Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

kinh tế vi mô thuyết trình giá gas việt nam trong nền kinh tế thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.99 KB, 32 trang )

ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ





THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP
VỀ THỊ TRƯỜNG GAS VIỆT NAM
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG






LỜI MỞ ĐẦU
Các bạn có thể biết rằng chúng ta và những đứa trẻ có thể khác nhau
về 1 số thứ hay rằng là chúng ta trưởng thành hơn nhưng bao giờ cũng vậy đã
là con người thì câu hỏi TẠI SAO? luôn trở thành 1 câu hỏi mà ai cũng phải
thốt lên hằng ngày, hằng giờ vì những sự vật hiện tượng đang diễn ra trước mắt
chúng ta. Đó có thể chỉ là những thắc mắc về các điều khách quan của thế giới
vạn vật như mưa, nắng, hay đó chỉ là những câu hỏi cho những điều mà con
người chúng ta chưa thể biết hoặc biết chưa tường tận về nó. Trong lĩnh vực
kinh tế thì cũng không thoát khỏi quy luật tất yếu ấy. Hằng ngày, thời gian cứ
trôi trong đầu mỗi con người chúng ta luôn có câu hỏi rằng kinh tế vận động
như thế nào, tại sao giá mặt hàng này lại tăng trong khi mặt hàng khác lại giảm
hay tại sao giá 1 cục xà bông lại rẻ hơn kem đánh răng……vô số những câu
hỏi. Nhưng câu trả lời luôn được giải quyết 1 cách cặn kẽ, 1 cách thấu đáo dưới


ống kính của môn kinh tế vi mô. Dù đó chỉ là câu trả lời cơ bản, đơn giản
nhưng đó thật sự là cách trả lời thông minh nhất cho các vấn đề mà ta đang tìm
hiểu. Và với những hiểu biết được đúc kết từ môn học này chúng ta có thể có
cái nhìn khách quan nhất về thị trường nói chung và đặc biệt đó là mặt hàng
gas. Một mặt hàng mà trong thời gian qua luôn trong trạng thái thiếu ổn định.
Việc nhìn nhận và phân tích thị trường gas dưới đây sẽ làm chúng ta sáng tỏ về
những vấn đề mà thị trường này đang mắc phải.








CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ ĐỀ TÀI
I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Ngoài các phương pháp nghiên cứu cơ bản như THỐNG KÊ, SO
SÁNH…thì 1 trong những phương pháp mà các nhà kinh tế học tâm đắc và
xem là chìa khóa của sự thành công được gom lại trong các từ sau đây: QUAN
SÁT, LÝ THUYẾT VÀ TIẾP TỤC QUAN SÁT. Ngoài ra còn là nghiên cứu
sự phát triển trong lịch sử và cùng thực nghiệm mà từ đó rút ra những nhận
định, quy luật mà họ nghiên cứu.
II. MỘT SỐ LƯU Ý KHÁC
Bên cạnh những yếu tố trên để trở thành 1 nhà khoa học với tư duy
kinh tế sắc bén phải nắm rõ những hiễu biết và vai trò của những nguyên tắc và
lưu ý sau:
 Vai trò của các giả định: nó giúp ta có thể tìm hiểu quy luật trong 1
phạm vi nhất định, giả định A để giải quyết những vấn đề về A trong hiện tại,
tương lai dù nó chưa thật sự xảy ra.

 Mô hình kinh tế: Giúp cho không những nhà lãnh đạo, các nhà kinh
tế mà cũng như người dân có những cái nhìn khái quát nhất về các vấn đề kinh
tế đó.
 Biểu đồ vòng chu chuyển: Xem xét sự tác động của nền kinh tế giữa
các cá thể, chủ thể xã hội.
 Và khả năng tìm hiểu về cách đọc đồ thị, phân tích đánh giá 1 cách
khách quan.
III. Đề tài
Phạm vi tiểu luận này xoay quanh các vấn đề liên quan đến một loại
mặt hàng thiết yếu đó chính là gas. Nghiên cứu về thị trường trên nhiều khía
cạnh như quan hệ cung cầu trên thị trường, các giải pháp, so sánh tại Việt Nam
cũng như thế giới.
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GAS CŨNG NHƯ THỊ
TRƯỜNG CỦA NÓ VÀ ỨNG DỤNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG.
I. LIQUEFIED PETROLEUM GAS LÀ GÌ?
Định nghĩa LPG:
LPG là từ viết tắt của Liquefied Petroleum Gas, là hỗn hợp
hydrocarbon nhẹ, ở thể khí. LPG tồn tại trong thiên nhiên ở các giếng dầu hoặc
giếng gas và cũng có thể sản xuất ở các nhà máy lọc dầu. Thành phần chính của
LPG là Propane (C3H8) và Butane (C4H10), không màu, không mùi, không vị
và không có độc tố. LPG là loại nhiên liệu thông dụng về tính đa năng và thân
thiện với môi trường. Nó có thể dễ dàng được chuyển đổi sang thể lỏng bằng
việc tăng áp suất thích hợp hoặc giảm nhiệt độ để dễ tồn trữ và vận chuyển
được. Nó có thể chuyển động như chất lỏng như lại được đốt cháy ở thể khí.
Việc sản sinh ra chất NOx, khí độc và tạp chất trong quá trình cháy thấp một
cách khác thường đã làm cho LPG trở thành một trong những nguồn nhiên liệu
thân thiện nhất với môi trường trên thế giới. LPG lỏng chứa rất nhiều năng
lượng trong một không gian nhỏ và nó có thể hóa hơi được nên cháy rất tốt.
Mỗi kg gas cung cấp khoảng 12.000 kcal năng lượng. Ngoài ra còn có thêm 1
số nguồn sản xuất gas khác nhưng chưa thật sư phổ biến mà chỉ là dừng lại ở lý

