Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Lịch sử châu ÂuChâu Âu potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 68 trang )

Lịch sử châu Âu

Châu Âu
Lịch sử Châu Âu mô tả những sự kiện của con người đã diễn ra trên lục địa Châu
Âu. Từ thời tiền sử tới thời hiện đại. Châu Âu có một lịch sử dài, nhiều biến động
và đậm nét văn hóa.
Lịch sử châu Âu thời tiền sử bắt đầu với công cuộc định cư của người vượn đứng
thẳng, giống Neanderthals, và loài người hiện đại. Vào thời kỳ cổ đại, nền văn
minh Cổ Hy Lạp nở rộ ở châu Âu, mở đầu với hai nền văn minh Minos và
Mycenae, và phát triển hoàng kim từ thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên, với chiến
thắng của nhân dân Hy Lạp trước các cuộc xâm lược của Đế quốc Ba Tư, trong
thời này thị quốc Athena giàu mạnh đã có nền dân chủ
[1]
, cho đến khi một nước
Hy hóa lân cận là Macedonia làm bá chủ Hy Lạp. Với vua Alexandros Đại Đế,
người Macedonia đã mở mang nền văn minh Hy Lạp đến tận Á châu, mở ra thời
kỳ Hy Lạp hóa.
[2]
Huyền sử kể rằng Vương quốc La Mã ra đời vào năm 753 trước
Công Nguyên, nhưng đến năm 510 trước Công Nguyên, nền Cộng hòa La Mã. Sau
đó, người La Mã liên tiếp gây chiến tranh hạ gục nền văn minh Hy Lạp hóa, trong
đó có cuộc chiến với người Syracuse. Vào năm 31 trước Công Nguyên, Hoàng đế
Augustus sau khi chiến thắng Vương triều Hy hóa của Ai Cập, đã lập nên Đế quốc
La Mã.
[3]
La Mã làm bá chủ, với cương thổ rộng lớn trải dọc từ Thổ Nhĩ Kỳ tới
Tây Ban Nha, từ Bắc Phi tới Scotland. Sự bành trướng của đế chế La Mã đặt nền
tảng cho sự ra đời của hàng loạt đế chế mà chưa bao giờ được thấy trước đó ở
châu Âu. Cho đến khi Hoàng đế Marcus Aurelius qua đời, Đế quốc La Mã đã
hứng chịu những thử thách mới: dân man rợ liên tục xâm chiếm La Mã và lãnh thổ
Đế quốc bắt đầu thu hẹp dần, Hoàng đế Diocletianus phải cải cách chia đôi Đế


quốc,
[4]
sang thế kỷ thứ 4 Hoàng đế Constantinus I thống nhất La Mã và dời đô tới
Constantinopolis và ban Thánh chỉ công bố Ki-tô giáo là quốc giáo của Đế quốc.
Song, La Mã nhanh chóng bị chia đôi trở lại. Người Hung dưới trướng ông vua
dũng mãnh Attila tiến san châu Âu, song bị liên quân La Mã - German đánh đại
bại trong trận Chalons vào năm 451.
[5][6]
Người German ngày càng xâm nhập La
Mã, dẫn đến sự cáo chung của Đế quốc Tây La Mã vào năm 476. Lịch sử châu Âu
bước vào thời kỳ đen tối, đánh dấu bằng sự tàn tạ trong giáo dục, trong tổ chức xã
hội và bởi những sự xâu xé ăn thịt của rất nhiều quân xâm lược man di, đặc biệt là
người Viking, Avar, Magyar và người Ả Rập.


814.
Giai đoạn Trung Cổ được đánh dấu bằng sự tái thiết xã hội có tổ chức, chủ yếu là
theo chế độ phong kiến, và sự thống trị ở phương Bắc của Giáo hội Công giáo La
Mã. Ở phương Đông, Đế quốc Đông La Mã hưng thịnh, với các Hoàng đế tài ba
như Heraclius, là một chiến tướng kiệt xuất đánh bại quân Ba Tư vào thập niên
620. Song, chính ngay từ thời điểm này người Ả Rập Hồi giáo càn quét châu Âu
và không ít khi đánh thắng Heraclius, dù rằng người Đông La Mã vẫn mạnh lên
dưới triều Hoàng đế Basil II, và trong trận Tours (732), Vương quốc Frank (người
German) đã đánh tan tác quân Ả Rập.
[7]
Vào năm 800, sau khi đã bành trướng
nước Frank cường thịnh, chinh phạt các tộc German khác, vua Karl Đại đế được
Giáo hoàng Lêô III phong làm Hoàng đế Công giáo ở phương Tây đối trọng với
Đông La Mã. Tuy Đế quốc tan rã sau khi Karl Đại Đế mất, Vương quốc Đông
Frank - nước Đức - dưới các triều vua Heinrich der Finkler và Otto Đại đế đã lớn

mạnh, đánh tan tành quân Magyar điều này dẫn đến việc Otto Đại Đế lên làm
Hoàng đế của Đế quốc La Mã Thần thánh.
[8]
Trước sức mạnh của đạo Hồi, các
cuộc Thập tự chinh bùng nổ, và cuối cùng Đế quốc Ottoman của người Thổ Nhĩ
Kỳ hưng thịnh lên và chinh phạt kinh thành Constantinopolis vào năm 1453, làm
cho Đế quốc Đông La Mã diệt vong.
[9]
Trong khi đó, Anh Quốc kể từ đời vua
Edward III đánh nhau với Pháp trong suốt cuộc Chiến tranh Trăm Năm tàn
khốc.
[10]
Thời Trung Cổ được tiếp nối bởi công cuộc Phục hưng, một sự tái khám
phá giá trị và tri thức cổ điển, với sự hồi sinh của hai nền văn hóa Hy - La cổ,
[11]

