I.Một số lý luận cơ bản về phân tích công việc và tuyển dụng nhân lực.
1.Phân tích công việc
1.1.Khái niệm và vai trò của phân tích công việc
Phân tích công việc là những công việc, thủ tục xác định quyền hạn, trách nhiệm, kỹ năng
theo yêu cầu của công việc và làm cơ sở xác định cho việc quản trị nhân sự nhằm thực
hiện công việc một cách tốt nhất.
Phân tích công việc cung cấp các thông tin về yêu cầu, đặc điểm của công việc, làm cơ sở
cho việc xây dựng bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc.
1.2.Sản phẩm của phân tích công việc
1.2.1.Bản mô tả công việc
Bảng mô tả công việc là văn bản liệt kê các quyền hạn trách nhiệm khi thực hiện công
việc, các mối quan hệ trong báo cáo thực hiện công việc, các điều kiện làm việc, trách
nhiệm thanh tra, giám sát các tiêu chuẩn cần đạt được trong quá trình thực hiện công
việc.
1.2.2.Bản tiêu chuẩn công việc
Bảng tiêu chuẩn công việc là văn bản tóm tắt những yêu cầu về phẩm chất cá nhân,
những nét tiêu biểu và đặc điểm về trình độ học vấn, năng lực, nguyện vọng, sở thích
của người thực hiện công việc.
2.Tuyển dụng nhân lực.
2.1.Khái niệm và vai trò của tuyển dụng nhân lực.
* Tuyển dụng nhân lực không chỉ là quá trình tìm kiếm và lựa chọn nhân sự để thỏa mãn
nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và bổ sung lực lượng lao động cần thiết nhằm thực
hiện mục tiêu của doanh nghiệp
* Vai trò của tuyển dụng nhân lực
+ Đối với doanh nghiệp
- Bổ sung nhận lực phù hợp với yêu cầu doanh nghiệp
- Giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu kinh doanh hiệu quả
- Nâng cao năng lực canh tranh bền vững của doanh nghiệp
- Tuyển dụng được nhân sự tốt cho phép hoàn thành kế hoạch đã định
- Tuyển dụng được nhân sự tốt giúp tiết kiệm chi phí
+ Đối với người lao động
- Làm cho người lao động trong doanh nghiệp hiểu rõ thêm về quan điểm của
giới quản trị và qua đó định hướng cho họ
- Tạo không khí thi đua
+ Đối với xã hội
- Giúp thực hiện mục tiêu xã hội
- Giúp cho việc sử dụng nhân sự hiệu quả
2.2.Quy trình tuyển dụng nhân lực
Đinh danh công việc cần tuyển dụng
Thông báo tuyển dụng
Thu nhận và xử ký thông tin
Tổ chức thi tuyển
Đánh giá ứng viên
Quyết định tuyển dụng
Hội nhập nhân viên mới
2.2.1.Tuyển mộ.
Tuyển mộ là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lực lượng lao động xã
hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức. Mọi tổ chức phải có đầy đủ khả năng để thu
hút đủ số lượng và chất lượng lao động đế nhằm đạt được các mục tiêu của mình
2.2.2.Tuyển chọn
Tuyển chọn là quá trình chọn người có năng lực Và phù hợp nhất với công việc trong số
những người dự tuyển
3. Mối quan hệ giữa phân tích công việc và tuyển dụng nhân lực
Phân tích công việc là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động quản lý nguồn
nhân lực trong bất cứ một tổ chức. Phân tích công việc là chìa khóa và cũng là nội dung
không thể thiếu của bất kỳ hệ thống quản lý nhân sự nào trong xu hướng hiện nay. Nó
đem lại hiệu quả cao trong công việc. phân tích công việc giúp tổ chức thực hiện công
việc của các tổ chức được khoa học hơn, rõ ràng hơn, tránh hiện tượng chồng chéo trong
khi thực hiện, quy định rõ chức năng nhiệm vụ của từng cá nhân, bộ phận và có mối quan
hệ chặt chẽ với quá trình tuyển dụng nhân lực cho doanh nghiệp
Tuyển dụng nhân sự
Tìm kiếm. Lựa chọn.
ĐỊNH DANH CÔNG VIỆC .
Bản mô tả công việc ( JD).
Bản tiêu chuẩn công việc ( JS ).
THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG.
THU NHẬN VÀ XỬ LÝ HỒ SƠ.
