Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

kế toán vốn bằng tiền tại bệnh viện c đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.24 KB, 35 trang )

Lời mở đầu
Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của đất nước, chính
sách, chế độ tài chính, kế toán không ngừng được đổi mới và hoàn thiện để
phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong nước và hợp tác, hội
nhập quốc tế.
Muốn cho hoạt động kinh doanh thành công trong nền kinh tế mở
ngày nay thì đòi hỏi mọi doanh nghiệp phải có mục tiêu, vốn, tài sản, môi
trường, vị trí địa lý, khách hàng, đối tác thì doanh nghiệp đó mới có thể
tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế ngày nay. Bên cạnh đó chúng ta
cũng cần phải biết sử dụng vốn đó như thế nào cho hợp lý và có hiệu quả
nhất. Nhất là việc mua bán trao đổi giữa doanh nghiệp mình với các doanh
nghiệp khác thì không thể tránh khỏi việc mua bán thiếu chịu vì vậy đòi
hỏi kế toán phải thường xuyên cập nhật các chứng từ phát sinh đối tượng
mà doanh nghiệp phải thu và phải trả, vì vậy xuất hiện kế toán vốn bằng
tiền. Kế toán vốn bằng tiền là một yếu tố quan trọng trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, nó làm đơn giản hoá công tác kế toán và mức độ chính
xác rất cao, hiện nay đang được sử dụng nhiều ở các cơ quan.
Xuất phát từ thực tiễn trên, em đã chọn đề tài "Kế toán vốn bằng
tiền" để triển khai đề tài này . Bố cục đề tài được triển khai theo 3 phần:
Phần A: Đặc điểm tình hình của Bệnh Viện C.
Phần B: Nội dung chính của chuyên đề "Kế toán vốn bằng tiền"
Phần C: Kết luận và kiến nghị.
Trong quá trình triển khai đề tài, do kiến thức cùng với thời gian thực
tập còn hạn hẹp, mặt khác do Bệnh Viện C là một đơn vị sự nghiệp y tế
nên về cách thức hoạt động và phương thức hạch toán có sự khác biệt
nhiều so với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đòi hỏi cần phải có nhiều
thời gian tìm hiểu, học hỏi, để nắm bắt được cách thức hoạt động và
phương thức hạch toán kế toán hành chính sự nghiệp, nên sẽ không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy em kính mong nhận được sự đóng góp
ý kiến của quý thầy cô, các cô chú, các anh chị để đề tài này được hoàn
thiện hơn cũng như nhằm nâng cao kiến thức bản thân sau này.


Sau cùng em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Bệnh Viện C, các
cô chú và các anh chị trong phòng kế toán Bệnh Viện C, cô Võ Thị Thanh
Thuỷ đã hướng dẫn nhiệt tình giúp em hoàn thành đề tài này.
PHẦN A
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA BỆNH VIỆN C
Trang 1
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA BỆNH VIỆN C:
1. Sự ra đời của Bệnh Viện C:
Ngay sau ngày thành lập thành phố Đà Nẵng được giải phóng (29/3/1975)
Bệnh Viện I, Bệnh Viện II (thuộc khu uỷ 5) từ chiến khu về đã tiếp nhận Bệnh
viện Việt Đức nay là Bệnh viện C Đà Nẵng, trực thuộc bộ y tế.
Qua 30 năm thành lập đến nay, với truyền thống sẵn có của mình là Bệnh
Viện I, Bệnh Viện II khu uỷ 5 trong chiến tranh, cùng với anh chị em bác sĩ và
nhân viên y tế của Bệnh Viện Việt Đức còn ở lại tập hợp thành một tập thể
"Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới" như lời dạy của Bác Hồ trong thư gởi
ngành y tế ngày 27/2/1955. Tập thể cán bộ nhân viên Bệnh viện đã giữ gìn và sử
dụng có hiệu quả cơ sở vật chất của bệnh viện khi tiếp quản, dần dần từng bước
nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế hiện đại, giữ gìn đạo đức nghề
nghiệp, phục vụ chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh ngày càng tốt hơn. Bệnh
viện đã mở rộng đối tượng phục vụ, vừa phục vụ sức khoẻ cho cán bộ, vừa
khám chữa bệnh cho nhân dân và người nước ngoài theo chủ trương đa dạng hoá
xã hội ngành y tế.
2. Sự phát triển của Bệnh Viện C:
Đến nay Bệnh Viện C đã trở thành một Bệnh Viện Trung ương trong khu
vực và đã đạt được nhiều thành tích trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Thông qua những thành tích đã đạt được, chủ tịch nước đã tặng thưởng huân
chương lao động hạng III (năm 1985) và huân chương lao động hạng II (1998)
cho Bệnh Viện C.
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BỆNH VIỆN C:
* Nhiệm vụ: Khám điều trị cho cán bộ trung cao cấp, cán bộ hoạt động