thuyết chưa đáp ứng được thực tiễn.
II. ỨNG DỤNG VÀ VAI TRÒ CỦA GAS
1. Trong đời sống
Gas chính là nguồn nhiên liệu phục vụ rất cần cho sinh hoạt, các nhà
hàng quán ăn. Nói 1 cách đời thường nó giúp chúng ta nấu nướng đồ ăn, phục
vụ nhu cầu sinh hoạt rất nhiều. Trong các lĩnh vực nhà hàng, khách sạn nó là
nguồn nhiên liệu cho các loại máy như máy lạnh, hồ bơi, máy nước nóng.
Ngoài ra ở một số nước có mùa đông như các nước châu âu, châu mỹ hay một
số nước như Trung quốc, Nhât bản thì ngoài ra gas còn là 1 trong những thứ
không thể thiếu trong cuộc sống vì nó giúp ở các nước ấy làm nguồn nhiên liệu
sưởi ấm.
2. Trong công nghiệp, nông nghiệp.
Còn có nhiều ứng dụng trong công nghiệp luyện kim, mạ kẽm, sản
xuất mỹ nghệ, sản xuất chế biến thực phẩm.
Bên cạnh đó còn có ứng dụng trong nông nghiệp và chăn nuôi gia
súc( cung cấp nhiệt)
KẾT LUẬN: Như vậy gas là MẶT HÀNG THIẾT YẾU.
III. VÀI NÉT VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ THỊ TRƯỜNG
GAS VIỆT NAM.
1. Kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.
 “Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người
bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số
lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.”
2. Thị trường GAS Việt Nam vận động theo cơ chế thị trường?
Từ khi gia nhập WTO Ngày 7-11-2006 các chính sách kinh tế của
Việt Nam cũng đã có bước đầu thay đổi dần với nhiều chiều hướng tích cực.
Không còn kiểu quan liêu bao cấp như xưa mà chúng ta bắt đầu làm quen dần
và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hôi chủ nghĩa. Không thoát
khỏi quy luật ấy thị trường gas cũng đang bắt đầu phát triển dưới hình thức

kinh tế thị trường mà đặc điểm quan trọng đó là theo quan hệ cung cầu. Nhưng
với cách quản lý của nước ta nó có thật sự là 1 quan hệ cung cầu hoàn hảo hay
chỉ là cái vỏ bọc của sự độc quyền cho 1 số doanh nghiệp nào đó?
3. Ai là ông trùm gas thế giới?
Algeria, Bolivia, Ai Cập, Guinea xích đạo, Iran, Libya, Nigeria,
Qatar, Trinidad và Tobago, Nga và Venezuela hiện tại là các nước đóng vai trò
quan trọng trong giá gas trên toàn thế giới, họ là các lớn có trữ lượng gas lớn
nhất thế giới. Không thoát khỏi quy luật ấy, Việt Nam cũng là 1 nước phụ
thuộc vào các nước trên. Sự phụ thuốc ấy khiến đôi khi tác động của thị trường
thế giới làm cho nước ta đứng trước những cơn điêu đứng về giá dù đã có nhiều
biện pháp khắc phục sự lệ thuộc này nhưng kết quả thì thật sự chưa có được gọi
là tốt nhất khiến cho giá gas tại Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là mặt
hàng có tốc độ tăng giá cao nhất trong các loại mặt hàng nói chung và phân
khúc mặt hàng thiết yếu nói riêng gây sự khó khăn cho người tiêu dùng và nhà
nước. Ngoài ra còn phụ thuộc gián tiếp từ các thông tin đến từ các nước OPEC.
TT
Nước

Trữ lượng đã được phát
hiện (nghìn tỷ mét khối
Tỷ lệ trong tổng trữ
lượng đã phát hiện toàn
cầu (%)
1
Nga
47,57
25,02
2
Iran
29,6

15,57
3
Quatar
25,47
13,39
4
Turkmenistan
7,5
3,95
5
A rập xê út
7,46
3,92
6
Mỹ
6,93
3,64
7
UAE
6,07
3,19
8
Nigeria
5,25
2,76
9
Venezuela
4,98
2,62
10

Algieri
4,5
2,37
Nguồn tin: Bussiness Insider





CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ TĂNG GIÁ
GAS THỂ GIỚI VÀ VIỆT NAM
I. THỰC TRẠNG VÀ TÌNH HÌNH GIÁ GAS VIỆT NAM VÀ
THẾ GIỚI TỪ KHI GIA NHẬP WTO ĐẾN NAY.
1. Giá gas tại Việt Nam.
Đến thời điểm tháng 3/2012 thị trường Gas Việt Nam đang trải qua 1
trong những giai đoạn tăng giá thuộc lọai khủng khiếp. Từ đầu năm 2012 đến
nay giá gas đã tăng 130.000Đ cho 1 bình 12kg. Sau đây là bảng giá gas của
một số hãng gas lớn trên thị trường tại thời điểm hiện tại (giá bán lẻ trên thị
trường):
Hãng gas
Giá công ty
Giá khuyễn mãi
Bình gas Composite
475.000 VNĐ
465.000 VNĐ
Bình Shell gas 12kg
490.000 VNĐ
480.000 VNĐ
Bình gas Petrol 12kg
475.000 VNĐ

465.000 VNĐ
Bình Total gaz 12kg
490.000 VNĐ
480.000 VNĐ
Bình gas Đỏ Pháp
475.000 VNĐ
465.000 VNĐ
Bình gas Petrovietnam 12kg
475.000 VNĐ
465.000 VNĐ
Bình gas Petrolimex 12kg
490.000 VNĐ
480.000 VNĐ
Bảng tài liệu chỉ có tính tham khảo không theo kịp diễn biến giá

