Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn ứng dụng cntt trong phương pháp dạy học tích cực bài “chim bồ câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 22 trang )

Sỏng kin kinh nghim - Sinh hc 7
A . PHầN Mở ĐầU
1. Lý do chọn đề tài
Năm học 2012 - 2013 là năm học với chủ đề Tiếp tục đổi mới quản lý
và nâng cao chất lợng giáo dục. Đồng thời nghị quyết 40 - 41 của Quốc hội
khoá X của Đảng cũng đã nhấn mạnh về công tác giáo dục và đào tạo, khoa
học công nghệ nh: đổi mới t duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu,
chơng trình, nội dung, phơng pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức cơ chế
quản lý để tạo dợc chuyển biến cơ bản và toàn diện nền giáo dục nớc nhà, tiếp
cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục cách đổi mới
chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu kế hoạch đồng bộ. Xây dựng nền giáo
dục của dân, do dân, vì dân; bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi
ngời, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời; cũng là năm
tiếp theo triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ơng II (khoá VIII) Đổi mới
phơng pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện
thành nếp t duy sáng tạo của ngơì học. Từng bớc áp dụng các phơng pháp tiên
tiến và phơng tiện hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo điều kiện và thời
gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. Định hớng này đã đợc pháp chế hoá
trong luật giáo dục, Điều 24; 25: phơng pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học ; bồi dỡng phơng pháp tự học, rèn luyện kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho học sinh
Đồng thời đây là năm học tiếp tục thực hiện cuộc vận động: Nói
không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, đó cũng là
một động lực, là chủ trơng sát đúng trong đánh giá chất lợng học tập của học
sinh và đó cũng là trách nhiệm của ngời giáo viên trong tình hình giáo dục
luôn đổi mới và phát triển .
Hiện nay, trong thực tế giảng dạy vẫn tồn tại phơng pháp truyền thụ
kiến thức có sẵn, giáo viên lên lớp chủ yếu là giảng giải, thuyết trình. Học
sinh chủ yếu là nghe, ghi, trả lời một số câu hỏi của thầy và học thuộc lòng


những điều thày, cô truyền thụ
Ngi thc hin: Mai Th Hin - Trng THCS Tõn Dõn
Trang 1
Sỏng kin kinh nghim - Sinh hc 7
Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới phơng pháp dạy học trên cả
nớc. Mỗi thầy, cô giáo chúng ta phải có nhiệm vụ xây dựng cho mình một ph-
ơng pháp giảng dạy tích cực để khắc phục phơng pháp giảng dạy thụ động
truyền thụ kiến thức một chiều.
Với những lý do trên tôi suy nghĩ và đã mạnh dạn trình bày kinh
nghiệm đây là nội dung tôi đã nghiên cứu, áp dụng dạy từ năm học 2008 -
2009 đến nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Đối với học sinh lớp 7 khi học đến lớp chim, đa phần học sinh đều có
thuận lợi vì đây là động vật các em đã đợc quan sát tiếp xúc. Song từ biết đến
biết quan sát nghiên cứu là một quá trình phải đợc rèn luyện để có kỹ năng.
Điều đó đòi hỏi giáo viên phải có phơng pháp kết hợp với các phơng tiện hỗ
trợ dạy học. Trong thực tế nhiều trờng còn khó khăn về phơng tiện dạy học,
dẫn đến kỹ năng sử dụng của giáo viên còn hạn chế. Bên cạnh đógiáo viên
còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất, phơng tiện dạy học, tài liệu tham khảo.
Nh vậy, bằng phơng pháp dạy học tích cực để phần nào giúp học sinh vợt qua
khó khăn dần khắc phục và rút kinh nghiệm trong phơng pháp dạy học để đạt
đợc kết quả trong năm học này và những năm học tiếp theo.
3. Phơng pháp nghiên cứu:
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận phơng pháp dạy học tích cực :
3.2. Nghiên cứu tình hình thực trạng của địa phơng, giáo viên, học
sinh, thực tế của nhà trờng.
3.3. Nhiệm vụ vận dụng các biện vào đề tài:
Trang b cho hc sinh:
- Kĩ năng làm việc với sách giáo khoa .
- Kĩ năng quan sát, phân tích

