Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

lợi nhuận và các biện pháp làm tăng lợi nhuận tại công ty cung ứng và dịch vụ hàng không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.44 KB, 36 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong kinh doanh vốn là yếu tố quan trọng. Vì vậy, các doanh nghiệp muốn
phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh thì phải huy động vốn ở nhiều nguồn khác
nhau. Trong nền kinh tế thị trường, vốn đóng vai trò quan trọng trong quá trình
cạnh tranh làm giảm chi phí lưu thông và đẩy nhanh qúa trình tái sản xuất. Vì
vậy, vốn có vai trò thúc đẩy việc tồn tại và phát triển các doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, để tồn tại phải thích ứng và phát triển với
thị trường các doanh nghiệp không còn cách nào khác là tìm cho mình một mục
tiêu là kinh doanh có hiệu quả và đạt lợi nhuận cao với chi phí bỏ ra nhỏ nhất.
Lợi nhuận là cái đích cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Nó là đòn bảy, động lực để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Mục
tiêu lợi nhuận trở thành bài toán khó khiến cho các doanh nghiệp luôn phải
nghiên cứu tìm tòi làm sao làm ra nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, để tồn tại và
phát triển các doanh nghiệp lại có những cách giải khác nhau và mỗi cách giải
chung quy lại sẽ chỉ có một đáp án duy nhất một là doanh nghiệp tiếp tục tồn
tại và phát triển, hai là sẽ bị phá sản.
Việc nghiên cứu về lợi nhuận sẽ giúp chúng ta, đặc biệt là các nhà tài
chính doanh nghiệp có một cái nhìn toàn diện hơn về các hoạt động như quản
trị kinh doanh và đặc biệt là quản trị tài chính sao cho đồng vốn bỏ ra đem lại
nhiều lợi nhuận nhất. Chính vì vậy, trong thời gian qua, xung quanh vấn đề này
có rất nhiều ý kiến đóng góp, nhưng cho tới nay vẫn còn một số tồn tại, đòi hỏi
cần phải tiếp tục tìm kiếm phương pháp hoàn thiện.
Qua thời gian thực tập, tìm hiểu và nghiên cứu về thực trạng sản xuất kinh
doanh của công ty, em đã lựa chọn đề tài : “Lợi nhuận và các biện pháp làm
tăng lợi nhuận tại Công ty cung ứng và dịch vụ hàng không” làm chuyên
đề luận văn tốt nghiệp của mình.
Nội dung luận văn tốt nghiệp gồm 3 chương :
Chương I : Cơ sở lý luận chung về lợi nhuận và một số biện pháp góp
phần nâng cao lợi nhuận trong các doanh nghiệp.
Chương II : Thực trạng về lợi nhuận của Công ty cung ứng và dịch vụ
hàng không.


Chương III : Những nhận xét, đánh giá và giải pháp tăng lợi nhuận của
Công ty.
Vì kinh nghiệm thực tế còn non yếu nên chuyên đề này không tránh khỏi
nhiều sai sót. Em kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo tận tình của các thầy,
cô giáo để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
1
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP
GÓP PHẦN NÂNG CAO LỢI NHUẬN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP.
I. LỢI NHUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA LỢI NHUẬN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG :
1. Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường :
1.1. Khái niệm về Doanh nghiệp :
- Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có thể được hiểu là một tổ
chức kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời. Vì vậy, Doanh nghiệp là tổ chức
kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh
nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhận, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp và mục tiêu
tăng trưởng, phát triển.
- Nước ta hiện nay có các loại hình doanh nghiệp sau :
+ Dựa vào hình thức sở hữu về tài sản và vốn của doanh nghiệp được chia
thành :
Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công
ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Dựa vào mục đích kinh doanh thì doanh nghiệp hoạt động chủ yếu
nhằm thu lợi nhuận. Vì lợi nhuận thu được sẽ là yếu tố quan trọng nhất, quyết
định phương hướng và cách thức bỏ vốn của doanh nghiệp.
1.2. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường:
Trong nền kinh tế thị trường, do các quan hệ cung cầu về hàng hoá, dịch

vụ, sức lao động, vốn, thông tin được phát triển rất mạnh, nên các loại hình
doanh nghiệp cũng trở nên hết sức phong phú. Vì vậy, ở nước ta tồn tại rất
nhiều loại hình kinh tế thuộc các thành phần kinh tế khác nhau và hoạt động
kinh doanh là một hoạt động đặc thù của doanh nghiệp bao gồm :
+ Chiến lược đầu tư; nguồn vốn đầu tư cho kinh doanh.
2
+ Các doanh nghiệp đều là các tổ chức kinh tế tự chủ về sản xuất kinh
doanh và tự chủ về hoạt động tài chính.
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp luôn chịu sự tác
động, chi phối một cách bình đẳng bởi các quy luật của kinh tế thị trường như :
Quy luật cung cầu, quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh.
+ Kinh tế thị trường vừa là thời cơ vừa là nguy cơ đối với mọi doanh
nghiệp.
+ Phân tích, đánh giá, kiểm tra các hoạt động tài chính để đảm bảo trạng
thái cân bằng tài chính.
Các hoạt động trên nhằm đạt tới mục tiêu lợi nhuận cao nhất, sản xuất
kinh doanh không ngừng tăng và ngày một phát triển.
2. Lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận:
2.1. Lợi nhuận:
2.1.1. Nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận :
- Trong các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp thì lợi nhuận là mục tiêu
kinh tế được đặt lên hàng đầu, mà doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển
được thì hoạt động kinh doanh phải có lợi nhuận. Vì lợi nhuận là yếu tố rất
quan trọng chi phối sự phát triển và mở rộng thị trường. Lợi nhuận cũng là
động lực thúc đẩy các nhà kinh doanh tham gia vào thị trường để thu được
mức lợi nhuận cao nhất. Bên cạnh đó, để cung cấp hàng hoá, dịch vụ phù hợp
với nhu cầu của thị trường, các doanh nghiệp phải bỏ tiền vốn ra để đầu tư,
mua tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu, trả lương cho công nhân viên, chi phí
thuê đất đai Do đó khi tiêu thụ hàng hoá, doanh nghiệp phải đảm bảo thu
nhập bù đắp được chi phí bỏ ra và có lợi nhuận để có thể đầu tư sản xuất kinh