Đây là một lần tăng giá mạnh nhưng so sánh diễn biến thời gian các
năm gần đây thì mặt hàng gas luôn có đà tăng khá cao và luôn tiến tới những
mức mới. Với sự phát triển của nền kinh tế thì giá gas mỗi năm lại mỗi khác:
o 1.2006 giá bán lẻ đến người tiêu dùng dao động từ 170.000 - 180.000
đồng/bình 12kg.
o Sau khi gia nhập WTO năm 2007 thì đến nay giá gas đã ở mức
khoảng 465.000- 490.000 đồng/ bình 12kg.
Chính xác chi tiết hơn ta có thể tóm tắt diễn biến tăng giá từ năm
2006 đến cuối năm 2011 để có thể nhìn ra sự tăng giá của mặt hàng gas theo
các năm.

2006
2007
2008
2009

2010
2011
T1
170
170
260
200
271
325-330
T2
210
188
250
215
260-290
320-325
T3
190
183
245
205
275
343
T4
175
179
243
193
267
348

T5
160-180
186
250
188
263
376
T6
160
199
270
190-193
262
360
T7
170
188
274
208
249
350
T8
170-180
210
258
226
244
365
T9
172

188
265
226-231
258
356
T10
165
234
255
235
272
346
T11
160
230
240
240
272-297
346
T12
166
251
200
260
312
350-352
Bảng tài liệu chỉ có tính tham khảo dựa theo các con số trung bình tại từng
tháng tại một số cửa hàng gas

Như vậy sau gần 6 năm thì hiện tại mức giá gas đang bán vào thời

điểm tháng 3/2012 đã tăng gần 300%. Chính xác hơn là gấp 3 lần, 1 mức giá
khủng khiếp. So với các mặt hàng khác trong giai đoạn này như thịt, cá hay các
loại nhu yếu phẩm khác thì đây rõ ràng không là gì nhưng nếu ta xem xét nó
dưới góc độ số tiền mà người tiêu dùng đã bỏ ra thì thật sự là con số đáng nói.
Sau hơn 6 năm số tiền mà người tiêu dùng phải bỏ ra trả cho gas đã tăng
khoảng hơn 300.000 đồng/1 bình. Nhưng nếu lại nhìn diễn biến tăng giá từng
năm thĩ rõ ràng các năm trước năm 2012 thì điệp khúc tăng giá vẫn là diễn biến
quen thuộc trên trị trường nhưng chưa có năm nào mà biên độ dao động về sự
tăng giá lại cao đến như thế.
Chúng ta sẽ để ý rất kỹ từ ngày chúng ta gia nhập WTO thì biên độ
dao động về giá của mặt hàng gas rất lớn. Chứng tỏ rằng do bị chi phối theo
quan hệ cung cầu và tình hình nhập khẩu cho nên mặt hàng gas tuy là mặt hàng
thiết yếu nhưng tính ổn định về giá không cao.
Đặc biệt trong giai đoạn từ 3/2011 đến nay giá gas luôn chinh phục
những điểm mới về giá với biên độ dao động khá lớn:

2. Giá gas trên thế giới
Tình hình giá gas trên thế giới cũng biến động rất phức tạp trong thời
gian qua. Giá gas thế giới trong tháng 2 đã tăng mạnh 125 USD/tấn từ mức 880
USD/tấn lên 1.025 USD/tấn. Như vậy có thể thấy giá gas tăng không chỉ có ở
Việt Nam mà còn xảy ra trên toàn thế giới vì tình hình khai thác và các diễn
biến trên thị trường năng lượng thế giới đang diễn ra rất phức tạp.
Nhập khẩu
60%


Trong nước
40%
II. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC GIÁ GAS TĂNG
1. Ảnh hưởng từ nguồn cung thế giới











Biểu đồ minh họa tỷ lệ nguồn cung cấp gas cho thị trường Việt Nam
Ảnh hưởng của việc phụ thuộc nguồn cung đến từ thế giới quá lớn
trong việc tiêu dùng tại Việt Nam đang là 1 tín hiệu xấu chứng tỏ một mặt hàng
thuộc dạng tối quan trong như gas lại đang nằm trong vùng kiểm soát của nước
ngoài. So với rất nhiều mặt hàng khác thì gas là một mặt hàng không thể thiếu
và việc không tự mình quyết định những gì mình làm đã làm nước ta luôn đứng
trước những cơn bão giá mỗi khi giá dầu thô, khí đốt trên thế giới có sự thay
đổi. An ninh năng lượng của nước ta sẽ không thể tự mình kiểm soát được.
Nguyên nhân mà thị trường khí đốt như gas tăng đầu năm 2012 có
thể nói đến rất nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố thuộc về kinh tế cũng
như những yếu tố chính trị tác động đến nó.
 Yếu tố kinh tế: Đó chính là tình trạng lo sợ về việc khủng hoảng nợ
của các nước Châu Âu gây ảnh hưởng đến các cường quốc như Mỹ, Đức. Bên
cạnh đó việc Trung Quốc thắt chặt tiền tệ mà theo nhiều chuyên gia sẽ làm giá
các mặt hàng liên quan đến dầu thô khó cơ hội giảm giá trong ngắn hạn. Nhưng
việc tăng giá của gas còn được lý giải dưới góc độ kinh tế học rằng khan hiếm
là nguyên nhân tất yếu nhất của sự tăng giá trong thời gian qua.
Bên cạnh 1 số yêu tố liên quan đến việc tăng giá từ các quyết định
giảm trữ lượng hay tác động đến từ tình hình kinh tế phức tạp trên toàn thế giới.
Yếu tố tỷ giá ngoại hối cũng thật sự đáng báo động. Do hiện tại nước ta đang

