TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài :
XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC MARKETING
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƢ
HẬU GIANG ( HAMACO )
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện
CHÂU THỊ LỆ DUYÊN CA DUY ĐẠM
MSSV: 4084937
Lớp: Quản Trị Kinh Doanh
tổng hợp 1 khóa 34
Cần Thơ – 2011
Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, khoa kinh
tế - Quản trị kinh doanh và đặc biệt là cô Châu Thị Lệ Duyên đã cung cấp cho
tôi những kiến thức và hướng dẫn tôi hoàn thành chuyên đề này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng các cô chú anh chị trong
công ty cổ phần vật tư Hậu Giang - HAMACO, cũng như phòng Marketing đã
tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thu thập thông tin, học hỏi kinh nghiệm thực tế và
tận tình hướng dẫn tôi trong thời gian thực tập tại Công ty.
Do hạn chế về thời gian và không gian nên bài viết không tránh khỏi sai sót.
Vì thế, tôi mong quý thầy cô và các cô chú anh chị đóng góp thêm ý kiến cho đề
tài này và giúp tôi có thêm kinh nghiệm trong công việc sau này
Cuối cùng tôi xin kính chúc quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ và các cô
chú anh chị trong công ty HAMACO được dồi dào sức khỏe và đạt được thành
công trong công việc cũng như trong cuộc sống .
Cần Thơ, ngày 20 tháng 11 năm 2011
Tác giả
Ca Duy Đạm
Lời cam đoan
Qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang với sự giúp đỡ
nhiệt tình của các anh chị phòng Marketing và giáo viên hướng dẫn đã giúp tôi
hoàn thành luận văn này. Tôi xin cam đoan đề tài “Xây dựng chiến lược
marketing của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang” là do chính tôi thực hiện, các
số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng
với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Cần Thơ, ngày 20 tháng 11 năm 2011
Tác giả
Ca Duy Đạm
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƢ HẬU GIANG – HAMACO
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
PHẦN PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 01
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA
PHẤN I: PHẦN QUẢN LÝ
Thông tin về người trả lời
Họ và tên:…………………………… Năm sinh:………. Giới tính:
Đơn vị công tác:……………………………………… Điện thoại:
Chức danh:
Thông tin cần thiết khác
Bảng câu hỏi số:………………………… Ngày phỏng vấn:
Thời gian bắt đầu:……………………… Thời gian kết thúc:
PHẦN II: GIỚI THIỆU
Tôi tên là: Ca Duy Đạm hiện tôi đang là sinh viên lớp QTKD K34, Trường
Đại Học Cần Thơ và đang thực tập tại Công ty HAMACO.
Tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài “Xây dựng chiến lược marketing của
công ty cổ phần vật tư Hậu Giang” tôi thực hiện bảng phỏng vấn chuyên gia
này nhằm tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực
kinh doanh này.
Kính mong qúy Anh (Chị) vui lòng dành ít phút để trả lời một số câu hỏi có
liên quan dưới đây, giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu. Tôi xin chân thành
cảm ơn!
PHẦN III: NỘI DUNG CHÍNH
Q1: Anh (Chị) vui lòng cho điểm phân loại các yếu tố bên trong của công
ty Hamaco ? Cách thức cho điểm như sau: 1: Điểm yếu lớn nhất; 2: Điểm yếu
nhỏ nhất; 3: Điểm mạnh nhỏ nhất; 4: Điểm mạnh lớn nhất.