- Kĩ năng thực hành
- Kĩ năng làm việc độc lập, t duy, khả năng phán đoán,
- Kĩ năng hoạt động nhóm .
Ngi thc hin: Mai Th Hin - Trng THCS Tõn Dõn
Trang 2
Sỏng kin kinh nghim - Sinh hc 7
Nh vậy để giúp học sinh nắm đợc nội dung kiến thức bài học một cách
chủ động và chắc chắn hơn .
4. Đối tợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tợng nghiên cứu
Đổi mới phơng pháp dạy học là trọng tâm của đổi mới giáo dục hiện
nay. ng dng cụng ngh thụng tin trong phng phỏp dy hc tớch cc
bi: Chim b cõu - Sinh hc 7.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Môn sinh học 7, trình độ học sinh của địa phơng nơi nhà trờng giảng
dạy.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này đợc vận dụng vào chơng trình Sinh học lớp 7 của cấp học
trung học cơ sở.
6. Phơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi đã vận dụng các phơng pháp nghiên cứu
chính nh sau:
6. 1 . Phơng pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục :
Qua dạy môn sinh học 7, đây là năm thứ 10 thực hiện thay sách giáo
khoa áp dụng phơng pháp dạy học mới, với bản thân tôi và đồng nghiệp đã áp
dụng phơng pháp dạy học tích cực, kết quả học tập của học sinh đợc nâng cao
rõ rệt
Giáo viên yêu cầu học sinh đặt lên bàn mẫu chim bồ câu đã chuẩn bị,
để quan sát,
Học sinh trao đổi thảo luận nhóm để nêu đợc các đặc điểm cấu tạo

ngoài phù hợp việc đặc tính bay của chim.
Các nhóm báo cáo kết quả
Giáo viên kết luận chung, rồi minh hoạ qua tranh
Với phơng pháp dạy học này, học sinh nắm kiến thức một cách chủ
động hơn, chắc chắn hơn.
Ngi thc hin: Mai Th Hin - Trng THCS Tõn Dõn
Trang 3
Sỏng kin kinh nghim - Sinh hc 7
6.2. Phơng pháp điều tra :
Năm học 2012 - 2013, ở học kì I tôi đợc phân công dạy môn sinh khối
lớp 7 và khối lớp 9
Để tìm hiểu về sở thích học bộ môn ở học sinh, tôi đã cho các em trả
lời câu hỏi sau :
Em có suy nghĩ gì khi học bộ môn sinh học ?
A. Thích B. Không thích C. Học đợc D. Khó học
Qua kết quả điều tra cho thấy :
Truyền thụ kiến thức theo phơng pháp thụ động: số học sinh không
thích học bộ môn sinh chiếm tỉ lệ khá cao.
Truyền thụ kiến thức theo phơng pháp tích cực: số học sinh yêu thích
bộ môn sinh chiếm tỉ lệ cao hơn.
6.3. Phơng pháp thống kê toán học.
Ngoài ra tôi còn sử dụng một số phơng pháp bổ trợ nh phơng pháp trò
chuyện, bằng phơng pháp này giúp tôi hiểu học sinh hơn ve mọi phơng diện,
đây cũng là điểm để gắn chặt tình cảm thay trò gan gũi nhau hơn để cùng
nhau dạy và học tốt hơn.
7. Cơ sở nghiên cứu
Đề tài này đợc thực hiện ở các lớp của khối 7 trờng THCS
8. Giả thiết khoa học
Nếu đề tài này đợc áp dụng trong khối lớp 7 của trờng một cách đồng
bộ, khoa học, và có sự đầu t nhiệt tình của giáo viên bộ môn sinh học thì tôi

tin chắc rằng chất lợng học tập của bộ môn sẽ đạt đợc những kết quả nh mong
muốn.
9. Cấu trúc đề tài
Đề tài này gồm 03 phần chính:
A. Phần mở đầu
B. Phần nội dung
C. Phần kết kuận chung
Ngi thc hin: Mai Th Hin - Trng THCS Tõn Dõn
Trang 4
Sáng kiến kinh nghiệm - Sinh học 7
Hiện nay, công nghệ thông tin được áp dụng trong mọi lĩnh vực, trong
giáo dục cũng được áp dụng rộng rãi. Việc sử dụng giáo án điện tử cũng đang
được khuyến khích ở bậc trung học cơ sở trong vài năm gần đây. Sử dụng
giáo án điện tử có nhiều ưu điểm như nội dung kiến thức được đưa ra nhiều,
chính xác, thông tin cập nhật, hình ảnh sinh động thu hút học sinh. Trong một
số bài khi sử dụng giáo án điện tử kết hợp với một số phương tiện khác thì sẽ
đạt hiệu quả cao hơn. Học sinh không những được tiếp cận tri thức qua
những phương tiện hiện đại mà còn tự mình hoạt động để khám phá kiến
thức. Qua kinh nghiệm và kết quả của nhiều năm giảng dạy bộ môn sinh 7,
qua các buổi học chuyên đề áp dụng CNTT vào giảng dạy, qua thực nghiệm,
tôi xin trình bày chuyên đề:
“Ứng dụng công nghệ thông tin trong phương pháp dạy học tích cực
bài: Chim bồ câu - Sinh học 7”.
B. NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ
I. Đặc điểm tình hình
1. Cơ sở lí thuyết
Mục tiêu của chương trình sinh học 7 là cung cấp cho học sinh những kiến
thức về hình thái cấu tạo và chức năng sống của những loài động vật điển
hình trong một ngành hay một lớp, sự tiến hóa của động vật, tầm quan trọng
thực tiễn của các động vật trong thiên nhiên và đời sống con người. Ngoài ra

