Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

CHƯƠNG V.Các bệnh trên gia súc gia cầm pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.38 KB, 16 trang )

Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV.Thái Thị Bích Vân
CHƯƠNG V
MT S BNH THƯNG GP TRÊN GIA SC GIA CM
I. BNH L MM LONG MNG (Foot and Mouth Disease - FMD)
1.1. ĐC ĐIỂM :
o Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rất nhanh, rất rộng trên nhiều loài gia súc có
móng chẻ (động vật guốc chẵn)
o Virus có hướng thượng bì, hình thành mụn nước ở mồm và vùng da tiếp giáp với
móng làm long móng.
o Bệnh ít làm chết trâu, bò, nhưng gây thiệt hại rất nghiêm trọng.
1.2. MM BNH VÀ ĐƯNG LÂY
TRUYỀN:
 Virus có 07 type (chủng), bao gồm type O, A, C,
Asia 1, SAT 1, SAT 2, SAT 3.
 Type gây bệnh phổ biến ở nước ta là type O, A và Asia 1.
 Đun nóng đến 60 - 70o C virus chết sau 10-15 phút; Ở 100 o C chết lập tức.
 Tuy nhiên, virus sống rất lâu trong điều kiện lạnh và khô, điều kiện ẩm ướt virus sống
hàng năm.
 Đường lây chủ yếu: Đường tiêu hóa, hô hấp. Do có khả năng phát tán mạnh theo gió
và nhiễm qua hô hấp nên bệnh lây lan rất nhanh.
1.3. TÍNH GÂY BNH:
Virus có 02 hướng gây bệnh:
1
Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV.Thái Thị Bích Vân
 Theo loài:
Virus rất thụ cảm với loài móng chẻ và vài loài gặm nhấm (chuột lang, chuột bạch
non).
 Theo mô:
 Hướng thượng bì: Gây bệnh tích bọng nước và lây nhiễm qua niêm
mạc.
 Hướng cơ: Liên quan đến sự thoái hóa cơ tim.


 Hướng thần kinh: Vài chủng có hướng thần kinh đã được ghi nhận
trong tự nhiên.
1.4. CÁCH SINH BNH:
• Virus bệnh LMLM, qua niêm mạc tiêu hóa và hô hấp: tạo thành mụn nước sơ phát.
Vào máu: gây sốt.
• Từ máu virus vào:
• * Các cơ quan và phủ tạng khác (đặc biệt là các tế bào thượng bì đang sinh sản như
xoang miệng, vành móng, mõm, núm vú tạo thành mụn nước thứ phát. Mụn nước vỡ
ra sau 24 giờ gây LMLM
• * Tim trâu, bò non (bê, nghé): Virus gây viêm cơ tim làm bê, nghé chết trước khi hình
thành mụn nước thứ phát
1.5. TRIU CHỨNG:
 Thời kỳ nung bệnh kéo dài từ 2-7 ngày, trung bình 3-4 ngày, có khi chỉ 01 ngày.
 Thời kỳ bệnh, trâu, bò có những triệu chứng sau:
 Sốt cao.
 Xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, lưỡi, móng chân và chỗ da
mỏng như vú
 Miệng chảy nhiều nước bọt
 Trâu, bò non (bê, nghé) dễ bị chết do viêm cơ tim cấp tính, hay còn gọi
“Tim vằn hổ”.
 Trâu, bò mang thai dễ bị sảy thai.
2
Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV.Thái Thị Bích Vân

bệnh chảy nhiều nước bọt đặc
 Mụn màu trắng hơi hồng, vài ngày sau mụn vỡ, lớp bên dưới màu đỏ. Sau đó
hình thành vết loét màu hồng trắng, sau biến thành sẹo.
 Mụn nước mọc ở miệng làm trâu, bò đau không nuốt được, do đó trâu, bò
không ăn, ít uống nước và chảy nhiều nước bọt.
 Mụn mọc ở kẽ chân, làm móng bị long, trâu, bò đi lại rất đau đớùn, nên

