Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

TÌM HIỂU KINH TẾ MÔI TRƯỜNG - PHƯƠNG PHÁP KINH TẾ - 3 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.99 KB, 15 trang )


Barry Field & Nancy Olewiler
31
Hình 2-2: Sự phát thải, Chất lượng môi trường xung quanh, và thiệt hại


Biểu đồ dòng vật chất thể hiện cách mà các sự phát thải từ hoạt động kinh tế ảnh hưởng đến chất lượng
môi trường xung quanh.

Nguồn: được xây dựng bởi John B. Braden và Kathleen Segerson, “Những vấn đề về thông tin trong
thiết kế chính sách kiểm soát các nguồn ô nhiễm phân tán. Bài báo cáo của Hội Kinh tế Tài nguyên và
Môi Trường (AERE). Quản lí nguồn ô nhiễm phân tán, NXB Lexington, 6-7/6/1991.
.
Sản xuất
Tiêu dùng
Chất thải
Quản lý chất thải
(xử lý, lưu giữ,
tái chế )
Phát thải
(thời gian, dạng,
vị trí
)

Nguồn xả 1
Sản xuất
Tiêu dùng
Chất thải
Quản lý chất thải
(xử lý, lưu giữ,
tái chế )



Phát thải
(thời gian, dạng,
vị trí
)
Nguồn xả 2
Sản xuất
Tiêu dùng
Chất thải
Quản lý chất thải
(xử lý, lưu giữ,
tái chế )
Phát thải
(thời gian, dạng,
vị trí
)

Nguồn xả n
Đ
ất
Không khí

ớc
Các quy trình lý, hóa, thủy
học và khí tượng học
Chất lượng môi trường
xung quanh (đất, nước, không
khí
)
Sự tiếp xúc, chịu tác động của

con người và vật thể và các
g
iá t
r

Thiệt hại đến con người
và hệ sinh thái

Barry Field & Nancy Olewiler
32
5. Một lượng chất thải khi đi vào môi trường thì các tíến trình sinh, hóa, vật lý và khí
tượng của tự nhiên sẽ xác định cách chuyển đổi các chất thải này thành một mức nhất
định về chất lượng môi trường xung quanh. Ví dụ, điều kiện gió và nhiệt sẽ tác động
đến cách các chất thải khí ảnh hưởng đến các vùng lân cận và những người sống
cuối nguồn gió. Những điều kiện khí tượng này lại thay đổi từng ngày, do đó, cùng
một lượng khí thải có thể tạo ra những mức chất lượng môi trường khác nhau ở các
thời điểm khác nhau. Mưa acid được tạo ra thông qua quá trình hóa học diễn ra cơ
bản trên lượng SO
2
phát thải ở đầu nguồn; sương mù cũng được tạo ra từ kết quả của
những phản ứng hóa học có sự tham gia của nắng và một số các chất ô nhiễm. Các
quá trình thủy động lực học dưới mặt đất ảnh hưởng đến sự vận chuyển các vận liệu
được chôn trong các bãi chôn lấp chất thải. v.v. Vì vậy để hiểu được những chất thải
cụ thể nào sẽ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, ta phải có được một cái nhìn
thấu đáo về các quá trình lý hóa diễn ra trong chính môi trường. Đây là lúc mà ta cần
có khoa học vật lý và tự nhiên để nghiên cứu đầy đủ các hiện tượng môi trường từ
mô hình nhỏ mang tính chất dịa phương về dòng nước ngầm ở các tầng ngậm nước
nhât định cho tới mô hình phức tạp của hồ, lưu vực sông lớn và các nghiên cứu về
mô hình gió liên khu vực và mô hình nóng lên toàn cầu. Mục tiêu căn bản là để xác
định bằng cách nào một mẫu chất thải được chuyển đổi thành các mức chất lượng

môi trường xung quanh.

6. Dòng cuối cùng trong hình là những thiệt hại đến tất cả các sinh vật và các thành
phần của hệ sinh thái trái đất. Một tập hợp các điều kiện môi trường xung quanh
được chuyển thành điều kiện tiếp xúc của những hệ thống hữu sinh và vô sinh. Sự
tiếp xúc không chỉ bao gồm điều kiện vật lý mà còn bao gồm sự lựa chọn của con
nguời về nơi nào và bằng cách nào để sống, và bao gồm sự nhạy cảm của những hệ
thống vô sinh và hữu sinh đối với những điều kiện môi trường thay đổi. Cuối cùng
thiệt hại có liên quan đến giá trị do con người áp đăt. Con người không có những sự
ưa thích rõ ràng đối với tất cả những kết quả có thể có của sự tương tác giữa môi
trường và kinh tế. Họ chỉ thích một số kết quả này hơn các kết quả khác. Phần việc
quan trọng của kinh tế môi trường là cố gắng xác định những giá trị tương đối mà
con người đặt ra cho những kết quả về môi trường khác nhau này, một chủ đề sẽ
được nghiên cứu trong chương phân tích lợi ích - chi phí ở sau.

CÁC DẠNG CHẤT Ô NHIỄM

Về mặt vật lý, những chất thải ở hình 2-2 bao gồm lượng lớn các hỗn hợp vật chất và năng
lượng đi vào 3 thành phần của môi trường. Chúng ta sẽ phân biệt những dạng chính của
các chất phát thải theo những nhân tố ảnh hưởng sâu sắc đến tình trạng kinh tế.

Ô nhiễm tích tụ và không tích tụ

Một khuynh hướng quan trọng và đơn giản của các chất ô nhiễm là hoặc chúng tích lũy
theo thời gian hoặc có khuynh hướng tự phân hủy ngay sau khi được phát tán. Một trường
hợp cơ bản của chất ô nhiễm không tích tụ là tiếng ồn, miễn là có nguồn phát, tiếng ồn sẽ
phát vào môi trường không khí xung quanh, nhưng ngay khi tắt nguồn phát thì tiếng ồn sẽ
biết mất. Ngược lại, chúng ta có chất ô nhiễm tích tụ, chúng ở lại trong môi trường với
lượng gần như nguyên vẹn khi được thải ra. Tổng lượng của chúng do vậy gia tăng theo
thời gian khi những chất ô nhiễm này được đưa vào môi trường mỗi năm Ví dụ: chất thải

phóng xạ phân hủy theo thời gian nhưng với tốc độ rất chậm so với tuổi thọ của con người
thì coi như là nó tồn tại trong cơ thể con người mãi mãi. Một thí dụ khác của chất thải tích

Barry Field & Nancy Olewiler
33
tụ là plastic. Những nghiên cứu để tìm ra loại plastic có thể tự phân hủy đã diễn ra trong
suốt một thập kỷ qua, và cho dù plastic tạo ra nhiều lợi ích thì hầu hết các sản phẩm này có
tốc độ phân hủy rất chậm so với con người, vì thế nếu chúng ta thải bỏ, những sản phẩm
này sẽ tồn tại trong môi trường mãi mãi. Rất nhiều loại hóa chất là chất ô nhiễm tích tụ:
một khi đã được phát thải, chúng sẽ tồn tại mãi.

