Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

TÌM HIỂU KINH TẾ MÔI TRƯỜNG - PHƯƠNG PHÁP KINH TẾ - 1 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.76 KB, 15 trang )


Barry Field & Nancy Olewiler
1
CHƯƠNG 1
KINH TẾ MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?

Kinh tế môi trường nghiên cứu các vấn đề về môi trường với cách nhìn và phương pháp
phân tích của kinh tế học. Bạn có thể vẫn nghĩ rằng kinh tế học hầu như chỉ nói về các
quyết định trong kinh doanh và làm thế nào để có được lợi nhuận trong hệ thống Tư bản
chủ nghĩa. Điều này không đúng trong trường hợp này. Kinh tế học nghiên cứu tại sao và
làm thế nào mà con người – có thể là người tiêu thụ, nhà sản xuất, các tổ chức phi lợi
nhuận hay các cơ quan nhà nước – đưa ra các quyết định sử dụng các nguồn tài nguyên có
giá trị. Kinh tế học được chia thành kinh tế vi mô – nghiên cứu hành vi của các cá nhân
hay các nhóm nhỏ và kinh tế vĩ mô – nghiên cứu hoạt động kinh tế của toàn bộ nền kinh tế.
Kinh tế môi trường có nguồn gốc từ cả hai chuyên ngành này, nhưng chủ yếu vẫn là từ
kinh tế vi mô. Nghiên cứu kinh tế môi trường, cũng giống như tất cả các môn kinh tế học
khác, quan tâm đến vấn đề cơ bản là phân phối các nguồn tài nguyên khan hiếm cho các
mục đích sử dụng có tính cạnh tranh. Các khái niệm về sự khan hiếm, chi phí cơ hội, sự
đánh đổi, lợi ích biên và chi phí biên là chìa khóa để hiểu các vấn đề môi trường và cách
thức giải quyết các vấn đề đó.

Kinh tế môi trường sử dụng những khái niệm quen thuộc trong kinh tế học. Sự khác biệt
giữa kinh tế môi trường với các môn học kinh tế khác nằm ở chỗ kinh tế môi trường tập
trung nghiên cứu xem các hoạt động kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến môi trường tự
nhiên – không khí, nước, đất và vô số các giống loài sinh vật. Các quyết định kinh tế của
con người, các nhà sản xuất và chính phủ có thể gây ra những ảnh hưởng có hại đến môi
trường tự nhiên. Việc chôn lấp chất thải rắn vào môi trường tự nhiên đã tạo ra ô nhiễm và
suy thoái các hệ sinh thái. Điều đó dẫn đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên không tối
ưu. Tại sao điều này lại xảy ra trong hệ thống kinh tế? Tại sao con người không tính đến
các ảnh hưởng từ các hoạt động kinh tế lên môi trường thiên nhiên? Kinh tế môi trường sẽ
trả lời các câu hỏi này. Điều quan trọng không kém là kinh tế môi trường nghiên cứu và


đánh giá các phương cách khác nhau để đạt được mục đích sử dụng tối ưu xã hội tất cả các
nguồn tài nguyên, trong đó có tài nguyên môi trường.

Để đạt được những nhiệm vụ này, chúng ta xây dựng một mô hình phân tích tuy đơn giản
nhưng hiệu quả. Giống như tất cả các khía cạnh của kinh tế học, chúng ta sẽ tập trung vào
các phân tích biên liên quan đến sự đánh đổi giữa chi phí biên và lợi ích biên. Trong khi
tiêu chí hiệu quả kinh tế vẫn là tiêu chí chủ yếu trong việc đánh giá các kết quả và các
chính sách, các nhà kinh tế môi trường cũng xem xét các tiêu chí khác để lựa chọn giữa
nhiều chính sách khác nhau nhằm nổ lực cải thiện môi trường – ví dụ như tiêu chí công
bằng. Nếu tiêu chí hiệu quả kinh tế không thể đạt được, và các mục tiêu môi trường được
thiết lập dựa vào các tiêu chuẩn khác, thì phương pháp kinh tế có thể giúp ích rất nhiều cho
người đưa ra quyết định trong việc đạt được những mục tiêu mong muốn.

Mục tiêu của chương này là làm cho các bạn quen với các khái niệm và công cụ phân tích
cơ bản của kinh tế vi mô được sử dụng trong kinh tế môi trường. Chúng ta sẽ làm rõ bằng
cách nào kinh tế môi trường giúp trả lời những câu hỏi quan trọng về nền kinh tế và môi
trường của chúng ta với những ví dụ rất thực tế. Đầu tiên chúng ta xem xét ý nghĩa chính
của “phương pháp kinh tế học” sau đó là ví dụ về ô nhiễm do xe máy. Mặc dù bài viết này
không sử dụng nhiều các công cụ kinh tế vĩ mô, nhưng chúng ta giới thiệu trong phần 1
này một ví dụ về vấn đề chính mà các nhà kinh tế học đã xét đến – tăng trưởng kinh tế có

Barry Field & Nancy Olewiler
2
nhất thiết dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường theo thời gian hay không? Trong
chương 2 chúng ta sẽ xem xét các mối quan hệ rộng lớn giữa nền kinh tế với môi trường và
định nghĩa một số từ ngữ quan trọng về ô nhiễm. Sau đó chúng ta sẽ nghiên cứu những
nguyên lý kinh tế cần thiết.

PHƯƠNG PHÁP KINH TẾ


Tại sao con người lại hành xử theo các cách thức gây hủy hoại môi trường? Có nhiều cách
trả lời cho câu hỏi này. Một cách trả lời là suy thoái môi trường có nguồn gốc từ các hành
vi vô đạo đức của con người. Vì thế, ví dụ, lý do con người gây nên ô nhiễm là do họ thiếu
sức mạnh đạo đức để kiềm chế các hành vi gây suy thoái môi trường. Nếu điều này là đúng
thì cách để con người ngừng gây ô nhiễm là phải gia tăng mức nhận thức đạo đức môi
trường trong xã hội. Thật ra, phong trào môi trường đã hướng rất nhiều người tập trung vào
các vấn đề đạo đức môi trường, đã khảo sát về mặt đạo đức của tác động đó lên môi trường
thiên nhiên của con người. Những câu hỏi thuộc về đạo đức này rõ ràng là mối quan tâm
cơ bản đối với bất kỳ một xã hội văn minh nào. Chắc chắn một trong những lý do chính mà
các vấn đề môi trường đã thắp lên ngọn lửa quan tâm của xã hội là ý thức trách nhiệm đạo
đức tạo nên sự chú ý của nhiều người rên đấu trường chính trị.

Nhưng phương pháp dựa vào sự thức tỉnh đạo đức để ngăn ngừa ô nhiễm tạo ra nhiều vấn
đề. Bởi con người không có một cái nút đạo đức để mà bấm và các vấn đề môi trường
nghiêm trọng không thể chờ được quá trình lâu dài để xây dựng lại ý thức đạo đức. Bản
thân ý thức đạo đức cũng không giúp đuợc chúng ta trong các quyết định về những vấn đề
xã hội khác mang tính chất đạo đức, ví dụ như: nghèo đói, nhà ở, chăm sóc y tế, giáo dục,
tội phạm v.v. Trong một thế giới đầy những mục tiêu cạnh tranh nhau, chúng ta phải lo đến
rất nhiều vấn đề rất thực tế như: liệu chúng ta có đang chọn đúng mục tiêu môi trường
không; liệu chúng ta có cưỡng chế thực hiện được các chính sách không; liệu chúng ta có
đạt được tác động lớn nhất với số tiền ta sử dụng không v.v. Nhưng vấn đề lớn nhất trong
phương pháp kiểm soát ô nhiễm dựa vào đạo đức chính là giả thiết cơ bản của nó cho rằng
con người gây ô nhiễm là vì họ kém đạo đức. Không phải sự kém ý thức đạo đức sẽ dẫn
đến phá hoại môi trường mà chính là cách thức chúng ta tạo nên hệ thống kinh tế để trong
đó mọi người cần phải tìm công việc làm để sinh sống.