thường nằm một chỗ.
 Mụn mọc ở vú, gồm cả đầu vú và vú, trâu, bò rất đau khi ta vắt sữa, và dễ biến
chứng sang viêm vú.
1.6. CÁCH SINH BNH TÍCH “Tim vằn hổ”
• Virus LMLM theo máu đến tim:
Màng tim: Sưng, chứa nước trong hay hơi đục (do có dịch thẩm xuất xuất hiện)
• Cơ tim: Viêm cơ tim cấp tính, cơ tim biến chất, thoái hoá có màu nhợt nhạt. Cơ tim có
vệt xám trắng nhạt hay vàng nhạt, gây bệnh tích “Tim vằn hổ”. Trâu, bò non dễ bị
chếùt.
1.7. PHÒNG BNH: Vệ sinh phòng bệnh:
 Đây là bệnh bắt buộc phảøi công bố dịch.
 Đối với vùng chưa bị dịch:
o Thường xuyên kiểm tra trâu, bò và sản phẩm của nó.
3
Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV.Thái Thị Bích Vân
o Có biện pháp cách ly theo dõi trâu, bò từ nơi khác đến.
o Không nhập những gia súc từ nguồn nhiễm bệnh.
 Đối với vùng dịch đe dọa:
Theo dõi, phát hiện ngay trâu, bò bệnh chính xác.
 Cách ly trâu, bò bệnh, cấm vận chuyển trâu, bò bệnh.
 Giết tất cả trâu, bò bệnh, trâu, bò nhiễm nếùu có điều kiện.
 Sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi
 Thi hành những biện pháp PCD, KDĐV, KSGM…
1.8. VACCIN PHÒNG BNH:
1. Vaccine tam giá AFTOVAX (Type O + A + ASIA1 của hãng MERIAL), chai
100 ml.
P Đối tượng tiêm: trên trâu bò, dê, cừu (không sử dụng cho lợn)
P Đường cấp: Tiêm dưới da (vùng cổ)
P Liều tiêm: (Theo hướng dẫn trên nhãn chai) không kể tuổi và trọng lượng gia súc
2. Vaccine nhị giá AFTOPOR (Type O + A của hãng MERIAL), chai 20ml và 100

ml.
P Đối tượng tiêm: trên trâu bò, dê, cừu (không sử dụng cho lợn)
P Đường cấp: Tiêm dưới da (vùng cổ),
P Liều tiêm: (Theo hướng dẫn trên nhãn chai) không kể tuổi và trọng lượng gia súc
3. Vaccine đơn giá AFTOPOR (Type O của hãng MERIAL), chai 20 ml.
P Đối tượng tiêm: Trâu, bò, heo, dê, cừu.
P Đường cấp: Tuyệt đối chỉ tiêm bắp
* Tiêm bắp cho trâu bò sử dụng kim dài 4-5 cm
P Liều tiêm: (Theo hướng dẫn trên nhãn chai) không kể tuổi và trọng lượng
gia súc.
N Không chủng ngừa cho gia súc cái đang mang thai).
1.9. ĐIỀU TRỊ:
Bệnh ít gây chết trâu, bò lớn, thường gây chết bê nghé dưới 06 tháng tuổi.
 Do bệnh lây lan mạnh, chủ trương hiện nay là tiêu hủy các trâu, bò mắc bệnh LMLM.
 Người chăn nuôi có trách nhiệm khai báo kịp thời cho cán bộ thú y khi có gia súc mắc
bệnh.
4
Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV.Thái Thị Bích Vân
&. ĐIỀU TRỊ PHỤ NHIỄM:
 Trong trường hợp có thể, tiến hành cách ly gia súc mắc bệnh và điều trị triệu chứng:
P Các vết loét trong miệng: Dùng các chất chua như axít xitric 1% (có nhiều trong
quả chanh); axít axêtic 2% (giấm ăn); hoặc dùng các loại quả như: chanh, khế, quất vắt lấy
nước hoà với một ít muối ăn sát vào.
P Các vết loét ở móng chân: Dùng nước muối 3-5% (30-50g/lit nước) rửa sạch, sau
đó dùng 1 trong 2 dung dịch sau để bôi vào vết thương:
1. -Nước sắc lá ổi đặc: 500ml
- Nghệ (củ) tươi giã nhỏ 100gr
Bôi vào vết loét; sau cùng dùng bột sulfanilamid bôi vào.
2. - Bột than xoan 50gr
- Nghệ 50gr; Tỏi 10gr; Lá đào 50gr

