Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh Học Thực Hành: ÂM LÃNH docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.59 KB, 5 trang )

ÂM LÃNH
Đại cương
Âm lãnh chỉ tình trạng bộ phận sinh dục của nam giới bị lạnh.
Còn gọi là ‘Âm Hàn’, ‘Âm Đầu Hàn’.
Chứng này phát sinh do Thận dương suy yếu, tiền âm không ấm hoặc do ngoại
cảm hàn tà, hàn ngưng ở Can kinh gây nên bệnh. Bên ngoài có hàn, bên trong kinh
Can bị thấp nhiệt, khiến cho Can mạch bị bế tắc, cơ quan sinh dục không được
nuôi dưỡng gây nên chứng âm lãnh. Bệnh này ngoài dấu hiệu lạnh ở bộ phận sinh
dục ngoài ra không có dấu hiệu gì khác thường.
Thường do Thận dương bất túc, mệnh môn hoả suy. Đa số có liệt dương, di tinh,
sán khí, dịch hoàn co rút.
Trong điều trị thường dùng ôn dương, tán hàn làm chính. Tuỳ chứng có thể thêm
điều khí, chỉ thống, thanh nhiệt, lợi thấp.
Nguyên Nhân Gây Bệnh
Từ đời nhà Hán, Trương Trọng Cảnh cho rằng do Thận tinh bị hao tổn gây nên.
Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược – Huyết Tý Hư Lao Bệnh Mạch Chứng Tịnh Trị’ viết:
«Chứng thất tinh, bụng dưới căng tức, âm đầu lạnh, ngã xuống, mạch cực hư,
Khổng, Trì, đó là chứng thanh cốc, vong huyết, thất tinh».
Đời nhà Tuỳ, sách ‘Chũ Bệnh Nguyên Hậu Luận’ cho rằng bệnh do âm dương đều
suy gây nên. Thận chủ tinh tuỷ, khai khiếu ra ở nhị âm, nếu âm hư, dương suy khí
huyết không được nuôi dưỡng gây nên bệnh.
Đời nhà Thanh, sách ‘Tạp Bệnh Nguyên Lưu Tê Chúc’ viết: «Chứng âm lãnh, cách
chung vùng hạ bộ bị dương hư, âm hàn làm cho khí ngưng trệ ở Thận, gây nên
bệnh». hoặc «Do mệnh môn hỏa suy, nguyên dương hư tổn, dương vật không
cương lên được, gây nên bệnh… Do hàn sán, quyết lãnh, tiểu trường, bàng quang
bị bôn đồn, gây nên bệnh».
Sách ‘Trương Thị Y Thông’ viết: «Âm nuy nhược mà hai dịch hoàn lạnh, mồ hôi
ra như nước, tiểu nhiều, vùng háng lạnh, sợ lạnh, thích nóng, gối lạnh, Can kinh có
thấp nhiệt».
Như vậy có thể thấy nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do Thận dương bất túc, mệnh
môn hỏa suy, hàn tà ở bộ phận sinh dục, Can kinh có thấp nhiệt làm ngăn trở kinh


lạc khiến cho bộ phận sinh dục mất điều dưỡng gây ra chứng âm lãnh.
Triệu chứng
Trên lâm sàng thường gặp các loại sau:
Thận Dương Hư Tổn, Mệnh Môn Hỏa Suy: Vùng tiền âm lạnh, sợ lạnh, thích
nóng, suy giảm tình dục, tinh lạnh, lưng đau, chân yếu, tinh thần mỏi mệt, liệt
dương, xuất tinh sớm, nước tiểu trong, đêm tiểu nhiều, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng,
mạch Trầm, Tế, Nhược.
Điều trị: Bổ ích Thận khí, ôn tán hàn tà.
+ Dùng bài Hữu Quy Hoàn gia vị: Thục địa, Sơn dược, Câu kỷ tử, Đỗ trọng, Thỏ
ty tử, Lộc giác giao, Sơn thù, Phụ tử, Nhục quế, Đương quy, Cam thảo, Tiên linh
tỳ, Ba kích, Ngải diệp.
(Đây là bài Hữu Quy Hoàn thêm Tiên linh tỳ, Ba kích, Ngải diệp. Dùng Thục địa,
Sơn thù, Sơn dược, Câu kỷ tử để bổ Can Thận âm, làm cho âm sinh, dương trưởng;
Phụ tử, Nhục quế, Ngải diệp ôn kinh, tán hàn để bổ thận dương; Ddỗ trọng, Thỏ ty
tử, Tiên linh tỳ, Ba kích, Lộc giác giao bổ thận, tráng dương; Đương quy dưỡng
huyết, nhuận táo; Cam thảo điều hòa các vị thuốc (Trung Y Cương Mục).
Hàn Tà Nội Xâm, Ngưng Trệ Can Mạch: Vùng tiền âm lạnh, hoặc âm hành, dịch
hoàn lạnh đau, bụng dưới đau rút, chân tay lạnh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhuận,
mạch Trì, Huyền hoặc Hoãn.
Điều Trị: Ôn noãn Can Thận, tán hàn, hành trệ.
+ Dùng bài Noãn Can Tiễn hợp với Tiêu Quế Thang gia giảm: Nhục quế, Xuyên
tiêu, Tiểu hồi, Ngô thù du, Trầm hương, Ô dược, Thanh bì, Sài hồ, Quế chi, Ma
hoàng, Trần bì.
(Đây là bài Noãn Can Tiễn hợp với Tiêu Quế Thang thêm Ma hoàng, bỏ Câu kỷ tử,
Phục linh, Lương khương. Dùng Nhục quế, Xuyên tiêu, Tiểu hồi, Ngô thù du noãn
can thận, ôn kinh, khứ hàn; Trầm hương, Ô dược, Thanh bì, Trần bì hành khí, chỉ
thống; Sài hồ sơ thông can khí, dẫn thuốc đi vào Can; Ma hoàng, Quế chi tán hàn ở
biểu.
Can Kinh Có Thấp Nhiệt Làm Ngăn Trở Dương Khí: Vùng tiền âm lạnh, ra mồ
hôi, âm nang ẩm ướt, ngứa, có mùi hôi, kèm hông sườn đau, đầy trướng, phiền táo,

dễ tức giận, miệng đắng, họng khô, táo bón, nước tiểu vàng, đỏ, lưỡi đỏ sậm, rêu
lưỡi vàng bệu, mạch Huyền Sác.
Điều Trị: Thanh nhiệt, lợi thấp.
+ Thanh Hồn Thang gia vị: Sài hồ, Hoàng bá (tẩy rượu), Trạch tả, Đương quy vĩ,
Ma hoàng căn, Phòng kỷ, Long đởm thảo, Phục linh, Hồng hoa, Ngũ vị tử.
(Đây là bài Thanh Hồn Thang bỏ Thăng ma, Khương hoạt, Cam thảo. Dùng Long
đởm thảo, Trạch tả, Hoàng bá, Phục linh, Phòng kỷ để thanh nhiệt, lợi thấp; Sài hồ
sơ lợi Can khí; Hồng hoa, Đương quy hòa huyết, thông lạc; Ma hoàng căn, Ngũ vị
tử thu liễm, chỉ hãn.

×