Trung gian của hai loại chất trên là rất nhiều dạng chất ô nhiễm tích tụ một phần. Có thể kể
đến là những chất thải hữu cơ được phát tán vào môi trường nước, ví dụ như chất thải, đã
qua hay chưa qua xử lý, được thải ra từ các nhà máy xử lý chất thải ở thành phố. Khi phát
thải, các chất ô nhiễm được các quá trình tự nhiên phân hủy vật liệu hữu cơ thành những
thành phần cơ bản, vì thế làm giảm mức độ nguy hại của chúng. Nước, nói cách khác, có
khả năng đồng hóa tự nhiên cho phép nhận các chất hữu cơ và chuyển sang dạng ít gây hại
hơn. Nếu vượt quá khả năng đồng hóa, sinh vật sẽ bắt đầu chết, nhưng một khi dòng thải
của nguồn được giảm đến mức không gây hại thì chất lượng nước sẽ được cải thiện lại,
bằng cách tắt nguồn thải trong một vài ngày hay vài tuần, chất lượng nước sẽ trở về tình
trạng ban đầu. Dĩ nhiên việc môi trường có khả năng tự làm sạch không có nghĩa là chúng
ta có những chất thải không tích tụ. Khi lượng phát thải của chúng ta vượt quá khả năng
cho phép, chúng sẽ rơi vào quá trình ô nhiễm tích tụ. Ví dụ, tầng khí quyển của trái đất có
khả năng hấp thụ khí CO
2
được thải từ hoạt động của con người hay của tự nhiên, miễn là
khả năng này không bị vượt mức. CO
2
là chất thải không tích tụ. Nhưng nếu vượt quá khả
năng đồng hóa của trái đất, như trong thời điểm hiện nay, chúng ta đang ở trong tình trạng

tích tụ ô nhiễm theo thời gian.

Cho dù chất thải là tích lũy hay không tích lũy, chúng ta vẫn có những vấn đề cơ bản giống
nhau: cố gắng để định dạng những thiệt hại và liên hệ đến những chi phí giảm thiểu ô
nhiễm. Nhưng việc làm này đối với chất ô nhiễm tích lũy thì khó hơn những chất ô nhiễm
không tích lũy. Xem xét các đồ thị trên hình 2-3. Hình (a) đại diện cho chất ô nhiễm không
tích lũy, trong khi hình (b) thể hiện cho những chất ô nhiễm tích lũy. Trong hình (a),
đường đồ thị bắt đầu từ gốc tọa độ, cho thấy rằng nồng độ chất trong môi trường xung
quanh tương ứng với lượng phát thải chất ô nhiễm. Nồng độ môi trường xung quanh thực
chất là 1 hàm của các sự phát thải hiện tại - việc giảm các chất ô nhiễm này xuống mức
zero sẽ dẫn tới việc làm biến mất nồng độ của chúng trong môi trường xung quanh. Nhưng
đối với các chất ô nhiễm tích tụ, mối quan hệ này phức tạp hơn. Những chất thải ngày nay,
bởi vì chúng tích tụ và đựơc thêm vào những phần ô nhiễm đã có sẵn, sẽ gây tác động xấu
không chỉ cho chúng ta mà còn cho thế hệ sau, có thể trong tương lai gần. Điều đó cũng có
nghĩa rằng nồng độ các chất ô nhiễm tích tụ trong môi trường xung quanh hiện tại chỉ hơi
liên quan đến lượng phát thải hiện nay. Đồ thị trong hình (b) bắt đầu phía trên gốc tọa độ
và có độ dốc ít hơn trong hình (a). Vì vậy, việc giảm thải tại thời điểm hiện tại chỉ có ý
nghĩa khiêm tốn đối với nồng độ môi trường xung quanh. Thậm chí nếu lượng phát thải
hiện tại đựơc cắt giảm tới zero, chất lượng của môi trường xung quanh vẫn bị tác động bởi
sự tích lũy của sự phát thải trong quá khứ. Việc chất ô nhiễm tích tụ liên tục trong môi
trường có một ảnh hưởng đến việc phá vỡ mối quan hệ trực tiếp giữa lượng phát thải hiện
tại và sự thiệt hại hiện tại. Điều này có nhiều ý nghĩa. Đó là, nó làm cho khoa học trở nên
khó khăn. Mối quan hệ nhân quả trở nên khó phân biệt và cần nhiều thời gian để tìm hiểu
chúng. Nó cũng gây trở ngại cho con người trong việc tập trung vào những thiệt hại gây ra
do những phát thải hiện tại, một lần nữa là do mối liên hệ không rõ ràng giữa sự phát thải
hiện t
ại và mức độ ô nhiễm hiện nay. Hơn nữa, những chất ô nhiễm tích tụ, theo định
nghĩa, đã dẫn đến những ảnh hưởng trong tương lai, và con người có xu hướng cắt giảm
các hoạt động trong tương lai hơn là giải quyết chúng ở hiện tại.



Barry Field & Nancy Olewiler
34
Hình 2-3: Những mối liên hệ giữa phát thải hiện tại và nồng độ ô nhiễm trong môi trường
xung quanh

Hình (a) thể hiện một chất ô nhiễm không tích lũy mà những thiệt hại là cân đối với mức phát thải hiện tại.
Hình (b) minh họa một chất ô nhiễm tích lũy mà những thiệt hại phụ thuộc vào tổng lượng của chất đó đã
được thải ra theo thời gian. Vị trí của giao điểm (giữa đường thẳng và trục tung) cho thấy rằng sẽ vẫn luôn có
một số thiệt h
ại ngay cả khi mức phát thải đã được cắt giảm xuống mức zero.