lâu năm, các anh hùng, nhân sĩ tiến bộ, những người có công với cách mạng,
nhân dân trong địa bàn Trung Bộ và cả người ngoại quốc.
- Quản lý sức khoẻ cán bộ cao cấp ở miền Trung.
- Nghiên cứu khoa học.
- Tham gia đào tạo cán bộ y tế, điều dưỡng và kỹ thuật viên, trung cấp y,
là cơ sở thực hành cho trường cao đẳng y và trung học y.
- Tham gia giám định lại thương tật cho thương bệnh binh từ Quảng Bình
đến Khánh Hoà.
- Chỉ đạo tuyến.
- Học tập quốc tế.
- Quản lý kinh tế, y tế trong mọi lĩnh vực.
III. BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA BỆNH VIỆN C:
1. Tổ chức bộ máy quản lý:
Sơ đồ:
Trang 2
Chức năng:
- Ban giám đốc:
+ Giám đốc: là người điều hành và chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt
động của cơ quan. Giám đốc là người đại diện cho cơ quan tham gia vào mọi
hoạt động chi tiêu tài chính.
+ Phó giám đốc: là người trợ giúp cho giám đốc và phân công phụ trách
một số lĩnh vực công tác, chuẩn bị các hợp đồng kinh tế để giám đốc duyệt và
chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực được giao và được uỷ quyền qdj
khi giám đốc đi vắng.
- Kế hoạch tổng hợp: Giám sát theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch phát
hiện các sai sót nhằm điều chỉnh , hạn chế các rủi ro trong dự án.
- Tài chính kế toán: cung cấp đầy đủ các thong tin về hoạt động kinh tế tài
chính của cơ quan nhằm giúp giám đốc điều hành, quản lý các hoạt động kinh tế
đạt hiệu quả cao. Ghi chép, phản ánh đầy đủ các tài sản hiện có của cơ quan,
cũng như sự vận động của tài sản trong đơn vị, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng

của chúng.
- Tổ chức: Tham mưu cho ban giám đốc về tình hình tổ chức nhân sự.
Đồng thời phải quản lý tất cả các khâu liên quan đến tài chính của cơ quan, quản
lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, bình chọn thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
- Hành chính quản trị.
2. Bộ máy kế toán:
Sơ đồ:
Trang 3
Ban giám cđố
Lâm sàn K c n ế ậ C n lâm sàn ậ
Kh i k c n ố ế ậ
K c n ế ậ
Tài chính
k toán ế
K ho chế ạ
t ng h p ổ ợ
Hành chính
qu n tr ả ị
Tổ
ch c ứ
Phó phòng
KT thanh
toán
K toán ế
t ng h p ổ ợ
KT thu
vi n phí ệ
K toán ế
d cượ
Tr ng phòng ưở

K toán ế
v t t ậ ư
K toán ế
BHYT
Th ủ
qu ỹ
Nhiệm vụ:
- Trưởng phòng: quản lý và chỉ đạo công tác kế toán của cơ quan, kiểm
tra tình hình hạch toán. Cùng với giám đốc, trưởng phòng thay mặt công ty ký
các hợp đồng kinh tế, các hoá đơn chứng từ, chịu trách nhiệm trước ban lãnh
đạo và cơ quan quản lý cấp trên về toàn bộ hoạt động tài chính của cơ quan.
- Kế toán tổng hợp: dựa trên cơ sở chứng từ sổ sách của kế toán chi tiết
lập báo cáo tổng hợp cho cơ quan.
- Kế toán thanh toán:
+ Phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ
phải thu của các đối tượng trong và ngoài đơn vị.
+ Phản ánh các khoản nợ phải trả, các khoản trích nộp theo lương, các
khoản phải trả công chức, viên chức, các khoản phải nộp ngân sách và việc
thanh toán các khoản phải trả, phải nộp.
- Kế toán vật tư:
+ Phản ánh số lượng, giá trị hiện có và tình hình biến động vật tư, sản
phẩm, hàng hoá tại đơn vị.
+ Phản ánh số lượng, nguyên giá và giá trị hao mòn của tài sản cố định
hiện có và tình hình biến động của TSCĐ, công tác đầu tư xây dựng cơ bản và
sửa chữa tài sản tại đơn vị.
- Thủ quỹ: là người quản lý tiền mặt của cơ quan, căn cứ vào các chứng từ
đã được ký duyệt hợp lý, hợp lệ, hợp pháp để tiến hành thu - chi tiền mặt, rút
tiền gởi ngân hàng về nhập quỹ và chi trả các khoản cho cán bộ công nhân viên
như: tiền lương, tiền thưởng Thủ quỹ ghi sổ hàng ngày, đảm bảo chính xác số
liệu, cuối ngày cùng kế toán thanh toán kiểm tra, đối chiếu tình hình tiền mặt tại

quỹ của cơ quan.
Trang 4
3. Hình thức kế toán:
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày, kế toán phân loại các chứng từ
kế toán và phản ánh vào sổ, thẻ kế toán chi tiết. Đồng thời ghi vào bảng tổng
hợp chi tiết đối với những đối tượng cần theo dõi cụ thể, chi tiết các chứng từ
liên quan đến tiền mặt thì ghi vào sổ quỹ. Cuối tháng kế toán ghi vào sổ, thẻ kế
toán chi tiết để lập sổ cái.
Danh mục hệ thống tài khoản kế toán hành chính sự nghiệp áp dụng trong
các đơn vị hành chính sự nghiệp y tế.
STT Số hiệu TK Tên tài khoản
1 2 3
LOẠI 1: TIỀN VÀ VẬT TƯ
1 111 Tiền mặt
1111 Tiền Việt Nam
Trang 5
Ch ng t k toánứ ừ ế
S , th k toán ổ ẻ ế
chi ti t ế
B ng t ng h p ả ổ ợ
ch ng t k toán ứ ừ ế
Ch ng t ghi s ứ ừ ổ
S cái ổ
B ng cân i SPSả đố
Báo cáo tài chính
B ng t ng h p ả ổ ợ
chi ti t ế
S ng k ổđă ý
ch ng t ghi s ứ ừ ổ


