Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hiểu biết sai lệch về bệnh dạ dày potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.17 KB, 5 trang )


Ảnh minh họa
Hiểu biết sai
lệch về bệnh
dạ dày
- Những hiểu biết lệch lạc, sai lầm sẽ dẫn đến những
biến chứng như xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày
Trị đau dạ dày bằng soda và cơm cháy

Nhiều người sử dụng phương pháp dân gian như uống
soda, ăn cơm cháy… để chữa bệnh dạ dày. Điều này không
những làm bệnh lý trầm trọng hơn mà đôi khi còn gây ra hậu
quả đáng tiếc.

Uống soda: bệnh càng thêm nặng!

Soda (xôđa) là đồ uống ngọt có gas, chuyên dùng giải khát.
Do chứa nước và CO2, nên soda làm người ta có cảm giác
giảm cơn khát. Bản chất sođa không có hại nhưng khi kết
hợp với đường, phụ gia sẽ gây một số bất lợi cho cơ thể.

Soda với thành phần chính là bicarbonat natri có tác dụng
tương tác với HCl, tạo nên những loại muối không được hấp
thu hoặc ít hấp thu, do đó làm tăng pH dạ dày, hạn chế khả
năng hoạt động của pepsin. Nói cách khác, chúng có thể
làm trung hoà lượng axit trong dạ dày, dẫn tới làm dịu cơn
đau dạ dày trong chốc lát. Tuy nhiên bicarbonat natri có
khuynh hướng gây nhiễm kiềm toàn thân và chứa nhiều
natri (hội chứng sữa – kiềm), đồng thời làm tăng tiết gastrin,
dẫn đến HCl tiết nhiều hơn trước.


Vì vậy, càng dùng nhiều và kéo dài càng làm cho bệnh lý dạ
dày thêm trầm trọng. Chưa kể, đồ uống có gas nếu dùng
nhiều còn gây béo phì, đái đường, sỏi thận, loãng xương,
tăng huyết áp…

Ăn cơm cháy vàng sậm: cảnh giác ung thư!

Theo y học cổ truyền, cơm cháy được coi là vị thuốc quý, vị
ngọt, tính bình, tác dụng bổ khí kiện tỳ, tiêu thực chỉ tả. Cơm
cháy thường dùng chữa các chứng đau bụng do thức ăn
chậm tiêu, tiêu hoá không tốt, chán ăn, tiêu chảy kéo dài
Từ đây, nhiều người đã tin rằng sử dụng cơm cháy lâu dài
có thể chữa được chứng đau dạ dày kinh niên. Đặc biệt,
cơm cháy càng nấu lâu, sậm màu thì càng chứa nhiều dược
liệu (!?).

Trị đau dạ dày bằng soda và cơm cháy là sai lầm. (Ảnh minh
họa)
Kinh nghiệm trên đến nay chưa thấy có nghiên cứu khoa
học nào kết luận. Nếu muốn ăn, có thể dùng thử loại cơm
cháy vàng nhạt, tránh những miếng cơm cháy vàng sậm, đã
dần ngả màu nâu đen. Bởi theo một số nghiên cứu khoa
học, khi cơm hay các loại thức ăn khác (thịt, cá ) bị cháy
đen là đã bị biến tính các hợp chất bên trong. Lúc này các
protein bị bẻ gãy và phân huỷ, tạo ra các gốc hữu cơ độc.
Ăn cơm cháy cháy đen sẽ sinh ra các chất lạ không thích
ứng với sự phát triển tế bào cơ thể. Theo nguyên lý của
bệnh ung thư, sự phát triển của các tế bào lạ trong cơ thể là
nguyên nhân chính gây ra căn bệnh hiểm nghèo này. Chưa
kể cơm cháy được bán ngoài chợ hầu hết là làm cháy theo

phương pháp nở gạo và chiên, dễ bị sử dụng dầu chiên đi
chiên lại nhiều lần, gây nguy hiểm cho sức khoẻ.

Chỉ thử máu là đủ

Thử máu không thể cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng
tổn thương bên trong dạ dày, bởi việc thử máu chỉ nhằm
phát hiện bạn có nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP)
hay không mà thôi. Do đó, để chẩn đoán chính xác cần phải
nội soi dạ dày. Phương pháp này còn giúp xác định vị trí
loét, kích cỡ loét cũng như lấy mẫu niêm mạc để làm sinh
thiết.

Bệnh dạ dày không lây lan

Chúng ta thường nghĩ, bệnh dạ dày xuất hiện do ăn uống
không hợp lý, stress, làm việc quá sức và bệnh dạ dày thì
không bị lây nhiễm. Tuy nhiên, quan điểm này cần được
thay đổi vì nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh dạ dày là do
vi khuẩn HP phát tán từ phân ra môi trường, sau đó xâm
nhập vào thức ăn, nước uống để vào cơ thể người và gây
bệnh. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy, vi khuẩn này
có trong nước bọt, chân răng của người bệnh, do đó, thói
quen mớm cơm cho trẻ là cơ hội lây truyền vi khuẩn HP.

Chỉ người lớn mới đau dạ dày

Nhiều người vẫn quan niệm chỉ người lớn mới đau dạ dày
do ăn uống, sinh hoạt bừa bãi. Tuy nhiên, hiện bệnh này
đang có xu hướng tăng ở trẻ em. Trẻ có thể bị bệnh dạ dày

ngay từ tuổi mẫu giáo, thậm chí chỉ mấy tháng tuổi, trong đó
độ tuổi hay gặp nhất là 10 - 14 tuổi.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ,
nhưng chủ yếu vẫn là do ăn uống và stress. Ở trẻ lớn là do
bị ép học quá nhiều, với trẻ nhỏ, lại là bị ép ăn. Cha mẹ
thương con, thấy con ăn không đủ khẩu phần, ăn ít là ép
con ăn cho bằng được rồi hay giục “ăn chậm quá, ăn nhanh
lên”.

Điều này khiến bé luôn lo lắng khi ăn, không thấy ngon
miệng nữa. Đau dạ dày là bệnh phổ biến nhất trong các
bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ. Trong số những trẻ đến khám
vì lý do đau bụng âm ỉ có hơn 50% là đau dạ dày. Khi trẻ
than đau, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để phát hiện
bệnh và điều trị kịp thời.

×