TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ
HÀNG HÓA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
VÕ THỊ LANG PHẠM KIM QUỲNH
MSSV: 4054243
Lớp: Kinh Tế Nông Nghiệp 1 – K31
Cần Thơ, năm 2009
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Thị Lang SVTH: Phạm Kim Quỳnh
i
LỜI CẢM TẠ
Qua thời gian học tập tại trường và thực tập tại Công ty Cổ phần Vật Tư
Hậu Giang đã giúp em tăng thêm cả về nhận thức và lý luận thực tiễn về tình
hình kinh doanh, cụ thể là tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty và đúc kết
được luận văn này.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn:
- Quý Thầy Cô Trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các Thầy Cô Khoa
Kinh tế - Quản Trị Kinh doanh đã dầy công truyền đạt kiến thức cho em trong
suốt thời gian học tập tại trường.
- Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Cô VÕ THỊ LANG đã tận tình chỉ
dẫn cho em trong quá trình hoàn thành luận văn này.
- Quý Giám Đốc, cùng quý Cô, Chú, Anh, Chị trong toàn công ty đã tạo
điều kiện thuận lợi để em học hỏi kiến thức thực tiễn cho nội dung đã học. Đặc
biệt các anh phòng Kế hoạch – Marketing dù rất bận rộn nhưng đã luôn giúp đỡ
và chỉ dẫn em trong quá trình thực tập tại công ty.
Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian thực tập có hạn nên không
tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em kính mong được sự đóng góp ý kiến của
Quý công ty cùng Quý thầy cô để luận văn này hoàn thiện và có ý nghĩa thực tế
hơn.
Em xin kính chúc Quý Thầy Cô trường Đại học Cần Thơ và Quý Cô, Chú,
Anh, Chị Công ty Cổ phần Vật Tư Hậu Giang dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và
thành công.
Ngày …. tháng …. năm …
Sinh viên thực hiện
Phạm Kim Quỳnh
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Thị Lang SVTH: Phạm Kim Quỳnh
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu
thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Ngày …. tháng …. năm …
Sinh viên thực hiện
Phạm Kim Quỳnh
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Thị Lang SVTH: Phạm Kim Quỳnh
iii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Cần Thơ, Ngày …. tháng …. năm …
Thủ trưởng đơn vị
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Thị Lang SVTH: Phạm Kim Quỳnh
iv
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
******************
Họ và tên người hướng dẫn: VÕ THỊ LANG
Học vị: Thạc sĩ
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh
Tên học viên: PHẠM KIM QUỲNH. MSSV: 4054243
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Tên đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa và giải pháp nâng cao doanh
thu tiêu thụ của Công ty Cổ phần Vật Tư Hậu Giang.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
2. Về hình thức:
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
5. Nội dung và các kết quả đạt được:
6. Các nhận xét khác:
7. Kết luận:
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2009
NGƯỜI NHẬN XÉT
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Thị Lang SVTH: Phạm Kim Quỳnh
v
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Ngày …. tháng …. năm …
Giáo viên phản biện
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Thị Lang SVTH: Phạm Kim Quỳnh
vi
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.1.1. Sự cần thiết của đề tài 1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1. Không gian 3
1.3.2. Thời gian 3
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4
2.1. Phương pháp luận 4
2.1.1. Phân tích hoạt động kinh doanh 4
2.1.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp 4
2.1.3. Phân tích khối lượng hàng hóa tồn kho của doanh nghiệp 7
2.2. Phương pháp phân tích 8
2.2.1. Phương pháp chọn vùng số liệu 8
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 8
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 8
Chương 3:GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG QUA 3 NĂM
2006 - 2008 9
3.1. Giới thiệu sơ lược về công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang 9
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 9
3.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty 11
3.1.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức, nhiệm vụ của từng phòng ban và tình hình nhân
sự 13
3.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang qua 3
năm 2006-2008 18
3.3. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 23
Chương 4:PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HÀNG HÓA CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG 24
4.1. Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty 24
4.1.1. Hệ số tiêu thụ hàng mua vào 24