học sinh còn được rèn các kĩ năng như xử lý thông tin,thực hành, vận dụng
kiến thức đã học vào đời sống, có ý thức bảo vệ các loài động vật. Như vậy
qua các bài học sẽ hình thành cho học sinh phương pháp học tập tích cực, chủ
động khám phá kiến thức. Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của công
nghệ thông tin, việc sử dụng giáo án điện tử(powerpoint)vào giảng dạy bộ
môn Sinh học là một điều tất yếu.
2. Cơ sở thực tiễn
Bộ môn Sinh học 7 là môn học rất gần gũi với học sinh. Đối tượng của
chương trình sinh học 7 là động vật và đời sống của chúng. Khi sử dụng giáo
Người thực hiện: Mai Thị Hiền - Trường THCS Tân Dân
Trang 5
Sáng kiến kinh nghiệm - Sinh học 7
án điện tử(GAĐT) vào bộ môn sinh học sẽ cho kết quả tốt. Học sinh không
những chỉ đựoc nghe mà còn nhìn thấy cấu tạo và hoạt động của các loài vật,
HS còn được tiếp cận với phương tiện học tập hiện đại nên thấy yêu thích học
tập bộ môn hơn. Những hình ảnh sống động, trung thực sẽ thu hút sự chú ý
của học sinh, kích thích các em ham tìm tòi, khám phá những kiến thức mới.
Giáo viên không những hoàn thành được mục tiêu bài học mà còn thực hiện
được kế hoạch giáo dục là tăng cường áp dụng CNTT vào giảng dạy. Trong
thực tế , khi sử dung GAĐT vào giảng dạy tôi thấy ngoài những ưu điểm thì
còn một số hạn chế như:
Nhiều giáo viên có tâm lí ngại khó vì biết ít vi tính hoặc chuẩn bị một
bài giảng mất nhiều thời gian.
Khi dự giờ tôi thấy một số bài giảng điện tử còn mang tính chất trình
diễn kiến thức chứ chưa giúp học sinh khai thác thông tin để phát hiện kiến
thức, đôi lúc còn lợi dụng những hình ảnh gây mất tập trung của học sinh vào
kiến thức trọng tâm. Một số giáo viên diễn giải nhanh, chú ý đến trình chiếu,
chọn hiệu ứng mà chưa chú ý đến khiến thức trọng tâm của bài.
Vì thế nên một số giờ học tuy giáo viên sử dụng GAĐT nhưng học
sinh vẫn thấy nhàm chán và không hiểu bài.

Tôi đã khắc phục tình trạng trên bằng cách sử dụng giáo án điện tử kết
hợp với một số phương tiện khác khi dạy bài: “Chim bồ câu” và đã cho kết
quả tốt.
II. Giải quyết vấn đề.
1.Về đồ dùng dạy học:
Để bài giảng thành công thì cần phải chuẩn bi chu đáo đồ dùng dạy
học, đó là:
*Giáo viên:
- Giáo án điện tử,máy chiếu, màn hình.
- Bồ câu sống ở trong lồng.
- Một số lông chim bồ câu( lông ống, lông tơ)
Người thực hiện: Mai Thị Hiền - Trường THCS Tân Dân
Trang 6
Sáng kiến kinh nghiệm - Sinh học 7
- Tranh phóng to hình vẽ 41.1 trang 135: Cấu tạo ngoài chim bồ câu-
chưa chú thích (tranh câm), các tờ bìa cắt nhỏ có in các chú thích.
- Bảng phụ kẻ bảng: Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu.
* Học sinh: Mỗi nhóm 1 phiếu học tập kẻ bảng: Đặc điểm cấu
tạo ngoài của chim bồ câu.

2.Về phương pháp:
- GV quán triệt tổ chức lớp, phân 2 bàn học thành một nhóm ,cả lớp có
4 nhóm,
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị phương tiện
- GV sử dụng giáo án điện tử để dạy kết hợp các phương tiện khác để
kích thích hoạt động của HS.
- Câu hỏi và bài tập phải rõ ràng, dễ hiểu có tác dụng hướng HS tư duy
và trả lời đúng kiến thức cần đạt.
- HS có khả năng hợp tác trong nhóm nhỏ, có khả năng điền phiếu học
tập, đánh giá chéo nhau.