STT
Các yếu tố bên trong
Phân loại
1
Nguồn nhân lực
2
Khả năng tài chính
3
Giá cả - dịch vụ
4
Chiêu thị
5
Vị trí
6
Phân phối
7
Nghiên cứu và phát triển
8
Cơ sở vật chất
9
Tính chuyên nghiệp
10
Nét đặc thù
11
Thương hiệu
Q2: Anh/Chị vui lòng cho điểm phân loại các yếu tố bên ngoài để thấy
được các chiến lược Marketing hiện tại của công ty Hamaco phản ứng với các
yếu tố này như thế nào? Cách thức cho điểm như sau: 4: Phản ứng tốt nhất, 3:
Phản ứng khá tốt, 2: Phản ứng trung bình, 1: Phản ứng yếu
STT
Các yếu tố bên ngoài
Phân loại
1
Tăng trưởng ngành cao
2
ĐBSCL là trung tâm của khu vực miền Nam
3
Thu nhập của người dân tăng cao
4
Cạnh tranh gay gắt
5
Nhu cầu khách hàng cao
6
Thiếu nguồn lao động có chuyên môn
7
Nền kinh tế đang lạm phát
8
Nguyên vật liệu đầu vào tăng cao
9
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng
10
An ninh – chính trị ổn định
11
Sự xuống cấp của các công trình
12
Việt nam là nước đang phát triển về mọi mặt
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Anh (Chị)
Xin chào Anh/Chị
PHỤ LỤC 02
BẢNG TỔNG HỢP Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ CÁC YẾU TỐ BÊN
TRONG CÔNG TY HAMACO
STT
Các yếu tố
bên trong
Điểm
bình
quân
Mức độ
quan
trọng
Phân
loại
1
Nguồn nhân lực
2,6
0,080
2
2
Khả năng tài chính
3,0
0,098
3
3
Giá cả - dịch vụ
2,6
0,109
3
4
Chiêu thị
2,6
0,102
2
5
Vị trí
3,6
0,104
4
6
Phân phối
2,4
0,075
2
7
Nghiên cứu và phát triển
2,0
0,050
2
8
Cơ sở vật chất
3,0
0,100
3
9
Tính chuyên nghiệp
3,0
0,105
3
10
Nét đặc thù
2,4
0,100
2
11
Thương hiệu
3,0
0,077
3
Tổng cộng
30,2
1,00
PHỤ LỤC 03
BẢNG TỔNG HỢP Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ CÁC YẾU TỐ BÊN
NGOÀI CÔNG TY HAMACO
STT
Các yếu tố bên ngoài
Phân
loại
Điểm bình
quân
Mức độ
quan trọng
1
Tăng trưởng ngành cao
3
3,4
0,106
2
ĐBSCL là trung tâm của khu vực miền
Nam
4
3,4
0,100
3
Thu nhập của người dân tăng cao
4
3,6
0,075
4
Cạnh tranh gay gắt
2
2,4
0,105
5
Nhu cầu khách hàng cao
3
3,2
0,065
6
Thiếu nguồn lao động có chuyên môn
2
2,4
0,05
7
Nền kinh tế đang lạm phát
2
2,4
0,102
8
Nguyên vật liệu đầu vào tăng cao
3
2,8
0,105
9
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng
4
3,8
0,105
10
An ninh –chính trị ổn định
2
2,6
0,05
11
Sự xuống cấp quá tải của các công trình
2
2,4
0,047
12
Việt nam là nước đang phát triển về mọi
mặt
3
2,6
0,09
Tổng cộng
35
1,00
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
- Cty Công ty
- KHKT Khoa học kỹ thuật
- TP Thành phố
- HCM Hồ Chí Minh
- VLXD Vật liệu xây dựng
- ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long
- LPG Gas đốt
- TC – HC Tổ chức – Hành chánh
- XDCB Xây dựng cơ bản
- KD Kinh doanh
- TNHH Trách nhiệm hữu hạn
- HĐKD Hoạt động kinh doanh
- BHXH, BHYT Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Tiếng Anh
- WTO World Trade Organization ( Tổ chức thương mại thế giới )
- IT Information Technology ( Công nghệ thông tin )
- ADSL: Asymmetric Digital Subscriber Line
(công nghệ kỹ thuật số truyền thông băng rộng không đối xứng)
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Trang
1.1 Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 Đối tượng nghiên cứu 3
1.5 Phạm vi nghiên cứu 3
1.5.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu 3
1.5.2 Giới hạn vùng nghiên cứu 3
1.5.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu 3
1.6 Lược khảo tài liệu 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHUNG NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Khái niệm chiến lược và chiến lược Marketing 5
