BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THANH ĐẢM
KHẢO SÁT MỘT SỐ CÂU TỤC NGỮ
CÓ NHIỀU CÁCH HIỂU
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60 22 34
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh - 2007
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, mọi người đều công nhận rằng TN được sáng tạo ra nhằm mục đích tổng
kết và phổ biến những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân dân lao
động. Những kinh nghiệm như thế ngày càng được bổ sung, bồi đắp, thêm đa dạng, phong
phú theo thời gian, không gian. Và đến bây giờ, có thể nói chúng ta đã có cả một kho tàng
TN - kho tàng kinh nghiệm. Đây là tài sản vô giá, tinh hoa của dân tộc từ ngàn đời truyền lại
và luôn đư
ợc bồi đắp. Do đó việc bảo tồn và phát huy vốn TN là trách nhiệm của các cơ
quan chuyên ngành, của các nhà nghiên cứu, của mọi người.
Vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu TN (cho đến nay), mặc dù đã đạt được những thành tựu
đáng kể, có giá trị, nhưng thực tế đòi hỏi phải tìm hiểu, nghiên cứu thêm, chuyên sâu vì còn
nhiều vấn đề chưa được nhìn nhận một cách thỏa đáng, còn nhiều ý kiến tranh luận, thậm
chí có vấn đề còn bỏ ngỏ. Chẳng hạn, vấn đề truy nguyên nguồn gốc, xuất xứ; về tính dị
bản; về ranh giới với thành ngữ, ca dao; đặc b
iệt là tính nhiều nghĩa và ngữ cảnh hành ngôn
phong phú, đa dạng của TN.
Vấn đề tính nhiều nghĩa của một câu TN cần được tiếp tục bàn bạc, xem xét do đặc
trưng của TN, có nhiều ý kiến tr
anh luận, không thống nhất trên các tạp chí chuyên ngành.
Hơn nữa, tính nhiều nghĩa của TN cũng là vấn đề quan tâm, thích thú đối với người viết
luận văn.
2. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài, chúng tôi nhằm một số mục đích sau:
- Giúp mọi người thêm yêu quý di sản, tinh hoa của cha ông, dân tộc, trong đó có
TN. Mọi người phải luôn có ý thức gìn giữ và quý trọng vốn TN của dân tộc
vì nó là kho
kinh nghiệm quý báu của cha ông đúc kết lại trên tất cả các lĩnh vực cuộc sống, vì nó thể
hiện lối sống của thời đại, lối nghĩ của nhân dân, lối nói của dân tộc.
- Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về văn học dân gian nói chung, TN nói riêng để từ
đó khám phá kiến thức về xã hội, về văn học nghệ thuật... Bởi lẽ, văn học dân gian được
xem là bộ gen, là cơ sở, là cội nguồn của văn học dân tộc.
-
Biết nhận xét và vận dụng TN trong cuộc sống hàng ngày, trong công tác một cách
tốt hơn, đạt hiệu quả hơn. Bởi vì sức sống của TN ngày càng được khẳng định, nó vừa giản
dị vừa sâu sắc một cách thú vị. Bởi vì TN là “những nhận xét, phán đoán, kết luận mà tính
chân thực đã được xác nhận từ trước”, được người nói dùng làm căn cứ để “trợ lực”, để
“dựa vào nhằm để chứng minh cho tính chân thực của một nhận xét, phán đoán, kết luận
nào đó của mình” [8, tr. 122].
- Đây là dịp, cơ hội trao đổi, bàn bạc để tìm ra, để nhận dạng nghĩa của TN. Nếu câu
TN có một nghĩa duy nhất, ý nghĩa đích thực thì chọn một nghĩa và loại những nghĩa không
phù hợp. Còn nếu câu TN đích thực có nhiều nghĩa thì phải chấp nhận nó và xem đây là tính
sinh động của TN về mặt ý nghĩa.
-
Thấy được con đường nhận thức và lí giải nghĩa của TN nói chung trong đó có một
số câu TN có nhiều cách hiểu là rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải vận dụng kiến thức liên
ngành để giải mã.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Một số câu TN của người Việt (Kinh) trong các cuốn từ điển, các sách chuyên
ngành mà qua đối chiếu, so sánh chúng tôi thấy có sự giải thích nghĩa khác nhau. Cụ thể:
+ Từ điển t
hành ngữ - tục ngữ Việt Nam của Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang
Hào, Nxb. Giáo Dục - Hà Nội, 1993.
+ Về cội về nguồn của Lê Gia, Nxb. Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1995,
bốn quyển.
+ Từ điển thành ngữ, tục ngữ - ca dao Việt Nam của Việt Chương, Nxb.
Đồng Nai, 1995.
+ Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lâ
n, Nxb. Khoa học xã
hội, 1997.
+ Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ do Hoàng Văn Hành chủ biên, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội, 2002.
- Những câu TN có nhiều cách hiểu khác nhau vì nhiều nguyên nhân khác nhau qua
các bài viết trao đổi, tranh luận trên các tạp chí chuyên ngành và các tạp chí có liên quan.
Cụ thể:
+ Tạp chí Văn hoá dân gian.
+ Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống.
+ Tạp chí Ngôn ngữ.
+ Tạp chí Nguồn sáng dân gian.
- Do những câu TN có nhiều cách hiểu khác nhau có số lượng tương đối nhiều nên
chúng tôi chỉ chọn một số câu có thể nói là tiêu biểu, c
ó vấn đề tranh luận... để tìm hiểu.
Phần còn lại, chúng tôi chỉ liệt kê ra để bạn đọc tham khảo (có kèm theo các cách hiểu) và
đặt ở phần phụ lục.
- Đi vào khảo sát, chúng tôi tìm hiểu, lí giải những nguyên nhân dẫn đến một câu TN
có nhiều cách hiểu ở hai cấp độ: nhiều cách hiểu về nghĩa của cả câu TN (chủ yếu) và nhiều
cách hiểu về một vài từ ngữ, hình ảnh trong câu nhưng nghĩa vẫn thống nhất. Cụ thể: xét
câu TN trên văn bản và trong ngữ cảnh cụ thể. Từ những nguyên nhân này, chúng tôi đưa ra
một số đề xuất, giải pháp để phần nào giải quyết vấn đề khảo sát.
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Từ trước đến na
y, việc tìm hiểu, nghiên cứu TN đã được nhiều người quan tâm. Họ
có những bài viết công phu, ở nhiều khía cạnh, có giá trị trong việc góp phần tìm hiểu TN.
Ở cấp độ ngữ nghĩa của TN có liên quan đến vấn đề người viết đang nghiên cứu, tìm hiểu,
có các loại sách, bài viết sau:
- Về giải thích ý nghĩa các câu TN, có công trình “Về cội về nguồn” của Lê Gia (4
quyển) [1]
. Tác giả đã giải thích một số lượng lớn TN, đặc biệt là đã liệt kê các cách hiểu
khác đối với câu TN ở một số sách và có ý kiến đồng tình hay bác bỏ với nhiều lí lẽ, dẫn
chứng.
Có thể nói, công trình này đã giúp cho việc hiểu nghĩa câu TN cả chiều rộng lẫn
chiều sâu, tức người đọc có cái nhìn tương đối bao quát, toàn diện về các cách hiểu và gốc
tích, xuất xứ câu TN.
- Bài viết đề cập và khai thác yếu tố nội dung của TN có:
1.“Tiểu l
uận về tục ngữ Việt Nam” của Chu Xuân Diên trong sách Tục ngữ Việt Nam
[7]. Ở tiểu luận này, qua phân tích nội dung ngữ nghĩa của TN, tác giả đi đến kết luận TN có
tính nhiều nghĩa. Từ lúc ra đời, được lưu truyền và sử dụng thì TN có sự mở rộng nghĩa.
Tức là mở rộng nội dung ki
nh nghiệm được đúc kết trong TN: từ nội dung nói về kinh
nghiệm lao động sang nội dung nói về kinh nghiệm xã hội. Cũng theo tác giả, TN bắt đầu từ
những quan sát trực tiếp, cụ thể đối với sự vật và hiện tượng, sau đó chúng được khái quát,
được trừu tượng. Đây chính là tầng nghĩa bóng của TN.
2.“Về tính nhiều nghĩa của tục ngữ” trong s
ách Văn học dân gian Việt Nam, tập II
của Hoàng Tiến Tựu [91]. Theo tác giả thì loại TN phản ánh những hiện tượng và quy luật
vận động trong tự nhiên mang tính khái quát cao, phần lớn đều có thể được dùng theo nghĩa
bóng để nói về những hiện tượng và quy luật xã hội. Và tính chất ngụ ý không nằm trong ý
đồ sáng tác ban đầu của tác giả dân gian mà nảy sinh trong ý thức của người sử dụng TN
.
Nhưng hiện tượng này chỉ xảy ra đối với những câu TN có khả năng mở rộng nghĩa – tức
mang tính chất ẩn dụ, tượng trưng, chứa đựng nghĩa bóng.