Vì vậy cách thứ hai để nghiên cứu vấn đề tại sao con người gây ô nhiễm là quan sát cách
thức xây dựng nền kinh tế và thể chế, và bằng cách nào chúng hướng mọi người đưa ra các
quyết định gây hậu quả
phá hoại môi trường. Các nhà kinh tế học tin rằng:


“Con người gây ô nhiễm bởi vì đó là phương cách rẻ nhất để giải quyết một
vấn đề rất thực tế là làm thế nào để thải bỏ các phế phẩm sinh ra sau khi sản
xuất và tieâu duøng hàng hóa.”

Con người ra những quyết định như thế trong quá trình sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ chỉ
trong một tập hợp các thể chế
1
kinh tế và xã hội nhất định. Những thể chế này tạo ra các
khuyến khích kinh tế hướng mọi người đưa ra các quyết định chỉ theo cách này mà không
phải là cách khác. Khuyến khích là điều làm cho người ta bị cuốn hút hay từ chối điều
chỉnh hành vi của mình bằng cách nào đó. Một “khuyến khích kinh tế” trong kinh tế là
điều gì đó hướng nỗ lực của con người trong sản xuất và tiêu dùng theo một hướng nhất
định. Chúng ta thường nghĩ các khuyến khích kinh tế là bao gồm những phần thưởng về
mặt của cải vật chất; con người có động lực để hành xử theo cách giúp họ tăng được tài sản
vật chất. Nhưng cũng có những khuyến khích phi vật chất hướng mọi người điều chỉnh

Barry Field & Nancy Olewiler
3
hành vi kinh tế của họ, ví dụ như lòng tự trọng; mong muốn bảo tồn một môi trường tươi
đẹp hơn hay mong ước trở thành hình mẫu tốt cho người khác noi theo. Những gì mà
chúng ta sẽ nghiên cứu là:

• Các quá trình khuyến khích hoạt động như thế nào, và

• Làm thế nào để cấu trúc lại chúng nhằm hướng mọi người ra các quyết định và xây
dựng lối sống ngày càng thân thiện với môi trường hơn.

Một phát biểu đơn giản mà chúng ta vẫn thường nghe đó là ô nhiễm là hậu quả của động
cơ lợi nhuận. Theo quan điểm này thì các nền kinh tế sản xuất tư nhân của các quốc gia

công nghiệp hóa, người ta được thưởng cho việc tối đa hóa lợi nhuận, tức là chênh lệch
giữa giá trị của cái đuợc sản xuất ra và giá trị của những gì được sử dụng trong quá trình
sản xuất. Hơn thế, nếu suy nghĩ theo cách này, thì lợi nhuận mà các chủ doanh nghiệp cố
gắng tối đa hóa thuần túy chỉ là lợi nhuận bằng tiền. Khi theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, các
chủ doanh nghiệp không nghĩ đến những tác động môi trường do các hoạt động của họ gây
ra bởi vì điều này không có lợi gì cho họ cả. Vì vậy, với cách tìm kiếm lợi nhuận không bị
kiểm soát này, cách duy nhất giảm ô nhiễm môi trường là làm suy yếu động cơ lợi nhuận.

Nhưng giải pháp này không thể áp dụng được. Không chỉ các tập đoàn có động cơ lợi
nhuận là gây ô nhiễm; những người tiêu dùng riêng lẻ cũng gây ra thiệt hại khi họ làm
những việc như đổ sơn xuống cống rãnh hay để xe phát còi xe ầm ĩ. Vì các cá nhân này
không có bảng hạch toán lời lỗ, nên không phải do động cơ lợi nhuận khiến họ gây ô
nhiễm. Tương tự như thế với các cơ quan nhà nước, trong vài trường hợp cũng gây ô
nhiễm nghiêm trọng, ngay cả khi họ không có động cơ lợi nhuận. Nhưng lý lẽ thuyết phục
nhất chống lại quan điểm cho rằng việc chạy theo lợi nhuận gây nên ô nhiễm là từ những
sự kiện chính trị ở những nước Đông Âu và các nước thuộc Liên xô cũ. Khi xảy ra sụp đổ
chế độ cộng sản, chúng ta mới biết được sự phá hủy môi trường to lớn đã xảy ra ở một số
nơi – ô nhiễm không khí và tài nguyên nước nặng nề ở rất nhiều nơi, với những tác động
chủ yếu tới sức khỏe con người và hệ sinh thái. Nhiều trường hợp ô nhiễm vượt quá những
trường hợp ô nhiễm môi trường tồi tệ nhất ở các nước theo cơ chế thị trường. Chúng đã
xảy ra trong một hệ thống kinh tế mà ở đó động cơ lợi nhuận hoàn toàn không có. Đơn
giản điều này có nghĩa là bản thân động cơ lợi nhuận không phải là nguyên nhân chính
phá hủy môi trường.

Trong các phần và các chương tiếp theo chúng ta sẽ thấy tầm quan trọng của các động cơ
khuyến khích khi phân tích xem các hệ thống kinh tế ho
ạt động như thế nào. Bất kỳ hệ
thống nào cũng sinh ra những tác động phá hủy môi trường nếu như những khuyến khích
trong hệ thống đó không được xây dựng để tránh việc phá hủy đó. Chúng ta phải nhìn kỹ
vào bên trong hệ thống kinh tế để hiểu được hệ thống các khuyến khích hoạt động như thế

nào và phải thay đổi chúng ra sao để có được nền kinh tế phát triển hợ
p lý mà không có tác
đông phụ gây tàn phá môi trường. Hai khái niệm quan trọng để hiểu các khuyến khích liên
quan đến môi trường là ngoại tác và quyền sở hữu tài sản. Các khái niệm này được giải
thích chi tiết trong các chương sau, nhưng chủ yếu chúng bao hàm vấn đề thiếu quyền sở
hữu đối với các nguồn tài nguyên môi trường. Điểm cơ bản là:

Thiếu quyền sở hữu đối với các nguồn tài nguyên môi trường có nghĩa là có rất
ít khuyến khích để con người tính đến hậu quả môi trường do hành động của
họ gây ra.


Barry Field & Nancy Olewiler
4
Điểm này đưa đến một số câu hỏi cần suy nghĩ là: Nếu không ai chủ sở hữu không khí, thì
làm thế nào có thể định giá các hoạt động phát thải? Có ai có thể định giá không khí sạch
để ngăn chặn sự phát thải miễn phí?