và làm bàn đạp cho phong trào Cải cách Kháng Cách, một phong trào tôn giáo và
chính trị đã chứng kiến phần lớn Bắc Âu từ bỏ Giáo hội Công giáo La Mã đồng
thời tái xác định văn hóa cũng như các khối liên minh ở khắp lục địa, trào lưu tôn
giáo này mở đầu với nhà thần học Martin Luther người Đức khi ông lên án hệ
thống Giáo hội Công giáo La Mã vào năm 1517. Ông kiên quyết bảo vệ luận điểm
củae mình,
[12]
Thời kỳ này cũng chính là nền tảng cho sự phát triển của bành
trướng thuộc địa, củng cố sức mạnh ở các quốc gia thuộc Đại Tây Dương của Anh
Quốc, Pháp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đồng thời mở rộng tầm ảnh hưởng của
châu Âu tới châu Mỹ, châu Phi, Ấn Độ và phương Đông. Thời kỳ này là bước
ngoặt cho cuộc cách mạng công nghiệp và một thời kỳ tri thức được gọi là trào lưu
Khai sáng.
Nửa cuối thế kỷ 17 chứng kiến Vương quốc Pháp của vua Louis XIV vươn lên

thành liệt cường quân sự hùng mạnh, với dã tâm xâm phãm các nước láng giềng,
song ông ta bị vua William III nước Anh chặn đứng.
[13]
Song vào thế kỷ 18, ảnh
hưởng của cả Anh Quốc và Pháp tại châu Âu suy sụp dần đi, và các Vương triều
Đông Âu vươn lên thành các liệt cường.
[14]
Với vị Hoàng đế hùng mạnh Pyotr Đại
Đế, Đế quốc Nga - nước rộng lớn nhất của Âu châu - đánh thắng Vương quốc
Thụy Điển, và lên làm bá chủ của miền Bắc Âu. Bên cạnh đó, Vương quốc Phổ -
một quốc gia bé nhỏ khi đó - cũng phát triển cường thịnh, với vị Quốc vương lỗi
lạc Friedrich II Đại Đế, nhiều trận thắng của ông trước liên quân hùng hậu Áo -
Nga - Pháp - Thụy Điển đã trở thành kinh điển, làm nước Phổ trở nên phi thường
trong mắt người Âu.
[15][16]
Ngay từ thế kỷ 17, rất nhiều các quốc gia ở châu Âu
thực hiện hàng loạt những cuộc cách mạng, trong đó nổi bật nhất là cách mạng
Pháp, cuộc cách mạng mở đầu cho hàng loạt cuộc chinh phạt của Napoléon
Bonaparte. Việc phá hủy các quốc gia đang tồn tại của Napoléon Bonaparte và sau
đó tái tổ chức châu Âu với hội nghị Viên đã tiếp sức cho chủ nghĩa dân tộc đang
phát triển, dẫn đến sự ra đời của đế quốc Áo-Hung sau đó, sự thống nhất của nước
Đức, sự thống nhất của Ý và những căng thẳng tại vùng Balkan, cũng như những
cải cách mạnh mẽ trong đế quốc Nga. Rồi Anh và Pháp, phần nào đó là Đế quốc
Ottoman, những quốc gia được biết đến là cường quốc. Các căng thẳng không giải
quyết được tại Balkan, và một hệ thống những khối đồng minh được gọi là Đồng
minh ba nước (1882) và khối đồng minh ba nước chính là nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, bản thân nó cũng mở đường cho
cách mạng Nga và chỉ kết thúc với sự tham gia của Hoa Kỳ. Hiệp ước đình chiến
đã để lại cho Đức gánh nặng bồi thường thiệt hại, gánh nặng này, kết hợp với Đại
suy thoái (Great Depression), đã tạo điều kiện để đảng Phát xít của Adolf Hitler

cầm quyền, mở đầu cho sự ra đời của Đệ tam Quốc xã cũng như sự xuất hiên của
những đảng Phát Xít tại Tây Ban Nha (xem Nội chiến Tây Ban Nha) và Ý. Cuộc
xâm chiếm Ba Lan, Bỉ và Pháp của Hitler là tín hiệu cho sự khởi đầu của Chiến
tranh thế giới lần thứ hai.
Chiến thắng của Phe Đồng Minh tại châu Âu và sự đầu hàng của Nhật Bản đã
chứng kiến việc quyền lực tại Trung Âu được chia sẻ giữa Liên bang Xô Viết, Anh
Quốc, Hoa Kỳ và Pháp. Tuy nhiên, điều này nhanh chóng dẫn đến sự hình thành
các khối Đông-Tây trong Chiến tranh Lạnh khi mà khối Warszawa do Liên Xô
đứng đầu đối mặt với khối NATO do Mỹ cầm đầu và được ngăn cách qua cái gọi
là Bức màn sắt, biểu tượng tiêu biểu là Bức tường Berlin. Tây Âu sau đó trải qua
giai đoạn phát triển kinh tế ổn định và mạnh mẽ, thành lập ra Cộng đồng Kinh tế
châu Âu và sau đó là Liên minh châu Âu. Trong khi đó, khối Warszawa tụt hậu,
sau cùng dẫn đến cuộc cải tổ Nga, khối Warszawa tan vỡ và bức tường Berlin sụp
đổ. Sau chiến tranh lạnh ở châu Âu thì sự kiện chính nổi lên là cuộc chiến sắc tộc
tại Balkan, nổi bật tại Serbia, Bosnia và Kosovo, cùng với sự can thiệp của NATO
sau đó. Từ sự kiện 11 tháng 9, chính sách đối ngoại của NATO bị gia tăng sự chi
phối do phản ứng của nó với thế giới Hồi giáo, và nổi bật hơn cả là những quan
điểm mâu thuận về cuộc chiến ở Iraq, trong khi đó thì liên minh châu Âu cũng kết
nạp thêm phần lớn những thành viên của khối Warszawa cũ cũng như các quốc gia
vùng Baltic.