3. “Những đặc điểm thi pháp của tục ngữ” trong sách Những đặc điểm thi pháp của
các thể loại văn học dân gian của Đỗ Bình Trị [85]. Theo tác giả, TN nảy sinh từ nhu cầu
khái quát những kinh nghiệm rút ra từ sự quan sát và suy ngẫm về những sự việc, sự kiện
thực tế được lặp đi lặp lại nhiều lần. Và sau đó những kinh nghiệm ấy lại được sử dụng
trong các hoạt động thực tế. Con đường từ TN đến thực tế, tác giả chú ý đến tính đa nghĩa
và trường nghĩa của TN. Tính đa nghĩa đưa đến chức năng ẩn dụ của TN. Còn trường nghĩa
tạo nên sự mở rộng nghĩa trong ứng dụng của TN.
4. “Tục ngữ” (trích bài giảng c
ho sinh viên khoa văn các trường đại học) trong tập
sách nhiều tác giả Văn hóa dân gian: Những công trình nghiên cứu của Bùi Mạnh Nhị [58].
Ở bài giảng này, tác giả có đề cập đến nội dung ngữ nghĩa của TN. Đó là quá trình tạo nghĩa
và mở rộng nghĩa. Theo tác giả, TN được sáng tạo từ những qua
n sát cụ thể, hình ảnh, sau
đó được nâng lên thành khái quát và vận vào các hiện tượng đời sống. Và cứ mỗi lần TN
được sử dụng ở những văn cảnh khác nhau thì nội dung, ý nghĩa của nó lại giàu thêm.
- Đặc biệt là những bài phân tích, giải thích, bình luận về một vấn đề thuộc phạm vi
nghiên cứu TN hay một câu TN cụ thể trên các sách báo như:
+ “Nên hiểu câu Rau muống tháng chín nàng dâu nhịn cho mẹ chồng ăn như thế
nào? ” (P
han Văn Hoàn, Vhdg, số 4, 1987).
+ “Nhàn bàn về cách hiểu một số câu tục ngữ, thành ngữ” (Thái Phương, Ngôn
ngữ và đời sống, số 7, 1997).
+ “Bàn thêm về tục ngữ Ăn hết đánh đòn, ăn còn mất vợ” (Trần Thị Đan
Phượng, Ngôn ngữ và đời sống, số 5, 1999).
+ “Về nghĩa của tục ngữ” (Nguyễn Xuân Đức, Vhdg, số 4, 2000).
+ “Thêm một cách hiểu về một câu
tục ngữ” (Nguyễn Thị Nhung, Ngôn ngữ, số
6, 2001).
+ “Chuyện về sự đa nghĩa trong thành ngữ, tục ngữ” (Nguyễn Thị Hồng Thu,
Ngôn ngữ và đời sống, số 8, 2001).
+ “Những câu tục ngữ làm đau đầu các nhà soạn sách” (Nguyễn Xuân Kính,
Nguồn sáng dân gian, số 1, 2001).
+ “Một số câu tục ngữ người Việt về ăn uống có nhiều cách hiểu”
(Phan Lan Hương, Văn hóa dâ
n gian, số 5, 2002).
+ “ Đa nghĩa- vẫn là chuyện chữ nghĩa ” (Lê Xuân Mậu, Ngôn ngữ, số 6, 2004).
Nhìn chung, các bài viết này xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau nhưng mục đích
chính là để rộng đường dư luận và giúp người đọc hiểu tương đối cặn kẽ về từng câu TN để
có thể vận dụng đúng trong các trường hợp cần thiết. Nhưng cũng qua các bài viết này,
chúng tôi thấy nổi lên mấy vấn đề chưa đư
ợc giải quyết thoả đáng, thậm chí gây nhiều tranh
luận, bất đồng ý kiến:
- Ranh giới giữa TN và ThN, CD.
- Nguồn gốc của một câu TN.
- Về tính nhiều nghĩa của TN.
Như vậy, điểm qua lịch sử vấn đề nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy đây là những gợi
ý quí báu, là cơ sở quan trọng để chúng tôi tiếp tục khảo sát, thực hiện đề tài nghiên cứu.
Do còn nhiều vấn đề “tồn nghi” trong tìm hiểu, nghiên cứu TN, nên đề tài cần được
triển khai, nghiên cứu. Như vậy, đề tài này là sự tiếp nối trong việc lí giải nghĩa của TN, đó
là “Khảo s
át một số câu tục ngữ có nhiều cách hiểu”.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Sưu tầm, tập hợp, phân loại những câu TN có nhiều nghĩa trong các cuốn từ điển
hay những câu có nhiều cách hiểu khác nhau trên các sách báo, tạp chí...
- Đối chiếu, so sánh các cách hiểu khác nhau ở một câu TN và phân tích, diễn giải để
làm rõ nguyên nhân.
- Sử dụng phương pháp hệ thống, phương pháp liên ngành (vận dụng tri thức của các
ngà
nh văn học, ngôn ngữ, sử học, dân tộc học, xã hội học, tâm lí học...) để lí giải và đề xuất
cách hiểu nghĩa ở một câu TN.
- Tổng hợp, khái quát lại vấn đề.
6. Đóng góp của đề tài
- Có cái nhìn tương đối hệ thống, toàn diện về ngữ nghĩa TN: nguồn gốc sinh thành,
quá trình lưu truyền, ứng dụng,... cũng như cấu trúc ngữ nghĩa của nó.
- Làm
phong phú thêm con đường tìm hiểu, khám phá TN. Nghĩa là để hiểu được nội
dung một câu TN thì không chỉ dừng lại ở ý nghĩa đương đại, ý nghĩa chung mà còn phải
tìm hiểu cái hay, cái đẹp ở nghĩa gốc và sự chuyển nghĩa trong quá trình lịch sử của nó. Bởi
vì, nếu dừng lại ở ý nghĩa đương đại thì sẽ không tránh khỏi những ngộ nhận về nghĩa của
từ cũng như câu TN.
- Giúp cho việc giảng dạy, học tập TN trong nhà trường đạt hiệu quả hơn cũng như
việc sử dụng trong cuộc sống hà
ng ngày. Sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, có ý thức,
mạnh dạn tạo ra những TN mới khi ngữ cảnh cho phép để bổ sung vào kho tàng TN Việt
Nam. Chú ý khi sử dụng TN cần làm cho phát ngôn có nhạc điệu, có hình ảnh, có sức nặng
chở tư tưởng, tình cảm, có
sức thuyết phục.
- Giúp cho việc tìm hiểu các tác phẩm văn học một cách thuận lợi hơn khi nhà văn,
nhà thơ có sự tiếp thu và sử dụng TN trong tác phẩm của mình. Ở khía cạnh này, TN được
xem là tài liệu bổ trợ.
7. Kết cấu luận văn
- Mở đầu.
- Nội dung chính:
+ Chương 1: Một số đặc trưng của tục ngữ có liên quan đến ngữ nghĩa.
+Chương 2: Tục ngữ có nhiều cách hiểu – Thực trạng và nguyên nhân.
+ Chương 3: Tục ngữ có nhiều cách hiểu – Một số đề xuất, giải pháp.
Kết luận.
Ngoài
ra, còn có phần phụ lục (liệt kê một số câu TN có nhiều cách hiểu, có kèm
theo các nét nghĩa) và tài liệu tham khảo.
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA TỤC NGỮ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
NGỮ NGHĨA
1.1. Khái niệm tục ngữ
Thật khó có thể có một định nghĩa nào thật sự trọn vẹn, đầy đủ, rõ ràng về TN. Hiện
nay, người ta vẫn chưa có “kênh” thống nhất về nó. Chúng ta biết rằng “tục ngữ” đã có từ
hàng nghìn năm trước của dân tộc và luôn được bồi đắp. Nghĩa là nó có tính “đại chúng lâu
đời”. Mãi về sau người ta mới “đặt tên” cho nó. Nhưng để cho nó một tên gọi thì phải biết
bản t
hân (hình thức, nội dung, chức năng...) nó là gì. Có thể nói, tên gọi đối tượng và bản
thân đối tượng phải luôn gắn bó chặt chẽ với nhau: tên gọi phải thể hiện được bản chất cơ
bản nhất của đối tượng. Bản chất của đối tượng có thể thấy qua định nghĩa về đối tượng. Và
thực tế cho đến nay đã có nhiều định nghĩa khác nha
u về TN. Thậm chí có người còn cho
rằng, “ngay một số nhà tục ngữ học vào loại đầu đàn cũng phải thừa nhận là không một định
nghĩa nào có thể cho phép xác định rõ ràng như thế nào là một câu tục ngữ” [65, tr. 88].
Chúng tôi xin điểm lại những quan điểm chủ yếu thuộc ngành nghiên cứu văn học (với các
tác giả tiêu biểu như: Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc P
han, Cao Huy Đỉnh, Chu Xuân Diên,
Đỗ Bình Trị...) và ngôn ngữ học (với các tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Văn Mệnh, Nguyễn
Thiện Giáp, Nguyễn Văn Tu, Đái Xuân Ninh, Cù Đình Tú, Hồ Lê, Hoàng Văn Hành,
Nguyễn Thái Hòa,…) qua bảng sau:
Tục ngữ theo quan niệm của các nhà nghiên
cứu văn học
Tục ngữ theo quan niệm của các nhà
ngôn ngữ học
-Diễn đạt một ý trọn vẹn
-Là một phán đoán, thiên về lí trí.
