Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty may kinh bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.17 KB, 43 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong thời kỳ thực hiện công cuộc công nghiệp hoá hiện đại
hoá. Thời kỳ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đã qua, với chính sách mở cửa
và hội nhập từng bước với nền kinh tế thế giới đã tray cho các” chỉ tiêu” của Nhà
nước giao cho. Các doanh nghiệp Nhà nước ngày nay cũng không còn sự bảo hộ của
Nhà nước nữa mà mỗi doanh nghiệp phải tìm hướng đi cho mình. Vấn đề hiệu quả
sản xuất kinh doanh đối với mỗi doanh nghiệp đang là câu hỏi khá hóc búa mà không
phải doanh nghiệp nào cũng có sự xem xét giống nhau. Hơn nữa, trong cơ chế thị
trường, mở cửa và ngày càng hội nhập phải phấn chấn và đứng vững trong cạnh
tranh. Muốn chiến thắng trong cạnh tranh doanh nghiệp phải luôn tạo ra và duy trì
các lợi thế cạnh tranh: chất lượng và sự khác biệt hoá,giá cả và tốc độ cung ứng.
Đứng trước tình hình đó, các doanh nghiệp cần phải nhận thức rõ được một
cách sâu sắc về sự hiệu quả sản xuất kinh doanh để từ đó có chiến lược kinh doanh
tốt nhất.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, sau một thời gian thực tập tại Công ty may Kinh
Bắc, qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, em nhận thấy việc nhìn nhận và đánh giá về
hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty còn nhiều điều còn chưa rõ ràng. Được sự
hướng dẫn tận tình của thầy Ngưyễn Quang Hiệp em đã đi sâu và chọn đề tài:
"Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty may Kinh Bắc"
- Mục đích của đề tài: Đánh giá tình hình hiệu quả sản xuất kinh doanh tại
Công ty may Kinh Bắc. Từ đó đề xuất một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh tại Công ty may Kinh Bắc.
- Phương pháp: Vận dụng nguyên lý cơ bản của phương pháp tiếp cận hệ
thống lôgic nhằm phân tích mục tiêu đặt nó vào hệ thống của quá trình kinh doanh
sản xuất ở Công ty
- Với mục đích và phương pháp nghiên cứu như vậy chuyên đề được chia
thành 3 chương:
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ
KINH DOANH
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY
MAY KINH BẮC


CHƯƠNG 3: NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA
CÔNG TY TỪ NAY - 2010
1
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
1.1 Khái niệm và tầm quan trọng của hiệu quả kinh tế trong hoạt
động sản xuất kinh doanh
1.1.1 Khái niệm
Như chúng ta đã biết, mỗi doanh nghiệp dù sản xuất kinh doanh ở loại
hình nào đi chăng nữa thì mục tiêu duy nhất của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi
nhuận . Vì vậy, để có được mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải nắm
vững các chiến lược kinh doanh, lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp
với thực tế, nhạy bén trong việc ứng xử với mọi biến động của thị trường, nhất
là đòi hỏi nhà quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn tài lực của doanh nghiệp.
Mặt khác, người ta coi hiệu quả sản xuất kinh doanh còn là một trong những
thước đo chất lượng tốt nhất mà doanh nghiệp cần đạt được.
Vậy hiệu quả kinh doanh chính là một phạm trù kinh tế phản ánh trình
độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhằm đạt được kết quả cao nhất trong quá trình
kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất.
Yếu tố đầu vào bao gồm vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp: vốn chủ sở
hữu và vốn lưu động, vốn cố định . Các yếu tố đầu vào thường được biểu hiện
dưới dạng vật chất , hay tiền tệ.
Qua những khái niệm nêu trên ta có thể thấy rõ rằng nếu hiệu quả kinh
doanh càng cao thì sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu được tính cho tổng doanh
thu thuần càng lớn.
1.2 Những yếu tố cơ bản tác động đến hiệu quả kinh tế
Hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện trình độ sử dụng các nguồn lực có
sẵn trong doanh nghiệp sao cho chi phí bỏ ra thấp nhất thu về lợi nhuận cao

nhất, diều này thể hiện ở các yếu tố khác nhau bao gồm nguồn lực đầu vào,
2
nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, nhà xưởng, đặc biệt trình độ quản trị doanh
nghiệp, môi trường kinh doanh.
* Nguồn lực đầu vào:
Đây là một trong những yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất
kinh doanh. Nguồn lực này góp phần không nhỏ trong quá trình sản xuất: công
nhân người trực tiếp tạo ra sản phẩm. Bên cạnh quá trình hiện đại hoá của thiết
bị sản xuất tự động có thể tạo được dây chuyền sản xuất nhưng không thể thay
thế được con người do những điều kiện sau:
- Có những loại sản phẩm, máy móc không thể thay thế được con người
như trong các lĩnh vực đòi hỏi sự tỉ mỉ, thủ công: đan lát, chạm khảm tranh mỹ
nghệ.
- Do người lao động trực tiếp tạo sản phẩm nên họ là người điều khiển
máy móc, vận dụng kỹ năng của mình để tận dụng nguyên liệu của mình trong
quá trình sản xuất, nhạy bén sáng tạo những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị
trường.
- Người lao động còn là những nhân viên có ý thức cao, tuân thủ nội quy
doanh nghiệp đưa ra, có tinh thần trách nhiệm. Vì vậy họ chính là yếu tố quan
trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
- Do nước ta mới bước vào thời kỳ đầu của quá trình đổi mới, cho nên
các doanh nghiệp hầu hết không có điều kiện về tài chính để có thể lắp đặt dây
chuyền sản xuất tự động mà không có sự tham gia của người lao động.
* Nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố khá quan trọng trong sản xuất
kinh doanh. Điều này thể hiện rõ nhất trong cơ cấu tính giá thành sản phẩm,
việc doanh nghiệp sử dụng hợp lý nguyên vật liệu có ý nghĩa lớn trong việc
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiện nay, mỗi doanh nghiệp khi tham
gia vào quá trình sản xuất đòi hỏi phải có một hệ thống hoàn chỉnh về cung
ứng nguyên vật liệu. Nguồn vật liệu khan hiếm sẽ gây khó khăn cho doanh

nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần thiết lập một quá trình cung ứng đảm bảo
tính liên tục về số lượng, hợp lý về giá cả chủng loại, đảm bảo chất lượng sẽ
góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh .
* Máy móc thiết bị, nhà xưởng, kho bãi:
3
Đây là cơ sở vật chất thiết yếu cho một doanh nghiệp sản xuất. Khi
doanh nghiệp có đủ các điều kiện trên mà lại có cơ sở vật chất nghèo nàn thì
ảnh hưởng tới năng suất lao động, hiệu quả kinh tế thấp. Cùng với sự phát triển
của khoa học công nghệ hiện nay, hầu hết với doanh nghiệp đã có một hệ thống
máy móc thiết bị khá đầy đủ, đáp ứng nhu cầu của thị trường, góp phần tạo cơ
sở vật chất hiện đại hơn . Điều này có tính tiên quyết trong việc hạ giá thành
sản phẩm, tăng năng suất lao động, sản phẩm có tính cạnh tranh trong thị
trường sản phẩm .
* Trình độ quản lý doanh nghiệp:
Là yếu tố tác động lớn tới các hoạt động kinh doanh, giúp cho doanh
nghiệp có hướng đi đúng với mục tiêu đề ra, tạo được hiệu quả kinh tế. Trong
một doanh nghiệp, tuỳ thuộc loại hình kinh doanh của mình sẽ tổ chức bộ máy
quản lý sao cho phù hợp. Nhờ đó sẽ giảm được tối thiểu chi phí quản lý, tạo
hoạt động kinh doanh tốt, xây dựng cơ cấu lao động có hiệu quả nhất.
• Môi trường kinh doanh:
Môi trường kinh doanh bao gồm nhiều yếu tố khách quan như : Sự ổn
định chính trị xã hội, môi trường pháp lý, sự thông thoáng của chính sách Nhà
nước nhằm khuyến khích phát triển, hệ thống thuế quan …có ảnh hưởng lớn
đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tác động đến hiệu quả kinh tế .
Qua những nội dung cơ bản phân tích trên đây, ta càng thấy rõ tầm quan
trọng của chúng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh . Để tạo được hiệu quả
kinh tế doanh nghiệp cần nắm vững một cách triệt để cũng như vận dụng tốt ,
linh hoạt vào doanh nghiệp của mình. Điều này, sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi
hơn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
1.3 Những yếu tố xác định hiệu quả kinh tế

Để xác định được hiệu quả kinh tế, có khoa học người ta dựa vào một số chỉ
tiêu cụ thể nhằm phản ánh mức hao phí, sinh lời, sự quay vòng của vốn chủ sở
hữu. Thông thường, người ta dựa vào hai yếu tố, đó là chỉ tiêu khái quát và chỉ
tiêu cụ thể, được thể hiện như sau:
1.3.1 Chỉ tiêu khái quát (hay còn gọi là chỉ tiêu tổng quát)
Chỉ tiêu này được phản ánh như sau:
4
* Doanh thu : là toàn bộ số tiền thu được do bán sản phẩm hàng hoá
TR = P. Q
Trong đó: TR: là tổng doanh thu
P: giá cả sản phẩm hàng hoá
Q: khối lượng sản phẩm hàng hoá bán ra
* Lợi nhuận : là phần thu được của doanh nghiệp sau khi trừ đi các khoản chi
phí
TL = TR - TC
Trong đó: TL : là tổng lợi nhuận thu được
TR: là tổng doanh thu
TC: là tổng các khoản chi phí bỏ ra
* Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu: đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp. Tỷ suất này cho biết cứ một đồng doanh thu đạt được
thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ suất này càng lớn thì hiệu quả kinh tế
càng cao.
* Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí : đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế
của doanh nghiệp. Tỷ suất này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được
bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng lớn thì càng tốt.
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh cụ thể
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp người ta còn sử dụng
các chỉ tiêu sau để phản ánh toàn bộ các yếu tố: vốn, khả năng sinh lời của vốn
chủ sở hữu, vốn cố định, vốn lưu động
* Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu:

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn theo chức năng của doanh
nghiệp qua các chỉ tiêu:
5
Lợi nhuận đạt được
Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu = x 100%
Doanh thu
Lợi nhuận đạt được
Tỷ suất lợi nhuận = x 100%
Tổng chi phí
- Số vòng quay toàn bộ vốn chủ sở hữu(SV
VCSH
)
TR : Doanh thu thuần
VKD : Vốn kinh doanh
Nếu số vòng quay vốn chủ sở hữu càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng lớn.
- Khả năng tạo lãi ròng của vốn chủ sở hữu:
Nếu chỉ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
* Tỷ suất tự tài trợ:
Đây là một trong những chỉ tiêu phản ánh khả năng độc lập tự chủ về tài
chính của doanh nghiệp, tỷ suất này càng cao càng tốt.
- Tình hình thanh toán công nợ: phản ánh chính xác nhất về tình hình tài chính
của Công ty. Nếu chỉ tiêu này < 0,5 thì doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, nếu
chỉ tiêu này > 0,5 thì doanh nghiệp ở trạng thái an toàn. Nhưng chỉ số này quá
cao sẽ gây lãng phí vốn, hiệu quả sử dụng vốn giảm. Đồng thời, cũng thể hiện
khi doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao thì sẽ chủ động được trong việc
thanh toán với khách hàng, với các đối tác kinh doanh. Thể hiện qua các chỉ
tiêu sau:
6
Lãi ròng
Khả năng tạo lãi ròng của vố n CSH =

Vốn CSH
Vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tự t i trà ợ = x 100%
Tổng nguồn vốn
VKD
TR
SV
VCSH
=
Tổng t i sà ản lưu động
Khả năng thanh toán hiện h nh = x 100à
Tổng nợ ngắn hạn
Tổng vốn bằng tiền
Khả năng thanh toán tức thời = x 100
Tổng vốn ngắn hạn

* Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Do sản xuất kinh doanh là một quá trình vận động không ngừng, vì vậy
vốn lưu động góp phần không nhỏ vào quá trình tái sản xuất kinh doanh. Nhờ
nguồn vốn này, doanh nghiệp được sử dụng vốn kinh doanh rộng rãi hơn góp
phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Hiệu quả này được xác định
qua các chỉ tiêu sau:
- Số vòng quay của vốn lưu động (SV
VLĐ
): Thể hiện khi vốn lưu động
quay được bao nhiêu vòng trong một kỳ. Nếu số vòng quay tăng thì hiệu quả
sử dụng vốn tăng, và nếu số vòng quay giảm thì hiệu quả sử dụng vốn giảm.
TR : Doanh thu đạt được trong kỳ
VLĐ : Vốn lưu động bình quân trong kỳ
- Sức sinh lời của vốn lưu động (H

VLĐ
): phản ánh về mặt chất lượng hiệu
quả sử dụng vốn. Chỉ tiêu này cho biết cứ bỏ ra một đồng vốn cố định thì thu
được về bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
* Hiệu quả sử dụng vốn cố định:
- Sức sản xuất của vốn cố định (M
VCĐ
). Chỉ tiêu này cho biết cứ bỏ ra
một đồng vốn cố định thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu.
Trong đó: TR : doanh thu
VCĐ : vốn cố định bình quân trong kỳ
- Sức sinh lời của vốn cố định (H
VCĐ
): Chỉ tiêu này phản ánh mặt chất
lượng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Chỉ tiêu này cho
biết cứ bỏ ra một đồng vốn cố định thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ
7
VL§
TR
SV
VL§
=
Lợi nhuận thuần
H
VLĐ
=
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
VC§
TR
M

VC§
=
tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn cố định càng lớn, còn nếu chỉ tiêu
này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn cố định càng nhỏ.
Lợi nhuận thuần
H
VCĐ
=
Vốn cố định bình quân trong kỳ
* Hiệu quả sử dụng lao động:
Do tính chất của quá trình sản xuất kinh doanh, thì yếu tố con người có
vị trí khá quan trọng. Vì thế, việc sử dụng tốt nguồn lao động sẽ tận dụng được
khả năng lao động, đồng thời quản lý được lao động về số lượng và thời gian
lao động sẽ làm tăng năng suất lao động, giảm thiểu chi phí sản xuất, hạ giá
thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Việc nâng cao hiệu quả sử
dụng lao động sẽ được coi như là biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh :
- Xác định năng suất lao động: (W)
Trong đó: TR : là doanh thu đạt được
L : là tổng lao động bình quân sử dụng trong kỳ
Đây là kết quả sử dụng hợp lý các yếu tố hợp thành năng lực sản xuất.
- Xác định mức thu nhập bình quân trên một lao động (H

):
Lợi nhuận
H

=
Tổng lao động bình quân trong kỳ
Qua hai chỉ tiêu trên đã phản ánh rõ nét về hiệu quả sử dụng lao động cả

về số lượng và chất lượng. Ngoài ra, các chỉ tiêu này còn cho biết hiệu quả huy
động và sử dụng số lượng lao động hiện có, giảm lao động dư thừa và nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
* Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu:
Đây là yếu tố quan trọng trong các quá trình sản xuất, nó cho ta biết ta sử
dụng nguyên liệu tiết kiệm hay lãng phí, giúp nhà quản trị điều chỉnh hoạt động
sản xuất cho phù hợp
8
L
TR
W =
- Vòng luân chuyển nguyên vật liệu (SV
NVL
)
Trong đó: NVL
SD
: là giá vốn nguyên vật liệu đã sử dụng trong kỳ
NVL
DT
: là giá trị số lượng nguyên vật liệu dự trữ trong kỳ
- Vòng luân chuyển vật tư trong sản phẩm dở dang (SV
spdd
)
Trong đó : Z
hhcb
: Tổng giá thành hàng hoá đã chế biến.
VT
dt
: Giá trị vật tư dự trữ đưa vào chế biến
Hai chỉ tiêu trên đã cho biết khả năng sử dụng các nguồn nguyên liệu,

đánh giá chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua việc phân tích các chỉ tiêu trên cho thấy, hiệu quả kinh doanh là vấn
đề khá phức tạp, có liên quan tới các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh
như: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động. Vì thế, để có hiệu quả kinh
doanh tốt, nhà quản lý cần đưa ra biện pháp kịp thời, phù hợp môi trường kinh
doanh, khách quan hay chủ quan của doanh nghiệp đó đang hoạt động.
9
DT
SD
NVL
NVL
NVL
SV =
dt
VT
hhcb
Z
spdd
SV =
CHƯƠNG 2
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
Ở CÔNG TY MAY KINH BẮC
2.1 Lịch sử ra đời và phát triển của Công ty
Cụng ty được thành lập 04/ 06/ 1968 với tờn xớ nghiệp May Kinh Bắc
Trụ sở chớnh tại số 8B - khu cụng nghiệp Đồng Văn - Hà Nam.
Năm 1990, trước tình hình chuyển đổi cơ chế từ tập trung quan liêu bao
cấp sang hạch toán độc lập làm cho giá cả nhiều mặt hàng trong nước có nhiều
biến động mạnh mẽ đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp,
thu nhập giảm sút một cách rõ rệt. Mặt khác, cùng với sự biến động chính trị
của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu làm mất đi gần như toàn bộ nguồn