TỔ CHỨC THI TUYỂN.
ĐÁNH GIÁ ỨNG VIÊN.
QUYẾN ĐỊNH TUYỂN DỤNG.
HỘI NHẬP NHÂN VIÊN.
Phân tích công việc là bước đầu tiên trong quá trình tuyển dụng của tổ chức, doanh
nghiệp. Qua việc xây dựng bản mô tả và tiêu chuẩn công việc. Trong suốt quá trình tuyển
dụng tiêu chuẩn tuyển dụng luôn xoay quanh JD và JS.
3.1.Phân tích công việc giúp dự báo nhu cầu tuyển dụng.
• Qua bản phân tích công việc, nhà quản trị có khả năng nắm bắt tình hình hoạt
động thực tế của tổ chức, công ty với những yêu cầu công việc mới. Đây là một
công cụ cơ bản cho các nhà quản trị nguồn nhân lực, là một tiến trình xác định có
hệ thống các điều kiện tiến hành, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn khi thực hiện
công việc và các phẩm chất, kỹ năng cần thiết mà nhân viên phải có để thực hiện
tốt công việc. Nhờ nó, nhà quản trị tạo ra được sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ
phận trong doanh nghiệp, đánh giá đúng yêu cầu của công việc để tuyển dụng
đúng người, đúng việc, đánh giá đúng năng lực thực hiện công việc, để trả lương
kích thích kịp thời chính xác.
• Cần thực hiện phân tích công việc một cách thương xuyên để bổ sung nhân lực
một cách kịp thời đối phó với những tình huống bất ngờ xảy ra về nguồn nhân lực
trong công ty.
• Khi tuyển chọn các nhân viên đã được đào tạo, những tiêu chuẩn có thể được xác
định thông qua nghiên cứu hồ sơ nhân viên, các cuộc trắc nghiệm phỏng vấn. Tuy
nhiên vấn đề sẽ khó khăn khi cần tuyển chọn nhân viên để đào tạo trước khi tuyển
họ thành nhân viên chính thức.
Nhìn chung, phân tích công việc là một phần quan trọng của quản lý nhân sự. Thông tin
phân tích công việc là tư liệu cần thiết để dự báo nhu cầu tuyển dụng nhân lực cho doanh
nghiệp, phát triển chương trình đào tạo và hệ thống đánh giá thành tích. Thêm vào đó,
những thông tin này có thể trợ giúp người giám sát và nhân viên xác định rõ vai trò của
mình, giảm thiểu các mâu thuẫn và sự nhập nhằng trong quan hệ. Thông tin phân tích
công việc có thể được sử dụng để xác định các công việc tương tự nhau và vì vậy nó làm
cơ sở để bố trí, luân chuyển, đào tạo nhân viên, với mức chi phí thấp nhất. Tương tự, dữ
liệu nà cũng có thể được sử dụng để xác định các định hướng nghề nghiệp cho nhân viên.
Người đi phân tích công việc, thường được gọi là nhà phân tích công việc, có thể là thành
viên của ban tham mưu về tài nguyên con người, thành viên của đơn vị nơi mà công việc
đang được phân tích, thành viên của nhóm kỹ sư công nghiệp, hoặc là một chuyên gia
bên ngoài được thuê cho một dự án
Traỉ qua quy trình phân tích công việc với các phương pháp phân tích công việc khác
nhau, nhà quản lý có thể xác định được mục đích của việc đào tạo nhân viên, phát triển
các công cụ để đánh giá thành tích, và thiết lập hệ thống trả lương.
Phân tích công việc cung cấp thông tin về yêu cầu của công việc là gì, những đặc điểm
nhân viên cần có để thực hiện công việc đó. Sự mô tả này về nhân viên và những thông
tin cụ thể về công việc được sử dụng để quyết định loại người nào được chiêu mộ và lựa
chọn.
Một ứng dụng phổ biến của phân tích công việc là đánh giá công việc và thông qua đó
xác lập cấu trúc lương công bằng. Ứng dụng khác của thông tin phân tích công việc là dự
đoán tính chất của các công việc tương lai. Môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh
chóng, và sự thay đổi công việc xảy ra nhanh hơn nhiều so với trong quá khứ. iệc phân
tích công việc là gì, các thủ tục, quy trình để lựa chọn nhân sự,
Như vậy, khi nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp tăng lên hay giảm xuống, tất cả đều
được thể hiện trên bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc. Cùng với đó là
những yêu cầu cần thiết cho mộĩ vị trí khác nhau.
