Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

tổng hợp những điều cần nắm khi đi phỏng vấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.65 KB, 28 trang )

Tổng quan về VietinBank
Ra đời từ năm 1988, VietinBank hiện đang nắm giữ vai trò chủ đạo, chủ lực của
một ngân hàng hàng đầu nền kinh tế.
Vietinbank có hệ thống mạng lưới phát triển mạnh mẽ với 148 chi nhánh, 07
Công ty thành viên, 03 Đơn vị sự nghiệp, hơn 1.000 phòng giao dịch trên 63
tỉnh/thành phố trong cả nước. VietinBank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và
duy nhất có mặt tại châu Âu với 02 chi nhánh tại Frankfurt và Berlin - CHLB
Đức. Đồng thời, VietinBank đã có mặt tại Vientiane – Lào và đang tích cực xúc
tiến mở các văn phòng đại diện, chi nhánh tại nhiều quốc gia khác như
Myanmar, Anh, Ba Lan, Séc…
Với quy mô vốn lớn nhất, chất lượng tài sản tốt nhất và giá trị thương hiệu cao
nhất Việt Nam, liên tiếp trong hai năm 2012 và 2013, VietinBank được Tạp chí
Forbes bình chọn Top 2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới và tạp chí The
Banker đưa vào Bảng xếp hạng Top 500 thương hiệu Ngân hàng giá trị nhất thế
giới. Đặc biệt, ngày 7/1/2013, VietinBank vinh dự được Chủ tịch nước phong
tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.
VietinBank tự hào có hai cổ đông chiến lược nước ngoài là Tổ chức Tài chính
Quốc tế uy tín IFC và Ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, tầm cỡ hàng đầu thế giới
Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ. Tính đến thời điểm hiện tại, VietinBank là
ngân hàng có cơ cấu cổ đông nước ngoài mạnh nhất Việt Nam.
Sứ mệnh
Là Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng,
cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc
sống.
Tầm nhìn
Trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu trong nước
và Quốc tế.
Giá trị cốt lõi
• Mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng;
• Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại;
• Người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hết mình –


được quyền hưởng thụ đúng với chất lượng, kết quả, hiệu quả của cá nhân
đóng góp – được quyền tôn vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi.
Triết lý kinh doanh
• An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế;
• Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội;
• Sự thịnh vượng của khách hàng là sự thành công của VietinBank.
Chính sách nhân sự
Chính sách nhân sự hấp dẫn là yếu tố quan trọng làm nên vị trí, sức cạnh tranh
của thương hiệu tuyển dụng Vietinbank.
Phương châm "Nguồn nhân lực mạnh là giá trị cốt lõi của Ngân hàng"
VietinBank tạo một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, phát huy tối
đa quyền được làm việc, cống hiến, phát triển, tôn vinh của người lao động và
sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của cán bộ, người
lao động.
Cơ chế tuyển dụng luôn đảm bảo cơ hội bình đẳng, khách quan, minh bạch cho
tất cả các ứng viên. Chúng tôi là Ngân hàng Thương mại đầu tiên tổ chức tuyển
dụng cho các chức danh cán bộ lãnh đạo/quản lý; là ngân hàng đầu tiên đổi mới
việc tuyển dụng theo hình thức trực tuyến. VietinBank liên tiếp được bình chọn
Nhà tuyển dụng hàng đầu, thương hiệu tuyển dụng số một Việt Nam.
Thu nhập xứng đáng với năng lực và sự cống hiến
VietinBank sẵn sàng trả mức thu nhập hấp dẫn đối với cán bộ và tin rằng đây là
động lực mạnh mẽ giúp cán bộ yên tâm công tác, cống hiến và gắn bó lâu
dài. VietinBank tự hào là một trong những ngân hàng có mức thu nhập bình
quân đối với cán bộ cao nhất trong hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam hiện nay.
VietinBank chi trả thu nhập cho cán bộ theo nguyên tắc đảm bảo sự cạnh tranh,
công bằng, phù hợp với trình độ, năng lực, mức độ đóng góp cống hiến của mỗi
thành viên dựa trên cơ chế trả lương theo hiệu quả công việc.
Cơ hội đào tạo với các chính sách hỗ trợ hấp dẫn
Với phương châm nguồn nhân lực là giá trị cốt lõi, VietinBank luôn chú trọng
đào tạo bồi dưỡng năng lực trình độ, phẩm chất cán bộ thông qua các hình thức

sau:
- Đào tạo Lý thuyết cơ bản/chuyên sâu và trao đổi kinh nghiệm thực tế tại
Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực VietinBank. Đây là ngôi trường
được đầu tư quy mô, hiện đại, có đầy đủ cơ sở vật chất với đội ngũ trên 100
giảng viên kiêm chức; hàng chục giảng viên cơ hữu; mạng lưới hợp tác, liên kết
với 15 cơ sở đào tạo uy tín. Trường cung cấp tất cả các dịch vụ đào tạo, bồi
dưỡng; nghiên cứu khoa học và tư vấn dịch vụ tài chính – ngân hàng và có đầy
đủ năng lực tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ và loại hình đào tạo hiện đại.
- Đào tạo thông qua thực tiễn công việc. VietinBank tin tưởng và giao trách
nhiệm cho cán bộ quản lý, đặc biệt là cán bộ quản lý trực tiếp đào tạo phát triển
nguồn nhân lực thông qua hình thức giao việc và theo dõi quá trình xử lý công
việc, đưa ý kiến nhận xét phản hồi; tạo cơ hội cho cán bộ cọ sát với thực tế, trải
nghiệm những phần việc phức tạp, đa dạng và tích lũy kinh nghiệm trong công
việc.
- Đào tạo bởi các chuyên gia tài chính ngân hàng cao cấp hàng đầu Việt Nam
và thế giới. Tại VietinBank, cán bộ có cơ hội được học tập và làm việc với
những nhà tư vấn hàng đầu trên thế giới, các đối tác chiến lược nước ngoài của
VietinBank, đặc biệt là làm việc với các chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực tài
chính ngân hàng của Việt Nam và thế giới. Ngoài ra, VietinBank khuyến khích
đào tạo bằng nhiều chính sách hỗ trợ chi phí, trao đổi kinh nghiệm, khảo sát thực
tế trong và ngoài nước Đây chính là những giá trị quý báu mà VietinBank đã
và đang mang lại cho cán bộ nhân viên.
Đời sống xã hội và các chế độ khác
VietinBank luôn quan tâm và chăm sóc đời sống văn hóa tinh thần của cán bộ
nhân viên, khuyến khích sự đoàn kết bằng nhiều chế độ và hoạt động xã hội
như: bảo hiểm, nghỉ dưỡng hằng năm, quyền mua nhà dự án ưu đãi, cổ phiếu với
giá ưu đãi, thăm hỏi động viên kịp thời người lao động và người thân khi ốm
đau, giúp đỡ gia đình những cán bộ gặp hoàn cảnh khó khăn…
Ngoài ra, cán bộ còn được khuyến khích tham gia các hoạt động từ thiện và an
sinh xã hội, hỗ trợ kinh phí cùng với các ngành, địa phương, góp phần tạo lập

môi trường văn hóa xã hội lành mạnh, bền vững.
Tôi đã từng đi phỏng vấn từ năm thứ 3 đại học và đã từng trải qua những
đợt phỏng vấn ở khá nhiều ngân hàng, công ty khác nhau. Tôi thất bại
nhiều hơn là thành công, nhưng tôi tin rằng, với những chia sẻ thất bại của
mình, các bạn sẽ học được nhiều hơn là những chia sẻ thành công
1. Chuẩn bị những gì khi bạn được mời phỏng vấn
1.1 Kiến thức
Nhiều bạn nghĩ rằng, phỏng vấn chỉ đơn thuần là một cuộc trao đổi giữa mình và
nhà tuyển dụng. Còn tệ hơn nữa, nhiều bạn cho rằng, phỏng vấn là một sự lừa
dối bởi vì phỏng vấn chỉ “làm cảnh thôi”, chứ thực chất, người ta đã xếp chỗ
xong xuôi hết cả rồi.
Riêng bản thân tôi thì không cho là như vậy, tôi tin rằng, phỏng vấn là một buổi
để tôi thuyết phục nhà tuyển dụng tại sao nên chọn tôi mà không phải là các ứng
viên khác, phỏng vấn cũng là một buổi chia sẻ để tìm hiểu sâu hơn về công ty và
ngành nghề mình đang ứng tuyển và phỏng vấn sẽ giúp tôi trưởng thành hơn.
Về kiến thức, bạn cần chuẩn bị các câu hỏi kiến thức khác nhau, tôi tạm chia
làm 2 mảng là các câu hỏi tổng quan và cấc câu hỏi chuyên môn
1.1.1 Các câu hỏi tổng quan
Các bạn có thể tham khảo bài viết tôi sưu tập được về 50 câu hỏi thường gặp khi
phỏng vấn theo đường trên UB cũng có. Tuy nhiên, tôi mong muốn, các bạn nên
đọc những câu hỏi này, tự trả lời theo hoàn cảnh của riêng mình, khi đi phỏng
vấn, bạn nên là chính mình chứ đừng nên là cái bóng của người khác.
Tại phần này, tôi mong muốn các bạn thật chú trọng vào những câu hỏi dưới
đây. Tôi chỉ đưa ra 8 câu hỏi hay gặp nhất và thực sự là lần nào đi phỏng vấn, tôi
cũng phải gặp từ 5-6 câu hỏi này.
Câu hỏi 1. Xin mời em giới thiệu về bản thân mình?
Tôi tin rằng, 100% các bạn đi phỏng vấn thì đây là câu đầu tiên các bạn được
hỏi, vì vậy các bạn nên chuẩn bị rất kỹ lưỡng câu hỏi này và phải tập trước ở
nhà. Đối với giới thiệu bản thân, cần chuẩn bị cả 1 bản bằng tiếng Anh và 1 bản
tiếng Việt.