doanh được mở rộng hơn nữa.
- Theo quan điểm của chử nghĩa trọng thương : Lợi nhuận chỉ ra đời cùng
với sự ra đời của tiền tệ. Vì học thuyết của trường phái trọng thương là một
trong những hệ thống tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản ra đời trong
thời kỳ tan rã của phương thức sản xuất phong kiến sang phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa, chuyển từ kinh tế giản đơn sang kinh tế thị trường. Hệ thống
3
kinh tế trọng thương đánh giá cao vai trò của tiền tệ, coi tiền tệ là tiêu chuẩn cơ
bản của của cải, là phương tiện làm tăng khối lượng tiền tệ, họ coi tiền là tiêu
chuẩn giàu có, là phương tiện lưu thông, cất trữ và là phương tiện để thu lợi
nhuận.
- Theo David Ricado : Lợi nhuận là phần giá trị thừa ra ngoài tiền công,
giá trị hàng hoá do người lao động tạo ra luôn lớn hơn số tiền công họ được
trả, phần chênh lệch đó chính là lợi nhuận.
- Theo Các Mác : Lợi nhuận là số tiền nhà tư bản thu được nhiều hơn so
với chi phí tư bản bỏ ra.
- Theo Adam Smith : Lợi nhuận là khoản khấu trừ vào giá trị sản phẩm
người lao động tạo ra.
Đứng dưới góc độ tài chính thì lợi nhuận là phần chênh lệch giữa thu
nhập và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được thu nhập đó cho một
thời kỳ. Với khoản thu nhập này doanh nghiệp tiến hành bù đắp các khoản chi
phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh như : chi phí
nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí
tiêu thụ sản phẩm, chi phí quản lý nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất
kinh doanh tiếp diễn bình thường. Phần thu nhập còn lại sau khi đã bù đắp các
khoản chi phí chính là lợi nhuận. Thực chất lợi nhuận phản ánh phần giá trị
thặng dư vượt quá phần giá trị tất yếu mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Như vậy ta có thể xác định được công thức tổng quát của lợi nhuận trong
các doanh nghiệp.

Lợi nhuận = Thu nhập – Chi phí
2.1.2. Nội dung về lợi nhuận doanh nghiệp.
- Lợi nhuận hoạt động kinh doanh: Là số lợi nhuận thu được từ hoạt động
kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận từ các hoạt động khác: Là số lợi nhuận doanh nghiệp có thể
thu được từ hoạt động tài chính hay hoạt động bất thường ở trong kỳ.
4
2.2. Vai trò của lợi nhuận đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Lợi nhuận là mục tiêu quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Lợi nhuận quyết định sự tồn tại, phát triển của doanh
nghiệp. Vai trò quan trọng của lợi nhuận được thể hiện ở các mặt sau:
+ Lợi nhuận là các chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh toàn bộ hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp phấn
đấu cải tiến quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ làm cho giá thành
hay chi phí hạ thấp thì lợi nhuận sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu giá thành hay chi
phí tăng lên sẽ làm cho lợi nhuận bị giảm xuống. Vì vậy, lợi nhuận là một chỉ
tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
+ Lợi nhuận có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp có lợi nhuận cao là điều kiện quan trọng đảm bảo cho
tình hình tài chính doanh nghiệp luôn được ổn định, tăng trưởng và vững chắc.
+ Lợi nhuận còn là nguồn tích luỹ cơ bản để tái sản xuất mở rộng, là
nguồn vốn rất quan trọng để đầu tư phát triển của doanh nghiệp.
+ Lợi nhuận là nguồn tài chính để doanh nghiệp nộp thuế cho Nhà nước,
tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, là nguồn thu để phát triển kinh tế quốc
dân.
+ Doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận cao sẽ có điều kiện nâng cao thu
nhập, cải thiện đời sông vật chất và tinh thần, đảm bảo các quyền lợi cho người
lao động. Điều này khuyến khích người lao động tích cực làm việc, nâng cao ý
thức trách nhiệm và sự gắn bó của người lao động đối với doanh nghiệp. Nhờ

đó, năng suất lao động được nâng cao, cải tiến kỹ thuật, góp phần tăng hiệu
quả kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp.
II. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP.
Như trên đã nói, lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động
sản xuất kinh doanh. Đó chính là phần chênh lệch giữa thu nhập và chi phí. Lợi
nhuận của doanh nghiệp thu được bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh,
lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận bất thường.
5
1. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh:
Đây là bộ phận lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp thu được từ hoạt
động sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ. Được xác định bằng công thức
sau:
= -
Hoặc có thể được xác định bằng:
Ln = Dt - Gv - Cn - Cq
Trong đó:
Ln: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Gt: Doanh thu thuần
Gv: Giá vốn hàng bán
Cb: Chi phí bán hàng
Cq: Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: là số lợi nhuận trước thuế thu nhập
doanh nghiệp.
- Doanh thu thuần: Là doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ
trong kỳ sau khi đã trừ các khoản giảm trừ doanh thu là giảm giá hàng bán,
hàng bán bị trả lại, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt thì gọi là các khoản
giảm trừ doanh thu.
+ Đối với đơn vị tính thuế theo phương pháp khấu từ thì doanh thu thuần
là doanh thu không bao gồm thuế giá trị gia tăng.
+ Đối với đơn vị tính thuế theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu thuần

là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT (hay còn gọi là doanh thu trong
thuế).
- Giá vốn hàng bán: đối với doanh nghiệp sản xuất là giá thành sản xuất
của khối lượng sản phẩm tiêu thụ; của doanh nghiệp thhương nghiệp kinh
doanh lưu chuyển hàng hoá là trị giá mua của hàng hoá bán ra.
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: các chi phí này phát
sinh trong các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
6
+ Chi phí bán hàng: là các chi phí phục vụ cho việc bán hàng gồm chi phí
nhân viên, chi phí vật liệu, đồ dùng, dụng cụ, khấu hao, chi phí dịch vụ mua
ngoài và chi phí bằng tiền khác…
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các chi phí phục vụ cho việc quản lý
và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, hành chính và điều hành chung
toàn doanh nghiệp…
2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính:
Là số chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động tài chính với chi phí ề hoạt
động tài chính và các khoản thuế gián thu (nếu có). Được xác định bằng công
thức sau:
= - -
Trong đó:
* Doanh thu từ hoạt động tài chính: là khoản chênh lệch giữa các khoản
thu và chi có tính chất nghiệp vụ tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh
như: lợi nhuạn từ hoạt động tham gia góp vốn liên doanh liên kết, lợi nhuận về
hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn và dài hạn, lợi nhuận thu
được từ lãi tiền gửi ngân hàng, lãi cho vay, cho thuê tài sản, lợi nhuận về các
hoạt động đầu tư khác…
* Chi phí về hoạt động tài chính gồm chi phí dự phòng giảm giá đầu tư
chứng khoán; chi phí khác có liên quan đến hoạt động tài chính.
3. Lợi nhuận bất thường:
Là số chênh lệch giữa doanh thu bất thường với chi phí bất thường và