4.1.2. Hệ số luân chuyển hàng tồn kho 25
4.2. Phân tích tình hình tiêu thụ theo mặt hàng 26
4.2.1. Phân tích về sản lượng tiêu thụ 26
4.2.2. Phân tích về giá trị tiêu thụ 28
4.3. Phân tích doanh thu tiêu thụ các mặt hàng theo thị trường 31
4.4. Phân tích khối lượng hàng hóa tồn kho của công ty 34
4.4.1. Phân tích lượng tồn kho của từng loại hàng hóa 34
4.4.2. Phân tích lượng tồn kho của nhiều loại hàng hóa theo chỉ tiêu giá trị 37
4.4. Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ 40
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Thị Lang SVTH: Phạm Kim Quỳnh
vii
4.4.1. Nguyên nhân chủ quan 40
4.4.2.Nguyên nhân khách quan 42
Chương 5: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO DOANH THU TIÊU THỤ
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG 46
5.1.Những thuận lợi và khó khăn – Tích cực và hạn chế ảnh hưởng đến việc tiêu
thụ hàng hóa 46
5.1.1. Thuận lợi và khó khăn 46
5.1.2. Tích cực và hạn chế 46
5.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ của Công ty Cổ phần Vật tư Hậu
Giang 47
5.2.1. Công tác marketing 47
5.2.2. Phân phối và dịch vụ hỗ trợ 47
5.2.3. Xây dựng thương hiệu 47
5.2.4. Công tác tổ chức, nhân sự 48
Chương 6:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
6.1. Kết luận 49
6.2. Kiến nghị 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
PHỤ LỤC 53
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Thị Lang SVTH: Phạm Kim Quỳnh
viii
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: Cơ cấu nhân sự của công ty qua 3 năm 17
Bảng 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2006-2008 19
Bảng 3: Phân tích hệ số tiêu thụ hàng mua vào 23
Bảng 4: Tình hình luân chuyển hàng tồn kho qua 3 năm 2006 - 2008 24
Bảng 5: Tình hình tiêu thụ theo hình thức số lượng 25
Bảng 6: Chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch tiêu thụ 26
Bảng 7: Doanh thu các mặt hàng qua 3 năm 2006 – 2008 27
Bảng 8: Tỷ trọng tiêu thụ Thép qua 3 năm 2006 – 2008 27
Bảng 9: Tỷ trọng tiêu thụ Xi măng qua 3 năm 2006 – 2008 28
Bảng 10: Tỷ trong tiêu thụ Gas qua 3 năm 2006 – 2008 29
Bảng 11: Tỷ trong tiêu thụ Bếp Gas qua 3 năm 2006 – 2008 30
Bảng 12: Doanh thu Thép theo cơ cấu thị trường của công ty qua 3 năm 2006 –
2008 31
Bảng 13: Doanh thu Xi măng theo cơ cấu thị trường của công ty qua 3 năm 2006
– 2008 32
Bảng 14: Doanh thu Gas theo cơ cấu thị trường của công ty qua 3 năm 2006 –
2008 32
Bảng 15: Khối lượng tồn kho cuối năm của các mặt hàng 33
Bảng 16: Chênh lệch tồn kho giữa cuối kỳ và đầu kỳ của các mặt hàng 34
Bảng 17: Giá trị tồn kho cuối kỳ của các mặt hàng 36
Bảng 18: Chênh lệch tổng giá trị hàng tồn kho của các mặt hàng 36
Bảng 19: Tỷ trọng tồn kho của từng mặt hàng 37
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Thị Lang SVTH: Phạm Kim Quỳnh
ix
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1:Biểu đồ thể hiện doanh thu của công ty từ năm 2006 – 2008 20
Hình 2: Biểu đồ thể hiện lợi nhuận của công ty từ năm 2006 – 2008 22
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ Thị Lang SVTH: Phạm Kim Quỳnh
x
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
CB – CNV Cán bộ - Công nhân viên
ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long
ĐVT Đơn vị tính
TP. Cần Thơ Thành phố Cần Thơ
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TNHH & SX Trách nhiệm hữu hạn và sản xuất
VLXD Vật liệu xây dựng
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 1 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Khi xã hội ngày càng phát triển đời sống con người ngày càng nâng cao
được thể hiện rõ ở từng nhu cầu cụ thể như: ăn, mặc, ở… Bên cạnh đó, nền kinh
tế ngày càng phát triển càng có nhiều các doanh nghiệp, công ty thành lập, hoặc
mở rộng quy mô, lĩnh vực kinh doanh. Thêm vào đó, khi Việt Nam gia nhập
WTO mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội mới, quan hệ hợp tác
với nước ngoài ngày càng mở rộng, tuy nhiên cùng với những cơ hội vàng ấy, đã
đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam không ít những thách thức khi bước vào
sân chơi thế giới, sân chơi trí tuệ, sân chơi cạnh tranh gay gắt, nơi mà chỉ có đổi
mới và chất lượng thì mới có thể sinh tồn ở đó. Một doanh nghiệp muốn tồn tại
và phát triển trong nền kinh tế thị trường với đầy biến động hiện nay không chỉ
có tiềm lực tài chính, quy mô rộng… mà một điều quan trọng nữa là phải bán
được hàng, hàng hóa của doanh nghiệp phải được tiêu thụ và thu được tiền, có
như vậy doanh nghiệp mới có được đồng vốn cho kỳ kinh doanh tiếp theo, để
duy trì và phát triển công ty. Hơn nữa hàng hóa có tiêu thụ mới có thể xác định
kết quả kinh doanh cuối cùng là công ty lãi hay lỗ.