III. Phương pháp tiến hành
Sáng kiến: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong phương pháp dạy học
tích cực bài: Chim bồ câu” - Sinh học 7, được tôi thực hiện ở lớp 7A, có sự
so sánh chất lượng với lớp 7B khi dạy giáo án thường.
LỚP CHIM
GV cho HS đọc thông tin, giới thiệu về lớp chim.
GV giới thiệu đại diện là bồ câu.
Bài 41: Chim bồ câu
- GV chiếu cho học sinh quan sát hình ảnh chim bồ câu
Người thực hiện: Mai Thị Hiền - Trường THCS Tân Dân
Trang 7
Sáng kiến kinh nghiệm - Sinh học 7
GV hỏi: ? Em cho biết đây là loài chim gì?
HS dễ dàng trả lời là chim bồ câu.
Hoạt động 1: Tìm hiểu đời sống, sinh sản của chim bồ câu.
Mục tiêu: Học sinh biết được những đặc điểm về đời sống, giải thích
được được cách sinh sản và chăm sóc con non của chim bồ câu tiến bộ hơn
so với thằn lằn.
I. Đời sống
Ở phần này giáo viên cho học sinh nghiên cứu độc lập thông tin về đời
sống của chim bồ câu trang 134- SGK.
Giáo viên cho học sinh thảo luận dựa vào 2 câu hỏi:
? Hãy tìm ra đặc điểm đời sống của bồ câu nhà?
? Hãy nêu đặc điểm sinh sản của bồ câu?
Sau khi học sinh thảo luận xong, GV cho đại diện trả lời, GV gọi học
sinh khác nhận xét rồi cho hiển thị đáp án đúng trên màn hình. HS rút ra kết
luận về đời sống và sinh sản của chim bồ câu:
• Kết luận:
- Bồ câu bay giỏi, là động vật hằng nhiệt
- Sinh sản: Thụ tinh trong, trứng có nhiều nõan hoàng, có

vỏ đá vôi, có hiện tượng ấp trứng, nuôi con bằng sữa diều.
Người thực hiện: Mai Thị Hiền - Trường THCS Tân Dân
Trang 8
Sáng kiến kinh nghiệm - Sinh học 7
Giáo viên giải thích: tính hằng nhiệt có ưu điểm hơn hẳn tính biến
nhiệt, chúng không phải trú đông khi trời lạnh, cường độ dinh dưỡng được ổn
định…
Giáo viên hỏi thêm; ?Em hãy so sánh sự sinh sản của thằn lằn và
chim?
Hs đã dễ dàng trả lời được( sinh sản của bồ câu tiến bộ hơn thằn lằn
như trứng giàu nõan hoàng, ấp trứng, nuôi con )
Giáo viên giới thiệu thêm chim bồ câu được biểu tượng cho hòa bình
và bồ câu là loài bay giỏi, định hướng tốt nên người ta còn sử dụng bồ câu để
đưa thư.
* Nhận xét: Qua phần hướng dẫn học sinh ở hoạt động 1, tôi thấy học
sinh tự khám phá kiến thức nhanh vì: Giáo viên đã là người hướng dẫn, tổ
chức, giúp học sinh tự mình nghiên cứu thông tin và hình ảnh trên màn hình,
các em đã thu nhận và xử lí tốt các thông tin phát hiện được, kết hợp với vốn
kiến thức đã có, bằng những thao tác, tư duy, đối chiếu, so sánh để rút kết
luận, lĩnh hội các kiến thức mới về đặc điểm đời sống và sinh sản của chim
bồ câu. Mặt khác ngay từ đầu bài giáo viên đã đưa hình ảnh rất đẹp của chim
bồ câu lên màn hình đã thu hút sự chú ý của học sinh làm lớp học sôi nổi và
học sinh tích cực tham gia hoạt động để rút kết luận cần thiết.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo ngoài của chim bồ câu
Mục tiêu: Học sinh giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của
chim bồ câu thích nghi với sự bay.
II. Cấu tạo ngoài
GV đưa ra lồng có chim bồ câu sống
GV yêu cầu học sinh quan sát kĩ chim bồ câu sống kết hợp với tranh
bồ câu trên màn hình.