3.2.Phân tích công việc giúp tuyển dụng và lựa chọn người phù hợp với nhu cầu của
doanh nghiệp.
Mỗi một doanh nghiệp ở mỗi thời điểm khác nhau lại có những yêu cầu tuyển dụng khác
nhau cho những vị trí khác nhau.Phân tích công việc là công việc đầu tiên cần phải biết
và cần phải thực hiện cho tốt của mọi nhà quản trị nhân sự, nó là hoạt động mang tính
nền tảng của quản lý nhân sự. Phân tích công việc là công cụ để làm tốt những công tác
khác của quản lý nhân sự như: thiết kế công việc, kế hoạch hoá nguồn nhân lực, tuyển
dụng lao động, bố trí lao động, đánh giá thực hiện công việc, thù lao lao động, đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực, an toàn lao động… Chính vì vậy phân tích công việc được coi
là công cụ của quản trị nhân sự.
• Giảm thiểu những khả năng phải tuyển dụng thêm hoặc loại bỏ nhân viên do
không đáp ứng được nhu cầu mà tổ chức, công ty đưa ra, qua đó tiết kiệm thời
gian và chi phí cho quá trình tuyển dụng.
• Quá trình phân tích công việc sẽ quyết định phương thức tuyển dụng theo từng
lĩnh vực chuyên môn của nghiệp vụ, khả năng tài chính cũng như môi trường làm
việc của từng tổ chức, công ty.
• Tùy thuộc vào nội dung, đối tượng, mục đích của JD và JS ta sẽ thiết kế thông báo
tuyển dụng cho phù hợp, tìm ra phương thức triển khai hiệu quả nhất để tìm được
các ứng viên phù hợp nhất.
Ví dụ khi bạn đăng tuyển cho vị trí giám đốc chi nhánh thì để tìm nhanh chóng và
đáng tin cậy bạn lên đăng tải trên các báo, trang web nổi tiếng có thiết kế bắt
mắt, nội dung rõ ràng, đầy đủ thông tin đến vị trị cần tuyển dụng làm nổi bật lên
văn hóa của DN, khi bạn đăng tin tuyển vị trí như nhân viên sản xuất thì không
phải thiết kế đẹp vì sẽ gây lẵng phí, các thông tin không nhất thiết phải đầy đủ, có
thể trao đổi khi đi phỏng vấn.
• Bản phân tích công việc sẽ là cơ sở để nhà tuyển dụng so sáng với những hồ sơ mà
ứng viên gửi về, từ đó nhanh chóng loại bỏ những hồ sơ không hợp yêu cầu tránh
làm mất thời gian và công sức. Giúp cho quy trình tuyển dụng diễn ra nhanh
chóng mà vẫn đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của DN.
• Nhà tuyển dụng sẽ nhìn một cách khái quán lại được các vị trí , hay nhu cầu tuyển
dụng của công ty mình từ đó tìm ra được các cách thức thi tuyển phù hợp cho từng
vị trí. Đặt ra những câu hỏi đúng, đủ để nắm bắt được nguyện vọng của ứng viên
khi xin việc.
• Bản phân tích công việc giúp nhà tuyển dụng nhìn một cách hệ thống các nhu cầu
tiêu chuẩn tuyển dụng của mình để đảm bảo không bỏ sót, hay lệch lạc gì trong
quá trình đánh giá ứng viên.
• Phân tích công việc là cơ sở để đánh giá hiệu quả của công tác tuyển dụng trong
doanh nghiệp từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho những lần sau.
II. Liên hệ thực tiễn trong côn ty cổ phần FPT.
1.Khái quát chung về công ty cổ phần FPT
1.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần FPT
Công ty Cổ phần FPT (FPT Corporaon), thành lập ngày 13/09/1988, đã liên tục phát
triển và trở thành tập đoàn công nghệ thông n và viễn thông hàng đầu Việt Nam.Công
ty Cổ phần FPT là công ty đa quốc gia, hiện đang hoạt động trên bốn lĩnh vực: Công
nghệ thông tin và viễn thông; Tài chính và ngân hàng; Bất động sản; Giáo dục và đào tạo.
