A. LÝ THUYẾT.
I. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN.
1. Khái niệm hàng tồn kho.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 – Hàng tồn kho, quy định hàng tồn
kho là tài sản:
- Được giữu để bán trong kỳ sản xuất, kỳ kinh doanh bình thường.
- Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh giở dang.
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất
kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
Hàng tồn kho là bộ phận của tài sản ngắn hạn và chiến tỷ trọng lớn xó vai trò
quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy: Hàng tồn kho trong doanh nghiệp là một bộ phận của tài sản ngắn hạn
dự trữ cho sản xuất, lưu thông hoặc đang trong quá trình sản xuất chế tạo ở doanh
nghiệp.
2. Khái niệm chi phí.
Chi phí trong doanh nghiệp thương mại là biểu hiện về giá trị của toàn bộ
những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa của doanh nghiệp nhằm tạo ra
doanh thu và thu nhập khác của doanh nghiệp trong thời kỳ nhất định.
Hay chi phí của doanh nghiệp thương mại bao gồm toàn bộ các khoản chi phí
trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp và
được bù đắp bằng doanh thu và thu nhập khác trong kỳ.
3. Khái niệm tồn kho dự trữ
Tồn kho dự trữ trong doanh nghiệp là những tài sản doanh nghiệp lưu giữ để
sản xuất hoặc bán ra sau này.
Trong các doanh nghiệp tồn kho dự trữ bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu dự trữ
sản xuất, sản phẩm dở dang, thành phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ.
II. QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO.
1. Khái niệm quản trị hàng tồn kho.
Quản trị hàng tồn kho là quản trị quá trình bảo đảm mức tồn kho tối ưu về
nguồn lực đáp ứng kịp thời nhu cần sản xuất, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng và
giảm tối đa chi phí tồn kho cho doanh nghiệp.
1
2. Chức năng của quản trị hàng tồn kho.
- Đáp ứng đầy đủ nhu cầu , chính xác các yêu cầu sản xuất về nguyên vật liệu.
- Bảo đảm nguồn tồn kho để quá trình sản xuất diễn ra liên tục, hiệu quả thông
qua việc tạo nguồn tồn kho tối ưu.
- Ngăn ngừa khả năng cạn kiệt nguồn lực sản xuất vì các lý do bất khả kháng
- Ngăn ngừa những biến động bất thường lên giá thành sản phẩm (tính trữ, đề
phòng giảm giá)
- Giảm tối đa chi phí sản xuất thông qua việc tối ưu hóa chi phí tồn kho.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho dự trữ.
- Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu, hàng hóa của doanh nghiệp
thường bao gồm: dự trữ thường xuyên và dự trữ bảo hiểm, dự trữ thời vụ.
- Khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường.
- Thời gian vận chuyển thường hàng tử nhà cung ứng đến doanh nghiệp.
- Xu hướng biến động giá cả hàng hóa , nguyên vật liệu.
- Độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm.
- Trình độ tổ chức sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
- Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm…
- Lượng hàng hóa đặt là bao nhiêu để chi phí tồn kho là nhỏ nhất.
- Vào thời điểm nào thì bắt đầu đặt hàng.
4. Các loại chi phí tồn kho.
Chi phí hàng tồn kho có liên quan trực tiếp đến giá vốn của hàng bán. Bởi vậy
các quyết định tốt liên quan đến khối lượng hàng hóa mua vào và quản lý hàng tồn kho
dự trữ cho phép doanh nghiệp tiết kiên chi phí, tăng thu nhập.
Các chi phí gắn liền với hàng hóa tồn kho bao gồm:
- Chi phí đặt hàng: bao gồm chi phí liên quan đến việc chuẩn bị và phát hành
đơn đặt hàng như chi phí giao dịch, quản lý, kiểm tra và thanh toán.
- Chí phí lưu kho ( hay chi phí bảo quản): chi phí này xuất hiện khi doanh
nghiệp lưu giữ hàng để bán, bao gồm chi phí đóng gói hàng hóa, chi phí bốc
xếp hàng hóa vào kho, chi phí hao hụt, hư hỏng hàng hóa, lãi vay…
Các chi phí khác:
2
- Chi phí giảm doanh thu do hết hàng: là một loại chi phí cơ hội do doanh
nghiệp hết một loại hàng hóa nào đó mà khách hàng có nhu cầu.