MỘT MINH CHỨNG THỰC TẾ: SƯƠNG MÙ VÀ XE MÁY

Mỗi năm ở Canada, các phương tiện giao thông phát thải khoảng 11% tổng lượng carbon
dioxide, 17% lượng nitogen oxide, 20% lượng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và 47%
lượng CO. Các hợp chất này góp phần gây nên hiện tượng sương mù trong thành phố, mưa
acid và sự ấm lên toàn cầu. Môi trường bị ô nhiễm như thế này ảnh hưởng ngược trở lại
sức khỏe con người và hệ sinh thái, sự sinh tồn của giống loài, chi phí sản xuất hàng hóa và
dịch vụ và sự hưởng thụ cảnh vật xung quanh chúng ta. Các nhà môi trường Canada dự
đoán rằng khoảng 6.000 người Canada chết mỗi năm vì ô nhiễm không khí và làm tăng
thêm hàng chục ngàn người nhiễm bệnh hô hấp do bị ô nhiễm. Tiếp xúc với sương mù
trong thành phố làm tăng các bệnh ung thư ở trẻ em lên 25% và tăng bệnh hen suyễn ở trẻ
em lên 400%. Mưa acid làm thay đổi các hệ sinh thái, giết chết cá, các loài lưỡng cư và các

chủng loài sống dưới nước khác và ảnh hưởng đến sự phát triển của rừng. Một chủ đề gây
tranh cãi là sự ấm lên toàn cầu có thể dẫn đến gia tăng sự thay đổi hệ sinh thái với những
tác động trên toàn thế giới. Sử dụng xe ô tô dẫn đến hiện tượng kẹt xe, làm tăng thời gian
lái xe, gây tai nạn và nói chung là làm mọi người cáu gắt, góp phần gây nên “những cơn
thịnh nộ trên đường phố”.

Vì vậy lái một chiếc xe ô tô ảnh hưởng đến tất cả người khác (dù họ có lái xe hay không)
và môi trường của chúng ta. Đây là một ảnh hưởng ngoại tác. Khi lái xe đi học hay đi làm
hay đi tắm biển, bạn đã hưởng lợi trực tiếp từ các dịch vụ giao thông. Những người khác là
người ngoài cuộc lại gánh chịu những tác động tiêu cực từ việc lái xe của bạn như: ô nhiễm
không khí, kẹt xe, và các tác động khác. Những người ngoài cuộc không kiểm soát việc lái
xe của bạn. Và cái giá phải trả cho việc lái xe là chi phí trực tiếp của bạn trong xăng dầu,
bảo trì, và chi phí xe hơi hàng tháng, không phản ánh những tác động tiêu cực mà bạn đã
gây ra cho người khác – Vì vậy các từ ngoại tác và ảnh hưởng ngoại tác là nhằm mô tả
tình huống này. Chúng ta sẽ xem xét chi tiết trong chương 4 các loại khuyến khích nào, cá
nhân hay có sự trợ giúp của chính phủ, để giải thích các ngoại tác. Bây giờ chúng ta hãy
suy nghĩ thêm một chút về các ngoại tác của xe máy và xem ta có thể làm gì với chúng. Để
làm được điều đó, chúng ta xem xét khái niệm về khuyến khích.

CÁC KHUYẾN KHÍCH: GIA ĐÌNH VÀ VIỆC SỬ DỤNG XE Ô TÔ

Khi bạn lái xe, một chiếc xe thể thao hay xe tải, chi phí mà bạn phải trả cho mỗi km đi trên
đường phản ánh chi phí cá nhân của bạn – xăng, dầu, bảo hiểm, v.v. Chi phí này không bao
gồm sự phá hoại do phát thải từ xe của bạn gây ra cho người khác và môi trường; thêm
nữa, chúng phản ánh chi phí sản xuất xăng dầu, tiền lời cho người bán lẻ v.v. Bạn sẽ phản
ứng lại khi có những thay đổi trong chi phí cá nhân này, ví dụ như sẽ lái xe nhiều hơn khi
giá xăng hạ thấp và ít hơn khi giá xăng lên cao. Những loại khuyến khích tích cực nào mà
chúng ta có thể thực hiện để khiến người lái xe giảm giảm được lượng phát thải? Có một
công thức đơn giản có thể giúp chúng ta thấy được cần sử dụng khuyến khích như thế nào:


Tổng lượng phát thải = Số lượng xe × Số km đi trên đường trung bình × Lượng phát
thải của mỗi km


Barry Field & Nancy Olewiler
5
Các khuyến khích có thể nhằm vào mục tiêu giảm số lượng của xe trên đường, số km đi
trung bình, và số phát thải mỗi km. Thêm nữa, chúng ta có thể quan tâm đến nơi mà mọi
người lái xe của họ. Một xe hoạt động ở thành phố Toronto, Montreal hay Vancouver sẽ
tác động mạnh mẽ lên sương mù đô thị nhiều hơn cùng loại xe đó hoạt động ở vùng ngoại
ô Moose Jaw, Saskatchewwan. Tuy nhiên phát thải carbon dioxide sẽ góp phần làm ấm lên
toàn cầu bất kể xe đó được lái ở đâu.

Những khuyến khích tích cực nào có thể làm thay đổi hành vi của mọi người? Ở
Vancourver, tất cả xe hơi, xe thể thao và xe tải nhẹ phải qua kiểm tra “khí thải” (Aircare
test) 2 năm 1 lần. Việc kiểm tra này nhằm xem khí thải của xe có cao hơn tiêu chuẩn cho
phép của chính phủ không. Mục đích của chính sách này là tạo một khuyến khích cho các
chủ xe thường xuyên bảo trì xe của họ và vì vậy sẽ giảm sự phát thải trên mỗi km. Làm thế
nào để chúng ta ảnh hưởng lên số km xe chạy? Câu trả lời về mặt kinh tế là tăng chi phí lái
xe trên một km. Điều này khuyến khích mọi người thường xuyên tối thiểu hóa số lần đi bởi
vì điều này trực tiếp giảm bớt chi phí của họ. Một ví dụ trong khuyến khích trực tiếp nhằm
làm tăng chi phí lái xe là đánh thuế lên số km xe đi. Điều này có thể làm được bằng cách
đánh thuế hàng năm khi mọi người đổi bằng lái xe. Một khuyến khích trực tiếp nữa là đánh
thuế trên xăng dầu, như vậy là tăng chi phí lái xe. Làm thế nào để chúng ta có thể tác động
lên lượng xe lưu thông trên đường? Điều này có thể được làm với việc đánh thuế hàng năm
trên chủ xe hay chương trình mua lại, nghĩa là trả tiền cho những người vứt bỏ xe cũ của
họ. Các xe cũ sẽ gây ô nhiễm trên mỗi km nhiều hơn xe mới là loại ít hao nhiên liệu và ít ô
nhiễm. Chúng ta có thể nghĩ đến những khuyến khích khác có thể làm thay đổi hành vi.
Những khuyến khích này có thể bao gồm cả các chương trình quảng cáo và giáo dục thông
tin khiến cho mọi người biết quyết định lái xe của họ sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng

không khí và tình trạng sức khỏe của họ như thế nào.

CÁC KHUYẾN KHÍCH CHO DOANH NGHIỆP

Khuyến khích cũng có thể áp dụng cho các doanh nghiệp. Chúng ta lấy ví dụ các nhà sản
xuất xe và phụ tùng xe. Tất cả cơ sở công nghiệp đều hoạt động trong hệ thống khuyến
khích hiện hành như: tăng lợi nhuận nếu họ ở hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Các
cơ sở có động cơ khuyến khích sử dụng bất kỳ yếu tố sẵn có nào nhằm làm kết quả sản
xuất của họ tốt hơn theo tiêu chí tối đa hóa lợi nhuận. Một cách làm mang tính truyền
thống là sử dụng môi trường để thải bỏ rác. Động cơ của việc làm này là vì các dịch vụ
môi trường là miễn phí, cho nên việc sử dụng đầu vào miễn phí càng nhiều càng tốt là cách
làm cho cơ sở sản xuất tăng lợi nhuận. Thách thức là ở chỗ ta tìm ra những khuyến khích
khác để làm thay đổi hành vi của cơ sở để họ sử dụng các dịch vụ môi trường như là một
hoạt động có chi phí chứ không còn là một hàng hóa miễn phí.

