Khảo sát thành phần hóa học cây đại bi (Blumea balsamifera), họ cúc (Asteraceae)
HVCH: Nguyễn Thị Mai Hương GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Mai
1
1. TỔNG QUAN
1.1 Mô tả thực vật
1.1.1 Tên gọi
Đại bi có tên khoa học là Blumea balsamifera (L.) DC, thuộc họ Cúc
(Asteraceae). Ở Việt Nam, đại bi còn có nhiều tên khác tùy thuộc vào vùng miền:
băng phiến, hoa mai băng phiến, mai phiến, long não hương, mai hoa não, đại ngải,
ngải phiến, từ bi xanh, từ bi (miền Nam), bỏ nạt, co nát (Thái), phặc phà (Tày)... Ở
nước ngoài, đại bi được biết đến với tên: Sambong (Philippin), Ngai-comphor
(Anh), camphrée (Pháp)...
[1-3, 28]
1.1.2 Mô tả thực vật
Đại bi là một cây nhỏ, cao từ 1-2 m, thân có khía rãnh phân cành ở ngọn. Lá
mọc so le, phiến lá hình bầu dục, dài 8-30 cm, rộng 3-6 cm, gân lá chằng chịt thành
mạng lưới rất rõ ở hai mặt lá, mặt trên có màu lục sẫm có ít lông, mặt dưới có màu
trắng nhạt và có lông nhạt. Mép lá gần như nguyên hay xẻ thành răng cưa và ở gốc
lá thường có 2, 4 hay 6 thùy nhỏ do phiến lá dưới bị xẻ quá sâu (hình 1.1). Vò lá ta
sẽ thấy mùi thơm dễ chịu của băng phiến.
[1-3]
Cụm hoa gồm nhiều đầu màu vàng, trên hoa có nhiều lông tơ, họp thành ngù ở
kẽ lá và đầu cành, đầu có đường kính 8-10 mm, có cuống ngắn, lá bắc xếp thành
nhiều hàng, không đều nhau, trong đầu có nhiều hoa cái ở xung quanh, phần giữa là
hoa lưỡng tính, mào lông có màu gỉ sắt, tràng hoa cái hình ống có 3 răng, tràng hoa
lưỡng tính gần như có hình trụ, 5 răng, 5 nhị, bầu hình trụ, hơi có lông (hình 1.2)
[1-3]
Quả bế, có chùm lông ở đỉnh. Toàn cây có lông trắng mềm và thơm như
long não.
[1-3]
Mùa hoa quả vào tháng 3-5.
[1-3]
Khảo sát thành phần hóa học cây đại bi (Blumea balsamifera), họ cúc (Asteraceae)
HVCH: Nguyễn Thị Mai Hương GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Mai
2
Hình 1.1 - Cây đại bi.
Khảo sát thành phần hóa học cây đại bi (Blumea balsamifera), họ cúc (Asteraceae)
HVCH: Nguyễn Thị Mai Hương GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Mai
3
Hình 1.2 - Hoa cây đại bi.
Khảo sát thành phần hóa học cây đại bi (Blumea balsamifera), họ cúc (Asteraceae)
HVCH: Nguyễn Thị Mai Hương GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Mai
4
1.1.3 Phân bố sinh thái
Cây đại bi phân bố ở nhiều nước như Trung Quốc, Việt Nam và các nước
nhiệt đới Nam Á, từ Ấn Độ qua Malaysia, Inđônêxia, Philippin…
Ở nước ta cây mọc hoang khắp nơi ở trung du, đồng bằng, thường gặp ven
đường, quanh làng, trên các đồng cỏ... Cây đại bi thường mọc ở những đồi núi đã
phát quang có nhiều ánh sáng, không thấy trong rừng sâu, thường mọc thành bãi
khá rộng, vì chưa có sự khai thác nên chưa thống kê được trữ lượng.
[2,3]
1.1.4 Tính vị và công năng
Ở Việt Nam theo kinh nghiệm dân gian, cây đại bi được dùng để chữa trị rất
nhiều bệnh: cảm cúm, ho, viêm họng, long đờm, sổ mũi, đau răng, chân răng loét,
đau ngực, đau bụng, đau dạ dày, trị co thắt, sản hậu, đau lưng, đau bụng sau khi
sinh, đau bụng kinh, cảm mạo, đau dạ dày, đầy bụng chứng khó tiêu, tiêu chảy,
dùng ngoài chữa vết thương, chấn thương, chữ
a đinh nhọt, viêm mủ da, ngứa da,
tan máu bầm, chữa ngất hôn mê ... Lá cây đại bi có tính kháng khuẩn, chống nấm,
giải nhiệt, hạ sốt và làm giảm đau. Ngoài ra thuốc đắp từ lá cây đại bi giã nhỏ còn
được dùng để điều trị bệnh trĩ. Giã nhỏ lá cây, trộn chung với rượu còn được dùng
để xoa bóp cho trường hợp đau cơ, đau khớp. Lá cây đại bi còn dùng để tắm cho em
bé và phụ nữ sau khi sinh. Nước sắc từ
lá và rễ dùng để giảm sốt và đau dạ dày.