Việc tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối cùng và cũng là yếu tố quyết định sự
sống còn của công ty. Chính vì tầm quan trọng của nó nên tôi đã chọn đề tài:
“ Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa và giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu
thụ của Công ty Cổ Phần Vật Tư Hậu Giang” để nghiên cứu, nhằm giúp công
ty tìm ra được những thuận lợi cùng như bất lợi trong việc tiêu thụ hàng hóa, từ
đó đề xuất giải pháp phù hợp để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, nâng cao doanh thu
cho công ty.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
Căn cứ khoa học: Trong nền kinh tế thị trường, khi sản xuất đã phát
triển thì vấn đề quan trọng trước hết không phải là sản xuất, mà là tiêu thụ hàng
hóa. Bởi vì:
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 2 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
- Có tiêu thụ được hàng hóa, doanh nghiệp mới thu hồi được vốn, mới có
quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo.
- Sản phẩm hàng hóa có tiêu thụ được mới xác định kết quả tài chính cuối
cùng là lãi hay lỗ ở mức độ nào.
- Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, xác định được đúng những
nguyên nhân, tìm ra những biện pháp tích cực, nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ.
Căn cứ thực tiễn: Hiện nay cùng với sự thay đổi chung của tình hình
kinh tế thế giới cũng như trong nước, các doanh nghiệp không thể không thay đổi
để tồn tại và phát triển. Mà những thay đổi của môi trường kinh doanh do ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế (giá vàng tăng, giá xăng dầu tăng giảm bất
thường, USD sụt giảm giá trị ) đang ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp
nước ta. Đối với Công ty Cổ phần Vật Tư Hậu Giang – công ty hoạt động trong
lĩnh vực phân phối vật liệu xây dựng, dầu nhờn – lại có ảnh hưởng rõ nét nhất
đến tình hình hoạt động kinh doanh, hiệu quả tiêu thụ hàng hóa. Để đối phó với
những biến đổi bất thường của môi trường kinh doanh thì hơn lúc nào hết công ty
phải thường xuyên phân tích những biến động của quá trình tiêu thụ, tìm ra
những nguyên nhân tác động và đưa ra giải pháp kịp thời.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa qua 3 năm (2006-2008) để đánh giá
những biến động, tìm ra nguyên nhân của những biến động và đưa ra giải pháp
nâng cao hiệu quả tiêu thụ của Công ty Cổ Phần Vật Tư Hậu Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích khát quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm
(2006-2007).
Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty qua 3 năm.
Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty theo từng mặt hàng qua
3 năm.
Phân tích tình hình tiêu thụ các loại hàng hóa của công ty theo thị trường.
Phân tích khối lượng hàng hóa tồn kho của công ty qua 3 năm.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 3 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ hàng hóa
của công ty.
Đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ của công
ty.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Công ty Cổ phần
Vật tư Hậu Giang (HAMACO).
