Từ trong tiếng Việt
(phần ba)
2. Phương thức cấu tạo (tiếp theo)
2.3. Phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hoà phối ngữ âm cho ta các từ láy
(còn gọi là từ lấp láy, từ láy âm).
Từ láy tiếng Việt có độ dài tối thiểu là hai tiếng, tối đa là bốn tiếng và còn có loại
ba tiếng. Tuy nhiên, loại đầu tiên là loại tiêu biểu nhất cho từ láy và phương thức
láy của tiếng Việt.
Một từ sẽ được coi là từ láy khi các yếu tố cấu tạo nên chúng có thành phần ngữ
âm được lặp lại; nhưng vừa có lặp (còn gọi là điệp) vừa có biến đổi (còn gọi là
đối). Ví dụ: đỏ đắn: điệp ở âm đầu, đối ở phần vần. Vì thế, nếu chỉ có điệp mà
không có đối (chẳng hạn như: người người, nhà nhà, ngành ngành thì ta có dạng
láy của từ chứ không phải là từ láy. Kết hợp tiêu chí về số lượng tiếng với cách láy,
có thể phân loại từ láy như sau:
Từ láy gồm hai tiếng (cũng gọi là từ láy đôi) có các dạng cấu tạo sau:
Láy hoàn toàn. Gọi là láy hoàn toàn nhưng thực ra bộ mặt ngữ âm của hai thành tố
(hai tiếng) không hoàn toàn trùng khít nhau, chỉ có điều là phần đối của chúng rất
nhỏ khiến người ta vẫn nhận ra được hình dạng của yếu tố gốc trong yếu tố được
gọi là yếu tố láy. Có thể chia các từ láy hoàn toàn thành ba lớp nhỏ hơn:
a. Lớp những từ láy hoàn toàn, chỉ đối nhau ở trọng âm (một trong hai yếu tố được
nói nhấn mạnh hoặc kéo dài). Ví dụ: cào cào, ba ba, rề rề, lăm lăm, khăng khăng,
kìn kìn, lù lù, lâng lâng, đùng đùng, hây hây, gườm gườm, đăm đăm
b. Lớp từ láy hoàn toàn đối nhau ở thanh điệu. Nguyên tắc đối thanh điệu ở đây là:
thanh bằng đối với thanh trắc trong mỗi nhóm cùng âm vực; và bằng đứng trước,
trắc đứng sau.
B
Ằ
NG
TR
Ắ
C
Ngang (1)
H
ỏ
i (4)
S
ắ
c (5)
Huy
ề
n (2)
Ngã (3)
N
ặ
ng (6)
Ví dụ: đo đỏ, ra rả, hây hẩy, hau háu, hơ hớ, ngay ngáy, phơi phới, sừng sững,
chồm chỗm, vành vạnh, lừng lững, hơn hớn, càu cạu, thoang thoảng
Tuy nhiên, ở đây vẫn còn một số ngoại lệ như: cỏn con, dửng dưng, mảy may,
cuống cuồng
c. Lớp từ láy hoàn toàn, đối ở phần vần nhờ sự chuyển đổi âm cuối theo quy luật dị
hoá:
m
–
p
ng
–
c
n
–
t
nh
–
ch
Ví dụ: ăm ắp, chiêm chiếp, cầm cập, lôm lốp, hèm hẹp
chan chát, khin khít, sồn sột, thon thót, ngùn ngụt
khang khác, vằng vặc, rừng rực, phưng phức, phăng phắc
anh ách, chênh chếch, đành đạch, phành phạch, rinh rích
Thanh điệu của các yếu tố trong mỗi từ vẫn tuân theo quy luật của lớp b.
Láy bộ phận. Những từ láy nào chỉ có điệp ở phần âm đầu, hoặc điệp ở phần vần
thì được gọi là láy bộ phận. Căn cứ vào đó, có thể chia từ láy bộ phận thành hai
lớp.
a. Lớp từ láy (điệp) âm đầu, đối ở phần vần. Ví dụ như:bập bềnh, cò kè, ho he, thơ
thẩn, đẹp đẽ, làm lụng, ngơ ngác, say sưa, xoắn xuýt, vồ vập, hấp háy
Trong lớp này, có những từ xét về mặt lịch sử vốn không phải là từ láy, nhưng vì
quan hệ về nghĩa giữa các yếu tố của chúng mất dần đi, làm cho quan hệ ngữ âm
ngẫu nhiên giữa các yếu tố đó nổi lên hàng đầu, và hiện giờ người Việt nhất loạt
coi chúng là từ láy. Ví dụ: chùa chiền, tuổi tác, giữ gìn, sân sướng Nghĩa của
những từ như vậy được tổ chức theo kiểu của các từ tre pheo, chó má, đường sá, xe
cộ, áo xống
Trong khi xét sự đối vần ở đây, cũng cần lưu ý tới hiện tượng đối ứng ở âm chính.