Giã nhỏ, trộn với 200ml dầu lạc (hoặc dầu ăn) bôi vào vết loét hằng ngày
Ngoài ra có thể dùng các dung dịch sát trùng khác như: xanh metylen, formon
1%; cồn iod 5% bôi vào các vết loét
Có thể sử dụng kháng sinh để tiêm cho con vật:
P Penicilline: lọ 1triệu UI cho 80-100kgP; ngày tiêm 2-3 lần (có thể phối hợp
Penicilline + Novocain để tiêm vào vùng móng).
P Shotapen (Huyền dịch kháng sinh dùng tiêm cho tác động dài – lọ 100cc)
Thành phần gồm: (Pennicilline G Benzathine; Pennicilline G Procaine và
DihydroStreptomycine Sulfate)
Tiêm bắp hoặc dưới da 1cc cho 20-25kgP trâu bò/lần; sau 3 ngày tiêm lại lần 2.
P Trợ sức cho con vật: Tiêm vitamin C, hoặc BcomplexC.
 Hộ lý và chăm sóc tốt gia súc bệnh:
Cho ăn cháo hoặc những loại thức ăn mềm, dễ tiêu, cỏ non … và cho con vật
đầy uống nước đầy đủ;
Hằng ngày, tiến hành dọn vệ sinh, sát trùng nơi nuôi cách ly vật ốm nhằm hạn
chế mầm bệnh lan sang khu vực xung quanh.
II. HI CHỨNG RI LOẠN HÔ HẤP VÀ SINH SẢN  LỢN (Porcine Reproductive
and Respiratory Syndrome (PRRS)
5
Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV.Thái Thị Bích Vân
- Bệnh thần bí ở lợn (Mystery swine disease-MDS)
- Hội chứng hô hấp và vô sinh ở lợn (Swine infertility and respiratory syndrome - SIRS)
- Hội chứng hô hấp và sẩy thai ở lợn (Porcine epidemic abortion and respiratory
syndrome - PEARS)
- Bệnh tai xanh ở lợn.
Định nghĩa
• Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn do virut Lelystad gây nên, đặc trưng là
gây bệnh đường hô hấp ở lợn con theo mẹ và cai sữa, gây sẩy thai ở giai đoạn cuối,
chết thai, khô thai hoặc con sinh ra yếu.
I- LỊCH SỬ BNH

- 1992, Hội nghị quốc tế về bệnh tại St.Paul, Minnesota đã thống nhất tên gọi PRRS (Tổ
chức Dịch tễ thế giới - OIE công nhận).
- Bệnh có ở Bắc Mỹ (Mỹ, Canada), Châu Âu (Hà Lan, Pháp, Anh, Đức).
- Ở Việt Nam, bệnh phát hiện đầu tiên năm 1997 trên đàn lợn nhập từ Mỹ nuôi tại
TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Vĩnh long.
- Hiện nay, nhiều địa phương đã có bệnh xuất hiện
II- CĂN BNH
• Lúc đầu cho rằng là virut Encephalomyocarditis (gây viêm não và cơ tim),
Parvovirus, virut cúm, virut giả dại, Porcine enterovirus.
• Hiện nay xác định là virut có tên là Lelystad, thuộc họ Togavirideae, VR có cấu trúc
ARN.
• Virut rất thích hợp với đại thực bào đặc biệt là đại thực bào hoạt động ở vùng phổi.
• Bình thường, đại thực bào sẽ tiêu diệt tất cả vi khuẩn và 1 số vi rút xâm nhập vào cơ
thể, riêng đối với virút PRRS, virút có thể nhân lên trong đại thực bào, sau đó phá huỷ
và giết chết đại thực bào (tới 40%).
6
Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV.Thái Thị Bích Vân
III- TRUYỀN NHIỄM HỌC
1. Tỷ lệ mang mầm bệnh
• Ở Mỹ, đàn lợn nái nhiễm bệnh: 75% dương tính với Lelystad, 10% dương tính với
Encephalomyocarditis
• Điều tra ngẫu nhiên 36% dương tính
• Ở Anh: vùng lợn mắc bệnh, 60-75% dương tính với Lelystad
• Bệnh cĩ thể thấy ở lợn nuơi nhốt hay thả rơng, tập trung hay phân tán, chăm sĩc tốt
hay kém
• Lây lan do đưa lợn mang mầm bệnh vào.
2. Thiệt hại kinh tế:
• Giảm 5-20% sản lượng
• Giảm 1- 3,8 lợn con/nái/năm
• Thiệt hại 18 USD/1 lợn thịt.