Mục lục
1 Tiền sử
 2 Thời cổ đại
o 2.1 Hy Lạp cổ đại
o 2.2 Sự trỗi dậy của La Mã
o 2.3 Hậu Cổ đại và Thời kỳ Di cư
o 2.4 Sự suy tàn của Đế chế La Mã
 3 Trung Cổ
o 3.1 Giai đoạn đầu Trung Cổ

 3.1.1 Một đốm sáng Đông La Mã
 3.1.2 Phong kiến Thiên chúa giáo
o 3.2 Giai đoạn giữa Trung Cổ
 3.2.1 Một nhà thờ chia rẽ
 3.2.2 Các cuộc chiến tranh tôn giáo
o 3.3 Giai đoạn cuối Trung Cổ
 4 Buổi đầu Châu Âu hiện đại
o 4.1 Phục hưng
o 4.2 Cải cách
o 4.3 Thám hiểm và chinh phục
o 4.4 Cuộc chiến tranh Ba mươi năm và trào lưu Khai sáng

 5 Từ năm 1789 tới 1914
o 5.1 Cách mạng công nghiệp
o 5.2 Cách mạng chính trị
o 5.3 Sự trỗi dậy của các quốc gia
o 5.4 Các đế chế
 6 Từ năm 1914 tới 1991
o 6.1 Khải huyền
o 6.2 Chiến tranh Lạnh
 7 Lịch sử gần đây
 8 Xem thêm
 9 Tài liệu tham khảo
 10 Liên kết ngoài

[ ] Tiền sử
Bài chi tiết: Châu Âu thời Tiền sử
Xem thêm thông tin: Châu Âu thời kỳ đồ đá, Châu Âu thời kỳ đồ đá
giữa, Châu Âu thời kỳ đồ đá mới, Thời kỳ đồ đá, Châu Âu thời kỳ đồ
đồng, và Châu Âu thời đồ sắt



Hình thế Châu Âu
Người Homo erectus và Neanderthals đã di cư từ Châu Phi tới Châu Âu sau sự
xuất hiện của con người hiện đại, người thông minh. Các xương cốt của những
người Châu Âu đầu tiên được tìm thấy tại Dmanisi, Gruzia, có niên đại 1.8 triệu
năm trước. Hình thái giải phẫu học hiện đại sớm nhất về con người tại Châu Âu có
từ 35,000 năm trước Công Nguyên. Bằng chứng về khu định cư cố định có từ
7,000 năm trước Công Nguyên tại Balkans. Thời kỳ đồ đá mới bắt đầu tại Trung
Âu từ 6,000 năm trước Công Nguyên và tại nhiều vùng khác ở Bắc Âu từ 5,000
tới 4,000 năm trước Công Nguyên. Văn hóa Cucuteni-Trypillian 5508-2750 trước
Công Nguyên là nền văn minh lớn đầu tiên tại Châu Âu và cũng là một trong
những nền văn minh sớm nhất thế giới.
Bắt đầu từ Thời kỳ đồ đá mới đã có nền văn minh Camunni tại Valle Camonica, Ý,
với di tích hơn 350,000 hình khắc trên đá, địa điểm lớn nhất tại Châu Âu.
Cũng được gọi là Thời kỳ đồ đồng, Chalcolithic Châu Âu là khoảng thời gian của
những sự thay đổi và hỗn loạn. Nguyên nhân trực tiếp nhất là sự thâm nhập và
xâm lấn phần lớn các vùng lãnh thổ bởi người từ Trung Á, được đa số các học giả
cho là có nguồn gốc Ấn-Âu, tuy vẫn có nhiều lý thuyết tranh cãi khác. Một hiện
tượng khác là sự mở rộng của Megalithism và sự xuất hiện của sự phân tầng kinh
tế đáng chú ý và, liên quan đến nó, những chế độ quân chủ đầu tiên tại vùng
Balkan. Nền văn minh chữ viết nổi tiếng đầu tiên ở Châu Âu là nền văn minh của
người Minos trên đảo Crete và sau này là của người Mycenae trên những vùng
liền kề Hy Lạp, bắt đầu từ đầu thiên niên kỷ thứ 2 trước Công Nguyên.
Dù việc sử dụng sắt đã được người Aegea biết tới từ khoảng năm 1100 trước Công
Nguyên, mãi tới năm 800 trước Công Nguyên nó mới được biết đến ở Trung Âu,
mở đường cho văn hóa Hallstatt, một sự phát triển văn hóa Thời kỳ đồ sắt của Urn
Fields. Có lẽ như một tác dụng phụ của sự khác biệt kỹ thuật này của người Ấn-
Âu, ngay sau đó, họ rõ đã củng cố vững vị trí tại Ý và Iberia, thâm nhập sâu vào
các bán đảo đó (kinh thành Rô-ma ra đời vào năm 753 trước Công Nguyên).

[ ] Thời cổ đại
Bài chi tiết: Thời cổ đại


Sự mở rộng của La Mã trong các giai đoạn từ 264 trước Công Nguyên tới 180
Công Nguyên
Người Hy Lạp và người La Mã đã để lại một di sản tại Châu Âu trong ngôn ngữ,
tư tưởng, luật pháp và tâm trí hiện tại. Hy Lạp cổ đại là một tập hợp các thành
bang, từ đó hình thái dân chủ đầu tiên phát triển. Athena là thành phố mạnh và
phát triển nhất, và một cáu nôi của học thuật từ thời Pericles. Các diễn đàn công
dân bàn luận và luật hóa chính sách của nhà nước, và từ đó một số nhà triết học cổ
đại nổi tiếng nhất đã xuất hiện, như Socrates, Plato, và Aristotle, Aristotle là thày
học của vua Alexandros Đại Đế. Là vua của Vương quốc Macedonia tộc Hy Lạp,
các chiến dịch quân sự của Alexandros Đại Đế đã đưa văn hóa và trí thức Hy Lạp
tới các vùng ven Sông Ấn. Nhưng Đế chế La Mã, trở nên hùng mạnh nhờ chiến
thắng trước quân Carthage trong Các cuộc chiến tranh Punic đã nổi lên trong vùng.
Sự thông thái Hy Lạp đã được chuyển vào các định chế La Mã, khi chính Athena
bị hấp thu vào trong Thượng viện và Nhân dân La Mã (Senatus Populusque
Romanus). Người La Mã mở rộng từ Ả Rập tới xứ Britannia. Năm 44 trước Công
nguyên họ đạt tới cực điểm, lãnh đạo của họ là Julius Caesar bị ám sát khi bị nghi
ngờ muốn lật đổ nền Cộng hoà, để trở thành nhà độc tài. Trong cuộc hỗn loạn sau
đó, Octavian chiếm quyền cai trị và mua chuộc Thượng viện La Mã. Tuy công bố
tái lập nền Cộng hoà, trên thực tế ông đã biến Cộng hòa La Mã thành Đế chế La
Mã.
[ ] Hy Lạp cổ đại
Bài chi tiết: Hy Lạp cổ đại và Thời kỳ Hy Lạp Hóa


