Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Hỏi đáp về bệnh đa khoa – Kỳ 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.5 KB, 7 trang )

Hỏi đáp về bệnh đa khoa – Kỳ 1:
Teo cơ mác do đâu?

Tổn thương teo cơ mác hai chân.
Con tôi 14 tuổi, gần đây bàn chân cháu rất yếu, giống như buông thõng
xuống, đi khám biết bị chứng teo cơ mác. Xin hỏi nguyên nhân của bệnh do đâu?

Teo cơ mác là bệnh thường gặp nhưng chưa rõ căn nguyên, song điều trị lại
đạt kết quả tốt. Bệnh khởi phát ở độ tuổi 5-15, có thể sớm hoặc muộn hơn. Triệu
chứng chính là cơ teo và yếu đi một cách liên tục. Trình tự teo cơ có đặc điểm: bắt
đầu teo và yếu nhóm cơ gấp, biểu hiện là buông thõng bàn chân; rối loạn dáng đi
giống như bị liệt dây thần kinh mác; giai đoạn muộn hơn bệnh nhân bị teo cơ bàn
chân và cơ ngón chân. Bệnh tiến triển teo các cơ cẳng chân làm cho bàn chân lủng
lẳng như khi tổn thương dây thần kinh tọa. Bàn chân bị biến dạng với dấu hiệu
ngón chân có hình móng vuốt do teo các cơ nhỏ bàn chân. Hệ cơ đùi không bị
bệnh hoàn toàn mà chỉ khu trú ở 1/3 dưới của đùi, nếu bệnh nặng, chân có hình
“chai lộn ngược”. Thời kỳ muộn sau 5-10 năm sẽ xuất hiện teo cơ nhỏ ở bàn tay
và cơ cẳng tay. Tay có dạng bàn tay khỉ hay tay hình móng vuốt. Phản xạ gân
xương giảm dần, sớm nhất là mất phản xạ gân Asin, rồi mất phản xạ gối. Dị cảm
và đau, đau từ nhẹ đến nặng, thường đau khu trú chi dưới. Điều trị bằng nhiệt đạt
kết quả tốt. Có thể sử dụng các phương pháp điều trị khác như xoa bóp, vật lý trị
liệu, ngâm tắm điều dưỡng, chỉnh hình, dùng thuốc... Bạn nên đưa cháu đi khám ở
cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh để xác định bệnh và điều trị đúng.
Biểu hiện khô mắt

Gần đây em nhìn không rõ, mắt bị mỏi, cộm như có bụi trong mắt. Đi khám
bác sĩ nói bị khô mắt. Xin hỏi nguyên nhân do đâu, cách khắc phục?
Khô mắt là tình trạng tổn thương của lớp phim nước mắt, do nước mắt tiết ra
không đủ hoặc bốc hơi quá mức, gây tổn hại bề mặt nhãn cầu và gây khó chịu. Biểu hiện
của bệnh khô mắt là mắt mỏi, ngứa, mi nặng, nhìn không rõ, có cảm giác bị dị vật trong
mắt, chớp mắt thấy khó chịu. Nguyên nhân khiến bạn bị khô mắt có nhiều như môi


trường (thuốc lá, bụi...), do tuổi tác, sau phẫu thuật tổn thương ở mắt, do đeo kính, sử
dụng máy tính... Cũng có thể bị khô mắt do bạn có thai, dùng thuốc nội tiết, dùng thuốc
điều trị tiểu đường, huyết áp... Để khắc phục, bạn phải vệ sinh mắt, bờ mi hằng ngày, hạn
chế ăn chất béo, rượu bia, ăn nhiều rau xanh, không hút thuốc lá; phòng làm việc đủ độ
ẩm; vị trí ngồi tránh hướng trực tiếp máy lạnh, quạt gió; vị trí đèn, màn hình máy vi tính
cũng thích hợp; nghỉ giải lao, nhắm mắt vài giây, uống nhiều nước...

Người tiểu đường có nên ăn nhiều trái cây ngọt?


Trước kia anh tôi rất thích ăn trái cây, gần đây anh tôi bị bệnh tiểu đường,
bác sĩ khuyên cần phải ăn kiêng ngọt. Nếu anh tôi ăn nhiều trái cây như trước đây
có làm sao không?

Trái cây là loại thức ăn ngon và bổ, nhiều vitamin và khoáng chất, hương vị
lại thơm ngon, dễ ăn và có thể ăn được nhiều. Mọi người từ trẻ đến già ăn trái cây
đều rất tốt cho sức khỏe. Riêng đối với người bị bệnh tiểu đường, ăn trái cây cũng
rất cần thiết để bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cũng như các
yếu tố vi lượng cho cơ thể. Điều cần lưu ý ở đây là người bệnh tiểu đường cần
phải ăn uống theo một chế độ ăn “kiêng chất đường”. Trong trái cây ngọt có chứa
nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi ăn vào được cơ thể hấp thu ngay, dẫn
đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng. Do đó người bị bệnh tiểu
đường nặng không nên ăn quá nhiều trái cây ngọt như xoài, mít, na... Để phòng
lượng đường giảm thấp trong khoảng thời gian giữa hai bữa ăn hoặc sau khi vận
động, người bệnh có thể ăn một ít trái cây để bảo đảm sức khỏe. Anh của bạn vẫn
có thể ăn trái cây theo ý thích nhưng chú ý chọn các loại trái cây ít ngọt như cam,
lê, đào, mận, ổi, táo, dưa hấu...

×