Chất ô nhiễm cục bộ, vùng và toàn cầu

Một vài chất ô nhiễm chỉ có ảnh hưởng đến những khu vực nhất định, trong khi một số
khác thì có tầm ảnh hưởng rộng lớn, có thể trên phạm vi toàn cầu. Ô nhiễm tiếng ồn và sự
suy giảm của môi trường cảnh quan chỉ có tác động cục bộ, sự thiệt hại gây ra từ bất cứ
nguồn nào cũng thường được giới hạn tới cộng đồng người tương đối nhỏ ở những khu vực
nhất định. Chú ý rằng phát biểu này là về phạm vi ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm, không
phải về tầm quan trọng của vấn đề đối với một quốc gia hay thế giới. Một vài chất ô nhiễm,
mặt khác, có một mức ảnh hưởng rộng rãi, trên một khu vực lớn hay toàn cầu. Mưa acid là
một vấn đề mang tính địa phương, sự phát thải từ một khu vực của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến
những người sống ở Canada và ở các vùng khác của chính nước Mỹ. Ảnh hưởng phá hủy
tầng ôzôn do sự phát thải chlo-fluor-carbon (CFC) từ nhiều nước khác nhau gây ra là do sự
thay đổi hóa học trên tầng bình lưu, điều này có ý nghĩa là ảnh hưởng này sẽ mang tính
toàn cầu.

Khi các yếu tố khác như nhau, thì nhữ
ng vấn đê môi trường địa phương giải quyết dễ dàng
hơn là những vấn đề khu vực hay quốc gia, mà những vấn đề này lại dễ giải quyết hơn là

những vấn đề toàn cầu. Nếu một người xả khói ra những nhà xung quanh, chúng ta có thể
đưa ra phương án giải quyết nội bộ, hay có thể nhờ chính quyền địa phương can thiệp.
Nhưng nếu hành động của ngườ
i đó gây ra những ô nhiễm cho vùng xa hơn, phương án
giải quyết có thể gặp nhiều khó khăn. Nếu chúng ta trong cùng một chế độ chính trị, chúng
ta có thể nhờ chính quyền can thiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chúng ta đang
phải đối đầu với một lượng lớn các vấn đề mang tính đa quốc gia và toàn cầu. Chúng ta
không có những phương tiện hiệu quả, do rất khó mô tả chính xác bản chất của những tác
động vật lý và bởi vì những thể chế chính trị quốc tế cần thiết chỉ vừa mới xây dựng và số
lượng các thành viên quá lớn nên việc ra các quyết định là rất khó khăn.

Nồng độ trong mt xung
quanh hiện tại
Mức phát thải hiện tại
Nồng độ trong mt xung
quanh hiện tại
Mức phát thải hiện tại
(a) Chất ô nhiễm không
tích lũy
(b) Chất ô nhiễm tích lũy

Barry Field & Nancy Olewiler
35
Nguồn ô nhiễm điểm và nguồn ô nhiễm phân tán

Các nguồn ô nhiễm được phân biệt với nhau bằng tiêu chí là sự dễ dàng nhận dạng các
điểm xả thải ngoài thực địa. Dễ dàng nhận biết những điểm mà nguồn thải SO
2
phát ra khỏi
một nhà máy năng lượng lớn, chúng thoát ra từ cuối đầu các ống khói của mỗi nhà máy.

Các nhà máy xử lý chất thải đô thị thông thường đều có một cửa xả cho các loại nước thải
bỏ đi. Chúng được gọi là các chất ô nhiễm nguồn điểm. Ngược lại, có rất nhiều chất ô
nhiễm không được xác định rõ nguồn thải. Ví dụ như hóa chất dùng trong nông nghiệp
thườ
ng chảy tràn trên mặt đất theo kiểu phân tán hoặc khuếch tán, và mặc dầu chúng có thể
làm ô nhiễm các dòng nước hay các tầng chứa nước ngầm nhất định, chúng ta không thể
tìm thấy được ống dẫn thải ra các loại hóa chất này. Đây là ô nhiễm dạng phân tán. Ngập
lụt đô thị do mưa cũng là một vấn đề quan trọng về nguồn ô nhiễm phân tán.

Như mọi người thường nghĩ, dễ dàng tìm hiểu các chất ô nhiễm nguồn điểm hơn so với các
chất ô nhiễm phân tán. Chúng có thể dễ dàng đo đạc, quan trắc và dễ dàng nghiên cứu hơn
về quan hệ giữa sự phát thải và các tác động. Điều này có nghĩa rằng thông thường, việc
phát triển và quản lý các chính sách kiểm soát ô nhiễm đối với nguồn ô nhiễm điểm sẽ dễ
dàng và thuận lợi hơn. Sau này chúng ta sẽ thấy, không phải tất c
ảc các chất ô nhiễm đều
có thể xếp được vào một trong hai cách phân loại này.

Sự phát thải gián đoạn và liên tục

Sự phát thải từ các nhà máy phát điện hay các nhà máy xứ lý chất thải đô thị không ít thì
nhiều là liên tục. Các nhà máy được thiết kế hoạt động liên tục, mặc dù năng suất vận hành
có thể thay đối trong một chừng mực nào đó theo ngày, tuần hay theo mùa. Vì thế chất
phát thải từ các cơ sở này ít nhiều là liên tục, và vấn đề về mặt chính sách là phải quản lý
mức độ thải này. Chúng ta có thể so sánh ngay được giữa chương trình kiểm soát và tốc độ
phát thải. Tuy thực tế các chất phát thải là liên tục nhưng không có nghĩa là thiệt hại cũng
liên tục. Các hiện tượng khí tượng và thủy văn có thể chuyển các chất phát thải liên tục
thành các thiệt hại không chắc chắn. Nhưng các chương trình kiểm soát thường dễ dàng
tiến hành khi sự phát thải không dao động với cường độ lớn.