FPT cũng không ngừng tập trung phát triển các hoạt động kinh doanh chia theo từng lĩnh
vực, trong đó các mảng kinh doanh truyền thống luôn được chú trọng đầu tư và đạt được
các kết quả tích cực. Đó là: Tích hợp hệ thống, Xuất khẩu phần mềm, Viễn thông, Đào
tạo và Phân phối sản phẩm công nghệ viễn thông.
Các lĩnh vực hoạt động chính của FPT:
- Tích hợp hệ thống
- Giải pháp phần mềm
- Xuất khẩu phần mềm
- Dịch vụ ERP
- Tích hợp hệ thống
- Phân phối sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông
- Dịch vụ truy nhập Internet
- Dịch vụ nội dung trực tuyến
- Đào tạo công nghệ
- Lắp ráp máy tính
- Nghiên cứu và phát triển
- Đầu tư phát triển hạ tầng và bất động sản
- Dịch vụ tài chính-ngân hàng
- Lĩnh vực giáo dục-đào tạo
- Lĩnh vực bán lẻ
- Giải trí truyền hình
- Quảng cáo
- Đại học FPT
- Trung tâm Phát triển Công nghệ FPT
- Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng
FPT đang làm chủ công nghệ trên tất cả các hướng phát triển của mình với các chứng chỉ
ISO cho tất cả các lĩnh vực hoạt động, CMMi cho phát triển phần mềm và đang là đối tác
Vàng của Cisco, Microsoft, Oracle, Checkpoint. Bên cạnh đó, FPT cũng đang sở hữu trên
1,000 chứng chỉ công nghệ cấp quốc tế của các đối tác công nghệ hàng đầu thế giới.
Các dịch vụ giá trị gia tăng của FPT luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và đối
tác. Đến nay, FPT đã giành được niềm tin của hàng nghìn doanh nghiệp và hàng triệu
người tiêu dùng. FPT đã vinh dự được nhận Huân chương Lao động Hạng nhất do Nhà
nước trao tặng năm 2003. Trong suốt những năm qua, FPT liên tục được bạn đọc tạp chí
PC World Việt Nam bình chọn là Tập đoàn tin học uy tín nhất Việt Nam. Sản phẩm và
dịch vụ của FPT luôn giành được những giải thưởng cao nhất của Hội Tin học Việt Nam,
Hội Tin học thành phố Hồ Chí Minh và Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam
1.2.Sơ đồ cơ cấu tổ chức và hoạt động của các phòng,ban
1.2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần FPT
1.2.2 Một số sơ dồ tổ chức của các công ty thành viên
- Công ty viễn thông FPT
-Công ty phần mềm FPT
2. Thực trạng việc phân tích công việc tại công ty cổ phần FPT
2.1.Quan điểm của ban lãnh đạo và vai trò, năng lực của tổ chức phòng nhân sự
trong công tác phân tích công việc
Trong công tác phân tích công việc, quan điểm của ban lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn tới
công tác này. Ban lãnh đạo đã chỉ đạo, đề nghị, yêu cầu phong tổ chức nhân sự và các
phòng, ban khác trong công ty phối hợp thực hiện công tác phân tích công việc. Ban lãnh
đạo đã xác định phân tích công việc là công tác cần phải thực hiện để phân công việc,
nhiệm vụ rõ ràng giúp mỗi người lao động trong công ty nắm rõ được mình phải thực
hiện những nhiệm vụ, trách nhiệm gì, có quyền hạn trong công việc nào.
Nhất là ban lãnh đạo công tư không giao phần phân tích công việc này riêng cho phòng
nhân sự, mà có sự phối hợp giữa các cấp quản lý, phòng, ban để có cái nhìn tổng quát
nhất về công việc, cũng như ciệc phân công sẽ rõ ràng hơn. Và giữa các phòng, ban sẽ có
sự hỗ trợ lẫn nhau. Ví dụ: các trưởng phòng,…không có kiến thức chuyên sâu về xây
dựng bản tiêu chuẩn công việc,…nhung họ lại có kinh nghiệm quản lý, chuyên môn sâu
sắc, cùng với quan sát công việc làm hàng ngày của nhân viên, từ đó sẽ có cái nhìn sát
thực nhất, họ phối hợp với phòng nhân sự để có thể đưa ra được bản phân tích công việc
hoàn chỉnh nhất.