lạm phát dẫn tới đồng tiền đang rất mất giá. Tại thời điểm tháng 3/2012 thì
1USD=20.820.000 đồng. Nhưng đó chưa kể tới việc để có tiền đi mua gas từ
thế giới các công ty còn phải chịu thêm 1 số khoản thu chi khác do quy đổi
ngoại hội số lượng lớn. Như một số công ty than vãn rằng họ phải bỏ thêm rất
nhiều để có thể đổi được USD từ tiền VND thuận tiện cho việc mua bán quốc
tế.
 Yếu tố chính trị: Đó là sự ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh, hay
các các yếu tố chính trị bất ổn đến từ các nước thuộc khối Ả rập hay các nước
có nguồn lực xuất khẩu dầu thô, gas với trữ lượng lớn. Mà điển hình là:
o Cuộc chiến tranh Iran dù chưa xảy ra thật sự nhưng nó đang làm cho
cả thế giới phải lo lắng. Chúng ta có thể biết rằng Iran chính là nước cung cấp
dầu mỏ, khí đốt như gas cho Trung Quốc, Ấn độ. 2 siêu quốc gia với số dân lên
đến gần 2 tỷ người. 1 sự thay đổi về quan hệ cung cầu tại hai nước này sẽ là
domino về tác động toàn bộ thị trường.
o Tiếp theo chính là cuộc bạo loạn lật đổ chinh quyền của nhà độc tài
Gradafi. Libya sản xuất bình quân 1,7 triệu thùng/ngày. Tuy sản lượng chỉ
chiếm 2% tổng sản lượng thế giới nhưng Libya lại là nước xuất khẩu hàng đầu
bởi xuất đến 90% dầu thô, trong đó 85% sang châu Âu. Ngoài ra, Libya còn có
nguồn dự trữ dầu thô đáng kể (44 tỉ thùng). Theo các nhà phân tích ở
Commerzbank (Anh), sau Tunisia và Ai Cập, các nhà đầu tư lo ngại tình hình
khủng hoảng từ Libya sẽ lan ra các nước khác ở Trung Đông và Bắc Phi và
biểu tình tại Bahrain và Yemen. Hai nước vùng Vịnh này không phải là nước
xuất khẩu lớn (chỉ 0,3 triệu thùng/ngày) nhưng lại ở sát hai ông lớn Kuwait và
Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu thô số một thế giới.
o Tiếp theo đó chính là các diễn biến phức tạp ở Nga và Ukraine về giá
thuê đường ống dẫn và giá bán giữa 2 nước. Đây là diễn biến kinh tế nhưng nó
lại mang đậm tính chính trị vì chính sự độc quyền đường ống dẫn này sẻ giúp
Nga thâu tóm quyền lực chính trị. Mặt khác trên thị trường Gas, nga là nước
cung cấp chính cho Châu âu. Việc nguồn cung này giảm cho châu âu, khiến
châu âu náo loạn và tranh giành miếng bánh ngọt của các nước khác.

o Tóm lại việc tình hình chính trị phức tạp ở một số nước xuất khẩu gas
làm cho nguồn cung bị giảm dẫn tới các nguồn cung khác phải chia đều ra làm
ảnh hưởng giá toàn cục gây náo loạn trên cả thế giới. Từ việc nào loạn từ
nguồn cung từ các nước trên làm nước có nhu cầu sử dụng phải tranh giành
những nguồn hàng từ các nguồn cung còn lại.
2. Vai trò quản lý nhà nước với thị trường và có hay không vấn đề
làm giá trên trị trường của các hãng kinh doanh gas?
o Sự khó hiểu trong việc tính chi phí sản xuất cùng giá bán cho 1
bình gas của các doanh nghiệp có chăng là sự gian lận và làm giá?
Để nhìn thấy sự bất cập trong giá mà các công ty đã tính toán đưa ra
thị trường ta có thể xem xét đến công thức tính và cách giải thích của một số
công ty.
 Đầu tiên là về giá mua của các Doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ Gas
mua hàng nhập khẩu (chiếm hơn 50% thị phần) hoặc từ Nhà máy Dinh Cố của
Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas) tính theo công thức:
P = (CP + Pre)x(1 +%TNK)x(1+%VAT)
 CP: Là giá CP do Công ty Aramco của Ả-rập Xê-út công bố vào
tháng giao hàng theo kế hoạch.
 Pre: Là toàn bộ các chi phí như vận chuyển, tồn trữ, cầu cảng, đại lý
hàng hải, hoa tiêu… và lợi nhuận của doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu.
 %TNK: Là mức thuế suất quy định đối với việc nhập khẩu Gas.
 %GTGT: Là mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với Gas theo quy
định của Nhà nước.
 Trong Tháng 03/2012, các yếu tố cấu thành nên giá (P) cụ thể: CP =
1.205 USD/Tấn (tăng 180 USD/Tấn so với Tháng 02/2012); Pre = 82
USD/Tấn;%TNK=0%; %VAT = 10%)
Như vậy:
 P=(1.205+82)x(1+0)x(1+0.1)=1.415,7USD/Tấn.
 P=29.500 VNĐ/Kg (Tỷ giá USD/VNĐ ngày 01/03/2012: 20.850).
 01 bình Gas loại 12 Kg = 29.500 x12 = 354.000 đồng/bình.