2.1.1.1 Khái niệm chiến lược 5
2.1.1.2 Khái niệm chiến lược Marketing 5
2.1.2 Các công cụ xây dựng chiến lược 6
2.1.2.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) 6
2.1.2.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 7
2.1.2.3 Ma trận điểm mạnh-điểm yếu và cơ hội-nguy cơ (SWOT) 8
2.1.2.4 Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) 9
2.1.3 Khái niệm Marketing và xây dựng chiến lược Marketing 11
2.1.3.1 Định nghĩa Marketing 11
2.1.3.2 Nhận thức vai trò của Marketing trong kinh doanh 11
2.1.3.3 Môi trường Marketing 12
1.1.3.4 Qui trình xây dựng chiến lược Marketing 12
2.2 Khung nghiên cứu 15
2.3 Phương pháp nghiên cứu 16
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 16
2.3.1.1 Số liệu thứ cấp 16
2.3.1.2 Số liệu sơ cấp 16
2.3.2 Phương pháp phân tích 16
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN
VẬT TƯ HẬU GIANG ( HAMACO )
3.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang 17
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 17
3.1.2 Nghành nghề lĩnh vực kinh doanh 19
3.1.3 Cơ cấu tổ chức 21
3.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 22
3.1.3.2 Các đơn vị kinh doanh trực thuộc HAMACO 23
3.2 Môi trường vi mô của công ty 25
3.2.1 Nguồn nhân lực 25
3.2.2 Hoạt động Marketing 28
3.2.3 Tài chính 30
3.2.4 Quản trị chất lượng 33
3.2.5 Hệ thống thông tin 33
3.2.6 Nghiên cứu và phát triển 34
3.2.7 Nhà cung cấp 34
3.2.8 Ma trận đánh giá nội bộ (IFE) 35
3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty HAMACO 37
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
4.1 Xác định mục tiêu Marketing 41
4.2 Nghiên cứu, phân tích tình hình thị trường 42
4.2.1 Nghiên cứu và phân tích khách hàng 42
4.2.2 Nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh 44
4.3 Phân khúc thị trường 50
4.4 Xác định thị trường mục tiêu 50
4.4.1 Tình hình an ninh-chính trị 50
4.4.2 Tình hình kinh tế 51
4.4.3 Văn hoá-xã hội 52
4.4.4 Dân số 53
4.4.5 Cơ sở hạ tầng 53
4.4.6 Công nghệ và kỹ thuật 55
4.5 Chiến lược Marketing 57
4.5.1 Chiến lược phát triển sản phẩm và dịch vụ 60
4.5.2 Chiến lược giá 61
4.5.3 Chiến lược phân phối 61
4.5.4 Chiến lược kênh Marketing và truyền thông 61
4.5.5 Chiến lược con người 62
4.6 Kế hoạch triển khai chiến lược Marketing trong năm 2012 63
4.6.1 Kế hoạch triển khai chiến lược phân phối 63
4.6.2 Kế hoạch triển khai chiến lược truyền thông 64
4.6.3 Kế hoạch về chi phí 66
4.7 Kế hoạch theo dõi đôn đốc và thực hiện 70
4.8 Tóm tắt chương 4 70
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CHIẾN LƯỢC
MARKETING CHO CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
5.1 Căn cứ đề xuất giải pháp hỗ trợ thực hiện chiến lược Marketing 71
5.2 Giải pháp về nhân sự 72
5.3 Giải pháp về nghiên cứu và phát triển 72
5.4 Tóm tắt chương 73
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận 74
6.2 Kiến nghị 74
6.2.1 Kiến nghị với UBND TP Cần Thơ 74
6.2.3 Kiến nghị với đối với công ty HAMACO 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
CHƯƠNG 2
Bảng 2.1: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) 6
Bảng 2.2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 7
Bảng 2.3: Ma trận SWOT 8
Bảng 2.4: Ma trận QSPM cho các nhóm chiến lược 10
CHƯƠNG 3
Bảng 3.1: Cơ cấu nhân viên của công ty HAMACO từ 2008 – tháng 6/2011 21
Bảng 3.2: Hệ số lương của nhân viên công ty HAMACO 27
Bảng 3.3: Số lượng lao động và thu nhập bình quân của nhân viên công ty
HAMACO 28
Bảng 3.4 : Một số tỷ số tài chính cơ bản của công ty HAMACO 31
