Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Dược vị Y Học: A NGUỲ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.07 KB, 4 trang )

A NGUỲ
Tên thuốc: Asafoetida.
Tên khoa học: Ferula assafoetida L
Họ Hoa tán (Umbelliferae)
Bộ phận dùng: Nhựa cây ở gốc, đóng lại thành cục. Là Nhựa của cây A Nguỳ.
A nguỳ hình khối, đông cứng như mỡ hoặc dính liền với nhau. Mầu sắc đậm nhạt
không đều, mặt ngoài mầu vàng hoặc nâu hồng. Cứng hoặc hơi mềm mà dính. Hơ
nóng thì mềm ra. Thứ tươi mới cắt ra mầu nhạt,có thể thấy mầu trắng sữa xen lẫn
với mâu nâu nhạt hoặc mầu hồng. Mùi hôi nồng (đặc biệt thứ màu nâu tía).
Loại tinh sạch, mùi nồng, lâu ngày không tan ra, chỗ cắt mầu trắng sữa là tốt. Nếu
thành từng khối to màu nâu xám, lẫn tạp chất ở trong là kém.
Tính vị: Vị cay, tính ôn, không độc, mùi hôi nồng.
Quy kinh: Vào hai kinh Tỳ, Vị.
Tác dụng: Tiêu tích, sát trùng, giải độc, trừ đờm, kích thích thần kinh, trừ mùi hôi
thối, tống hơi độc ra. Trị tích, báng, sốt rét, cam tích, đau bụng, đau tim.
Cách bào chế:
+ Lấy thứ tốt, không có tạp chất, cắt nhỏ, bỏ vào bát nhám mà nghiền hoặc thêm
lẫn với thuốc khác mà nghiền thì dễ nhỏ.
+ Hoà tan A nguỳ trong cồn 60 độ nóng, lọc, ép qua vải thưa, loại tạp chất, đến khi
cho vào nước nghiền ra không dính tay là được, đun cách thuỷ cho rượu bay còn
lại A nguỳ.
+ Khi dùng nghiền bột, cho thêm vào một ít Hạnh nhân hoặc Đào nhân thì dễ
nghiền nhỏ (Lôi Công Bào Chích Luận).
Bảo quản: vì mùi hôi nồng cần để vào hộp thiếc kín, để riêng xa các vị thuốc khác
khỏi lan mùi. Cần để nơi mát, tránh nóng, tránh làm mất mùi tinh dầu.
Kiêng ky: Người Tỳ Vị hư yếu thì kiêng dùng.
BA ĐẬU
Tên thuốc: Semen Crotonis.
Tên khoa học: Croton tiglium L.
Họ: Thầu Dầu (Euphorbiaceae).
Bộ phận dùng: Hạt loại già, chắc, không mốc, không lép, không đen, không thối là


tốt.
Tính vị: vị cay, tính nhiệt, rất độc (bảng A).
Quy kinh: Vào kinh Vị và Đại Trường.
Chủ trị:
a) Theo Tây y: chỉ dùng dầu của Ba đậu làm thuốc trị tê thấp, viêm phổi, đau ruột.
Thuốc tẩy mạnh (rách áo). Ngày uống một giọt hoà tan trong dầu khác.
b) Theo Đông y: dùng hạt đã loại bỏ dầu. Thường phối hợp với các vị khác.
- Đau bụng và táo bón do hàn hoặc ứ máu ở ruột: Dùng phối hợp Ba đậu với Đại
hoàng, Can khương dưới dạng thuốc bột.
- Trẻ không tiêu sữa, đờm nhiều và co giật trẻ em: Dùng phối hợp Ba đậu với Thần
khúc, Đởm Nam tinh và Chu sa.
- Cổ trướng: Dùng phối hợp Ba đậu với Hạnh nhân.
- Viêm thực quản, đờm nhiều chẹn khí quản, thở nhanh, thậm chí nghẹt thở: Bột ba
đậu thổi vào trong Họng để gây nôn.
- NHọt và nHọt độc: Ba đậu dùng bên ngoài.
Cách bào chế:
Theo Trung Y: đem đánh nát, cho vào nửa dầu vừng, nửa rượu, nấu cho cạn khô,
nghiền nát như cao để dùng (Lôi Công Bào Chích Luận). Dùng Ba đậu có khi dùng
nhân, có khi dùng vỏ, có khi dùng dầu, có khi dùng sống, có khi bọc cám sao, có
khi nấu với giấm, có khi đốt tồn tính, có khi bọc giấy nghiền nát, ép bỏ dầu (ba
đậu sương) (Bản Thảo Cương Mục) Ghi chú:
bào chế Ba đậu phải bảo vệ mắt và tay vì dầu nó rất nóng gây dộp da.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
a) Bỏ vỏ, giã Ba đậu cho nhỏ, quấn giấy bản rồi ép, sau thay giấy bản, lại ép, đến
khi nào dầu không thấm ra nữa thì thôi. Sao qua cho vàng (Ba đậu sương). Ngày
dùng 0,05 đến 0,02g.
b) Làm như trên rồi sao đen, gọi là Hắc ba đậu. Ngày dùng có đến lg.
Bảo quản: hạt và dầu ba đậu là thuốc độc bảng A. Cần để nơi khô ráo, mát, tránh
nóng, tránh ẩm vì hạt dễ bị đen thối và mọt.
Liều dùng: 0,1-0,3g.

Chú ý:
Không được trộn lẫn Ba đậu với Khiên ngưu hoa.
Không ăn nóng hoặc uống nước nóng trong khi dùng Ba đậu.
Kiêng ky: người tạng nhiệt cấm dùng.
Có thai: không dùng.

×