- Chi phí mất uy tín với khách hàng: là một loại chi phí cơ hội và được xác định
căn cứ vào khoản thu nhập dự báo sẽ thu được từ việc bán hàng trong tương
lai bị mất đi do viêc mất uy tín với khách hàng vì việc hết hàng gây ra.
- Chi phí gián đoạn sản xuất.
5. Mô hình đặt hàng hiệu quả (EOQ)
Mô hình EOQ là một mô hình quả trị hàng tồn kho mang tính định lượng, có
thể sử dụng nó để tìm mức tồn kho tối ưu cho doanh ngiệp.
Yếu tố quyết định trong quản trị hàng tồn kho là dự trữ chính xác khối lượng
các loại hàng hóa cần dự trữ trong kỳ nghiên cứu thường là một năm.
Sau khi đã có số liệu dự báo chính xác mức dự trữ hàng năm, doanh nghiệp có
thể xác định số lần đặt hàng trong năm và khối lượng hàng hóa trong mỗi lần đặt hàng.
Mục đích của những tính toán này là tìm được cơ cấu tồn kho có tổng chi phí năm ở
mức tối thiểu.
Vấn đề quan trọng của quản lý hàng tồn kho là quyết định cần đặt mua bao nhiêu
đối với một loại hàng nhất định. Mô hình đặt hàng hiệu quả (EOQ) xác định số lượng
hàng mua tối ưu trong mỗi lần đặt hàng để dự trữ. Mô hình này giả thiết rằng:
- Lượng hàng mua trong mỗi lần đặt hàng là như nhau.
- Nhu cầu, chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản là xác định. Thời gian mua hàng
– thời gian từ khi đặt một đơn hàng tới khi nhận được đơn hàng cũng là xác
định.
- Chi phí mua mỗi đơn vị không bị ảnh hưởng bởi số lượng được đặt. Giả thiết
này làm cho chi phí mua hàng sẽ không ảnh hưởng đến mô hình EOQ bởi vì
chi phí mua hàng của tất cả các hàng hóa mua vào sẽ như nhau bất kể quy mô
đơn hàng với số lượng hàng đặt là bao nhiêu.
- Không xảy ra hiện tượng hết hàng: một lý do biện hộ cho giả thiết này là chỗ
chi phí cho một lần hết hàng là quá đắt . Chúng ta phải luôn luôn duy trì một
lượng hàng tồn kho thích hợp đảm bảo hiện tượng hết hàng không xảy ra.
Với những giả thiết này, phân tích EOQ bỏ qua các chi phí cơ hội như chi phí
giảm doanh thu do hết hàng, chi phí mất uy tín với khách hàng, chi phí gián đoạn sản
xuất…
3
Để xác định chúng ta phải tối thiểu hóa chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản
Tổng chi phí = Tổng chi phí + Tổng chi phí
tồn kho đặt hàng bảo quản
= (D/EOQ)* P + (EOQ/2)*C
Như vậy theo lý thuyết về mô hình số lượng hàng đặt có hiệu quả thì:
EOQ =
2 /DP C
Trong đó:
EOQ: số lượng hàng đặt có hiệu quả
D: tổng nhu cầu số lượng 1 loại sản phẩm cho một khoảng thời gian nhất
định
P: chi phí cho mỗi lần đặt hàng
C: chi phí bảo quản trên một đơn vị hàng tồn kho
Xác định thời điểm đặt hàng lại
Quyết định quan trọng thứ 2 liên quan đến quản trị hàng tồn kho là vấn đề khi
nào thì đặt hàng. Điểm tái đặt hàng là chỉ tiêu phản ánh mức hàng tối thiểu còn lại
trong kho để khởi phát một yêu cầu đặt hàng mới. Điểm tái đặt hàng được tính toán
đơn giản nhất khi cả nhu cầu và thời gian mua hàng là xác định.
Điểm tái = Số lượng hàng bán * Thời gian
đặt hàng trong một đơn vị thời gian mua hàng
Lượng dự trữ an toàn
Giả thiết rằng nhu cầu và thời gian là xác định. Khi cửa hàng bán lẻ không có
sự ổn định về nhu cầu và thời gian mua hàng hoặc số lượng hàng mà người cung cấp
có thể đáp ứng, họ thường phải duy trì một mức dự trữ an toàn.