Kinh nghiệm giới thiệu bản thân của tôi, chúng ta cần nói những ý như sau
- Tên em là … Em đã tốt nghiệp (hoặc đang học tại) trường …. Hiện tại, em
đang làm ở công ty …. Với chức danh là …. Tại đây, công việc chính của em là
… trong thời gian làm việc ở đây em đã đạt được một số thành tích như ….
(nhớ thể hiện bằng các con số). Điểm mạnh của em là …. Trong thời gian rảnh,
sở thích của em là … (nhớ nói đến các sở thích lành mạnh như đọc sách về
phát triển con người, thể dục thể thao, xem các chương trình truyền hình
thực tế về tài chính ngân hàng,…)
Câu hỏi 2. Em hiểu gì về công việc sắp tới?
Câu hỏi này cũng là một câu hỏi khó, vì vậy trong bài viết về kinh nghiệm viết
CV và săn việc lần trước của tôi, tôi đã nói, các bạn nên nhờ người quen để xin
được bản mô tả chức năng nhiệm vụ của phòng ban hoặc nơi bạn ứng tuyển,
hoặc chí ít bạn cũng nên hỏi họ về công việc thường ngày của phòng là gì? Họ
sẽ quan hệ chính với những phòng ban nào trong công ty. Khi phỏng vấn, bạn có
đồ nghề đó trong tay rồi, hãy nêu một số tóm tắt về chức năng nhiệm vụ của
phòng ban đó.
Kinh nghiệm của bản thân
Khi tôi vào phỏng vấn của Vietinbank, câu hỏi thứ 2 sau khi giới thiệu bản thân
là “Em hiểu gì về công việc mình sẽ làm sắp tới?” Tôi đã lấy trong tập tài liệu ra
mô hình cơ cấu tổ chức của Vietinbank và nói: Vâng, em cũng được tìm hiểu
qua báo cáo thường niên của Vietinbank và qua chính đề thi tuyển dụng đầu vào.
Về cơ cấu tổ chức của phòng Thanh quyết toán vốn kinh doanh, nhìn theo cấu
trúc này, phòng mình thuộc khối hỗ trợ - có thể hiểu là bộ phận back office, và
qua đề thi tuyển dụng lần trước có 1 câu hỏi là “Em hiểu, bộ phận Back office
của Treasury làm công việc gì?”. Vì vậy, công việc chính của phòng sẽ làm Back
office của khối Treasury bao gồm cả kinh doanh vốn và điều hòa vốn. Công việc
chính của BO sẽ là
- Đối chiếu, xác nhận, thanh toán và hạch toán kế toán các giao dịch trên thị
trường tiền tệ và thị trường vốn,
- Quản lý tài khoản NOSTRO của ngân hàng

- Quản lý các khoản vay quốc tế của Vietinbank
- Thực hiện phối hợp với bộ phận Front office, Middle office để thực hiện các
dự án có liên quan.
Nghe xong câu trả lời này của tôi, bộ 3 phỏng vấn lúc đó gồm Phó phòng Đầu
tư, Phó phòng Kinh doanh ngoại tệ và Trưởng phòng Thanh quyết toán vốn gật
đầu và mỉm cười. Tôi biết rằng, bước đầu tiên, mình đã chinh phục được họ.
Câu hỏi 3. Tại sao bạn lại lựa chọn ngân hàng tôi làm việc?
- Đây cũng là một câu hỏi thường gặp. Nhiều bạn cũng rất băn khoăn về câu hỏi
này nên trả lời như thế nào. Tôi luôn đơn giản hóa mọi việc và nghĩ rằng, đây
chỉ là một câu hỏi xem bạn tìm hiểu về ngân hàng mình đang ứng tuyển mà thôi.
Vì vậy, lời khuyên của tôi là bạn nên mang theo Báo cáo tài chính đó của ngân
hàng đến, tính toán một số chỉ số phân tích ngành ngân hàng và đọc báo cáo
thường niên, xem xét các thành tích mà ngân hàng đó đạt được thể hiện các
trách nhiệm xã hội của ngân hàng đó. Câu trả lời của bạn có thể là
Em lựa chọn ngân hàng bởi vì các yếu tố sau
- Xét trên khía cạnh tài chính, ngân hàng mình được đánh giá là khá mạnh thể
hiện qua các số liệu như vốn chủ sở hữu là…. Tổng huy động là … tổng dư nợ
là…. ROA, ROE là ….
- Bên cạnh đó, ngân hàng cũng thể hiện trách nhiệm xã hội với cộng đồng một
cách rất tuyệt vời. Qua báo cáo thường niên của ngân hàng em được biết, ngân
hàng của mình có các hoạt động như …
Thông qua những yếu tố đó, em đã quyết định lựa chọn ngân hàng mình.
Câu hỏi 4. Bạn có nộp hồ sơ vào các ngân hàng khác hay không?
Câu hỏi này cũng khiến nhiều bạn phân vân, nếu giả sử mình nói là có thì lại sợ
nhà tuyển dụng nghĩ mình là người không trung thành, còn mình nói không thì
sợ nhà tuyển dụng nghĩ mình là người giả dối. Quan điểm của tôi : Hãy là chính
mình trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Bạn không nên quanh co gì cả trong trường hợp này, bạn hãy nói, em có nộp hồ
sơ vào các ngân hàng khác, cụ thể là em đã nộp các vị trí … Tuy nhiên, ngân
hàng mình là ưu tiên số 1 cho sự lựa chọn của em.

Chú ý rằng, trong khi liệt kê các vị trí bạn ứng tuyển phải có liên quan một chút
đến vị trí bạn đang được phỏng vấn, điều này sẽ thể hiện, bạn là một người biết
định hướng nghề nghiệp cho bản thân.
Câu hỏi 5. Khi đang làm việc ở ngân hàng tôi, bạn được một ngân hàng
khác mời gọi với mức lương cao hơn, bạn sẽ xử lý thế nào?
Đây cũng là một câu hỏi hơi khó xử với mọi người, đặc biệt là các bạn sinh viên
mới ra trường. Nếu trả lời là em sẽ trung thành với ngân hàng mình, nghe có vẻ
giả dối quá, còn nói là em sẽ chuyển sang ngân hàng kia thì lại làm nhà tuyển
dụng phật lòng.
Tôi xin được phép gợi ý cho các bạn như sau:
- Điều đầu tiên, em cảm thấy rất vui vì năng lực của mình đã được nhiều nơi biết
đến. Tuy nhiên, để đưa ra một quyết định là ở lại hay chuyển một công việc mới,
em dựa trên 3 yếu tố. Một là môi trường làm việc, hai là chế độ lương thưởng,
ba là cơ hội thăng tiến. Nếu ngân hàng đó chỉ cho em một chế độ lương thưởng
cao hơn thì chưa chắc em đã rời đi mà cần phải cân nhắc hai yếu tố còn lại.
Trường hợp của tôi khi ứng tuyển vào Vietinbank
Em nghĩ rằng Vietinbank đáp ứng đủ các điều kiện trên
- Về chế độ lương thưởng, trong báo cáo thường niên năm 2011 vừa rồi,
Vietinbank là ngân hàng đạt lợi nhận cao nhất trong ngành ngân hàng là 8100 tỷ
đồng và thu nhập trung bình của mỗi nhân viên là 20.76 triệu đồng, cao nhất
trong toàn ngành ngân hàng Việt Nam
- Về môi trường làm việc, để đạt được mức lợi nhuận như vậy cao hơn rất nhiều
so với các ngân hàng (như Vietcombank mới đạt 5700 tỷ), thì chắc chắn, mọi
người sẽ phải làm việc rất tích cực và có năng suất cao. Điều này cũng phù hợp
với tinh thần sẵn sàng làm việc của những sinh viên mới ra trường như em.
- Về cơ hội thăng tiến, em tin rằng, ở một môi trường như ngành ngân hàng thì
cơ hội thăng tiến nếu mình làm tốt là hoàn toàn có thể. Mặc dù, để được thăng
tiến, mình không chỉ cần có chuyên môn mà phải thêm nhiều yếu tố khác nữa.
Vì vậy, nếu có một ngân hàng khác mời gọi, chưa chắc em đã chuyển ngay sang
ngân hàng đó.

Câu hỏi 6. Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?
Câu hỏi này khiến nhiều bạn khó xử cũng không kém. Chẳng nhẽ mình lại nói ra
các nhược điểm của công ty cũ như lương thấp, môi trường làm việc kém năng
suất, những mâu thuẫn của mình với sếp hay sao? Có thể bạn cũng sẽ nói ra một
số đặc điểm mình không thích ở công ty cũ, tuy nhiên, hạn chế nói ra những
điểm nhạy cảm đặc biệt là vấn đề tiền lương.
Tôi có một người bạn đã có câu trả lời tạm gọi là phù hợp trong hoàn cảnh này
như sau: Em rời công ty cũ vì môi trường làm việc chưa phù hợp, em là dân học
tiếng Anh, em cũng đã đạt được rất nhiều thành tích trong lĩnh vực tiếng Anh
nhưng đi làm lại ít áp dụng được nó vì công ty này chủ yếu dùng tiếng Nhật.
Hơn thế nữa, qua những gì được học trong trường và những tìm hiểu về ngành
ngân hàng, em cũng cảm thấy thích các công việc trong ngân hàng nên mong
muốn chuyển nghề.
Câu hỏi 7. Điểm yếu của bạn là gì?
Khi nghe câu hỏi này, chẳng nhẽ bạn sẽ nói những điểm yếu của mình như tính
cẩu thả, tính hay quên, của mình hay sao?
Tôi cũng không biết các bạn có những điểm yếu gì, nhưng quan điểm của tôi,
nên chọn lọc các điểm yếu đó để nói với nhà tuyển dụng. Ví dụ như trường hợp
của tôi, tôi đã nói rằng: Điểm yếu của em là đôi khi quá cầu toàn nên chưa quyết
đoán trong công việc. Tuy nhiên, em đang sửa đổi dần điểm yếu này.
Các bạn nên bổ sung thêm câu: Tuy nhiên, em đang sửa đổi dần điểm yếu này để
thể hiện mình là một con người cầu tiến nhé.
Câu hỏi 8. Bạn còn câu hỏi nào hỏi nào dành cho chúng tôi hay không?
Đây cũng là một câu hỏi đánh giá trình độ ứng viên. Rất nhiều bạn đã đặt ra các
câu hỏi như anh ABC bao nhiêu tuổi ạ? Số điện thoại của anh là gì nhỉ? Rồi
muôn vàn các câu hỏi khác tương tự. Theo tôi, tìm hiểu về thông tin cá nhân của
người phỏng vấn như vậy là hoàn toàn không nên. Thay vào đó, bạn nên đặt ra
những câu hỏi có liên quan đến công ty, những vấn đề bạn muốn tìm hiểu sâu
hơn về công ty đó hay những thành tích mà công ty đó tự hào.
Cách 1: Đặt câu hỏi về những thành tích đáng tự hào của công ty