nguyên liệu sản xuất và thị trường tiêu thụ của xí nghiệp.
Để tồn tại và phát triển, Ban lãnh đạo đã xác định mục tiêu chủ đạo như:
đổi mới tổ chức nhiều mặt hàng, tổ chức sản xuất, cung cách kinh doanh, nâng
cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh việc sắp xếp bố trí lao động, đầu tư về
thiết bị, nhà xưởng, cải tiến công nghệ
Tháng 03/ 2001, Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất ở khu vực Thái
Nguyên lên khoảng hơn 250 lao động.
Đặc biệt, với điều kiện thuận lợi, Hiệp định thương mại được ký
kết giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, Công ty đã giành được hợp đồng xuất khẩu
sang thị trường Mỹ đạt tổng giá trị 120.000 sản phẩm trong quý đầu của năm
2002.
Như vậy, trải qua gần 40 năm xây dựng và phát triển không ngừng,
Công ty đã tăng về quy mô sản xuất, thu nhập lao động, hiệu quả sản xuất,
vững chắc trong sản xuất kinh doanh. Điều này, sẽ là cơ sở để phát triển sản
xuất các mặt hàng may mặc tại các nước : Đức, Hà Lan, Nhật Bản, Mỹ, các
nước EU
10
2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Bất kỳ một doanh nghiệp nào, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cũng đóng
vai trò rất quan trọng. Đó không chỉ đơn thuần là việc quản lý doanh nghiệp mà
còn là vấn đề quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty, có liên quan đến sự
thành công hay thất bại của doanh nghiệp ấy. Công ty May Kinh Bắc có được
cơ sở vật chất với quy mô đồ sộ như ngày nay là có đóng góp không ngừng về
quản lý của Ban lãnh đạo Công ty.
Với những nỗ lực to lớn, họ là những con chim đầu đàn dẫn dắt Công ty
hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Cơ cấu tổ chức dần hoàn thiện, hoạt động
kinh doanh ngày một phát triển tốt hơn đem lại thành quả không nhỏ. Ban
Giám đốc : Gồm Tổng Giám đốc và 2 Phó tổng Giám đốc
Diều hành, quản lý toàn bộ hoạt động của Công ty. Đồng thời trực tiếp chỉ
đạo các lĩnh vực : chiến lược, đầu tư, đối ngoại, tài chính, tổ chức cán bộ, nhân

sự, thi đua, khen thưởng, kỷ luật
- Các phân xưởng sản xuất:
Tổ chức quản lý sản xuất, đảm bảo tính hiệu quả của quá trình sản
xuất đạt các chỉ tiêu: năng suất, chất lượng, tiết kiệm.
2.3 Các nguồn lực Công ty
2.3.1 Vốn
Vốn được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn giữ vai trò hàng đầu trong việc
quyết định quy mô sản xuất quy trình kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp.
Với Công ty May Kinh Bắc vốn góp phần thực hiện quá trình sản xuất. Như
vậy, không có vốn thì doanh nghiệp không thực hiện được hoạt động kinh tế
của mình. Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty được biểu thị qua bảng
sau:
Bảng 1: Tình hình tài sản - Nguồn vốn của Công ty
Đơn vị tính : Đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
I- Tổng giá trị tài sản 40.855.177.374 63.458.540.205 83.921.719.013
A. Giá trị TLLĐ & ĐTDH 15.139.746.516 22.927.750.125 28.982.883.314
B. Giá trị TSCĐ & ĐTDH 25.715.430.858 40.530.790.080 54.938.835.699
11
- Nguyên giá 46.681.811.116 56.971.595.157 75.361.199.058
- Hao mòn -21.092.672.258 -19.430.157.310 -23.717.296.948
II- Tổng vốn 40.855.177.374 63.458.540.205 83.921.719.013
A. Nợ phải trả 28.476.014.549 52.223.998.926 73.545.381.760
B. Nguồn vốn CSH 12.379.162.825 11.234.541.279 10.376.337.253
Nguồn : Bảng cân đối kế toán của Công ty (2007-2091)
Qua bảng trên cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty ngày
càng mở rộng, có hiệu quả. Nhưng vốn chủ sở hữu của Công ty ngày càng
giảm đi, từ 12.379.162.825 đồng năm 2007 xuống còn 10.376.337.253 đồng
năm 2009. Điều này cho thấy cần phải giảm nguồn nợ phải trả để tăng vốn hoạt

động Công ty hơn nữa.
2.3.2 Tình hình lao động của Công ty
Bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào lao động là yếu tố góp phần
không nhỏ vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp muốn
có năng lực sản xuất kinh doanh nhất định thì phải có số lượng lao động phù
hợp.
Khi doanh nghiệp sử dụng tốt nguồn lao động, được biểu hiện trên các
mặt: số lượng và thời gian lao động, tận dụng hết khả năng lao động là một yếu
tố quan trọng, thì sẽ làm tăng khối lượng sản phẩm giảm chi phí sản xuất, hạ
giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh về giá cả, nâng cao
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì thế, với Công ty May Kinh Bắc lao động cũng được xem như một
trong những yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công ty
luôn có xu hướng không ngừng tăng mức sống của của người lao động để họ
đảm bảo được đời sống bản thân và gia đình họ.
Với mục đích như vậy, Công ty mở rộng quy mô sản xuất, tăng nguồn
lao động về cả số lượng cũng như chất lượng được thể hiện ở Bảng 2
Bảng 2: Cơ cấu lao động của Công ty
Đơn vị tính: người
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Tổng số lao động 2658 100 2467 100 2981 100
LĐ ngành công nghiệp 2434 91 2420 98 2828 95
Lao động nữ 2263 85 2084 84,4 2532 84,9
Lao động hợp đồng 2654 99,8 2462 99,8 2975 99,8
12
LĐ làm công tác quản lý 160 6 160 6,4 200 6,7
LĐ bình quân trong kỳ 2562 96 2276 92 2548 85
Trình độ chuyên môn ( Từ