• Sẩy thai, đẻ non hơn 8%
• Chết thai hơn 20%
• Lợn con chết trong tuần đầu tiên hơn 25%.
3. Đường truyền lây:
- Virut có trong dịch mũi, nước bọt, tinh dịch (trong giai đoạn nhiễm trùng máu),
phân, nước tiểu và phát tán ra môi trường.
- Lợn trưởng thành có thể bài thải virut trong vòng 14 ngày trong khi đó lợn con và lợn
choai bài thải virut tới 1-2 tháng.
- Vi rút có thể phát tán thông qua các hình thức: vận chuyển lợn mang trùng, theo gió
(có thể đi xa tới 3 km), bụi, bọt nước, dụng cụ chăn nuôi và dụng cụ bảo hộ lao động nhiễm
7
Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV.Thái Thị Bích Vân
trùng, thụ tinh nhân tạo và có thể do một số loài chim hoang.
IV- TRIU CHỨNG
• Triệu chứng bệnh thể hiện cũng rất khác nhau, theo ước tính, cứ 3 đàn lần đầu tiên
tiếp xúc với mầm bệnh thì 1 đàn không có biểu hiện, 1 đàn có biểu hiện mức độ vừa
và đàn còn lại có biểu hiện bệnh ở mức độ nặng.
(Lý do cho việc này vẫn chưa có lời giải, tuy nhiên, với những đàn khoẻ mạnh thì mức độ
bệnh cũng giảm nhẹ hơn, và cũng có thể do virut tạo nhiều biến chủng với độc lực khác nhau.
Thực tế, nhiều đàn có huyết thanh dương tính nhưng không có dấu hiệu lâm sàng)
1/ Lợn nái giai đoạn cạn sữa:
- Trong tháng đầu tiên khi bị nhiễm virut, lợn biếng ăn từ 7-14 ngày (10-15% đàn),
- Sốt 39-400C,
- Sảy thai thường vào giai đoạn cuối (1-6%),
- Tai chuyển màu xanh trong khoảng thời gian ngắn (2%),
- Đẻ non (10-15%),
- Động đực giả (3-5 tuần sau khi thụ tinh), đình dục hoặc chậm động dục trở lại sau khi
đẻ, ho và có dấu hiệu của viêm phổi.
2/ Lợn nái giai đoạn đẻ và nuôi con:
- Biếng ăn, lười uống nước, mất sữa và viêm vú (triệu chứng điển hình),