Bảng 3.5: Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ của công ty HAMACO 36
Bảng 3.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty HAMACO từ 2008 – tháng
6/2011 38
CHƯƠNG 4
Bảng 4.1: mục tiêu marketing cụ thể về sản lượng năm 2012 41
Bảng 4.2 Tình hình tiêu thụ theo đối tượng khách hàng của HAMACO 42
Bảng 4.3: Tình hình tiêu thụ theo khu vực của HAMACO 43
Bảng 4.4: Một số đối thủ cạnh tranh chính của HAMACO 44
Bảng 4.5: Điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh 45
Bảng 4.6: Ma trận SWOT của công ty HAMACO 47
Bảng 4.7: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994 51
Bảng 4.8: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của công ty HAMACO 56
Bảng 4.9: Ma trận QSPM của công ty HAMACO – Nhóm chiến lược SO 58
Bảng 4.10: Ma trận QSPM của công ty HAMACO – Nhóm chiến lược ST 59
Bảng 4.11: Các chiến lược được ưu tiên lựa chọn 60
Bảng 4.12: Lịch thời gian thực hiện quảng bá sản phẩm năm 2012 65
Bảng 4.13: Chi phí thực hiện các chương trình quảng bá sản phẩm năm 2012 65
Bảng 4.14: Ngân sách dự kiến cho các hoạt động Marketing 67
Bảng 4.15: Biểu đồ GANTT thể hiện lịch thời gian thực hiện các hoạt động
marketing trong năm 2012 68
Bảng 4.16: Phân công công việc thực hiện 69
Bảng 4.17: Tiêu chí đánh giá kế hoạch Marketing 70
CHƯƠNG 5
Bảng 5.1: Các căn cứ đề xuất giải pháp 71
DANH MỤC CÁC HÌNH
CHƯƠNG 2
Hình 2.1: Khung nghiên cứu đề tài 15
CHƯƠNG 3
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang 22
CHƯƠNG 4
Hình 4.1: Thị phần của Công ty so với đối thủ cạnh tranh khu vực ĐBSCL 46
Hình 4.2: Tăng trưởng GDP của Việt Nam 2008 – 2010 51
Hình 4.3: Tiêu thụ VLXD theo từng thị trường năm 2008-2010 57
Xây dựng chiến lƣợc Marketing của Cty cổ phần vật tƣ Hậu Giang.
GVHD : Châu Thị Lệ Duyên SVTT : Ca Duy Đạm – 4084937
1
Chƣơng 1
GIỚI THIỆU
1.1 Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Trong môi trường cạnh tranh kinh doanh khốc liệt như hiện nay, ngoài
việc quan tâm đến sản xuất, sản phẩm và dịch vụ các công ty còn quan tâm đến
hoạt động marketing. Đây là hoạt động vô cùng quan trọng nếu các công ty muốn
tồn tại và phát triển vững mạnh trên thị trường.
Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn đi cùng với
nó là việc tràn ngập các sản phẩm trên thị trường. Có rất nhiều các loại sản phẩm
cùng thoả mãn một nhu cầu và hàng loạt các sản phẩm thay thế khác. Người tiêu
dùng sẽ lựa chọn những sản phẩm mà họ nắm rõ được thông tin về sản phẩm đó.
Nếu một công ty không quan tâm đến hoạt động marketing thì sản phẩm và dịch
vụ của họ sẽ ít được người tiêu dùng biết đến, đồng thời họ sẽ bị các công ty
khác chiếm mất thị trường và dần dần sản phẩm dịch vụ của họ sẽ bị mờ nhạt
trong tâm trí khách hàng.
Sau khi nước ta gia nhập WTO, hoạt động marketing ở nước ta trở nên
sôi động hơn bao giờ hết. Các công ty nhỏ và vừa đã bắt đầu chú ý hơn đến hoạt
động marketing còn các công ty lớn đã bỏ ra không biết bao nhiêu tiền của cho
hoạt động này. Có rất nhiều hoạt động marketing đã mang lại thành công rực rỡ
nhưng cũng có nhiều hoạt động marketing đã làm cho công ty rơi vào tình trạng
khủng hoảng về tài chính buộc họ phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc xa hơn nữa
là rơi vào tình trạng sắp phá sản… Marketing có vai trò xác định nhu cầu của
khách hàng, thiết lập và lãnh đạo tiến trình đổi mới, phối hợp với các hoạt động
nghiên cứu và phát triển khác để thúc đẩy tiến trình thực hiện các sản phẩm mới
và nó là nhân tố quan trọng nhất tác động đến thành công của một sản phẩm.