ĐH hay CĐ trở lên)
83 3,1 84 3,4 96 3,2
Nguồn : Công ty May Kinh Bắc
Qua bảng trên cho thấy số lượng cán bộ công nhân viên có xu hướng
tăng lên do một số nguyên nhân như : do việc sản xuất những năm gần đây
tăng, số lượng ký kết hợp đồng với một số nước Tây Âu, Châu Mỹ tăng lên
giúp cho doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu về lao động mỗi khi số lượng mặt
hàng sản xuất tăng.
Công ty có những chính sách mới nhằm tuyển thêm lao động đưa vào
dây chuyền sản xuất như sau :
- Loại lao động có tay nghề : Công ty sẽ mở lớp đào tạo thời gian 5 tháng,
sau khi đào tạo xong công nhân sẽ có bậc thợ là 1/6 và được đưa vào sản xuất
theo dây truyền của Công ty.
- Loại lao động mới vào nghề : được bố trí vào sản xuất thử nếu đạt yêu
cầu thì được làm việc ngay, còn nếu không đạt sẽ được chuyển qua đào tạo với
số công nhân chưa có tay nghề
Với những chính sách đào tạo quản lý lao động phù hợp, Công ty luôn
có sự quan tâm tạo điều kiện nâng tay nghề công nhân lao động có những chế
độ xã hội : bảo hiểm y tế, thăm hỏi khi ốm đau, đặc biệt áp dụng hình thức bảo
hiểm lao động với cả lao động làm theo hợp đồng ngắn hạn tạo điều kiện để họ
sản xuất an toàn, có hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, các đặc điểm về cơ cấu lao động thì phải kể đến máy móc
thiết bị sản xuất của Công ty đã đóng vai trò quyết định trong quá trình sản
xuất.
2.3.3 Công nghệ sản xuất
Đây là một phần tài sản cố định của doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản
xuất hiện có, trình độ khoa học Hơn thế nữa là vấn đề cần thiết để tăng sản
lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng
hạ giá thành sản phẩm.
13

Công ty May Kinh Bắc là một doanh nghiệp với nhiều chủng loại máy móc
phục vụ cho sản xuất hàng may mặc trong những năm qua. Thể hiện qua bảng
sau :
Với nguồn vốn được ngân sách cấp ban đầu, vốn tự có và vốn vay tín
dụng. Công ty đã mua sắm các loại thiết bị phục vụ cho việc thiết kế mẫu mã,
sản xuất các mặt hàng, đóng gói, bốc dỡ sản phẩm. Cùng với sự phát triểncủa
công nghệ kỹ thuật, Công ty đã thay thế hàng loạt máy móc thiết bị cũ bằng
các máy móc thiết bị hiện đại của Nhật, Hồng Kông, Mỹ Đồng thời, Công ty
mua sắm các máy móc chuyên dùng như: thiết bị là cần, là hơi, máy may hai
kim, máy thêu tự động, máy ép mix để đa dạng hoá việc sản xuất sản
phẩm, tăng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Cùng với việc thực hiện mục tiêu của Đảng đã đề ra: Phát triển mạnh
công nghiệp nhẹ, nhất là dệt may da giầy, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Đầu
tư hiện đại hoá dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh
của sản phẩm. Chuyển dần việc nhận gia công hàng dệt may sang mua nguyên
vật liệu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu, coi trọng công tác năng lực tiếp thị
nhằm mở rộng thị trường.
Để thực hiện mục tiêu cụ thể trên, Công ty đã đặt ra những chỉ tiêu cụ
thể nhằm tiến tới kinh doanh sản phẩm do tự mình sản xuất, giảm bớt các đơn
đặt hàng gia công. Đây vẫn còn là vấn đề đang được quan tâm của cán bộ công
nhân viên trong Công ty.
2.3.4 Nguyên vật liệu
Công ty đã sử dụng chủ yếu là nguyên vật liệu ngoại nhập. Các nguồn
nguyên vật liệu này chủ yếu được nhập từ các nước như: Hàn Quốc, Nhật, EU,
Đài Loan, các nước ASEAN Nhờ cung ứng nguyên vật liệu kịp thời, đạt chất
lượng cao nên đã tạo điều kiện giúp Công ty hoàn thành kế hoạch sản xuất,
nâng cao năng suất lao động tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, thực hiện đúng
hợp đồng với bạn hàng. Từ đây, Công ty có chỗ đứng trên thị trường, sản phẩm
được khách hàng ưa chuộng.
Việc các Công ty nhập khẩu hàng loạt nguyên vật liệu nước ngoài làm

cho mức tiêu thụ vật liệu trong nước giảm. Mặt khác, doanh nghiệp sản xuất
14
phải chi phí mức sản xuất cao, làm giảm doanh thu, ảnh hưởng đến lợi ích
doanh nghiệp. Đây là một trong những yếu tố còn bị hạn chế, hiện nay tại các
đơn vị sản xuất, việc buộc phải chấp nhận những hợp đồng gia công sản xuất
có lãi hoặc lãi rất ít để duy trì hoạt động sản xuất, tăng giảm công nhân lao
động bất thường. Vấn đề đặt ra tại sao chúng ta không sử dụng nguồn nguyên
vật liệu trong nước? Đây là vấn đề đang còn có nhiều luồng ý kiến mà một
trong những nguyên nhân quan trọng là nguồn nguyên vật liệu trong nước còn
có nhiều hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng, chất lượng mà các
khách đặt hàng yêu cầu.
Vì vậy, chắc chắn chúng ta phải chờ đợi một thời gian dài nũa thì mới
có thì nguồn nguyên vật liệu trong nước mới đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất.
2.4 Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua
các năm(2007-2009)
Hoạt động sản xuất
Do sự mở rộng hoạt động với các nước, sự cạnh tranh trên thị trong nước
và quốc tế diễn ra khốc liệt, đòi hỏi sản phẩm có chất lượng cao, công nghệ
hiện đại, giá thành sản phẩm thấp. Trên thực tế, Công ty đã thực hiện chiến
lược đa phương hoá, đa dạng hoá sản phẩm, đầu tư cho khâu thiết kế tạo mẫu,
từng bước được khách hàng chấp nhận.
Mặt khác, Ban lãnh đạo Công ty chỉ đạo các cán bộ kỹ thuật tập trung
khai thác thế mạnh của dàn máy thêu tự động, từng bước hoàn thiện công nghệ
may tạo ra hàng loạt sản phẩm hợp thị hiếu người tiêu dùng, có khả năng cạnh
tranh thu hút khách hàng, chiến lược sản phẩm, quy trình sản xuất là những
khâu khá quan trọng của trong việc sản xuất tiêu thụ một loại hàng hoá.
Vì vậy, để có dây chuyền sản xuất hợp lý Công ty cần có chiến lược sản
phẩm phù hợp. Để tăng cường sức sản xuất lao động hàng hoá, Công ty luôn
nâng cao khả năng cạnh tranh, hiện đại quy trình công nghệ, thu hút khách
hàng bằng các biện pháp đảm bảo chất lượng tốt với giá thành hợp lý. Cùng