GV chiếu tranh hình 41: Sơ đồ cấu tạo ngoài của bồ câu, tranh chưa
chú thích
Yêu cầu HS quan sát H22- SGK và đọc chú thích.
Người thực hiện: Mai Thị Hiền - Trường THCS Tân Dân
Trang 9
Sáng kiến kinh nghiệm - Sinh học 7
GV tiếp tục treo tranh hình 41.1: Cấu tạo ngoài chim bồ câu chưa chú
thích:
GV phát lệnh: Em hãy lên chỉ chỉ vị trí các bộ phận trên hình vẽ cấu
tạo ngoài của chim bồ câu.
- HS lên chỉ từng phần cấu tạo ngoài của bồ câu.
GV yêu cầu 1 học sinh lên gắn chú thích vào hình vẽ, GV gọi 1HS
khác nhận xét. Sau đó GV cho hiện thị chữ chú thích trên tranh cấu tạo ngoài
của chim bồ câu:
Người thực hiện: Mai Thị Hiền - Trường THCS Tân Dân
Trang 10
Sáng kiến kinh nghiệm - Sinh học 7
GV: Qua hình vẽ và hoàn thiện chú thích, em hãy nêu cấu tạo ngoài
của chim bồ câu?
HS nêu được: - Đầu có mỏ, mắt, tai.
- Cổ dài
- Thân có lông vũ bao phủ, có cánh, đùi, ống chân , bàn chân.
Gv chia cho mỗi nhóm học sinh một lông ống, 1 lông tơ và chiếu hình 41.2:
Người thực hiện: Mai Thị Hiền - Trường THCS Tân Dân
Trang 11
Sáng kiến kinh nghiệm - Sinh học 7
GV: ?Lông ống có đặc điểm gì? Thường mọc ở đâu?
? Lông tơ có đặc điểm gì? Thường mọc ở đâu?
HS trả lời được.
GV tiếp tục định hướng hoạt động cho học sinh: Các em hãy đọc thông tin

trong SGK, thảo luận nhóm hoàn thiện phiếu học tập kẻ bảng: Đặc điểm cấu
tạo ngoài chim bồ câu.
GV yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm tìm các ý nghĩa thích nghi với sự
bay điền vào phiếu học tập.
Các nhóm hoàn thiện phiếu , GV gọi đại diên nhóm lên điền bảng phụ, các
nhóm hoàn thành, GV cho nhận xét và chiếu bảng đáp án chuẩn kiến thức để
so sánh.
Sau đây là kết quả đúng của bảng 1 trang 135- SGK mà học sinh đã hoàn
thiện:
Người thực hiện: Mai Thị Hiền - Trường THCS Tân Dân
Trang 12
Sáng kiến kinh nghiệm - Sinh học 7
Đặc điểm cấu tạo ngoài Ý nghĩa thích nghi
Thân: Hình thoi Giảm sức cản của không khí khi bay
Chi trước: Cánh chim Quạt gió, cản không khí khi hạ cánh
Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau,
có vuốt.
Giúp chim bám chặt vào cành cây, hạ
cánh
Lông ống: có các sợi lông mảnh Làm cho cánh chim khi dang tạo nên
một diện tích rộng quạt gió
Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm, không
có răng
Làm đầu chim nhẹ
Cổ dài, đầu khớp với thân Phát huy tác dụng của giác quan, bắt
mồi, rỉa lông.
Tuyến phao câu tiết dịch nhờn Làm lông không thấm nước.
GV: ? Qua bảng em hãy nêu lại đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bộ câu
thích nghi với sự bay?
HS trả lời được

GV hướng dẫn học sinh rút ra kết luận về những đặc điểm cấu tạo ngoài của
chim bồ câu thích nghi với sự bay, học sinh đã rút ra kết luận một cách dễ
dàng.
GV chiếu kết luận đồng thời tóm tắt nội dung chính trên bảng:
*Kết luận:
Chim bồ câu có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống bay, thể hiện:
-Thân hình thoi được phủ bằng lớp lông vũ nhẹ xốp
- Hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc
- Chi trước biến đổi thành cánh
- Chi sau có bàn chân dài, các ngón chân có vuốt
- Tuyến phao câu tiết dịch nhờn.
Nhận xét: Qua phần hướng dẫn học sinh ở hoạt động 2 tôi thấy các kiến
thức cần thiết được học sinh phát hiện nhanh nhờ:
+ Việc gắn chú thích cho hình vẽ câm trên bảng làm tăng sự chú ý của
học sinh ở dưới lớp, học sinh sẽ nhanh nhớ vị trí của từng bộ phận, từ đó dễ
dàng mô tả được cấu tạo ngoài của chim bộ câu.
Người thực hiện: Mai Thị Hiền - Trường THCS Tân Dân
Trang 13
Sáng kiến kinh nghiệm - Sinh học 7
+ Việc thực hiện bảng phụ làm học sinh thấy rõ ý nghĩa thích nghi
của chim bộ câu với đời sống, từ đó rút ra cấu tạo ngoài của chim bồ câu
thích nghi với sự bay.
+ Khi sử dụng GADT để hiển thị trên màn hình tranh cấu tạo ngoài
của chim bồ câu đã có chú thích và kết quả đúng của bảng 1 trang 135 sẽ thu
hút sự chú ý của học sinh, làm học sinh tích cực hơn trong việc thu nhận và
xử lí kiến thức.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cách di chuyển của chim
Mục tiêu : Phân biệt được kiểu bay vỗ cánh của chim bồ câu với kiểu bay
lượn của chim hải âu.
III. Di chuyển