Ghi hàng ngày
Ghi cu i tháng ố
i chi u, ki m tra Đố ế ể
1112 Ngoại tệ
1113 Vàng, bạc, đá quý
2 112 Tiền gởi ngân hàng kho bạc
1121 Tiền Việt Nam
1122 Ngoại tệ
1123 Vàng, bạc, đá quý
3 152 Vật liệu dụng cụ
1521 Nguyên vật liệu
1522 Thuốc, máu, dịch truyển phim và hoá chất
15221 Thuốc
15222 Máu
15223 Dịch truyền
15224 Phim
15225 Dung môi, hoá chất
1523 Vật liệu văn phòng
15231 Ân chỉ chuyên môn
15232 Văn phòng phẩm
1524 Nhiên liệu
1525 Vật liệu khác
1526 Dụng cụ chuyên môn
1527 Dụng cụ thông thường khác
1528 Động, thực vật phục vụ xuất, NC, TN
LOẠI 2: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
4 211 TSCĐ hữu hình
2111 Đất
2112 Nhà cửa, vật kiến trúc
2113 Máy móc thiết bị

2114 Phương tiện vận tải truyền dẫn
2115 Phương tiện quản lý
2118 TSCĐ khác
5 213 TSCĐ vô hình
2131 Quyền sử dụng đất
2132 Chi phí chuẩn bị đầu tư
2133 Bằng phát minh sáng chế
2134 Bản quyền tác giả
2135 TSCĐ vô hình khác
2136 Chi phí chuyển giao công nghệ
Trang 6
6 214 Hao mòn TSCĐ
2141 Hao mòn TSCĐ hiện hình
2142 Hao mòn TSCĐ vô hình
LOẠI 3: THANH TOÁN
7 311 Các khoản phải thu
3111 Phải thu của khách hàng
3118 Phải thu khác
8 312 Tạm ứng
9 331 Các khoản phải trả
3311 Phải trả nguồn cung cấp
3312 Phải trả nợ vay
3313 Phải trả lại tiền gởi viện phí
3318 Các khoản phải trả khác
10 332 Các khoản phải nộp theo lương
3321 BHXH
3322 BHYT
12 334 Phải trả viên chức
3341 Phải trả viên chức Nhà nước
13 342 Thanh toán nội bộ

3422 Thanh toán từ nguồn thu, một phần viện phí
LOẠI 4: NGUỒN KINH PHÍ
14 411 Nguồn vốn kinh doanh
15 413 Chênh lệch tỷ giá
16 421 Chênh lệch thu chi chưa xử lý
17 461 Nguồn kinh phí hoạt động
4611 Năm trước
4612 Năm nay
4613 Năm sau
18 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
LOẠI 5: CÁC KHOẢN THU
19 511 Các khoản thu
5111 Thu phí và lệ phí
5112 Thu sự nghiệp
5118 Các khoản thu khác
LOẠI 6: CÁC KHOẢN CHI
20 661 Chi hoạt động
6611 Năm trước
Trang 7
6612 Năm nay
6613 Năm sau
LOẠI 0: TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG
1 005 Dụng cụ lâu bền đang sử dụng
2 007 Ngoại tệ các loại
3 008 Hạn mức kinh phí
0081 Hạn mức kinh phí thuộc ngân sách TW
0082 Hạn mức kinh phí thuộc ngân sách tỉnh
0083 Hạn mức kinh phí thuộc ngân sách huyện
Trang 8
PHẦN B

NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHUYÊN ĐỀ “VỐN BẰNG TIỀN”
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN BẰNG TIỀN:
1. Khái niệm:
Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn lưu động, được biểu hiện dưới hình
thức tiền tệ như: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
2. Nội dung vốn bằng tiền:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp thường xuyên sử
dụng vốn bằng tiền của doanh nghiệp để mua hàng hoá, vật liệu, trang trải các
khoản thanh toán và các nhu cầu chỉ tiêu khác trong đơn vị.
Khi tiến hành nghiệp vụ xuất, nhập, chi tiêu, thanh toán các doanh
nghiệp phải thực hiện tốt những quy định về quản lý vốn, các loại vốn bằng tiền
của doanh nghiệp phải được quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng mục đích.
3. Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền:
- Để hạch toán vốn bằng tiền doanh nghiệp phải sử dụng một đơn vị tiền
tệ thống nhất là đồng Việt Nam.
- Khi quy đổi đồng ngoại tệ ra Việt Nam đồng phải sử dụng tỉ giá mua
vào các ngân hàng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
- Vốn bằng tiền đối với vàng, bạc, đá quý, kim khí quý thì phải theo dõi
về số lượng, trọng lượng, quy cách phẩm chất và giá trị của từng thứ, từng loại
và được tính theo giá thực tế.
4. Nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền:
Phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời số hiện có và tình hình biến động của
từng loại vốn bằng tiền, đôn đốc nộp kịp thời tiền bán hàng vào ngân hàng, giám
sát việc sử dụng hợp lý và đúng mục đích các loại vốn bằng tiền của doanh
nghiệp.
Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kiểm kê quỹ tiền mặt, đảm bảo đối chiếu
định kỳ số dư tiền gửi ngân hàng, đảm bảo sự phù hợp giữa thực tế và sổ sách kế
toán.
II. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG:
1. Kế toán tiền mặt tại quỹ:

1.1. Khái niệm và nguyên tắc quản lý tiền mặt tại quỹ:
a. Khái niệm:
Kế toán tiền mặt tại quỹ là bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc,
kim khí quý, trong các doanh nghiệp sản xuất bao giờ cũng phải có một lượng
Trang 9
tiền mặt nhất định tại quỹ để phục vụ nhu cầu chi tiêu hàng ngày cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền mặt tại quỹ doanh nghiệp phải được
bảo quản trong kế toán, hòm sắt, đủ điều kiện an toàn, chống mất cắp, mất
trộm
b. Nguyên tắc quản lý tiền mặt tại quỹ:
Tiền do các đơn vị khác hoặc cá nhân ký gởi tại doanh nghiệp phải được
bảo quản và hạch toán như vốn bằng tiền của doanh nghiệp. Đối với vàng, bạc,
kim khí quý, đá quý thì phải làm thủ tục đầy đủ về cân, đếm số lượng, giám sát
và kiểm định chất lượng và phải niêm phong có xác nhận của người ký gởi trên
niêm phong.
Khi thu, chi tiền mặt phải có đầy đủ phiếu thu, phiếu chi và phải theo dõi
vào quỹ tiền mặt, phải ghi chép trình tự phát sinh các khoản thu chi đối với vàng
bạc, kim khí quý, đá quý thì phải theo dõi sổ riêng.
Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt, hàng ngày thủ quỹ
phải kiểm kê số tiền tồn quỹ và đối chiếu với sổ sách kế toán để phát hiện kịp
thời các khoản chênh lệch và có biện pháp xử lý.
1.2. Phương pháp kế toán :
a. Chứng từ sử dụng:
Công dụng: phiếu thu, phiếu chi.
Phương pháp lập:
+ Phiếu thu: Dùng để làm chứng từ nhập quỹ, nhằm quản lý chặt chẽ số
tiền thu vào và phản ánh tình hình thu đúng. Chứng từ này là biên lai nhận tiền
do cán bộ thanh toán lập 3 liên (1 lưu lại nơi lập phiếu, thủ quỹ 1 liên làm
chứng từ thu và 1 liên giao người nộp tiền), kế toán trưởng ký trước khi đưa thủ
trưởng đơn vị ký duyệt.

+ Phiếu chi: dùng để làm chứng từ xuất quỹ, nhằm quản lý chặt chẽ các
khoản chi tiêu tiền mặt và phản ánh tình hình chi một cách chính xác. Phiếu này
do cán bộ thanh toán lập 2 liên (1 lưu lại, 1 liên giao) kế toán trưởng ký trước
khi đưa thủ trưởng đơn vị ký duyệt.
b. Tài khoản sử dụng: TK 111
Công dụng: phản ánh tình hình biến động về các loại tiền tại quỹ của đơn
vị.
Kết cấu:
TK 111 "Tiền mặt"
- SDĐK: Phản ánh số tiền mặt hiện có
đầu kỳ.
SPS: Phản ánh các khoản tiền tăng.
- Số tiền thừa tại quỹ phát hiện khi
SPS: Phản ánh các khoản tiền giảm.
- Số tiền thiếu tại quỹ phát hiện khi
Trang 10
kiểm kê kiểm kê.
SDCK: Phản ánh số tiền mặt hiện còn
tại quỹ.
c. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Bệnh Viện C Đà Nẵng:
Ví dụ 1: Phiếu thu số 09 ngày 15/5/2005 Nguyễn Thị Hồng rút tiền mặt về
quỹ với số tiền 269.751.990. Nghiệp vụ này kế toán hạch toán:
Nợ TK 111 269.751.990
Có TK 4612 269.751.990
Trang 11
Đơn vị: Bệnh viện C Đà Nẵng
Địa chỉ: 122 Hải Phòng
PHIẾU THU Số 09
Ngày 15 tháng 5 năm 2005
Nợ TK 111

Có TK 4612
Họ và tên người nộp tiền: Nguyễn Thị Hồng
Địa chỉ: Bệnh Viện C Đà Nẵng
Lý do nộp: Rút tiền mặt về quỹ.
Số tiền : 269.751.990đ (Viết bằng chữ: Hai trăm sáu mươi chín triệu
bảy trăm năm mươi mốt ngàn chín trăm chín mươi đồng chẵn)
Kèm theo 01 chứng từ gốc.
Phụ trách kế toán Người lập biểu
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Hai trăm sáu mươi chín triệu bảy
trăm năm mươi mốt ngàn chín trăm chín mươi đồng chẵn.
Ngày 15 tháng 5 năm 2005
Thủ quỹ
Trang 12
GIẤY RÚT DỰ TOÁN NGÂN SÁCH Niên độ: 2005
KIÊM LĨNH TIỀN MẶT Số: 03
Ngân sách: TW
Tạm ứng Thực chi
(Khung nào không sử dụng thì gạch chéo)
Đơn vị lĩnh tiền: bệnh Viện C Đà Nẵng
Mã số ĐVSDNS: 102300000341. Mã địa bàn:
Tên CTMT: Mã CTMT:
Tài khoản: 310000000022.
Tại KBNN Đà Nẵng
Họ tên người lĩnh tiền: Nguyễn Thị Hồng
CMND số: 200040761.
Cấp ngày 23/12/1994 Nơi cấp: CA Quảng Nam Đà Nẵng
Nội dung thanh toán