Phương pháp sử dụng chính sách là tạo ra luật hay qui định về số lượng phát thải của cơ sở
và sau đó cưỡng chế thực hiện chúng. Canada có bảng hướng dẫn tiêu thụ nhiên liệu trung
bình cho công ty (CAFC) cho tất cả các xe hơi mới và xe tải nhẹ được sản xuất ở trong
nước. Các nhà sản xuất xe đồng ý thiết kế xe hơi và xe tải nhẹ của họ đạt mức tiêu thụ
nhiên liệu trung bình hàng năm. Bảng hướng dẫn cho xe hơi được giới thiệu vào năm 1978
ở mức 13,1 lít /100km, sau đó được hạ xuống 8,6 lít/100km vào năm 1986 và được giữ đến
nay. Bảng hướng dẫn cho xe tải nhẹ được đưa ra vào năm 1995 là 11,4 lít /100km. Hiệu
suất nhiên liệu của tất cả các xe hơi trên đường tăng từ 15 lít /100km vào năm 1965 lên 7,4
lít/100km vào năm 2003. Xe tải nhẹ hiện nay trung bình dưới 11 lít/100km.


Barry Field & Nancy Olewiler
6
Bảng hướng dẫn CAFC là tự nguyện chứ không bắt buộc. Các nhà sản xuất xe đạt tiêu
chuẩn bởi vì Hoa Kỳ có chính sách tương tự và và nó là bắt buộc. Công nghệ xe hơi ở Bắc

Hoa Kỳ hoàn toàn thống nhất – xe hơi và xe tải nhẹ sản xuất ở Canada được xuất khẩu
sang Hoa Kỳ và ngược lại. Xe hơi Canada mà không đạt tiêu chuẩn Hoa Kỳ thì sẽ không
được bán ở Hoa Kỳ. Như vậy có một khuyến khích rõ ràng cho các nhà sản xuất Canada tự
nguyện tuân theo tiêu chuẩn. Chú ý rằng các tiêu chuẩn CAFC đòi hỏi nhà sản xuất xe phải
đạt mức tiêu chuẩn tính trung bình theo tất cả các xe sản xuất trong năm. Nếu như hãng sản
xuất thật nhiều xe hơi ít gây ô nhiễm họ sẽ dễ đạt tiêu chuẩn hơn là sản xuất nhiều xe gây ô
nhiễm cao như xe thể thao. Qui định này rõ ràng tạo cho nhà sản xuất sự khuyến khích
điều chỉnh sản xuất các loại xe để giảm phát thải cho người mua và sử dụng xe. Chính phủ
Canada cũng qui định hàm lượng sulphur trong xăng. Qui định xác định rõ nhà máy lọc
xăng dầu phải tạo ra nhiên liệu có hàm lượng sulphur dưới 30ppm áp dụng từ tháng giêng
năm 2005. Sulphur trong nhiên liệu khi cháy sẽ sinh ra sulphur dioxide góp phần gây
sương mù và mưa acid. Ảnh hưởng của khuyến khích này là: phải tuân theo pháp luật hay
bị chính phủ phạt.

Một chính sách hiệu quả hơn có lẽ là thiết kế một hệ thống khuyến khích bằng tiền đối với
các cơ sở để họ giảm ô nhiễm. Ví dụ, các nhà sản xuất nhiên liệu có thể bị đánh thuế dựa
trên hàm lượng sulphur. Điều này khuyến khích họ sản xuất nhiên liệu hàm lượng sulphur
thấp hơn để tránh thuế. Họ có thể sẽ tăng tỷ lệ Methanol trích ra từ ngũ cốc trong nhiêu
liệu họ sản xuất, Methanol không chứa sulphur. Giá xăng dầu có thể tăng, do đó lại tạo
thêm khuyến khích cho các lái xe giảm lượng tiêu thụ xăng của họ. Cơ bản của phương
pháp sử dụng khuyến khích kinh tế này là cấu trúc lại các khuyến khích cho nhà sản xuất
và người tiêu dùng để động viên họ sử dụng năng lực và sự linh động của chính họ trong
việc tìm ra các phương cách giảm tác động lên môi trường.

CÁC KHUYẾN KHÍCH TRONG CÔNG NGHỆ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM

Công nghệ kiểm soát ô nhiễm phát triển các kỹ thuật tái chế chất thải, thiết bị kiểm soát ô
nhiễm, và kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm. Đôi khi nó cũng xử lý chất thải, và tham gia vào
việc quản lý các bãi chôn lấp chất thải. Công nghệ này cũng bao gồm cả việc phát triển các
hàng hóa thân thiện với môi trường như xăng có hàm lượng sulphur thấp, bột giặt chứa ít

phostphate và giấy tái sinh. Công nghệ kiểm soát ô nhiễm tiế
n bộ và năng động đang thật
sự rất cần thiết nếu như chúng ta muốn tiến tới kiểm soát hiệu quả tất cả các vấn đề môi
trường hiện tại và trong tương lai. Vì vậy, một trong những công việc chính yếu của các
nhà kinh tế môi trường là phải nghiên cứu các khuyến khích hướng về công nghệ này -
điều gì làm cho nó phát triển và suy thoái, đáp ứng nhanh hay chậm đối với nhu cầu mớ
i
phát sinh v.v. Trong ví dụ của chúng ta về ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông,
công nghệ kiểm soát ô nhiễm có thể bao hàm cả những nhà sản xuất xe không gây ô
nhiễm. Các xe này có thể chạy bằng năng lượng mặt trời, điện hay sử dụng các kỹ thuật
khác. Các chính sách có cần thiết phải khuyến khích các công nghệ này không? Một lập
luận khác là chỉ cần có chính sách đưa ra các khuyến khích giảm phát thải là đủ để kích
thích phát triển thay đổi nhiên liệu và động cơ. Tuy nhiên, nhiều chính phủ cũng trợ cấp
chi phí nghiên cứu và phát triển cho các nhà sản xuất này thông qua các khuyến khích về
thuế hay các quỹ rất lớn. Sự hợp lý ở chỗ phát triển các kỹ thuật mới sẽ đạt được lợi ích xã
hội to lớn.

Trường hợp sau sẽ minh họa cho cách suy nghĩ kinh tế mà chúng ta sẽ ứng dụng trong vấn
đề môi trường. Khi tiếp tục qua các chương khác, chúng ta sẽ học được một số phương

Barry Field & Nancy Olewiler
7
pháp giúp hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn. Trước khi tiếp tục, chúng ta cần xác định
một số khái niệm quan trọng để có thể hiểu tại sao các vấn đề môi trường luôn tồn tại.

CÁC NGOẠI TÁC VÀ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN

Trong phần 4, chúng ta sẽ xác định vai trò của các quyền sở hữu trong việc đạt đến mức ô
nhiễm hiệu quả xã hội. Quyền sở hữu đóng vai trò quyết định để hiểu tại sao chúng ta có
những vấn đề môi trường hiện nay. Điểm cơ bản là tài nguyên môi trường không được xác

định quyền sở hữu rõ ràng. Không ai chủ sở hữu khí quyển, đại dương hay các tầng nước
ngầm rộng lớn. Hai ví dụ sau minh họa các ngoại tác liên quan đến quyền sở hữu.