 Trong khi giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng trên thị trường:
451.000 đồng/bình (Giá niêm yết của SaigonPetro Tháng 03/2012). Chênh lệch
giữa giá bán lẻ và giá đầu vào sẽ là: Chênh lệch = 451.000 – 354.000 =97.000
đồng/bình.
 Bây giờ chúng ta đi phân tích xem mức chênh lệch giá 97.000
đồng/bình (xin nhắc lại, mức chênh lệch này là toàn bộ chi phí và lợi nhuận
của các Doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ) bao gồm những gì, sơ bộ:
 Chi phí khấu hao tài sản (kho chứa, xe vận chuyển, vỏ bình, nhà
xưởng và các tài sản khác…): 17.000 đ/bình.
 Chi phí quản lý doanh nghiệp (lương thưởng, chế độ chính sách,
phương tiện làm việc…);
 Chi phí lãi vay ngân hàng (đầu tư vỏ bình, xe vận chuyển, nhà
xưởng, kho chứa…);
 Chi phí vận chuyển Gas từ kho đầu mối về Trạm chiết; 4.000
đồng/bình 12Kg
 Chi phí hoa hồng đại lý (Tổng Đại lý, Đại lý phân phối, Cửa hàng
bán lẻ); 40.000 đồng/bình 12 Kg
 Lợi nhuận của doanh nghiệp.
Như vậy, trong mức chênh lệch 97.000 đồng/bình 12Kg giữa giá
bán lẻ 01 bình Gas và giá đầu vào, 03 chi phí đã định hình trên chiếm 61.000
đồng, còn lại 36.000 đồng/bình dành cho toàn bộ: Chi phí khấu hao tài sản
(kho chứa, xe vận chuyển, nhà xưởng và các tài sản khác…). Chi phí lãi vay
ngân hàng (đầu tư vỏ bình, xe vận chuyển, nhà xưởng, kho chứa…). Và lợi
nhuận của doanh nghiệp kinh doanh Gas.
Mức chiết khấu cho đại lý bán lẻ quá cao là một trong các yếu tố đẩy
giá gas lên cao. Hiện mức chiết khấu hoa hồng cho các đại lý được hưởng từ 40
đến 50 nghìn đồng/bình 12 kg, nếu có DN nào không đáp ứng được mức chiết
khấu này thì lập tức sẽ bị các đại lý gây sức ép dọa chuyển sang làm đại lý cho
DN khác, dẫn đến mất thị phần.
Mặt khác giữa giá niêm yết theo quy định của công ty thì giá bán lẻ

trên thị trường cũng có 1 khoảng cách tương đối lớn làm cho cung cầu thị
trường ở những mức giá ảo.
Giá nhập khẩu tăng thì giá bán lẻ tăng là điều hiển nhiên, nhưng điều
đáng nói ở đây là khi giá gas thế giới tăng, thì giá bán lẻ trong nước đều tăng
theo với mức cao hơn . Cụ thể, tháng 1 giá CP tăng 85 USD/tấn (tương đương
gần 1.800 đồng/kg) thì giá bán lẻ tăng 2.000 đồng/kg; tháng 2 giá CP tăng 145
USD/tấn (tương đương khoảng 3.000 đồng/kg) thì giá bán lẻ tăng 3.500
đồng/kg; tháng 3 giá CP tăng 180 USD/tấn (tương đương gần 3.800 đồng/kg)
thì giá bán lẻ tăng hơn 4.300 đồng/kg. Mức tăng cao hơn giá nhập khẩu thì lợi
nhuận của nhà phân phối ngày càng cao, cách biệt so với giá gốc.
Nguyên nhân thứ 2 đó là dù giá dầu, giá gas trên toàn thế giới đang
diễn biến rất phức tạp như thế nhưng những tháng đầu nước ta lại nhập khẩu
gas với trữ lưỡng rất lơn. Việc dự đoán sai, đón đầu thế giới một cách sai lầm
làm cho chúng ta mua ở giá cao khiến gánh nặng đổ lên vai người tiêu dùng.
Tại các thời điểm mà giá thấp thì các công ty luôn không chịu nhập về, đó có
thể chăng là nguyên nhân từ sự muốn kiếm lợi nhuận của các công ty này. Qua
đọc biểu đồ ta thấy rằng tại những thời điểm giá lên đỉnh thì trước đó các công
ty Việt đều tăng lượng nhập khẩu dù khó hiểu dành cho người tiêu dùng nhưng
với việc lập lòa thì đây bản chất thật sự là việc kinh doanh kiếm lời quá lớn của
các công ty gas Việt. Đó gọi là đầu cơ chăng?

Tình hình nhập khẩu gas từ T1/2011 đến T2/2012
Tại thời điểm T1/2012 nhập khẩu tăng mạnh so với cùng thời gian
như vậy rõ ràng ở nước ta đang sử dụng gas nhập từ T1/2012 chứ không thể
tính giá tại mốc thế giới tăng mạnh.
Có thể thấy việc tăng giá của các công ty trên thị trường là hợp lý
nhưng lại không thỏa mãn những logic nhất định ở các điểm sau:
 Thứ nhất, số hàng mua theo giá mới ở tháng 3 chưa thể có mặt tại thị
trường nước ta ngay thời điểm tăng giá.
 Thứ hai, theo thống kê có được từ những thông số nhập khầu gas