nguồn
C L K M TM Số tiền

Rút lương tháng
1/2005
023
023
023
023
023
023
023
023
023
15
15
15
15
15
15
15
15
15
01
01
01
01
01
01
01
01
01
100

102
102
104
105
108
113
114
134
204.250.190
6.501.800
24.000.000
12.000.000
1.000.000
3.000.000
8.000.000
6.000.000
5.000.000
Cộng: 269.751.990
Số tiền bằng chữ : Hai trăm sáu mươi chín triệu bảy trăm năm mươi mốt ngàn
chín trăm chín mươi đồng chẵn.
Đơn vị lĩnh tiền
Ngày 15 tháng 5 năm 2005
KT trưởng Chủ TK
Người nhận tiền
Đã nhận đủ
KBNN ghi sổ và trả tiền ngày
15/5/2005
Thủ quỹ KT KT trưởng Giám đốc
Ví dụ 2: Phiếu thu số 10 ngày 16/5/2005 Nguyễn Thị Hồng rút tiền gửi
ngân hàng về nhập quỹ với số tiền 850.000.000 nghiệp vụ này kế toán hạch

toán:
Nợ TK 111 850.000.000
Có TK 112 850.000.000
Trang 13
Không ghi vào
khu v c nàyự
Ph n do KBNN ghiầ
N TKợ
Có TK
Ví dụ 3 : Phiếu thu số 13 ngày 18/5/2005 Nguyễn Thị Hồng thu viện phí
bệnh nhân với số tiền 1.753.000. Nghiệp vụ này kế toán hạch toán :
Nợ TK 111 1.753.000
Có TK 5112 1.753.000
Bệnh viện C Đà Nẵng CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN LAI THU TIỀN
Họ và tên người nộp tiền: Nguyễn Thị Vân
Địa chỉ:
Lý do nộp: Viện phí
Số tiền: 1.753.000đ (Bằng chữ): Một triệu bảy trăm năm mươi ba ngàn
đồng chẵn.
Ngày 18 tháng 5 năm 2005
Người nộp tiền Người thu tiền
Ví dụ 4: Phiếu thu số 14 ngày 20/5/2005 Lê Lâm Anh thu tiền ăn bệnh
nhân ngày 19/5/2005 với số tiền 584.000. Nghiệp vụ này kế toán hạch toán
Nợ TK 111 584.000
Có TK 3318 584.000
Bệnh viện C Đà Nẵng CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Phòng tài chính kế toán Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TIỀN ĂN BỆNH NHÂN

Ngày 19 tháng 5 năm 2005
Mức ăn 3.000 4.000 5.000 Ghi chú
Số xuất
155
Trưa
39
Chiều
28
Trưa
35
Chiều
22
Trưa
19
Chiều
12
Thành tiền 201.000 228.000 155.000
Tổng cộng 584.000
Số tiền bằng chữ: Năm trăm tám mươi bốn ngàn đồng chẵn.
Trang 14
Kế toán
Ví dụ 5: Phiếu chi số 02 ngày 22/5/2005 tạm ứng cho Trần Văn Như đi
công tác với số tiền 6.000.000. Nghiệp vụ này kế toán hạch toán:
Nợ TK 312 6.000.000
Có TK 111 6.000.000
Đơn vị: Bệnh viện C Đà Nẵng
Địa chỉ: 122 Hải Phòng Số 02
PHIẾU CHI Nợ TK 312
Ngày 22 tháng 5 năm 2005 Có TK 111
Họ và tên người nhận tiền: Trần Văn Như

Địa chỉ: Bệnh Viện C Đà Nẵng
Lý do chi: Tạm ứng đi công tác
Số tiền : 6.000.000 đ (Viết bằng chữ: Sáu triệu đồng chẵn)
Kèm theo 01 chứng từ gốc.
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập biểu
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Sáu triệu đồng chẵn.
Ngày 22 tháng 5 năm 2005
Thủ quỹ Người nhận tiền
Đơn vị: Bệnh viện C
GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG Số 01
Ngày 22 tháng 5 năm 2005
Tôi tên là: Trần Văn Nhi.
Bộ phận công tác: kế toán
Đề ghị tạm ứng: 6.000.000đ (Bằng chữ: sáu triệu đồng chẵn)
Lý do tạm ứng: đi công tác.
Thời gian thanh toán: sau khi đi công tác về.
Thủ trưởng Phụ trách Phụ trách Người đề nghị
đơn vị kế toán bộ phận tạm ứng
Trang 15
Ví dụ 6: Phiếu chi số 03 ngày 23/5/2005 chi thanh toán hợp đồng sửa
chữa máy ép quần áo của Công ty DVMT Đại Việt cho Nguyễn Đình Khán với
số tiền: 1.380.497. Nghiệp vụ này kế toán hạch toán:
Nợ TK 3311 1.380.497
Có TK 111 1.380.497
Trang 16
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN
Kính gửi: - Bệnh viện C Đà Nẵng
- Phòng kế toán