-Đúc rút kinh nghiệm thực tiễn.
-Câu hoàn chỉnh.
-Phương pháp suy luận của nhân dân -
phương pháp hình thức đáng chú ý.
-Là một hiện tượng ý thức xã hội.
- . . . . . . .
-Ngữ thông báo.
-Câu hoàn chỉnh, diễn đạt một ý trọn vẹn, có
kết cấu 2 trung tâm.
-Câu - thông điệp nghệ thuật.
-Câu cố định.
- Là một phát ngôn đặc biệt và có khả năng
phâ
n tách.
-Hiện tượng ngôn ngữ.
Như vậy, thực tế hiện nay là có nhiều định nghĩa khác nhau về TN. Vì sao lại có hiện
tượng “lạ” này? Sự không thống nhất này do TN là một hiện tượng đặc biệt, phức tạp, vừa
thuộc lĩnh vực ngôn ngữ (lời nói) lại vừa thuộc lĩnh vực văn học dân gian (tác phẩm nghệ
thuật). Hơn nữa, giữa TN và ThN, CD có quan hệ “họ hàng” chồng chéo với nhau, có sự
giao thoa, xâm nhập lẫn nha
u. Nghĩa là ranh giới giữa chúng là rất mong manh, mờ nhạt,
khó phân biệt một cách rõ ràng. Cụ thể như những trường hợp ngoại lệ, những đơn vị có
tính chất “ lưỡng tính” mà các nhà nghiên cứu đã chỉ ra. Do đó, một định nghĩa (xuất phát từ
một góc độ, tiêu chí nào đó) thì không thể nào bao quát được đầy đủ những đặc trưng của
TN. Dẫn đến hệ quả là khi nghiên cứu ThN thì người ta lại viện đến TN, CD để đối chiếu,
so sánh, để khu biệt nó và ngược lại. Phan Văn H
oàn có lí khi cho rằng: “Có thể nói một
cách không quá đáng rằng, lịch sử nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ từ trước đến nay – nhất là
từ sau 1945 là lịch sử của sự đối chiếu giữa hai đối tượng này. Không những ở những công
trình nghiên cứu chung... mà ngay ở trong những tác phẩm nghiên cứu riêng từng đối
tượng” [37, tr. 48].
Sự khó phân biệt giữa TN và ThN, TN và CD còn thể hiện ở chỗ chúng ta thấy các
sách chuyên ngành, các cuốn từ điển chưa có sự nhất quán trong xếp loại cùng một đơn vị
ngôn ngữ. Chúng tôi xin nêu một số trường hợp: (
dấu X thể hiện sự lựa chọn đơn vị ngôn
ngữ là TN, ThN hay CD)
ST
T
Đơn vị ngôn ngữ Tục ngữ Thành ngữ Ca dao
1 Lệnh ông không bằng cồng bà. X [46,7,35,tr.
177, 245, 96]
X [2,25,
tr.818,287]
2 Đã sinh ra kiếp đàn ông, đèo cao
núi thẳm sông cùng quản chi.
X [46,35,
tr.100, 135]
X [2, tr. 456]
3 Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa
mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
X [46,35,
tr.83,142]
X [2,tr. 390]
4 Một cây làm chẳng nên non, ba cây
chụm lại nên hòn núi cao.
X [46,35,tr. 201,
49]
X[2,10,tr.86,439]
5 Tre non dễ uốn. X [7,10,46,tr.
307,581, 319]
X [2,tr. 668]
6 Người roi, voi búa. X [7, tr. 307] X [2,46,tr.
230, 226]
7 Trai tơ lấy phải nạ dòng, như nước
mắm thối chấm lòng lợn thiu.
X [7,35, tr. 240,
139]
X [2,tr. 651]
8 Tre già măng mọc. X [7, tr. 307] X [2,25,tr.
668, 495]
9 Của mình thì giữ bo bo, của người
thì bỏ cho bò nó ăn.
X [46,35,tr.
88, 147]
X [2,tr. 408]
Trước thực tế như vậy, có lẽ ý kiến của Hoàng Văn Hành đã thể hiện thực trạng và sự
“bế tắc” này: “Trong thế giới hiện thực khách quan muôn màu muôn vẻ, vô cùng đa dạng và
phức tạp, chớ có tham vọng đi tìm những đường ranh giới thẳng băng, dứt khoát giữa các sự
vật và hiện tượng” [27, tr. 72].
Nhưng để nghiên cứu, tìm hiểu về TN thì phải nhận diện được nó. Muốn vậy, phải
tìm ra những tiêu chí khu biệt chúng (với các đối tượng như ThN, CD,...). Chúng tôi không
có ý định đưa ra quan niệm mới về TN, cũng không phải là “định nghĩa mới” mà chỉ là khái
niệm về TN. Khái niệm
này chúng tôi dựa trên các định nghĩa về TN của những người đi
trước trên cơ sở chọn lấy những đặc trưng cơ bản nhất, những cái phổ biến có tính quy luật
để làm cơ sở nghiê
n cứu nghĩa của TN.
Theo chúng tôi TN là: những sáng tác dân gian ngắn gọn, súc tích; giàu vần điệu,
hình ảnh; có đơn vị là câu; có chức năng đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên,
con người và xã hội; và được nhân dân vận dụng trong hoạt động (như làm ăn, giao tiếp,
ứng xử,...) của mình.
Đối với đề tài “Khảo sát một số câu tục ngữ có nhiều cách hiểu”, chúng tôi cũng
có giới hạn phạm vi của đối tượng nghiên cứu. Do tình hình thực tế không t
hể phủ nhận là
giữa TN, ThN, CD có sự “giao thoa” với nhau, có ranh giới mờ nhạt, và để tránh “chọn
nhầm” những câu ThN, CD, một mặt chúng tôi cố gắng giới hạn phạm vi khảo sát, mặt khác
có ý thức loại bỏ những câu được cho là “trung gian”, “lưỡng tính”. Nhưng trong quá trình
lựa chọn chắc không tránh khỏi những sơ suất, lẫn lộn. Thiết nghĩ, nếu có thì cũng không
phải là vấn đề nghiêm
trọng lắm. Hơn nữa, chúng tôi không đặt vấn đề giám định tư liệu
được khảo sát một cách chặt chẽ và cũng không phải là điều mà đề tài muốn hướng tới.
1.2. Một số đặc trưng của tục ngữ có liên quan đến ngữ nghĩa
V. Ia. Prốp đã từng nói: “Chừng nào những đặc trưng của một thể loại chưa được
nghiên cứu hoặc chí ít là mô tả trên những né
t đại cương, thì không thể tìm hiểu được những
tác phẩm cụ thể thuộc những thể loại ấy” [86, tr.104]. Tục ngữ cũng vậy.
Mặc dù là sự đúc kết kinh nghiệm dưới hình thức câu nói và thường được dùng trong
giao tiếp hàng ngày nhưng TN cũng là một tác phẩm thật sự. Đây là tính chất “hỗn đồng”
của TN. TN là câu nói nhưng là câu nói đạt trình độ nghệ thuật cao, có những thủ pháp nhất
định. Tí
nh chất này thể hiện ở chỗ một câu TN có sự hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, nội dung
chứa đựng một ý trọn vẹn, thực hiện chức năng thông báo. Cụ thể hơn là thể hiện ở tính cân
đối của cấu trúc, tính hình tượng của từ ngữ, “chặt chẽ, đanh thép mà lại giàu hình ảnh, nhịp
nhàng, xuôi tai, thuận miệng”...Có nghĩa TN là một sáng tác nghệ thuật có đặc thù riêng cần
phải khám phá để hiểu nó. Do đó, trước khi đi vào tìm hiểu, khảo sát nghĩa cụ thể của từng
câu TN, chúng tôi xin đề cập một số đặc trưng của TN có liên quan đến ngữ nghĩa.
1.2.1. Các loại nghĩa
Gần đây có người đề xuất nghĩa khái quát khi phân loại nghĩa của TN. Nhưng loại
nghĩa này chỉ ở giai đoạn đề xuất, hơn nữa nó chưa thật sự có tính phổ biến,
tính quy luật
đối với TN, lại rất gần gũi với nghĩa bóng. Do đó, chúng tôi chỉ xét hai loại nghĩa truyền
thống là nghĩa đen và nghĩa bóng.
1.2.1.1. Nghĩa đen
Một cách đơn giản nhất, có thể hiểu nghĩa đen là nghĩa gốc, nghĩa trực tiếp, nghĩa
ban đầu khi mới hình thành câu TN. Nghĩa này toát ra từ bản thân sự vật, hiện tượng do TN
ghi lại. Thí dụ câu TN “Vỏ quít dà
y, móng tay nhọn”. Nghĩa đen được biểu hiện trực tiếp từ
hình ảnh “vỏ quít dày” và “móng tay nhọn”: gặp trái quít có vỏ dày, không dao cũng có
cách bóc được, đó là nhờ vào móng tay nhọn của mình nạy ra.