2.2. Cách thức tiến hành phân tích công việc tại công ty
Công tác phân tích công việc tại tập đoàn fpt được thực hiện theo cách thức sau đây:
• Trình tự tiến hành phân tích công việc được thực hiện theo 4 bước:
Bước 1: lựa chọn các công việc cần phân tích
Bước 2: lựa chọn các phương phâp thu thập thông tin
Bước 3: thu thập thông tin
Bước 4: xử lý các thông tin thu thập được
• Cách thức tiến hành phân tích công việc được thực hiện cụ thể như sau:
2.2.1. Bước 1: lựa chọn các công việc cần phân tích
Như chúng ta biết để phân tích công việc có hiệu quả đòi hỏi phải xác định đúng đối
tượng, và việc phân tích công việc phải căn cứ vào mục đích, nhu cầu của doanh nghiệp.
Tiền sinh của công ty fpt hiện nay là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh
vực kinh doanh xuất nhập khẩu các lương thực thực phẩm, chế biến lương thực thực
phẩm, cho tới năm 1990 mới đổi tên thành công ty đầu tư và phát triển công nghệ
( chuyển sang kinh doanh tại lĩnh vực mới) và tới năm 2008 công ty chính thức được đổi
tên thành công ty cổ phần FPT. Ngay từ khi thành lập công ty đã tiến hành phân tích công
việc cho tất cả các vị trí công việc trong doanh nghiệp sao cho phù hợp.
Về sau này công ty đã có thêm 9 công ty thành viên và 3 công ty liên kết trên
nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau dẫn tới sự xuất hiện của các công việc mới,….đòi hỏi
công ty phải có sự phân tích lại công việc sao cho phù hợp với công việc và vị trí để thực
hiện mục tiêu hiệu quả trong công việc của doanh nghiệp.
Cụ thể nhìn vào sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần fpt và một số công ty thành
viên, ta thấy cách thức phân tích công việc cụ thể như sau;
Phân tích công việc thuộc nhiệm vụ trực tiếp của ban tổng giám đốc công ty và
phòng tổ chức nhân sự, nhưng trước hết họ phải nhận được phần nhiệm vụ của mình và
quyết định chính từ đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị. Cùng với sự phối hợp của
các phòng ban khác trong công ty để đảm bảo sự phân công rõ ràng trong nhiệm vụ,
quyền hạn và trách nhiệm của người lao động để giúp họ hiểu mình cần thực hiện những
nhiệm gì.
Thực hiện chỉ đạo của hội đồng quản trị của tổng công ty tới ban tổng giám đốc, phối hợp
với phòng nhân sự sẽ có công văn đề nghị tới ban tổng giám đốc của các công ty thành
viên rồi tới các giám đốc bộ phận, trưởng phòng, ban, chi nhán khác,…thực hiện công tác
phân tích công việc cho tất cả các công việc trong phòng, ban mình. Trong đó có hướng
dẫn, tại mỗi công việc cần nêu rõ người lao động cần phải thực hiện những nhiệm vụ,
trách nhiệm gì và những quyền hạn nào.
Các trưởng phòng, ban chủ yếu bang kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, kiến
thức, kinh nghiệm bản than trong lĩnh vực của phòng ban mình: giáo dục, chăm sóc
khách hàng, công nghệ,…kết hợp với việc quan sát qua trình làm việc của họ để có
những trao đổi, thảo luận về công việc của họ. có thể nói mỗi phòng, ban, tổ,…bản phân
tích công việc, nhiệm vụ,…của mỗi phòng, ban đưucọ viết cho trưởng, phó phòng, các tổ,
…
Sau khi giám đốc bộ phận, chi nhánh, trưởng phòng, ban đã xây dựng đưuọc bản
phân công công việc/nhiệm vụ, văn bản này có thể được đưa cho người lao động đọc và
đề xuất ý kiến đóng góp. Nhưng thực tế các phòng ban gần như không làm công việc này,
đặc biệt là công nhân phân xưởng để họ hiểu rõ về công việc.
Các trưởng phòng, ban giao bản phân tích công việc/nhiệm vụ cho phòng tổ chức
nhân sự, sau đó phòng tổ chức nhân sự trình tổng giám đốc công ty duyệt. Sauk hi được
thông qua, bản phân tích công việc/nhiệm vụ được gửi tới các phòng, ban và lưu lại tổ
chức nhân sự.