Căn cứ theo hoá đơn số 010151 về việc sửa chữa điều khiển khí nén
ngày 8/12/2003 giữa Bệnh viện Cđn và Công ty TNH TM và DVKT Đại
Việt với giá trị 6.545.000 đồng (sáu triệu năm trăm bốn mươi lăm đồng
chẵn) Bệnh Viện C Đà Nẵng đã chuyển khoản 5.164.503 đồng (Năm triệu
một trăm sáu mươi bốn ngàn năm trăm lẻ ba đồng chẵn) vào ngày
9/12/2003.
Nay công ty TNHH TM Đại Việt làm giấy đề nghị thanh toán này gửi
đến phòng kế toán Bệnh Viện C Đà Nẵng cho thanh toán còn lại theo hoá
đơn là: 1.380.497đ (Một triệu ba trăm tám mươi ngàn bốn trăm chín mươi
bảy đồng chẵn)
Vậy kính mong quý cấp quan tâm giải quyết.
Đà Nẵng, ngày 18 tháng 5 năm 2005
Công ty TNHH TM và DVKT Đại Việt
Ví dụ 7: Phiếu chi số 04 ngày 24/5/2005 Nguyễn Thị Hồng chi lương
tháng 5/2005 cho cán bộ công nhân viên với số tiền 285.641.709. Nghiệp vụ này
kế toán hạch toán:
Nợ TK 334 285.641.709
Có TK 111 285.641.709
Ví dụ 8: Phiếu chi số 05 ngày 25/5/2005 chi in ấn chỉ nhập kho cho Trần
Thanh Trung với số tiền 7.540.000. Nghiệp vụ này kế toán hạch toán:
Nợ TK 152 7.540.000
Có TK 111 7.540.000
Đơn vị: Bệnh viện C Đà Nẵng
Địa chỉ: 122 Hải Phòng Số 03
PHIẾU NHẬP KHO Nợ TK 152
Ngày 25 tháng 5 năm 2005 Có TK 111
Họ và tên người giao: Trần Thanh Trung
Trang 17
Theo: Hoá đơn số 0011626 ngày 10 tháng 5 năm 2005.
Của:

Nhập tại kho: hàng mua
TT
Tên nhãn hiệu, quy
cách, phẩm chất VT
(SP, HH)

số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Theo
Thực
nhập
A B C D 1 2 3 4
1 Sổ TSCĐ Quyển 100 29.700 2.970.000
2 Sổ theo dõi thận
nhân tạo
Quyển 100 36.700 3.670.000
3 Phiếu lĩnh tiền Tờ 2.000 450 900.000
Cộng 7.540.000
Tổng số tiền (Viết bằng chữ): bảy triệu năm trăm bốn mươi ngàn đồng
chẵn.
Nhập, ngày 25 tháng 5 năm 2005
Thủ trưởng đơn vị Người giao hàng Thủ kho
Trang 18
HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG
THÔNG THƯỜNG
Ngày 10 tháng 5 năm 2005 LK 0011626
Đơn vị bán hàng: Trần Thanh Trung
Địa chỉ : 201/96 Điện Biên Phủ - Đà Nẵng

Số TK:
Điện thoại : MST: 0400279028.
Họ tên người mua hàng: Thái Văn Lư
Tên đơn vị: Bệnh viện C Đà Nẵng
Số Tài khoản:
Hình thức thanh toán: MST:
STT Tên hàng hoá dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Sổ TSCĐ Quyển 100 29.700 2.970.000
2 Sổ theo dõi thận nhân
tạo
Quyển 100 36.700 3.670.000
3 Phiếu lĩnh tiền Tờ 2.000 450 900.000
Cộng tiền hàng hoá, dịch vụ : 7.540.000
Số tiền viết bằng chữ: Bảy triệu năm trăm bốn mươi ngàn đồng chẵn.
Người mua Người bán Thủ trưởng đơn vị
d. Sổ kế toán:
- Công dụng: Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại dùng để phản ánh các
nghiệp vụ chi tiền mặt, tại quỹ của đơn vị được ghi phần có TK 111. Các nghiệp
vụ thu tiền vào quỹ được phản ánh vào phần ghi Có TK 111.
- Phương pháp ghi: khi nhận được báo cáo quỹ, kế toán phải kiểm tra đối
chiếu chính xác với các chứng từ gốc và định khoản ngay trên báo cáo quỹ. Mỗi
báo cáo quỹ ghi 1 dòng trên bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại và tính số tồn
quỹ cuối kỳ.
SỔ QUỸ TIỀN MẶT
Tháng 5/2005
Ngày
tháng
Số phiếu Diễn giải TK
ĐƯ
Số tiền