Một bức tranh khảm thể hiện Alexandros Đại đế đánh nhau với Darius III
Nền văn minh Hy Lạp có hình thực một tập hợp các thành bang, hay poleis (các

thành bang quan trọng nhất là Athena, Sparta, Thebes, Corinth, và Syracuse), với
nhiều kiểu chính phủ và văn hóa khác biệt, gồm những khác biệt chưa từng có
trước đó trong nhiều hình thái chính phủ, triết học, khoa học, toán học, chính trị,
thể thao, sân khấu và âm nhạc. Athena, thành bang mạnh nhất, tự trị bằng một
hình thức dân chủ trực tiếp đầu tiên do giới quý tộc Cleisthenes Athena lập ra. Ở
nền dân chủ Athena, chính các công dân tự bỏ phiếu đề ra pháp luật và thực thi
chúng. Socrates là người của thành bang này, ông được coi là một trong những
người sáng lập triết học phương Tây.
[17]
Socrates cũng tạo ra Phương pháp
Socrates, hay elenchus, một kiểu khoa giáo dục được dùng ngày nay trong việc
giảng dạy triết học, theo đó một loạt câu hỏi được đặt ra không chỉ để thu thập
những câu trả lời của cá nhân, mà để khuyến khích cái nhìn sâu nền tảng vào trong
vấn đề cần giải quyết. Vì triết học này, Socrates bị đem ra xét xử và kết tội tử hình
vì "ăn cướp tuổi trẻ" của thành Athena, bởi những bài tranh luận của ông xung đột
với các đức tin tôn giáo đã được thiết lập ở thời điểm đó. Plato, một học sinh của
Socrates và là người thành lập Học viện Plato, đã ghi lại thời kỳ này trong các tác
phẩm của mình, và bắt đầu phát triển triết học duy nhất của riêng ông, Chủ nghĩa
Plato.


Điện Parthenon, một Đền thờ nữ thần Athena cổ đại tại Acropolis (đỉnh đồi thành
phố) rơi vào tay La Mã năm 176 trước Công nguyên
Các thành bang Hy Lạp đã thành lập một lượng lớn thuộc địa trên các bờ Biển
Đen và Địa Trung Hải, Tiểu Á, Sicilia và phía Nam Ý tại Đại Hy Lạp (Magna
Graecia). Ở Tiểu Á có Vương quốc Lydia không thực sự là của người Hy Lạp,
nhưng thuộc về thế giới Hy Lạp. Vua Kroisos đã chinh phạt các phần lớn các
thành phố Hy Lạp vùng ven biển, và người Lydia cũng áp dụng nhiều truyền
thống văn hóa Hy Lạp.
[18]

Từ năm 550 TCN cho đến năm 530 TCN, có Hoàng đế
Cyrus Đại Đế dấy lên, kiến lập Đế quốc Ba Tư ở phương Đông. Là một vị danh
tướng trong lịch sử
[19]
, ông ta xua quân đi vua Kroisos phồn thịnh. Xứ Sparta cũng
liên minh với vua Kroisos, và quân Ba Tư ít ỏi hơn phải chống nhau với quân
Lydia trong trận Thymbra vào năm 546 TCN.
[20]
Với chiến thuật "đánh dọc sườn"
(oblique order),
[21]
quân Ba Tư thắng trận, hai tuần sau chiếm được kinh đô Sardis
của xứ Lydia.
[20]
Theo Napoléon Bonaparte, đây là lần đầu tiên chiến thuật "đánh
dọc sườn" được sử dụng.
[22]
Hoàng đế Cyrus Đại Đế cũng phải ấn tượng với nền
quân sự Sparta và noi theo.
[20]

Vào thế kỷ thứ 5 TCN, trong Những cuộc chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư, các thành
bang Hy Lạp đã lập một liên minh và đánh bại Đế chế Ba Tư tại Trận Plataea, đẩy
lùi những cuộc xâm lược của Ba Tư. Người Hy Lạp lập ra Liên minh Delian để
tiếp tục chiến đấu với người Ba Tư, nhưng vị thế lãnh đạo của Athena trong liên
minh đã khiến Sparta thành lập Liên minh Peloponnesus đối trọng. Hai liên minh
bắt đầu cuộc Chiến tranh Peloponnesus giành quyền lãnh đạo Hy Lạp, cuối cùng
Liên minh Peloponnesus giành thắng lợi. Không bằng lòng với sự bá chủ của
Sparta sau đó cuộc Chiến tranh Corinth đã nổ ra và quân Liên minh do Thebes
đứng đầu chống nhau với quân Sparta tại Trận Leuctra (371 TCN). Danh tướng

Epamonidas thực hiện chiến thuật "đánh dọc sườn", nhờ đó ông đánh tan tác quân
Sparta.
[23]
Những cuộc đánh nhau trong nội bộ khiến các thành bang Hy Lạp trở
thành con mồi dễ dàng cho vua xứ Macedonia là Philippos II ra tay thống nhất tất
cả các thành bang Hy Lạp. Các cuộc chinh chiến con trai ông là vua Alexandros
Đại đế đã đưa văn hóa Hy Lạp tới Ba Tư, Ai Cập và Ấn Độ, nhưng cũng đưa lại
sự tiếp xúc với tri thức cổ của các quốc gia đó, mở ra một thời kỳ phát triển mới,
được gọi là Hy Lạp Hóa. Vua Alexandros Đại Đế mất vào năm 323 trước Công
Nguyên, phân chia đế chế của ông thành nhiều nền văn minh Hy Lạp Hóa.
[ ] Sự trỗi dậy của La Mã
Bài chi tiết: La Mã cổ đại, Cộng hòa La Mã, và Đế chế La Mã