Sự phát thải của phương tiện giao thông. Khi một chiếc xe thể thao xả sulphur dioxide vào
khí quyển, chúng ta không thể nhảy lên trước xe và la lên rằng “Dừng lại! bạn đang làm ô
nhiễm không khí của tôi”. Tất cả chúng ta cùng thở chung một bầu không khí trong cộng
đồng. Các ngoại tác bao gồm các nguồn gây ô nhiễm khác nhau, có thể lan ra một vùng
rộng lớn, không có một cách hiệu quả nào để có được sự đồng ý của các cá nhân nhằm hạn
chế sự phát thải. Việc thiết kế chính sách môi trường càng trở nên thách thức khi ngoại tác
càng lan tỏa đến nhiều khu vực hay nhiều quốc gia và do nhiều nguồn khác nhau gây ra.

Sự phát thải của các chú chó. Bạn phát hiện một chú chó của nhà hàng xóm đang phát thải
trên bãi cỏ xinh tươi của bạn. Đây cũng là một ngoại tác. Chú chó và chủ của nó không hề
tính đến tác động của sự phát thải này lên bãi cỏ của bạn khi họ để sự việc xảy ra như thế.
Nhưng khác với trường hợp phát thải của xe ôtô, bạn và người hàng xóm dễ dàng đàm
phán để tìm ra một giải pháp thống nhất giải quyết vấn đề. Người hàng xóm có thể đồng ý
giữ chú chó bằng dây xích hay dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ. Bạn có thể xây hàng rào hay bắt
người hàng xóm trả tiền xây hàng rào. Ngoại tác của chú chó đã được nội hóa thông qua
đàm phán và thương lượng. Như vậy cách giải quyết đã được hai bên đồng ý, chỉ có sự
phân biệt là ai sẽ trả khoản chi phí đó. Điều này tùy thuộc vào năng lực mặc cả của chúng
ta và nhiều yếu tố khác.

Tại sao có sự khác biệt giữa trường hợp phát thải của chú chó và trường hợp phát thải của
xe ôtô? Bạn làm chủ chính tài sản của bạn và chú chó nhà hàng xóm đang xâm phạm. Luật
nói rằng bạn có quyền không cho người khác xâm phạm tài sản của bạn. Chỉ có một người
để mặc cả là chủ của chú chó ấy. Trường hợp này sẽ tương tự như sương mù đô thị
nếu
như bạn không biết chủ của chú chó đã làm ô uế bãi cỏ của bạn là ai. Sau đó thì bạn phải
gánh chịu các chi phí tìm kiếm, theo dõi chú chó v.v. để xác định chủ nhân của thủ phạm.


Những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất của chúng ta giống với trường hợp sương mù
khói xe hơn là trường hợp chú chó hoang. Chúng bao gồm rất nhiều người gây ô nhiễm mà
có lẽ họ ít hiểu biết về nguồ
n gốc phát thải hay mối liên hệ giữa sự phát thải với tác động
môi trường. Các thành viên xã hội có lẽ không nhận ra rằng một hành động họ làm trong
nhiều năm có tác động nghiêm trọng lên môi trường. Ví dụ, các nhà sản xuất hàng hóa từ
da ở phía Đông Canada đã từng sử dụng thủy ngân trong quá trình thuộc da. Họ thải bỏ
một cách đơn giản các chất thải này vào các dòng sông hay xuống đất. Qua nhiều năm,
thủy ngân tập trung vào nước ngầm và làm ô nhiễm nguồn nước uống của dân chúng.
Nhưng vào lúc đó mọi người không biết thủy ngân độc như thế nào. Chính các người thợ
thuộc da đã chịu sự ngộ độc thủy ngân. Đây là nơi nguồn gốc xuất hiện thuật ngữ “phát
điên” (mad as a hatter) – các ảnh hưởng đầu độc của thuỷ ngân lên chức năng não. Các nhà
sản xuất da thuộc bây giờ đã dời đi, nhưng thủy ngân vẫn đọng lại gây ô nhiễm nghiêm
trọng hệ sinh thái. Bây giờ làm thế nào để thương lượng với những nhà thuộc da cách đây

Barry Field & Nancy Olewiler
8
hàng trăm năm để thỏa thuận về lượng phát thải và đòi bồi thường cho bệnh tật, giảm thọ
và nhiễm bẩn nước và đất? Ví dụ này minh chứng cho sự khó khăn vốn có nếu dựa vào các
cá nhân hành động theo ý thích của chính họ để đạt được hiệu quả xã hội. Thông tin về
những vấn đề tiềm ẩn có lẽ là không đầy đủ hoặc không tồn tại.

PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH

Trong phân tích hiệu quả chi phí, các nhà kinh tế học chỉ quan tâm đến các chi phí để đạt
được mục đích môi trường đã xác định. Trong phân tích chi phí - lợi ích, cả lợi ích và chi
phí của một chính sách hay chương trình được đo lường và thể hiện trên cơ sở có thể so
sánh được.

Các nhà kinh tế học sử dụng phân tích chi phí - lợi ích là công cụ phân tích chính để đánh

giá các quyết định môi trường. Đầu tiên nó được sử dụng ở Hoa Kỳ từ đầ
u thế kỷ 20 để
đánh giá các dự án phát triển nguồn nước cho các tập đoàn kỹ thuật quân sự Hoa Kỳ. Ở
Canada, nó được sử dụng trong các vấn đề công cộng – nhưng ngày nay còn ít hơn so với
những năm 1970 khi kỹ thuật thường xuyên bị lạm dụng để biện minh cho các dự án khổng
lồ có sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên. Có thể sử dụng phân tích chi phí - lợi ích như
một công cụ trợ giúp trong ch
ọn lựa các chính sách hiệu quả, nhưng các cơ quan muốn
biện hộ cho những gì mà họ muốn làm cũng có thể sử dụng nó. Cũng tương tự, các quan
chức có thể sử dụng nó để ngừng các quy định mới hay làm mất hiệu lực các quy định cũ.
Vì tầm quan trọng và việc ứng dụng rộng rãi này, phương pháp phân tích lợi ích-chi phí sẽ
được đề cập trong các chương sau (xem chương 6, 7 và 8). Trong cách phân tích này, như
tên đã ngầm định, lợi ích của một hoạt động được ước tính và so sánh với tổng chi phí mà
xã hội sẽ phải trả nếu như hoạt động đó được tiến hành. Ví dụ: nếu là một dự án xây dựng
công viên công cộng, lợi ích giải trí có được từ dự án được so sánh với các chi phí dự kiến
xây dựng công viên và chi phí sử dụng đất bằng cách này thay vì là cách khác. Hay là, một
dự án xây dựng lò đốt chất thải rắn sẽ được so sánh chi phí xây dựng và vận hành lò đốt,
bao gồm cả chi phí thải bỏ tro và chi phí phát thải ô nhiễm không khí có thể có với lợi ích
từ việc giảm sử dụng đất làm bãi chôn lấp chất thải rắn.

Nghiên cứu chi phí - lợi ích bao gồm việc chúng ta cần xem xét cả chi phí và lợi ích của
các chương trình và chính sách môi trường. Điều này thường làm cho vấn đề nghiên cứu
chi phí - lợi ích nằm trong các cuộc tranh luận mang tính chính trị về các vấn đề
môi
trường. Trong các cuộc đấu tranh chính trị về các vấn đề môi trường, một nhóm gồm
những người quan tâm đến lợi ích, trong khi các nhóm đối lập lại quan tâm chủ yếu đến chi
phí. Cuối cùng chấp nhận các chương trình bảo vệ môi trường tùy thuộc vào con người khi
họ nhận ra rằng việc bảo vệ môi trường là xứng đáng. Phương pháp bảo vệ môi trường dựa
vào phân tích chi phí - lợi ích, sự đánh đổi là cách tố
t nhất để đạt được điều này.