2.2.2. Bước 2: lựa chọn các phương phâp thu thập thông tin
Căn cứ vào mục đích phân tích công việc, các biểu mẫu và tình hình thực tế của
công ty, các giám đốc chi nhánh, trưởng phòng, ban,… lựa chọn các phương pháp thu
thập thông itn sao cho phì hợp với từn hoàn cảnh.
Một số phương pháp thu thập thông tin mà doanh nghiệp áp dụng
Hiện nay doanh nghiệp chủ yếu sử dụng ba phương pháp đó là:
• Phương pháp quan sát
Các trưởng phòng, ban,… là người có kiến thức và trực tiếp tiếp xúc với các nhân
viên trong phòng, giám sát, quản lý trực tiếp, phân công công việc, nhiệm vụ cho tùng
nhân vien ở từng vị trí công việc, yêu cầu người lao động thực hiện đúng yêu cầu để
đạt kết quả cao.
• Phương pháp ghi chép các sự kiện quan trọng
Trong quá trình làm việc người quản lý( người đưa ra bản phân tích công việc của
phòng, ban,…) sẽ ghi chép lại các hoạt động của những nhân viên lao động xuất
sắc và người làm việc không có hiệu quả, từ đó đề ra các khái quát và phân loại
các đặc trưng, đòi hỏi của công việc cần mô tả.
• Phương pháp phỏng vấn
Đôi khi có những cuộc trao đổi trực tiếp giữa nguwoif thu thập thôn gtin với người
lao động, thông qua đó sẽ hiểu rõ hơn về nhiệm vụ, trách nhiệm mà họ phải thực
hiện tại vị trí họ đang đảm nhiệm.
• Ngoài các phương pháp trên công ty còn thực hiện một số phương pháp khác như;
bảng câu hỏi, hội thảo chuyên gia,…
2.2.3. Bước 3: thu thập thông tin
Ban tổng giám đốc cùng với phòng nhân sự, các giám đốc chi nhánh, trưởng phòng, ban,
…sau khi có phương pháp thu thập thông tin, họ sẽ tiến hành thu thập thông tin, và phân
ra làm các nhóm như sau:
• Nhóm thông tin 1: thông tin liên quan đến các nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn
trong quá trình thực hiện công việc.
• Nhóm 2: thông tin liên quan đến điều kiện lao động
• Nhóm 3: thông tin liên quan đến tiêu chuẩn thực hiện công việc
• Nhóm 4: các thông tin về yêu cầu công việc đối với người thực hiện công việc
2.2.4. Xử lý các thông tin thu thập được và xây dựng kết quả của phân tích công việc
Sau khi thu thập thông tin xong, ban giám đốc, trưởng phòng, ban,…sẽ tổng hợp thông
tin, sắp xếp và xây dựng thành 3 văn bản, đó là kết quả của phân tích công việc bao gồm:
bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn thực hiện công việc, bản yêu cầu của công việc đối
với người thực hiện.
Hệ thống các bản phân tích công việc tại công ty
Sau khi các thông tin được xử lý thì các văn bản phân tích công việc được hình thành. Có
bản phân tích công việc cho từng bộ phận, phòng ban, từng vị trí công việc cụ thể.
Kết luận: Có thể nói với quy trình phân tích công việc hiện nay của công ty là khá rõ
ràng và hiệu quả. Với sự phối hợp của ban giám đốc. phòng nhân sựu và các phòng ban
khác đã giúp người lao động hiểu được trách nhiệm, quyền hạn…của mình để từ đó thực
hiện công việc được tốt hơn, giúp công ty tăng doanh thu và lợi nhuận trong những năm
vừa qua.
2.3. Ứng dụng của bản phân tích công việc trong hoạt động quản trị nhân sự tại
công ty
Bản phân tích công việc có ứng dụng rất lớn trong hoạt động quản trị nhân sự tại
công ty cổ phần fpt, như: kế hoạch hóa nguồn nhân lực, công tác tuyến dụng, đào tạo, thù
lao lao động, hoạt động lưu trữ, quản lý hồ sơ,…
Trong nội dung bài nghiên cứu này chúng ta sẽ chỉ đi nghiên cứu sâu về ứng dụng
của bản phân tích công việc trong công tác tuyển dụng
Sau khi công ty có bản phân tích công việc cụ thể của từng phòng ban, dựa vào bản
này các phòng ban phối hợp với phòng nhân sự để có thông báo tuyển dụng các ứng viên
ở các vị trí khác nhau, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của phòng,ban và từ đó đưa ra
các yêu cầu, trách nhiệm, quyền hạn,… của nhân viên ở vị trí được tuyển
3. Tình hình tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần FPT
3.1 Tình hình tuyển dụng nhân lực toàn công ty
Để đạt mục tiêu tăng trưởng như mong muốn của tập đoàn, các công ty chủ chốt của FPT
buộc phải tìm các hướng kinh doanh, thị trường và sản phẩm mới trong năm 2012.Từ
cuối tháng 11/2011, các đơn vị FPT IS, Khối giáo dục FPT, Dự án Phát triển thị trường
Nigeria, FPT Online, FPT Telecom, FPT Trading và FPT Software,FPT Corporation đã
tiến hành bảo vệ kế hoạch doanh số năm 2012 với HĐQT và Ban Điều hành tập đoàn.