Dự trữ an toàn là mức tồn kho được dự trữ ở mọi thời điểm ngya cả khi lượng
hàng tồn kho đã được xác định theo mô hình EOQ. Nó được sử dụng như là một lớp
đệm chống lại sự tăng bất thường của nhu cầu, hay thời gian mua hàng, hoặc tình trạng
không sẵn sàng của nhà các nhà cung ứng.
4
B. VẬN DỤNG
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY BÁNH KẸO
Tên doanh nghiệp:
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN
THỰC PHẨM BÁNH KẸO
SBT //"SỐ CŨ: 0303000265 DO
PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH
- SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TỈNH HÀ TÂY CẤP NGÀY
01/04/2005"
Tên tiếng anh: CONFECTIONARY FOODSTUFF
PROCESSING JOINT STOCK
COMPANY
Tên viết tắt: C.F.PRO.,JSC
Loại hình: Công ty cổ phần
Địa chỉ: Xóm Thắng Lợi, xã La Phù - Hoài Đức
- Ha Noi City – Vietnam
Số điện thoại: +84 (4) 33845399
Số đăng ký: 0103038192
Ngày thành lập: 30/10/2009
Người đại diện: TẠ TƯƠNG CHIẾN
Ngành nghề kinh doanh: Bánh, mứt, kẹo – Sản xuất & Buôn bán
Tọa lạc trên khu đất rộng 5000m2, ở vị trí thuận lợi thuộc khu công nghiệp
Trường An – Ba La – Hà Đông – Hà Nội, và với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 2 tỷ
đồng; Công ty Cổ phần chế biến Thực phẩm bánh kẹo SBT đã vượt qua những truân
chuyên, từng bước vươn lên gặt hái những thành công, góp phần tích cực vào công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà.
Chân thành, thẳng thắn, cởi mở là cảm nhận đầu tiên khi tiếp chuyện với ban lãnh
đạo công ty: Anh Tạ Công Quang – Chủ tịch HĐQT và anh Tạ Tương Chiến – Giám
đốc Công ty Cổ phần chế biến Thực phẩm bánh kẹo SBT. Khởi nghiệp từ cơ sở sản
xuất bánh kẹo nhỏ lẻ trên địa bàn xã La Phù với sản phẩm chính là bánh quy bình dân
và bánh quy đồng tiền nhằm phục vụ nhu cầu của những người lao động có thu nhập
hạn chế.
Mục tiêu giới thiệu sản phẩm và quảng bá thương hiệu, ngay từ những ngày đầu, Ban
lãnh đạo Cty đã tâp trung đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm
hàng hóa để tạo được uy tín với thị trường trên cả nước. Mỗi năm 2 lần, công ty tạo
5
điều kiện cho cán bộ công nhân viên được tham gia khóa tập huấn VSATTP, nhằm
trang bị vốn kiến thức nhất định cho nhân viên trước khi tham gia sản xuất.
Công ty là doanh nghiệp tiêu biểu trong quy trình thực hiện nghiêm ngặt chính
sách an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định hiện hành. Ngoài việc tuân thủ đầy đủ
các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và được chứng nhận đầy đủ bởi các cơ
quan chức năng, Công ty đã xây dựng 1 quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm chặt
chẽ, từ khâu thu mua nguyên vật liệu, lựa chọn nguồn nguyên liệu sạch, tiếp đến là áp
dụng các quy trình chuẩn để sản xuất như máy nướng bánh, quy trình đóng gói sản
phẩm và kiểm soát chất lượng sản phẩm….Ngoài ra, công ty thường xuyên giám sát,
kiểm tra chọn mẫu chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn của Cục Vệ sinh an toàn thực
phẩm, việc thực hiện lấy mẫu kiểm tra được diễn ra theo từng ca sản xuất hàng ngày.
Các nhãn hiệu sản phẩm của Công ty đã được đăng ký bản quyền đầy đủ tại Cục sở
hữu trí tuệ.
Tốc độ tăng trưởng doanh số bình quân hàng năm đạt 60%-70% so với năm trước.
Hiện tại, Công ty đang triển khai hệ thống nhà phân phối khu vực miền Bắc, miền
Trung và miền Nam. Dù công ty còn nhỏ lẻ, nhưng các sản phẩm của Công ty đang
được giới thiệu và tiêu thụ tới từng địa bàn dân cư trên 63 tỉnh thành cả nước.