- Đẻ sớm khoảng 2-3 ngày, da biến màu, lờ đờ hoặc hôn mê,
- Thai gỗ (10-15% thai chết trong 3-4 tuần cuối của thai kỳ),
- Lợn con chết ngay sau khi sinh (30%), lợn con yếu,
- Tai chuyển màu xanh (khoảng dưới 5%) và duy trì trong vài giờ,
Thể cấp tính này kéo dài trong đàn tới 6 tuần, điển hình là đẻ non, tăng tỷ lệ thai chết
hoặc yếu, tăng số thai gỗ, chết lưu trong giai đoạn 3 tuần cuối trước khi sinh, ở một vài đàn
con số này có thể tới 30% tổng số lợn con sinh ra.
- Tỷ lệ chết ở đàn con có thể tới 70% ở tuần thứ 3-4 sau khi xuất hiện triệu chứng.
- Rối loạn sinh sản có thể kéo dài 4-8 tháng trước khi trở lại bình thường.
Ảnh hưởng dài lâu của PRRS tới việc sinh sản rất khó đánh giá, đặc biệt với những đàn
có tình trạng sức khoẻ kém.
- Một vài đàn có biểu hiện tăng số lần phối giống lại, sảy thai.
- Tỷ lệ sinh giảm 10-15% (90% đàn trở lại bình thường),
8
Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV.Thái Thị Bích Vân
- Giảm số lượng con sống sót sau sinh, tăng lượng con chết khi sinh,
- Lợn hậu bị có thể sinh sản kém, đẻ sớm, tăng tỷ lệ sảy thai (2-3%), bỏ ăn giai đoạn sinh
con.
3/ Lợn đực giống:
- Bỏ ăn, sốt, đờ đẫn hoặc hôn mê, giảm hưng phấn hoặc mất tính dục,
- Lượng tinh dịch ít, chất lượng tinh kém và cho lợn con sinh ra nhỏ.
4/ Lợn con theo mẹ:
- Thể trạng gầy yếu, nhanh chóng rơi vào trạng thái tụt đường huyết do không bú được,
- Mắt có dử màu nâu, trên da có vết phồng rộp,
- Tiêu chảy nhiều,
- Giảm số lợn con sống sót, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, chân choãi ra, đi run
rẩy,
5/ Lợn con cai sữa và lợn choai:
- Chán ăn, ho nhẹ, lông xác xơ, tuy nhiên, ở một số đàn có thể không có triệu chứng.
- Ngoài ra, trong trường hợp ghép với bệnh khác có thể thấy viêm phổi lan toả cấp tính,

hình thành nhiều ổ áp-xe,
- Thể trạng gầy yếu, da xanh, tiêu chảy, ho nhẹ, hắt hơi, chảy nước mắt, thở nhanh,
- Tỷ lệ chết có thể tới 15%.
V- BNH TÍCH
- Viêm phổi hoại tử và thâm nhiễm đặc trưng bởi những đám chắc, đặc trên các thuỳ
phổi.
- Thuỳ bị bệnh có màu xám đỏ, có mủ và đặc chắc (nhục hoá). Trên mặt cắt ngang của
thuỳ bệnh lồi ra, khô.
- Nhiều trường hợp viêm phế quản phổi hoá mủ ở mặt dưới thuỳ đỉnh.
- Về tổ chức phôi thai học, thường thấy dịch thẩm xuất và hiện tượng thâm nhiễm, trong
phế nang chứa đầy dịch viêm và đại thực bào
- Một số trường hợp hình thành tế bào khổng lồ nhiều nhân
- Một bệnh tích đặc trưng nữa là sự thâm nhiễm của tế bào phế nang (Pneumocyte) làm
cho phế nang nhăn lại, thường bắt gặp đại thực bào bị phân huỷ trong phế nang.
VI- CHẨN ĐOÁN
9
Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV.Thái Thị Bích Vân
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và bệnh tích mô tả trên.
- Trong phòng thí nghiệm, có thể dùng phản ứng immunoperoxidase một lớp (IPMA)
để phát hiện kháng thể 1-2 tuần sau khi nhiễm;
- Phản ứng kháng thể huỳnh quang gián tiếp (IFA) kiểm tra kháng thể IgM trong 5-28
ngày sau khi nhiễm và kiểm tra kháng thể IgG trong 7-14 ngày sau khi nhiễm;
Phản ứng ELISA phát hiện kháng thể trong vòng 3 tuần sau khi tiếp xúc.
- Ngoài ra, phương pháp PCR phân tích mẫu máu (được lấy trong giai đoạn đầu của
thể cấp tính) để xác định sự có mặt của vi rút, đây là phản ứng tương đối nhạy và chính xác.
VII- PHÒNG BNH
- Chủ động phòng bệnh bằng cách áp dụng các biện pháp an toàn sinh học,
- Chuồng trại phải thoáng mát về mùa hè, ấm vào mùa đông, tăng cường chế độ dinh
dưỡng, mua lợn giống từ những cơ sở đảm bảo không có bệnh.
- Thiết lập hệ thống chuồng nuôi cách ly ít nhất 8 tuần, hạn chế khách tham quan,