trong những tháng gần đây của tổng cục hải quan thì việc tăng giá gas không
thể dựa vào sự tăng giá gas thế giới ở thời điểm hiện tại vì thực chất những
bình gas đến tay người tiêu dùng là lượng gas tồn kho từ 1-2 tháng trước đó (
lúc này giá gas vẫn còn ở mức thấp).
 Cuối cùng, các doanh nghiệp đã tăng mức chiết khấu cho các đại lý
bán lẻ của mình. Nhiều hãng gas như Elf gas, Total gas, Thủ Đức gas, Saigon
Petro gas đã công bố mức chiết khấu cho các đại lý bán lẻ như trên cho các loại
bình 12-12,5kg, và dựa vào phép tính toán của chúng ta ở trên thì chi phí hoa
hồng cho đại lý trung bình sẽ là 40.000d/ bình 12kg.Việc các công ty gas tăng
chiết khấu cho đại lý trong giai đoạn này thực chất là một thủ thuật để cạnh
tranh, giành hệ thống phân phối của nhau. Trong tình hình gas nhiều lần tăng
giá nhưng doanh nghiệp lại tăng chiết khấu cho đại lý mà không thực hiện việc
giảm giá gas bán lẻ đã khiến giá gas leo dốc giá cả mà vẫn không xuống được.
Mặt khác còn chính là câu hỏi chưa giải quyết được việc giá gas hiện
tại được tính trên cả lượng gas sản xuất tại Việt Nam từ hai nhà máy lớn. Đồng
nhất nó gây sự nhập nhằng cho bài toán hạ nhiệt giá gas trên thị trường.
o Vai trò của 1 cầu nối giữa nhà sản xuất và nhà nước.
Rỏ ràng việc các cơ quan Bộ tài chính không kiểm soát chặt chẽ
nguyên nhân tăng giá của các công ty và việc thả nổi thị trường chạy theo đà
tung hứng của nó làm cho bối cảnh thị trưởng hiện tại được mô tả bằng hai chữ
“ Náo loạn “.
Dễ dàng nhận thấy ở các yếu tố sau:
 Cơ chế kiểm soát thị trường lỏng lẻo của các cơ quan chức năng làm
cho thị trường gas lậu lộng hành.
 Không kiểm soát được 1 cách chặt chẽ việc tăng giá của các công ty
xăng dầu.
 Các công ty chưa có 1 hệ thống phân phối tốt và điều kiện kinh
doanh xăng dầu của cơ quan nhà nước không có chế tài hữu hiệu hay quy định
về hệ thống phân phối này.
 Cơ quan chức năng và công ty để mặc cho các đại lý niêm yết giá

làm giá không theo quy luật cung cầu.
 Đội ngũ nhân viên thiếu hiểu biết về gas và an toàn gas làm cho
người sử dụng gas luôn phải ở mức độ nguy hiểm cao.
III. BÀI TOÁN KHÓ CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG.
Tốc độ bùng nổ dân số và việc đô thị hóa ngày càng nhanh làm cho
dân số Việt Nam tăng môt cách chóng mặt và không có phân bố 1 cách hợp lý.
Càng nhiều người thì nhu cầu và cầu về sự dụng hàng hóa càng lớn. Gas cũng
không thoát khỏi quy luật ấy, theo các chuyên gia dự đoán trên thế giới các
nước chưa có 1 nguồn năng lượng mới như điện hạt nhân, các nguồn năng
lượng thay thế khác thì việc phụ thuộc vào thị trường năng lượng thế giới qua
cơ chế nhập khẩu với mang 1 vai trò vô cùng to lớn. Việt Nam ta cũng thế.
3/2012 giá gas tăng liên tiếp với động thái quen thuộc tăng thật mạnh giảm thật
chậm. Gánh nặng đổ lên vai toàn bộ người tiêu dùng. Thông qua các phương
tiện thông tin đại chúng như báo chí, báo mạng, truyền thông ta biết được rằng
người tiêu dụng đang phải cắn răng mà chịu đựng việc tăng giá này.
Trong khi thu nhập vẫn chưa có sự thay đổi lớn, việc tăng giá gas là 1
cú shock với nền kinh tế tại thời điểm hiện tại. Có thể nó là 1 biện pháp cần và
hợp lý để đảm bảo những quy luật kinh tế nào đó nhưng rõ ràng nó đang làm
cho những thượng đế đang ngao ngán. Nếu xem việc tăng giá 130.000 đồng/1
bình có thể cũng chỉ là việc giảm cho 1 số chi tiêu khác để đảm bảo những nhu
cầu thiết yếu là sinh hoạt. Nhưng nên nhớ kinh tế là trò chơi của số đông với
những domino tác động. Việc giá gas và giá xăng dầu tăng, hay nói chính xác
hơn là nguồn năng lượng đang tăng làm cho các domino còn lại cũng rục rịch
tăng theo. Ai chịu? Ai phải khó khăn? Rõ ràng đó là những người nghèo, mức
thu nhập thấp. Hãy tưởng tượng 1 hình tượng sau: do tiết kiệm mà 1 người thợ
sơn đã không sơn những góc tường khuất vì chủ nhà chỉ cho 1 lượng sơn như
thế, khí giá sơn tăng tiếp người chủ nhà lại kêu giảm đi lượng sơn ở nhà vệ
sinh, ở nhiều nơi khác. Khi đó người thợ sơn đã sơn nhà xong và thật sự nhận
thấy chẳng đủ sơn để sơn 1 chỗ nào nếu như giá sơn cứ tăng. Câu chuyện trên
cho chúng ta thấy rằng việc tăng giá của gas nói riêng và các mặt hàng nói

chung sẽ dẫn tới túi tiền của người tiêu dùng sẽ cạn kiệt dần và dẫn tới chẳng ai
đáp ứng được nhu cầu của mình. Gas dùng để nấu nướng khi giá tăng người
tiêu dùng không thể không xài nhưng tiết kiệm hơn. Người tiêu dùng đang như
một người bốc vác nặng nề những gánh nặng giá cả từ các mặt hàng như gas
đem tới. Ảnh hưởng về gas dễ nhìn nhất đó là việc nấu nướng sẽ phải cân đo,
đo đếm kỹ càng hơn. Việc giảm này nhỏ từ người tiêu dùng vừa gây phiền toái
trong cuộc sống vừa ảnh hưởng nặng nề tới thị trường.