khoản thuế gián thu (nếu có).
= - -
Trong đó:
* Doanh thu bất thường gồm có các khoản thu như: thu về nhượng bán tài
sản cố định, cho thuê tài chính cố định, thanh lý tài sản cố định, thu tiền nộp
phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, các khoản nợ phải thu khó đòi nay đòi
được…
7
* Chi phí bất thường gồm: chi phí thanh lý tài sản cố định, nhượng bán tài
sản cố định, tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế…
Như vậy, tổng hợp lại ta có lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp
và được tính như sau:
= + +
Từ đó, có thể xác định được lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp như
sau:
= -
III. TỶ SUẤT LỢI NHUẬN:
Lợi nhuận phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh,
song bản thân nó chưa nói lên được mối quan hệ giữa quy mô sản xuất, giữa số
lượng vốn bỏ ra với kết quả kinh doanh thu được. Vì vậy cần đánh giá, xem
xét kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu tỷ lệ sau đây:
1.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
= x 100%
Chỉ tiêu này cho biết, khi thực hiện một đồng doanh thu thuần thì doanh
nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất cao càng cao càng tốt.
Qua công thức trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận tăng tỷ lệ thuận với khối
lượng, chất lượng sản phẩm tiêu thụ và tỷ lệ nghịch với giá thành sản xuất sản
phẩm cũng như các khoản chi phí liên quan khác như chi phí bán hàng, chi phí
quản lý doanh nghiệp.
2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh:

= x 100%
Chỉ tiêu này cho thấy mỗi đồng vốn sản xuất kinh doanh bình quân tham
gia vào kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
(Vốn kinh doanh bình quân bao gồm: Vốn lưu động bình quân + Vốn cố
định bình quân).
Chỉ tiêu này thể hiện rõ nhất kế quả công tác quản lý và hiệu quả sử dụng
tài sản của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là thông qua tỷ
suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân mà có kế hoạch đầu tư đổi mới
8
máy móc thiết bị sản xuất, hợp lý hoá quy trình công nghệ, xác định đúng
hướng đầu tư tài sản cố định để tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định, đồng thời
phải tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động, thúc đẩy quá trình sản xuất, tiêu
thụ sản phẩm bằng các biện pháp hợp lý khác nhau.
3. Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành:
= x 100
Chỉ tiêu này cho biết khi bỏ ra một đồng chi phí giá thành thì thu được
bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng cao càng tốt bởi mục tiêu của mỗi
doanh nghiệp là tăng lợi nhuận và hạ giá thành.
4. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:
= x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng nguồn vốn sản xuất kinh doanh thì
mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
IV. CÁC BIỆN PHÁP GÓP PHẦN TĂNG LỢI NHUẬN TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP:
1. Giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm:
- Để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp thì các doanh nghiệp cần quản lý
tốt các chi phí, phấn đấu giảm giá chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Muốn giảm
và quản lý tốt thì doanh nghiệp cần phải:
* Giảm tiêu hao về nguyên vật liệu:
+ Để tiết kiệm cần giảm tỷ lệ hao hụt giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu

trong một đơn vị sản phẩm. Để thực hiện được biện pháp này cần làm tốt công
tác quản lý sử dụng vật liệu như quản lý chặt chẽ trong quá trình thu mua, vận
chuyển và bảo quản đến khi đưa vào sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu phù
hợp với yêu cầu sản xuất…Từ đó giảm tỷ lệ hao hụt xuống mức thấp nhất
nhằm tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu và hạ giá thành sản phẩm.
+ Tổ chức tốt công tác cung ứng vật tư cho phù hợp với kế hoạch sản
xuất, có thể cấp vật tư theo yêu cầu sản xuất.
9
+ Tăng cường kiểm tra và xây dựng các định mức tiêu hao nguyên vật
liệu đối với từng loại sản phẩm, giảm mức thấp nhất tỷ lệ hao hụt nguyên vật
liệu.
* Phấn đấu tăng năng suất lao động:
Tăng năng suất lao động là quá trình thực hiện các biện pháp để tăng năng
lực sản xuất của người lao động để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hay tăng
số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên hoặc giảm
hao phí lao động xã hội cần thiết để chi phí sản xuất ra một sản phẩm giảm
xuống. Vì vậy, năng suất lao động phụ thuộc vào các nhân tố như:
+ Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị để giảm mức tiêu hao lực lượng; phù
hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Nâng cao trình độ tay nghề và luôn có ý thức trách nhiệm cho người lao
động.
+ Vận dụng triệt để năng lực sản xuất của máy móc thiết bị.
* Xây dựng định mức lao động.
* Thực hiện khoán các khoản chi đến từng bộ phận, từng khoản chi phí
một.
2. Lựa chọn, huy động và sử dụng vốn có hiệu quả:
- Tích cực huy động các nguồn vốn chủ sở hữu (tức nguồn vốn tự có của
doanh nghiệp), giảm các khoản vốn vay mà không có hiệu quả, lựa chọn
phương pháp khấu hao tài sản cố định làm sao cho hợp lý.
- Quản lý tốt tài chính doanh nghiệp: Huy động vốn kịp thời, sử dụng vốn

tiết kiệm và có hiệu quả, tránh ứ động vốn, thực hiện phân phối lợi nhuận hợp
lý để hài hoà lợi ích doanh nghiệp, Nhà nước và người lao động.
3. Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm (bán hàng):
Đây là một phương hướng để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi
doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp nhằm hạ giá thành rồi khi khối lượng
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh
nghiệp. Vì vậy, để thực hiện tốt phương hướng này nhằm góp phần tăng lợi
10
nhuận thì doanh nghiệp cần có một số biện pháp thúc đẩy nhanh cả hai quá
trình sản xuất và tiêu thụ. Muốn được đầu tiên phải:
* Nâng cao chất lượng sản phẩm vì chất lượng sản phẩm hàng hoá hay
dịch vụ là mức độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng về những sản phẩm hàng
hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất và cung cấp phù hợp với mục đích của
tiêu dùng.
* Làm tốt công tác Marketing như:
+ Giới thiệu sản phẩm, hoạt động kinh doanh trên các cataloge, brochure,
trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên báo, ti vi, tạp chí…
+ Tham gia hội chợ triển lãm là hình thức mà các doanh nghiệp phải quan
tâm, mở các hội nghị khách hàng.
+ Mở rộng các kênh phân phối bằng cách mở quầy bán lẻ, mở cửa hàng.
+ Đa dạng hoá sản phẩm.
4. Thực hiện chính sách tiêu thụ hợp lý:
Điều kiện thanh toán như nới lỏng điều kiện thanh toán hay lựa chọn các
hình thức thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản, bằng trả góp, trả
chậm…Nhưng nếu lựa chọn phương thức thanh toán nhanh thì có thể thu hồi
vốn và đẩy nhanh vòng quay của vốn mà lại còn tránh bị khách hàng chiếm
dụng vốn và phát sinh nợ phải thu khó đòi.
Những vấn đề nêu trên là một số phương hướng, biện pháp cơ bản nhằm
nâng cao lợi nhuận của các doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp hoạt động
trong cơ chế thị trường buộc phải quan tâm tới việc giảm chi phí, hạ giá thành