Tôi vẫn còn nhớ một người bạn của tôi phỏng vấn vào Deloitte Việt Nam, khi
nhận được câu hỏi đó bạn ấy đã trả lời: Theo em được biết, Công ty TNHH
Deloitte Việt Nam vinh dự là một trong 10 doanh nghiệp Việt Nam có hệ thống
quản lý tốt nhất nhận giải thưởng Ngôi sao quản lý do Bộ Ngoại giao Việt Nam
trao tặng. Chị có thể cho em biết thêm những thông tin rằng các anh chị trong
Deloitte và đặc biệt là bộ phận nhân sự đã có những nỗ lực như thế nào để có
được những thành tựu như vậy?
Đây được đánh giá là một câu hỏi rất hay, nó vừa thể hiện bạn tìm hiểu về công
ty mình đang ứng tuyển, vừa thể hiện được sự trân trọng của mình với người
mình phỏng vấn. Và sau đó, bạn tôi đã được tuyển dụng thẳng vào Deloitte Việt
Nam
Cách 2: Đặt câu hỏi vấn đề bạn muốn tìm hiểu sâu hơn công ty đó
Tôi cũng nhận được câu hỏi này khi phỏng vấn vào vị trí Trợ lý giám đốc quan
hệ khách hàng của VP bank. Tôi đã trả lời như sau: Chị có thể cho em được biết
cấu trúc của khối ngân hàng bán buôn của VP bank được không? Bởi vì, em
nhìn trên báo cáo thường niên của ngân hàng năm 2010 thì chưa có khối ngân
hàng bán buôn. Hơn thế nữa, em cũng biết đến một thông tin rằng 85% nhân
viên bỏ việc vì không hiểu được cấu trúc của ngân hàng và từ đó không biết
được lộ trình mình phải đi là như thế nào?
1.1.2 Câu hỏi chuyên môn
Đây thực sự là một mảng kiến thức rất rộng để có thể chuẩn bị hết được, phải
dựa vào tư duy của bạn mà thôi. Kinh nghiệm của tôi là, sau khi biết được chức
năng nhiệm vụ của phòng ban mình ứng tuyển, tôi sẽ tự hỏi mình tất cả các câu
hỏi có liên quan đến nó.
Bài học: Kinh nghiệm của tôi khi phỏng vấn ở VP bank – Vị trí Trợ lý giám
đốc quan hệ khách hàng (ARM) thuộc khối khách hàng bán buôn.
Với vị trí này VP bank gọi đi phỏng vấn chứ không yêu cầu test đầu vào. Trong
bản mô tả công việc trên trang chủ của VP bank, tôi nhận thấy họ yêu cầu 4
công việc chính như sau
- Phối hợp với RM (Relationship Manager – Giám đốc quan hệ khách hàng) để

hoàn thành các chỉ tiêu cho Giám đốc Trung tâm quan hệ khách hàng lớn giao
- Quan hệ với khách hàng để lấy thông tin
- Soạn thảo tờ trình tín dụng
- Kết hợp với các chi nhánh để phát triển khách hàng và chăm sóc khách hàng,
kết hợp với bộ phận hỗ trợ, bộ phận sản phẩm để phục vụ khách hàng một cách
tốt nhất.
Kết hợp với tên chức danh là Trợ lý giám đốc quan hệ khách hàng, tôi nghĩ rằng,
ngoài các công việc chuyên môn như đã nêu, mình còn phải biết cách sắp xếp
công việc, lên lịch làm việc follow up công việc cho RM.
- Điều đầu tiên mà tôi phải làm đó là tìm hiểu thế nào là tờ trình tín dụng, làm
sao để soạn thảo một tờ trình tín dụng một cách ngắn gọn và đầy đủ. Phần này
chiếm khá nhiều thời gian chuẩn bị của tôi cho vị trí này. Nhưng thực sự sau khi
tìm hiểu, tôi đã hiểu hơn về việc soạn thảo tờ trình tín dụng rất nhiều
- Thứ 2, tôi sẽ chuẩn bị các câu hỏi có liên quan đến lĩnh vực giao tiếp, quan hệ
khách hàng và thuyết phục khách hàng. Tôi đã lựa chọn cuốn sách kỹ năng bán
hàng và biết đến mô hình bán hàng IMPACT.
- Thứ 3, nhìn vào yêu cầu công việc họ yêu cầu IELTS từ 6.0 hoặc TOEFL 550,
tôi sẽ phải chuẩn bị tất cả các câu hỏi và câu trả lời bằng cả tiếng Việt và tiếng
Anh.
- Thứ 4, do trong CV của tôi có một thành tích là tôi đã từng phỏng vấn và tuyển
dụng được 2 cộng tác viên cho chương trình Ecredit, 3 cộng tác viên cho chương
trình Future banker, vì vậy, tôi cũng chuẩn bị 1 tình huống phỏng vấn ngược, có
nghĩa là ứng viên hỏi người phỏng vấn.
Tôi tin rằng, những dự trù như vậy của mình trong buổi phỏng vấn đã là khá đủ
và buổi phỏng vấn hôm đó diễn ra đúng như trong dự tính của tôi.
1.2 Trang phục khi đi phỏng vấn
1.2.1 Đối với nam
- Thực sự thì đối với con trai, bạn nên mặc một bộ vest có đeo caravat, mang
giày đen là hợp lý nhất. Đừng nên lo ngại rằng, mặc thế này mình sẽ đẹp trai
hơn sếp. Vest chỉ thể hiện rằng, bạn là một người chuyên nghiệp trong công việc

mà thôi.
- Đối với nam, chỉ có 2 loại trang sức duy nhất có thể mang theo là đồng hồ và
nhẫn cưới. Đối với mình thì nhẫn cưới thì không có rồi, vì vậy, mình phải mang
theo đồng hồ vừa để biết giờ và vừa để là một trang sức cho bản thân
1.2.2. Đối với nữ
- Mình cũng nghĩ rằng, đối với nữ nên là trang phục váy công sở có áo vest bên
ngoài, áo sơ mi nên để nền trắng và mang theo túi xách tay. Trang điểm và nước
hoa cũng không nên quá nặng. Mình vấn ấn tượng nhất đối với một bạn gái đi
phỏng vấn cùng mình ở vị trí Trợ lý giám đốc quan hệ khách hàng ở VP bank,
phong cách ăn mặc của bạn ấy rất nhã nhặn nhưng cũng toát lên một vẻ đẹp sắc
sảo của bạn ấy, thực sự trong tất cả những bạn phỏng vấn cùng mình hôm đó,
mình ấn tượng nhất về bạn này (đúng là anh hùng không qua được ải mỹ nhân)
1.3 Những thứ cần mang theo khi đinh phỏng vấn.
- Bản mô tả công việc: Copy trên mạng in ra. Nhiều khi bạn vẫn dùng đặc biệt là
đối với các câu hỏi có liên quan như “Em hiểu gì về công việc sắp tới?”
- Báo cáo tài chính của ngan hàng, tự tính toán ra một số chỉ số và bản tóm tắt
các thành tích của ngân hàng đó, lấy trong báo cáo thường niên
- Bút, sổ tay để có thể ghi lại những điều cần thiết khi nhà tuyển dụng nói
- Chứng minh thư nhân dân: Bởi vì, có thể bạn sẽ phải để CMT dưới quầy lấy
thẻ khách lên tầng phỏng vấn
- Lược: Đối với cả nam lẫn nữ, khi đội mũ bảo hiểm, tóc bạn sẽ rất bù xù khi
đến dự phỏng vấn, hãy chải đầu và thể hiện mình chuyên nghiệp hơn trước mắt
nhà tuyển dụng nhé
- Bản đồ, và tên địa điểm phỏng vấn: Đầu tiên, bạn phải ghi lại địa điểm phỏng
vấn, search google nếu bạn chưa biết trước và kinh nghiệm của mình, ví dụ
người ta hẹn bạn phỏng vấn 10h, nên đi trước 1 tiếng.
2. Trong quá trình phỏng vấn.
- Thoải mái, trả lời các câu hỏi phỏng vấn, bạn đã có phần chuẩn bị các câu hỏi
tổng quan và các câu hỏi chuyên môn một cách kỹ lưỡng như thế rồi cơ mà. Và
tôi luôn nhắc nhở các bạn rằng, “Khi phỏng vấn, hãy là chính mình nhưng