Do nghĩa đen là nghĩa ban đầu, nghĩa trực tiếp nên nó thường phản ánh các hiện
tượng tự nhiên, thời tiết, những kinh nghiệm lao động,...
1.2.1.2. Nghĩa bóng
Là nghĩa gián tiếp được phát triển trên cơ sở nghĩa đe
n qua quá trình lưu truyền trong
không gian và thời gian. Nghĩa là câu TN, ngoài nội dung nói về ý nghĩa của chính hiện
tượng mà nó miêu tả, lại còn có nhiều hàm ý rộng hơn, khái quát hơn do việc mở rộng ý
nghĩa của sự vật và hiện tượng cá biệt ấy vào sự vật, hiện tượng khác. Cũng thí dụ “Vỏ quít
dày móng tay nhọn”, bên cạnh nghĩa đen trên, nó còn có sự mở rộng nghĩa là: kẻ gian đã có
người xảo quyệt trị, người dữ sẽ gặp kẻ hung tợn dạy c
ho. Đây chính là nghĩa bóng, nghĩa
biểu trưng của câu TN. Như vậy, khi nghĩa đen chuyển thành nghĩa bóng cũng tức là TN từ
việc phản ánh những hiện tượng tự nhiên, kinh nghiệm lao động đã mở rộng phạm vi phản
ánh về con người và xã hội. Và đây là điều mà người sử dụng TN muốn hướng tới. Điều
kiện để nghĩa đen trở thành nghĩa bóng là khi
người sử dụng TN liên hệ, đối chiếu, tìm thấy
sự tương đồng giữa điều mà TN phản ánh với các hiện tượng đời sống.
1.2.2. Phương thức tạo nghĩa và sự vận dụng
Quy luật sáng tạo và vận dụng TN có thể nói ngắn gọn là từ những quan sát cụ thể,
hình ảnh, sau đó nâng lên thành khái quát và vận vào các hiện tượng đời sống (ở đây
chỉ
giới hạn những câu TN có nhiều nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng).
Thật vậy, có thể nói TN được hình thành và vận dụng thông qua ba loại tư duy: tư
duy hình tượng, tư duy khái quát và tư duy đối chiếu. Bắt đầu là tư duy hình tượng. Tư duy
này phản ánh sự vật và hiện tượng bằng những đường nét, màu sắc, hình khối,... Đối với
TN, đó là sự quan sát trực tiếp những sự vật, hiện tượng cụ thể, cá biệt và miêu tả chúng.
Chính cách quan sát và miêu tả cụ thể này làm cho TN có tính hình tượng, gợi cảm, dễ nhớ.
Từ sự quan sát cái cụ thể và miêu tả cái cụ thể mà con người đã có những nhận xét,
phán đoán, kết luận về nó. Tức là tách những mặt riêng rẽ, căn bản nhất của cái cụ thể muôn
màu muôn vẻ ở dạng khái quát. Tr
ong TN là việc bao gộp nhiều nhận xét cụ thể, nhiều cảnh
huống cụ thể có liên quan và tương đồng với nhau vào một cảnh huống chung nhất, điển
hình nhất. Hay nói cách khác nó “cá biệt mà điển hình”. Quá trình này người ta gọi là quá
trình trừu tượng hóa, quá trình tạo ra nghĩa bóng cho câu TN. Tức là những điều tai nghe
mắt thấy được nhận thức và phản ánh lại bằng chính sự vật hoặc bằng những hình tượng về
sự vật nhằm
nói lên chân lí ở mức khái quát nhất. Lúc này nghĩa của câu TN người ta gọi là
nghĩa biểu trưng (hình thức dùng một hiện tượng, sự vật nào đó để biểu hiện một cách tượng
trưng, ước lệ về một cái gì đó có tính chất khái quát, trừu tượng). Và cơ sở để sử dụng TN
theo nghĩa biểu trưng là ở chỗ TN biểu hiện những nhận xét khái quát một cách cụ thể, hình
ảnh. Ở giai
đoạn tư duy khái quát, người ta đã tạo cho TN một cảnh huống điển hình nhưng
chứa đựng nhiều cảnh huống khác nhau được rút gọn, được quy thành một câu đơn giản. Do
đó, người ta sẽ đối chiếu, quy chiếu, liên hệ khi có sự tương đồng giữa ngữ cảnh cụ thể với
nghĩa bóng của câu TN. Và khi đó trường nghĩa của câu TN sẽ được mở rộng;
nội dung, ý
nghĩa của câu TN lại giàu thêm lên. Đúng như Hoàng Văn Hành nói:
Phàm là tục ngữ nào miêu tả càng đúng những chi tiết, những sự kiện, và hoàn
cảnh điển hình, thì giá trị tổng kết của nó càng cao và phạm vi ứng dụng của nó
càng rộng. Bởi vì, chi tiết và hoàn cảnh điển hình do tục ngữ miêu tả ở tầng nghĩa
cơ sở trong trường hợp đó đã tạo ra tiền đề cho những mối liên hội ngữ nghĩa về
sau. Sự liên hội ngữ nghĩa nà
y là có quy tắc: từ gần đến xa, từ cụ thể đến trừu
tượng... dưới hình thái ẩn dụ hóa [27, tr. 35].
Ta sẽ chứng minh những điều vừa nói qua một thí dụ cụ thể. Chẳng hạn câu TN “Cây
ngay bóng tròn”. Câu TN bắt đầu là sự quan sát, miêu tả trực tiếp hiện tượng tự nhiên cá
biệt, giàu hình tượng: cây ngay, đứng thẳng thì bóng tỏa xuống sẽ tròn trịa. Từ cái cụ thể,
nghĩa đen này, người ta đã nâ
ng nó lên thành cái khái quát, trừu tượng hóa nó, biến nó thành
cái có tính phổ biến, có tính quy luật. Tức là tạo ra nghĩa bóng, có giá trị biểu trưng. Mà
thông thường, như trên đã nói, con người có khuynh hướng dùng một hiện tượng tự nhiên
để nói về con người, về một hiện tượng xã hội. Do đó, nghĩa bóng mà câu TN muốn nói là
mối qua
n hệ giữa bản chất và hiện tượng, giữa điều kiện và kết quả: bản chất, điều kiện tốt
thì sẽ có hiện tượng và kết quả tốt và ngược lại. Đó là nghĩa bóng. Còn khi được vận dụng
vào cuộc sống thì nó có sự mở rộng nghĩa do các ngữ cảnh khác nhau. Người ta có thể hiểu:
cha mẹ có đạo hạnh thì con cháu sẽ nên người hay người ngay thì làm việc gì cũng ngay
thẳng, đàng hoàng,... Chúng ta có thể tóm tắt quá trình hình thành, tạo nghĩa và vận dụng
của TN bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ này chúng tôi dựa trên các quan niệm, định nghĩa về TN và những kiến giải về
quá trình hình thành, tạo nghĩa và sử dụng nghĩa của các nhà nghiên cứu. Chẳng hạn, Chu
Xuân Diên cho rằng nghĩa đen thường đề cập đến những vấn đề tự nhiên, cá biệt khi chuyển
sang nghĩa bóng thường nói về các hiện tượng xã hội, mang tính khái quát, trừu tượng thông
qua những nhận xét, phán đoán, kết luận. Hay như Hoàng Tiến Tựu cho nghĩa đen là nghĩa
trực tiếp, ban đầu, nhưng trong quá trình lưu truyền trong không gian – t
hời gian thì có sự
mở rộng, phái sinh nghĩa. Còn Bùi Mạnh Nhị thì cho quá trình tạo nghĩa bóng là quá trình
sáng tạo liên tục về nghĩa và khi nghĩa bóng được vận dụng trong những trường hợp cụ thể
thì chân lí được khẳng định thêm,...
1.2.3. Tính ngắn gọn, hàm súc
Một trong những yêu cầu quan trọng đối với ngôn ngữ văn học nghệ thuật nói chung
là cần phải cô đọng, hàm súc, lời ít ý nhiều, “
ý ở ngoài lời”. TN cũng vậy. Thậm chí đây là
một yêu cầu, một đặc điểm nổi bật nhất của TN. Thực tế có những câu TN rất ngắn, chỉ có
ba tiếng, nhưng thông thường thì từ bốn đến tám tiếng. Cho đến nay, qua khảo sát, chúng ta
chỉ biết những câu TN dài nhất chỉ khoảng 15 – 18 tiếng nhưng số lượng này rất ít. Thí dụ:
1.
Của làm ra để trên gác, của cờ bạc để ngoài sân, của phù vân để ngoài ngõ (18
tiếng).
2. Đen đông, chớp lạnh, quái vàng hoa bầu, trong ba điều ấy có lành đâu
(15 tiếng).
3. Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Xuân, cá rô Đầm sét (16
tiếng).
Thật vậy, TN cần phải thật ngắn gọn, cùng nội dung nhưng càng ngắn càng hay, “rất
hay mà lại ngắn” (Hồ Chí Minh). Cái hay này thể hiện ở chỗ: nói ngắn (về hình t
hức biểu
hiện) là cốt để nói nhiều (về phương diện nội dung). Tức là ngắn về dung lượng từ ngữ, hàm
súc về nghĩa nhưng tăng mức độ khái quát cho bài học kinh nghiệm. Và chính điều này làm
cho TN mở rộng phạm vi ứng dụng của mình.