sản phẩm. Hạ giá thành sản phẩm là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp thực
hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp có thể hạ giá bán để tiêu thụ và
thu hồi vốn nhanh, đồng thời hạ giá thành là yếu tố quan trọng để tăng lợi
nhuận.
11
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY
CUNG ỨNG VÀ DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CUNG ỨNG
DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG :
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty cung ứng dịch vụ Hàng không là một doanh nghiệp nhà nước trực
thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt nam được thành lập theo quyết định số
1076 QĐ/TCCB-LB ngày 26/05/1981 của Bộ giao thông Vận tải. Trụ sở của
Công ty đặt tại Số 1, ngõ 196 đường Nguyễn Sơn - Khu Sân bay Gia lâm- Hà
nội. Đây là một vị trí hết sức thuận lợi cho việc phát triển hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.
Hoạt động sản xuất ban đầu của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng không là
cung cấp các dịch vụ (chủ yếu là các loại khăn bông, đại lý vé máy bay, đại lý
vận chuyển hàng hóa) cho Hãng Hàng không Quốc Gia Việt nam. Bộ máy
quản lý ban đầu cũng chỉ bao gồm một số phòng ban chuyên đi giao dịch mua
bán các loại khăn nhằm phục vụ hành khách đi máy bay.
Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, với chủ trương mở cửa nền kinh tế
của Nhà nước đã đặt Công ty cung ứng dịch vụ Hàng không trước những thách
thức và cơ hội mới. Cùng với sự chuyển mình của đất nước, ngành Hàng
không nói chung và Công ty cung ứng dịch vụ Hàng không nói riêng cũng phải
tự đổi mới : đổi mới trong quản lý, đổi mới trong lĩnh vực kinh doanh để hoà
nhịp được với sự đổi mới của đất nước. Chính vì vậy mà ngày 19/09/1994
Công ty cung ứng dịch vụ Hàng không được Bộ giao thông vận tải ra quyết
định thành lập lại doanh nghiệp nhà nước số 1507/ QĐ/TCCB-LĐ với tên giao

dịch là AIRSERCO.
Tổng số vốn kinh doanh: 8.262.644.000 đồng.
Trong đó: - Vốn cố định : 2.374.900.000 đ.
- Vốn tự bổ sung : 5.887.744.000 đ.
Diện tích đất được giao: 3.462 m
2
.
12
Theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 100102 ngày 6/10/1994 thì ngành
nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng không là:
- Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu hàng may mặc,dệt, hàng thủ công
mỹ nghệ, hàng dân dụng.
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng.
- Sản xuất kinh doanh hàng giải khát, đồ hộp, ăn uống công cộng.
- Kinh doanh du lịch, đại lý vé máy bay.
Nhưng Công ty không chỉ bằng lòng với kết quả đã đạt được, để đảm bảo
cho sự tồn tại và phát triển của Công ty, Công ty đã không ngừng hoàn thiện
bộ máy quản lý và tổ chức kinh doanh của mình. Công ty đã tích cực hoạt
động trong cả lĩnh vực sản xuất và trong cả lĩnh vực lưu thông. Để có thể mở
rộng được qui mô hoạt động Công ty đã 5 lần bổ sung ngành nghề kinh doanh.
Đó là:
- Lần thứ nhất vào ngày 29/5/1995 bổ sung thêm chức năng kinh doanh:
+ Dịch vụ vận tải hàng hoá, hành khách đường bộ.
+ Kinh doanh và cho thuê bất động sản.
- Lần thứ hai vào ngày 22/2/1997 bổ sung thêm chức năng: Kinh doanh và
chế biến hàng nông lâm sản.
- Lần thứ 3 vào ngày 13/4/1998 bổ sung thêm chức năng kinh doanh: đại lý
vận chuyển, giao nhận hàng hóa bằng đường không và đường biển.
- Lần thứ 4 vào ngày 23/9/1998 bổ sung thêm chức năng kinh doanh: kinh
doanh xuất nhập khẩu máy, thiết bị, vật tư nguyên liệu, phương tiện vận tải

phục vụ sản xuất và tiêu dùng, hàng công nghiệp thực phẩm, hàng tiêu dùng
thiết yếu phục vụ du lịch hàng không.
- Lần thứ 5 vào ngày 19/6/1999 bổ sung thêm chức năng kinh doanh: sản
xuất, gia công, kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng dân dụng; trực tiếp
tổ chức, tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng người lao động trước khi đi làm việc
có thời hạn ở nước ngoài.
Bắt nhịp với sự phát triển chung của đất nước, Công ty cung ứng dịch vụ
Hàng không đã và đang vươn lên trong mọi lĩnh vực hoạt động của mình.
13
Về lao động: Hiện nay Công ty có 247 CBCNV chủ yếu là hợp đồng dài
hạn và ngắn hạn Công ty có đội ngũ cán bộ với trình độ chuyên môn giỏi, có
tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và đội ngũ công nhân viên có bề dày
kinh nghiệm đã trưởng thành trong quá trình sản xuất, thực sự vững vàng trong
nghề nghiệp.
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng không :
2.1. Tổ chức quản lý bộ máy quản lý của Công ty :
Công ty cung ứng dịch vụ Hàng không là một đơn vị hạch toán độc lập, bộ
máy tổ chức theo cơ cấu kết hợp giữa tham mưu và chức năng được thể hiện
qua sơ dồ sau:
Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
2.2. Chức năng nhiệm vụ của giám đốc và các phòng ban
- Nhiệm vụ của giám đốc Công ty:
Là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm toàn diện các mặt hoạt động
của Công ty trước Bộ GTVT và Pháp luật. Giám đốc Công ty phụ trách và trực
tiếp điều hành một số lĩnh vực quan trọng nhất (tổ chức cán bộ, công tác kinh
doanh ). Phương thức lãnh đạo của Giám đốc là vừa điều hành trực tiếp, vừa
thông qua các phòng ban quản lý chức năng.
- Phòng Tổ chức - hành chính:
Là bộ phận tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác tổ
chức mạng lưới và công tác cán bộ toàn Công ty. Hướng dẫn chỉ đạo tổ chức

công tác tiền lương và các chính sách đối với người lao dộng trong Công ty.
Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty, trực tiếp thực thi các công việc
hành chính - văn thư.
14
GI M Á ĐỐC
PHÒNG
T I À
CH NHÍ
KẾ
TO NÁ
PHÒNG
TỔ
CHỨC
H NH À
CH NHÍ