với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, Công ty đã từng bước nâng cao
hiệu quả kinh tế, liên kết với các hãng sản xuất như: Gennie’s Fashion của Đài
Loan, HaDong của Hàn Quốc nhằm mở rộng sản xuất một số mặt hàng có giá
trị lớn. Bằng sự liên kết này, Công ty đã sản xuất được các loại như : áo váy
15
bầu, áo Jacket, quần âu, áo sơ mi, khăn tay trẻ em. Đặc biệt, Công ty đã xây
dựng được công nghệ sản xuất găng tay da đem lại cho Công ty nhiều hợp
đồng có giá trị.
Do đặc thù chuyên sản xuất hàng gia công, nên các mặt hàng chỉ được
sản xuất khi có đơn đặt hàng của khách hàng, Công ty không có sự chủ động
trong khâu điều tiết kế hoạch sản xuất. Đây cũng là những khó khăn hiện nay
của Công ty.
Bên cạnh việc sản xuất những mặt hàng truyền thống đã nêu trên, Công
ty còn phát triển ra những mặt hàng mới như: áo Blouson, pyjama, áo dạ, áo
choàng, găng tay golf, mác LOGO.
Nhờ đó, Công ty đã thực hiện thay đổi toàn bộ mô hình sản xuất khép
kín, tạo hiệu quả cao với đơn đặt hàng ngắn, thời gian giao hàng nhanh, hoàn
thành tốt những hợp đồng đúng với kế hoạch đã đề ra. Công ty cũng đã có thể
chủ động toàn bộ khâu tổ chức sản xuất đến khâu cuối cùng là xuất hàng mà
không bị trì trệ ách tắc như trước đây
2.5 Hiệu quả kinh tế của Công ty qua các năm
Để đánh giá được hiệu quả kinh tế của Công ty trong những năm qua,
chúng ta sẽ phân tích một số chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả kinh tế.
2.5.1 Các chỉ tiêu tổng quát
Các chỉ tiêu này phản ánh một cách linh hoạt về sự biến động của hiệu
quả kinh doanh của Công ty.
Bảng 3: Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty (2007-2009)
Chỉ tiêu ĐVT
Thực
hiện

2007
Thực hiện 2009 Thực hiện 2008
Trị giá So sánh
%
Trị giá So sánh
%
Doanh thu Tr.đồng 63.984 58.084 90,78 62.128 106,97
Lợi nhuận Tr.đồng 1.489 1.301 87,37 506,5 38,93
Chi phí Tr.đồng 13.853 15.915 13.532
Tỷsuất
LN/DT
% 2,32 2,24 0,82
16
Tỷsuất LN/CP % 10,75 8,17 3,74
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2007- 2009)
Qua bảng phân tích ở trên cho thấy:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2007 đạt 2,32%, năm 2008 chỉ đạt
2,24%, năm 2009 chỉ còn 0,82%
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí cũng có chiều hướng giảm bắt đầu từ năm
2008 (giảm từ 8,17% xuống còn 3,74%)
Các chỉ tiêu này cho thấy mức độ tăng trưởng của Công ty chưa cao, lợi
nhuận giảm, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.5.2 Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
2.5.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Thông qua số vòng quay vốn chủ sở hữu (khả năng tạo doanh thu thuần
của vốn chủ sở hữu)
Bảng 4: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn CSH Công ty
(Đơn vị 1000đ)
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số lượng Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Doanh thu thuần
63.889.926 52.804.287 53.655.105
Vốn CSH
12.379.162 11.234.541 10.376.337
Số vòng quay
5,16 4,7 91 5,17 110
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty)
Khả năng tạo doanh thu thuần của vốn chủ sở hữu thông qua số vòng
quay của vốn chủ sở hữu cho ta biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào sản
xuất kinh doanh thì đem lại là bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Công ty đã đạt
được là:
− Năm 2007cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo được 5,16 đồng doanh thu thuần
− Năm 2008 cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo được 4,7 đồng doanh thu thuần
− Năm 2009 cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo được 5,17 đồng doanh thu thuần
Có thể nói hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu có tỉ lệ tăng khá, đây
là dấu hiệu tốt mà Công ty cần duy trì và đạt ở mức cao hơn.
Khả năng tạo lãi ròng của vốn chủ sở hữu được thông qua bảng sau:
Bảng 5: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu Công ty
(ĐVT: 1.000 đồng)
17
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số lượng Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Lãi ròng 1.012.403 884.854 344.411
Vốn CSH 12.379.162 11.234.541 10.376.337
Khả năng tạo
lãi ròng của
VCSH
0,081 0,078 96,3 0,033 42,3

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Công ty2007-2009)
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rõ khả năng tạo lãi ròng của vốn chủ
sở hữu còn chưa cao. Tuy nhiên, ta thấy vốn chủ sở hữu qua các năm giảm, lãi
ròng giảm. Đây là dấu hiệu việc hiệu quả sử dụng vốn hoạt động của Công ty
là thấp chỉ đạt 0,033 đồng/đồng vốn bỏ ra đây là kết quả hoạt động thấp nhất
mà 2009 Công ty đạt được
2.5.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hiệu quả này được thể hiện qua hai chỉ tiêu sau:
- Khả năng sinh lời của vốn lưu động
Bảng 6: Phân tích khả năng sinh lời của vốn lưu động của Công ty.
ĐVT: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Trị giá Trị giá Tỉ lệ
%
Trị giá Tỉ lệ
%
Lợi nhuận thuần 15.334.797 12.902.795 13.416.0356
Vốn lưu động
bình quân
16.509.167 18.620.304 22.969.698
Sức sinh lời
của vốn lưu động
0,92 0,69 75 0,58 84
(Nguồn: Báo cáo bảng cân đối kế toán của Công ty 2007-2009)
Qua số liệu ở bảng trên cho thấy, sức sinh lời của vốn lưu động ở năm
2007 là 0,92 (tức là bỏ ra một đồng vốn lưu động thu được 0,92 đồng lợi
nhuận).
So với năm 2007 thì sang năm 2008 sức sinh lời của vốn lưu động giảm
chỉ còn 0,69 đồng lợi nhuận . Năm 2009, sức sinh lời giảm chỉ còn 0,58 mặc

