Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.86 KB, 3 trang )
Ốc treo giàn bếp - món ăn đặc sản ở Đồng Tháp
Ở vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp cứ vào mùa lũ rút, nội đồng
bắt đầu khô cạn, cá rút xuống ao đìa, sông rạch trú ẩn cũng là dịp để bà
con tát đìa bắt cá, tôm và nhiều loại khác như rắn, rùa, cua, ếch , ốc.
Nói đến ốc lúc này nhiều người chê vì cho rằng bắt ốc làm gì phải xách mỏi
tay. Tuy nhiên, chỉ có dân “ghiền” hay người sành điệu, biết thưởng thức
mới bắt ốc để dành bằng cách treo trên giàn bếp chờ những tháng khô hay
những ngày Tết mới dùng đến.
Ốc treo giàn bếp đặc biệt nhất là ốc lác. Hiện nay nhiều hộ ở xã Vĩnh Thạnh,
huyện Lấp Vò có phong trào mua ốc lác về nuôi bằng cách dùi những con ốc
lác xuống lớp đất mỏng (còn gọi là ốc dùi), sau 3-4 tháng cho thu hoạch, giá
cao gấp đôi ốc thường.
Nếu 1 kg ốc lác thường bán 15-20.000 đồng thì ốc treo giàn bếp bán từ 30-
50.000 đồng/kg mà không có đủ để bán, đăng ký mua nhiều nhất là các nhà
hàng đặc sản ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Mùa nào cũng vậy, ốc bắt được đem về rửa sạch, đựng trong giỏ đan bằng
tre rồi đem treo chỗ cao trên giàn bếp. Ốc lác treo giàn bếp để lâu 4-5 tháng
vẫn sống. Ốc treo giàn bếp béo mập, để hàng ngày khi nấu cơm khói xông
vào giỏ đựng ốc, ốc sẽ ngửi khói xông lên là đạt yêu cầu.
Ai cũng nghĩ làm như vậy ốc sẽ chết do hơi nóng bốc lên hoặc ốm tong teo
vì nhịn đói, nhịn khát nhưng không ngờ ốc lại mập ra, béo ngậy, trở thành
món đặc sản vô cùng khoái khẩu của mọi người ở khắp vùng quê và thành
thị.
Ốc lác treo giàn bếp thường lựa loại to, khi cần sử dụng con nào cũng mím