Giáo viên chiếu hình 41.3 và hình 41.4- SGK
H41.3
H41.4
Học sinh thấy được các động tác bay của chim
Giáo viên hỏi: ? Chim bồ câu có mấy kiểu bay?
Học sinh trả lời được hai động tác bay của chim là bay lượn và bay vỗ cánh
Người thực hiện: Mai Thị Hiền - Trường THCS Tân Dân
Trang 14
Sáng kiến kinh nghiệm - Sinh học 7
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu đặc điểm của mỗi kiểu bay, cả lớp nhân xét,
bổ sung.
GV yêu cầu học sinh suy nghĩ độc lập và hoàn thành bảng 2 trang136- SGK
Học sinh thực hiện, giáo viên gọi một vài học sinh trả lời,và giáo viên chiếu
bảng đáp án đúng:
Các động tác bay Kiểu bay vỗ
cánh
( chim bồ câu)
Kiểu bay
lượn
( chim hải âu)
Cánh đập liên tục +
Cánh đập chậm rãi và không liên tục +
Cánh dang rộng mà không đập +
Bay chủ yếu dựa vào sự naag đỡ của
không khí và hướng thay đổi của các
luồng gió
+
Bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh +
Giáo viên: ? Từ bảng hãy so sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn?
? Những loài chim nào có kiểu bay vỗ cánh, những loài chim nào

có kiểu bay lượn?
HS trả lời được, từ đó giáo viên định hướng cho học sinh rút ra cách di
chuyển của chim bồ câu:
* Kết luận:
Chim có 2 kiểu bay:
- Kiểu bay lượn( chim hải âu)
- Kiểu bay vỗ cánh( chim bồ câu)
Nhận xét: Qua hoạt động 3, với sự quan sát các kiểu di chuyển của chim trên
màn hình cùng với sự nghiên cứu thông tin SGK và điền bảng độc lập thì học
sinh đã nhớ ngay các cách di chuyển của chim và có khả năng diễn đạt bằng
lời để phân biệt hai kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn của các loài chim. Từ
đó cũng rèn cho học sinh kĩ năng tự học, biết thu nhận và xử lí thông tin, biết
vận dụng thông tin để điền bảng đúng.
Phần: Củng cố- Đánh giá
Người thực hiện: Mai Thị Hiền - Trường THCS Tân Dân
Trang 15
Sáng kiến kinh nghiệm - Sinh học 7
HS rút ra kết luận chung như SGK
Giáo viên chiếu kết luận chung
• Kết luận chung:
Chim bồ câu
-Là động vật hằng nhiệt
- Cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống bay:
+ Thân hình thoi được phủ bằng lông vũ nhẹ, xốp
+ Hàm không răng, có mỏ sừng bao bọc
+ Chi sau có bàn chân dài, ngón có vuốt
- Có kiểu bay vỗ cánh
Sau phần kết luận chung, GV sử dụng câu hỏi cuối bài của SGK yêu
cầu học sinh trả lời.
Tiếp là giáo viên chiếu nội dung bài tập trắc nghiệm trên màn hình yêu cầu

học sinh suy nghĩ độc lập và trả lời:
? Em hãy điền đúng(Đ) hoặc sai(S) vào những câu sau.
HS thực hiện độc lập, cho học sinh hai bàn gần nhau đổi phiếu chấm chéo,
giáo viên cho hiển thị đáp án đúng trên màn hình để học sinh dựa vào đánh
giá bài của bạn.
Bảng kiến thức đúng:
Bài tập: Điền đúng hoặc sai vào ô trống cho các ý trả lời sau về chim bồ câu:
Là động vật có thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ môi trường
Mỗi lứa đẻ gồm hai trứng có vỏ đá vôi bao bọc
Chim mới nở được chim bố mẹ nuôi bằng sữa diều
Thân hình thoi làm giảm sức cản không khí khi bay
Lông ống mọc sát thân tạo thành một lớp xốp giữ nhiệt
Lông ống có phiến rộng tạo thành cánh, đuôi chim
Đuôi chim có vai trò bánh lái
Cánh chim xòe ra tạo thành diện tích rộng quạt gió
Người thực hiện: Mai Thị Hiền - Trường THCS Tân Dân
Trang 16
Đ
S
S
Đ
Đ
Đ
Đ
ĐĐ
Đ
Sáng kiến kinh nghiệm - Sinh học 7
Chi sau có bàn chân dài, 3 ngón trước, 1 ngón sau, đều có vuốt
Kiểu bay vỗ cánh là cánh đập chậm rãi, không liên tục.
Sau đó giáo viên nhận xét kết quả của học sinh, tuyên dương học