Nhiều chất ô nhiễm lại được thải ra một cách gián đoạn. Ví dụ điển hình nhất là các vụ tai

nạn tràn dầu hay hóa chất. Khó khăn về chính sách ở đây là phải thiết kế và quản lý một hệ
thống để xác suất các vụ tai nạn chất thải có thể giảm đi. Nhưng với một ảnh hưởng gián
đoạn thì không thể đo đạc được gì cả, ít nhất là trong thời gian ngắn. Ví dụ như, mặc dầu
không có nhiều các chất phóng xạ được thải ra từ các nhà máy điện nguyên tử của Canada,
nhưng chúng ta vẫn gặp vấn đề ô nhiễm nếu chúng được quản lý theo cách làm gia tăng
xác suất phóng thích vô ý chất phóng xạ trong tương lai. Để đo đạc xác suất của chất phát
thải gián đoạn, chúng ta cần phải có dữ liệu của các sự kiện thực tế trong một thời gian dài,
hoặc là chúng ta phải ước tính chúng từ dữ liệu kỹ thuật và các thông tin tương tự như vậy.
Và chúng ta cần phải quyết định mức độ bảo đảm mong muốn trong việc chống lại các sự
kiện gián đoạn như vậy và làm thế nào để thiết lập các chính sách để giảm thiểu những rủi
ro của một sự cố tràn dầu.

Các thiệt hại môi trường không liên quan đến chất phát thải

Cho đến nay việc thảo luận vẫn tập trung vào các đặc tính của những loại chất ô nhiễm môi
trường khác nhau vì chúng có liên quan đến việc thải bỏ các vật liệu hoăc năng lượng tồn
dư. Nhưng có rất nhiều trường hợp cá biệt, không phát hiện được dấu vết của chất thải tồn

Barry Field & Nancy Olewiler
36
dư gây suy thoái chất lượng môi trường. Việc chuyển đất đai thành nhà ở và các khu
thương mại phá hủy giá trị môi trường của vùng đất đó, có thể là giá trị sinh thái, như là
vùng đất ngập nước hay nơi cư trú, hoặc là giá trị cảnh quan. Việc sử dụng đất với các mục
đích khác, như đốn gỗ hay khai thác mỏ cũng có thể gây các tác động nghiêm trọng. Trong
các trường hợp như thế, công việc của chúng ta vẫn là phải tìm hiểu động cơ của những
người dân mà quyết định của họ tạo ra những tác động đó, và phải thay đổi động cơ đó khi
thích hợp. Mặc dầu không có chất phát thải để quan trắc và kiểm soát, tuy nhiên vẫn phải
mô tả kết quả, và đánh giá, quản lý bằng những chính sách thích hợp.

TÓM TẮT


Mục đích của chương này là tìm hiểu các mối liên hệ cơ bản giữa kinh tế và môi trường.
Chúng ta phân biệt giữa vai trò của hệ thống tự nhiên như là nguồn cung cấp nguyên liệu
thô đầu vào cho nền kinh tế (kinh tế tài nguyên thiên nhiên) và như là nơi tiếp nhận chất
thải sản xuất và tiêu dùng (kinh tế môi trường). Sau khi nhắc sơ lại về kinh tế tài nguyên
thiên nhiên, chúng ta giới thiệu các hiện tượng cân bằng cơ bản, cho rằng về lâu dài, tất cả
các chất được loài người lấy đi khỏi hệ thống tự nhiên sẽ được trả lại cho hệ thống đó.
Điều này có nghĩa rằng để giảm dòng chất thải vào môi trường, chúng ta phải giảm dòng
vật chất lấy ra từ hệ sinh thái, và chúng ta đã thảo luận ba cách cơ bản để có thể thực hiện
được điều đó.

Sau đó, chúng ta tập trung hơn vào dòng chất thải bị trả ngược vào môi trường, phân biệt
giữa các thuật ngữ phát thải, chất lượng môi trường xung quanh và thiệt hại. Những thiệt
hại về mặt môi trường do một lượng phát thải nhất định có thể thay đổi một cách đáng kể
bằng cách xử lý chúng theo nhiều cách khác nhau. Bước tiếp theo của chúng ta là cung cấp
một danh sách ngắn các loại phát thải và chất ô nhiễm khác nhau, cũng như các loại tác
động môi trường không ô nhiễm như các tác động mỹ quan.

CÁC THUẬT NGỮ CHÍNH

Giảm ô nhiễm Kinh tế môi trường
Chất thải tích tụ Thành phần môi trường
Mưa acid Chất lượng môi trường
Chất lượng môi trường xung quanh Hàng hóa thân thiện với môi trường
Khả năng đồng hóa Định luật nhiệt động lực học thứ nhất
Đa dạng sinh học Liên thời gian
Khả năng đệm Mô hình
Cơ cấu sản phẩm Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
Người tiêu thụ Chất ô nhiễm không tích lũy
Thiệt hại Ô nhiễm nguồn phân tán

Chất thải Tài nguyên không thể tái tạo
Sự phát thải Hàng hóa tập trung ô nhiễm
Ngăn ngừa ô nhiễm Nhà sản xuất
Tài nguyên có thể tái tạo Cường độ chất thải của sản xuất
Nguồn gây ô nhiễm Chất ô nhiễm pha trộn đồng dạng
Chất ô nhiễm được phân biệt theo không gian


Barry Field & Nancy Olewiler
37
CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Sự gia tăng dân số đã tác động như thế nào đến cân bằng vật chất thể hiện trong hình 2-
1?

2. Nếu tất cả các hàng hóa có thể được thay đổi trong chốc lát để chúng bền hơn gấp hai
lần trước đó thì sự thay đổi này sẽ được thể hiện như thế nào trong hình 2-1 trong ngắn
hạn và dài hạn?

3. Một lượng chất thải nhất định được thải ra tại một thời gian và địa điểm có thể là một
chất ô nhiễm, nhưng nếu nó được thải ra tại một thời gian hoặc địa điểm khác thì nó có
thể không còn là chất ô nhiễm. Vì sao lại có điều này?

4. Tại sao các chất ô nhiễm tồn tại lâu và tích lũy lại khó quản lý hơn là các chất ô nhiễm
dễ phân hủy và không tích lũy?

5. Giả định chúng ta nhận thấy rằng việc phát thải một chất ô nhiễm đã suy giảm, nhưng
chất lượng môi trường lại không được cải thiện. Có thể giải thích điều này ra sao?