P
P
0
Q
0
Q
Q
D
P
P
0
Q

0

Q
S
Q
Đường cầu về gas có độ dốc
lớn vì gas là mặt hàng thiết
yếu nên độ co giãn theo giá
của gas là không nhiều.
CHƯƠNG 4: QUAN HỆ CUNG CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG GAS
.










Đường cung về gas













Đường cầu về gas


P
P
0
Q
0

Q
S
Q
Q
D
E
0
P
P
0
Q
0

Q
S
Q
Q

D1
E
0
Q
1
P
1
E
1
Q
D2











Mô hình cung-cầu về thị trường Gas
I. TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ TĂNG VỚI THỊ TRƯỜNG GAS












Với việc giá gas tại thời điểm A nào đó hay chính xác hơn là trước
khi có sự tăng giá đột biến này thì thị trường đang ở 1 điểm cân bằng về lượng
cung và lượng cầu. Đó gọi là điểm cân bằng E
0.
Đây chỉ là một điểm cân bằng
so với thời điểm giá gas tăng vì chúng ta không xét tới các diễn biến thị trường
P
1
P
0
Q
0
Q
1
Q
S1
Q
S0
Q
D
E
0
E
1
trước thời điểm A này. Sau khi giá tăng thì trong ngắn hạn người tiêu dùng sẽ

không giảm ngay được nhưng cơ bản sẽ có sự thay đổi làm cho nhu cầu của họ
giảm xuống và ảnh hưởng đến thị trường. P tăng làm cầu giảm, theo lý thuyết
thì điểm cân bằng sẽ di chuyển dọc trên đường cầu. Và kết hợp việc P đầu vào
tăng là P tăng như thế đường cung Q
D1
sẽ dịch chuyển sang điểm cân bằng mới
và cắt đường cầu E
1
. Chiếu xuống đường Q ta thấy Q giảm. Rất phù hợp quy
luật cung cầu. Mặt khác nguyên nhân thúc đẩy việc các công ty tăng giá cũng
được thấy được phần nào đó chính là doanh thu và lợi nhuận của việc tăng giá
này sẽ làm cho người cung có được lợi ích trước mắt. Do đây là mặt hàng thiết
yếu nên việc thay đổi Q là không lớn trong ngắn hạn. Tăng giá với một tỉ lệ lớn
như thế sẽ làm doanh thu của các công ty tăng lên rất nhiều. Được minh họa
bằng công thức sau: doanh thu
1
=P
x
Q. mà %P tăng lớn hơn %Q giảm như vậy
doanh thu
2
sẽ lớn hơn. Đấy chính là mục đích mà bên cung đẩy giá lên cao.
Nhưng việc cầu giảm sẽ làm cung giảm nhưng giảm bao nhiêu? Ta có
thể thấy rằng giới hạn tiết kiệm chính là câu trả lời cho vấn đề này. Người tiêu
dùng chỉ có thể giảm đến mức X nào đó chứ không thể hơn nữa và dần thích
ứng với việc giá tăng này. Khi đó thị trường sẽ lại cân bằng và ổn định.
Mặt khác việc tăng giá này mà quá mức chịu đựng và ảnh hưởng của
đường ngân sách sẽ làm cho thị trường về các nhiên liệu khác gây ảnh hưởng
thị trường.
II. NHU CẦU DÙNG GAS TĂNG







P
0
P
1
Q
S0
Q
S1
Q
D0
Q
D1
E
1
E
0
Q
1
Q
0
Với tốc độ đô thị hóa càng ngày 1 nhanh thì nhu cầu sử dụng gas
trong sinh hoạt và công nghiệp ngày càng gia tăng. Đó là việc có thêm những
người tiêu dùng mới và họ phải tập dần thói quen xài gas ở các đô thị. Theo Bộ
Công Thương thì năm 2012 nhu cầu sử dụng gas tăng thêm 6%, 7%. Lúc đó

đường cầu sẽ dịch chuyển do quy mô thị trường về gas lúc này đã tăng lên.
Chúng ta giả định người tiêu dùng đã chấp nhận mức giá P
o
là hợp lý và các
yếu tố khác không thay đổi. Việc cầu dich chuyển cắt cung tại một điểm mới
gọi là E
1
và giá thị trường sẽ tăng từ P
0
lên tới P
1
, thúc đẩy nhà sản xuất tăng
lượng bán. Doanh thu thấy rõ được tăng lên do diện tích hình chữ nhật được tạo
với đường chiều vuông góc từ 2 điểm E
0
, E
1
có sự khác nhau với S
hcn
tạo bới E
1
lớn hơn. Đây phù hợp thực tiễn.
III. GAS SẼ ĐƯỢC THAY THẾ?
o Công nghệ
 Khí hóa than
 Khí đá phiến
 Gas sinh học
 Năng lượng mặt trời
Rõ ràng trên thế giới đã có sự thay đổi sự phụ thuộc về gas và Việt
Nam cũng có những khả năng nhất đinh cho việc chuyển đổi này.











