Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Dược vị Y Học: ĐẠM ĐẬU XỊ ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.6 KB, 5 trang )

ĐẠM ĐẬU XỊ
Tên thuốc: Semen Sọae Praeparatum
Tên khoa học: Se men soJae praeparatum
Họ Đậu (Fabaceae)
Bộ phận dùng: chọn thứ đậu đen to, không mọt.
Tính vị: vị hơi đắng, tính hàn.
Quy kinh: Vào kinh Phế và vị.
Tác dụng: phát hãn giải biểu, trừ ôn dịch, điều hoà phần khí.
Chủ trị: Trị thương hàn phát sốt, nhức đầu khó chịu, mình nóng không ra mồ hôi.
Liều dùng: Ngày dùng 12 - 16g.
Cách bào chế:
Theo Trung Y: Lấy phương thuốc Thanh Ôn Giải Độc Thang, sắc lấy hai nước
đầu, cô lại lấy 300ml nước thuốc, cho đậu đen vào nấu cho cạn hết nước và đậu
đen phồng to thì lấy ra để nguội, đổ vào thùng gỗ, đậy kín rồi để vào chỗ nắng ấm
hoặc cho vào nhà sấy 3 - 4 ngày, đợi cho toàn bộ lên meo không mốc lấy ra phơi
khô là được.
Mỗi 10 cân đậu đen thì dùng 20 thang Thanh ôn giải độc.
Bài thuốc Thanh Ôn Giải Độc: Bạch chỉ 6g, Khương hoạt 8g, Huyền sâm 12g,
Xích thược 8g, Sài hồ 6g, Thiên hoa phấn 8g, Liên kiều 12g, Cát căn 6g, Cát
cánh 8g, Cam thảo 6g, Xuyên khung 5g, Trúc diệp 4g, Hoàng cầm 8g, Sinh
khương 3 lát.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Có hai loại Đậu xị: Hàm đậu xị (đậu xị muối) và
Đạm đậu xị (đậu xị nhạt). Thường bào chế vào mùa hạ và mùa thu.
a) Hàm đậu xị: Lấy đậu đen rửa sạch, ngâm nước muối 2 ngày đêm (1 cân đậu đen
dùng 250g muối ăn và một lít nước), đem đồ vừa chín, lấy nước muối nói trên tẩm
phơi cho hết. Rải trên nia đã lót lá chuối (đã rửa sạch) và đậy lên trên 3 - 4 lớp nữa,
chèn xung quanh cho kín. ủ như vậy 3 ngày đêm, thỉnh thoảng mở ra xem thấy lên
meo vàng thì trộn đều. Lại ủ. Làm như vậy cho đủ 9 ngày đêm. Mang ra sấy ở
nhiệt độ 30 - 40o cho đến khô. Cho vào lọ đậy kín.
b) Đạm đậu xị: Lấy đậu đen rửa sạch, ngâm nước thường 1 đêm, phơi qua cho ráo
nước đồ chín. Rải trên chiếc chiếu sạch cho đều, đợi ráo, lấy lá chuối khô sạch, ủ


kín
được 3 ngày giở ra xem, khi thấy lên meo vàng, đem phơi khô ráo, tưới nước cho
đủ ướt, cho vào thùng ủ kín bằng lá Dâu. Khi lên meo vàng thì ra phơi 1 giờ lại
tưới ủ như trên. Làm như vậy cho đủ 5 - 7 lần. Cuối cùng đem chưng rồi phơi khô,
cho vào bình đậy kín.
Bảo quản: dễ mốc mọt, cần để nơi khô ráo, đậy kín. Mùa mưa chú ý phơi sấy.
Kiêng ky: không có ngoại cảm, phong thì không nên dùng.
ĐAN SÂM
Tên khoa học: Salvia multiorrhiza Bunge
Họ Hoa Môi (Labiatae)
Bộ phận dùng: rễ (vẫn gọi củ). Rễ to chắc, khô, mềm. Ngoài sắc đỏ tía, trong vàng
thâm mịn, không có xơ, không có rễ con là tốt. Củ cứng dòn, gầy. Đen, có xơ là
xấu.
Tính vị: vị đắng, tính hơi hàn.
Quy kinh: Vào kinh Can và Tâm.
Tác dụng: trục huyết ứ, hoạt huyết, rút mủ, lên da non, làm thuốc thông kinh,
cường tráng.
Chủ trị:
- Dùng sống: bổ huyết nhiệt, trị mụn nHọt, sang lở.
- Dùng chín: kinh nguyệt không đều.
Huyết ứ bên trong biểu hiện kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng hoặc đau
bụng sau đẻ. Ðan sâm phối hợp với ích mẫu, Ðào nhân, Hồng hoa và Ðương qui.
. Khí huyết ứ trệ biểu hiện đau vùng tim, đau bụng hoặc đau vùng thượng vị. Ðan
sâm phối hợp với Sa nhân và Ðàn hương trong bài Ðan sâm ẩm.
. Huyết ứ biểu hiện đau mỏi toàn thân hoặc đau khớp. Ðan sâm phối hợp với
Ðương qui, Xuyên khung và Hồng hoa.
. Mụn nHọt và sưng nề. Ðan sâm phối hợp với Kim ngân hoa, Liên kiều và Nhũ
hương.
. Bệnh có sốt do phong tà xâm nhập dinh phận biểu hiện sốt cao, bứt rứt, dát sần,
chất lưỡi đỏ hoặc đỏ thẫm, rêu lưỡi ít. Ðan sâm phối hợp với Sinh địa hoàng,

Huyền sâm và Trúc diệp.
. Dinh huyết bất túc kèm theo nội nhiệt biểu hiện hồi hộp đánh trống ngực, bứt rứt
và mất ngủ. Ðan sâm phối hợp với Toan táo nhân và Dạ giao đằng.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Cách bào chế:
Theo Trung Y: Tẩm nước,. ủ mềm, thái lát dùng sống hoặc sao qua, hoặc tẩm rượu
sao qua(tùy theo đơn).
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, để ráo nước, ủ mềm một đêm, thái lát
mỏng, phơi khô (dùngsống, cách này thường dùng).
Tẩm rượu để một giờ sao qua.
Bảo quản: hay hút ẩm, dễ mốc mọt, cần phơi khô, cất kín, có thể sấy hơi diêm sinh.
Chú ý: Sao với rượu làm tăng công năng hoạt huyết của thuốc.
Không phối hợp với Lê lô.
Kiêng ky: không có ứ trệ thì không nên dùng.

×