- Sử dụng bảo hộ lao động, không mượn dụng cụ chăn nuôi của các trại khác, thực hiện
“cùng nhập, cùng xuất” lợn và để trống chuồng,
- Thường xuyên tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi,
- Một biện pháp hiệu quả là tiêm phòng vacxin.
+ Hiện có vacxin nhược độc dùng cho lợn con sau cai sữa, lợn nái không mang thai,
lợn hậu bị.
+ Vacxin chết dùng cho lợn giống cũng đem lại hiệu quả phòng bệnh cao.
VIII- ĐIỀU TRỊ
- Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị để điều trị bệnh này.
- Có thể sử dụng một số thuốc tăng cường sức đề kháng,
- Điều trị triệu chứng
- Ngăn ngừa nhiễm bệnh kế phát./.
10
Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV.Thái Thị Bích Vân
III. BNH CM GIA CM (Influenza Avium (IA)
Các tên bệnh khác:
- Dịch tả gà giả (Fowl plague)
- Cúm chim (Bird flu)
- Cúm gà tính gây bệnh cao (highly pathogenic avian influenza)
Định nghĩa
 Bệnh cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm do virut type A gây bệnh cho nhiều loài
chim, các loại động vật khác và người
I- LỊCH SỬ VÀ ĐỊA DƯ BNH
- Bệnh được Porroncito mô tả lần đầu tiên ở Italy năm 1878 (ông đã dự báo là một bệnh
nguy hiểm trong tương lai)
- 1901, Centanni và Savunozzi đã xác định được nguyên nhân gây bệnh là một
Filterable agent (tác nhân qua lọc)
- 1955, Schafer xác định là virut type A
- 1971, Beard C. W. mô tả bệnh tại một đợt dịch lớn trên gà tây.
- Bệnh được công bố có hệ thống ở Australia (1975), ở Anh (1979), ở Mỹ (1983), ở

Ailen (1984)
- Sau đó người ta thấy bệnh xuất hiện ở Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Nam Phi, Anh, Châu Âu,
Nga
- Dịch cúm ở Mỹ năm 1983-1984 do virut H5N2 gây ra ở Pensylvania - Virginia đã gây
thiệt hại hơn 60 triệu USD (do chống dịch); 349 triệu USD tiền thiệt hại do giảm sane lượng
trứng, thịt.
- 1985, Úc mất 2 triệu USD chi phí có liên quan
- 1994 dịch xảy ra ở Pakistan
- 1998, dịch xảy ra gây thiệt hại to lớn cho chăn nuôi gà ở Hồng Kông.
11
Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV.Thái Thị Bích Vân
II- CĂN BNH
- Avian influenza virus thuộc họ Orthomyxoviridae
(Orthos- tiếng Hy Lạp là “chính”, “đúng”; Myxo là “nhầy” - VR có ái lực với các chất nhầy)
- Virut có hình cầu, kích thước 80-120nm
- Vỏ bọc của VR là glycoprotein, chứa kháng nguyên H (Haemagglutinin) và kháng
nguyên N (Neuraminidaza), có 14 loại kháng nguyên H và 9 loại kháng nguyên N.
- Mặt trong vỏ VR có lớp protein nền là Matrix protein, có Matrix 1 (M1) và Matrix 2
(M2).
- Lõi của VR là một phức hợp ARN, NP (nucleoprotein) và các enzym
- ARN là một sơi đơn, chia thành 8 đoạn kế tiếp nhau mang 10 mật mã cho 10 loại virion
protein: HA, NA, NP, M1, M2, PB1, PB2, PA, NS1 và NS2.
(PB1, PB2, NP, PA là các enzym giúp sao chép ARN; NS1, NS2 là những protein phi cấu
trúc).
- Tất cả 8 đoạn của sợi ARN có thể tách và phân biệt dễ dàng thông qua phương pháp
điện di (Polyacrylamid gel)
- Quá trình sinh sản của VR: VR xâm nhập vào tế bào nhờ có receptor (bản chất là
glycoprotein chứa axit xialic), VR chui qua màng tế bào nhờ enzym đặc biệt vào nguyên
sinh chất và nhân tế bào. Tại đây VR phát triển theo phương thức tự nhân đôi.
- Căn cứ vào bản chất của các kháng nguyên H, N và M chia ra 3 type: A, B và C.