Giúp doanh nghiệp chỉ ra được những xu hướng mới, nhanh chóng trở thành đòn
bẩy, biến chúng thành cơ hội, giúp cho sự phát triển chiến lược và sự lớn mạnh
lâu bền của công ty.Tuy nhiên, hoạt động marketing không phải lúc nào cũng
được như ý xong nếu có một chiến lược marketing phù hợp và gây được ấn
tượng với thị trường mục tiêu thì hiệu quả của nó mang lại cho công ty là rất lớn
Xây dựng chiến lƣợc Marketing của Cty cổ phần vật tƣ Hậu Giang.
GVHD : Châu Thị Lệ Duyên SVTT : Ca Duy Đạm – 4084937
2
đó không chỉ là lợi nhuận cho công ty mà nó còn củng cố địa vị, hình ảnh, uy tín,
của công ty trong tâm trí người tiêu dùng.
Nhằm khắc phục những hạn chế đang tồn tại và đặt cơ sở vững chắc cho
việc phát triển hoạt động marketing của công ty sau này tôi xin lựa chọn đề tài :
“Xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang”, qua
đó xây dựng chiến lược marketing đồng thời đưa ra những biện pháp hữu hiệu
nhất để hỗ trợ chiến lược Marketing nhằm đem lại những kết quả tốt nhất, mặt
khác chiếm lĩnh thị phần và đem lại nguồn doanh thu cao nhất.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Xây dựng chiến lược Marketing của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang và
qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ chiến lược Marketing đã xây dựng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá chung kết quả hoạt động kinh doanh của Cty năm 2008 đến
tháng 6 năm 2011.
- Phân tích các yếu tố của môi trường Marketing tác động đến hoạt động
kinh doanh của công ty. Đồng thời xác định các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, nguy
cơ của công ty.
- Xây dựng chiến lược Marketing của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang.
- Đề ra một số giải pháp nhằm hỗ trợ chiến lược Marketing.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Các yếu tố trong môi trường Marketing ảnh hưởng như thế nào đến hoạt
động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang? Đâu là điểm mạnh –
điểm yếu và cơ hội – nguy cơ đối với công ty ?
- Các chiến lược nào được đề ra sau khi phân tích môi trường Marketing
của công ty.
- Giải pháp Maketing nào phù hợp cho công ty cổ phần vật tư Hậu Giang.
Xây dựng chiến lƣợc Marketing của Cty cổ phần vật tƣ Hậu Giang.
GVHD : Châu Thị Lệ Duyên SVTT : Ca Duy Đạm – 4084937
3
1.4 Đối tƣợng nghiên cứu
- Các sản phẩm chủ yếu của công ty.
- Các dịch vụ thương mại khác tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Hiện nay, công ty cổ phần vật tư Hậu Giang đang phân phối các ngành
hàng chính như: vật liệu xây dựng (thép, xi măng, cát, đá, gạch,…), gas (gas đốt,
bếp gas, phụ tùng ngành gas), dầu nhờn, xăng, dầu… sản xuất bê tông tươi, vận
tải hàng hoá thuỷ-bộ, cho thuê văn phòng kho bãi… Tuy nhiên do giới hạn về
thời gian nên trong đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu một vài lĩnh vực kinh
doanh chính, chủ yếu tập trung nghiên cứu:
- Các chiến lược Marketing của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang.
- Xây dựng chiến lược Marketing cho công ty cổ phần vật tư Hậu Giang.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hổ trợ thực hiện chiến lược
Marketing.
1.5.2 Giới hạn vùng nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang tọa lạc tại số
184, đường Trần Hưng Đạo, phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều, Thành phố
Cần Thơ và một số chi nhánh ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
1.5.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu đề tài từ 9/9 – 25/11/2011.
- Thời gian của số liệu thứ cấp: Từ năm 2008 đến tháng 6 năm 2011.
- Số liệu sơ cấp: Được thu thập từ tháng 10 năm 2011( phỏng vấn trực tiếp
các cá nhân có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng ).
1.6 Lƣợc khảo tài liệu
- Võ Thị Mộng Thúy ( 2010), giải pháp Marketing hiệu quả cho công ty
cổ phần vật tư Hậu Giang. Chuyên đề phân tích hoạt động kinh doanh sau đó để
xuất các chiến lược Marketing phù hợp với tình hình hiện tại của công ty và các
giải pháp thực hiện.