1.3.2. Thời gian: Đề tài nghiên cứu các số liệu từ nội bộ công ty trong giai
đoạn từ năm 2006 đến năm 2008. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 2/2009 –
5/2009.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tiêu thụ hàng hóa của Công ty cổ
phần Vật Tư Hậu Giang từ năm 2006-2008. Trong đó chỉ phân tích các mặt hàng
Thép, Gas, Xi Măng, Bếp Gas.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 4 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là đi sâu vào nghiên cứu nội dung, kết cấu
và quan hệ qua lại giữa các số liệu biểu hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của
đơn vị bằng phương pháp khoa học, nhằm thấy được chất lượng hoạt động,
nguồn năng lực sản xuất tiềm tàng, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp và
phương pháp khai thác có hiệu quả.
2.1.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp
2.1.2.1. Khái niệm, mục đích và ý nghĩa phân tích
a) Khái niệm tiêu thụ
Tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ là quá trình đưa hàng hóa đến tay
người tiêu dung thông qua hình thức mua bán.
b) Mục đích phân tích
Mục đích của tiêu thụ là:
- Đánh giá đúng tình hình tiêu thụ về mặt số lượng, chất lượng, chủng loại
và giá bán của sản phẩm, hàng hóa.
- Tìm ra nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới
tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.
- Đề ra các biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa, tăng khối
lượng sản phẩm tiêu thụ cả về mặt số lượng lẫn chất lượng.
a) Ý nghĩa phân tích
Đối với doanh nghiệp, tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối cùng của một vòng
chu chuyển vốn; là quá trình chuyển đổi tài sản từ hình thái hiện vật sang hình
thái tiền tệ. Tiêu thụ có ý nghĩa vô cùng quan trọng – quyêt định thành bại, là quá
trình thực hiện lợi nhuận: mục tiêu duy nhất cùa doanh nghiệp.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, xác định được đúng đắn
những nguyên nhân, tìm ra biện pháp tích cực, nhằm đưa quá trình tiêu thụ sản
phẩm hàng hóa của doanh nghiệp đạt được mục tiêu là: tiêu thụ với khối lượng
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 5 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
lớn sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, giá bán cao, thị trường ổn định và thu được
lợi nhuận cao trong kinh doanh.
2.1.2.2. Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của
doanh nghiệp
a) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu bán hàng là tổng giá trị được thực hiện do việc bán sản phẩm,
hàng hóa hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ được tính bằng đơn vị giá trị và
được coi là giá trị sản lượng hàng hóa tiêu thụ hoặc doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ.
Chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp, được
xác định bằng công thức:
ii
xpqG
Trong đó:
q
i
: Khối lượng sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ loại I mà doanh
nghiệp tiêu thụ trong kỳ, tính bằng đơn vị hiện vật.
p
i
: Giá bán đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i (có thể tính theo đơn giá hiện
hành hoặc giá so sánh).
i=1.n ; n là số lượng mặt hàng sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp đã
tiêu thụ trong kỳ.
b) Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ trừ các khoản thuế, và các khoản giảm trừ (nếu phát
sinh trong kỳ báo cáo). Chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị hàng bán của doanh
nghiệp trong kỳ báo cáo.
c) Doanh thu thuần
Doanh thu thuần bằng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
cộng các khoản hoàn nhập, như: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu nợ
khó đòi (thu bán hàng) không phát sinh trong kỳ báo cáo.
Nội dung phân tích:
- So sánh khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ giữa thực tế và kế hoạch.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 6 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
- So sánh khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ giữa thực tế với các kỳ
kinh doanh trước hoặc với nhiều kỳ kinh doanh.
Bên cạnh việc phân tích khái quát khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ,
cần tính và phân tích các hệ số sau đây:
Hệ số tiêu thụ hàng mua vào:
H
1
=
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị hàng hóa mà doanh nghiệp mua vào đã tiêu
thụ được với tỷ số là bao nhiêu.
Hệ số quay kho:
H
2
=
Hệ số này phản ánh số lần luân chuyển sản phẩm hàng hóa qua kho của
doanh nghiệp trong kỳ phân tích được bao nhiêu vòng. Hệ số này càng lớn, hàng
hóa được tiêu thụ của doanh nghiệp càng nhiều, hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp càng cao.
Khi phân tích có thể so sánh giữa thực tế với kế hoạch nhằm đánh giá
chung tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. So
sánh giữa thực tế với kỳ kinh doanh trước hoặc nhiều kỳ kinh doanh trước để
thấy được tốc độ tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp qua các thời kỳ.