6. Xem xét tất cả các thứ mà bạn đã vất vào thùng rác gia đình mỗi tuần. Bao nhiêu thứ đã

ném đi có thể tái chế hay tái sử dụng? Bao nhiêu thứ là độc chất mà có lẽ nên được
thay thế bởi các chất thân thiện hơn đối với môi trường? Điều gì để làm bạn thay đổi
thói quen tiêu dùng của mình để giảm thải những sản phẩm này?





























Barry Field & Nancy Olewiler
38
CHƯƠNG 3
LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ, CUNG VÀ CẦU


Trong chương này và chương kế tiếp chúng ta xem xét những công cụ kinh tế vi mô cơ bản
sử dụng để phân tích các chính sách và các tác động môi trường. Điểm chính của phương
pháp kinh tế đối với việc ra quyết định là đánh giá lợi ích và chi phí của các hoạt động. Các
hoạt động kinh tế, bao gồm hoạt động môi trường, bao giờ cũng có hai mặt hay có sự đánh
đổi: một mặt chúng tạo ra giá trị, còn mặt khác là tốn kém chi phí. Chúng ta phải đo lường
các lợi ích và chi phí, sau đó đánh giá sự đánh đổi này cho mỗi hoạt động. Đầu tiên chúng
ta xem xét vấn đề giá trị, sau đó là các khoản chi phí.

GIÁ SẴN LÒNG TRẢ (WTP)

Khái niệm cơ bản trong kinh tế học là các cá nhân có sự ưa thích về hàng hóa và dịch vụ;
khi phải lựa chọn, họ có thể nói được là họ thích hàng hóa này hơn hàng hóa khác, hoặc
thích một nhóm hàng hóa này hơn nhóm hàng hóa khác. Trong nền kinh tế hiện đại, có
hàng nghìn dịch vụ và hàng hóa khác nhau, vì vậy trong các ví dụ ở chương này, chúng ta
chỉ xem xét vào một hàng hóa duy nhất, đó là trái táo. Giá trị của hàng hóa này đối với một
người là cái mà họ sẵn lòng trả và có thể từ bỏ để
có nó. Từ bỏ cái gì? Nó có thể là bất cứ
cái gì mà họ phải từ bỏ đi để lấy hàng hóa, nhưng chúng ta sẽ nói về sức mua là để dễ phân
tích. Vì vậy, giá trị của một món hàng đối với một người nào đó chính là giá họ sẵn lòng
trả cho món hàng ấy.

Cái gì quyết định cho giá sẵn lòng trả của một người để giành lấy được một loại hàng hóa
hay dịch vụ, hoặc một tài sản môi trường? Đó là một phần câu hỏi về vấn đề giá trị của cá

nhân. Có người sẵn sàng từ bỏ nhiều thứ để viếng thăm Canadian Rockies còn những
người khác thì không. Có người sẵn sàng chi trả một số tiền lớn để có môi trường sống yên
tĩnh, còn người khác thì không. Có người đánh giá cao việc cố gắng bảo tồn môi trường
sống của các loại cây và động vật hiếm, còn người khác thì không. Cũng rõ ràng là tài sản
có ảnh hưởng đến giá sẵn lòng trả; một người càng giàu thì họ càng có khả năng chi trả cho
các loại hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn. Giá sẵn lòng trả (WTP), nói cách khác, cũng
phản ánh khả năng chi trả.

Ví dụ: Giá sẵn lòng trả cho táo sạch – một thực nghiệm

Các nhà kinh tế có thể suy ra WTP từ hành động của con người khi họ mua hàng hóa và
dịch vụ. Giả sử bạn ngồi ở một tiệm tạp hóa và phỏng vấn người ở khu vực hàng trái cây
và rau quả. Bạn chọn một khách hàng mà họ sẽ mua táo sạch và hỏi người những câu hỏi
như sau:

1. Nhà bạn có táo sạch không? (giả sử câu trả lời là không)
2. Bạn sẵn lòng trả bao nhiêu cho một kg táo sạch hơn là không có nó? (giả sử người
khách hàng trả lời là 4,50 đôla
5
)

5
Mỗi món hàng tất nhiên được ấn định giá trên mỗi đơn vị. Người mua hàng biết được giá này. Điều mà
người phỏng vấn đang hỏi là sự suy nghĩ của người được hỏi về việc họ chịu trả những mức giá khác nhau
trên mỗi đơn vị được mua. Loại trao đổi này thường diễn ra ở chợ nơi mà người mua và người bán thương
lượng về số lượ
ng và giá.

Barry Field & Nancy Olewiler
39

3. Bây giờ bạn đã mua kilogram táo sạch đầu tiên rồi; vậy bạn sẽ sẵn lòng trả cho trái
táo thứ hai là bao nhiêu?
4. Bạn sẽ sẵn lòng trả cho những kilogram táo thêm vào là bao nhiêu? (Tiếp tục hỏi
cho đến khi câu trả lời là 0)

Hình 3-1 trình bày dữ liệu dưới dạng đồ thị và bảng

Hình 3-1: Bảng dữ liệu giá sẵn lòng trả cho táo sạch























Những ví dụ sau mô tả mối quan hệ cơ bản của kinh tế học: Khái niệm về giá sẵn lòng trả
giảm dần.

Khi số đơn vị mua tăng, giá sẵn lòng trả cho từng đơn vị hàng hóa tăng thêm
thường giảm xuống.

Sẽ bất tiện khi làm việc với các đồ thị có dạng bậc như hình 3-1. Nếu chúng ta giả định
rằng con người có thể tiêu thụ từng phần nhỏ của hàng hóa và các giá trị là số nguyên, thì
chúng ta sẽ có được đường giá sẵn lòng trả là một đường liên tục, giống như ở hình 3-2.
Trong đồ thị này chúng ta có thể chọn ra từng điểm để minh họa. Nó cho thấy rằng ở mức
số lượng là 4 đơn vị, giá sẵn lòng trả cho một đơn vị thêm nữa (cái thứ tư) là 3 đôla/kg. Giá
sẵn lòng trả của một người cho 8 đơn vị là bao nhiêu? Câu trả lời là: 1 đôla/kg.

Có sự khác biệt rất quan trọng giữa tổng giá sẵn lòng trả (Total WTP) và giá sẵn lòng trả
biên (Marginal WTP), bởi đó là vấn đề mà chúng ta sẽ tiếp tục đề cập đến ở các chương
sau. Giả
định một người mua 2 kg táo; dọc theo đường WTP, anh ta có thể sẽ sẵn lòng trả
3,50 đôla cho kg thứ ba. Đó là giá sẵn lòng trả biên, trường hợp này là đối với kilogram
thứ ba.