phải biết khôn ngoan”
- Nếu gặp câu hỏi nào khó quá mà mình không trả lời được thì nên làm sao? Lúc
đó, bạn nên
+ Xin thời gian để chuẩn bị. Anh/chị cho em khoảng 3 phút để chuẩn bị câu trả
lời
+ Sử dụng từ “Theo quan điểm của em như sau”… trả lời hết sức có thể,
+ Còn câu hỏi không thuộc lĩnh vực của bạn, không biết mình phải nói cái gì thì
nên nói thẳng em nghĩ rằng mình cũng chưa tìm hiểu về lĩnh vực này, xin phép
được tìm hiểu sau.
Bài học: Đừng bán cái mình có, hãy bán cái thị trường cần.
Đây là một câu nói nổi tiếng trong Marketing, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể áp
dụng trong phỏng vấn của mình. Tôi muốn kể cho các bạn câu chuyện tôi phỏng
vấn với 2 chuyên viên của Công ty chứng khoán Thăng Long (nay là Công ty
chứng khoán MB)
Tôi có tham dự cuộc thi “Thử sức cùng nhà tuyển dụng” do FTMS, Công ty
chứng khoán Thăng Long và Deloitte Việt Nam tổ chức vào khoảng năm 2010,
tôi là người được lựa chọn để phỏng vấn thử trong buổi hôi thảo hôm đó. Tôi
phỏng vấn vào vị trí Chuyên viên phân tích kinh tế của TLS
Anh Phan Thế Anh có hỏi tôi một câu “ Bây giờ, anh có khoảng 1 tỷ đồng, em
có thể tư vấn cho anh lựa chọn kênh đầu tư nào không? Vàng, chứng
khoán, hay bất động sản”
Hồi đó, tôi có tham gia đầu tư chứng khoán trên thị trường nên cũng khá biết về
lĩnh vực này, tôi đã tư vấn cho anh nên đầu tư vào chứng khoán vì nhiều lý do,
tôi có đề cập đến rằng giá chứng khoán hiện tại đang rất rẻ rồi đấy, anh có thể
mua vào đi, tôi còn nói đến chuyện hôm trước, tôi tư vấn cho chú tôi mua cổ
phiếu của Đạm Phú Mỹ (DPM) và chú ấy đã được lãi sau khi cổ phiếu tăng trần
5 phiên ….
Cuối buổi, chị Vân – Giám đốc nhân sự có nhận xét rằng: Ưu điểm của tôi là trả
lời dứt khoát, nói năng rất lưu loát và trôi chảy. Tuy nhiên, chị nói rằng “Chúng
tôi muốn tuyển một Chuyên viên phân tích kinh tế, có nghĩa là phải có kiến thức

và hiểu biết về tình hình kinh tế chứ không phải là tuyển một nhân viên môi
giới”. Thực sự, nghe xong câu nói này, tôi đã nhận ra được sai lầm của mình.
Đúng là đối với câu hỏi đó, tôi cần phân tích tình hình kinh tế vĩ mô, thuận lợi
và khó khăn ra sao rồi đi đến kết luận đầu tư trên thị trường nào chứ không nên
tư vấn theo kiểu “môi giới” như vậy.
Sau này, tôi đã rút được kinh nghiệm và lúc nào cũng nghiên cứu rất kỹ về các
vị trí mình tuyển dụng. Sau đó, tự mình tưởng tượng, mình đang ở vị thế của nhà
tuyển dụng và tự đặt ra các câu hỏi cho mình rồi trả lời.
3. Sau khi phỏng vấn xong
Sau khi phỏng vấn xong, bạn nên gửi một email cảm ơn người đã phỏng vấn
mình. Trong thư, có thể bạn nên viết thêm một vài dòng để diễn giải những gì
mình chưa nói được trong buổi phỏng vấn.
Tôi vẫn còn nhớ lần mình đi phỏng vấn vị trí Chuyên viên phân tích kinh tế và
nghiên cứu chiến lược của SHB. Sau buổi phỏng vấn, chị Ngô Thu HÀ – Phó
Tổng giám đốc lúc đó nhận xét: “Chị nhận thấy em còn trẻ mà có ý thức tìm
hiểu và học tập rất tốt. Tuy nhiên, kiến thức của em rộng nhưng chưa sâu, vì
vậy, chị cho em một cơ hội nữa. Em hãy về viết một bản báo cáo Phân tích
năng lực cạnh tranh ngành ngân hàng Việt Nam và định hướng phát triển
cho SHB. Sau đó, chị ấy hỏi thêm, thế trình độ tiếng Anh của em thế nào, sao
chị nhìn trong bảng điểm thấy điểm tiếng Anh của em lúc nào cũng thấp nhất
vậy”.
Do lúc đó, chị ở phòng tuyển dụng gọi ứng viên khác vào, tôi chưa kịp thanh
minh cho câu hỏi của chị. Tuy nhiên, ngay sau buổi phỏng vấn, tôi đã viết một
email gửi chị Hà. Trong nội dung email ngoài những lời cảm ơn vì chị đã dành
thời gian phỏng vấn tôi, tôi còn nhấn mạnh về ý Em khá tự tin về kỹ năng tiếng
Anh của mình
1. Về kỹ năng đọc hiểu: Em đang học CFA level 1, khối lượng lý thuyết và bài
tập bằng tiếng Anh rất lớn. Em đọc sách CFA cũng không quá gặp khó khăn. Em
tự đánh giá khả năng đọc hiểu đặc biệt về lĩnh vực tài chính của mình là khá tốt.
2. Về kỹ năng nghe hiểu, viết và nói: Ngày trước, em đã từng làm trợ lý dự án

của Công ty Đào tạo và tư vấn nghiệp vụ ngân hàng, em cũng tham gia rất nhiều
cuộc họp với Tổng giám đốc với đối tác nước ngoài, em hầu hết là người ghi lại
biên bản cuộc họp, viết thư cảm ơn và follow up công việc. Vì vậy, em tự đánh
giá các kỹ năng còn lại của mình ở loại khá.
Bên cạnh đó, tôi có gửi cho chị một bản báo cáo về ngân hàng bán lẻ (báo cáo
này chưa từng đăng ở website Việt Nam nào). Ngay ngày hôm sau, chị Hà đã
gửi thư cảm ơn tôi và chúc tôi có một bản báo cáo thành công.
Cuối cùng, tôi muốn tổng hợp lại các bài viết của mình theo đường link dưới
đây về các kinh nghiệm ở 3 vòng CV, thi viết và phỏng vấn. Chúc các bạn thành
công.
1. Kinh nghiệm viết CV và săn việc làm
1.1. Đặc điểm của vòng loại hồ sơ
- Tỷ lệ pass khá cao (khoảng từ 80%-90%), các yêu cầu không quá khắt khe
- Phòng nhân sự chủ yếu dựa vào sự đầy đủ của hồ sơ yêu cầu, bạn có chứng chỉ
tiếng Anh, tin học hay không, bạn có bảng điểm, bằng tốt nghiệp đại học, kinh
nghiệm đúng với yêu cầu của nhà tuyển dụng hay không,…
=> Lời khuyên: Lời khuyên của tôi trong vòng này là chuẩn bị một cách đầy đủ
nhất hồ sơ theo yêu cầu của nhà tuyển dụng đừng để thiếu bất kể một thứ gì kể
cả những giấy tờ như giấy chứng nhận khám sức khỏe, đơn xin việc,… Bên
cạnh đó, bạn cũng cần “trang điểm” một chút sao cho bản Sơ yếu lý lịch của
mình thêm nổi bật. Tôi sẽ bày cách cho các bạn ở phần sau của bài viết.
1. 2. Thông tin tuyển dụng lấy ở đâu.
Có nhiều bạn nói rằng, bạn sẽ phải mất thời gian vào website của từng ngân
hàng thì mới có thể biết được thông tin tuyển dụng của họ. Đó cũng là một cách,
tuy nhiên, tôi giới thiệu cho các bạn một số trang web khác để có thông tin tuyển
dụng 1 cách toàn diện.
- Cộng đồng ngân hàng và nguồn nhân lực Diễn đàn
này có một chức năng rất hay là đăng ký nhận email thông tin tuyển dụng của
ngân hàng. Bạn đăng kí xong, bất kì ngân hàng nào có tin đăng tuyển, bạn sẽ
nhận được email từ diễn đàn, nếu còn nghi ngờ, bạn có thể vào trực tiếp mục

tuyển dụng của ngân hàng đó để kiểm tra lại thông tin. Đây là một cách rất tiết
kiệm thời gian trong việc cập nhật thông tin tuyển dụng.
- Hiệp hội ngân hàng Việt Nam Ở đây, cũng cập nhật
các tin tức tuyển dụng của các ngân hàng, tuy nhiên, nhiều khi không được cập
nhật thông tin cho lắm.
- Các trang web tìm việc làm như . Cá nhân tôi
nhận thấy 2 trang web này cũng đưa ra khá nhiều cơ hội việc làm cho mọi
người, tuy nhiên, nó ở nhiều ngành nghề khác nhau, dễ gây loãng thông tin. Tôi
thích trang vietnamwork bởi vì, hay được nhận các bản tin tư vấn của họ. Những
lời khuyên của họ mặc dù chỉ mang tính chất định hướng và nguyên lý, nhưng
cũng rất hữu ích. (Một số trang web khác mình muốn post lên nhưng admin
chặn từ khóa), ko cho post
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể qua những kênh tìm việc không chính thức khác
như qua người thân, qua các group email. Tôi có tham gia cộng đồng những nhà
đầu tư Việt Nam (VIPC – Vietnam Investor Professional Community) tại đây, có
rất nhiều người ở các ngành nghề khác nhau, vì vậy, mỗi khi có cơ hội việc làm,
họ sẽ cập nhật cho cộng đồng đầu tiên, và bên cạnh đó, cũng có nhiều buổi
offline để chia sẻ kinh nghiệm đầu tư rất hữu ích.
Bản thân tôi đánh giá, kênh tìm việc không chính thức nhiều khi lại mang lại cơ
hội cho mình cơ hội nghề nghiệp cao nhất. Nhưng nếu bạn chưa có nhiều quan
hệ, hay đi theo kênh tìm việc chính thống.
1.3. Bạn nên quản lý hồ sơ như thế nào
Tôi thường sử dụng 1 file excel để quản lý các ngân hàng mình tuyển dụng, file
excel của tôi bao gồm các cột như sau:
STT
Tên ngân
hàng
Vị trí ứng
tuyển
Ngày hết