Không bằng lòng trước những thành công đã đạt được, SBT đang xác định cho mình
những mục tiêu phải vươn tới trên cơ sở phát huy hiệu quả những sản xuất kinh doanh
vốn có. Với phương châm "Cung cấp những sản phẩm tốt nhất cho người tiêu
dùng, mang lại hương vị đảm bảo nhất cho cuộc sống", sản phẩm của Công ty đang
trở thành một phần không thể thiếu hàng ngày của người tiêu dùng Việt Nam. `
II. PHÂN TÍCH
* Bảng số liệu
2.1. Xác định lượng hàng đặt tối ưu
Từ bảng số liệu trên ta có:
Lượng hàng cần nhập: D = 9 542 (túi)
Chi phí bảo quản: 25% đơn giá
Giá mua 1 túi kẹo: 57 000 (vnđ) C = 25% . 57 000 = 14 250 (vnđ)
Chi phí một lần đặt hàng: P = 1 500 000 (vnđ)
Theo lý thuyết về mô hình số lượng đặt hàng hiệu quả thì:
EOQ =
C
DP2
=
1417
14250
1500000.9542.2
≈
(túi)
6
Số lần đặt hàng tối ưu =
7,6
1417
9542
=
(lần)
Như vậy, công ty nên đặt 1417 túi hàng để tối thiểu tổng chi phí dự trữ, khi đó tổng chi
phí tồn kho mỗi năm là:
TCP =
2019704214250.
2
1417
1500000.
1417
9542
≈+
(vnđ)
Trên thực tế: công ty đã thực hiện 6 lần nhập hàng. Với những số liệu cụ thể ta tính
được chi phí bảo quản của công ty như sau:
TCP
tt
= 6.1500000 +
2033112514250.
2.6
350016202403752923515
≈
+++++
(vnđ)
Phương án công ty đang thực thi khá hiểu quả.
2.2 Xác định thời điểm tái đặt hàng
Thời gian từ khi đặt túi kẹo đến khi túi kẹo về kho là 5 ngày. Khi đó thời điểm tái đặt
hàng được tính toán như sau:
Điểm tái đặt hàng =
1305.
360
9307
≈
(túi)
Vậy khi trong kho còn 130 (túi) thì cần tiến hành đặt đơn hàng tiếp theo.
2.3 Xác định lượng dự trữ an toàn
Mức dự trữ TB trong thời gian mua hàng (5 ngày) là
1305.
365
9542
≈
túi
Giá bán 1 túi kẹo là 65 000 vnđ chi phí hết hàng là 65 000 vnđ
Giả sử các dự báo mức nhu cầu trong khoảng thời gian 5 ngày của cửa hàng như sau:
Tổng cầu 5 ngày 100 110 120 130 140 150 160
Xác suất 0.05 0.1 0.15 0.4 0.15 0.1 0.05
7
Ta có: Bảng phân tích chi phí hết hàng và chi phí bảo quản
Mức
DT
an
toàn
NC
dẫn
đến
hết
hàng
Số
hàng
thiếu
Xác
suất
hết
hàng
Chi phí hết
hàng
Số
đơn
đặt
hàng
1năm
Chi phí hết
hàng dự kiến
Chi phí bảo
quản
Tổng chi
phí
1 2 3=2-1 4 5=3x65000 6 7=4x5x6 8=1x14250 9=7+8
0
10
20
140
150
160
150
160
160
10
20
30
10
20
10
0.15
0.1
0.05
0.1
0.05
0.05
650 000
1 300 000
1 950 000
650 000
1 300 000
650 000
6.7
6.7
6.7
6.7
6.7
6.7
653 250
871 000
653 250
2 177 500
435 500
435 500
871 000
217 750
0
142 500
285 000
2 177 500
1 013 500
502 750
Từ bảng phân tích trên ta thấy tổng chi phí hết hàng và bảo quản nhỏ nhất là 502 750
vnđ khi duy trì một mức dự trữ an toàn là (20) túi. Như vậy trong ví dụ về công ty
bánh kẹo trên, theo mô hình EOQ = 1400 (túi) thì điểm tái đặt hàng khi tính tới cả dự
trữ an toàn sẽ là 150 (túi).
8
Mục lục
9