- Căn cứ vào độc lực của virut, virut cúm gia cầm được chia làm 3 loại:
1. Virut có độc lực cao:
- Sau 10 ngày tiêm tĩnh mạch 0,2ml nước trứng 1/10 đã được gây nhiễm VR cho gà 4-6
12
Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV.Thái Thị Bích Vân
tuần tuổi, phải có 75-100% gà thí nghiệm chết.
- VR gây bệnh cúm gia cầm phải làm chết 20% số gà mẫn cảm thực nghiệm và phát
triển tốt trên xơ phôi bào gà và tế bào thận trong môi trường không có tripxin.
2. Virut có độc lực trung bình:
Là những chủng VR gây dịch với triệu chứng rõ ràng, nhưng không gây chết quá 15%
gà mắc bệnh tự nhiên và 20% gà gây bệnh thực nghiệm.
3. Virut có độc lực thấp (nhược độc):
Là những virut phát triển tốt trong cơ thể gà, nhưng không có triệu chứng lâm sàng rõ
rệt, không gây bệnh tích đại thể, không gây chết gà.
* Đặc tính nuôi cấy của virut cúm gia cầm:
- VR phát triển tốt trong phôi gà 10-11 ngày tuổi, lưu giữ được nước phôi vài tuần ở
40C. Có thể bảo quản nước phôi đó trong điều kiện -700C hoặc đông khô, virut vẫn giữ được
khả năng gây bệnh cao.
- VR phát triển tốt trong tế bào xơ phôi bào (CEF) và tế bào thận chó (Madin-Darby
Canine Kidney - MDCK) với điều kiện môi trường nuôi cấy không chứa tripxin
- VR rất mẫn cảm với Focmol, axit cloric, betapropiolacton (các chất này được sử dụng
như chất sát trùng hữu hiệu)
III- TRUYỀN NHIỄM HỌC
1/ Loài mắc bệnh
Nhiều loài chim (gia cầm, dã cầm), các loại động vật khác (ĐV nuôi và ĐV hoang dã)
và người.
2/ Chất chứa virut:
- Lượng vi rút có trong phân cao: 108 virut/gam phân
- Trong bụi (có >90% bụi phân khô ở cơ sở có mầm bệnh)
 Vịt có thể bị nhiễm bệnh trong thời gian dài hơn mà không biểu hiện triệu chứng

lâm sàng; đào thải một lượng vi rút rất cao trong phân
 Vịt có thể mang nhiều loại vi rút trong cùng thời gian
(Trứng không chứa VR, không truyền dọc, không truyền ngang)
3/ Cách truyền bệnh
- Tiếp xúc trực tiếp giữa con bệnh và con khỏe
- Qua hô hấp (giọt nước, giọt bụi trong không khí)
13
Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV.Thái Thị Bích Vân
- Dễ truyền qua quần áo, trang thiết bị, giầy, ủng
- Vận chuyển gia cầm bệnh
- Các phương tiện vận chuyển
- Di cư theo mùa của các loài chim hoang dã.
IV- TRIU CHỨNG
- Thời gian nung bệnh ngắn: vài giờ đến 3 ngày, lâu nhất là 14 ngày (cả đàn đều bị
bệnh)
- Triệu chứng bệnh phụ thuộc vào độc lực, số lượng virut, tuổi gà, giới tính, các yếu tố
môi trường (mật độ, nhiệt độ, ánh sáng, thành phần không khí)
- Nhiều trường hợp gà bệnh không biểu hiện triệu chứng, song cũng có khi bệnh xảy ra
dữ dội với những triệu chứng hô hấp, tiêu hoá, giảm sản lượng trứng, biểu hiện thần kinh
như:
+ Triệu chứng thần kinh thường xuất hiện sớm và điển hình như: lắc đầu, vẩy mỏ,
chảy nước mũi, nước mũi, gà há hốc môm thở dốc.
+ Gà đi lại không bình thường, đi loạng choạng, mệt mỏi, nằm li bì, túm lại với nhau.
+ Mặt phù nề, đầu sưng to, mí mắt viêm sưng mọng.
+ Mào và tích dày lên do thủy thũng, có nhiều điểm xuất huyết, có khi hoại tử ở mào
và tích (có giá trị chẩn đoán)
+ Xuất huyết dưới da và vùng chân (đặc trưng của bệnh)
+ Tiêu chảy mạnh, lây lan nhanh, lượng trứng giảm nhiều.
V- BNH TÍCH
- Viêm mũi, bị casein hoá gây tịt mũi