2.1.2.3. Phân tích cơ cấu theo mặt hàng tiêu thụ
Cơ cấu mặt hàng tiêu thụ là tỷ phần giá trị từng loại mặt hàng tiêu thụ
trong tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ: chỉ tiêu này được xác định bằng công thức
=
Khi phân tích có thể so sánh chỉ tiêu tỷ phần giá trị từng loại mặt hàng tiêu
thụ thực tế với kỳ kinh doanh trước để đánh giá chung tình hình hoàn thành kế
Giá vốn hàng bán
Giá trị hàng mua vào
Giá vốn hàng bán
Giá trị hàng tồn kho bình
quân
Tỷ phần giá trị từng mặt
hàng tiêu thụ
Tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ
Giá trị từng mặt hàng tiêu thụ
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 7 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
hoạch tiêu thụ từng mặt hàng. Đồng thời, xác định vị trí từng loại mặt hàng đã
tiêu thụ trong tổng giá trị hàng hóa đã tiêu thụ.
Ngoài việc phân tích tình hình tiêu thụ theo mặt hàng là một phần của
phân tích bộ phận còn có phân tích tình tiêu thụ theo thị trường chủ yếu, so sánh
chỉ tiêu kế hoạch đặt ra cho từng thị trường với chỉ tiêu thực tế, so sánh giữa các
năm với nhau để thấy được biến động của tiêu thụ hàng hóa.
2.1.3. Phân tích khối lượng hàng hóa tồn kho của doanh nghiệp
2.1.2.1. Phân tích lượng tồn đọng của một loại sản phẩm
Chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ hàng tồn kho được xác định bằng công
thức:
Khối k
= -
q
Tkc
- q
Tkd
= +/- q
Tk
Chênh lệch hàng tồn kho tăng dần, phản ánh khối lượng hàng bán của loại
sản phẩm đó đang giảm.
2.1.2.1. Phân tích lượng tồn kho của nhiều loại hàng hóa theo chỉ tiêu
giá trị
Chỉ tiêu chênh lệch tổng giá trị hàng hóa tồn kho giữa cuối kỳ và đầu kỳ
được xác định bằng công thức
= -
Mức độ chênh lệch tổng giá trị hàng tồn kho càng lớn, hàng tồn đọng chưa
tiêu thụ được càng nhiều.
Cơ cấu tỷ phần tồn kho theo mặt hàng:
Khối lượng
hàng tồn kho
cuối kỳ (q
Tkc
)
Khối lượng
hàng tồn kho
đầu kỳ (q
Tkd
)
Mức độ chênh
lệch giữa cuối
kỳ và đầu kỳ
hàng tồn kho
(q
Tk
)
Mức độ chênh
lệch + (-) tổng
giá trị hàng tồn
kho
Tổng giá trị
hàng tồn kho
cuối kỳ
Tổng giá trị
hàng tồn kho
đầu kỳ
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 8 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
=
Những mặt hàng có tỷ phần hàng tồn kho lớn, doanh nghiệp cần tìm ra
những nguyên nhân gây nên tồn kho để có biện pháp phân phối lại hàng hóa cho
phù hợp.
2.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
2.2.1. Phương pháp chọn vùng số liệu
Đề tài phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa của Công ty Cổ Phần Vật Tư
Hậu Giang từ năm 2006 đến năm 2008.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu dùng trong phân tích chủ yếu dựa trên số liệu kế toán của Công ty
Cổ Phần Vật Tư Hậu Giang qua 3 năm 2006, 2007, 2008.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp so sánh: đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích
bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là
phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức
độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh
là xác định xem chỉ tiêu phân tích biến động như thế nào? Tốc độ tăng hay giảm
như thế nào để có hướng khắc phục.