Cicero phát biểu trước Nghị viện La Mã tố cáo âm mưu của Catiline lật đổ nền
Cộng hoà, của Cesare Maccari
Đa số tri thức Hy Lạp đã được nhà nước La Mã mới xuất hiện hấp thu khi nó mở
rộng ra khỏi Ý, lợi dụng ưu thế khi kẻ thù không thể thống nhất: nguy cơ duy nhất
cho sự trỗi dậy của La Mã là từ thuộc địa Phoenicia của Carthage, và sự thất bại
của nó ở thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên đánh dấu sự khởi đầu của quyền bá chủ
La Mã. Ban đầu La Mã thuộc sự cai quản của các vị vua, sau đó là một nền cộng
hòa nghị viện (Cộng hòa La Mã), cuối cùng vào cuối thế kỷ thứ nhất trước Công
Nguyên La Mã trở thành một đế chế, dưới sự cai trị của Augustus và những người
kế tục độc tài của ông ta. Đế chế La Mã có trung tâm tại Biển Địa Trung Hải, kiểm
soát toàn bộ các nước trên bờ biển này; biên giới phía bắc là các con sông Rhine
và Danube. Dưới thời hoàng đế Trajan (thế kỷ thứ 2 Công Nguyên) đế chế ở thời
điểm rộng lớn nhất, kiểm soát khoảng 5,900,000 km² (2,300,000 dặm vuông) đất
đai, gồm Anh, Romania và nhiều vùng của Mesopotamia. Đế chế mang lại hòa
bình, nền văn minh và một chính phủ trung ương hiệu quả cho các vùng đất phụ
thuộc, nhưng vào thế kỷ thứ 3 một loạt các cuộc nội chiến đã làm suy mòn sức

mạnh kinh tế và xã hội của nó. Trong thế kỷ thứ 4, các hoàng đế Diocletian và
Constantine đã làm giảm quá trình suy tàn bằng cách phân chia đế chế thành một
vùng phía Tây và một vùng phía Đông. Trong khi Diocletian ngược đãi Thiên
chúa giáo, Constantine tuyên bố sự chính thức chấm dứt của sự ngược đãi tín đồ
Thiên chúa giáo do nhà nước bảo trợ vào năm 313 với Sắc lệnh Milan, vì thế lập
ra cơ sở để đế chế sau này trở thành nhà nước Thiên chúa giáo chính thức vào
khoảng năm 380 (sẽ khiến Nhà thờ trở thành một định chế quan trọng).
[ ] Hậu Cổ đại và Thời kỳ Di cư
Bài chi tiết: Hậu Cổ đại và Thời kỳ Di cư


Năm 526 Châu Âu nằm dưới sự quản lý của người Goths, và năm 600 của
Byzantium ở thời cực thịnh
Khi Hoàng đế Constantine I đã chinh phục La Mã dưới ngọn cờ thập giá năm 312,
ngay sau đó ông ra Sắc lệnh Milan năm 313, tuyên bố sự luật hóa Thiên chúa giáo
tại Đế chế La Mã. Ngoài ra, Constantine I còn dời đô từ Rô-ma tới thị trấn
Byzantium Hy Lạp, được ông đổi tên thành Constantinopolis ("Thành phố của
Constantine"). Năm 395 Theodosius I, người đã biến Thiên chúa giáo thành tôn
giáo chính thức của Đế chế La Mã, sẽ trở thành vị hoàng đế cuối cùng chỉ huy một
Đế chế La Mã thống nhất, và từ đó, đế chế sẽ bị chia thành hai vùng: Đế chế Tây
La Mã với trung tâm ở Ravenna, và Đế chế Đông La Mã (sau này sẽ được gọi là
Đế chế Byzantine) với trung tâm tại Constantinopolis. Đế chế Tây La Mã bị các
bộ lạc Giéc-manh cướp bóc tấn công liên tục (xem: Thời kỳ Di cư), và cuối cùng
vào năm 476 rơi vào tay Heruli thủ lĩnh Odoacer. Quyền lực của La Mã ở phía tây
hoàn toàn sụp đổ và các tỉnh phía tây nhanh chóng trở thành một miếng chắp vá
của các vương quốc Giéc-manh. Tuy nhiên, thành phố Rô-ma, dưới sự lãnh đạo
của Giáo hội Công giáo La Mã, vẫn là một trung tâm của học thuật, và đã làm rất
nhiều để gìn giữ tư tưởng La Mã cổ đại ở Tây Âu. Cùng thời gian ấy, hoàng đế La
Mã tại thành Constantinopolis, Justinian I, đã thành công trong việc hệ thống hóa
toàn bộ luật La Mã vào trong Corpus Juris Civilis (529-534). Trong thế kỷ thứ 6,

Đế chế Đông La Mã đã bị lôi kéo vào một loạt cuộc xung đột nguy hiểm, đầu tiên
với Đế chế Sassanid của người Ba Tư (xem Các cuộc chiến tranh La Mã-Ba Tư),
sau đó là sự tấn công của đế quốc Hồi giáo (dưới các triều đại Rashidun và
Umayyad) đang phát triển. Tới năm 650, các tỉnh của Ai Cập, Palestine và Syria
đã bị chiếm bởi các lực lượng Hồi giáo, tiếp đó bởi Hispania và phía nam Ý ở thế
kỷ thứ 7 và thứ 8 (xem Các cuộc chinh phục Hồi giáo).
Ở Tây Âu, một cơ cấu chính trị xuất hiện: trong khoảng trống quyền lực sau khi
La Mã sụp đổ, các tổ chức tôn giáo địa phương dựa trên sự liên kết của người dân
với đất đai của họ. Thuế thập phân được trả cho chúa đất, và chúa đất có trách
nhiệm trước vị hoàng thân của vùng. Thuế thập phân được sử dụng để trả cho nhà
nước và các cuộc chiến tranh. Đó chính là hệ thống phong kiến, trong đó các
hoàng thân và nhà vua mới xuất hiện, người mạnh nhất trong số họ là
Charlemagne của người Frank. Năm 800, vua Charlemagne, trở nên hùng mạnh
bởi các cuộc chinh phục lãnh thổ rộng lớn của mình, được phong làm Hoàng đế La
Mã (Imperator Romanorum) bởi Giáo hoàng Leo III, củng cố vững chắc quyền lực
của ông tại Tây Âu. Sự cai trị của Charlemagne đánh dấu sự khởi đầu của một Đế
chế La Mã mới của dân tộc Đức ở phía Tây, Đế quốc La Mã Thần thánh. Bên
ngoài các biên giới của ông, các lực lượng khác đang tập hợp. Kievan Rus' đang
vạch rõ lãnh thổ của họ, một Đại Moravia đang phát triển, trong khi người Angles
và Sachsen đang phòng giữ các biên giới của họ.
[ ] Sự suy tàn của Đế chế La Mã
Bài chi tiết: Sự suy tàn của Đế chế La Mã
Xem thêm thông tin: Khủng hoảng thế kỷ thứ ba