dù vốn lưu động bỏ ra khá lớn 22.969.698 nghìn đồng.
-Số vòng quay của vốn lưu động
Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, việc tính hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn
dựa vào số vòng quay của vốn lưu động. Việc sử dụng vốn lưu động có hiệu
18
quả điều này đồng nghĩa với việc phải sử dụng nguồn vốn này có số vòng quay
càng lớn càng tốt. Điều này sẽ góp phần tạo hiệu qủa kinh doanh của doanh
nghiệp.
2.5.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Vốn cố định là nguồn vốn rất quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào
bao gồm TSCĐ, đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị qua bảng dưới đây ta
sẽ thấy rõ tình hình sử dụng vốn cố định của Công ty .
- Sức sản xuất của vốn cố định
Bảng 7: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định
Đơn vị tính:1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Trị giá Trị giá
Tỉ lệ
%
Trị giá
Tỉ lệ
%
Doanh thu thuần 63.889.926 52.804.287 53.655.105
Vốn cố định
bình quân
26.774.062 33.448.322 50.149.668
Sức sinh lời
của vốn cố định
2,36 1,57 66,5 1,07 68,1

Nguồn : Bảng cân đối kế toán Công ty (2007-
2009)
Qua bảng phân tích trên ta thấy, trong những năm vừa qua Công ty may
Kinh Bắc đã luôn giữ vững được tốc độ tăng doanh thu thuần. Cụ thể năm
2007 Công ty đạt 63.889.926 nghìn đồng sang đến năm 2009 đạt 53.655.105
nghìn đồng. Trong năm 2009, tổng vốn cố định bình quân của Công ty đã lên
tới 50.149.668 nghìn đồng.
Sức sản xuất vốn cố định của Công ty trong năm qua đạt cứ bỏ ra một
đồng vốn cố định thì thu lại được 1,07 đồng doanh thu, tăng so với năm trước
là 850.818.000 đồng. Tỷ lệ này tuy có tăng giảm nhẹ do các yếu tố thay đổi cơ
cấu tổ chức các đói tác kinh doanh bên cạnh đó tính cạnh tranh cao nên năm
2009 so với năm 2007 vẫn giảm nhẹ.
19
- Sức sinh lời của vốn cố định:
20
Bảng 8: Phân tích khả năng sinh lời của vốn cố định của Công ty.
ĐVT: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Trị giá Trị giá Tỉ lệ % Trị giá Tỉ lệ
%
Lợi nhuận thuần 15.334.797 12.902.795 13.416.035
Vốn cố định
bình quân
26.774.026 33.448.332 50.149.668
Sức sinh lời
của vốn cố định
0,57 0,38 66,66 0,27 71,05
(Nguồn: Báo cáo bảng cân đối kế toán của Công ty 2007-2009)
Qua bảng trên ta thấy sức sinh lời của vốn cố định năm 2007 là 0,57 tức

là khi ta bỏ ra một đồng vốn cố định thì thu được 0,57 đồng lợi nhuận . Năm
2008 sức sinh lời của vốn cố định giảm chỉ đạt 0,38 đồng lợi nhuận . So với
năm 2007 sức sinh lời giảm 33,34% .
Trong năm 2009, sức sinh lời của vốn cố định đạt 66,66%, tức là tăng
4,39% tương ứng với mức lợi nhuận thuần là 512.240.000 đồng (13.416.035 –
12.902.795)
Như vậy mức vốn cố định bình quân qua các năm tăng nhưng mức sinh
lời của vốn cố định giảm dẫn tới giảm lợi nhuận thuần và ảnh hưởng tới hiệu
quả sản xuất kinh doanh của công ty
2.5.2.4. Các chỉ tiêu về tài chính của Công ty
- Tỷ suất tự tài trợ :
Hiện nay việc một doanh nghiệp có được khả năng tự chủ về tài chính là
rất ít . Doanh nghiệp phải vay vốn dài hạn, hoặc vay nguồn vốn ngắn hạn, huy
động vốn trong doanh nghiệp. Trong những năm qua, Công ty may Kinh Bắc
đã có nguồn vốn chủ sở hữu khá lớn, hầu như Công ty không có nguồn trợ cấp
của ngân sách Nhà nước .
Bảng dưới đây sẽ phản ánh trực tiếp về nguồn tài chính của Công ty
21
Bảng 9: Khả năng tự chủ tài chính của Công ty qua các năm .
Đơn vị tính : 1.000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm
Vốn chủ
sở hữu
11.865.976 12.379.162 12.223.503 11.234.541 10.189.133 10.376.337
Tổng
nguồn vốn
45.702.284 40.855.177 40.669.713 63.458.540 62.315.338 83.921.719
Tỷ suất tự
tài trợ