Thu Chi Thu Chi Tồn
Số dư đầu kỳ 5.600.000
15/5/05 9 Rút tiền mặt về 4612 269.751.990
Trang 19
nhập quỹ
16/5/05 10 Rút TGNH về
nhập quỹ
112 850.000.000
18/5/05 13 Thu viện phí
bệnh nhân
5112 1.753.000
20/5/05 14 Thu tiền ăn
bệnh nhân ngày
19/5/05
3318 584.000
22/5/05 2 Tạm ứng cho
Trần Văn Như
đi công tác
312 6.000.000
23/5/05 3 Thanh toán hợp
đồng sửa chữa
máy ép quần áo
3311 1.380.497
24/5/05 4 Chi lương
T5/05 cho
CBCNV
334 285.641.709
25/5/05 5 Chi in ấn chỉ
nhập kho
152 7.540.000

Cộng 1.122.088.990 300.562.206 827.126.784
Trang 20
BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ GỐC CÙNG LOẠI THU TIỀN MẶT
Tháng 5/2005
Chứng từ Diễn giải Số tiền Ghi Nợ TK 111 và Ghi Có các TK
Số N 4612 112 5112 3318
09 15/5 Rút TM về
nhập quỹ
269.751.990 269.751.990
10 16/5 Rút TGNH về
nhập quỹ
850.000.000 850.000.000
13 18/5 Thu viện phí
bệnh nhân
1.753.000 1.753.000
14 20/5 Thu tiền ăn
bệnh nhân ngày
19/5/05
584.000 584.000
Cộng 1.122.088.990 269.751.990 850.000.000 1.753.000 584.000
BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ GỐC CÙNG LOẠI CHI TIỀN MẶT
Tháng 5/2005
Chứng từ Diễn giải Số tiền Ghi Nợ TK 111 và Ghi Có các TK
Số N 312 3311 334 152
02 22/5 Tạm ứng cho
Trần Văn Như
đi công tác
6.000.000 6.000.000
03 23/5 Thanh toán hợp
đồng sửa chữa

máy ép quần áo
1.380.497 1.380.497
04 24/5 Chi lương T5/05
cho CBNV
285.641.709 285.641.709
05 25/5 Chi in ấn chỉ
nhập kho
7.540.000 7.540.000
Cộng 300.562.206 6.000.000 1.380.497 285.641.709 7.540.000
Trang 21
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Tháng 5/2005
Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền
Số Ngày Nợ Có
PT09 15/5 Rút TM về nhập quỹ 111 4612 269.751.990
PT10 16/5 Rút TGNH về nhập quỹ 111 112 850.000.000
PT13 18/5 Thu viện phí bệnh nhân 111 5112 1.753.000
PT14 20/5 Thu tiền ăn bệnh nhân ngày 19/5/05 111 3318 584.000
PC02 22/5 T. ứng cho Trần Văn Như đi công tác 312 111 6.000.000
PC03 23/5 TT hợp đồng SC máy ép quần áo 3311 111 1.380.497
PC04 24/5 Chi lương T5/05 cho CBCNV 334 111 285.641.709
PC05 25/5 Chi in ấn chỉ nhập kho 152 111 7.540.000
Cộng 1.422.651.196
SỔ CÁI TIỀN MẶT
Tháng 5/2005
Chứng từ
Trích yếu
SH TK
ĐƯ
Số Tiền

SH NT Nợ Có
Số dư đầu kỳ 5.600.000
09 15/5 Rút TM về nhập quỹ 4612 269.751.990
10 16/5 Rút TGNH về nhập quỹ 112 850.000.000
13 18/5 Thu viện phí bệnh nhân 5112 1.753.000
14 20/5 Thu tiền ăn bệnh nhân ngày
19/5/05
3318 584.000
02 22/5 T. ứng cho Trần Văn Như đi
công tác
312 6.000.000
03 23/5 TT hợp đồng SC máy ép quần
áo
3311 1.380.497
04 24/5 Chi lương T5/05 cho CBCNV 334 285.641.709
05 25/5 Chi in ấn chỉ nhập kho 152 7.540.000
Tổng SPS 1.122.088.990 300.562.206
Số dư cuối kỳ 827.126.784
2. Kế toán tiền gởi ngân hàng:
2.1. Khái niệm và nguyên tắc quản lý tiền gửi ngân hàng:
a. Khái niệm:
Kế toán tiền gửi ngân hàng là giá trị các loại vốn bằng tiền mà doanh
nghiệp đang gửi tại các ngân hàng, kho bạc, công ty tài chính.
b. Nguyên tắc quản lý tiền gửi ngân hàng:
Trang 22
Kế toán tiền gửi ngân hàng phải thường xuyên nắm chắc số dư tiền gửi
ngân hàng trên các tài khoản đã mở tại ngân hàng, định kỳ phải đối chiếu số dư
với ngân hàng, phát hiện và xử lý kịp thời các sai lệch.
Doanh nghiệp chỉ được phát hành séc khi trên tài khoản có số dư và
không được phát hành séc khống, séc quá số dư.