Romulus Augustus đầu hàng người Giéc-manh năm 476
Đế chế La Mã đã nhiều lần bị các đội quân xâm lược từ Bắc Âu tấn công và cuối
cùng vào năm 476, thành Rô-ma sụp đổ. Romulus Augustus, vị Hoàng đế cuối
cùng của Đế chế Tây La Mã đầu hàng vua người Giéc-manh Odoacer. Nhà sử học
Anh Edward Gibbon viết trong cuốn Sự suy tàn và Sụp đổ của Đế chế La Mã

(1776) của ông rằng người La Mã đã trở nên suy đồi, họ đã đánh mất đạo đức dân
sự. Gibbon nói rằng sự chấp nhận Thiên chúa giáo, có nghĩa là đức tin vào một
cuộc sống tốt đẹp hơn sau khi chết, và vì đó khiến con người trở nên lười biếng và
tránh xa hiện thực. Glen W. Bowersock đã viết "Từ thế kỷ mười tám trở về
sau",
[24]
"chúng ta đã ám ảnh với sự sụp đổ: nó đã được đánh giá như một nguyên
mẫu cho mọi sự suy tàn có nhận thức, và, vì thế, như một biểu tượng cho những
nỗi sợ hãi của riêng chúng ta." Nó vẫn còn là một trong những vấn đề lịch sử lớn
nhất, và rất đáng chú ý với giới học giả.
Một số thời điểm đáng chú ý khác là Trận Adrianople năm 378, cái chết của
Theodosius I năm 395 (lần cuối cùng Đế chế La Mã còn thống nhất về chính trị),
cuộc vượt sông Rhine năm 406 của các bộ lạc Giéc-manh sau sự rút lui của các
quân đoàn La Mã để bảo vệ đất Ý chống lại Alaric I, cái chết của Stilicho năm 408,
tiếp theo là sự tan rã của các quân đoàn phía tây, cái chết của Justinian I, Hoàng đế
La Mã cuối cùng tìm cách tái chinh phục phương Tây, năm 565, và sự xuất hiện
của Hồi giáo sau năm 632. Nhiều học giả cho rằng còn hơn cả một sự "sụp đổ",
những thay đổi có thể được miêu tả chính xác hơn như một sự chuyển tiếp phức
tạp.
[25]
Cùng với thời gian nhiều lý thuyết đã được đề ra về nguyên nhân Đế chế
sụp đổ.
[ ] Trung Cổ
Bài chi tiết: Trung Cổ
Xem thêm thông tin: Nhân khẩu Trung Cổ
Thời Trung Cổ thường được cho là bắt đầu từ sự sụp đổ của Đế chế Đông La Mã
(hay bởi một số học giả, trước đó) ở thế kỷ thứ 5 tới sự khởi đầu của Thời kỳ tiền
hiện đại ở thế kỷ 16, đánh dấu sự trỗi dậy của các quốc gia, sự phân chia của
phương Tây Thiên chúa giáo trong Cải cách, sự nổi lên của chủ nghĩa nhân đạo
trong thời kỳ Phục hưng Ý, và những sự khởi đầu mở rộng vượt biển dẫn tới

Columbian Exchange.
[26]

Thời Trung Cổ chứng kiến cuộc đô thị hoá bền vững đầu tiên ở bắc và tây Âu.
Nhiều nhà nước Châu Âu hiện đại có nguồn gốc từ các sự kiện xảy ra trong thời
Trung Cổ; các biên giới chính trị Châu Âu hiện đại, ở nhiều khía cạnh, là kết quả
của các thành tựu quân sự và triều đại trong giai đoạn hỗn loạn này.
[ ] Giai đoạn đầu Trung Cổ
Bài chi tiết: Giai đoạn đầu Trung Cổ
Giai đoạn đầu Trung Cổ trải dài khoảng năm thế kỷ từ năm 500 tới năm 1000.
[27]

Trong giai đoạn này, đa phần Châu Âu đã theo Thiên chúa giáo, và "Những thời
kỳ Đen tối" tiếp sau sự sụp đổ của thành Rô-ma diễn ra. Sự thành lập Đế chế
Frank ở thế kỷ thứ 9 dẫn tới sự nổi lên của Phục hưng Carolingian trên lục địa.
Châu Âu vẫn là một vùng lạc hậu so với sự trỗi dậy của Thế giới Hồi giáo, với
mạng lưới thương mại vượt sa mạc rộng lớn của nó, hay Ấn Độ với Thời kỳ Vàng
son thời Đế chế Gupta và người Pratiharas hay Trung Quốc, ở thời ấy là đế chế
đông dân nhất thế giới thời kỳ Nhà Tống. Tới năm 1000 Công Nguyên,
Constantinopolis có dân số khoảng 300,000 người, nhưng Rô-ma chỉ có 35,000 và
Paris 20,000. Đạo Hồi đã có hơn mười thành phố lớn trải dài từ Córdoba, Tây Ban
Nha, ở thời ấy là thành phố lớn nhất thế giới với 450,000 dân, to tới Trung Á.
[ ] Một đốm sáng Đông La Mã
Bài chi tiết: Đế quốc Đông La Mã