[1-3]
Ở Ấn Độ, người ta dùng đại bi làm thuốc chữa trạng thái tâm thần bị kích
thích, chữa chứng mất ngủ và bệnh cao huyết áp. Liều dùng 6-12 g lá, 15-30 g rễ
hoặc dùng toàn thân sắc uống. Dùng ngoài lấy lá giã hoặc nấu lấy nước tắm có thể
làm thuốc ngâm rượu để xoa bóp chỗ đau...
[28, 34]
Ở Philippin, cây đại bi (Sambong) được biết đến như là thuốc lợi tiểu, dùng để
điều trị sỏi thận, dùng giảm huyết áp, điều trị tiêu chảy, bệnh lỵ và còn làm thuốc
long đờm. Lá của cây đại bi cũng được dùng như trà tại Philippin.
[29]
Sau đây là một số bài thuốc theo đông y để chữa bệnh bằng cây đại bi:
Khảo sát thành phần hóa học cây đại bi (Blumea balsamifera), họ cúc (Asteraceae)
HVCH: Nguyễn Thị Mai Hương GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Mai
5
Chữa viêm họng mãn tính, viêm amidan: mai hoa phiến 1g, phèn chua phi
khô 2,5g, hoàng bá đốt thành than 2,0 g, đăng tâm thảo đốt thành 3,0 g, tất cả tán
nhỏ, mỗi lần dùng 3-4 g thổi vào cổ họng.
[38]
Chữa chứng phong cấm khẩu, hôn mê: mai hoa phiến xát mạnh vào chân
răng.
[38]
Chữa ho: lá đại bi 200 g, lá chanh 50 g, rễ cà gai leo 100 g, rễ thủy xương bồ
100 g, củ sả 100 g, trần bì 50 g, tất cả phơi khô, cắt nhỏ nấu với nước 2 lần để được
700 ml dung dịch, lọc, rồi thêm 300 ml xi rô để được 1 lít cao. Ngày uống 40 ml,
chia làm 2 lần.
[38]
Chữa cảm ngất không tỉnh, phong thấp hoặc bị thương đau nhứt, đau bụng
lạnh da, đi ngoài: dùng 20-30 g lá sắc uống hoặc dùng tinh dầu mỗi lần uống 6 giọt,
uống 3-4 lần.
[38]
Chữa bị thương sưng đau, lở ngứa: dùng lá đại bi nấu nước ngâm rửa chỗ
đau và giã nát lá đắp vào chỗ đau.
[38]
Chữa cảm mạo, ho, nóng sốt: dùng 5-12 g lá đại bi nấu nước uống. Có thể
nấu nước xông, dùng riêng hay phối hợp với các loại lá khác có tinh dầu. Dùng lá
phối hợp với một số dược liệu khác có tinh dầu lá chanh, lá bưởi, lá sả mỗi thứ
một nắm. Tất cả cho vào nồi nước đun sôi rồi xông. Khi xông cần ngồi nơi kín
gió. Dùng khăn trùm kín cả người và nồi nước xông, hơi nước có chất th
ơm bốc
lên làm ra mồ hôi. Xông xong dùng khăn lau khô hết mồ hôi, bệnh nhân cảm thấy
dễ chịu ngay, hoặc chữa ho theo cách sau: lá đại bi 200 g, lá chanh 50 g, rễ cà gai
leo 100 g, rễ thuỷ xương bồ 100 g, củ sả 100g, trần bì 50 g, tất cả phơi khô, cắt
nhỏ nấu với nước 2 lần để được 700 ml dung dịch, lọc, rồi thêm 300 ml xi rô để
được 1 lít cao. Ngày uống 40 ml, chia làm 2 lần.
[37]
Chữa bệnh đau chân răng thối loét: mai hoa băng phiến và phèn phi mỗi
lượng bằng nhau rắc vào chỗ đau.
[37]
Chữa long đờm: lá đại bi giã nát với lá câu đằng đắp.
[37]
Chữa đau bụng kinh: dùng rễ đại bi 30 g, ích mẫu 15 g sắc uống.
[37]
Khảo sát thành phần hóa học cây đại bi (Blumea balsamifera), họ cúc (Asteraceae)
HVCH: Nguyễn Thị Mai Hương GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Mai
6
Chữa ghẻ: lá đại bi tươi và lá hồng bì dại, mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát
lấy nước đặc bôi.