hạn
Ngày gọi phỏng
vấn
Tình
trạng
Hồ

Riêng trong cột hồ sơ, tôi để hyperlink với forder ngân hàng mình ứng tuyển.
Trong forder đó, tôi sẽ lưu toàn bộ các thông tin về vị trí tuyển dụng (copy trên
website của ngân hàng), các hồ sơ phải chuẩn bị, báo cáo tài chính, báo cáo
thường niên của ngân hàng đó,… để bất cứ khi nào cần đến, tôi sẽ có thể tra cứu
một cách dễ dàng
Trong khi quản lý hồ sơ, bạn cũng nên scan và công chứng tất cả các chứng chỉ
mình có để khi nào cần là có ngay. Tuy nhiên, bạn cũng phải lưu ý một chút
- Đối với các chứng chỉ song ngữ (bằng đại học chẳng hạn). thì UBND cấp
phường sẽ không có thẩm quyển để làm, mà phải lên UBND cấp quận để công
chứng.
- Chứng chỉ TOEIC và IELTS sẽ không công chứng được. Tôi đã từng mang
chứng chỉ TOEIC của mình đến để sao y bản chính, song, họ nói rằng, muốn sao
y bản chính được thì phải có dấu đỏ và có chữ ký, mà trong chứng chỉ này thì
chẳng có cả 2 thứ đó. Cho nên, đánh ngậm ngùi ra về J
1.4. Các bài học tích góp được từ vòng viết CV
1.4.1 Bài học 1: Đừng bao giờ nghĩ rằng, mình phải đáp ứng đủ các yêu cầu
của nhà tuyển dụng mới dám nộp hồ sơ.
Tôi đã từng nghĩ rằng, mình phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nhà tuyển
dụng mới được phép nộp hồ sơ. Nhưng mọi điều đã thay đổi từ khi chính tôi là
nhà tuyển dụng. Trước khi sang ngân hàng làm việc, tôi đã từng làm Trợ lý dự
án cho một công ty Đào tạo về ngành ngân hàng cũng khá nổi tiếng. Một hôm,
Tổng giám đốc yêu cầu tôi rằng, chị cần 2 cộng tác viên cho chương trình đào
tạo tín dụng trực tuyến (Ecredit), em tuyển cho chị 2 người nhé. Sau đó, tôi đã

phải viết một bản mô tả công việc và các yêu cầu đối với các cộng tác viên.
Thực sự, sau khi viết xong bản đó, tôi mới nhận thấy rằng, sao mình lại yêu cầu
cao đến như thế chỉ với một vị trí cộng tác viên nhỉ? Nhưng rồi tôi cũng “phát
tán” cái thông tin tuyển dụng đó đi trên nhiều kênh mà tôi biết.
Tôi thu về được hơn 100 hồ sơ của các ứng viên lọc và cho 22 ứng viên đi vào
vòng thi viết tiếp theo. Tôi nhận thấy 1 điều rằng, có khoảng 50% trong số đó
không đáp ứng hết được các yêu cầu đặt ra của mình nhưng tôi vẫn cho pass bởi
vì tôi nhìn thấy thái độ nghiêm túc, tinh thần cầu tiến trong cách viết CV của họ.
Đó là trên vai trò nhà tuyển dụng, còn đứng trên vị thế của một ứng viên săn
việc, tôi cũng đã từng rất nhiều lần pass vòng hồ sơ của các ngân hàng mặc dù
mình không đáp ứng đủ các yêu cầu của họ. Tôi đã từng thi tuyển SHB, vị trí
Chuyên viên phân tích kinh tế và nghiên cứu chiến lược, vị trí này cần tiếng Anh
thành thạo (cả 4 kỹ năng nghe nói đọc viết), có thể làm việc với nước ngoài mà
không cần đến phiên dịch. Thực sự, tôi không nghĩ là mình đáp ứng đủ chỉ tiêu
này, bởi vì TOEIC của tôi hồi đó mới chỉ đạt khoảng 600 điểm. Nhưng tôi vẫn
nộp hồ sơ, và vẫn được gọi đi test và phỏng vấn bình thường. Lần khác, tôi nộp
vào vị trí Trợ lý giám đốc quan hệ khách hàng của Khối ngân hàng bán buôn –
VP bank. Họ cũng yêu cầu phải có IELTS tối thiểu 5.5, lúc đó, tôi chẳng có bằng
IELTS nào hết, nhưng họ vẫn gọi tôi đi phỏng vấn và tôi vẫn bước đến vòng 2
của lần phỏng vấn đó. Rất nhiều bạn bè của tôi, mặc dù chưa đủ cả số năm kinh
nghiệm, nộp hồ sơ vào ngân hàng vẫn được gọi đi test bình thường.
Vì vậy, lời khuyên của tôi cho các bạn trong trường hợp này đó là Đừng nghĩ
rằng nhà tuyển dụng đang muốn tuyển một thiên tài, mình cứ nộp hồ sơ
(đặc biệt là các ngân hàng chỉ yêu cầu nộp hồ sơ bản mềm qua mạng).
1.4.2 Bài học 2: Nếu nộp hồ sơ bản mềm, nên nộp qua hòm thư của ngân
hàng, không nên nộp hồ sơ trực tuyến.
Tôi cũng không hiểu hệ thống nộp hồ sơ trực tuyển của các ngân hàng là như thế
nào, tuy nhiên, tôi đã từng nộp hồ sơ trực tuyến ở 2 ngân hàng là VIB và
Techcombank. Mọi yêu cầu của nhà tuyển dụng tôi đều đáp ứng được hết. Tuy
nhiên, tôi không nhận được bất cứ phản hồi nào từ 2 ngân hàng này. Với các

ngân hàng khác, tôi thường nộp hồ sơ qua hòm thư tuyendung@ thì đến 90%
là được gọi đi test hoặc đi phỏng vấn.
Vì vậy, lời khuyên của tôi với các bạn là: Nếu nộp hồ sơ bản mềm, hãy điền
đúng form và gửi qua email.
1.4.3 Bài học 3: Theo dõi website của ngân hàng mình đang ứng tuyển
Không phải ngân hàng nào cũng nhắn tin, gọi điện hay thông báo qua email cho
bạn về việc bạn có vượt qua vòng hồ sơ hay không đâu, có thể họ chỉ đăng danh
sách các ứng viên dự thi phòng thi viết trên website của họ. Ngân hàng Bưu điện
Liên Việt (LPB) là một ví dụ. Tôi đã từng nộp vào vị trí Chuyên viên phát triển
khách hàng và định chế tài chính. Với các yêu cầu đưa ra của nhà tuyển dụng,
tôi hoàn toàn đáp ứng được hết. Nhưng không hiểu tại sao mà tôi chẳng thấy bất
cứ một phản hồi gì ngoài 1 cái email trả lời tự động khi tôi gửi bản sơ yếu lý lịch
của mình. Cho đến trước ngày thi một ngày, một người bạn của tôi mới hỏi
“Này, cậu cũng thi vào LPB đợt này sao?” Lúc đó, tôi mới gấp rút ôn thi nhưng
thực sự cũng không được kỹ lắm.
Lời khuyên của tôi với các bạn là: Hãy theo dõi trang web của ngân hàng
mình ứng tuyển hằng ngày, đặc biệt là trong thời gian 2 tuần kể từ khi mình
nộp hồ sơ.
1.4.4 Bài học 4: Chọn lọc các yếu tố để ghi trong CV.
Tôi vẫn còn nhớ lần tôi bị loại ở vòng hồ sơ khi ứng tuyển vào vị trí Chuyên
viên quan hệ khách hàng vừa và nhỏ của MB. Thực sự, tôi cũng rất bất ngờ với
sự việc này. Ngày MB công bố danh sách ứng viên tham dự vòng thi viết, tôi tìm
mãi mà không thấy tên mình trong đó, ngay lập tức, tôi gọi điện đến cho phòng
nhân sự của MB, và bất ngờ với câu trả lời của họ rằng đây là vị trí bán hàng, vì
vậy, chúng tôi cần tuyển những người có ngoại hình, đặc biệt, nam phải trên
1m70 và nữ phải trên 1m60. Lúc đó, tôi ghi là mình cao 1m67 trong ô chiều cao,
sau này tìm hiểu mới biết được rằng, các ngân hàng thường dùng phần mềm
quản lý nhân sự, họ sẽ import file excel mình điền vào 1 hệ thống và dùng các
hàm (như kiểu hàm IF trong excel để sơ loại). Vì vậy, có thể họ đã đặt 1 hàm với
cấu trúc rằng IF chiều cao <170cm cho giá trị FAIL.

Sau này, tôi nhận thấy 1 điều, khi chiều cao của bạn xấp xỉ, bạn nên làm tròn
chiều cao của mình. Ví dụ, bạn cao 1m67 như tôi, bạn hoàn toàn có thể ghi trong
CV là chiều cao 1m70. Bởi vì, lúc đến phỏng vấn, bạn đi giày đế cao và đặc biệt,
con gái đi giày cao gót, người ta có bắt bạn bỏ giày để đo chiều cao đâu?
Bên cạnh đó, bạn cũng nên lựa chọn các thành tích mình có để ghi trong CV cho
phù hợp. Với kinh nghiệm của bản thân tôi, tôi luôn tự chuẩn bị một bản CV tự
viết, và khi apply vào 1 ngân hàng nào đó, tôi sẽ lấy cái CV tự viết đó ra, nhặt
những thứ phù hợp để điền vào form mẫu của họ. Các bạn có thể tham khảo CV
tự viết của tôi (từ năm thứ 3 đại học) tại đường link sau. />vien/mau-cv-curriculum-vitae-bang-tieng-viet.html
1.4.5 Bài học 5: Không được chèn thêm cột, xóa dòng,… trong file mẫu
excel mà nhà tuyển dụng bắt điền sẵn.
Thực sự đây là sai lầm của rất nhiều bạn sinh viên mới khi nộp hồ sơ. Ví dụ
trong mục kinh nghiệm làm việc, bạn chưa có nhiều kinh nghiệm nên để trống
khá nhiều hàng trong file excel, bạn thấy nó hơi thừa nên đã xóa nó đi. Thực sự,
đây là một cách để bạn bị loại khỏi vòng hồ sơ một cách nhanh nhất. Như tôi đã
nói, ngân hàng thường quản lý hồ sơ bằng phần mềm, họ sẽ input file excel của
bạn vào phần mềm đó và dùng các hàm để sơ loại ứng viên. Vì vậy, nếu để
những ô thừa cũng không sao, nó không làm mất điểm CV của bạn trong mắt
nhà tuyển dụng đâu.
1.4.6 Bài học 6: Ghi gì trong phần mục tiêu nghề nghiệp
Hồi còn ở công ty cũ, tôi đã từng được sếp ủy quyền cho tuyển cộng tác viên
cho công ty. Tôi đã đọc hơn 100 CV của các bạn sinh viên mới ra trường. Câu
mà tôi đọc được nhiều nhât trong mục tiêu nghề nghiệp của các bạn đó là. Tôi
mong muốn làm việc ở trong một môi trường năng động, mong muốn được ứng
dụng các kiến thức của mình đã được học vào trong công việc để cống hiến cho
công ty. Các bạn thường nghĩ rằng, nghe câu này, các nhà tuyển dụng sẽ thấy
mát lòng mát dạ. Mặc dù, các bạn vẫn có thể sẽ pass vòng loại hồ sơ, nhưng mà,
bạn sẽ rất dễ bị quay trong vòng phỏng vấn là “Thế nào là môi trường năng
động?”
Lời khuyên của tôi trong trường hợp này. Các bạn hãy viết mục tiêu của mình ở