PHÒNG
KẾ
HOẠCH

ĐẠI LÝ
B N VÉÁ
M Y Á
BAY
XƯỞN
G MAY
XƯỞNG
CHẾ
BIẾN
GỖ

PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG
XUẤT
NHẬP
KHẨU
- Phòng kế hoạch :
Là bộ phận tham mưu cho giám đốc về công tác kế hoạch của Công ty.
Lập, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kinh doanh. Tham mưu cho
giám đốc về phương hướng và chiến lược kinh doanh của Công ty. Trực tiếp
thực hiện nhiệm vụ thống kê và thông tin kinh tế nội bộ. Lập kế hoạch, triển
khai và quản lý các dự án đầu tư.
- Phòng tài chính kế toán
Tổ chức thực hiện công tác hạch toán quá trình sản xuất kinh doanh của
toàn Công ty cung cấp các thông tin chính xác, cần thiết để Ban quản lý ra các
quyết định tối ưu có hiệu quả cao.
Giúp giám đốc trong việc điều hành, quản lý các hoạt động, tính toán kinh
tế và kiểm tra việc bảo vệ, sử dụng tài sản, vật tư tiền vốn nhằm bảo đảm
quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và chủ động tài chính trong Công
ty.
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách, các quy định của
nhà nước về lĩnh vực kế toán và lĩnh vực tài chính.
Lập các kế hoạch về tài chính, các báo cáo tài chính theo định kỳ.
- Phòng xuất nhập khẩu.
Thường xuyên nắm bắt tình hình thông tin kinh tế trong nước và ngoài
nước, nghiên cứu phân tích và đề xuất với giám đốc chiến lược kinh doanh
xuất nhập khẩu của Công ty.
Tham mưu giúp giám đốc lựa chọn các mặt hàng xuất nhập khẩu có hiệu
quả kinh tế cao.

Trực tiếp quan hệ với các bạn hàng nước ngoài.
Dự thảo các hợp đồng xuất nhập khẩu trình Giám đốc.
Làm các thủ tục XNK sản phẩm, hàng hoá.
- Phòng kinh doanh:
Khai thác thị trường trong nước, lựa chọn mặt hàng kinh doanh, xây dựng
các phương án kinh doanh cụ thể trình giám đốc.
Dự thảo các hợp đồng kinh tế và tổ chức thực hiện khi hợp đồng đã ký.
Quản lý kho tàng.
- Xưởng may
Tổ chức sản xuất có hiệu quả theo kế hoạch sản xuất được giao.
- Phòng đại lý vé máy bay
Tổ chức bán đại lý vé máy bay cho Hãng Hàng không Quốc Gia Việt nam.
15
Xây dựng và thực hiện các chiến lược marketing nhằm thu hút ngày càng
nhiều khách hàng trong nước và quốc tế.
3. Đặc điểm kinh doanh của Công ty :
- Như trên đã trình bày, Công ty cung ứng dịch vụ Hàng không là một
công ty kinh doanh tổng hợp hoạt động trên cả lĩnh vực sản xuất và kinh doanh
hàng hoá. Là một công ty trực thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam
nhưng thị phần cung cấp cho ngành (Đại lý bán vé máy bay, cung cấp khăn
bông cho hành khách trên các chuyến bay của VIETNAM AIRLINE) chiếm tỷ
trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu của công ty. Doanh thu chủ yếu là do hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ vận chuyển hàng hoá, hành
khách liên vận quốc tế; Du lịch trong nước và lữ hành quốc tế, hoạt động
chuyên doanh đưa chuyên gia và người lao động Việt Nam đi làm việc có thời
hạn ở nước ngoài. Trực tiếp tổ chức tuyển chọn, đào tạo người lao động trước
khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
4. Chiến lược kinh doanh của công ty:
- Đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, triển khai
thực hiện mô hình kết hợp giữa sản xuất – kinh doanh và dịch vụ. Chú trọng và

đầu tư vào những ngành nghề mang lại hiệu quả, xem xét và đánh giá những
hoạt động ít hoặc không có hiệu quả tiến tới loại bỏ hoặc thay đổi chiến lược
hoạt động cho những hoạt động này;
- Đối với hoạt động cung ứng các sản phẩm, dịch vụ trong nội bộ ngành:
Duy trì và phát triển những sản phẩm, dịch vụ hiện đang cung ứng. Đẩy mạnh
đầu tư, mở rộng thêm một số sản phẩm, dịch vụ khác với mục tiêu chiếm lĩnh
toàn bộ thị phần nước giải khát phục vụ hành khách đi máy bay.
- Đẩy mạnh đầu tư, nâng cao chất lượng, chủ động hoàn toàn việc thay đổi
mẫu mã đối với các sản phẩm khăn bông các loại phục vụ hành khách đi máy
bay của Vietnam Airline và cung ứng các sản phẩm dịch vụ khác đáp ứng cho
nhu cầu cả trong và ngoài ngành hàng không.
- Với mặt hàng nước giải khát chế biến từ các loại rau quả, phục vụ hành
khách đi máy bay và thị trường trong và ngoài nước, Công ty đầu tư xây dựng
một khu sản xuất với diện tích gần 10 ha tại tỉnh Hưng Yên, nhằm tận dụng ưu
thế về địa điểm, nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào, lao động tại chỗ.
- Củng cố, duy trì hoạt động kinh doanh các mặt hàng loại nguyên liệu
phục vụ sản xuất tại các thị trường truyền thống. Thăm dò, khai thác, mở rộng
thị trường mới ngoài nước đối với loại hình kinh doanh này.
16
- Trên lĩnh vực hoạt động dịch vụ: Đối với lĩnh vực này, trong chiến lược
phát triển, Công ty quyết tâm đưa lĩnh vực kinh doanh này trở thành những
ngành nghề mũi nhọn của Công ty.
- Kinh doanh dịch vụ vận chuyển liên vận quốc tế và Lữ hành quốc tế: Với
đội xe vận chuyển hành khách AERO SPACE hiện đại, tiện nghi kết hợp với
chức năng lữ hành quốc tế, các dịch vụ này sẽ được thực hiện xuyên suốt từ
Việt Nam – Lào – Thái Lan – Trung quốc theo các hình thức trọn gói hoặc
theo từng chặng.
- Xuất khẩu lao động: Từ thị trường hoạt động được Cục Quản lý lao động
với nước ngoài - Bộ LĐ-TB&XH đánh giá cao tại Đài Loan, Công ty đã từng bước
thăm dò và triển khai thử các thị trường khác như Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc.