sinh làm tốt.
Cuối cùng, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phần:Em có biết; về làm bài tập
ở SGK và chuẩn bị bài sau.
III. Kết quả:
Qua thực tế áp dụng sáng kiến vào giảng dạy bài: Chim bồ câu- Sinh
học 7 bằng giáo án điện tử kết hợp một số phương tiện khác ở lớp 7A – năm
học 2011-2012 và có so sánh với kết quả khi dạy cũng bài đó khi chưa áp
dụng sáng kiến ở lớp 7B cùng năm học đó, tôi rút ra nhận xét như sau:
* Khi chưa áp dụng sáng kiến: Khi chỉ sử dụng giáo án điện tử thì học sinh
tuy được tiếp cận phương tiện học tập hiện đại nhưng lại không được tự
mình hoạt động để tự mình khám phá kiến thức, vì thế sau một tiết học mà
giáo viên chỉ chú ý đến trình chiếu thì học sinh sẽ quên gần hết những gì
mình đã được “xem” từ đó cũng không nắm được nội dung trọng tâm của bài
học.
* Khi áp dụng sáng kiến sử dụng giáo án điện tử kết hợp với phương tiện
khác tôi thấy có ưu điểm như:
- GAĐT là phương tiện học tập hiện đại thu hút sự chú ý của học sinh vào
bài học, có nhiều hình ảnh đẹp, sinh động, cập nhật thông tin, kiến thức được
mở rộng nhiều, liên hệ thực tế nhiều, HS phát hiện nhanh kiến thức bài học,
nhớ lâu
- Mẫu bồ câu sống làm cho học sinh thấy được hình ảnh thực, sống động, HS
được tự mình tìm và viết kiến thức vào bảng phụ, thảo luận nhóm giúp tăng
khả năng tư duy của từng HS, đồng thời HS được phối hợp hoạt động sẽ thấy
tự tin hơn.
Người thực hiện: Mai Thị Hiền - Trường THCS Tân Dân
Trang 17
S
Sáng kiến kinh nghiệm - Sinh học 7
Dưới đây là bảng thống kê kết quả cụ thể khi tôi thực hiện sáng kiến ở bài
Chim bồ câu năm học 2011- 2012 ở lớp 7A so với khi chưa thực hiện sáng

kiến cũng với bài đó khi dạy ở lớp7B năm học 2011- 2012.


Đánh giá kết quả thực nghiệm
Năm học Lớp Điểm
Sĩ số
Yếu TB Khá Giỏi TB trở
lên
%
TB
trở
lên
2011-2012
Khi chưa
áp dụng
sáng kiến
7B 40 10 20 7 3 30 75%
2011- 2012
Khi áp
dụng sáng
kiến
7A 40 2 13 15 10 38 95%
Như vậy:
*Khi dạy không theo sáng kiến ở lớp 7B năm học 2011-2012:
-Số học sinh đạt TB trở lên : 75%.
-Số học sinh đạt điểm khá giỏi ít.
* Khi dạy áp dụng sáng kiến ở lớp 7A năm học 2011-2012:
- Số học sinh đạt TB trở lên: 95%
- Số học sinh đạt điểm khá , giỏi nhiều.
Vậy khi sử dụng giáo án điện tử kết hợp với một số phương tiện khác thì

hoạt động học tập của HS đã đạt được hiệu quả rõ rệt, HS hứng thú học tập
bộ môn, chất lượng môn học tăng. Kết quả đánh giá thực nghiệm cho thấy
Người thực hiện: Mai Thị Hiền - Trường THCS Tân Dân
Trang 18
Sáng kiến kinh nghiệm - Sinh học 7
khả năng nhận thức của học sinh tăng lên nhiều so với khi dạy bài tương tự
khi chưa áp dụng sáng kiến. Điều đó khẳng định việc sử dụng sáng kiến vào
dạy học có hiệu quả, qua đó tôi thấy việc nghiên cứu tìm ra những sáng kiến
để áp dụng giảng dạy trong nhà trường là vấn đề cần thiết cần được phát
động rộng rãi đến từng giáo viên.
Như vậy: sử dụng CNTT kết hợp phương tiện khác đạt hiệu quả, HS
hứng thú học tập bộ môn, chất lượng môn học tăng lên.
IV. Những điểm hạn chế và bài học kinh nghiệm:
1. Những điểm hạn chế:
-Đây chỉ là một sáng kiến tôi áp dụng trong một tiết học ở bộ môn sinh
học 7 tại trường THCS Tân Dân nên sự khảo sát và tổng kết chưa nhiều.
-Chuẩn bị một GAĐT mất rất nhiều thời gian
- Sử dụng nhiều phương tiện trong một giờ học sẽ mất nhiều thời gian.
2. Bài học kinh nghiệm: GV cần:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài
- Chuẩn bị GAĐT cẩn thận
- Các phương tiện khác rõ ràng, khoa học.
- GV phải dùng từ ngữ sinh học trong sáng, dễ hiểu
V. Điều kiện áp dụng:
- Sáng kiến áp dụng được với mọi đối tượng HS khi học môn sinh 7 ở các
trường THCS
- Mọi thầy cô đều dễ dàng thực hiện sáng kiến đẻ góp phần làm tăng tính
tích cực chủ động của học sinh trong lĩnh hội và xử lí kiến thức.
VI. Hướng tiếp tục nghiên cứu:
Người thực hiện: Mai Thị Hiền - Trường THCS Tân Dân