Hiện tượng này không phải là quy luật toàn thể, nhưng đều đặn ở một số nhóm từ.
u đối với i: cũ kĩ, hú hí, xù xì, tủm tỉm, mũm mĩm
ô – ê: ngô nghê, xồ xề, hổn hển, thỗn thện
o – e: ho he, vo ve, khò khè, võ vẽ, nhỏ nhẻ
i – a: hỉ hả, rỉ rả, xí xoá, hí hoáy
u – ă: tung tăng, hung hăng, vùng vằng, thủng thẳng
u – ơ: ngu ngơ, rù rờ, khù khờ, cũn cỡn
ô – a: bỗ bã, hốc hác, mộc mạc, ngột ngạt
ê – a: nghê nga, khề khà, rề rà, xuề xoà, hể hả
b. Lớp từ láy (điệp) phần vần, đối ở âm đầu. Ví dụ như: bâng khuâng, bơ vơ, lừng
chừng, lù đù, lã chã, càu nhàu, lỗ mỗ, thao láo, hấp tấp, tủn mủn, lụp xụp, lảng
vảng, lúng túng, co ro, lan man, làng nhàng
Gần nửa số lượng từ láy vần có âm đầu của tiếng thứ nhất là âm /l-/ và phần lớn
chúng có chứa một tiếng còn rõ nghĩa. Tuy vậy, vẫn có không ít từ mà cả hai tiếng
đều không rõ nghĩa, ví dụ: bải hoải, hấp tấp, lập cập, bầy hầy, thình lình, liểng
xiểng, xớ rớ, lấc cấc
Từ láy ba và bốn tiếng được cấu tạo thông qua cơ chế cấu tạo từ láy hai tiếng. Tuy
vậy, từ láy ba tiếng dựa trên cơ chế láy hoàn toàn, còn từ láy bốn lại dựa trên cơ
chế láy bộ phận là chủ yếu. Ví dụ: khít khìn khịt, sát sàn sạt, dửng dừng dưng, trơ
trờ trờ đủng đà đủng đỉnh, lếch tha lếch thếch, linh tinh lang tang, vội vội vàng
vàng
Trên thực tế, số lượng từ láy ba tiếng và bốn tiếng không nhiều. Mặt khác, có thể
coi chúng chỉ là hệ quả, là bước "tiếp theo" trên cơ chế láy của từ láy hai tiếng mà
thôi. Từ láy ba là láy toàn bộ kèm theo sự biến thanh và biến vần (ví dụ: nhũn –
nhũn nhùn nhùn; xốp – xốp xồm xộp ). Nhiều khi ta gặp những "cặp bài trùng"
giữa từ láy hai tiếng và ba tiếng như: sát sạt – sát sàn sạt; trụi lủi – trụi thui lủi;
nhũn nhùn – nhũn nhùn nhùn; khét lẹt – khét lèn lẹt Từ láy bốn tiếng thì tình hình
cấu tạo có đa tạp hơn. Có thể là:
- "Nhân đôi" từ láy hai tiếng nhưng biến vần của tiếng thứ hai thành e, a, ơ, à cho
phù hợp, hài hoà về âm vực giữa các vần, các thanh:
v
ớ
v
ẩ
n
→
v
ớ
va v
ớ
v
ẩ
n
l
ề
m
ề
→
l
ề
mà l
ề
m
ề
- "Nhân đôi" từ láy hai tiếng nhưng biến đổi sao cho hai tiếng đầu có thanh điệu
thuộc âm vực cao, hai tiếng sau mang thanh điệu âm vực thấp: bồi hồi – bổi hổi bồi
hồi.
- "Nhân đôi" từng tiếng của từ láy hai tiếng:
hùng h
ổ
→
hùng hùng h
ổ
h
ổ
v
ộ
i vàng
→
v
ộ
i v
ộ
i vàng vàng
- Thực hiện cách thứ ba vừa nêu, nhưng biến âm đầu của tiếng thứ nhất và thứ ba
thành /l-/:
nh
ồ
m nhoàm
→
l
ồ
m nh
ồ
m
loàm nhoàm
thơ th
ẩ
n
→
lơ thơ l
ẩ
n th
ẩ
n
Ngoài ra, còn có một số từ khác không cấu tạo theo các cách nêu trên; hoặc từ một
từ gốc có thể cấu tạo hai từ láy bốn tiếng chứ không phải chỉ có một. Chẳng hạn:
bù lu bù loa; bông lông ba la hoặc bắng nhắng – bắng nha bắng nhắng; bắng
nhắng bặng bặng nhặng
Sự biểu đạt ý nghĩa của từ láy rất phức tạp và rất thú vị, nhất là ở nhiều nhóm từ
cùng có khuôn cấu tạo lại có thể có những điểm giống nhau nào đó về nghĩa. Điều
này cần được khảo sát riêng tỉ mỉ hơn.
2.4. Từ các kiểu từ đã trình bày trên đây, tiếng Việt còn có một lớp từ mà người
bản ngữ hiện nay không thấy giữa các thành tố cấu tạo (các tiếng) của chúng có
quan hệ gì về ngữ âm hoặc ngữ nghĩa. Vì vậy, từ góc độ phân loại, cần tách chúng
ra và gọi là các từ ngẫu hợp với ngụ ý: các tiếng tổ hợp với nhau ở đây một cách
ngẫu nhiên. Lớp từ này có thể bao gồm:
- Những từ gốc thuần Việt: bồ câu, bồ hòn, bồ nông, mồ hóng, mồ hôi, kì nhông, cà
nhắc, mặc cả
- Những từ vay mượn gốc Hán (hoặc phiên âm qua âm Hán Việt) thông qua con
đường sách vở hoặc khẩu ngữ (trong số này có những từ mà từng thành tố của
chúng trước đây vốn rõ nghĩa, nhưng nay không được người Việt nhận thức nữa).
Ví dụ: mâu thuẫn, hi sinh, trường hợp, kinh tế, kinh tế, câu lạc bộ, mì chính, tài xế,
vằn thắn, lục tàu xá
- Những từ vay mượn gốc Ấn-Âu qua con đường sách vở hoặc khẩu ngữ như: a-
xít, mit tinh, sơ mi, tùng bê, mùi xoa, xà phòng, cao su, ca cao, hắc ín, sô-cô-la
Bộ phận từ này trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng do các mối quan hệ
quốc tế mở rộng, tạo điều kiện cho sự tiếp xúc, vay mượn và du nhập từ ngữ, nhất
là trong lĩnh vực thông tin, khoa học và kĩ thuật.