5. Tổ chức bộ máy kế toán :
Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh trên, để đáp ứng được yêu cầu về quản
lý đối với công tác kế toán nhằm cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin để
ban quản lý ra các quyết định tối ưu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt
khác để đảm bảo sự lãnh đạo và chỉ đạo tập trung thống nhất và trực tiếp của
Kế toán trưởng và căn cứ vào phát sinh khối lượng công việc, Công ty cung
ứng dịch vụ Hàng không đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình Tổ chức bộ
máy kế toán tập trung.
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức gọn nhẹ, có phân công phân
nhiệm rõ ràng nhưng đồng thời vẫn đảm bảo có mối liên hệ chặt chẽ với nhau
thông qua công tác thường xuyên kiểm tra đối chiếu. Việc bố trí các nhân viên
kê toán ở phòng bán vé máy bay và ở các phân xưởng sản xuất giúp cho khâu
tổng hợp chứng từ được kịp thời.
Hiện tại bộ máy kế toán của Công ty cung ứng dịch vụ Hàng không được
tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 5: Sơ đồ tổ chức bộ máy Kế toán.
17
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
vốn bằng
tiền và TT
Kế toán VT,
SP, HH,
CCDC
Kế toán
TSCĐ và
tiền lương
KT tập hợp
CP và tính

giá thành
Nhân viên kế toán ở phòng vé
và các phân xưởng
KẾ TO N Á
TRƯỞNG
Phòng Kế toán của Công ty gồm 10 người, mỗi người phụ trách một phần
kế toán.
* Hình thức sổ kế toán áp dụng
Công ty cung ứng dịch vụ Hàng không là một đơn vị hạch toán kinh tế
độc lập. Căn cứ vào điều kiện thực tế về tổ chức kinh doanh, trình độ chuyên
môn và khả năng vận dụng của nhân viên kế toán, Công ty đã thống nhất áp
dụng hình thức tổ chức sổ kế toán là Nhật kí chung.
Nhật kí chung là hình thức kế toán đơn giản, thích hợp với mọi đơn vị
hạch toán, tránh việc ghi chép trùng lặp và đặc biệt có nhiều thuận lợi khi ứng
dụng máy vi tính trong xử lý thông tin trên sổ kế toán.
Đặc trưng cơ bản của hình thức sổ kế toán Nhật ký chung là: Tất cả các
nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký chung
theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Sau
đó lấy số liệu trên sổ Nhật ký chung để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát
sinh.
Sơ đồ 6: Trình tự ghi sổ kế toán.
=====
18
CHỨNG TỪ
KẾ TOÁN
HẠCH TOÁN
CHI TIẾT
NHẬT KÝ
CHUNG
SỔ CÁI

BÁO CÁO
BẢNG CÂN ĐỐI
PHÁT SINH
Ghi chú : Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
== Đối chiếu, kiểm tra
* Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
19
B. THỰC TRẠNG VỀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG
KHÔNG :
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY :
Mục đích của việc phân tích khái quát tình hình thực hiện lợi nhuận của
doanh nghiệp là để phân tích, đánh giá tình hình tăng, giảm tổng lợi nhuận của
doanh nghiệp :
Như ta đã biết, lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động
sản xuất kinh doanh dịch vụ, là một chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả
kinh tế của các hoạt động của doanh nghiệp được xác định bằng tổng doanh
thu trừ tổng chi phí.
- Lợi nhuận của doanh nghiệp được cấu thành bởi 3 bộ phận :
+ Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
+ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính.
+ Lợi nhuận bất thường.
- Đối với từng chỉ tiêu cấu thành nên lợi nhuận từ hoạt động sản xuất
kinh doanh, thường cần xác định số liệu thay đổi từ kỳ này so với kỳ trước
(năm nay so với năm trước) cả về số chênh lệch tuyệt đối lẫn tương đối cũng
như sự thay đổi tăng, giảm của từng chỉ tiêu so với doanh thu bán hàng thuần.
II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN QUA BẢNG KẾT QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH VÀ QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY :
1. Phân tích kết cấu Tài sản và nguồn vốn qua bảng cân đối kế toán :

(Trong 3 năm : 2001 – 2002 – 2003)
Biểu số 1
Đơn vị : Triệu đồng.
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 N-02/N-01 N-03/N-02
CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tài sản 32.943 100 41.315 100 53.256 100 8.372 25,4 11.941 30
A. TSLĐ : 21.857 66,3 32.383 78,4 40.348 75,8 10.526 48,2 7.965 24,6
1. Vốn bằng tiền 1.691 5,1 3.230 7,8 3.836 7,2 1.539 91 1.606 18,8
2. Phải thu 9.018 27,4 14.355 44,3 24.747 46,5 5.337 59,2 10.392 72,4
3. Hàng tồn kho 8.264 25,1 12.078 29,2 13.680 24,6 3.814 46,2 1.002 8,3
4. TSLĐ khác 269 0,8 285 0,7 273 0,5 16 5,9 - 12 -4,2
B. TSCĐ : 10.761 32,7 10.021 24,3 14.902 28 - 740 - 6,9 4.881 48,7
Nguồn vốn 32.943 100 41.315 100 53.256 100 8.372 25,4 11.941 30
A. Nợ phải trả : 19.148 58 30.697 74,3 44.289 83,2 11.549 60,3 13.592 44,3
1. Nợ ngắn hạn 14.821 45 26.204 63,4 38.364 72 11.383 76,8 12.160 46,4
2. Nợ dài hạn 4.720 14,3 5.268 12,8 6.898 13 548 11,6 1.630 30,9
B. Vốn CSH : 12.359 37,5 12.004 29 13.896 26 - 355 - 2,9 1.892 15,8
20
* Năm 2002 so với năm 2001 thì giá trị tài sản tăng lên 8372 triệu đồng
tương đương 25,4%. Sang năm 2003 thì giá trị tài sản tăng lên rõ ràng 11941
triệu đồng chiếm 30% so với năm 2002. Cụ thể :
Tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn năm 2002 tăng lên 10.526
triệu đồng, 48,2% so với năm 2001; nhưng sang năm 2003 thì tài sản lưu động
giảm là 7.965 triệu đồng chiếm 24,6% so với năm 2002. Vậy là tính riêng vào
năm 2002 lượng tài sản lưu động chiếm 78,4% so với tổng tài sản, trong khi
năm 2001 tăng trong tài sản lưu động là thấp với 66,3% so với tổng số tài sản
và sang năm 2003 giảm ítlà 75,8% so với tổng tài sản, nguyên nhân do :
- Lượng tiền mặt của N-02/ N-01 tăng lên 1539 triệu đồng so với N-03 /
N-02 thì tăng lên chút ít chiếm 1606 triệu đồng. Nếu ở năm 2001 chỉ có 5,1%
thì sang năm 2002 đã chiếm 7,8 sang năm 2003 chiếm 7,2% trong tổng tài sản