3 dạng
- Mục tiêu ngắn hạn (dưới 1 năm): Đạt bằng giỏi khi tốt nghiệp, đạt chứng chỉ
TOEIC, IELTS với số điểm …, vượt qua kì thi CFA level 1,…
- Mục tiêu trung hạn (từ 1 đến 5 năm): trở thành chuyên viên quan hệ khách
hàng cao cấp (trong trường hợp bạn ứng tuyển vào chuyên viên quan hệ khách
hàng cá nhân), trở thành trưởng nhóm bán hàng…
- Mục tiêu dài hạn: trở thành giám đốc mảng, giám đốc phòng giao dịch, giám
đốc chi nhánh sau 10 năm làm việc tại ngân hàng.
1.5. Một số chú ý tại vòng loại hồ sơ
1.5.1 Bài học 1: Trong trường hợp bạn không được gọi đi thi viết hoặc đi
phòng vấn thì làm như thế nào?
Theo kinh nghiệm của tôi và một số người bạn của tôi, đây là thời điểm bạn nên
gọi điện hoặc email trực tiếp đến cho những người lãnh đạo phòng nhân sự của
ngân hàng đó để nhận được câu trả lời.
Tôi vẫn còn nhớ lần thi tuyển vào vị trí Chuyên viên quan hệ khách hàng vừa và
nhỏ của MB, tôi đã bị loại từ vòng hồ sơ vì lý do chiều cao (như phần 2 tôi đã
nói). Lúc đó, tôi cũng rất bức xúc và gọi điện đến nhân sự thì nhận được câu trả
lời là loại vì lý do chiều cao. Lúc đó, tôi đã gửi thư đến cho chị Trần Thị Bảo
Quế - Giám đốc khối nhân sự của MB. Có thể nhiều bạn sẽ hỏi, làm sao mình có
thể biết được email của chị ấy? Cái này phụ thuộc vào khả năng tìm kiếm thông
tin trên internet của bạn. Để tìm email hoặc số điện thoại của 1 người, bạn có 2
kênh để tìm kiếm chính là facebook hoặc linkedin. Tôi đã dùng kênh facebook.
Đầu tiên, tôi vào facebook của những người bạn của tôi và tra các friend của họ,
tôi tìm thấy được facebook của chị Quế, sau đó tôi xin kết bạn (add friend) và
chờ đợi. Tôi tin rằng 99% bạn sẽ được chấp thuận bởi vì MB có đến hàng nghìn
nhân viên biết đến chị ấy, chị ấy không thể tìm hiểu kỹ về người bạn đó được.
Và cuối cùng tôi đã được chấp nhận (accept). Lúc này thì đơn giản quá rồi, bạn
vào mục info, sẽ nhìn thấy email của chị ấy.
Sau đó, tôi gửi thư đến cho chị, nội dung thư thể hiện các thành tích nổi bật của
tôi và những mong muốn được trở thành nhân viên của MB. Tôi đã nhận lại

được email hồi đáp từ MB và thay vì ứng tuyển vị trí Chuyên viên quan hệ
khách hàng SME, tôi được họ chuyển hồ sơ sang vị trí Chuyên viên tài trợ
thương mại. Mặc dù, tôi cũng không thi tuyển vị trí đó nữa. Nhưng tôi tin rằng,
mình đã có một quyết định đúng đắn. Và vui hơn nữa, tôi được chị Quế viết lên
facebook chúc mừng sinh nhật của mình vào đúng ngày sinh nhật của tôi.
Lời khuyên của tôi cho các bạn trong trường hợp không được gọi đi phỏng vấn:
Các bạn có thể gọi điện, gửi thử đến nhân sự của ngân hàng đó. Nhưng phải nhớ
rằng, gửi đúng hòm thư có địa chỉ tên người, đừng gửi vào email chung thì sẽ
không có ai biết
đến bạn đâu.
1.5.2 Bài học 2: Những chú ý khi nộp hồ sơ giấy đến các ngân hàng quốc
doanh
Theo tôi được biết, hầu như, các ngân hàng đều cho phép nộp hồ sơ bản mềm
qua mạng, nhưng vẫn có những ngân hàng thích nộp hồ sơ giấy. Điển hình là
khối Big4 bank (Agribank, BIDV, Vietinbank và Vietcombank). Trong trường
hợp nộp hồ sơ giấy, ngoài chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu của nhà tuyển dụng, bạn
còn phải đọc kỹ, họ có yêu cầu kinh nghiệm hay không, kinh nghiệm mình có có
thuộc lĩnh vực mình đang ứng tuyển hay không.
Tôi vẫn còn nhớ lần nộp hồ sơ vào Vietinbank, vị trí Cán bộ quan hệ khách hàng
vừa và nhỏ. Tôi đã bị loại ngay từ vòng hồ sơ (Vietinbank duyệt hồ sơ ngay tại
sảnh của hội sở chính). Mặc dù, tôi có 1 năm kinh nghiệm làm Trợ lý dự án ở
một công ty khá danh tiếng trong ngành đào tạo ngân hàng nhưng họ nói, chúng
tôi muốn tuyển nhân viên có 1 năm trong việc bán các sản phẩm tín dụng ngân
hàng, vì vậy, họ đã không nhận hồ sơ của tôi. Tuy nhiên, tôi cũng không bỏ
cuộc, tôi nộp vị trí thứ 2 là Cán bộ Treasury của phòng Thanh quyết toán vốn
kinh doanh và tôi đã thành công. Đây cũng là vị trí tôi đang làm hiện tại ở
Vietinbank.
1.5.3 Bài học 3: Đối với các đợt tuyển dụng của BIDV
Mặc dù, tôi chưa nộp vào BIDV một lần nào cả, nhưng đã được rất nhiều người
bạn kể lại rằng, BIDV có kiểu xét duyệt hồ sơ rất buồn cười. Họ thông báo sẽ

thu hồ sơ trong 3 ngày từ 11/8 đến ngày 13/8 chẳng hạn, nhưng 7h sáng ngày
11/8 bạn đến, thì phòng nhân sự của chi nhánh sẽ thông báo rằng, đã nhận đủ hồ
sơ dự tuyển của chi nhánh rồi.
Tôi cũng không biết những ứng viên kia họ nộp hồ sơ từ bao giờ nữa, có thể họ
đã đặt cọc hồ sơ ở đó cách đấy mấy tháng và khi có đợt là tự động hồ sơ sẽ được
nộp. Đương nhiên là những ứng viên đó sẽ phải có quan hệ gì đó với nhân sự
mới được làm như thế. Tôi đã từng nghe 1 người bạn của tôi nói rằng, để có
được 1 chân nộp hồ sơ đặt trước mấy tháng như vậy, nhà bạn ấy đã phải đầu tư
mất 40 triệu. Chúng ta phải chấp nhận sự thật phũ phàng này.
Lời khuyên của tôi cho các bạn khi nộp hồ sơ vào BIDV là: Nên chạy đi nộp hồ
sơ ở tất cả các chi nhánh có thể, miễn có chi nhánh nhận hồ sơ của mình, cho
mình đi thi là mình sẽ có cơ hội để thành công.
Trong buổi phỏng vấn, cách bạn trả lời các câu hỏi rất quan trọng. Vì vậy bạn
cần một cái đầu luôn tỉnh táo, nhanh nhạy với các câu hỏi của nhà tuyển dụng.
Dưới đây là 10 câu hỏi “hóc búa” mà nhà tuyển dụng thường hỏi cùng một số
gợi ý giúp bạn "ghi điểm":
Bạn có thể nói cho tôi biết một chút về bản thân biết được không? (hoặc: Bạn
nghĩ mình là người như thế nào và tại sao bạn lại chọn công việc này?)
Đây là cơ hội để bạn chứng tỏ khả năng giao tiếp của mình để nói về cuộc sống,
công việc của mình một cách hợp lý, tránh huyên thuyên.
Ví dụ: Nếu bạn tốt nghiệp ngành mỹ thuật nhưng lại xin làm việc ở một hiệu
sách, bạn có thể trả lời rằng: “Tôi là người yêu thích văn học, mặc dù tôi tốt
nghiệp trường mỹ thuật nhưng tôi cũng có kiến thức về các nhà văn cổ điển và
đương đại. Tôi tuy không là người đọc sách thường xuyên nhưng tôi lại là người
dễ gần và có duyên khi tiếp xúc với người mới".
Tại sao bạn lại bỏ công việc hiện tại của mình?
Bạn không nên nói bất cứ điều gì không tốt về sếp, đồng nghiệp hay những quy
cách làm việc của công ty cũ. Đó là điều tối kỵ. Bạn nên trả lời rằng: Bạn muốn
mở mang kiến thức về công việc của bạn hay muốn cọ sát với những thử thách
mới.