SỰ BỀN VỮNG CỦA MÔI TRƯỜNG VÀ CỦA NỀN KINH TẾ

Các vấn đề cơ bản

Các nhà kinh tế học ngày càng nhận thức nhiều về nhu cầu liên kết giữa kinh tế với môi
trường thiên nhiên. Trong khi môi trường tự nhiên luôn là đầu vào cần thiết cho sản xuất,
thì chỉ có một vài mô hình chỉ ra chính xác sự ảnh hưởng qua lại giữa các hệ sinh thái và
nền kinh tế. Một ngành mới gọi là kinh tế sinh thái xác định các tương tác này đầy đủ hơn.
Mục tiêu quan trọng của chuyên ngành này là nghiên cứu các lộ trình bền vững trong phát

Barry Field & Nancy Olewiler
9
triển kinh tế - nghĩa là các hoạt động không phá hủy các hệ sinh thái, nhưng cho phép gia
tăng thu nhập thực. Chuyên ngành này đang phát triển và những hiểu biết sâu sắc mới mẻ
đang xuất hiện theo thời gian. Ý tưởng cơ bản là nền kinh tế bền vững phải là nền kinh tế
có khả năng cho phép phúc lợi của con người tăng lên hoặc ít nhất là được giữ nguyên (có
nghĩa là không giảm sút). Để đạt được điều này, một số nhà kinh tế học đã lý luận rằng các
thế hệ hiện tại không được sử dụng hết các nguồn dự trữ tài nguyên thiên nhiên môi trường
để cho các thế hệ tương lai phải bị bần cùng hóa hay không thể tồn tại nữa. Chúng ta phải
đánh giá các hoạt động kinh tế của chúng ta với sự quan tâm đến khả năng của hệ sinh thái.

Tất cả các nền kinh tế đều sử dụng các nguồn tài nguyên tự nhiên và môi trường để bảo
đảm cho cuộc sống. Gia tăng dân số trên thế giới luôn gây áp lực ngày càng nhiều lên môi
trường thiên nhiên theo thời gian. Nhiều người e rằng lộ trình mà chúng ta đang đi trong
sản xuất và tăng dân số sẽ không bền vững. Liệu chúng ta có thể làm gì? Có một phương
pháp là mỗi thế hệ trong một nền kinh tế bền vững có nghĩa vụ phải thay thế những gì nó
đã sử dụng bằng sự đầu tư lại vào vốn xã hội. Đây là một định nghĩa rất rộng về “vốn”. Nó
bao gồm tất cả mọi thứ mà nền kinh tế có thể đầu tư vào - vốn vật chất để sản xuất hàng
hóa và dịch vụ, giáo dục, cơ sở hạ tầng, các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, và dĩ

nhiên chính bản thân môi trường cũng là một nguồn dự trữ vốn. Khi chúng ta sử dụng hết
một số vốn hiện tại, chỉ còn cách để nền kinh tế có thể bền vững theo thời gian là tái đầu tư
để giữ nguồn vốn xã hội ít ra là không thay đổi. Kiểm soát và xử lý ô nhiễm là các biện
pháp giữ cho nguồn vốn môi trường ở mức ổn định. Tái chế cũng có ý nghĩa tương tự ở
một mức độ nào đó. Sự bền vững liệu có đạt được không là tùy thuộc vào các hoạt động
của con người, các ngành công nghiệp và chính phủ. Có một số câu hỏi: các thị trường tư
nhân có giữ được nguồn vốn xã hội ở mức không đổi không? Sự can thiệp của chính phủ
có cần thiết không? Nếu có thì dưới hình thức nào?

Bền vững cũng tùy thuộc vào khả năng thay thế giữa vốn tự nhiên (các nguồn tài nguyên
thiên nhiên và tài nguyên môi trường), vốn sản xuất và lao động. Công nghệ và sự thay đổi
công nghệ là một yếu tố sống còn khác trong nghiên cứu các lộ trình bền vững. Công nghệ
sẽ ảnh hưởng lên mức độ thay thế giữa các yếu tố đầu vào và số lượng đầu vào cần thiết
cho sản xuất một đơn vị hàng hóa. Một số công nghệ có thể khuyến khích sự bền vững một
số khác thì không. Các nhà kinh tế học giữ vai trò quan trọng trong việc giúp tìm ra câu trả
lời cho tất cả các câu hỏi này, bằng cách xây dựng các mô hình có liên kết chặc chẽ vai trò
của môi trường thiên nhiên và bằng cách theo dõi các vấn đề này một cách thực tế.

Một nền kinh tế bền vững là nền kinh tế trong đó đầu tư vốn xã hội cho phép
nền kinh tế tăng trưởng để thế hệ tương lai ít nhất cũng có được mức phúc lợi
như thế hệ hiện tại, trong khi vẫn duy trì sự lành mạnh của hệ sinh thái.

Đánh đổi và sự bền vững

Các nhà kinh tế minh họa sự đánh đổi giữa hàng hóa, dịch vụ với chất lượng môi trường
bằng cách sử dụng đường giới hạn khả năng sản xuất (production possibility frontier –
PPF). PPF là đồ thị biểu diễn những chọn lựa giữa hai kết quả mong muốn – hàng hóa,
dịch vụ và chất lượng môi trường – của một nhóm người. Mối liên hệ cơ bản này được
trình bày trong hình 1-1. Trục tung là chỉ số sản lượng kinh tế gộp, nghĩa là tổng giá trị thị
trường của hàng hóa kinh tế thông thường bán ra trong nền kinh tế trong một năm. Trục

hoành chỉ chất lượng môi trường, có được từ các dữ liệu khác nhau về môi trường xung
quanh; ví dụ như nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí và các dữ liệu về chất lượng
nước. Đường cong này biểu diễn các mức kết hợp khác nhau giữa hai kết quả – sản lượng

Barry Field & Nancy Olewiler
10
thị trường và chất lượng mơi trường – mà một nhóm người có thể tạo ra được với một số
vốn nhất định. Đường PPF được biểu diễn bằng đường đứt qng khi chất lượng mơi
trường dưới mức ē. Dưới mức ē , nền kinh tế khơng thể sản xuất thêm bất kỳ một hàng hóa
và dịch vụ nào bởi vì có q ít tài ngun mơi trường để duy trì sản xuất. E
max
cho thấy
chất lượng mơi trường tối đa mà ở đó khơng có một hàng hóa nào được sản xuất (có thể
cho là khơng có con người).