Nếu như có cuộc cải cách lớn về năng lượng đốt thì đây là quan hệ
cung cầu có sự thay đổi đến từ cả hai phía. Phía cung sẽ phải cắt giảm nguồn
cung về gas trong khi nhu cầu gas cũng không còn mà sử dụng qua loại nguyên
liệu khác rẻ hơn. Cả hai cung giảm đưa tới việc thị trường gas sẻ thay đổi.
Nhưng rõ ràng đây không phải biện pháp tối ưu nhất vì nó chí từ sự lệ thuộc
này qua sự lệ thuộc khác mà thôi.
o Các loại bếp thay thế: gas và bếp gas là hai hàng hóa không thể
thiếu nhau trong cuộc sống. Nhưng việc giá gas tăng đang làm cho những mặt
hàng khác về bếp như bếp từ, bếp hồng ngoại đang có dấu hiểu đe dọa thị
trường phát triển của gas. Chi phí đầu tư ban đầu trung bình cho các loại máy
này từ 650.00 đồng đến 1.800.000 đồng 1 máy.
Qua tìm hiểu của chúng tôi, và từ một số kỹ sư, chuyên gia có kinh
nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thiết bị điện đều thừa nhận nấu bếp điện từ, bếp
hồng ngoại tiết kiệm nhiệt lượng hơn bếp gas. Bởi, lửa bếp gas dưới đáy nồi,
ngoài lượng nhiệt tác động làm chin thức ăn hay nước, còn có một lượng nhiệt
thất thoát ra xung quanh. Còn đối với bếp từ, bếp hồng ngoại, nhiệt tập trung
hoàn toàn vào thức ăn không có sự thất thoát nhiệt. 1kg gas tương đương với
khoảng 13 kWh điện. Như vậy, với giá điện áp dụng cho hộ gia đình hiện tại thì
mức chi phí chưa đến 26.000 đồng. Trong khi đó, giá 1kg gas hiện tại khoảng
38.000 đồng – 39.000 đồng. Trong khi đó, theo tính toán của Th.S Nguyễn

Xuân Cường (Đại học Bách Khoa TP.HCM), 1kg gas hóa lỏng tương đương
khoảng 13,38 kWh điện. Bằng cách tính một bài toán nhỏ, khi đun 1 lít nước từ
25 độ C lên đến 100 độ C của Th.S Cường, khi dùng bếp gas (hiệu suất 50%)
sẽ tiêu tốn 13,1 g gas, nên chi phí ở mức 510 đồng. Còn nếu đun cùng lượng
nước đó với ấm điện (hiệu suất 90%) sẽ tiêu tốn khoảng 200 đồng. Ngoài ra
theo nhiều thông tin thì hiệu xuất sử dụng những loại như bếp từ, bếp hồng

P
P
1
P
0
Q
S1
Q
S0

Q
D
Q
0
Q
1
Q
ngoại lợi hơn nhiều nhưng về mặt khác thì cũng có những khuyết điểm gây khó
chịu đó là Bếp điện từ, bếp hồng ngoại chỉ phù hợp với cách nấu nhanh, ngắn,
lượng thức ăn ít, còn bếp gas vẫn phù hợp với cách nấu số lượng nhiều, thời
gian dài hơn.
Rõ ràng quan điểm là như thế nhưng nếu so với thực tế thì theo kinh
nghiệm, khảo sát thì ta biết được rằng: bếp từ đã và đang đi vào các hộ gia

đình. Nhiều gia đình đang sử dụng xen kẽ bếp gas và bếp từ. Việc xen kẽ này
theo khảo sát thì thật sự đối với họ và người sản xuất cũng rất đáng quan tâm.
Bình gas được sử dụng lâu hơn việc dùng xen kẻ này và bếp từ, hồng ngoại
cũng giúp nấu nướng nhanh và thuận tiện hơn.
Ngoài ra ở các vùng nông thôn còn sử dụng thêm các loại chất đốt
khác như than tổ ong, cũi, rơm, hay gas sinh học, hay các loại bếp năng lượng
mặt trời. Nhưng cái yếu tố giá thực tế, cũng như yếu tố môi trường đang làm
cho bếp gas và gas vẫn có 1 chỗ đứng của nó. Chẳng hạn như: than có thể rẻ
nhưng gây hại cho môi trường, không thuận tiện, cũi thì không rẻ chút nào,
theo một số nguồn thông tin khảo sát thì giá cũi khoảng 5 triệu VNĐ cho tầm 2
3 tháng sử dụng. Rõ ràng khi chưa có 1 bước tiến về năng lượng trên toàn thế
giới thì gas vẫn là 1 mặt hàng thiết yếu không thể thay thế trong 1 sớm 1 chiều.










Với các phân tích ở trên ta thấy rằng việc gas được thay thế làm cho
cầu về gas sẽ giảm làm giá giảm. Đây chính là 1 khả năng có thể xảy ra đáng
báo động với thị trường. Việc giảm về gas làm giảm giá gas nhưng lại thật sự
lai làm mất cân bằng năng lượng. Với các yếu tố này làm cho nhu cầu về gas
giảm mạnh. Và lúc đó thị trường gas không còn là miếng bánh ngọt như ngày
nào. Giá giảm, Q giảm. Thị trường gas sẽ phải chia sẻ người tiêu dùng.
IV. MỘT SỐ KHÁC ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG
o Kinh tế

Thu nhập việc các mặt hàng tăng liên tục về giá làm cho người tiêu
dùng càng ngày càng có tùi tiền eo hẹp. Giá gas có thể tăng nhưng việc tăng
chóng mặt như thế sẽ làm cho nền kinh tế ngợp. Chưa kể việc lạm phát ở mức
cao như hiện nay làm cho thu nhập bình quân bị mất cân đối. Chỉ cần xét tới
năm 2011 thì lương trung bình sau khi quy đổi là 2.100.000 đồng/ năm. Quá eo
hẹp cho 1 nền kinh tế đang tăng giá vùn vụt. Gas có thể là nhỏ nhưng như đã
nói ván bài domino sẽ làm cho túi tiền người tiêu dùng quá eo hẹp và việc tiết
kiệm sẽ làm ảnh hưởng đến thị trường.
Năm
Thu nhập bình quân (USD)
Tỉ lệ lạm phát (%)
2007
835
12,6
2008
1027
8,1
2009
1050
6,52
2010
1160
11,75
2011
1300
18,1

Từ thu nhập này chúng ta sẽ làm quen khái niệm “mặt bằng giá mới”
với việc tiền mất giá thì các mặt hàng thay nhau tăng giá nên việc gas tăng do

×