+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của
kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
F = F
t
– F
0
Trong đó: F
t
là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích
F
0
là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc
+ Phương pháp so sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số
kì phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
100
Fo
Ft
F
Tỷ phần tồn kho
của mặt hàng i
Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ
của mặt hàng
Tổng giá trị hàng tồn kho cuối
kỳ của doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 9 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
Chương 3
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
QUA 3 NĂM 2006-2008
3.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU
GIANG
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang (Hau Giang Material Joint Stock
Company) viết tắt là HAMACO có trụ sở đặt tại 184 Trần Hưng Đạo, Quận
Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ, được cổ phần hóa từ Công ty Vật tư Tổng hợp
Hậu Giang. Từ khi được thành lập (năm 1976) đến chuyển đổi thành công ty cổ
phần (năm 2003) và đến nay HAMACO không ngừng phát triển về mọi mặt.
Hiện nay, HAMACO đang phân phối các ngành hàng chính như: vật liệu xây
dựng (thép, xi măng, cát, đá, gạch,…), gas (gas đốt, bếp gas, phụ tùng ngành
gas), dầu nhờn, xăng, dầu,… Công ty có mạng lưới cửa hàng, chi nhánh và đại
lý phân phối rộng khắp tại Cần Thơ, các tỉnh ĐBSCL, TP. HCM và các tỉnh lân
cận.
Quá trình thành lập và phát triển:
- Năm 1976: Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang được thành lập có tên là
Công ty Vật tư tỉnh Hậu Giang. Công ty được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5
đơn vị: Ty Vật tư Kỹ thuật TP. Cần Thơ, Công ty Xăng dầu TP. Cần Thơ, Ty
Vật tư tỉnh Cần Thơ, Công ty Xăng dầu tỉnh Cần Thơ, Công ty Xăng dầu Sóc
Trăng. Công ty có nhiệm vụ tiếp nhận và cung ứng vật tư hàng hóa trên địa bàn
TP. Cần Thơ và 14 huyện thị trong tỉnh Hậu Giang.
- Năm 1976: Công ty được Bác Tôn trao tặng lẵng hoa.
- Năm 1984: Công ty được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động
hạng ba.
- Năm 1990: Công ty được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động
hạng nhì.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 10 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
- Năm 1991: Khi tách tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Cần
Thơ, Công ty đổi tên thành Công ty Vật tư tỉnh Cần Thơ.
- Năm 1993: Tiếp tục đổi tên thành Công ty Vật tư Tổng hợp Hậu Giang.
Đây là thời điểm Công ty phát triển thêm mặt hàng gas đốt, bếp gas, phụ tùng
ngành gas.
- Năm 2000: Để đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng tại thị trường Thành
phố Cần Thơ, Công ty thành lập thêm Trung tân kinh doanh VLXD 26B, nay là
Cửa hàng Vật tư Trà Nóc.
- Năm 2001: Công ty tiếp tục thành lập Chi nhánh TP. HCM để mở rộng
mạng lưới kinh doanh tại TP. HCM.
- Năm 2002: Nhằm phát triển thị trường Bạc Liêu, Sóc Trăng, Công ty
thành lập chi nhánh Bạc Liêu.
- Năm 2003: Công ty được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động
hạng nhất. Đồng thời Công ty bắt đầu phát triển thêm mặt hàng dầu nhờn.
Tháng 4 năm 2003, Công ty chuyển đổi thành Công ty cổ phần Vật tư
Hậu Giang (Hamaco).
- Năm 2004: Khi tỉnh Cần Thơ được tách thành Thành phố Cần Thơ và
tỉnh Hậu Giang, Hamaco thành lập Chi nhánh Vị Thanh để đẩy mạnh kinh
doanh tại tỉnh Hậu Giang.
- Năm 2007: Hamaco thành lập Chi nhánh Sóc Trăng tại thị xã Sóc
Trăng, tỉnh Sóc Trăng nhằm đẩy mạnh khai thác thị trường Sóc Trăng.
Công ty đã được cấp chứng nhận “Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn quốc tế ISO 9001:2000”. Điều này khẳng định rằng Hamaco luôn đề cao
chất lượng trong quản lý nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm hàng hóa và dịch vụ
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Hamaco nằm trong bảng xếp hạng “500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
năm 2007” do Vietnamnet tổ chức bình chọn.
- Năm 2008: Hamaco khai trương Tổng kho Trà Nóc với diện tích 10.000
m
3
sử dụng hệ thống cần trục nhập xuất hàng đồng thời, nhằm đảm bảo xuất
hàng nhanh chóng cho khách hàng.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 11 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
Hamaco tiếp tục đầu tư Kho C22 Lê Hồng Phong với diện tích gần
10.000 m
3
để phát triển mặt hàng cát, đá và kinh doanh thêm mặt hàng xăng dầu
và bê tong. Hamaco được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập Hạng
ba.