Tại sao công ty nên chọn bạn mà không phải bất kỳ ai khác? (hoặc: Bạn có thể
đóng góp gì cho sự phát triển của công ty?)
Đây là cơ hội bạn cho họ thấy những lợi ích bạn có thể đem lại cho công ty khi
bạn được tuyển dụng. Hãy nói về những lợi ích, ảnh hưởng của bạn đối với công
ty chứ không phải những khả năng đặc trưng của bạn.
Ví dụ: “Tôi có những ý tưởng mới lạ, cải thiện bộ mặt công ty bằng cách tăng
hiệu quả của bộ phận lễ tân, sử dụng kỹ năng giao tiếp của mình để tạo ấn tượng
và sự tin tưởng với khách hàng".
Theo bạn nghĩ đâu là khiếm khuyết lớn nhất của mình?
Nếu bạn thiếu kỹ năng, điều kiện nào đó mà nhà tuyển dụng đưa ra thì đây là lúc
bạn tự tin nói về nó. Bạn có thể nói: “Tôi chưa có kinh nghiệm trong việc trực
tiếp bán hàng nhưng với bằng marketing này của mình, tôi tin mình sẽ học hỏi
một cách nhanh chóng".
Bạn phản ứng thế nào với những lời phê bình?
Câu trả lời ưng ý nhất mà nhà tuyển dụng mong chờ là người được hỏi đưa ra
được ví dụ minh hoạ kèm theo. Hãy kể về một trường hợp bạn bị ông chủ cũ
khiển trách và kinh nghiệm bạn học được từ đó và kết thúc bằng câu: “Tôi nghĩ
phê bình là bài học cần thiết và cần có trong quá trình làm việc để cải thiện nó
ngày một tốt hơn".
Bạn nghĩ sao nếu phải làm thêm giờ?
Khi đó bạn nên hỏi ngược lại rằng: “Vậy tôi sẽ phải làm thêm khoảng bao nhiêu
giờ?. Nếu làm thêm giờ tôi sẽ được trả lương theo số giờ đó phải không?”. Hoặc
bạn có thể nói thẳng rằng: “Tôi không bận tâm đến việc làm thêm giờ nhưng tôi
sợ nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, một yếu tố quan trọng để duy trì
chất lượng làm việc".
Bạn thấy mình ở đâu sau khoảng thời gian 10 năm?
Mẹo ở đây là bạn không nên trả lời quá thông minh hay quá kém cỏi so với khả
năng thực của mình. Bạn nên nói rằng: “Tôi hy vọng công việc này sẽ cho tôi
một chỗ để có thể phát huy hết khả năng của mình".
Bạn đã lập gia đình hay có ý định lập gia đình chưa?

Bạn không nên trả lời thẳng những câu hỏi này vì đôi khi nó sẽ quyết định bạn
có được nhận hay không. Bạn nên lái sang một chủ đề khác: “Tôi nghĩ ông/bà
đang băn khoăn liệu tôi có là nhân viên đáng tin cậy hay không? Tôi nghĩ bài
giới thiệu của tôi là bằng chứng về khả năng làm việc của tôi và nếu ông/bà gọi
về cơ quan cũ của tôi, họ cũng sẽ vui vẻ cho ông/bà biết về những gì tôi đã cống
hiến cho công ty cũ".
Mức lương bạn mong chờ là bao nhiêu?
Bạn nên tìm hiểu mức lương của những người cùng ngành với bạn trước khi đi
phỏng vấn để có thể đưa ra một mức lương hợp lý. Nếu có sự chênh lệch giữa
hai bên và bạn chưa thể quyết định ngay lúc đó, bạn hãy đề nghị họ cho bạn suy
nghĩ 1, 2 hôm và sau đó sẽ trả lời.
Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?
Lúc này bạn có thể hỏi một số câu như: “Bạn có thể cho tôi biết những mục tiêu
của công ty?”; “Bạn sẽ có được cơ hội thăng chức sau 3 năm làm việc phải
không?”; “Nếu tôi được tuyển dụng thì làm sao để tôi hoà hợp với đồng nghiệp
nhanh nhất?” để họ thấy rằng bạn có ý muốn tìm hiểu về công ty.
Những kinh nghiệm hay giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn
Sau khi vượt qua khâu thẩm định hồ sơ và bằng cấp, thì phỏng vấn chính là thử
thách quyết định kết quả xin việc của bạn. Nhưng thành công hay thất bại thì
không ai có thể nói trước được, điều đó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhau. Vậy để có thể vượt qua vòng phỏng vấn các bạn cần làm gì, hay chỉ trông
chờ vào sự “hên xui may rủi”. Xin chia sẽ một số kinh nghiệm hay có thể giúp
bạn vượt qua vòng phỏng vấn, và tìm được cho mình một công việc tốt nhất.
Phỏng vấn “chơi” nhưng làm thật
Có nhiều người thắc mắc tại sao họ không coi trọng cuộc phỏng vấn đó, họ
không chuẩn bị gì nhiều, thậm chí họ đã chuẩn bị sẵn tâm lý thất bại, họ chỉ xem
đi phỏng vấn cũng như một cuộc dạo chơi nhưng cuối cùng lại được nhận.
Ngược lại đứng trước một công ty mình yêu thích, họ đã chẩn bị nghiêm túc cho
cuộc phỏng vấn nhưng cuối cùng vẫn bị loại. Mấu chốt chính là vấn đề tâm lý,
vì đi phỏng vấn với tâm lý “không có gì để mất” nên họ không bị áp lực, không

cảm thấy căng thẳng, và buổi phỏng vấn sẽ trở nên cởi mở hơn. Chính vì tâm lý
thoải mái sẽ làm cho họ trở nên tự tin, từng trải… và việc “vô tình” ghi điểm
này giúp họ vượt qua vòng phỏng vấn cũng không có gì là khó hiểu.
Ngược lại có một số người quá tập trung vào kết quả phỏng vấn nên tâm lý căng
thẳng, áp lực dẫn đến việc trả lời không tự tin, rơi vào tình thế bị động…chính
điều đó là làm cho họ mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng, và việc bị loại cũng
là điều tất yếu. Vì vậy ngoài việc tìm hiểu về nhà tuyển dụng, thì hãy luôn tạo
cho mình tâm lý thoải mái khi bước vào cuộc phỏng vấn, điều đó sẽ giúp cho
bạn vượt qua vòng phỏng vấn một cách nhẹ nhàng, và công việc là trong tầm tay
bạn.
Tham gia phỏng vấn càng nhiều càng tốt
Nếu như bạn là sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, thì hãy cố
gắng để được càng nhiều công ty phỏng vấn càng tốt, cho dù là công ty lớn hay
nhỏ thì cũng có cái hay riêng của họ. Thông qua các buổi phỏng vấn đôi khi bạn
còn được nhà tuyển dụng cung cấp cho mình những thông tin vô cùng bổ ích,
bạn sẽ biết được phỏng vấn là như thế nào, từ đó rút ra cho mình những kinh
nghiệm quý báu và nó càng trở nên hữu ích cho những cuộc phỏng vấn quan
trọng về sau.
Tập trung vào công việc mà mình ứng tuyển
Thay vì tìm cách thuyết phục nhà tuyển dụng chọn mình, các bạn hãy chú trọng
vào công việc mà mình ứng tuyển, hãy hỏi nhà tuyển dụng nội dung, cách thức
và quy trình làm việc. Từ đó vô tình tạo cảm giác bạn là người đến đây là để
nắm bắt tình hình và tiếp nhận công việc này chứ không phải là đi phỏng vấn,
sau quá trình trao đổi đôi khi nhà tuyển dụng sẽ hỏi khi nào bạn có thể bắt tay
vào công việc, câu hỏi này của nhà tuyển dụng cũng chính là thông điệp báo
hiệu bạn đã vượt qua vòng phỏng vấn thành công.
Không nên tỏ ra quá tài giỏi
Bước vào cuộc phỏng vấn bạn nên mạnh dạn tìm hiểu vai trò của người tuyển
dụng, nếu đó là lãnh đạo thì bạn có thể tha hồ chứng tỏ năng lực của bản thân, vì
những người lãnh đạo luôn mong muốn tìm được những nhân viên tài giỏi giúp

sức cho mình. Nhưng nếu đó là một người ở vị trí “nhạy cảm” so với vị trí ứng
tuyển của bạn, thì một lời khuyên chân thành là bạn đừng tỏ ra quá tài giỏi, mà
hãy chứng tỏ mình là người có thể làm tốt công việc đó là đủ. Vì nếu lỡ bạn giỏi
hơn họ thì họ sẽ bị lu mờ, và hơn nữa trong cuộc sống và công việc có ai mà
không muốn hơn người khác! vì vậy nếu họ nhận ra bạn là một đối thủ nguy
hiểm thì liệu họ có dám tuyển bạn vào làm không? Dĩ nhiên không phải người
tuyển dụng nào cũng vậy, vẫn có những người rất thích làm việc với người giỏi
giang, nhưng cũng không thiếu những kẻ luôn muốn hơn người. Vì vậy đôi khi
hãy biết khiêm tốn, điều đó không khiến bạn lu mờ, mà đó là tiền đề để bạn tỏa
sáng về sau.
Yêu cầu được giao một công việc nào đó
Nếu nhà tuyển dụng tỏ ra không tin tưởng vào năng lực của bạn, hoặc họ phân
vân không biết làm gì với bạn thì hãy mạnh dạn đề nghị họ giao cho mình một
công việc nào đó. Đừng để họ cầm hồ sơ của bạn và hứa hện có gì sẽ liên lạc lại
sau, vì đa phần những trường hợp này đều bị “chìm xuồng”. Hơn nữa khi được
giao một công việc nào đó cũng đồng nghĩa với việc bạn đã có mối liên hệ nhất
định với doanh nghiệp, trong quá trình làm bạn có thể trao đổi với họ, từ đó tạo
được mối quan hệ và cũng là cơ hội để bạn chứng tỏ năng lực của mình. Đây
chính là cách gián tiếp để bạn vượt qua vòng phỏng vấn nếu như cuộc phỏng
vấn giai đoạn đầu không được suôn sẽ.
KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN VÀO NGÂN HÀNG
Dành cho các mem đang học kinh tế đã đang và sẽ có ý định thi vào ngân hàng
Bản thân mình thì đã hoàn thành kỳ thực tập ở trường, nhưng chỉ dừng lại ở việc
viết báo cáo rồi nộp cho có thôi. Lần này muốn có kinh nghiệm làm việc nên
nộp đơn xin ứng tuyển vị trí sinh viên thực tập vào ABBank
Sau gần 1 tháng nộp đơn rồi chờ đợi cứ tưởng cái đơn xin việc đã đi vào dĩ vãng
thì một buổi tối mình nhận đc mail là sáng ngày kia đi phỏng vấn, hình thức là
thuyết trình và phản biện (đề tài tự chọn, bằng tiếng Việt ^^). Vậy là những bạn
nào ở đây mà quên ko check mail trong khoảng hơn 1 ngày là được ở nhà.
Bình thường các ngân hàng hiện nay thi phỏng vấn sẽ cho bạn phỏng vấn trực

