Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Về hiện tượng trái nghĩa qua một số câu tục ngữ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.67 KB, 7 trang )

Về hiện tượng trái nghĩa qua một số câu tục ngữ
Francis Bacon từng nói thiên tài, trí tuệ, và tinh thần của một dân tộc được nhận
biết thông qua vốn tục ngữ của dân tộc ấy. Tục ngữ chuyển tải những quan niệm và
giá trị văn hoá hết sức đặc sắc của từng dân tộc. Bằng ngôn ngữ, trí tuệ của người
xưa được tinh lọc và truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do vậy giá trị của
tục ngữ thường được mọi người chấp nhận như là chân lí. Thế nhưng khi tìm hiểu
tục ngữ, chúng ta thường gặp những cặp câu có vẻ trái ngược nhau về ý nghĩa, ví
dụ hai câu 'Cẩn tắc vô ưu' và 'Việc gì đến sẽ đến'. Một mặt, câu 'Cẩn tắc vô ưu'
khuyên ta nên cẩn thận trong mọi việc làm để khỏi phải ưu phiền về sau. Mặt khác,
theo tinh thần câu 'Việc gì đến sẽ đến' thì chúng ta không nên lo lắng, vì như thế
cũng sẽ vô ích. Như vậy, chẳng lẽ lại có trường hợp trái nghĩa trong kho tàng tục
ngữ vốn được xem là tinh tuý và quý báu? Bài viết này sưu tầm những câu tục ngữ
trong tiếng Anh và tiếng Việt chứa đựng những yếu tố tương phản nhau.
Các câu tục ngữ tiếng Anh có ý nghĩa đối nghịch nhau:
(Phần dịch chỉ nhằm diễn tả ý nghĩa của các câu tục ngữ)
Actions speak louder than words
(Làm hay hơn là nói)
The pen is mightier than the sword
(Ngòi bút sắc hơn thanh gươm)
Knowledge is power Ignorance is bliss
(Kiến thức là sức mạnh) (Không biết là hạnh phúc)
Look before you leap
(Nhìn rồi hẵng nhảy)
He who hesitates is lost
(Chần chừ thì ở lại)
Many hands make light work
(Nhiều tay nhẹ việc)
Too many cooks spoil the broth
(Nhiều thợ hỏng canh)
A silent man is a wise one
(Người im lặng là người khôn)


A man without words is a man without
thoughts
(Người không nói là người đần)
Clothes make the man
(Người sang nhờ lụa)
Don't judge a book by its cover
(Không nên đánh giá một quyển sách bằng
cái bìa)
Nothing ventured, nothing gained
(Có gan làm giàu)
Better safe than sorry
(An toàn tốt hơn phải hối hận)
The bigger, the better
(Càng lớn càng tốt)
The best things come in small packages
(Hộp nhỏ nhưng của quý)
Absence makes the heart grow
fonder
(Sự xa cách làm tình cảm sâu hơn)
Out of sight, out of mind
(Xa mặt cách lòng)
What will be, will be Life is what you make it
(Chuyện gì đến sẽ đến) (Số phận do bản thân quyết định)
What's good for the goose is good
for the gander
(Cái gì tốt cho ngỗng thì cũng tốt
cho
ngan)
One man's meat is another man's poison
(Thức ăn của người này có thể là thuốc độc

cho kẻ khác)
With age comes wisdom
(Càng già càng khôn)
Out of the mouths of babies and sucklings
come all wise sayings
(Mọi lời khôn ngoan đều từ miệng trẻ em)
The more, the merrier
(Càng đông càng vui)
Two's company, three's a crowd
(Hai người là đồng hành, ba người là cái
chợ)
Never change horses in the middle of
a stream
(Đừng thay ngựa giữa dòng)
Variety is the spice of life
(Thay đổi là hương vị cuộc sống)
Practice makes perfect
(Học hành thì mới hoàn thiện)
All work and no play makes Jack a dull boy
(Học mà không chơi hao mòn tuổi trẻ)
Above all, to thine own self be true
(Hãy sống thực với bản thân)
When in Rome, do as the Roman do
(Nhập gia tuỳ tục)
It's never too late to learn You can't teach an old dog new tricks
(Sự học không bao giờ muộn) (Chó già không học được trò mới)
Wise men think alike
(Những người khôn ngoan thì suy
nghĩ giống nhau)
Fools seldom differ