3.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty
3.1.2.1. Lĩnh vực kinh doanh
- Kinh doanh vật liệu xây dựng: thép (thép xây dựng, thép hình: tấm, lá,
U, I, V,…), xi măng, cát, đá, gạch, bê tông tươi,…
- Kinh doanh khí hóa lỏng, bếp gas, phụ tùng ngành gas, lắp đặt hệ thống
khí hóa lỏng.
- Kinh doanh dầu nhờn, xăng, dầu.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thủy - bộ.
- Dịch vụ cho thuê nhà - kho - bãi.
3.1.2.2. Chính sách chất lượng
Ban Giám đốc và toàn thể nhân viên Công ty Cổ phần Vật tư Hậu giang
cam kết cung cấp tới khách hàng những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đáp ứng
chính sách:
1) Đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tốt nhất với giá cả
hợp lý;
2) Đào tạo đội ngũ lao động đủ năng lực và trình độ cần thiết để thực hiện
tốt công việc được giao nhằm thỏa mãn yêu cầu cao nhất của khách hàng và sự
phát triển bền vững của Công ty.
Với chính sách trên, Ban Giám đốc và toàn thể nhân viên quyết tâm xây
dựng, cải tiến không ngừng hệ thống quản lý của Công ty và hoạt động kinh
doanh theo phương châm: “UY TÍN - CHẤT LƯỢNG - HIỆU QUẢ”
Uy tín: Luôn thực hiện đúng những gì đã cam kết với khách hàng
Chất lượng: Ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động của toàn công ty,
đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ phù hợp với yêu cầu của
khách hàng.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 12 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
Hiệu quả: Các hoạt động của Công ty nhằm đem lại hiệu quả cao nhất
trong kinh doanh, đồng thời cung cấp cho khách hàng những lợi ích khi sử dụng
hàng hóa và dịch vụ của Công ty.
3.1.2.3. Năng lực cung cấp hàng hóa
Để đáp ứng và chủ động trong xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa theo yêu
cầu của khách hàng Công ty đã thành lập đội vận tải thủy - bộ, gồm: xe tải, xà
lan, ghe, cần cẩu… Ngoài ra, Công ty còn liên kết trên 25 phương tiện vận tải
thủy, trên 25 phương tiện vận tải bộ để đảm bảo vận chuyển hàng hóa kịp thời
cho khách hàng. Bên cạnh đó, công ty còn có diện tích kho bãi rộng lớn
khoảng 36.000 m
2
nhằm nâng cao năng lực phân phối hàng hóa.
Với bề dày kinh nghiệm, Công ty Cổ Phần Vật Tư Hậu Giang đã xây
dựng được một hệ thống phân phối thép, xi măng, cát, đá, vật liệu xây dựng (4
Cửa hàng tại TP. Cần Thơ, 1 Cửa hàng tại TP. HCM và các Chi nhánh tại Bạc
Liêu, Hậu Giang, Sóc Trăng, TP. HCM) và có hơn 500 đại lý tại các tỉnh
ĐBSCL, TP. HCM và các tỉnh lân cận. HAMACO đã cung cấp cho các công
trình lớn (Cầu Cần Thơ, Nhà máy Thủy điện Đại Ninh, Dự án MD1, dự án
MD2, Kênh xáng Xà No, Tuyến Quản lộ Phụng Hiệp, Sân Bay Trà Nóc - Cần
Thơ ) của các tổng công ty và thành viên của các Tổng Công ty xây dựng Công
trình Giao Thông 1, Tổng Công ty xây dựng Công trình Giao Thông 6, Tổng
Công ty xây dựng Công trình Giao Thông 4…
Để đảm bảo nguồn cung cấp cho các công trình và hệ thống phân phối,
HAMACO là đại lý phân phối của nhiều nhà sản xuất thép, xi măng, cát, đá, vật
liệu xây dựng uy tín trong nước như: Tổng Công ty Thép Việt Nam, Công ty
Liên doanh Thép Việt Nhật, Công ty Liên doanh Thép Tây Đô, Công ty TNHH
Sản xuất - Thương mại Thép Việt (Thép Pomina), Công ty Cổ phần Xi măng
Tây Đô, Công ty Liên doanh Xi măng Holcim, Công ty Cổ phần Xi măng Hà
Tiên , Công ty TNHH Một thành viên Đá Biên Hòa…
Không chỉ phân phối vật liệu xây dựng, HAMACO còn là nhà phân phối
gas đốt lớn nhất tại đồng bằng sông Cửu Long. Sản phẩm phân phối đa dạng của
hầu hết các hãng gas uy tín cả trong và ngoài nước như Petrolimex, BP,
Total Bên cạnh đó bếp gas, phụ kiện gas cũng là mặt hàng chủ lực, với đội ngũ
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 13 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
nhân viên giàu kinh nghiệm, HAMACO còn có thể lắp đặt, cung cấp hệ thống
gas đốt công nghiệp cho nhà hàng, khách sạn và các cơ quan, xí nghiệp.