Vì sao TN cần phải ngắn gọn, hàm súc?
Như chúng ta đã biết, TN ra đời bắt nguồn từ những nhận xét, phán đoán, suy luận
của con người về các hiện tượng của tự nhiê
n và xã hội. Những nhận xét, phán đoán này cần
phải được đúc rút lại thành những kinh nghiệm, những chân lí. Hơn nữa, những kinh
nghiệm này cần phải được lưu giữ, được phổ biến từ người này sang người khác, từ thế hệ
này sang thế hệ khác,... Nhưng sự lưu giữ và phổ biến này chủ yếu bằng con đường truyền
miệng. Do đó, TN cần phải thật ngắn gọn để tiện lợi cho trí nhớ. Lí do nữa, như đã nói
ở
trên, là do “lời ít ý nhiều”, do muốn mở rộng phạm vi ứng dụng vào nhiều ngữ cảnh khác
nhau. Dấu hiệu nào cho ta biết TN có tính ngắn gọn, hàm súc? Đó là sự tỉnh lược. Hoàng
Tiến Tựu nói:
Trong tục ngữ có những hệ từ và từ liên kết (thì, là, mà, nhưng, bởi, vì vậy, do đó,
cho nên, vả chăng, song le, tuy thế...) thường bị bỏ đi và nhiều khi cả những thành
phần cơ bản của câu (như chủ ngữ, vị ngữ,...) cũng bị tỉnh lược. Do đó, mối quan
hệ giữa các phán đoá
n cũng như hình thức suy luận của nhân dân thường không
được thể hiện rõ trong tục ngữ [91, tr. 122].
Như vậy, sự cô đọng, hàm súc của TN là do các hệ từ, kết từ bị tỉnh lược. Trong khi
đó các từ còn lại đều rất cần thiết, không thừa. Hơn nữa, TN là sự đúc kết kinh nghiệm ở
dạng khái quát. Dễ thấy nhất là ở tục ngữ không có loại từ, đại từ chỉ định, không có từ hạn
định về thời gia
n – không gian một cách rõ ràng mà là phiếm định... Chẳng hạn, TN nói
“Con gà tức nhau tiếng gáy” chứ không thể nói “Con gà chuồng này tức nhau tiếng gáy”...
Ta biết rằng câu trong TN là những loại câu tương ứng với các loại phán đoán.
Nhưng câu ở dạng rút gọn, có thành phần bị tỉnh lược thì kết cấu câu không còn phù hợp
hoàn toàn với kết cấu lôgic của phán đoán. Thử xét câu TN “Tấc đất tấc vàng”. Đây là câu
TN rất cô đọng, hàm súc, giàu ý nghĩa. Do đó, tr
ong ứng dụng thực tế người ta có thể mở
rộng nội dung, ý nghĩa câu TN bằng cách chêm xen các kết từ hoặc hiểu ngầm nghĩa khi đặt
vào một ngữ cảnh cụ thể và phù hợp với dụng ý của người sử dụng. Người sử dụng có thể
chêm xen như sau:
không bằng
quý như
Tấc đất là tấc vàng.
thì
quý hơn
Nếu câ
u TN trên mà có dạng cố định như một trong những dạng chêm xen trên thì
nội dung của nó sẽ bị hạn hẹp, bị “chết cứng” trong một nghĩa. Tức là các hệ từ, kết từ sẽ
hiện thực hóa nội dung, ý nghĩa của câu TN. Như vậy, tính ngắn gọn, hàm súc, cô đọng do
tỉnh lược của TN là một “mã nghệ thuật”, một “tiềm năng tiếp nhận” của TN.
1.2.4. Tính đối xứng
Tính
chất đối xứng là một đặc điểm nổi bật của cấu trúc TN, loại câu này chiếm số
lượng rất lớn trong kho tàng TN Việt Nam. Nó không những góp phần tạo nên tính ngắn
gọn, chặt chẽ của lối nói trong TN mà còn tạo nên tính nhịp nhàng, dễ làm “ngọt tai” người
tiếp nhận. Đặc điểm nổi bật của câu TN có tính đối xứng là tính chất đối xứng giữa các bộ
phận và các yếu tố tạo nên nó.
Có hai kiểu câu đối xứng trong TN là câu đối xứng đơn và câu đối xứng kép.
*Câu đối xứng đơn
: Câu đối xứng đơn là câu đảm bảo được hai đặc điểm sau:
- Về mặt lôgic: nội dung mỗi câu TN là một phán đoán.
- Về mặt cú pháp: mỗi câu TN là một câu đơn mà mỗi thành phần câu tương đương
với một vế. Thí dụ: Của mua là của được, Một quả cà bằng ba chén thuốc, Tham thì thâm,...
* Câu đối xứng
kép: Câu đối xứng kép là câu đảm bảo đủ hai yêu cầu sau:
- Về mặt lôgic: có sự liên kết hai hoặc hơn hai phán đoán.
- Về mặt cú pháp: mỗi câu TN là một câu phức mà mỗi thành phần câu tương đương
với một vế (một câu đơn). Thí dụ: Giàu đâu ba họ, khó đâu ba đời; Nhất nước, nhì phân,
tam cần, tứ giống; ...
Trong hai loại câu đối xứng trên thì câu đối xứng kép phổ biến hơn, chiếm số lượng
nhiều hơn và căn bản đáp ứng, t
hỏa mãn được những yêu cầu, đặc điểm của một câu TN có
tính đối xứng. Sau đây chúng tôi xin lấy một câu TN cụ thể thuộc loại đối xứng kép, có
phân tích để thấy rõ hơn tính đối xứng của TN.
Thí dụ câu: “Đói ăn vụng, túng làm liều”. Ta thấy câu TN bao gồm 6 yếu tố, lập
thành 2 vế đối xứng nhau, mỗi vế gồm 3 yếu tố. Tính đối xứng được thể hiện ở các bìn
h
diện sau:
- Đối ý: là đối xứng giữa hai vế của câu TN với nhau về ý (đói ăn vụng đối với túng
làm liều). Quan hệ đối ý này được thể hiện qua kiểu cấu trúc so sánh trùng điệp có dạng a =
b. Nghĩa là hai vế của câu TN đối ý nhau nhưng có tác dụng liên kết, bổ sung cho nhau
nhằm tô đậm, khẳng định một ý chung. Dựa vào sự bổ sung nhau giữa hai ý của hai vế (đói
,
túng: hoàn cảnh khó khăn, bức bách, cùng đường...; ăn vụng, làm liều: việc làm tồi tệ, mất
nhân cách, danh dự,...) ta suy ra ý nghĩa câu TN là những người rơi vào hoàn cảnh khó
khăn, bức bách, rơi vào bước đường cùng thì tất yếu họ phải làm những điều không tốt, trái
với nhân cách, danh dự của họ và chúng ta nên phần nào lượng thứ cho họ.
- Đối lời: là sự đối xứng giữa các yếu tố trong hai vế của câu TN. Đối lời có qua
n hệ
chặt chẽ với đối ý đã nói ở trên, vì nhờ có quan hệ đối lời mà quan hệ đối ý mới có và thể
hiện ra được. Cũng câu TN trên, quan hệ đối lời được thể hiện như sau: Đói đối xứng với
túng
Ăn vụng đối xứng với làm liều.
Cần nói thêm rằng, sự đối ý, đối lời trong câu TN trên đư
ợc xác lập nhờ vào thuộc
tính tương đồng về ngữ pháp – ngữ nghĩa giữa các yếu tố trong hai vế đó. Cụ thể:
- Nội dung ngữ nghĩa của các yếu tố đối xứng nhau trong hai vế đều thuộc cùng một
phạm trù ngữ nghĩa:
Đói / túng: đều thể hiện trạng thái, hoàn cảnh của con người.
Ăn vụng / làm liều: đều là hiện tượng, việc làm xấu của con người.
- Các yếu tố đối xứng phải cùng từ loại:
Đói / túng: đều là tính từ.
Ăn vụng / làm liều: đều là động từ.
Tóm
lại, trên đây là hai kiểu câu TN có tính đối xứng. Thực tế thì các dạng đối trong
TN rất nhiều. Quan hệ giữa các vế cũng rất nhiều loại, muôn màu muôn vẻ: nguyên nhân –
kết quả, điều kiện – kết quả, bổ sung, phụ thuộc, so sánh tương đồng – tương phản,... Thêm
vào đó, hình thức cú pháp của tục ngữ thường rất phức tạp, đa dạng. Do vậy, việc tìm hiểu
cấu trúc đối xứng c
ó ý nghĩa rất quan trọng, giúp ta hiểu đúng nội dung ý nghĩa câu TN.
1.2.5. Tính vần điệu
Đây là yếu tố không thể thiếu trong việc tạo dựng cấu trúc của câu TN cả về phương
diện hình thức nghệ thuật lẫn phương diện nội dung.