25,96% 30,28% 30,05% 17,7% 16,35% 12,36%
Nguồn : Bảng cân đối tài sản của Công ty
Qua bảng trên ta thấy mức độ biến động của tỷ suất tự tài trợ giữa đầu
năm và cuối năm là rất lớn . Hầu như, khả năng tự tài trợ của Công ty vào cuối
năm giảm, trong năm 2008 tỷ suất tự tài trợ của Công ty giảm chỉ còn 17,7%.
Đến năm 2009, tỷ suất này còn giảm thấp hơn nữa còn 12,36%, nguyên nhân
do việc nguồn nợ phải trả lớn trong đó phần lớn là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Công ty may Kinh Bắc mặc dù có quy mô sản xuất lớn nhưng trong những năm
gần đây Công ty gần như hạch toán kinh tế độc lập . Việc phải đi vay sẽ gây
khó khăn khi hạch toán lợi nhuận, lãi suất tiền vay lớn, làm giảm hiệu quả kinh
doanh của Công ty. Có thể nói Công ty để tự chủ được khả năng về tài chính là
chưa cao .
- Tỷ suất thanh toán hiện hành :
Đây chính là khả năng thanh toán của Công ty với những khoản nợ ngắn
hạn, được thể hiện qua bảng sau :
Bảng 10 : Khả năng thanh toán hiện hành của Công ty qua các năm .
Đơn vị tính : 1.000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm
Tài sản lưu
động
17.878.589 15.139.746 14.312.858 22.927.750 16.956.514 28.982.883
Nợ ngắn hạn 26.806.308 28.218.663 15.818.287 20.635.341 20.311.645 32.157.484
Tỷ suất
thanh toán
hiện hành
67,7% 53,6% 90,48% 111,1% 83,5% 90,13%
Nguồn : Bảng cân đối tài sản của Công ty
22
Qua bảng trên ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của Công ty đối vơí

những khoản nợ ngắn hạn là khá tốt . Trong năm 2008 tỷ suất thanh toán đạt
111,1% , sang năm 2009 tỷ suất này đạt 90,13% . Hầu như , Công ty vào cuối
năm khả năng thanh toán ngắn hạn tốt hơn do khả năng thu hồi tiền mặt từ các
hợp đồng được thanh toán .
- Tỷ suất thanh toán tức thời :
Đây là khả năng về nguồn vốn bằng tiền mặt mà doanh nghiệp hiện có
để thanh toán các khoản nợ .
Bảng dưới đây thể hiện rõ khả năng thanh toán tức thời của Công ty
Bảng 11 : Khả năng thanh toán tức thời của Công ty (2007 - 2009)
Đơn vị tính : 1.000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm
Vốn bằng
tiền
2.786.754 1.118.838 1.118.838 1.930.801 1.930.801 1.067.408
Tổng nợ
ngắn hạn
26.806.308 28.218.663 15.818.287 20.635.341 20.311.645 32.157.484
Tỷ suất
thanh
toán tức
thời
10% 3,90% 7,0% 9,0% 9,5% 3,3%
Nguồn : Bảng cân đối tài sản của Công ty
Qua các tỷ suất thanh toán trên cho thấy việc thanh toán của Công ty là
khá tốt. Doanh nghiệp có đủ khả năng về tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh
toán nhanh . Năm 2008 tỷ suất thanh toán tức thời ở đầu năm là 7%, đến năm
2009 tỷ lệ này đạt 9,5% . Tuy nhiên đến cuối năm 2009 tỷ suất giảm còn 3,3%
do việc huy động vốn để thanh toán những khoản vay dài hạn .
Qua những chỉ tiêu phân tích trên, có thể nói Công ty may Kinh Bắc

trong những năm qua có hiệu quả kinh doanh khá. Đây là kết quả phấn đấu
không ngừng của toàn bộ Công ty, mặc dù những kết quả mà Công ty đạt được
còn khá khiêm tốn. Trong năm qua, lợi nhuận thu được chỉ đạt 506.487.459
đồng, so với năm 2008 lợi nhuận đạt 1.301.257.011 đồng .
23
Hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty may Kinh Bắc trong tương lai
sẽ còn cao hơn nữa, với lực lượng lao động dồi dào, hệ thống máy móc thiết bị
hiện đại nguồn nguyên vật liệu sẵn có trong nước…sẽ mở rộng thị trường tiêu
thụ của Công ty, tăng doanh số bán hàng, tăng lợi nhuận.
Qua các nghiên cứu phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty may
Kinh Bắc trong năm 2007-2009, Công ty đã đạt được một số thành tựu sau :
Từ năm 2007-2009, Công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch cấp trên
giao như sau
Bảng 12: Doanh thu kế hoạch và thực hiện của Công ty
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Doanh thu kế
hoạch
Tr
đồng
63.000 56.000 60.000
Doanh thu
thực hiện
Tr
đồng
63.984 58.084 62.128
Tỷ lệ %
TH/KH
% 101,5 103,7 103,5
Tỷ lệ % tăng
giảm

% 1,5 3,7 3,5
Nguồn : Báo cáo chính thức lao động tiền lương của Công ty (2007- 2009)
Do sự phân công và giao việc hợp lý cụ thể tới từng phòng ban đã giúp
các phòng ban chủ động trong việc thực hiện công việc, tạo được nhiều việc
làm cho người lao động, ký kết được nhiều hợp đồng .
Trong những năm qua Công ty đã tăng thu nhập cho người lao động, thực
hiện nhiều chính sách bảo hộ người lao động,nâng cấp cơ sở hạ tầng…
Công ty không ngừng mở rộng thị trường,tăng doanh số bán hàng,
đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Công ty hàng năm đạt được khoản thu nhập ròng hàng trăm triệu
đồng, giải quyết các vấn đề về ứ đọng hàng tồn kho
Bên cạnh đó,Công ty tạo điều kiện giúp đỡ cán bộ công nhân viên
trong Công ty trau dồi nâng cao tay nghề, nghiệp vụ. Đặc biệt với những
phòng ban sản xuất thiết kế, Công ty thường mở các lớp học ngoại khoá,
chuyên sâu trình độ thiết kế sản phẩm, nhằm mục đích mở rộng các mặt
hàng xuất khẩu của Công ty .
24
Có được thành công của Công ty ngày hôm nay không thể không kể
đến sự đóng góp to lớn của toàn bộ ban lãnh đạo, những người đã dẫn dắt
từng bước phát triển của Công ty .
Qua những thành tựu ở trên có thể nói hoạt động sản xuất kinh doanh
ở Công ty may Kinh Bắc đã đạt được những kết quả nhất định trong việc tự
khẳng định vị trí của doanh nghiệp mình, trong nền kinh tế thị trường .
25

×