Giá sẵn lòng trả biên diễn tả giá sẵn lòng trả của một người cho một đơn vị
dịch vụ hay hàng hóa tăng thêm.

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1
2
3
4
5
Số k

g
táo
$
Giá sẵn lòng trả của người tiêu dùng đối với táo
Số
kg/tuần
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
WTP

$5,00
4,50
4,00
3,50
3,00
2,50
2,00
1,50
1,00
0,50
0

Dữ liệu WTP từ 0 đến 5 đôla được biểu diễn bên trái của hình. Dữ liệu
WTP được minh họa thành các hình chữ nhật đại diện cho mỗi kg được
mua thêm vào. WTP giảm khi số đơn vị tiêu thụ gia tăng.

Barry Field & Nancy Olewiler
40
Hình 3-2: Giá sẵn lòng trả trong trường hợp hàm số liên tục

























Tổng giá sẵn lòng trả được đo là phần diện tích nằm dưới đường WTP từ 0 đến số lượng
được tiêu dùng. Ví dụ dưới đây cho thấy cách tính tổng WTP.

Ví dụ: Ước tính tổng giá sẵn lòng trả (WTP) cho táo sạch

Giả sử một người tiêu thụ 4 kg táo/tuần
Tính tổng giá sẵn lòng trả (WTP) từ biểu đồ thanh ở hình 3-1. Tổng giá sẵn lòng trả là tổng
chiều cao của các hình chữ nhật nằm giữa trục gốc và số lượng 4 kg.

Tổng là 4,50 + 4,00 + 3,50 + 3,00 = 15,00 đôla

Tính tổng giá sẵn lòng trả trong phiên bản của đường sẵn lòng chi trả ở hình 3-2. Tổng giá
sẵn lòng trả là toàn bộ phần diện tích nằm dưới đường giá sẵn lòng trả từ điểm gốc đến
điểm 4 kg.

Sử dụng phương pháp hình học đơn giản để tính. Tổng giá sẵn lòng trả cho 4 kg là diện
tích a cộng diện tích b.

Diện tích a là hình chữ nhật có chiều cao là 3$ và rộng là 4: ta có 3$ × 4 = 12$

Diện tích b là hình tam giác có chiều cao là 2$ = (5$ - 3$) và cạnh đáy bằng 4 = (4 – 0).
Giá trị của diện tích b là [
2
1
(2$
× 4$)] = 4$.

Diện tích a + b = 16$ = tổng giá sẵn lòng trả.


Vấn đề: Tại sao diện tích
a cộng diện tích b trong hình 3-2 lớn hơn một ít so với tổng giá
sẵn lòng trả được tính theo biểu đồ hình thanh ở hình 3-1? Câu trả lời là biểu đồ hình thanh
là ước lượng xấp xỉ của đường liên tục. Sử dụng số nguyên và không sử dụng đường liên
Soá kg
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1
2
3
4
5
$
Dữ liệu từ hình 3-1 đựơc biến đổi thành đường thẳng do người tiêu dùng được
phép mua từng phần nhỏ của các đơn vị. Tổng giá sẵn lòng trả (WTP) cũng
được biểu diễn cho 4 kg táo. Nó là tổng diện tích a cộng b
b
a

Barry Field & Nancy Olewiler
41
tục sẽ cho giá trị thấp của tổng giá sẵn lòng trả. Vì thế chúng ta sẽ tiếp tục sử dụng đường
liên tục.

Cầu

Có cách khác để biểu diễn mối quan hệ giá sẵn lòng trả biên. Đây chính là
đường cầu.
Đường cầu cá nhân cho thấy số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà cá nhân này có nhu cầu
(nghĩa là: mua và tiêu thụ) ở một mức giá cho sẵn. Thông tin từ hình có thể giúp cung cấp
cho ta mối quan hệ đại số của đường cầu. Số lượng cầu giảm xuống khi giá táo tăng lên.

Với Q
D
là lượng cầu,
α
là hệ số cắt và
β
là độ dốc của phương trình. Khi đó hàm số đường
cầu có dạng chung là:

Q
D
=
α
-
β
P

Hệ số cắt có thể tìm thấy ở hình 3-1 hoặc hình 3-2 tại mức giá mà lượng cầu là 0. Đó là tại
mức giá bằng 5$
. Độ dốc của phương trình là sự thay đổi lượng cầu chia cho sự thay đổi
mức giá .

Nhìn vào số liệu trong hình 3-1, chúng ta thấy rằng cứ mỗi đơn vị sản phẩm tăng lên thì giá
giảm đi 50 cent. Vì vậy độ dốc của chúng là -2. Hàm số cầu của táo lúc này sẽ là Q
D
= 10 –
2P. Tuy nhiên, đường cầu của táo, theo qui định trong kinh tế học (đường thẳng trong hình
3-2) có giá nằm ở trục tung và lượng cầu nằm ở trục hoành. Điều này có nghĩa là chúng ta
tìm ra lời giải cho phương trình Q
D

=
α
-
β
P dưới dạng P hơn là Q
D
. Nó được gọi là
đường cầu nghịch đảo và mối quan hệ hàm số nói chung là

P =
α/β - (1/β) Q
D


Thay thế các giá trị
α

β
vào phương trình ta có P = 5 – 0,5Q
D
. Đây là phương trình
được minh họa ở hình 3-2.

Đường cầu của táo là đường thẳng, nhưng trong thực tế có thể là đường cong. Mối quan hệ
tuyến tính của đường cầu hàm ý là số lượng cầu thay đổi đồng nhất với giá hàng hóa.

Tuy nhiên đối với nhiều hàng hóa thì điều này có thể không đúng. Ví dụ xem xét trường
hợp hàng hóa là nước. Ở các mức giá thấp và tỷ lệ tiêu thụ cao, nghiên cứu cho thấy rằng
với việc tăng giá ở một lượng tương đối nhỏ sẽ dẫn đến việc giảm đáng kể lượng cầu. Ở
những mức giá cao và lượng cầu thấp, việc tăng giá sẽ có ảnh hưở

ng nhỏ hơn nhiều; nó sẽ
tạo ra lượng cầu giảm ở mức ít hơn. Đây là đường cầu nó lõm về phía gốc; tương đối
phẳng ở mức giá thấp và dốc lên ở mức giá cao. Hình 3-3 minh họa đường cầu đối với
nước.