* Về nhịp
: Nhịp là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên và làm rõ tính đối xứng của
câu TN. Thể hiện rõ nhất là nhịp trùng với trục đối xứng của câu TN. Thí dụ: Có công mài
sắt / có ngày nên kim. Nếu câu TN có 3 vế thì sẽ có 2 trục và tất yếu phải có 2 nhịp. Thí dụ:
Đầu chép / mép trôi / môi mè.
Thực tế thì nhịp trong TN rất đa dạng, linh hoạt, “tự do”. Điều này được biểu hiện ở
một số khía cạnh sau:
- Cùng một câu TN nhưng khi nói có thể ngưng giọng ở những chỗ khác nhau để tạo
nên những sự ngắt nhịp khác nhau. Thí dụ:
+ Dâu / hiền hơn con gái.
Dâu hiền / hơn con gái.
+ Rể / hiền hơn con trai.
Rể hiền / hơn con trai.
Chọn cách ngắt nhịp này hay cách ngắt nhịp kia đều phụ thuộc vào người nói muốn
nhấn mạnh ý nào trong ý chung của cả TN. Nghĩa là giữa nhịp (hình thức) và nghĩa (nội
dung) của một câu TN có liên quan mật thiết với nhau.
- Trong một câu TN có thể có nhiều loại nhịp đan xen với
nhau. Thí dụ:
+ Lúc thì chẳng có ai / lúc thì ông xã / ông cai đầy nhà (nhịp 5 / 4 / 4).
+ Lựa được con dâu / sâu con mắt (nhịp 4 / 3).
+ Vui xem hát / nhạt xem bơi / tả tơi xem hội / bối rối xem đám ma / bỏ cửa bỏ
nhà xem đám rước (nhịp 3 / 3/ 4 / 5 / 7).
- Ở phần lớn các câu TN, nhịp trùng với ranh giới giữa các vế có số lượng tiếng bằng
nhau, đối nhau. Thí dụ: Ăn no / lo được; thứ nhất thả cá / thứ nhì gá bạc; Nồi đồng dễ nấu /
chồng xấu dễ sai;...
Tuy nhiên, có những trường hợp mà số lượng tiếng giữa các vế không bằng nhau,
không đối nhau mà vẫn có nhịp. Thí dụ: Đói muốn chết / ba ngày tết cũng no; Gần chợ / để
nợ cho con; Hết nạc / vạc đến xương… Điều này là do vần tạo nên nhịp cho câu TN. Lại
nữa, có những câu TN mà hai vế không có sự hiệp vần mà nhịp vẫn có. Thí dụ: Có nuôi
con/ mới biết lòng cha mẹ (nhịp 3 / 5); Có loạn ly / mới biết người trung nghĩa (nhịp 3 /
5)… Ta thấy các câu TN này có sự đối xứng về ý giữa hai vế m
à không đối lời. Do đó, nhịp
có được là do ý tạo nên.
- Đối với những câu TN bị tỉnh lược kết từ thì vai trò của nhịp vô cùng quan trọng,
nó trở thành nơi “trú ẩn” của trục đối xứng. Còn đối với những câu mà có thể chêm xen
những kết từ khác nhau thì nhịp của nó cũng thay đổi và dĩ nhiên ngữ nghĩa cũng thay đổi ít
nhiều. Dựa vào nhịp của TN, chúng ta có thể phâ
n tích và vận dụng nó một cách linh hoạt,
sáng tạo trong giao tiếp.
Cần lưu ý rằng, nhịp dù linh hoạt đến đâu cũng phải ăn nhập với ý vì nó là một trong
những hình thức thể hiện ý. Do đó, việc xác định nhịp là rất quan trọng vì có thể dẫn đến
hiểu đúng hoặc hiểu sai nội dung câu TN.
* Về vần
: vần là yếu tố ngoại hình đặc trưng của TN. Nó là “chất keo” có chức năng
kết dính, liên kết các yếu tố, các vế để tạo thành một phát ngôn hoàn chỉnh, chặt chẽ, bền
vững, khó bị tan vỡ. Bên cạnh đó, nhờ vần điệu mà câu TN có âm hưởng mượt mà, xuôi tai,
thuận miệng, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ vận dụng.
Có hai loại vần trong TN là vần liền và vần gián cách.
- Vần liền: vần liền là khuôn vần đư
ợc láy lại liền sau nó, giữa chúng không có yếu
tố trung gian và chúng thường xuất hiện ở vị trí giữa câu. Thí dụ:
+ Người roi, voi búa.
+ Có ít xít ra nhiều.
+ Lắm mối tối nằm không.
Những thí dụ trên cho thấy vần liền có thể xuất hiện ở các loại câu khác nhau (4
tiếng, 6 tiếng, 8 tiếng...) và rất ăn nhịp với nhịp.
- Vần gián
cách: là những khuôn vần được láy lại mà giữa chúng có yếu tố trung
gian và thường xuất hiện ở các vị trí khác nhau trong câu.
+ Cách 1 âm tiết: Mẹ cú con tiên, mẹ hiền con xục xạc.
+ Cách 3 âm tiết: Mặt đỏ như lửa, thấy đàn bà chửa cũng phải tránh.
+ Cách 5 âm tiết: Mồng một chơi nha, mồng hai chơi ngõ, mồng ba chơi đình.
Ngoài ra còn có dạng câu có sự đan xen các loại vần với nhau như:
Mặt mũi méo mo thì co đồng tiền, mặt vuông chữ điền thì tiền không có.
Như vậy, nhịp và vần luôn gắn bó với nhau để tạo nê
n tính nhạc, sự hài hòa, sinh
động, cân đối cho câu TN. Đồng thời nhịp và vần cũng góp phần thể hiện ý nghĩa, thể hiện
sự thống nhất giữa ý và lời, âm thanh và tư tưởng ở TN. Đặc điểm này càng chứng tỏ rằng,
TN mặc dù là câu nói dùng hàng ngày nhưng vẫn mang đầy đủ những đặc điểm của sáng tác
nghệ thuật ngôn từ.
1.2.6. Tính hình tượng
Là lối nói dùng hình tượng cụ thể để nói lên những ý niệm trừu tượng, dùng cái cá
biệt để nói lên cái phổ biến... Hình tượng trong TN được tạo ra bằng nhiều biện pháp nghệ
thuật khác nhau như so sánh nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, chơi chữ, cường điệu,…
* So sánh (tỉ dụ): là phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng dựa trên
cơ sở đối chiếu hai hiện tượng c
ó những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm,
thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm thuộc tính của hiện tượng kia. Thí dụ: Con có
cha như nhà có nóc, Lòng vả cũng như lòng sung, Chồng như đó vợ như hom, Gái có chồng
như rồng có mây…
* Nhân hoá: là cách thức gán cho những sự vật vô tri, những đối tượng trừu tượng
những đặc tính của con người thể hiện ở những động từ, tính từ chỉ hành động hoặc phẩm
chất vốn ri
êng có ở con người. Thí dụ: Thuyền đua lái cũng đua; Mâm cao đánh ngã bát
đầy, Mèo khoe mèo dài đuôi…
* Ẩn dụ (so sánh ngầm): Đây là biện pháp nghệ thuật phổ biến trong TN. Biện pháp
này sử dụng phương thức tu từ dựa trên cơ sở đồng nhất hai hiện tượng tương tự nhằm thể
hiện cái này qua cái kia mà bản thân cái được
nói tới thì dấu đi một cách kín đáo. Đây là lối
nói bóng gió, ngụ ý. Do lối nói này mà TN gợi sự liên tưởng phong phú khi muốn xác định
nghĩa của nó. Nghĩa là TN sử dụng lối nói gián tiếp, ngầm ẩn mà muốn nắm được ẩn ý phải
qua công phu khai thác, suy luận. Đây là phương thức phổ biến nhất trong TN. Chẳng hạn:
Lá lành đùm lá rách (1), Tre già măng mọc (2), Đục nước béo cò (3), Kiến t
ha lâu đầy tổ
(4)…
Câu TN (4) nói về hoạt động của loài kiến: cứ từng chút một, ngày này sang ngày
khác, chúng tha mồi về tổ của mình và tha mãi cũng đầy tổ. Từ một hiện tượng, hành động
của loài kiến, người ta đã nâng lên, muốn biểu trưng cho những việc làm kiên nhẫn, cần
kiệm, vượt khó, biết tính toán thì sẽ thành công của con người. Tương tự ta có câu (1) nói về
tình yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau của con người; câu (2) là sự thay thế, tiếp nối
nhau của các thế hệ người trong mọi hoạt động; câu (3) ý nói trong cảnh rối ren, kẻ chuyên
đầu cơ trục lợi sẽ dễ dàng hoạt động thủ lợi.
Như vậy, có thể nói, từ hình tượng cụ thể, cá biệt mà người ta đã khái quát hoá, trừu
tượng hoá, tức tạo ra nghĩa biểu trưng của TN. Trong khi đó,
hình ảnh biểu trưng trong TN
lại biểu hiện nhiều mặt, là mã nghệ thuật. Do vậy mà trong tiếp nhận và sử dụng, người ta
có thể khai thác mặt nào đó, hiểu theo cách riêng của mình. Chính điều này tạo nên hiện
tượng nhiều nghĩa ở TN.