tiếp, bạn có 5 hoặc 10 phút để giới thiệu về mình, trả lời câu hỏi hoặc đặt câu
hỏi cho nhà tuyển dụng. Nhưng với yêu cầu lần này là thuyết trình và phản biện
thì mình cũng ko biết sao mà chuẩn bị
Vào đến phòng thi họ xếp khoảng 30 người vào một phòng (phỏng vấn nhóm
đây mà), rồi chia thành 3 nhóm mỗi nhóm tầm 10 người. Các nhóm sẽ tự chọn
chủ đề rồi cứ người thuyết trình, các nhóm còn lại thì đặt câu hỏi. Mỗi nhóm có
15 phút chuẩn bị và trình bầy trong 5 đến 7 phút. Thi kiểu này đỡ run hơn là việc
một mình đối mặt với hội đồng giám khảo nhưng hiểm ở chỗ là cạnh tranh giữa
các thí sinh rất ác liệt. Mỗi người trung bình chỉ duy nhất một cơ hội để được lên
tiếng và 2 phút để nói. Vậy trong 2 phút được nói đó bạn sẽ làm gì để thể hiện
mình và phải vượt trội hơn so với mọi người, hơn nữa lại ko được để người khác
dành mất cơ hội nói của mình.Trong khoảng 30 người ngồi thi cùng với mình
lúc đó họ sẽ chỉ chọn khoảng 3 người mà thôi. Mình thi là ca đầu tiên, thi từ tầm
9h kém 15 đến 10h 15, thi xong thì phải nhanh chóng ra về cho ca sau còn thi.
Có 400 người thi mà chỉ lấy 40 người toàn trên miền Bắc, tỉ lệ 1 chọi 9 không
khác gì thi đại học
Sau buổi phỏng vấn đó mình có ít kinh nghiệm chia sẻ cho các bạn:
_Trước khi bạn đi thi nên tìm hiểu kỹ về ngân hàng đó: như là năm thành lập,
tình hình hoạt động, vốn điều lệ để khi cần thiết có thể thể hiện được sự hiểu
biết của mình.( chứ đừng tay không bắt giặc như mình, đi ko chuẩn bị gì hết à
:P)
_Về đề tài nói, thì cái này rất quan trọng á. Đến cuối buổi khi thi xong, thì các
anh chị tuyển dụng có chia sẻ với bọn mình một chút là các bạn ko cần nhất thiết
phải chọn chủ đề về ngân hàng. Vì kiến thức của mình là sinh viên nên không lại
được họ, hơn nữa mình thiếu thực tế, nói ra nhiều cái nó không đúng với thực tế,
người ta nghe sẽ rất nhàm . Nhưng cái khó đó là làm sao thuyết phục đc những
người còn lại trong nhóm chọn đề tài của mình, mỗi nhóm có 9 người cơ à
_Bạn nên cố gắng để được thuyết trình trong nhóm vì bạn sẽ có nhiều cơ hội
hơn để được thể hiện mình, đừng chờ đợi người khác hỏi vì nếu bạn không lên
tiếng thì coi như bạn tự loại mình luôn

_Cuối cùng là phải làm sao để mình thực sự nổi bật hơn mọi người thì bạn mới
có thể dành chiến thắng. (cái này mình cũng chưa làm được à , xem ra không kỳ
vọng vào lần này lắm :D)
Mình xin hết ở đây, cảm ơn các bạn đã quan tâm, hi vọng những điều mình nói ở
đây sẽ giúp các bạn được ít nhiều, chúc các bạn thành công
Nếu bạn có kế hoạch làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Wesly Grove,
chuyên gia nhân sự cao cấp của ngân hàng Chase Mahattan Bank, sẽ giúp bạn
hiểu được phần nào công việc này.
“Cùng với chính sách toàn cầu hoá và giao lưu thương mại quốc tế đang ngày
một tăng cao, số lượng ngân hàng sẽ bùng nổ và ngày có nhiều ngân hàng hơn
cung cấp vốn cho sự tăng trưởng của nền kinh tế. Hiện tại nhiều nơi nhu cầu
việc làm trong nghề ngân hàng vẫn vượt quá số vị trí hiện có. Tuy nhiên, theo
tôi, một khi bạn quyết tâm làm nghề này, sẽ có rất nhiều cơ hội để thăng tiến”,
Grove nói.
Theo ông thì ngay tại Mỹ, một quốc gia có hệ thống ngân hàng phát triển nhất
thế giới, cũng sẽ rất khó khăn đối với các sinh viên Mỹ mới ra trường nếu muốn
xin việc trong các ngành ngân hàng.
Những yêu cầu bắt buộc trong việc tuyển chọn nhân viên
Làm thế nào để một sinh viên mới tốt nghiệp có được một lợi thế trong ngành
ngân hàng tài chính? Theo Wesley, khả năng nói và viết tiếng Anh thông thạo là
kỹ năng số một để giúp bạn có việc làm, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành về
tài chính ngân hàng.
Ông mong đợi điều đó trong bản lý lịch một trang dễ đọc và thư xin việc của
ứng viên. “Một bản lý lịch viết bằng thứ tiếng Anh hoàn hảo - không có lỗi ngữ
pháp hoặc cú pháp - sẽ được đặt vào vị trí trên cùng trong chồng lý lịch trong
quá trình tôi xét tuyển nhân viên”.
Ngoài tiếng Anh tốt, khi tuyển người cho một vị trí, Wesley tìm những ứng cử
viên có ba năm kinh nghiệm làm việc trong một công ty thuộc lĩnh vực tài chính
ở bất cứ cương vị nào - thậm chí là người thực tập hoặc thư ký. Ông cũng yêu
cầu các ứng cử viên phải có bằng đại học. Bằng đại học không nhất thiết phải

liên quan đến tài chính. Với một số vị trí, bằng đại học có thể về ngoại ngữ hoặc
một lĩnh vực khác.
Thách thức lớn nhất của Wesley khi tuyển người là tìm ra những người có trình
độ để làm ở các vị trí quản lý. “Ở cấp này, phần lớn những người có kinh
nghiệm làm việc trong môi trường kinh doanh ngân hàng đều có trình độ khác
biệt với nhau cả về sự am hiểu lẫn kỹ năng làm việc”.
Khi tuyển người vào những vị trí này, ông theo dõi những người có kỹ năng
phân tích sâu sắc, có thể đọc các bản phân tích tài chính trên máy tính, cơ cấu
các giao dịch lớn và phức tạp cũng như việc quản lý ngoại hối. Ở mức tối thiểu,
ông tìm những người có khả năng học những kỹ năng kinh doanh cơ bản.
Lời khuyên đối với các ứng viên
Có nhiều năm kinh nghiệm trong việc phỏng vấn người xin việc, Wesley đưa ra
các lời khuyên: “Trước tiên, hãy đến phỏng vấn đúng giờ và ăn mặc phù hợp.
Trả lời các câu hỏi với một sự hiểu biết và thể hiện sự nhiệt tình, động cơ làm
việc của bạn. Hồi hộp trong cuộc phỏng vấn là điều bình thường. Tôi không bao
giờ đánh lỗi người khác vì họ hồi hộp.
Điều tôi không thích là khi người ta kiêu căng hoặc coi mình là trung tâm trong
một cuộc phỏng vấn, chỉ đòi hỏi những gì công ty có thể dành cho họ chứ không
phải những gì họ có thể mang lại cho công ty”.
Vì thế, Wesley khuyên các ứng viên đừng vội nghĩ đến quyền lợi của mình,
đừng vội đòi hỏi lợi nhuận lương bổng ngay tức thì để sớm hưởng thụ: “Tiền
bạc, lương bổng không phải là do sự ban phát, mà cũng chưa hẳn là do kinh
nghiệm học hỏi của bạn hay tài năng của bạn, mà đích thực là do kết quả làm
việc của bạn. Bằng mọi cách, bạn bày tỏ cho người tuyển dụng thấy rõ sở
trường, sở đoản của mình và bạn cũng phải bày tỏ quyết tâm làm tốt công việc
mà người ta có thể giao phó cho bạn”.
Wesly luôn đặc biệt chú ý đối với những người có lòng yêu thích công việc, vì
theo ông: “Cùng với đức tính nhẫn nại, kiên trì, sự say mê công việc là một
trong những yếu tố căn bản để thành công. Người ta thường thành công khi làm
những việc mà mình yêu thích và khi công việc mang lại sự khuây khoả thì nó

chẳng còn là gánh nặng nữa”.
Hơn thế nữa, người được phỏng vấn phải được chuẩn vị trước thông tin về ngân
hàng mà mình định xin việc và chuẩn bị sẵn các câu trả lời. Việc thể hiện các ý
tưởng sáng tạo, khả năng hoàn thành mục tiêu đặt ra cho các kế hoạch trung và
dài hạn cũng rất có lợi trong các cuộc phỏng vấn xin việc.
Quy trình chung về vay vốn tín dụng Ngân hàng
1. Quy trình tín dụng?

×