Trang 19
Sáng kiến kinh nghiệm - Sinh học 7
- Chuyên đề có thể áp dụng với nhiều bài sinh học ở các khối 7,8
- Tiếp tục tìm tòi, học hỏi CNTT, bổ sung cho chuyên đề để ứng dụng vào
giảng dạy.
VII. Những đề xuất
Để giúp cho việc giảng dạy bộ môn sinh học đạt kết quả cao ngoài sử
cố gáng của mỗi giáo viên tôi xin mạnh dạn đề xuất với các cấp lãnh đạo
một số việc như sau:
- Tăng cường hơn nữa trang thiết bị cho phòng sinh học.
- Tổ chức các buổi chuyên đề để giáo viên nâng cao kiến thức, cập nhật
thông tin, nhất là chuyên đề về CNTT.
C. KẾT LUẬN
Khi áp dụng sáng kiến “Ứng dụng công nghệ thông tin trong phương
pháp dạy học tích cực bài: Chim bồ câu - Sinh học 7”, tôi thấy hoạt động
học tập của HS rất tích cực, sôi nổi, kết quả bài học đã đạt được hiệu quả rõ
rệt, dẫn đến HS hứng thú học tập bộ môn, chất lượng môn học tăng. Kết quả
đánh giá thực nghiệm cho thấy khả năng nhận thức của học sinh tăng lên
nhiều so với khi dạy bài tương tự khi chưa áp dụng sáng kiến. Điều đó khẳng
định việc sử dụng sáng kiến vào dạy học có hiệu quả.
Người thực hiện: Mai Thị Hiền - Trường THCS Tân Dân
Trang 20
Sáng kiến kinh nghiệm - Sinh học 7
Trong nhiều năm làm công tác giảng dạy, tôi cũng như nhiều đồng
nghiệp đã và tìm được nhiều sáng kiến để áp dụng vào giảng dạy nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục. Với sáng kiến:”Sử dụng giáo án điện tử kết hợp với
một số phương tiện khác khi giảng bài: Bồ câu”- Sinh học 7, tôi đã rất cố
gắng nhưng vẫn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định, rất
mong các Quý ban xét duyệt, các đồng nghiệp đóng góp ý kiến quý báu để
sáng kiến được hoàn thiện hơn.

Tôi xin trân trọng cám ơn!
Tân Dân, ngày 10 tháng 12 năm 2012
NGƯỜI VIẾT

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tên tài liệu Nhà xuất bản- năm xuất bản
1. Sách giáo khoa SH 7 NXB Giáo Dục -2010
2. Sách giáo viên SH 7 NXB Giáo Dục- 2003
3. Thiết kế bài giảng SH 7 NXB Hà Nội -2003
4. Bài tập SH 7 NXB Giáo Dục -2009
5. Động vật học I NXB Quốc Gia- Hà Nội- 1999
6. Động vật có sương sống NXB Giáo dục- 2002
7. Lý luận dạy học sinh học NXB Giáo dục-2000
Người thực hiện: Mai Thị Hiền - Trường THCS Tân Dân
Trang 21
Sáng kiến kinh nghiệm - Sinh học 7
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Phương pháp nghiên cứu 2
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
5 Phạm vi nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 3
7 Cơ sở nghiên cứu 5
8 Giải thiết khoa học 5
9 Cấu trúc đề tài 5
B. NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ 6
I Đặc điểm tình hình 6
II Giải quyết vấn đề 7

1 Đồ dùng dạy học 7
2 Nội dung - Phương pháp 8
III Kết quả 19
IV Những điểm hạn chế và bài học kinh nghiệm 21
V Điều kiện áp dụng 22
VI Hướng tiếp tục nghiên cứu 22
VII Những đề xuất 22
C. KẾT LUẬN 23
Tài liệu tham khảo 24
Người thực hiện: Mai Thị Hiền - Trường THCS Tân Dân
Trang 22

×