1.3. Về khái niệm “Câu tục ngữ có nhiều cách hiểu”
Đây là phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Ở đây, chúng tôi phân định giữa “loại nghĩa” và “số lượng nghĩa”. Thông thường,
theo các nhà nghiên cứu thì có hai “loại nghĩa”: nghĩa đen và nghĩa bóng. Hoàng Tiến Tựu
phân: đơn nghĩa và đa nghĩa, gọi chung là “tính nhiều nghĩa”. Còn “số lượng nghĩa” là số
lượng nghĩa ở trong một “loại nghĩa”, tức các cách hiểu khác nhau ở nghĩa đen hoặc nghĩa
bóng. Chẳng hạn như trường hợp câu TN c
ó hai nghĩa đen hoặc hai nghĩa bóng... Phạm vi,
đối tượng khảo sát của đề tài chúng tôi là “số lượng nghĩa” ở một câu TN. Do đó, “ nhiều
cách hiểu” là “số lượng nghĩa” (từ hai trở lên) ở một loại nghĩa. Có lúc chúng tôi dùng khái
niệm “nhiều nghĩa” là với ý này. Chẳng hạn câu TN “Trâu béo kéo trâu gầy”. Câu này có
hai nghĩa đen:
+ Cùng một chủ, trâu béo, khỏe bù chỗ kém, thiếu ở phần việc của trâu gầy, yếu.
+
Trâu béo, khỏe cày kéo tốt, khiến trâu gầy, yếu hơn cũng phải cố theo (tạo hiệu quả tốt
cho công việc).
Và tương đương với hai nghĩa đen là hai nghĩa bóng:
+ Trong một tập thể, người giỏi giang, siêng năng bù đắp công việc cho người kém
cỏi, lười biếng.
+ Người giỏi giang, năng nổ có tác động, ảnh hưởng tốt đến người kém cỏi, ù lì, giúp
người này cùng tiến bộ.
Ta xét thấy về “loại nghĩa” thì câu TN trên có hai: nghĩa đen và nghĩa bóng. C
òn xét
về “số lượng nghĩa” thì có bốn nghĩa: hai nghĩa đen và hai nghĩa bóng. Hay như Hoàng Tiến
Tựu cho câu “Một búi cỏ một giỏ phân” là câu đơn nghĩa (xếp theo loại nghĩa) thì cũng
thuộc một trong những dạng của đối tượng khảo sát của đề tài chúng tôi vì câu này có hai
cách hiểu:
+ Một búi cỏ vùi vào gốc, có giá trị như giỏ phân.
+ Một bụi cỏ ăn hại được nhổ bỏ, đỡ phí đi một nắm phân vun bón cho cây.
Về nguyên nhân dẫn đến nhiều cách hiểu ở một câu TN có rất nhiều. Có thể là do
tính cô đọng hàm súc, do hình ảnh tượng trưng mơ hồ, do ngữ cảnh chi phối, do hiện tượng
mờ nghĩa gốc, do hiện tượng cùng âm -đa nghĩa của từ tiếng Việt, do quá trình dân gian hóa
và biến thể... Vấn đề này, chúng tôi sẽ làm rõ ở chương 2.
Tóm
lại, mỗi thể loại văn học dân gian đều có cách nói riêng nhằm biểu đạt nội dung
riêng của nó. Tục ngữ cũng vậy. Một số đặc trưng của TN có liên quan đến ngữ nghĩa mà
chúng tôi đã trình bày ở trên chính là cách nói riêng ấy. Do đó, có nắm được những đặc
trưng trên, xem chúng như là những “công cụ”, sẽ giúp chúng ta tìm hiểu, “giải mã”, “khai
quật” được nội dung ngữ nghĩa của TN.
CHƯƠNG 2:
TỤC NGỮ CÓ NHIỀU CÁCH HIỂU – THỰC TRẠNG VÀ
NGUYÊN NHÂN
Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện thực khách quan luôn tồn tại trong thế cố
định và “khả năng”. Nghĩa là nó vẫn là nó khi được xem xét trong một khoảng thời gian –
không gian, trạng thái nhất định và nó có thể biến đổi trở thành cái khác khi các điều kiện
trên thay đổi.
Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật cũng vậy. Tác phẩm văn học là nơi nhà văn gởi
gắm
thông điệp (tâm tư, tình cảm, khát vọng, triết lí...) của mình và muốn độc giả lĩnh hội,
sẻ chia. Nhưng khi đến tay những người đọc khác nhau thì nội dung, ý nghĩa của tác phẩm
được lĩnh hội khác nhau. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, nghề nghiệp,
giới tính, tầng lớp, trình độ, sự trải nghiệm, thời đại, mục đích tiếp nhận... Thực tế cho thấy
có nhiều cách đọc, nhiều cách tiếp cận tác phẩm văn học. Đây là quá trình tiếp nhận tác
phẩm văn học. Sự lĩnh hội khác nha
u về nội dung, ý nghĩa của cùng một tác phẩm văn học
còn do bản thân tác phẩm. Đó là tính mơ hồ, đa nghĩa của văn học và kết cấu mở về nội
dung, ý nghĩa mặc dù cố định về dung lượng câu chữ (xét tác phẩm thuộc văn học viết).
Điều trình bày trên cũng đúng với thể loại TN. Đó là tính nhiều nghĩa ở một câu TN.
Xuất phát từ thực tế đó, ở chương này, chúng tôi trình bày về thực trạng và nguyên
nhâ
n dẫn đến một câu TN có nhiều cách hiểu.
2.1. Thực trạng
2.1.1. Quan niệm về nghĩa của TN
Như ở lịch sử vấn đề nghiên cứu chúng tôi đã
nói, nghĩa của TN là một trong những
vấn đề có nhiều ý kiến bất đồng, còn tranh luận. Có thể thấy người ta không đồng tình về
tên gọi nghĩa, số lượng nghĩa của TN. Cụ thể như TN nhiều nghĩa hay đa nghĩa? Đích thực
TN có mấy nghĩa?...
Sau đây, chúng tôi trình bày một số ý kiến, quan niệm của các nhà nghiên cứu để
thấy được thực trạng của vấn đề.
- Chu Xuâ
n Diên viết: Một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa
bóng” [41, tr. 244].
- Hoàng Tiến Tựu thì phân chia: tục ngữ có thể chia làm hai loại cơ bản: Loại đơn
nghĩa và loại đa nghĩa [92, tr. 378]
- Tác giả Lê Chí Quế thì khẳng định rằng: “Tục ngữ bao giờ cũng có hai nghĩa: nghĩa
đen (hay là nghĩa gốc) và nghĩa bóng (trường nghĩa)” [71, tr. 197].
- Bùi Mạnh Nhị phát biểu: “Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp
điệu, hình ảnh và thường mang nhiều nghĩa” [58, tr. 242].
- Nguyễn Xuân Đức đặt vấn đề là “hai nghĩa” có phải là “đa nghĩa” không. Qua vài
lập luận, tác giả cho rằng gọi “tục ngữ thường có hai nghĩa” là thỏa đáng không nên nói “đa
nghĩa” hay “nhiều nghĩa”. Một vấn đề khác khá mới mẻ mà chính Nguyễn Xuân Đức cho là
“trái ngược với ý kiến truyền t
hống của hầu hết các nhà tục ngữ học nước ta” là mỗi lần
phát ngôn TN chỉ có một nghĩa, nghĩa ứng dụng. Tác giả viết “…trong mỗi lần phát ngôn nó
chỉ truyền đạt một nghĩa. Tục ngữ có nhiều nghĩa nhưng đó là nghĩa trong nhiều lần phát
ngôn, gắn với nhiều ngữ cảnh và vì thế không nên xem đây là thể loại đa nghĩa” [17, tr 58].
- Phan Trọng Hòa không đồng tì
nh với quan niệm của Nguyễn Xuân Đức. Theo tác
giả thì cho rằng TN nhiều nghĩa, đa nghĩa là hoàn toàn đúng, thỏa đáng vì “nhiều” là “đa”
mà “ hai” là “nhiều” thì có quyền suy ra “ hai” là “đa” [34, tr. 68 - 70].
Qua một số quan niệm về nghĩa TN của các nhà nghiên cứu, đặc biệt là sự bất đồng ý
kiến giữa Nguyễn Xuân Đức và Phan Trọng Hòa, chúng tôi mạn phép có đôi lời nhận xét,
bàn thêm.
Thứ nhất là tên gọi “hai nghĩa”, “nhiều nghĩa”, “đa nghĩa” chúng ta nên chọn cái nào
và “ nhiều nghĩa” là chỉ loại nghĩa, số lượng nghĩa ha
y cả hai.
Chu Xuân Diên cho rằng “Tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng”.