Để quản lý chặt chẽ từng loại tiền gửi kế toán cần mở sổ chi tiết theo dõi
số hiện có và tình hình biến động của từng loại tiền gửi nhằm đảm bảo quản lý
chặt chẽ các khoản tiền gửi và sử dụng chúng hợp lý.
2.2. Phương pháp kế toán:
a. Chứng từ sử dụng:
Công dụng: giấy niịp tiền, uỷ nhiệm chi.
Phương pháp lập:
+ Giấy nộp tiền: các khoản tiền mặt thu được nộp vào ngân hàng phải lập
giấy nộp tiền, lập làm 3 liên do người nộp lập, sau khi ngân hàng nhận tiền
xong, ký nhận đóng dấu và giao lại cho người nộp 1 liên thay biên lai để làm
chứng từ, đồng thời ngân hàng sẽ lập bảng sao kê báo có khoản tiền thu được về
tiền gửi ngân hàng để doanh nghiệp làm chứng từ ghi sổ.
+ Uỷ nhiệm chi: giấy uỷ nhiệm chi lập thành 4 liên, mỗi liên có công
dụng khác nhau theo quy định của ngân hàng Nhà nước.
b. Tài khoản sử dụng: TK 112
Công dụng: tài khoản này phản ánh tình hình biến động của các khoản
tiền gửi ngân hàng.
Kết cấu:
TK 112 "Tiền gửi ngân hàng"
- SDĐK: Phản ánh số TGNH hiện có
đầu kỳ.
SPS: Phản ánh các khoản tiền gửi vào
ngân hàng .
- Các khoản tiền rút ra từ ngân hàng .
SDCK: Số tiền hiện còn gửi tại ngân
hàng.
c. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị:
Ví dụ 2: Ngày 16/5/2005 BHXH thành phố Đà Nẵng cấp tạm ứng KCB
cho Bệnh Viện C Đà Nẵng với số tiền 1.500.000.000.
UỶ NHIỆM CHI

CHUYỀN KHOẢN, CHUYỀN TIỀN, THƯ, ĐIỆN Lập ngày 11/1/2005
Trang 23
Tên đơn vị trả tiền : BHXH thành phố Đà Nẵng PHẦN DO NH GHI
Số tài khoản: 4314002. TÀI KHOẢN NỢ
Tại ngân hàng: NHNN&PTNT thành phố Đà Nẵng
Tên đơn vị nhận tiền: Bệnh Viện C Đà Nẵng
Số tài khoản: 9340100.00019. TÀI KHOẢN CÓ
Hoặc CMT số: cấp ngày Nơi cấp:
Tại ngân hàng: Kho bạc Nhà nước TP Đà Nẵng
Số tiền bằng số
Số tiền bằng chữ: Một tỷ năm trăm triệu đồng chẵn. 1.500.000.000
Nội dung thanh toán: Cấp ứng KCB
Đơn vị trả tiền Ngân hàng A Ngân hàng B
Kế toán Chủ TK Ghi sổ ngày 17/5/2005 Ghi sổ ngày 17/5/2005
Kế toán TP Kế toán Giám đốc Kế toán TP kế toán Giám đốc
Trang 24
Nhận được giấy uỷ nhiệm chi kế toán hạch toán:
Nợ TK 112 1.500.000.000
Có TK 3313 1.500.000.000
Ví dụ 3: Ngày 22/5/2005 BHXH thành phố Đà Nẵng trả tiền chi ốm đau
thai sản cho bệnh viện C Đà Nẵng với số tiền 6.216.300. Nghiệp vụ này kế toán
hạch toán:
Nợ TK 112 6.216.300
Có TK 3321 6.216.300
Ví dụ 4: Ngày 23/5/2005 phục hồi tiền gửi do sai NHB cho công ty thiết
bị Y tế TW 2 với số tiền 3.736.486. Nghiệp vụ này kế toán hạch toán:
Nợ TK 112 3.736.486
Có TK 3311 3.736.486
Ví dụ 5: Uỷ nhiệm chi số 27 ngày 24/5/2005 Bệnh Viện C chuyển trả tiền
ôxy y tế cho công ty cổ phần khí công nghiệp và hoá chất với số tiền

12.073.676. Nghiệp vụ này kế toán hạch toán
Nợ TK 3311 12.073.676
Có TK 112 12.073.676
Ví dụ 6: Uỷ nhiệm chi số 28 ngày 25/5/2005 Bệnh Viện C chuyển nộp
23% lương hợp đồng chuyển đổi lương mới từ tháng 9/2004 - 1/2005 với số tiền
4.748.603. Nghiệp vụ này kế toán hạch toán
Nợ TK 3321 4.129.220
Nợ TK 3322 619.383
Có TK 112 4.748.603
Ví dụ 7: Uỷ nhiệm chi số 29 ngày 26/5/2005 chuyển nộp 23% lương hợp
đồng tháng 12/2004 với số tiền 6.457.693. Nghiệp vụ này kế toán hạch toán
Nợ TK 3321 5.615.385
Nợ TK 3322 842.308
Có TK 112 6.457.693
Ví dụ 8: Uỷ nhiệm chi số 30 ngày 27/5/2005 lê Thị Kim Đính trả tiền
thuốc cho Công ty Dược Đà Nẵng với số tiền 1.019.199.944. Nghiệp vụ này kế
toán hạch toán
Nợ TK 3311 1.019.199.944
Có TK 112 1.019.199.944
Ví dụ 9: Uỷ nhiệm chi số 31 ngày 28/5/2005 Bệnh Viện C chuyển trả tiền
mua văn phòng phẩm ở công ty quảng cáo và dịch vụ văn hoá với số tiền
22.049.000. Nghiệp vụ này kế toán hạch toán
Trang 25

×