[37]
Chữa cảm cúm, nhức đầu: lá quýt và những loại lá thơm khác như sả, cúc tần,
đại bi, hương nhu, lá bưởi, lá chanh..., đun nước uống và xông cho ra mồ hôi.
[26]
Chữa cảm cúm bằng cách xông, nồi nước xông gồm: lá tre, lá bưởi, lá sả, cúc
tần, hương nhu mỗi thứ 20 g, tỏi 2-3 nhánh, đập giập. Tùy theo hoàn cảnh sẵn có của
từng nơi, có thể thay thế bằng nhiều loại lá thơm khác như bạc hà, chanh, tràm, bạch
đàn, đại bi, long não. Tất cả nấu với nước đến sôi, rồi xông từ từ cho hơi nước tỏa
khắp thân thể cho ra mồ hôi trong 5-10 phút. Nằm ngh
ỉ, đắp chăn tránh gió lạnh.
[29]
Chữa thấp khớp: đại bi (thân, rễ) khô 20 g, ké đầu ngựa 10 g, bạch chỉ 20 g,
thiên niên kiện 20 g: sắc uống ngày 1 thang.
[30]
1.2 Một số nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh
học
9 Cây đại bi được thu thập ở 3 tỉnh (Hà Giang, Hà Nội, Đắc Lắc) cho thấy thành
phần chính: borneol 57,82%, β-caryophyllen 8,27%, Δ-cadinol 7,95%, và
caryophyllen oxit 3,10% (thu hái ở Hà Giang); borneol 50,57%, camphor 18,71%,
β-caryophyllen 10,06%, Δ-cadinol 3,14%, patchoulen 2,99%, và veridiflorol 2,01%
(thu hái ở Hà Nội); camphor 70,05%, β-caryophyllen 10,54%, borneol 5,70% và
carvacrol 5,70% (thu hái ở Đắc Lắc).
[4]
9 Năm 1985, từ lá cây đại bi các nhà khoa học Thái Lan đã cô lập được hợp
chất cryptomeridiol là thành phần chính của thuốc chống co thắt.
[24]
Hình 1.3 - Công thức cấu tạo của cryptomeridiol.
Khảo sát thành phần hóa học cây đại bi (Blumea balsamifera), họ cúc (Asteraceae)
HVCH: Nguyễn Thị Mai Hương GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Mai
7
9 Năm 1988, lá cây đại bi thu thập từ Jakarta, Indonesia, cô lập được 5
sesquiterpen có hoạt tính chống lại tế bào bạch cầu (L-1210), những sesquiterpen
này có nồng độ ức chế (L-1210) từ 5-10 μg/ml.
[11]
Hình 1.4 - Công thức cấu tạo các sesquiterpen.
9 Năm 1992, nhóm các nhà khoa học Ấn Độ cô lập 3 flavonoid mới từ cao
cloroform của cây đại bi: (2R,3R)-5’-metoxy-3,5,7,2’-tetrahydroxyflavon; (2S)-
5,7,2’,5’- tetrahydroxyflavon và 7,5’-dimetoxy-3,5,2’-trihydroxyflavon.
[7]
9 Năm 2000, từ cao hexan (9,6 g) các tác giả người Thái Lan thu được 4 hợp
chất: borneol; 5-hydroxy-7-metoxychromon; 5-hydroxy-3,7,3’,4’-tetrametoxyflavon
và (2R,3R)-3,5,3’-trihydroxy-7,4’-dimetoxydihydroflavonol, trong đó hợp chất 5-
hydroxy-7-metoxychromon được xác nhận là hợp chất đầu tiên cô lập được từ cây
đại bi.
[32]
Khảo sát thành phần hóa học cây đại bi (Blumea balsamifera), họ cúc (Asteraceae)
HVCH: Nguyễn Thị Mai Hương GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Mai
8
Hình 1.5 - Công thức cấu tạo của 5-hydroxy-7-metoxychromon.
Hình 1.6 - Công thức cấu tạo của 5-hydroxy-3,7,3’,4’-tetrametoxyflavon.
Hình 1.7 - Công thức cấu tạo của (2R,3R)-3,5,3’-trihydroxy-7,4’-
dimetoxydihydroflavonol.
9 Năm 2003, các thử nghiệm về hoạt tính chống oxy hóa các cao thô của cây đại
bi cho kết quả cao metanol > cao cloroform > cao eter dầu hỏa. Cao metanol chứa
nhiều polyphenol nhất. Thử nghiệm cũng cho kết quả cao chứa nhiều
polyphenol sẽ
O
OCH
3
OH
OH
H
3
CO
OH
O
2
3
5
7
9
10
1'
3'
5'