Cách gọi này được nhiều người chấp nhận vì nó đơn giản, nhằm vào cái chung, có tính phổ
biến của TN và quy luật tư duy của người Việt. Hơn nữa, “thường có hai nghĩa” có thể là
có một nghĩa, có thể ba nghĩa... Vì vậy, ít xảy ra tranh luận về nghĩa hay về khái niệm “
hai
nghĩa”. Còn cách gọi “đa nghĩa” mặc dù bao quát được một khối lượng khá lớn nội dung ý
nghĩa của TN nhưng có hai điều còn bất cập. Thứ nhất là đã loại ra bộ phận những câu TN
“đơn nghĩa” (chỉ có nghĩa đen) như Hoàng Tiến Tựu đã phân loại. Thứ hai là ngay bản thân
từ ngữ dùng để thành lập khái niệm. Có người cho rằng ba tên gọi này (“hai nghĩa”, “nhiều
nghĩa”, “đa nghĩa”) có thể th
ay thế được cho nhau (Phan Trọng Hòa). Có người cho rằng
không thể vì mỗi khái niệm có tính khu biệt, giới hạn về nghĩa của nó. Do đó, tên gọi “nhiều
nghĩa” theo chúng tôi tỏ ra có ưu thế hơn mặc dù có bất cập như tên gọi “đa nghĩa”. Đó là
không tính đến một bộ phận TN “đơn nghĩa”. Nhưng những lí do chúng tôi đề cập dưới đây
sẽ phần nào làm
cho tên gọi “nhiều nghĩa” khả thi hơn.
Nguyễn Xuân Đức cho rằng: “Đúng hai là số nhiều, mà nhiều là đa nhưng đa (hay
nhiều) bao hàm cả hai chứ không chỉ có hai... và ta suy ra đa ở đây là ba trở lên. [16, tr
50].
Còn Phan Trọng Hòa thì: “Thật ra, “đa” cũng có nghĩa là “nhiều”. Và “nhiều” hay
“đa” đều là “từ hai trở lên”. Trong thực tế, “đa” có thể là “từ ba trở lên” (như “đa” trong
“đa giác”, “đa phức”, “đa tiết”, “đa trị”)… [34, tr. 69].
Qua hai ý kiến trên, chúng ta thấy có những điểm chung mà cả hai đều công nhận:
+ “Nhiều” và “đa”: có “hai” và từ “hai” trở lên.
+ “Hai” là “số nhiều” (Nguyễn Xuân Đức) là “nhiều” (Phan Trọng Hòa).
+ “Đa” là “ba trở lên” (Nguyễn Xuâ
n Đức), “có thể là từ ba trở lên” (Phan Trọng
Hòa).
Dựa vào ba điểm chung trên kết hợp với quan niệm được nhiều người chấp nhận là
“tục ngữ thường có hai nghĩa”, theo chúng tôi, dùng khái niệm TN “nhiều nghĩa” có lẽ hợp
lí hơn.
Cả ba tác giả Chu Xuân Diên, Hoàng Tiến Tựu, Bùi Mạnh Nhị về cơ bản đều thống
nhất TN có tính mở rộng nghĩa, mở rộng nội dung kinh nghiệm
trong ứng dụng cụ thể qua
không gian, thời gian. Chẳng hạn Chu Xuân Diên cho rằng: “Trong quá trình lưu truyền từ
thời đại này sang thời đại khác, trường nghĩa của từng câu TN lại thường được mở rộng
thêm để đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh nghiệm của nhân dân” [8, tr. 115]. Ngay cả Nguyễn
Xuân Đức cũng cho rằng TN “nhiều nghĩa trong nhiều ngữ cảnh khác nhau”. Do đó, phải
chăng khi dùng khái niệm
“nhiều nghĩa”, “đa nghĩa” thì hàm ý của các tác giả là nó bao hàm
cả những nghĩa “mở rộng” này. Nghĩa là cả “loại nghĩa” lẫn “số lượng nghĩa” nảy sinh do
ứng dụng vào từng trường hợp cụ thể? Dù có hay không thì với đặc trưng là hai loại nghĩa
(nghĩa đen và nghĩa bóng) và sự “mở rộng nghĩa”, theo chúng tôi, gọi TN có tính “nhiều
nghĩa” thì không có gì bất cập, kể cả “đa nghĩa”.
Thứ hai, vấn đề bất đồng ý kiến giữa Nguyễn X
uân Đức và Phan Trọng Hòa theo
chúng tôi là do góc độ khảo sát. Các nhà TN học nước ta thường khảo sát TN ở góc độ văn
bản, còn Nguyễn Xuân Đức thì đứng ở góc độ ứng dụng để khảo sát nghĩa. Đứng ở hai góc
độ khác nhau để khảo sát thì dĩ nhiên sẽ có quan niệm khác nhau về nghĩa. Ở đây không thể
nói dứt khoát góc độ nào đúng, góc độ nào sai. Cần thấy rằn
g TN có thể khảo sát ở nhiều
góc độ khác nhau vì bản thân nó là một hiện tượng đa diện, đa dạng và mỗi góc độ khảo sát
đều có ưu thế lẫn hạn chế nhất định.
Ở góc độ văn bản, người ta khảo sát TN ở dạng cố định, dạng tĩnh trên giấy trắng
mực đen, phi ngữ cảnh. TN từ lâu đã được khảo sát ở góc độ nà
y và đạt nhiều thành tựu
đáng kể, cung cấp cho chúng ta nhiều tri thức để khám phá nó. Thành tựu quan trọng là đã
tìm ra và phân loại nghĩa củaTN: hai loại nghĩa (nghĩa đen và nghĩa bóng). Kết quả phân
loại này là phù hợp với quá trình hình thành và vận dụng TN. Nghĩa là một câu TN theo
đúng trình tự đặc trưng thể loại của nó là phải có nghĩa đen và nghĩa bóng. Tuy nhiên, hạn
chế của cách tiếp cận này là không thấy được tính “sinh động” của TN trong ứng dụng cụ
thể mà các tác giả chỉ nói là nó có tính “mở rộng nghĩa”.
Ở góc độ ứng dụng, người ta khảo sát TN ở dạng phát ngôn, dạng động, có ngữ cảnh
cụ thể. Khảo sát ở góc độ này, có lẽ hai lí do sau đây là chính đáng.
Thứ nhất, một trong những đặc trưng quan trọng của văn học dân gian là tính truyền
miệng, diễn xướng m
à TN là một thể loại của bộ phận này. Hơn nữa, tục ngữ được quan
niệm là thể loại tiền nghệ thuật, là phát ngôn đặc biệt, là câu nói dùng thường ngày, là thể
loại “còn gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân hơn cả”, rằng nó “không phải là
những sinh hoạt văn nghệ đúng với nghĩa của nó”,...
Thứ hai, khắc phục được hạn chế của cách tiếp cận ở góc độ văn bản, là thấy được
tính “sinh động”, “mở rộng nghĩa” của tục ngữ trong ứng dụng.
Tuy
vậy, cách tiếp cận ở góc độ ứng dụng cũng có những hạn chế:
+ Không thấy được tính nhiều nghĩa của TN do quá trình khái quát hóa, trừu tượng
hóa, tức nghĩa biểu trưng của TN.
Hơn nữa, muốn vận dụng một c
âu TN vào một trường hợp cụ thể theo dụng ý riêng
bằng cách giữ nguyên hay cải biến thì trước tiên người ta phải nắm được nghĩa khái quát,
nghĩa biểu trưng của nó là gì.
+ Nếu cho rằng TN chỉ có một nghĩa – nghĩa ứng dụng và phủ nhận tính “nhiều
nghĩa” (nghĩa đen và nghĩa bóng) trên văn bản thì thật khó khăn, phức tạp khi chúng ta
giải
thích và truyền thụ nghĩa của TN. Chẳng hạn các cuốn từ điển, các sách chuyên ngành về
TN sẽ giải thích, ghi nghĩa của một câu TN như thế nào khi có vô vàn ngữ cảnh và mỗi
người biên soạn lại có những ngữ cảnh khác nhau. Hơn nữa, thí dụ như có ai đưa cho ta một
câu TN và yêu cầu giải thích nghĩa thì ta sẽ giải thích thế nào. Chẳng lẽ nói “anh hãy cho tôi
một ngữ cảnh cụ thể thì tôi sẽ cho biết nghĩa”. Hay là “ở ngữ cảnh nà
y thì thì nó có nghĩa
thế này, ở trường hợp kia thì có nghĩa thế kia...”.
Tóm lại, chính nghĩa khái quát, nghĩa biểu trưng, sự mở rộng nghĩa đã tạo nên hiện
tượng nhiều nghĩa ở TN. Ở góc độ văn bản, TN có nghĩa đen, nghĩa biểu trưng. Còn trong
môi trường ứng dụng thì nghĩa của TN được cụ thể hóa, có sự mở rộng nghĩa.
2.1.
2. TN có nhiều cách hiểu - Vấn đề còn tồn nghi
TN là một hiện tượng đa dạng, chứa đựng nhiều tri thức, phản ánh nhiều lĩnh vực của cuộc
sống. Thêm vào đó, trong quá trình lưu truyền, nghĩa của nó được mở rộng bởi quan niệm
và cách dung của người sử dụng. Do đó, câu TN được hiểu khác nhau và sinh ra hiện tượng
nhiều nghĩa. Đây là một thực tế. Chúng tôi xin liệt kê một số câu TN như vậy ở ba góc độ: