Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Hãy dành 5 phút để đọc và suy nghĩ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.34 KB, 6 trang )

Hãy dành 5 phút để đọc và suy nghĩ
Mẹ mù, chồng chết, con gái liệt, con trai cả chết ung thư, con trai thứ
tàn phế, trai út thất nghiệp, con dâu vô nghề nghiệp mắc bệnh tim
bẩm sinh đó chỉ là một phần những bất hạnh nghiệt ngã đè nặng
lên số phận người đàn bà 88 tuổi này. Nhưng vượt qua tất cả, bà vẫn
kiên cường sống, mưu sinh vì các con
Nằm khuất giữa hai cột đèn điện trên phố Bảo Khánh, 30 năm nay
một cụ bà 88 tuổi vẫn chung thủy với quán nước chè, ngày đêm mò
mẫm mưu sinh để kiếm tiền nuôi mình và những người con tật
nguyền. Hình ảnh của cụ gắn liền với một góc Hà Nội xưa tại con
phố này.
Phận đời nghiệt ngã bên hàng nước cũ
Gần 30 năm, từ cái thời Hà Nội còn ầm ầm tiếng súng và đinh tai
những đợt bom Mĩ rền, trên con phố Bảo Khánh đối diện ngay Hồ
Gươm, có một cụ bà chung thủy với quán nước chè, hằng ngày mò
mẫm mưu sinh cho mình và cả gia đình.
Những người thường xuyên qua lại trên con phố này đã quá quen
thuộc hình ảnh một cụ bà tóc bạc phơ, đôi mắt đục nhòe, chốc chốc
lại khơi khơi cái cơi đựng trầu móm mém nhai. Cụ bà có tên là Phan
Thị Yến. Quán nước của cụ nằm khiêm tốn giữa hai cây cột điện ngay
đầu phố.
Đã 30 năm trên phố Bảo Khánh, cụ Yến vẫn ngồi giữa hai cây cột
điện để bán nước nuôi mình và người con gái tật nguyềnGọi là quán
cho sang chứ thực ra hàng nước chè của cụ chỉ vỏn vẹn có một cái làn
cũ rách đựng vài bao thuốc lá, mấy gói hướng dương, đôi ba chai
nước, hai phong kẹo lạc và ấm nước chè… Gọi cụ rót cho chén nước,
cụ lẩm nhẩm: “Muộn rồi vẫn uống à chú? Tôi sắp sửa chuyển chỗ
rồi…”. Thấy làm lạ vì giờ mới chỉ 3h chiều, tôi định lên tiếng hỏi thì
người phụ nữ ngồi kế bên nhanh chóng ra hiệu và bảo khẽ: "Cụ bị
mù nên nếu không có người nhắc giờ giấc cụ cũng không biết là sớm
hay muộn". Tiết lộ của người phụ nữ khiến tôi giật mình. Lúc này cụ


đang lần mò ấm và chén rót nước cho tôi một cách tỉ mẩn. Đôi tay cụ
run run…
Cụ Yến là người Hà Nội gốc, nhà trước đây cũng ở chính con phố
này. Khi chồng mất, các con cụ bỗng quay ra giành giật căn nhà tập
thể gia đình đang ở. Không đành lòng nhìn các con "cắn xé " nhau, cụ
đành bán đứt ngôi nhà để chia cho mỗi đứa một ít rồi cùng người con
trai út và cô con gái bị bại liệt ra thuê nhà ở ngoài bãi ven đê sông
Hồng.
Đã 88 tuổi, nhưng quãng đời mà cụ Yến trải qua vẫn chưa hết bất
hạnh.Cuộc đời cụ từ lúc sinh ra cho đến hôm nay không một ngày
hạnh phúc. Mẹ cụ bị mù mất sớm. Bố đi bước nữa nên cụ phải
chuyển về sống với ông bà ngoại. Đến khi ông bà ngoại mất, cụ phải
đi giúp việc cho nhà người. Lấy chồng từ năm 20 tuổi, cụ sinh được
bốn người con. Nhưng bất hạnh tiếp tục ập xuống gia đình cụ khi
người con gái duy nhất đột nhiên mắc bệnh, đôi chân ngày càng teo
đi rồi liệt hoàn toàn.
Thu nhập ít ỏi từ chiếc máy khâu của người chồng không đủ để chữa
bệnh cho con và chi tiêu cho những bữa ăn đạm bạc của gia đình, cụ
Yến bắt đầu cuộc đời bôn ba với gánh hàng rong. Lúc đầu cụ bán xôi
ở chợ Đồng Xuân, rồi bán cháo, bán hoa quả, bán hoa dạo quanh phố
cổ để cùng chồng kiếm tiền mưu sinh.
Tưởng rằng cuộc sống bôn ba ấy cũng giúp gia đình cụ sống yên ổn
qua ngày thì một lần nữa, bất hạnh lại tìm đến. Chồng cụ mất đi
trong lúc gia đình đang vô cùng túng quẫn. Ngày chồng mất, cụ gần
như suy sụp hoàn toàn, sức khỏe ngày càng yếu đi. Đến khi đôi chân
cụ không còn có thể rong ruổi đi bán dạo khắp phố cổ được nữa, cụ
chọn con phố thân thuộc nơi gia đình đã từng sống mở một quán trà
vỉa hè dưới hai cây cột điện để mưu sinh và tiếp tục nuôi người con
tật nguyền.
Cái hàng nước nơi cụ Yến ngồi từ trước đến nay vẫn không có gì thay

đổi. Nó không to ra và cũng không đẹp hơn so với cách đây 30 năm.
Những vật dụng mà cụ dùng để bán hàng cũng đã đi theo cụ từng ấy
năm trời. Không có tiền nên cụ cũng không có hàng dự trữ, chỉ khi
nào gần hết cụ lại nhờ mấy người quen chạy sang đại lý cuối phố
mua hộ về bán tiếp.
Trong khi cùng cụ sống lại những kỹ niệm xưa, tôi vô tình chạm vào
nỗi đau của cụ khi hỏi chuyện về người con gái. Cụ lặng im hồi lâu,
rồi gục xuống kệ thuốc trên đôi bàn tay gày gò nhăn nheo, nước mắt
cụ cứ thế từ đôi mắt đục trào ra. Nhưng cụ không giấu giếm: “Đó là
nỗi bất hạnh lớn nhất của đời tôi, giờ đây nó đã 63 tuổi rồi mà cũng
chỉ ú ớ nằm một chỗ. Tôi thương con nên không thể nào vô tình với
chúng nó được. Còn sống được ngày nào tôi vẫn sẽ làm để nuôi nó
và mua thuốc cho nó ”.
Cụ Yến gục đầu khóc khi nói về gia cảnh của mình và người con gái
tật nguyền.Tình mẫu tử ấy là động lực giúp cụ Yến quanh năm mò
mẫm đi bộ từ nhà ra đầu đê rồi nhờ người dắt ra chỗ bán hàng. Đến
chiều lại nhờ người đưa ra đầu đê và mò mẫm về nhà. Đến khi đôi
mắt cụ mờ hẳn, không còn nhìn thấy gì nữa, cụ đành thuê xe ôm đưa
ra chỗ bán hàng, sáng đi đến tối mới về. Đã mất công tiền thuê xe nên
cụ cố ngồi đến tối mịt để bù vào.
Ngày nắng thì không sao nhưng những hôm mưa gió, quán nước của
cụ không có lấy một bóng người, cụ đành khất nợ tiền xe để hôm
khác trả. Những người xe ôm cũng thương hoàn cảnh cụ nên không
bao giờ đòi gì, khi nào cụ có thì đưa.
Sống trong bóng tối đã 20 năm nhưng cụ Yến hầu như không một
ngày nào vắng mặt ở phố Bảo Khánh. Vẫn dáng ngồi bé nhỏ, gầy gò
giữa hai cây cột điện với gánh hàng nước nhuốm màu thời gian,
dường như cụ không mong ngóng, cũng không chờ khách mà ngồi
để đợi nghe những âm thanh vui nơi phố phường, để cảm nhận sự
khác biệt từng ngày của phố hôm nay và hình ảnh của góc phố 30

