗ trợ doanh nghiệp nhằm khuyến khích xuất khẩu, đồng thời mở rộng thị
trường và tìm kiếm các đối tác tại các thị trường mới đặc biệt là các khách hàng mới tại Châu Phi
vì hiện nay mặc dù họ đang sử dụng gạo của Việt Nam nhưng không rõ nguồn nhập từ việt Nam
vì đã qua các doanh nghiệp trung gian tại Châu Âu.
Mặt khác cần chú trọng xây dựng thương hiệu vì giá gạo liên quan đến chất lượng gạo
và phương cách giao hàng. Xây dựng thương hiệu hạt gạo từ sản phẩm thông thường khi gắn lên
bao bì một thương hiệu là gắn với tạo dựng uy tín và liên hệ với khách hàng trên thị trường. Thái
Lan làm thương hiệu rất tốt nên họ vẫn là nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới và giá trị luôn
cao hơn Việt Nam.
Sở dĩ không giành được thị trường tốt ngoài việc chất lượng gạo còn do chúng ta chậm
trong xây dựng thương hiệu. Không phải chúng ta hoàn toàn yếu kém về chất lượng, chúng ta
cũng có nhiều sản phảm chất lượng cao và độc đáo như gạo thơm, gạo đồ nhưng nhiều người
tiêu dùng thế giới lại không biết đến. Họ tưởng chỉ Thái Lan mới có, vì chúng ta chưa sớm xây
dựng thương hiệu cho những mặt hàng độc đáo này.
Để bảo vệ giá lúa thu mua nhằm giảm thiệt cho các hộ nông dân trồng lúa, khi giá lúa
giảm quá sâu chính phủ cần có các biện pháp mua dự trữ lúa gạo để tư nhân không tìm cách ép
giá của nông dân. Chính phủ cần chỉ đạo cho cho các chính quyền đơn vị địa phương phổ biến
các giống lúa phẩm chất cao hiện thị trường đang có nhu cầu và cần cảnh báo khống chế các
giống lúa không đáp ứng nhu cầu của thị trường (cụ thể như giống lúa IR 50404). Mặt khác cần
tăng cường công tác dự báo và nhận định thị trường một cách chính xác để có chính sách xuất
khẩu phù hợp sẽ giúp đẩy mạnh thị trường xuất khẩu gạo của VN.
14
Cần nhận thức một cách đúng đắn về tầm quan trọng của giảm tổn thất sau thu hoạch,
hiện công tác này còn chưa cao và chưa được quan tâm đúng mức. Thêm vào đó, cơ chế, chính
sách còn phải đồng bộ; kết cấu hạ tầng kỹ thuật cũng phải đồng bộ, tạo điều kiện để đẩy mạnh
việc ứng dụng máy móc, thiết bị ở các khâu trong và sau thu hoạch
Để giảm tổn thất trong sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL cần làm ngay mấy việc sau:
- Trang bị công cụ và máy móc cho khâu thu hoạch lúa, các công cụ gặt hái phải được cải
tiến và được chế tạo bằng thép tốt để dễ dàng trong việc cắt gặt lúa. Thực tế cho thấy nếu công

cụ này không tốt thì độ rơi rụng hạt lúa sẽ rất lớn. Nơi nào có điều kiện trang bị máy thu hoạch
lúa thì cần lưu ý chỉ mua những máy đã được khảo nghiệm và công nhận chất lượng của cơ quan
có thẩm quyền, bởi nếu không càng dùng máy càng tổn thất nhiều hơn.
- Phải đẩy nhanh quy hoạch và xây dựng hệ thống kho bãi và phương tiện vận chuyển lúa
gạo hiện đại ở ĐBSCL. Cần quy hoạch xây dựng và hiện đại hoá hệ thống các nhà máy sấy lúa,
xay xát, chế biến lúa gạo.
- Cần tuyển chọn và đưa vào sản xuất các giống lúa vừa cho năng suất chất lượng cao lại
có độ rơi rụng hạt thấp.
15
KẾT LUẬN
Thị trường xuất khẩu gạo tại Việt Nam trầm lắng do các doanh nghiệp Việt Nam không
chủ động tìm kiếm đầu ra. Các doanh nghiệp Việt Nam nên chủ động tìm kiếm đầu ra từ các thị
trường Châu Phi đối với phẩm gạo cấp thấp.
Năng suất lúa trong vụ đông xuân 2011-2012 tăng khá cao so với vụ Đông xuân năm
ngoái, tuy nhiên lợi nhuận thu được của nông dân không cao. Chính phủ cần chỉ đạo các ngân
hàng hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước về lãi vay để có thể mua hết lúa trong dân tránh tình
trạng nông dân bị ép giá.
Cần sớm xây dựng thương hiệu gạo Việt để quảng bá và giới thiệu đến các thị trường lớn.
Cần dự báo chính xác các thông tin từ thị trường thế giới để có kế hoạch sản xuất theo
đúng nhu cầu của thị trường. Khuyến khích nông dân mở rộng diện tích trồng lúa theo mô hình
cánh đồng mẫu lớn và cánh đồng lúa chất lượng cao để đáp ứng cho thị trường.
Tổn thất trong và sau thu hoạch là rất lớn vì vậy cần quan tâm đầu tư thời gian và tiền bạc
để giải quyết đồng bộ từ chính quyền địa phương đến nông dân trồng lúa.
16

×