Từ ngày 01/7/2007 Công ty chính thức trở thành nhà phân phối độc
quyền dầu nhớt Esso Mobil tại ĐBSCL của Tập đoàn Dầu nhớt ExxonMobil.
3.1.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức, nhiệm vụ của từng phòng ban và tình hình
nhân sự
3.1.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức ( Tham khảo trang sau)
Mô hình tổ chức của công ty là mô hình trực tuyến - chức năng, đứng đầu
là Hội Đồng Quản Trị và Giám đốc điều hành các bộ phận, chịu trách nhiệm
chính đối với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là người đại diện cho
mọi nghĩa vụ và quyền lợi của doanh nghiệp trước pháp luật.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty là dạng trực tuyến theo chức năng, mỗi
phòng ban hoạt động chuyên môn hoá theo chức năng của mình. Việc ra quyết
định mọi vấn đề của Công ty vẫn tập trung ở Ban Giám đốc.
Các bộ phận của Công ty hoạt động theo chức năng khác nhau, việc phân
chia này rất quan trọng.
Quan hệ bên trong các bộ phận thì Giám đốc là người ở vị trí trực tuyến
với các cấp dưới trực tiếp.
Các phòng ban chức năng của công ty chịu sự giám sát trực tiếp của Phó
Giám đốc kinh doanh. Đồng thời các phòng ban cũng tham mưu đề xuất giúp
Ban Giám đốc giải quyết các vấn đề sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển Công
ty
Cơ cấu tổ chức trên có một số ưu, nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
Ban Giám đốc dễ dàng quản lý và duy trì các tài năng chuyên môn hoá
của các phòng ban do bố trí công tác, tổ chức hợp lý.
Bộ máy tổ chức gọn nhẹ. Cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn
phù hợp. Điều này giúp Công ty sử dụng và phát huy hiệu quả năng lực trong các
hoạt động.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Võ thị Lang 14 SVTH: Phạm Kim Quỳnh
HÌNH 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
(Nguồn: Phòng Kinh Doanh, Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang)
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC
PHÓ GĐ KINH
DOANH
CHI NHÁNH
SÓC TRĂNG
CHI NHÁNH
TP.HCM
CỬA HÀNG VẬT
TƯ 55 TẦM VU
CỬA HÀNG VẬT
TƯ SỐ 2
CỬA HÀNG VẬT
TƯ SỐ 1
CHI NHÁNH
BẠC LIÊU
PHÒNG KINH
DOANH VẬT LIỆU
XÂY DỰNG
CHI NHÁNH
VỊ THANH
PHÒNG KẾ HOẠCH -
MARKETING
PHÒNG KINH
DOANH XĂNG DẦU -
DẦU NHƠN
PHÒNG KINH
DOANH GAS
CỬA HÀNG VẬT
TƯ TRÀ NÓC
TỔ TIN HỌC
PHÒNG KẾ TOÁN
PHÒNG TỔ CHỨC
- HANH CÁNH
CỬA HÀNG CÁT
ĐÁ
BỘ PHẬN KHO -
VẬN
PHÒNG XÂY DỰNG
CƠ BẢN
BỘ PHẬN
BÊ TÔNG TƯƠI
CỬA HÀNG
XĂNG DẦU
HAMACO