Các đơn vị luôn sẵn sàng bước vào năm kinh doanh mới với quyết tâm cao để đạt mục
tiêu đề ra.Muốn vậy các công ty thành viên này phải tìm kiếm và lựa chọn nhân lực để
thỏa mãn nhu cầu sử dụng của mình và bổ sung lực lượng lao động cần thiết nhằm thực
hiện mục tiêu đề ra.
• Các công ty thành viên tìm kiếm nhân lực:Các công ty thành viên tìm kiếm
nhân lực từ nhiều nguồn cung ứng khác nhau thông qua việc thông báo quảng
cáo,giới thiệu về công ty,nhu cầu tuyển dụng, công việc và tiêu chuẩn lao động
cần tuyển,chính sách nhân lực của doanh nghiệp. chế độ đãi ngộ…
• Lựa chọn nhân lực:Sau khi tìm kiếm được tập hợp nhân lực thỏa mãn nhu cầu
của công ty.Các công ty tiến hành so sánh các ứng viên với các tiêu chuẩn công
việc cần tuyển để chọn ra ứng viên ưu tú nhất.Các ứng viên được chọn phải có các
kỹ năng,kiến thức và những đặc điểm các nhân cần thiết cho cả nhu cầu trước mắt
của vị trí công việc và mục tiêu tương lai phát triển của công ty.Công ty tuyển
nhân viên làm việc hiện tại nhưng cần phải xem xét khả năng sáng tạo,tính độc lập
trong công việc của nhân viên đó.
Ví dụ:Khối giáo dục FPT (Đại học FPT) Cuộc thi tuyển sinh ngày 8/4/2012 là quá trình
lựa chọn sinh viên của trường .Giai đoạn tìm kiếm thí sinh là việc trường đưa thông tin
tuyển dụng trên trang web của mình,thí sinh có đủ tiêu chuẩn thì có thể nộp hồ sơ đăng kí
dự thi.
3.2 Quy trình tuyển dụng của công ty cổ phần FPT
Vòng 1: Lựa chọn hồ sơ
Vòng lựa chọn hồ sơ nhằm xem xét tính phù hợp của các hồ sơ ứng viên so với yêu cầu
của vị trí cần tuyển dụng. Tất cả các ứng viên có hồ sơ được lựa chọn sẽ được thông báo
lịch thi trắc nghiệm.
Lưu ý: Hồ sơ dự tuyển bắt buộc có đầy đủ ít nhất các giấy tờ sau:
- Đơn xin việc (ghi rõ vị trí dự tuyển và địa điểm mong muốn làm việc)
- Phiếu thông tin ứng viên trên website (điền đầy đủ thông tin, có
kèm ảnh)
Vòng 2: Kiểm tra trắc nghiệm
(Vòng 2 không áp dụng với vị trí dự tuyển là Nhân viên kinh doanh)
Các môn thi chung bao gồm:
1. IQ - Kiểm tra tư duy logic; tham khảo tại đây
2. GMAT- Kiểm tra khả năng tính toán trong thời gian ngắn; tham khảo tại đây
3. Tiếng Anh; tham khảo tại đây
4. Các bài thi chuyên môn (Tương ứng với vị trí dự tuyển).
Lưu ý:
- Khi tới tham dự thi bạn cần chuẩn bị tối thiểu một giấy tờ tuỳ thân có ảnh và bút viết.
Vòng 3: Phỏng vấn
Đây là lần gặp gỡ chính thức đầu tiên giữa ứng viên và Công ty. Thông qua buổi phỏng
vấn này, Công ty có thêm các thông tin để đánh giá xem ứng viên có thực sự phú hợp với
yêu cầu của công việc cần tuyển hay không.