và chủ yếu là sự gia tăng tiền gửi ngân hàng, trong khi tiền mặt tại quỹ (gồm cả
ngân phiếu) của N-02/ N – 01 lại giảm xuống - 428 triệu đồng, nhưng sáng
năm 2003/ năm 2002 có nhếch lên chiếm 768 triệu đồng. Tuy lượng giảm
không đáng kể nhưng Công ty đã gặp trở ngại trong việc chi tiêu đáp ứng tiền
mặt tại chỗ.
Như các khoản phải thu của N – 02 / N – 01 chiếm 5.337 triệu đồng
tương đương là 59,2% thì sang N – 03 / N – 02 tăng lên 10.392 triệu đồng với
tỷ lệ tương đương 72,4% chủ yếu là tăng các khoản phải thu của khách hàng.
- Nếu N – 02/ N – 01 các khoản phải thu của khách hàng còn 10.543 –
7.258 = 3.285 triệu đồng tương ứng 45,3% thì sang năm N 0-3/ N 0-2 tăng
14.686 – 10.543 = 4.143 triệu đồng tương ứng 39,3%. Đây cũng là khoản tăng
tương đối lớn, do ảnh hưởng của cơ chế thị trường hiện nay nên doanh thu
càng cao thì các khoản nợ của khách hàng càng lớn. Vì vậy để đảm bảo việc
thực hiện thu hồi ở khách hàng trả nợ trong năm 2003 thì công ty sẽ phải cố
gắng tích cực thu nợ đúng hạn. Bên cạnh các khoản phải thu khách hàng tăng
thì các khoản thu nội bộ trong 3 năm không có và các khoản phải thu khác
giảm nhiều.
- N-02/N-01 lượng hàng tồn kho có sự gia tăng 3814 triệu đồng tương
đương 46,2% sang năm N-03/N-02 tăng lên đạt 1.002 triệu đồng tương đương
8,3%.
* Năm N-02/N-01 tài sản cố định giảm xuống – 740 triệu đồng tương
đương – 6,9%. Nhưng sang N-03 /N-02 tăng hẳn lên 4.881 triệu đồng tương
đương 48,7%. Nguyên nhân do năm 2002 việc sản xuất kinh doanh đã được
21
phát triển, nhưng do công ty đầu tư mua sắm tài sản cố định và xây dựng chưa
hoàn thành nên chưa ghi tăng tài sản cố định. Do vậy mà năm 2002 tỷ trọng tài
sản cố định / tổng tài sản thấp hơn 2001 nhưng sang năm 2003 là năm đầu tiên
dây chuyền sản xuất đồ hộp xuất khẩu hoàn thành được đưa vào sử dụng làm
cho nguyên giá tài sản cố định của năm 2002 đang từ 14.593 triệu đồng lên
15.093 triệu đồng của năm 2003. Trong đó đầu tư tài chính dài hạn có sự bấp

bênh : N-02/N-01 đạt 520 triệu đồng tương ứng 5,2% thì sang N-03/N-02 giảm
– 100 triệu đồng tương ứng – 16,1% : Điều này dẫn tới chi phí xây dựng cơ
bản dở dang của N-02/N-01 đạt 85 triệu đồng tương ứng 531,3%, sang N-
03/N-02 chiếm – 4.911 triệu đồng tương ứng – 4862,4%.
Như vậy sự gia tăng của tổng tài sản chủ yếu là do TSLĐ tạo nên. Vì tổng
số vốn được huy động tăng lên năm 2003 thì hầu hết nhu cầu vốn lưu động
được đáp ứng. Còn lại vốn cố định chỉ được bổ sung, từ đó ta có thể thấy Công
ty mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là theo chiều rộng.
- Cũng theo Biểu số 1 cho thấy : Tình hình nguồn vốn thì trong tổng
nguồn vốn hiện có của Công ty thì nguồn vốn nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng nguồn vốn và có xu hướng ngày càng gia tăng. Bởi khoản nợ phải
trả trong N-02/N-01 đã tăng là 11.549 triệu đồng tương ứng 60,3%, thì sang N-
03/N-02 khoản nợ phải trả tăng thêm 13.592 triệu đồng với tỷ lệ tương ứng
44,3%. Nếu như nợ dài hạn N-03/N-02 tăng lên 1.630 triệu đồng tương ứng
30,9% so với N-02/N-01 là 548 triệu đồng tương ứng 11,6% thì nợ ngắn hạn
cũng tăng theo : N-03/N-02 chiếm 12.160 triệu đồng chiếm 46,4% so với N-
02/N-01 là 11.383 chiếm 76,8%.
Còn nguồn vốn chủ sở hữu không những tăng mà còn bị giảm xuống.
Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2001 chiếm 37,5% so với tổng nguồn vốn thì vào
năm 2002 chỉ chiếm 29% và sang năm 2003 thì nguồn vốn chủ sở hữu giảm
còn 26%. Nếu so sánh N-02/N-01 nguồn vốn chủ sở hữu có mức – 355 triệu
đồng tương ứng – 29% thì sang năm N-03/N-02 chiếm 1.892 triệu đồng tương
ứng 15,8%. Đây là hiện tượng bất thường đối với tình hình tài chính của công
ty.
2. Phân tích tình hình về lợi nhuận qua Bảng kết quả sản xuất kinh doanh
trong 3 năm : 2001 – 2002 – 2003 (phụ lục 2).
- Qua bảng phân tích khái quát tình hình lợi nhuận ta thấy : Tổng doanh
thu năm 2002 so với 2001 tăng thêm 74.205 – 62.169 = 12.036 triệu đồng
tương đương 19,4%; trong khi đó doanh thu thuần tăng tương ứng là 86.755 –
22

78.554 = 8.201 triệu đồng tương ứng 10,4%. Nhưng sang năm 2003 thì ta thấy
tổng doanh thu so với năm 2002 tăng lên 11.607 triệu đồng tương ứng 14,7%;
trong đó doanh thu thuần của năm 2003 so với 2002 tương ứng là 98.929 –
86.755 = 12.174 triệu đồng tương ứng 14%. Như vậy mức tăng tổng doanh thu
và doanh thu thuần của N-02/N-01 sấp xỉ nhau; N-03/N-02 thì mức tăng tổng
doanh thu và doanh thu thuần chênh lệch ít. Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế
tăng N-02/N-01 là 766,815 – 442,269 = 324,546 triệu đồng tương đương
73,3%. Sang năm N-03/N-02 lợi nhuận sau thuế giảm xuống chút ít đạt
1016,244 – 766,815 = 249,429 triệu đồng tương đương 32,5%.
Vì đây là một doanh nghiệp sản xuất nên ta phải xem tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty, song điều này chưa nói lên được mối quan hệ
giữa quy mô sản xuất, giữa số lượng vốn bỏ ra với kết quả kinh doanh thu
được. Để phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận cả ba năm, trước hết ta cần
xem xét, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu tỷ lệ về
lợi nhuận.
2.1. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của Công ty trong 3 năm :
Biểu số 2
Đơn vị tính : Triệu đồng.
STT CHỈ TIÊU 2001 2002 2003 N-02/N-01 N-03/N-02
1 Doanh thu thuần 78.554 86.755 98.929 8.201 12.174
2 Giá thành toàn bộ SP 65.276 80.362 85.789 15.086 5.427
3 Vốn kinh doanh bình quân 32.351 38.664 41.316 6.313 2.652
4 LN hoạt động KD trước thuế 628 536 1.048 - 92 512
5 = 4/1 Tỷ suất LN doanh thu (%) 0,8% 0,6% 1% - 0,2 0,4
6 = 4/2 Tỷ suất LN giá thành (%) 0,9% 0,67% 1,2% - 0,23 0,53
7 = 4/3 Tỷ suất LN vốn KD bình quân (%) 1,9% 1,4% 2,5% - 0,5 1,1
Qua bảng chỉ tiêu lợi nhuận trên cho ta thấy :
- Tỷ suất lợi nhuận doanh thu năm 2001 là 0,8% chỉ tiêu này cho ta thấy
cứ 100 đồng doanh thu đạt được thì doanh nghiệp thu được 0,8 đồng lợi nhuận
tiếp theo năm 2002 chỉ đạt 0,6%, cứ 100 đồng doanh thu thì thu được 0,6 đồng