Xây dựng chiến lƣợc Marketing của Cty cổ phần vật tƣ Hậu Giang.
GVHD : Châu Thị Lệ Duyên SVTT : Ca Duy Đạm – 4084937
4
- Trần Đức Phương (2011), phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại
công ty cổ phần vật tư Hậu Giang. Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh
doanh tại công ty, đánh giá tổng hợp các cơ hội, đe dọa, mặt mạnh, mặt yếu tác
động đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
- Võ Thị Kim Yến ( 2011 ), giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ
phần vật tư Hậu Giang. Đề tài phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty, sau đó xác định các điểm mạnh, yếu và đưa ra những giải pháp nhằm đạt được
mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
Xây dựng chiến lƣợc Marketing của Cty cổ phần vật tƣ Hậu Giang.
GVHD : Châu Thị Lệ Duyên SVTT : Ca Duy Đạm – 4084937
5
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHUNG NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm chiến lƣợc và chiến lƣợc marketing
2.1.1.1 Khái niệm chiến lƣợc
Chiến lược là phương hướng và quy mô của một tổ chức trong dài hạn:
Chiến lược sẽ mang lại lợi thế cho tổ chức thông qua việc sắp xếp tối ưu các
nguồn lực trong một môi trường cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và
kỳ vọng của các nhà góp vốn
Nói cách khác chiến lược là:
* Nơi mà doanh nghiệp cố gắng vươn tới trong dài hạn (phương hướng)
* Doanh nghiệp phải cạnh tranh trên thị trường nào và những loại hoạt động
nào doanh nghiệp thực hiện trên thị trường đó (thị trường, quy mô)
* Doanh nghiệp sẽ làm thế nào để hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh
tranh trên những thị trường đó (lợi thế)
* Những nguồn lực nào (kỹ năng, tài sản, tài chính, các mối quan hệ, năng
lực kỹ thuật, trang thiết bị) cần phải có để có thể cạnh tranh được (các nguồn lực)
* Những nhân tố từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp (môi trường)
* Những giá trị và kỳ vọng nào mà những người có quyền hành trong và
ngoài doanh nghiệp cần là gì (các nhà góp vốn)
2.1.1.2 Khái niệm chiến lƣợc Marketing
Mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được trên thị trường như là khối
lượng sản phẩm, thị phần được gọi là mục tiêu Marketing. Con đường mà
doanh nghiệp dự định đi để đến được mục tiêu thì gọi là chiến lược Marketing.
Xây dựng chiến lƣợc Marketing của Cty cổ phần vật tƣ Hậu Giang.
GVHD : Châu Thị Lệ Duyên SVTT : Ca Duy Đạm – 4084937
6
2.1.2 Các công cụ xây dựng chiến lƣợc
2.1.2.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
Bảng 2.1: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
Các yếu tố quan trọng bên trong
Mức độ
quan trọng
Phân
loại
Số điểm quan
trọng
Liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu
chủ yếu trong nội bộ của doanh
nghiệp
Tổng cộng
1,00
Nguồn: Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Thanh Nam (2006), Chiến lược và chính
sách kinh doanh, NXB Lao Động – Xã Hội.
Đây là ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ nhằm tóm tắt và đánh giá những
mặt mạnh và mặt yếu quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng, ma trận
IFE được phát triển theo 5 bước:
+ Bước 1: Lập danh mục các yếu tố thành công then chốt như đã xác định
trong quá trình đánh giá nội bộ.
+ Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất
quan trọng) cho mỗi yếu tố. Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tương đối
của mỗi yếu tố đó đối với sự thành công của doanh nghiệp trong ngành. Tổng số
mức độ quan trọng này phải bằng 1,0.
+ Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố, trong đó: 1 đại diện cho
điểm yếu lớn nhất, 2 là điểm yếu nhỏ nhất, 3 là điểm mạnh nhỏ nhất, 4 là số điểm
mạnh lớn nhất. Như vậy, sự phân loại dựa trên cơ sở doanh nghiệp.
+ Bước 4: Nhân mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với phân loại của nó
(=bước 2 * bước 3) đề xác định số điểm về tầm quan trọng.
+ Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi yếu tố để xác định
tổng số điểm về tầm quan trọng.