Một số vấn đề chính Công ty thường xem xét đến như: Khả năng giao tiếp, khả năng làm
việc (độc lập hay theo nhóm), khả năng tổ chức công việc và lập kế hoạch, khả năng tư
duy và giải quyết vấn đề, kiểm tra lại một số thông tin trong hồ sơ: Quá trình học tập,
kinh nghiệm, kỹ năng Trong buổi phỏng vấn này, các ứng viên cũng có thể hỏi Công ty
các vấn đề liên quan. Tùy từng ứng viên và vị trí có thể có nhiều hơn một buổi phỏng
vấn. Ứng viên được lựa chọn sẽ nhận được thông báo trong vòng 7 ngày kể từ ngày
phỏng vấn.
Thỏa thuận hợp đồng:
Các ứng viên được lựa chọn qua vòng phỏng vấn sẽ được hẹn tiếp một buổi đến thoả
thuận về hợp đồng lao động và các vấn đề liên quan, bao gồm: loại hợp đồng, công việc,
mức lương, thời gian làm việc. Mọi việc tiếp theo được thực hiện theo hợp đồng lao động
và hướng dẫn của cán bộ phụ trách trực tiếp và cán bộ Nhân sự.
Hoàn thiện hồ sơ sau khi trúng tuyển:
Sau khi nhận thông báo trúng tuyển, ứng viên cần chuẩn bị các giấy tờ sau và gửi tới cán
bộ nhân sự để hoàn thiện thủ tục tiếp nhận nhân viên mới:
- Sơ yếu lý lịch bản gốc
- Giấy khai sinh bản sao hoặc công chứng
- Giấy khám sức khỏe có dấu tròn có giá trị trong vòng 3 tháng
- Chứng minh thư photo có xác nhận của địa phương
- Bằng tốt nghiệp bản sao hoặc Giấy chứng nhận sinh viên (nếu có)
- Bảng điểm, chứng chỉ bản sao
- 02 ảnh 04x06
3.3 Ví dụ về 1 thông báo tuyển dụng của công ty cổ phần FPT
Mô tả công việc.
Phụ trách xây dựng và triển khai các dự án Nhân sự liên quan tới các hoạt đông:
• Tuyển dụng và tạo nguồn
• Xây dựng networking, quan hệ với các trường đại học
• Xây dựng và triển khai các chương trình tìm kiếm nguồn sinh viên tài năng
• Xây dựng và triển khai dự án quy hoạch các bộ nguồn
Làm việc trực tiếp cùng lãnh đạo ban Nhân sự Tập đoàn, lãnh đạo FPT và lãnh
đạo các công ty thành viên.
Chịu trách nhiệm cao nhất về các dự án nhân sự trực tiếp triển khai.
Phối hợp cùng ban nhân sự công ty thành viên thực hiện các dự án nhân sự cấp tập
đoàn.
Đề xuất ý kiến, các chương trình dự án mới phù hợp với mục tiêu, định hướng
phát triển của Tập đoàn.
Yêu cầu:
• Nam giới, tốt nghiệp đại học khối ngành Kinh tế, ngoại ngữ, Luật, Nhân sự
• Có ít nhất hai năm kinh nghiệm về công tác nhân sự tại Doanh nghiệp
• Nhanh nhẹn, sáng tạo và linh hoạt trong công việc
• Giao tiếp tốt, tự tin làm việc cùng các cấp lãnh đạo tại FPT.
• Có khả năng làm việc nhóm, tổ chức sự kiện, xây dựng networking.
Quyền lợi:
• Cơ hội làm việc cùng các cấp lãnh đạo tại Tập đoàn FPT
• Cơ hội đào tạo, phát triển nghề nghiệp và trải nghiệm qua các công việc có tính
thử thách cao.
• Cơ hội thăng tiến, luân chuyển qua các vị trí quản lý tại các công ty thành viên
trong tập đoàn.
• Lương, thưởng hấp dẫn.
• Bảo hiểm FPT care (24/24)
Cấp bậc Loại hình Toàn thời gian cố định
Kinh nghiệm Dưới 5 năm
Số lượng 1
Địa điểm làm việc Hà Nội
Mức lương Cạnh tranh
Hạn nộp hồ sơ 29/02/2012