lợi nhuận, giảm 0,2% so với năm 2001. Nhưng sang năm 2003 thì tỷ suất lợi
nhuận doanh thu là 1,2%; cứ 100 đồng doanh thu thì thu được 1,2 đồng lợi
nhuận; tăng 0,4% so với năm 2002.
Qua đánh giá tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ta thấy tỷ suất năm 2002
thấp hơn năm 2001 và năm 2003 lợi nhuận tăng hơn 2002 nguyên nhân do
23
doanh thu tăng nhiều chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày
một phát triển.
- Tỷ suất lợi nhuận giá thành năm 2001 là : 0,09% điều này có nghĩa cứ
một đồng chi phí bỏ ra Công ty thu được 0,9 đồng lợi nhuận. Năm 2002 tỷ suất
lợi nhuận giá thành là 0,67% và năm 2003 tỷ suất lợi nhuận giá thành là 1,2%
tăng 0,53% so với 2002. Chỉ tiêu này tăng sẽ dẫn đến lợi nhuận của Công ty sẽ
tăng theo.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh năm 2001 cứ 100 đồng vốn kinh
doanh của doanh nghiệp bỏ ra thì lợi nhuận thu được 1,9 đồng. Năm 2002, tỷ
suất lợi nhuận vốn kinh doanh giảm còn 1,4% đạt mức – 0,5 so với 2001, sang
năm 2003 tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh tăng trở lại 2,5%, đạt 1,1% so với
2002. Điều này cho thấy Công ty đã sử dụng hiệu quả vốn tốt hơn so với 2
năm trước.
2.2. Phân tích lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty :
Biểu số 3
Đơn vị tính : Triệu đồng.
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 N-02/N-01 N-03/N-02
Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Doanh thu thuần 78.554 100 86.755 100 98.929 100 8.201 10,4 12.174 14
2. Giá thành sản xuất 65.276 83,1 80.362 92,6 85.789 86,7 15.086 23,1 5.427 6,8
3. Chi phí bán hàng 8.335 10,6 9.685 11,2 10.483 10,6 1.350 16,2 798 8,2
4. Chi phí quản lý
doanh nghiệp 3.045 3,9 3.226 3,7 3.804 3,84 181 5,9 578 15,2
5. Lợi nhuận từ hoạt

động KD.
628 0,8 536 0,61 1.048 1,05 - 92 - 14,6
512 95,5
Nhìn vào biểu 3 ta thấy : Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tiêu
thụ sản phẩm của Công ty trong năm 2002 là giảm so với năm 2001 là - 92
triệu đồng tương đương – 14,6%; sang năm 2003 thì lợi nhuận hoạt động sản
xuất kinh doanh về tiêu thụ sản phẩm lại tăng lên so với năm 2002 là 512 triệu
đồng tương ứng 99,5%. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu năm 2003 so với năm
2002 tăng lên 0,4%, như vậy năm 2003 cứ một đồng doanh thu thuần thì tăng
thêm được 0,4 đồng lợi nhuận.
- Về giá thành sản xuất : Năm 2002 tăng so với năm 2001 là 15.086 triệu
đồng chiếm 23,1%. Còn năm 2003 so với năm 2001 giá thành sản xuất 5.427
triệu đồng tương đương 6,8% trên lý thuyết nếu giá thành sản xuất tăng thì
24
doanh thu tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm. Nhưng trên thực tế của Công ty thì tiêu
thụ trong năm 2003 tăng lên so với hai năm trước. Điều này có nghĩa là trong
năm 2003 Công ty đã tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn so với hai năm trước.
Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần năm 2003 là 86,7%. Nó phản
ánh cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được thì Công ty phải bỏ ra 86,7 đồng
giá vốn hàng bán.
- Về chi phí bán hàng ta thấy : Năm 2002 chi phí bán hàng tăng hơn so
với 2001 là 1350 triệu đồng và năm 2003 tăng hơn so với 2002 là 798 triệu
đồng. Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần năm 2003 là 10,6%. Như
vậy có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần thu về thì Công ty chỉ phải bỏ ra
10,6 đồng chi phí bán hàng. Điều này có nghĩa là Công ty đã tiết kiệm được
chi phí góp phần vào việc nâng cao lợi nhuận cho Công ty.
- Về chi phí quản lý doanh nghiệp : Năm 2002 tăng 3226 triệu đồng so
với năm 2004, năm 2003 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 3804 triệu đồng so
với 2002. Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2003 là 3,84%, có nghĩa
là cứ trong mỗi đồng doanh thu thuần thu được thì doanh nghiệp phải bỏ ra

3,84 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Ngoài lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty còn có lợi
nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận bất thường. Đây cũng là nguồn thu
quan trọng đối với các doanh nghiệp nói chung và Công ty cung ứng dịch vụ
hàng không nói riêng.
3. Tình hình sử dụng vốn của công ty :
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, kết quả của việc sử dụng vốn lưu
động ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh như ảnh hưởng đến doanh
thu, lợi nhuận của Công ty mà nó được đánh giá thông qua chỉ tiêu số vòng
( lần ) luân chuyển của vốn.
Biểu số 4
Đơn vị N - 02 / N - 01 N - 03 / N - 02
CHỈ TIÊU tính 2001 2002 2003 Số tiền % Số tiền %
1. Doanh thu thuần Tr. đồng 78.554 86.755 98.929 8.201 10,4 12.174 14
2. VLĐ bình quân Tr. đồng 211.785 26.385,5 33.862,5 4.907 22,8 7.477 28,3
3. VCĐ bình quân Tr. đồng 9.942 9.786 11.694 - 1.566 - 1,6 1.908 19,5
4. VKD bình quân Tr. đồng 27.875 34.476 42.546 6.601 23,7 8.070 23,4
5. Số vòng quay VLĐ Vòng 49 5,1 4,7 - 0,3 - 6,1 - 0,4 - 7,8
6. Số ngày luân chuyển VLĐ Ngày 87 93 124 6 6,9 31 33,3
7. Hiệu quả sử dụng VLĐ Vòng 9,35 13,41 11,23 4,06 43,4 - 2,16 - 16
8. Hiệu quả sử dụng VKD Vòng 3,4 3,5 3,1 0,1 2,94 - 0,4 - 11,4
25

×