Constantine I và Justinian I bày tỏ lòng trung thành với Đức mẹ đồng trinh Mary
bên trong Hagia Sophia
Nhiều người coi Hoàng đế Constantine I (trị vì 306–337) là "Hoàng đế Byzantine"
đầu tiên. Vào năm 324, chính ông đã tiến hành dời đô từ Nicomedia tới Byzantium,

được xây dựng lại với tên gọi là Constantinopolis, hay Nova Roma ("Tân La
Mã").
[28]
Chính thành phố Rô-ma không phải là kinh đô từ thời cai trị của Hoàng
đế Diocletian. Một số người xác định sự khởi đầu của Đế chế là sự cai trị của
Hoàng đế Theodosius I (379–395) và sự thay thế chính thức của Thiên Chúa giáo
cho tôn giáo ngoại giáo La Mã, hay sau khi ông chết năm 395, khi sự phân chia
chính trị giữa Đông và Tây trở nên rõ ràng. Những người khác cho nó xảy ra
muộn hơn năm 476, khi Romulus Augustulus, trong truyền thống được coi là vị
Hoàng đế phương tây cuối cùng, bị hạ bệ, vì thế để lại chính quyền đế quốc duy
nhất với hoàng đế ở Đông Ai Cập. Những người khác chỉ ra sự tái lập đế chế thời
Heraclius (khoảng năm 620) khi các tên hiệu La tinh và việc sử dụng nó được
chính thức thay thế bằng tiếng Hy Lạp. Trong bất kỳ trường hợp nào, sự Hy Lạp
hóa và sự Thiên chúa giáo hoá đã trên đường phát triển. Đế chế nói chung được
coi như đã chấm dứt sau sự sụp đổ của Constantinopolis trước Ottoman Thổ Nhĩ
Kỳ năm 1453. Plague Justinian là một bệnh dịch ảnh hưởng tới Đế quốc Đông La
Mã, gồm cả kinh đô Constantinopolis, trong những năm 541–542. Ước tính Plague
of Justinian đã giết khoảng 100 triệu người trên khắp thế giới.
[29][30]
Nó khiến dân
số Châu Âu giảm khoảng 50% trong giai đoạn 541 và 700.
[31]
Có thể nó cũng góp
phần vào thắng lợi của những cuộc chinh phục Ả Rập.
[32][33]

[ ] Phong kiến Thiên chúa giáo
Bài chi tiết: Đế quốc La Mã Thần thánh, Charlemagne, Quốc gia Hồi giáo
Córdoba, Đế chế Bulgaria, và Đại Moravia (…)



Năm 814, Đế quốc Frank đạt tới đỉnh điểm, như Đế quốc Đông La Mã từng có
trước cuộc chinh phục của người Hồi giáo


Giáo hoàng Hadrianus I yêu cầu Charlemagne, Vua của người Frank giúp đỡ
chống cuộc xâm lược năm 772
Đế quốc La Mã Thần thánh xuất hiện khoảng năm 800, khi Charlemagne, vua của
người Frank, được Giáo hoàng phong làm Hoàng đế. Đế chế của ông dựa trên
Pháp, Các quốc gia vùng thấp và Đức hiện đại trải dài tới Hungary, Ý, Bohemia,
Hạ Sachsen và Tây Ban Nha. Ông và cha mình nhận được sự giúp đỡ liên tục từ
một liên minh với Giáo hoàng, người muốn giúp ông chống lại người Lombard.
Giáo hoàng phụ thuộc chính thức vào Đế chế Đông La Mã, nhưng Hoàng đế Đông
La Mã không làm gì (khi có thể) để chống lại người Lombard.
Ở phía đông Bulgaria được thành lập năm 681 và trở thành quốc gia Slavơ đầu
tiên. Đế chế Bulgaria hùng mạnh là đối thủ chính của Đế quốc Đông La Mã trong
việc kiểm soát vùng Balkan trong nhiều thế kỷ và từ thế kỷ thứ 9 trở thành trung
tâm của Châu Âu Slavơ. Hai nhà nước, Đại Moravia và Kievan Rus', xuất hiện ở
phía Tây và Đông Slav ở thế kỷ thứ 9. Trong thế kỷ thứ 9 và thứ 10, bắc và tây Âu
nằm dưới quyền của giới quý tộc và ảnh hưởng của người Viking, tiến hành cướp
phá, buôn bán, chinh phục và định cư nhanh chóng và hiệu quả với những con tàu
biển của họ. Cuộc Hungary tàn phá lục địa Châu Âu, người Pecheneg cướp bóc
phía tây và người Ả Rập ở phía nam Châu Âu. Trong thế kỷ thứ 10 các vương
quốc độc lập được thành lập ở Trung Âu, ví dụ, Ba Lan và Vương quốc Hungary.
Người Hungary đã dừng các chiến dịch tàn phá của mình; các quốc gia đáng chú ý
còn có Croatia và Serbia ở Balkan. Giai đoạn sau đó, chấm dứt khoảng năm 1000,
chứng kiến sự phát triển thêm nữa của chế độ phong kiến, làm suy yếu Đế quốc La
Mã Thần thánh.
[ ] Giai đoạn giữa Trung Cổ
Bài chi tiết: Giai đoạn giữa Trung Cổ



Năm 1097, khi cuộc Thập tự chinh thứ nhất tới đất thánh bắt đầu
Giấc ngủ sâu của Thời kỳ đen tối bị tác động bởi cuộc khủng hoảng mới trong Nhà
thờ. Vào năm 1054, một cuộc ly giáo không thể hòa giải giữa hai vị trí còn lại của
Thiên Chúa giáo tại thành Rô-ma và Constantinopolis.
Thời kỳ trung Trung cổ ở thế kỷ 11, 12 và 13 cho thấy thể hiện một sự gia tăng
dân số nhanh chóng tại Châu Âu, đưa lại sự thay đổi chính trị và xã hội to lớn so
với thời kỳ trước. Tới năm 1250, dân số tăng mạnh đã thúc đẩy nền kinh tế, đạt
đến những mức độ không thể đạt được mãi tới thế kỷ 19. Từ khoảng năm 1000 trở
về sau, Tây Âu chứng kiến cuộc xâm lược cuối cùng của các rợ và trở nên được tổ
chức tốt hơn về chính trị. Người Viking đã định cư trên Đảo Anh, Pháp và những
nơi khác, trong khi các vương quốc Thiên chúa giáo Na Uy đang phát triển trên
vùng đất Scandinavia của họ. Người Magyars đã dừng mở rộng ở thế kỷ thứ 10, và
tới năm 1000, một Vương quốc Hungary Thiên chúa giáo đã được công nhận ở
Trung Âu. Với một ngoại lệ ngắn với các cuộc xâm lược của quân Mông Cổ, các
cuộc cướp phá lớn của các rợ chấm dứt.
Trong thế kỷ 11, dân số bắc dãy An-pơ bắt đầu chiếm các vùng đất mới, một số họ
đã quay trở lại tình trạng man tộc sau sự kết thúc của Đế chế La Mã. Trong cái
ngày nay gọi là "cuộc phát quang vĩ đại," những cánh rừng và đầm lầy lớn ở Châu
Âu bị triệt hạ để trồng cấy. Cùng lúc ấy các khu định cư đã di chuyển từ các biên
giới truyền thống của Đế quốc Frank tới các biên giới mới ở đông Âu, vượt qua
Sông Elbe, mở rộng gấp ba lần diện tích nước Đức trong quá trình đó. Các chiến
binh thập tự chinh đã thành lập các thuộc địa Châu Âu tại Miền cận đông, đa số
Bán đảo Iberian đã bị chinh phục từ khi người Moor, và người Norman định cư ở
niền nam Ý, toàn bộ các thành phần dân số chính gia tăng và mô hình tái định cư.
Thời kỳ trung Trung Cổ tạo ra nhiều hình thức trí tuệ, tinh thần và tác phẩm nghệ
thuật khác nhau. Thời kỳ này chứng kiến sự trỗi dậy của các thành bang quốc gia
hiện đại ở Tây Âu và sự đi lên của các đại thành bang Ý. Giáo hội La Mã vẫn còn
hùng mạnh kêu gọi các quân đội trên khắp Châu Âu tham gia vào một loạt cuộc

Thập tự chinh chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ Seljuk, những người đã xâm chiếm
vùng Đất thánh. Sự tái phát hiện các tác phẩm của Aristotle khiến Thomas
Aquinas và các nhà tư tưởng khác phát triển Triết học kinh viện. Trong kiến trúc,
đa số các thánh đường Gothic được xây dựng hay hoàn thành trong giai đoạn này.
[ ] Một nhà thờ chia rẽ
Bài chi tiết: Sự phân chia Đông-Tây và Chinh phục Norman


Thảm Bayeux thể hiện Trận Hastings và các sự kiện dẫn tới nó.
Cuộc "đại phân ly" giữa các Nhà thờ Thiên Chúa giáo phía Đông và phía Tây xảy
ra năm 1054 bởi Giáo hoàng Leo IX đòi quyền lợi với ba ghế trong Pentarchy, tại
Antioch, Jerusalem và Alexandria. Từ giữa thế kỷ thứ 8, các biên giới của Đế chế
Đông La Mã đã bị đẩy lùi sau các cuộc mở rộng của Hồi giáo. Antioch trở lại
thuộc sự quản lý của Đông La Mã năm 1045, nhưng sự hồi sinh quyền lực của các
vị vua thừ kế La Mã ở phía Tây cũng lên tiếng đòi quyền lợi và trách nhiệm cho
những ghế đã mất ở Châu Á và Châu Phi. Giáo hoàng Leo còn gây ra một cuộc
tranh cãi thêm nữa khi bảo vệ filioque clause trong Nicene Creed mà phương Tây
đã thông qua theo lẽ thường. Nhờ thờ chính thống phương đông ngày nay nói rằng
Quy tắc số 28 của Hội đồng các đại diện Cơ đốc giáo lần thứ tư đã tuyên bố dứt
khoát về sự bình đẳng của các giáo sĩ của thành Rô-ma và Constantinopolis. Nhà
thờ Chính thống cũng nói rằng giáo sĩ Rô-ma chỉ có quyền với giáo khu của mình
và không có quyền bên ngoài nó. Tuy nhiên cũng có những xúc tác khác kém quan
trọng hơn dẫn tới sự phân ly, gồm sự mâu thuẫn về nghi thức tế lễ. Sự phân ly của
Nhà thờ La Mã và Nhà thờ phương Đông dẫn tới nhiều thế kỷ ghẻ lạnh giữa thế
giới La tinh và thế giới Hy Lạp.
Những thay đổi nữa cũng diễn ra với một sự tái phân chia quyền lực ở Châu Âu.
William Nhà chinh phục, một Quận công xứ Normandie xâm lược Anh năm 1066.
Cuộc Chinh phục của người Norman là một sự kiện chủ chốt trong Lịch sử Anh vì
nhiều nguyên do. Sự kiện này làm nước Anh liên kết chặt chẽ hơn với lục địa
Châu Âu qua sự áp dụng kiểu chế độ quý tộc Norman, vì thế làm giảm ảnh hưởng

từ Scandinavia. Nó tạo ra một trong những vương triều mạnh nhất ở Châu Âu và
mang lại một hệ thống chính phủ tinh vi nhất. Hơn nữa, là một hòn đảo, nước Anh
có điều kiện phát triển một lực lượng hải quân và các quan hệ thương mại mạnh sẽ
là cơ sở để thiết lập một vùng ảnh hưởng lớn trên thế giới gồm Ấn Độ, Úc, New
Zealand, Canada và nhiều điểm hàng hải chiến lược khác như Bermuda, Suez,
Hồng Kông và đặc biệt Gibraltar. Các lợi thế chiến lược này lớn mạnh và mang
tính quyết định tới tận sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
[ ] Các cuộc chiến tranh tôn giáo
Bài chi tiết: Thập tự chinh, Tái chinh phục, và Magna Carta

×