Barry Field & Nancy Olewiler
42
Hình 3-3: Đường cầu đối với nước


















Tổng cầu/Giá sẵn lòng trả

Đường cầu cá nhân/đường giá sẵn lòng trả biên đối với hàng hóa hay dịch vụ là một cách
để khái quát hóa khả năng và thái độ tiêu dùng cá nhân của một người đối với hàng hóa đó.

Những mối quan hệ sẽ khác nhau giữa các cá nhân, bởi vì thị hiếu và sở thích của họ
không giống nhau. Người với thu nhập cao thì tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn. Khi
nghiên cứu các vấn đề thực về chính sách kiểm soát ô nhiễm và chất lượ
ng môi trường, các
nhà kinh tế học thường tập trung mối quan tâm của họ vào cách cư xử của các nhóm người
hơn là các cá nhân đơn lẻ. Mối quan tâm chính là tổng cầu hay giá sẵn lòng trả của một
nhóm người đã được xác định rõ.

Đường tổng cầu đối với một hàng hóa thị trường là tổng theo trục hoành các
đường cầu cá nhân thường được nhóm theo khu vực địa lý (ví dụ như thành
phố, tỉnh hoặc một quốc gia).

Hình 3-4 minh họa cách xây dựng đường tổng cầu của táo sạch. Giả sử chỉ có 2 khách
hàng là Alice và Bruce. Hai người này đại diện cho những loại người tiêu dùng khác nhau
ở vùng Vancouver. Alice thật sự thích táo sạch, trong khi Bruce thì chẳng quan tâm lắm
đến chúng; anh ta chỉ thích nó như với táo thường khác. Alice có đường cầu được biểu thị
như là Hình 3-2. Đường cầu của Bruce thì dốc đứng hơn so với đường cầu của Alice,
chứng tỏ anh ta có sở thích khác.

Đường cầu phi tuyến cho thấy một mức tăng nhỏ trong giá có thể dẫn đến lượng nước sử
dụng giảm mạnh khi giá ở mức thấp. Việc tăng giá từ 10$ lên 20$/m
3
sẽ giảm việc sử dụng
nước từ 400 xuống 200 m
3
. Nhưng việc tăng thêm 10$ nữa, từ 20$ đến 30$, sẽ làm giảm


n
g

tiêu th

chỉ 50 m
3
,
từ

200 đến 150.

0 100 200 300 400 500
10
20
30
Nước sử dụng (m
3
)

$
Giá/
m
3
)

Barry Field & Nancy Olewiler
43
Hình 3-4: Đường tổng cầu của táo sạch

Quy tắc để vẽ đường tổng cầu của các cá nhân là chọn một mức giá nào đó, rồi cộng các
mức cầu ở mức giá ấy. Tiến trình này được thể hiện rõ ở hình 3-4. Khi giá táo là 3$, nhu
cầu của thị trường là 6 kg táo. Chúng ta có thể làm phép tính tương tự đối với các giá khác.

Cho mức giá 1$. Alice sẽ mua 8 kg và Bruce mua 4 kg, tổng cộng có 12 kg. Lặp lại điều
này cho tất cả các giá sẽ tạo ra đường tổng cầu biểu di
ễn ở biểu đồ (c). Bảng 3-1 biểu diễn
số liệu cầu của Alice, Bruce và tổng cầu của họ. Trong thị trường thực, chúng ta tất nhiên
phải cộng nhiều đường cầu cá nhân hơn nữa. Nhưng quy tắc tổng hợp vẫn giữ nguyên: ở
mỗi mức giá, cộng tất cả các số lượng mà mỗi khách hàng muốn mua.

Bảng 3-1: Cách tính đường tổng cầu đối với táo sạch
Giá ($/kg)
Lượng cầu của Alice
(kg/tuần)
Lượng cầu của Bruce
(kg/tuần)
Tổng cầu
(kg/tuần)
0 10 5 15
1 8 4 12
2 6 3 9
3 4 2 6
4 2 1 3
5 0 0 0
Đường cầu Q
D
= 10 - 2P Q
D
= 5 - P Q
D
= 15 - 3P
Tổng cầu là tổng của hai đường cầu cá nhân của các khách hàng


Tổng hợp các đường cầu cá nhân: Cách tính theo đại số
Như Bảng 3-1 trình bày, đường tổng cầu có thể tính được bằng cách cộng dồn đường
cầu cá nhân của Alice và của Bruce.
Đường cầu đối với táo sạch của Alice: Q
D
= 10 - 2P
Đường cầu đối với táo sạch của Bruce: Q
D
= 5 – P
Đường tổng cầu: Q
D
= 15 - 3P
Đường tổng cầu nghịch đảo là P = 5 – Q
D
/ 3. Phương trình này được minh họa ở biểu
đồ (c) của Hình 3-4.
5
1
3
4 2 10 8 6
2
4
5
4
3
1
2
5
4
2

1
3
2 4
6 8 10 2 4 6 8 10 12 14 15
Táo Táo Táo
(a) $ $ (b) (c)
Đường cầu của Alice Đường cầu của Bruce Đường cầu tổng
Trên đây là đường cầu của hai người khác nhau. Đường cầu của Alice (a) chứng tỏ cô thích táo
sạch. Bruce (b) thì ít thích hơn. Vì đường cầu của Bruce dốc hơn, chứng tỏ anh ta sẽ mua ít hơn
Alice với các mức giá dưới $5/kg. Đường cầu tổng được tạo nên bằng cách cộng các lượng mà
Alice và Bruce muốn mua tại mỗi mức giá cho sẵn. Tại mức giá $3/kg, Alice mua 4 còn Bruce
mua 2
,

t
ổn
g
số là 6 k
g
s. Nếu
g
iá là
$
1/k
g,
tổn
g
cầu sẽ là 12 k
g
s.