năm về trước.
Thế nhưng, khi tôi dè dặt đề nghị được giúp cụ bằng cách sẽ liên lạc
với một hội từ thiện nào đó và đưa cụ vào viện dưỡng lão ở, cụ bật
khóc: “Cảm ơn chú, tôi không đi đâu cả, số kiếp tôi nó vậy rồi. Tôi
còn phải chăm lo cho con tôi. Nếu tôi đi thì ai chăm nó, ai làm mà
kiếm tiền mua thuốc cho nó. Với lại ở mấy chỗ đó thì có gì là vui, tôi
ngồi đây quen rồi, được nghe những tiếng rầm rì xe chạy, vui tai lắm
…”
Cô Dung, một người bạn già của cụ Yến - nhà ở phố Bảo Khánh
thường xuyên ra giúp bà bán hàng - cho biết: “Bà ấy không đi đâu
đâu. Bà thương con gái lắm… Tôi ở đây nên biết bà ấy lâu rồi. Bà ấy
sống được cho đến lúc này là cũng vì để nuôi con đấy…”. Nói đến
đây, cô Dung cũng sụt sùi, cô kể tiếp với tôi về gia cảnh của người
bạn mà cô hay gọi vui là người của quá khứ.
Cô Dung nhà ở phố Bảo Khánh là một người bạn của cụ Yến thường
xuyên giúp đỡ cụ mua hộ hàng về bán."Người cùng khổ" của quá
khứ
Câu chuyện gia đình của cụ Yến bi đát hơn tôi nghĩ. Cụ có cả thảy
bốn người con, người con gái thì đã bị liệt nhiều năm. Người con trai
cả vốn được gia đình kỳ vọng vì làm ăn được thì lại mắc bệnh ung
thư. Khi chết để lại người vợ không nghề nghiệp mang trong mình
bệnh tim bẩm sinh và hai đứa con thơ dại.
Người con trai thứ hai vốn là công nhân một nhà máy nước, nhưng
không may bị ống nước đè gãy chân trong một lần làm việc dẫn tới
tàn phế. Người con trai út trước đây đi bộ đội 7 năm ở chiến trường
biên giới phía Bắc. Sau ra quân cũng đã đi làm nhiều nơi nhưng
không theo được do sức khỏe yếu giờ đang thất nghiệp, ở nhà trông
chờ vào đồng lương của vợ làm công nhân vệ sinh nhà máy nước.
Với cái gánh nước nhỏ này, cụ phải vừa kiếm đủ tiền nuôi mình, vừa
phải phụ giúp thêm con trai trả tiền nhà và lo cho cô con gái. Bữa

trưa của cụ thường chỉ là gói xôi 2.000 đồng. Bữa tối là cái bánh mì
không nhân. Với cụ thế là đủ. Thi thoảng, có người thương cho cụ 50
- 100.000 đồng để cụ lo cho con gái, cụ lại khóc nức lên mà không thốt
lên lời.
Đêm lạnh xuống, cụ chuyển chỗ sang ngồi co ro sau cái ghế đá bên
bờ Hồ, lặng lẽ ngồi nhai trầu, lâu lâu mới có người khách tạt qua mua
cho cụ gói thuốc hay gói hạt chứ thấy ít người ngồi lại vì cái quán của
cụ cũng thật khó để ngồi lâu.Nhiều khi cụ Yến ngồi bán hàng bị bảo
vệ quanh Hồ Gươm đuổi, cụ cũng chỉ biết lếch thếch mà xin cứ từ từ
rồi bà sẽ đi chứ chẳng thể ôm hàng mà chạy như mấy người khác.
Trong những lúc như thế cụ cứ ngơ ngác mà không biết đi về đâu,
không biết nhờ ai giúp, lại đành nhờ đúng người bảo vệ đã đuổi
mình chọn cho một cái chỗ ngồi gần đó mà không vi phạm pháp luật.
Và cứ đến tối cụ lại chuyển sang ngồi sau ghế đá bên bờ Hồ đối diện
phố Bảo Khánh cho đến 11 giờ đêm mới về.Đường phố Hà Nội tấp
nập xe cộ, dòng người vẫn cứ sải bước qua quán nước nơi cụ ngồi.
Cái dáng ngồi của cụ dường như 30 năm không thay đổi, có chăng
gầy gò và khắc khổ hơn vì cuộc mưu sinh và bụi thời gian đè nặng.

×