PPF được xác định bởi năng lực kỹ thuật trong nền kinh tế và các nhân tố sinh thái – khí
tượng học, thủy học v.v. của hệ thống tự nhiên tại quốc gia đang nghiên cứu. Ví dụ, sản
lượng hiện tại của nền kinh tế là c
1
, chúng ta có thể tăng trưởng lên mức c
2
chỉ với mức chi
phí mà chất lượng mơi trường giảm từ e
1
xuống e
2
. Nhưng trong khi bản thân PPF biểu thị
những hạn chế về mặt kỹ thuật thì điểm nào trên đường PPF mà xã hội chọn để sản xuất lại
là sự lựa chọn của xã hội. Và sự chọn lựa này tùy vào cách mà con người trong xã hội ấy
đánh giá chọn lựa giữa kết quả kinh tế và chất lượng mơi trường. Các nhà kinh tế học minh

họa sự chọn lựa của xã hội bằng mối liên hệ được gọi là đường bàng quan cộng đồng
(Community indifference Curve – CIC). CIC của nước A được biểu diễn trong hình 1-1.
Mỗi điểm trên CIC cho thấy sự kết hợp giữa một mức chất lượng mơi trường với một số
hàng hóa cho cùng một mức thỏa mãn đối với xã hội. Những đường CIC càng nằm xa gốc
tọa độ thì càng cho mức thỏa mãn nhiều hơn so với các đường nằm gần. Xã hội sẽ tìm
kiếm mức thỏa mãn cao nhất mà họ có thể đạt được. Đây sẽ là điểm mà đường CIC tiếp
xúc với PPF. Ví dụ với nước A, đây chính là điểm A, CIC có chất lượng mơi trường e
2

lượng hàng hóa là c
2
. Một nước khác có thể sẽ có những sở thích xã hội khác nhau đưa đến
sự chọn lựa chất lượng mơi trường và hàng hóa khác nhau, ví dụ họ sẽ chọn ở điểm B, với
toạ độ là e
1
và c
1
. Sự chọn lựa của xã hội sẽ ảnh hưởng đến sự bền vững của nền kinh tế và
mơi trường.

0
C1
e1e
Chất lượng môi trường
Sản
lượng
C2
A
E max
e2

B
CIC
A
1
B
CIC
CIC
A
2
Hình 1-1 Đường biên của Khả năng sản xuất (PPF) giữa sản lượng và chất lượng môi trường
Đường PPF minh họa việc đánh đổi giữa hàng hóa thị trường với chất lượng mơi trường. Khi tiêu thụ nhiều
hàng hóa, xã hội phải chịu giảm chất lượng mơi trường. Dưới điểm ē, khơng thể sản xuất được hàng hóa nào
cả vì chất lượng mơi trường q kém khơng thể hỗ trợ sản xuất. Các đường bàng quan (CICs) chỉ ra những
lựa chọn của một quốc gia về các mức kết h
ợp hàng hóa với chất lượng mơi trường. Nước A chọn hàng hóa
nhiều hơn và mơi trường có chất lượng kém hơn là nước B.


Barry Field & Nancy Olewiler
11
Môi trường và Tăng Trưởng: Sự bền vững theo thời gian

Sự bền vững không chỉ là sự chọn lựa trong một năm mà còn là cả quá trình theo thời gian.
Đường PPF sẽ không giữ mãi ở một mức cố định khi mà các điều kiện như kỹ thuật sản
xuất và suy thoái môi trường thay đổi theo thời gian. Chúng ta minh họa hai khả năng như
sau. Hình 1-2 thể hiện sự đánh đổi của xã hội trong thời gian 50 năm. Biểu đồ (a) thể hiện
kịch bản bi quan. Giả sử chúng ta khai thác lượng lớn trữ lượng tài nguyên thiên nhiên và
không thể dùng tư bản vật chất và con người để thay thế các nguồn tài nguyên này. Sự suy
giảm rõ rệt của vốn môi trường gây ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng lên khả năng bền
vững của nền kinh tế. Đó là vì ô nhiễm nhiều đến nỗi gây nên những thiệt hại không thể

đảo ngược, hay vì ô nhiễm kéo dài ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai. Các kết quả này có
thể là hậu quả của việc lưạ chọn ở điểm A trên đường PPF trong hình 1-1 trong những năm
trước. Hậu quả là, đường PPF cho đến năm 2050 sẽ nằm phía dưới đường PPF ngày nay.
Cho dù chọn sản xuất ở bất kỳ điểm nào trên đường PPF đi nữa, xã hội cũng phải hoặc tiêu
thụ ít hơn hoặc chịu chất lượng môi trường thấp hơn so với hiện tại. Nếu họ cố giữ mức
sản xuất ở c
2
, chất lượng môi trường sẽ giảm xuống e
3
. Ngược lại, nếu giữ chất lượng môi
trường ở mức e
2
thì chỉ có thể sản xuất và tiêu thụ hàng hóa ở mức c
3
.

Biểu đồ (b) thì lạc quan hơn. Giả sử chúng ta phát triển kỹ thuật mới để sản xuất một lượng
lớn năng lượng từ sự làm nguội. Những ngoại tác môi trường liên quan đến nguồn năng
lượng mới này là không đáng kể. Đường PPF của chúng ta hiện tại dịch chuyển lên, phản
ánh xã hội có khả năng sản xuất được nhiều hàng hóa hơn với mức chất lượng môi trường
cao hơn. Chú ý rằng độ nghiêng của đường PPF cho thấy ở c
2
– cùng một mức sản xuất xã
hội lựa chọn ở năm gốc – chúng ta có chất lượng môi trường e
4
cao hơn e
2
, bởi vì đã phát
triển nguồn năng lượng không gây ô nhiễm. Ngược lại, cùng với mức chất lượng môi
trường ở e

2
sản lượng có thể ở c
4
. Các trường hợp này cho thấy tương lai phụ thuộc vào sự
lựa chọn của chúng ta ngày hôm nay.

Liệu có cách nào để biết PPF của một quốc gia sẽ thay đổi như thế nào theo thời gian khi
quốc gia đó phát triển và tăng trưởng? Đâu là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất
lượng môi trường? Tốc độ tăng trưởng cao – tổng hàng hóa quốc nội GDP tăng – có hàm ý
suy thoái môi trường tăng hay không hay là kết qu
ả sẽ ngược lại? Một cách để trả lời câu
hỏi này là là xem chất lượng môi trường thay đổi như thế nào ở các nước có mức thu nhập
khác nhau. Hoặc là, có thể chọn một quốc gia và xem chất lượng môi trường thay đổi như
thế nào theo thời gian khi thu nhập tính trên đầu người gia tăng.


Barry Field & Nancy Olewiler
12

Đường PPF trong biểu đồ (a) trình bày kịch bản bi quan trong đó đường PPF dịch chuyển xuống phía
dưới. Điều này có nghĩa là quốc gia này không còn có thể tiêu dùng vừa ở c
2
vừa ở e
2
được nữa, một
trong hai điểm này phải giảm đi. Biểu đồ (b) lạc quan hơn. Đường PPF dịch chuyển lên do tiến bộ kỹ
thuật. Việc tiêu thụ hàng hóa và chất lượng môi trường giờ đây đều có thể tăng theo thời gian.

Các đường PPF của những quốc gia khác nhau sẽ có dạng như thế nào? Các nước khác
nhau rất nhiều về thu nhập tính theo đầu người, về mức phát triển, và vì vậy khác nhau

trong sự đánh đổi giữa chất lượng môi trường và hàng hóa dịch vụ. Có nhiều lý luận cho
rằng các nước đang phát triển không thể theo đuổi được mức chất lượng môi trường cao.
Sản
lượn
g

C
2



C
3

e
3
e
2

Chất lượn
g
môi trườn
g
(a) Kịch bản bi quan: PPF trong 50 năm tới
Sản
lượn
g

C
4


C
2

e
2
e
4

Chất lượn
g
môi t
r
ườn
g
(b) Kịch bản lạc quan: PPF trong 50 năm tới

Hình 1-2: Hai viễn cảnh của PPF trong 50 năm tới

Barry Field & Nancy Olewiler
13
Theo quan điểm này, PPF của các nước đang phát triển sẽ nằm bên dưới đường PPF của
các nước phát triển như hình 1-3.




Trường hợp này có thể là do sự khai thác tài nguyên trong quá khứ, hoặc áp lực dân số
hoặc kỹ thuật quá đơn giản. Để đạt được mức thu nhập và sản xuất hàng hóa và dịch vụ
cao, các nước đang phát triển phải đối mặt với mức chất lượng môi trường thấp hơn nhiều

so với các nước phát triển. Ví dụ, để các nước đang phát triển đạt được mức hàng hóa trên
thị trường là c
1
, họ phải giảm mức chất lượng môi trường xuống e
2
. Còn các nước phát
triển, vì các yếu tố đã được đề cập trước, có thể có mức hàng hóa thị trường là c
1
với mức
chất lượng môi trường cao là e
1
thay vì e
2
.

Nhân tố chính trong lập luận này là hàng hóa và chất lượng môi trường có thể thay thế cho
nhau đối với các nước đang phát triển. Điều này có đúng không? Giả sử rằng khi các nước
phát triển và thu nhập gia tăng thì chất lượng môi trường và hàng hóa sẽ bổ sung cho nhau.
Sự phát triển của kỹ thuật và tăng trưởng sản xuất có thể tách riêng các ngành kinh tế sử
dụng tài nguyên ra khỏi phần còn lại của nền kinh tế, chúng ta c
ần ít nguồn lực sơ cấp để
sản xuất hàng hóa và dịch vụ hơn. Xã hội sẽ sẵn lòng và có khả năng chi tiêu nhiều hơn từ
thu nhập của họ để bảo vệ môi trường khỏi sự suy thoái và giải quyết những thiệt hại đã
gây ra. Thêm nữa, khi thu nhập của mọi người tăng lên, họ có thể thay đổi cách thức tiêu
thụ, hưởng thụ nhiều những hoạt động hướng tới bảo tồn tài nguyên thiên nhiên (ví dụ như
giải trí, ngắm chim cảnh, đi bộ v.v.) hơn là các hoạt động sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Môi trường có thể được xem là hàng hóa co giãn theo thu nhập (income elastic good). Mọi
người sử dụng những hàng hóa gắn với sự cải thiện chất lượng môi trường nhiều hơn khi
thu nhập của họ tăng lên. Họ có thể đủ sức làm điều đó bởi vì họ đã đảm bảo thỏa mãn các
nhu cầu cơ bản, như thực phẩm, nước sạch, phương tiện vệ sinh và nhà ở. Họ có thể gây

áp lực để chính phủ ban hành những quy định môi trường nhằm bảo vệ môi trường tốt hơn.
Sản
lượng
Các nước đang
phát triển
Các nư
ớcpháttriển
Chất lượng môi trường
Hình 1-3 Đường giới hạn khả năng sản xuất của
các nước
p
hát triển và các nước đan
g

p
hát triển
Với cùng mức sản lượng hàng hóa thị trường, các nước đang phát triển phải đánh đổi bằng chất lượng môi
trường nhiều hơn so với một nước đã phát triển. Ở C
1
chất lượng môi trường là e
2
thay vì là e
1
. Nếu thu
nhập của nước đang phát triển tăng theo thời gian, họ có thể cải thiện chất lượng môi trường nếu như
đường PDF nâng lên như của các nước đã phát triển.

Barry Field & Nancy Olewiler
14
Điều này sẽ dẫn đến những lựa chọn xã hội đem lại mức chất lượng môi trường cao hơn.

Đường PPF lúc đó sẽ bắt đầu dịch chuyển lên trên như những nước phát triển. Khi thu
nhập tăng, chất lượng môi trường cũng sẽ tăng.

Đường Kuznets môi trường

Các nhà kinh tế đã nghiên cứu dữ liệu chất lượng môi trường của các nước có mức thu
nhập khác nhau. Mục tiêu là để xem khi thu nhập thay đổi thì chất lượng môi trường có
thay đổi một cách hệ thống không. Phương pháp thống kê được sử dụng để khám phá ra
các mối liên hệ. Các nghiên cứu này cho thấy có các mối liên hệ giữa mức thu nhập và các
thước đo chất lượng môi trường khác nhau. Mối liên hệ này được gọi là đường Kuznets
môi trường (EKC), được đặt theo tên của một nhà kinh tế đã tìm thấy mối quan hệ giữa
thu nhập và bình đẳng xã hội. Hình 1-4 cho thấy có ba loại liên hệ trong đường EKC:

1. EKC giảm đều khi thu nhập tăng. Áp dụng cho lĩnh vực nước sạch, nhà vệ sinh
và mức sulphur dioxide trong những năm 1990. Các kết quả về nước và nhà vệ
sinh cho thấy đây là những hàng hóa thông thường – nghĩa là khi thu nhập tăng
mọi người sẵn lòng trả cao hơn cho hàng hóa này. Còn kết quả cho sulphur dioxide
vào những năm 1990 có thể là do tác động của các quy định về phát thải, đặc biệt
là tại các nước phát triển.

2. EKC lúc đầu tăng sau đó giảm theo thu nhập. Ví dụ SO
2
vào những năm 1980 và
CO
2
vào những năm 1990. Đường SO
2
cho thấy quá trình phát triển trong giai
đoạn đầu dẫn đến gia tăng ô nhiễm không khí, nhưng khi thu nhập tăng theo thời
gian thì có sự chuyển đổi sang các loại hình công nghệ sản xuất sạch hơn, cũng các

cộng đồng ở các nước gia tăng yêu cầu kiểm soát ô nhiễm. Có sự khác biệt lớn
trong lượng CO
2
ước tính giữa những năm 1980 và 1990 nên khó có thể suy diễn
lý do trong trường hợp này. Cân bằng trong lâm nghiệp không phải là tin tốt lành
cho môi trường. Sự cân bằng cho thấy diện tích che phủ rừng tăng thì thu nhâp
tăng lên tới mức khoảng 20.000 USD tính trên đầu người, nhưng sau đó bắt đầu
giảm bớt. Đây là bằng chứng của việc sử dụng không bền vững các nguồn tài
nguyên.

3. EKC tăng theo thu nhập. Ví dụ biểu diễn phát thải CO
2
tính trên đầu người vào
những năm 1980. Phát thải CO
2
tăng là kết quả từ nhu cầu năng lượng hóa thạch
tăng đi cùng với quá trình phát triển – Nhưng chú ý rằng EKC có lẽ đang thay đổi
theo thời gian, phản ánh việc giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên mỗi đơn vị
GDP.


Barry Field & Nancy Olewiler
15
140
120
100
80
60
40
20

0
- 20
-10.000 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000
1980s
1997
(a) Sự thiếu vệ sinh (%), năm 1997 và những năm 1980
% dân số sống mất vệ sinh
GDP tính trên đầu người
Điều kiện vệ sinh
được cải thiện liên
tục khi thu nhập
trên đầu người
tăng trong cả hai
gia đoạn, nhưng
theo % thiếu vệ
sinh giảm mạnh
vào năm 1997.


100
80
60
40
20
0
- 20
-10.000 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000
1980s
1997
(b) Nước uống không an toàn (%), năm 1997 và những năm 1980

% dân số sử dụng nước không sạch
GDP tính trên đầu người
Cung cấp nước
sạch được cải
thiện liên tục khi
thu nhập tăng.
Điều này cũng xảy
ra ở mức thu nhập
theo đầu người
thấp vào năm
1997 hơn là vào
những năm 1980
Hình 1-4 Đường Kuznets môi trường được ước tính
vào những năm 1980 và 1990
Những đường EKC chỉ ra mối quan hệ giữa thu nhập tính theo đầu người với một chỉ số môi
trường. Người ta tìm thấy một loạt các mối quan hệ khác nhau, như được mô tả trong những khung
trên đây.

×