Barry Field & Nancy Olewiler
44
LỢI ÍCH

Từ lợi ích có ngụ ý rõ ràng là ở tình trạng tốt hơn; nếu người nào được lợi từ một việc gì
đó, nghĩa là tình trạng của họ được cải thiện. Ngược lại, nếu họ ở trạng thái tệ hơn, thì có
thể họ đã mất đi một phần lợi ích. Làm thế nào suy ra được lợi ích của một người là bao
nhiêu? Hãy đưa cho họ một món gì đó để
họ đánh giá. Làm thế nào để biết họ đánh giá
món hàng đó? Dựa vào việc họ sẵn lòng từ bỏ, hay sẵn lòng trả tiền cho món ấy. Cùng với
cách suy luận này, thì lợi ích mà một người có được từ một điều gì đó sẽ bằng với số tiền
mà họ sẵn lòng trả.

Tính lôgic của định nghĩa về lợi ích này là rất cao. Có nghĩa là ta có thể sử dụng đường c
ầu
thông thường để tìm ra lợi ích. Lấy ví dụ, trong hình 3-5 có hai đường cầu, và có hai số
lượng được biểu thị trên trục hoành. Giả sử ta muốn ước lượng tổng lợi ích của hai nhóm
người có đường cầu như trong hình vẽ, khi số lượng của món hàng tăng lên từ q
1
đến q
2.
Theo cách lập luận trước, lợi ích được đo bằng giá sẵn lòng trả, và tổng giá sẵn lòng trả
được đo bằng phần diện tích nằm dưới đường cầu, tức là phần dưới đường cầu, giới hạn
bởi q
1
và q
2
trong hình vẽ. Do đó, đối với đường cầu nằm thấp hơn (D
2

) thì lợi ích do gia
tăng lượng tiêu dùng là diện tích
b, trong khi lợi ích của đường cầu (D
1
) là diện tích a+b.

Lôgic này xem ra hợp lý. Người có đường cầu D
1
đánh giá giá trị vật này cao hơn; nên họ
sẵn lòng trả nhiều tiền hơn là người có đường cầu D
2
. Đây chính là lôgic cơ bản của kinh tế
môi trường. Nó hỗ trợ cho câu hỏi làm thế nào ta có thể đánh giá các tác động của những
chương trình môi trường và của các chính sách do các địa phương, tỉnh thành, và chính
phủ thực hiện. Sức mạnh của lôgic này là ở chỗ: nó dựa vào một khái niệm rõ về giá trị mà
người ta gán cho sự vật.

Tuy nhiên cách tư duy này cũng có nhược điểm. Cầu (đồng thời cũng là lợi ích) rấ
t khó đo
lường khi gắn với vấn đề môi trường, như ta sẽ thấy ở chương 7. Các đường cầu cũng bị
ảnh hưởng nhiều bởi
khả năng chi trả và sự ưa thích. Lấy ví dụ, trong hình 3-5, đường
cầu thấp có thể đại diện cho nhóm người có thu nhập thấp hơn là nhóm có đường cầu nằm
cao. Lập luận này có thể đưa ta đến kết luận rằng việc gia tăng số lượng từ q
1
đến q
2
đã tạo
ra một lợi ích mà người thu nhập thấp đánh giá nó thấp hơn người có thu nhập cao. Điều
này không hẳn đã như vậy. Người nghèo hơn có thể cũng có mức hữu dụng biên rất cao

đối với món hàng này, có thể còn cao hơn của người giàu, nhưng họ không thể thể hiện hết
các giá trị thành giá sẵn lòng trả bởi vì khả năng chi trả của họ thấp hơn. Nên nh
ớ rằng thu
nhập là yếu tố xác định vị trí của một đường cầu. Vì vậy dù tính lôgic của khái niệm là
không bàn cãi, ta vẫn cần cẩn thận khi sử dụng, đặc biệt khi liên hệ với các nhóm người có
các mức thu nhập khác nhau.


Barry Field & Nancy Olewiler
45
Hình 3-5: Tổng lợi ích và tổng giá sẵn lòng trả


Có một vấn đề tồn tại khác đối với việc sử dụng đường cầu thông thường để đo lường lợi
ích. Đường cầu của một cá nhân đối với một hàng hóa rõ ràng chịu ảnh hưởng bởi mức độ
mà anh ta biết về hàng hóa đó. Một người sẽ không sẵn lòng trả tiền cho một món hàng
nếu họ không bi
ết là nó có tồn tại hay không. Chúng ta không hiểu hết những tác động của
việc suy thoái môi trường; hơn thế, quan điểm của con người về tầm quan trọng của các
loại tác động này lại thay đổi tùy theo phương tiện thông tin, các tài liệu khoa học v.v.
Trong một số trường hợp, chúng ta nên cẩn thận khi lấy các đường cầu tại một thời điểm,
mà các đường cầu này bị ảnh hưởng bởi đủ
các yếu tố có thực và không thực, để làm thành
thước đo lợi ích của các hoạt động môi trường.

CHI PHÍ

Mặt kia của vấn đề là chi phí. Bất kỳ quá trình sản xuất nào cũng cần nhiều loại nhập liệu –
lao động, máy móc, năng lượng, nguyên liệu, thiết bị xử lý chất thải v.v. Đánh giá giá trị
các nhập liệu này là rõ ràng đối với các xí nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường:

giá trị của chúng là giá mua trên thị trường. Tuy nhiên, cần hiểu từ chi phí theo một nghĩa
rộng hơn. Chi phí sả
n xuất là chi phí lẽ ra để sản xuất bằng những nhập liệu này nếu như
các nhập liệu đó không được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm mà ta đang nói đến. Chi phí
này gọi là
chi phí cơ hội.

Chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội là khái niệm cơ bản trong kinh tế học.

Chi phí cơ hội để sản xuất một sản phẩm nào đó là giá trị tối đa của các sản
phẩm khác lẽ ra đã được sản xuất nếu ta không sử dụng tài nguyên để làm ra
sản phẩm hiện hành.

0
q
1
Số lư

n
g

$
q
2
b
D
1
D

2
Tổng lợi ích được đo bằng giá sẵn lòng trả. Tổng giá sẵn lòng trả là phần diện tích nằm dưới
đường cầu. Để tính tổng lợi ích của lượng tăng từ q
1
đến q
2
, khu vực nằm dưới đường D
1
là phần
diện tích a cộng với b; dưới đường D
2
là diện tích b. Những người đặt giá trị cho món hàng cao
hơn thì sẽ sẵn lòng trả nhiều hơn và cũng nhận được lợi ích lớn hơn từ việc tăng sản lượng.
a

×