- Mào, tích thâm tím, sưng dày lên, điểm xuất huyết, hoại tử
- Mặt phù nề, đầu sưng to, mí mắt sưng mọng
- Xuất huyết dưới da chân
- Xác gà khô, gầy, thịt thâm xám
- Viêm, hoại tử ở gan, lách, thận, phổi
- Dạ dày tuyến viêm, xuất huyết (cata đến fibrin)
- Tụy teo, xuất huyết
- Phúc mạc viêm dính.
+ Bệnh tích vi thể: sự xâm nhập của lympho bào ở các tổ chức; phù nề, xuất huyết.
14
Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV.Thái Thị Bích Vân
VI- CHẨN ĐOÁN
1. Dịch tễ học
- Gà mắc bệnh mọi lứa tuổi (thường gặp 4-66 tuần tuổi)
- Bệnh nổ ra dồn dập, nhanh chóng trở thành dịch
2. Lâm sàng: Các triệu chứng, bệnh tích điển hình
3. Virut học
- Bệnh phẩm: dịch đường hô hấp, tiêu hoá (xử lý qua môi trường có hàm lượng kháng
sinh cao)
- Tiêm vào phôi gà: lấy 0,2-0,3ml nước bệnh phẩm tiêm vào túi khí phôi gà 10-11 ngày
tuổi (nếu bị tạp khuẩn thì phôi chết sau 24giờ), lấy nước trứng sau 48-72 giờ nuôi cấy để xác
định virut
- Nuôi cấy vào sơ phôi gà, tế bào thận chó.
4. Huyết thanh học
Các phản ứng: HA, HI, PCR và ELISA
- Nếu phản ứng HA không cho kết quả dương tính thì tiếp tục lấy nước phôi đó tiêm
vào phôi gà 10-11 ngày tuổi, sau đó dùng HA để kiểm định lại.
- Nếu vẫn cho kết quả âm tính thì tiến hành tiêm vào một lớp xơ phôi bào gà hoặc tế
bào thận chó với điều kiện môi trường nuôi cấy không có tripxin (sẽ cho kết quả tin cậy).
5. Chẩn đoán phân biệt

Phân biệt với Newcatle, bệnh hen gà (Mycoplasmosis respyratoria), tiêu chảy do
Chlamidia, bệnh do Myxovirus.
VIII- PHÒNG BNH
 Tăng cường các biệt pháp an toàn sinh học tại các cơ sở chăn nuôi gia cầm.
 KHÔNG nhốt lẫn gà và vịt (hoặc gia cầm khác hoặc lợn)
 Kiểm soát thú thú y (sau giết mổ) tại chợ và các trại nuôi công nghiệp
 Tiêm phòng
+ Vacxin chết INACTI/VAC A1 (Avian Influenza Vacxin H1) dùng cho gà tây 20-24
tuần tuổi, sau 4-6 tuần tiên nhắc lại, liều 0,5ml/con/lần.
IX- CHNG DỊCH
- Thông báo sớm dịch bệnh (công bố dịch)
- Vệ sinh, tiêu độc
15
Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV.Thái Thị Bích Vân
- Kiểm dịch và kiểm soát vận chuyển
- Tăng cường an toàn sinh học ở trang trại và cho những người liên quan.
- Tiêm phòng
16

×