(Những kẻ ngu ngốc thì không khác nhau)
Faithe will move mountains
(Sự trung thành có thể dời được núi)

Doubt is the beginning of wisdom
(Nghi ngờ là khởi đầu của trí tuệ)
All good things come to those who
wait
(Mọi điều tốt đẹp sẽ đến với ai biết
chờ đợi)
Time and tide wait for no man
(Thời gian và thuỷ triều không chờ ai cả)
Birds of a feather flock together
(Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã)
Opposites attract
(Khác lạ mới hấp dẫn)
Các câu tục ngữ có ý nghĩa đối nghịch nhau trong tiếng Việt:
Kiến tha lâu đầy tổ Dã tràng xe cát
Còn nước còn tát Mò kim đáy biển
Chậm mà chắc Trâu chậm uống nước đục
Một cây làm chẳng nên non Lắm thầy thối ma
Xa mặt cách lòng Sự xa cách làm tăng thêm tình yêu
Cẩn tắc vô ưu Việc gì đến sẽ đến
Trời cao có mắt Thánh nhân còn có khi nhầm
Trong cái rủi có cái may Hoạ vô đơn chí, phúc bất trùng lai
Có gan làm giàu Trèo cao té nặng
Tốt danh hơn lành áo Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Tấm áo không làm nên thầy tu Người đẹp vì lụa
Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà
vẫn hơn

Đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ
biết ngày nào khôn
Nhiều áo thì ấm đông người thì vui Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa
Giàu nhờ bạn, sang nhờ vợ Giàu đổi bạn, sang đổi vợ
Bần cùng sinh đạo tặc Đói cho sạch rách cho thơm
Miếng ăn là miếng nhục Có thực mới vực được đạo
[1]

Ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên Con cãi cha mẹ trăm đường con hư
Ki cóp cho cọp nó xơi Được đồng nào xào đồng nấy
Ít còn hơn không Được ăn cả, ngã về không
Giàu chiều hôm, khó sớm mai Dễ gì một sớm một chiều
Mất bò mới lo làm chuồng Chưa đỗ ông nghe đã đe hàng tổng
Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa Ông ăn chả bà ăn nem
một đời không khê
Buổi tối nghĩ sai, sớm mai nghĩ đúng Chớ để ngày mai
Một câu nhịn chín câu lành Ân đền oán trả
Ăn không được bảo rằng hôi Con cá sảy là con cá to
Yêu nhau lắm cắn nhau đau Yêu nhau chín bỏ làm mười
Gieo gió gặt bão Trồng sung ra vả
Trai có vợ như giỏ có hom Trai có vợ như rợ buộc chân
Như vậy, ở khía cạnh ngữ nghĩa, nhiều câu tục ngữ có tính đối nghịch nhau. Tuy
nhiên, ý nghĩa thực sự của một câu tục ngữ phụ thuộc vào cảnh huống mà nó được
dùng. Đôi khi do quan niệm cá nhân khác nhau, người ta có thể nhìn một sự việc
với những thái độ khác nhau. Có thể khi nhận xét về cùng một việc làm, có người
nghĩ đó là một công việc vô ích như ‘Dã tràng xe cát’ nhưng có người lạc quan hơn
thì cho rằng ‘Kiến tha lâu cũng đầy tổ’. Một câu tục ngữ cũng được linh hoạt sử
dụng trong những trường hợp rất khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau. Ví dụ câu
‘Cha nào con nấy’ có khi được dùng để phê phán, chê bai, nhưng cũng có thể được
dùng để khen ngợi. Hơn nữa, các tình huống gắn liền với một câu tục ngữ thường

cũng khác nhau. Do đó, trên góc độ ngữ dụng, ‘Trời cao có mắt’ và ‘Thánh nhân
còn có khi nhầm’ có phạm vi sử dụng không như nhau. ‘Trời cao có mắt’ được
dùng khi đề cập đến quan hệ nhân - quả trong khi câu ‘Thánh nhân còn có khi
nhầm’ là để nói lên bản chất con người là không hoàn mĩ. Người viết bài này chỉ
muốn nêu lên một hiện tượng thú vị về sự đối nghịch ngữ nghĩa của một số câu tục
ngữ. Vấn đề ông nói gà bà nói vịt như vậy, chỉ nằm ở vỏ bên ngoài. Từ tầng ý
nghĩa sâu xa, các câu tục ngữ vẫn chứa đựng những bài học, những kinh nghiệm
quý báu và có ý nghĩa.

×