Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG VÀ LỢI ÍCH RÒNG - 6 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.33 KB, 14 trang )


Barry Field & Nancy Olewiler
220

Hình 14.1: Phát thải hiệu quả chi phí



Điểm cân bằng hiệu quả -chi phí cho hai nguồn gây ô nhiễm với các đường MAC khác nhau đạt được khi các
đường MAC bằng nhau. Nguồn gây ô nhiễm có chi phí cao giảm lượng phát thải từ 80 xuống 59 tấn, trong
khi lượng phát thải của công ty có chi phí thấp sẽ giảm từ 60 xuống 25 tấn. Cả hai đường MAC đều bằng 525
đô la. Chính sách thuế, TDP, và tiêu chuẩn cá nhân đều là hiệu quả - chi phí. Một tiêu chuẩn đồng nhất được
thiết lập ở mức 42 t
ấn thì không phải là hiệu quả - chi phí bởi vì các đường MAC không bằng nhau tại mức
phát thải.

Chúng ta hãy xem xét lại hai cách đo lường chi phí thực thi của một chính sách. Chi phí
thực thi cá nhân đo lường tổng chi phí xử lý chất thải của nguồn gây ô nhiễm. Đó là tổng
chi phí giảm ô nhiễm (TAC) của nguồn gây ô nhiễm cộng với bất kỳ khoản thuế phải trả
hoặc chi phí mua giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng được (TDP) hay doanh thu từ
việc bán giấy phép đó. Chi phí thực thi xã hội được xác định b
ằng chi phí thực thi cá
nhân trừ đi khoản thuế hay doanh thu giấy phép được phân phối lại cho nguồn gây ô
nhiễm. Những khoản thu này sẽ không ảnh hưởng tới quyết định sản xuất của các công ty
nếu tất cả doanh thu được hoàn trả lại toàn bộ (nghĩa là không phụ thuộc vào lượng phát
thải).

Từ quan điểm xã hội, chi phí thực thi xã hội thực sự có ý nghĩa. Chúng ta tính toán chi phí
thực thi cá nhân vì những chi phí này minh họa khá rõ các đặ
c điểm kinh tế chính trị của
chính sách. Khi chi phí tư nhân của một chính sách là cao thì chúng ta có thể thấy nguồn


gây ô nhiễm phản đối việc thực thi chính sách đó. Việc xác định hai nguồn gây ô nhiễm có
chi phí giảm ô nhiễm biên khác nhau cho phép chúng ta thấy các chính sách có thể có tác
động khác nhau lên các công ty đang hoạt động trong cùng một ngành công nghiệp.

Điểm cân bằng hiệu -quả chi phí được xác định khi hai điều kiện sau được thỏa mãn:

E
L
+ E
H
= 84
MAC
L
= MAC
H

Điều này đảm bảo tổng lượng chất thải bằng với lượng ô nhiễm mục tiêu và chi phí giảm ô
nhiễm của những nguồn gây ô nhiễm là bằng nhau tại mức phát thải cân bằng, có nghĩa là
525 đô la là thuế trên một đơn vị
và là giá cân bằng của mỗi
giấy phép
25 tấn là tiêu chuẩn cá nhân của
công ty L và là mức phát thải
sau khi mua bán giấy phép.
59 tấn là tiêu chẩn cá nhân của
công ty H và là mức phát thải
sau khi mua bán giấy phép.

Barry Field & Nancy Olewiler
221

nguyên tắc cân bằng biên được thỏa mãn. Giải phương trình MAC trên chúng ta sẽ tìm ra
giá trị E
L
= 25, E
H
=59, và MAC
L
= MAC
H
= $525 tại mức phát thải mang lại hiệu quả-chi
phí cho mỗi công ty. Do mức phát thải ban đầu của công ty L là 60 và của công ty H là 80,
nghĩa là tổng lượng chất thải giảm đi là 35 của công ty L và 21 đơn vị của công ty H.

Mức thuế sẽ được qui định là $525 trên một đơn vị chất thải. Tiêu chuẩn cá nhân sẽ được
qui định tại mức phát thải mang lại hiệu quả-chi phí là 25 và 59. Chúng ta giả sử tiêu chuẩn
đồng nhất ở mức 42 đơn vị phát thải cho mỗi công ty; nghĩa là yêu cầu mỗi nguồn phát thải
cùng một lượng như nhau bất kể chi phí giảm ô nhiễm của hai nguồn đó như thế nào.
Chúng ta xem xét hai chính sách giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng được (TDP.
Trước tiên, chúng ta giả sử những nguồn gây ô nhiễm được cấp TDP mà không chịu bất kỳ
lệ phí nào. Giả sử nhà chức trách không biết gì về lượng chất thải ban đầu của các nguồn
gây ô nhiễm. Đơn giản là chúng ta lấy tổng lượng chất thải chia cho số nguồn gây ô nhiễm,
và cấp giấy phép cho mỗi công ty được phát thải ra bên ngoài là 42 đơn vị. Sau lần phân
phối đầu tiên, các công ty có thể mua bán giấy phép. TDP còn có thể được đấu giá. Với
chính sách này, nhà chức trách đơn giản đề nghị bán 84 giấy phép và để tự các công ty đấu
giá với nhau. Giả sử thời gian là đủ để mỗi chính sách đạt tới trạng thái cân bằng.

Vậy thì chính sách nào trong những chính sách trên có thể đạt tới trạng thái cân bằng hiệu
quả-chi phí? Chỉ chính sách tiêu chuẩn đồng nhất là thất bại về mặt hiệu quả - chi phí như
được ghi nhận ở chương 11. Tại mức phát thải là 42 đơn vị, MAC
L

= $270 và MAC
H
=
$950. Con số này có thể không đạt tính hiệu quả - chi phí vì chi phí giảm ô nhiễm biên của
hai công ty không bằng nhau tại điểm cân bằng. Một tiêu chuẩn cá nhân thiết lập tại mức
phát thải hiệu quả, một mức thuế được định ra tại mức giá hiệu quả, và cả hai hệ thống
TDP đều đạt hiệu quả - chi phí.

Bảng 14.1 trình bày chi phí thực thi cá nhân và chi phí thực thi xã hội của mỗi chính sách.
Như đã minh họa, chi phí thực thi xã hội là giống nhau đối với tất cả các chính sách ngoại
trừ tiêu chuẩn đồng nhất. Tổng chi phí xã hội về mặt hiệu quả - chi phí là $14.700.

Bảng số liệu trình bày rõ tiêu chuẩn đồng nhất đạt được mức phát thải mục tiêu với tổng
chi phí vượt quá tổng chi phí của các chính sách khác. Tiếp theo, ghi nhận sự khác biệt
trong chi phí kiểm soát cá nhân giữa các chính sách và giữa hai loại công ty. Các chính
sách có thể được xếp hạng theo chi phí tư nhân từ thấp nhất đến cao nhất cho từng loại
nguồn gây ô nhiễm. Đối với nguồn gây ô nhiễm có chi phí thấp, chính sách được ưa thích
sắp xếp theo chi phí thấp nhất đến chi phí từ thấp nhất đến cao nhất là (a) TDP được phân
bổ ban đầu không chịu phí tổn, (b) tiêu chuẩn đồng nhất, (c) tiêu chuẩn cá nhân, và (d) sự
ràng buộc thuế đồng nhất và chính phủ bán đấu giá TDP. Đối với nguồn gây ô nhiễm có
chi phí cao, trật tự xếp hạng là tiêu chuẩn cá nhân, rồi đến TDP không đấu giá, tiếp theo là
tiêu chuẩn đồng nhất và cuối cùng là thuế và TDP được bán đấu giá. Cho nên, chính sách
tiêu chuẩn có tác động khác nhau phụ thuộc vào nguồn gây ô nhiễm có chi phí cao hay
thấp nhưng có điều thấy rõ là các tiêu chuẩn này luôn có chi phí thấp hơn thuế hay hệ
thống TDP bán đấu giá. TDP được phân bổ ban đầu không tính phí luôn là chính sách được
ưa thích nhất hay nhì trong bảng danh sách
14
. Đều này giúp giải thích tại sao các nguồn gây

14

Bảng xếp hạng của TDP miễn phí được phân bổ ban đầu sẽ là một hàm của sự phân bổ các giấy phép ban
đầu. Ví dụ, nếu nguồn gây ô nhiễm nhận giấy phép phát thải theo tỷ lệ phát thải ban đầu, công ty L sẽ lấy 36
giấy phép còn công ty H lấy 48. Điều này có thể thay đổi chi phí kiểm soát tư nhân đối với công ty L là
3.412,50 đô la và công ty H là 11.287,50 đô la. Việc phân bổ này làm cho chính sách đứng thứ hai theo tiêu
chí chi phí thấp nhất đối với công ty L. Do v
ậy, giấy phép được ưa thích hơn thuế và thuế thì được ưa thích

Barry Field & Nancy Olewiler
222
ô nhiễm ngày càng ủng hộ việc thực hiện chính sách TDP. Rõ ràng các nguồn gây ô nhiễm
thích TDP hơn thuế và ít ra chiếm ưu thế hơn các dạng tiêu chuẩn. Các tác động của tiêu
chuẩn cũng khác nhau là điều thú vị và có thể giúp giải thích sự ủng hộ cho các chính sách
khác nhau. Nguồn gây ô nhiễm có chi phí cao sẽ ưa thích tiêu chuẩn cá nhân hơn. Nếu
nguồn gây ô nhiễm có chi phí cao cũng là đại diện cho những công ty đang tồn tại trong
một ngành công nghiệp thì điều hiển nhiên là họ sẽ phản đối các tiêu chuẩn đồng nhất. Nếu
các công ty mới tham gia vào ngành có MAC thấp, một tiêu chuẩn đồng đều rõ ràng sẽ là
điều bất lợi đối với công ty cũ. Do vậy, thực tế khi áp dụng các tiêu chuẩn, chúng ta sẽ thấy
có một tiêu chuẩn thường xuyên áp dụng cho các công ty đang hoạt động trong ngành và
một tiêu chuẩn khắt khe hơn dành cho công ty mới tham gia vào ngành. Bảng số liệu cũng
chỉ rõ những nguồn gây ô nhiễm sẽ phản kháng việc thực thi chính sách thuế và TDP bán
đấu giá bởi chi phí tư nhân của các công ty cao tương đối so với các chính sách còn lại. Cột
khuyến khích công nghệ tóm lược thông tin đã trình bày ở chương 11 đến chương 13 về
việc khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm đạt được chi
phí giảm ô nhiễm biên MAC thấp hơn. Chúng ta thấy tất cả các tiêu chuẩn đều tạo ra ít
động lực đầu tư vào R&D hơn so với các chính sách còn lại. Trong tiêu chuẩn cá nhân khi
các yếu tố khác không đổi, công ty càng có chi phí xử lý chất thải thấp hơn thì có thể phải
chia sẽ tổng lượng chất thải phải giảm nhiều hơn. Thậm chí mỗi nguồn gây ô nhiễm có
động cơ báo cáo sai chi phí xử lý chất thải của họ, với hi vọng thuyết phục các nhà chức
trách rằng thực tế họ phải chịu chi phí cao hơn. Cho nên nhà chức trách vốn quan tâm đến
hiệu quả - chi phí sẽ ấn định cho công ty một tiêu chuẩn khoan dung hơn. Trong phần tiếp

theo của chương này, chúng ta sẽ minh họa bằng đồ thị về động cơ báo cáo sai thông tin
trong trường hợp chính sách tiêu chuẩn so với chính sách thuế Đối với tất cả các chính
sách khác, có những động cơ mạnh mẽ đầu tư vào các thiết bị xử lý chất thải, bởi vì mỗi
đơn vị ô nhiễm giảm đi sẽ làm giảm tổng chi phí cá nhân của chính sách đó. TDP đấu giá
và thuế có khuynh hướng tạo ra khuyến khích mạnh mẽ nhất để tìm ra đường MAC thấp
hơn, vì tiết kiệm chi phí từ việc giảm hóa đơn tiền thuế hoặc khoản thanh toán cho TDP có
khả năng rất lớn.

Cột thông tin được yêu cầu chỉ ra rõ lượng thông tin mà nhà chức trách cần có để xác định
mức độ phát thải mục tiêu. Chúng ra không cần quan tâm đến các thông tin yêu cầu cho
việc thực thi từng chính sách. Hai chính sách được xếp hạng “thấp“: tiêu chuẩn đồng nhất
và TDP đấu giá yêu cầu lượng thông tin là ít nhất. Trong trường hợp tiêu chuẩn đồng nhất
được định nghĩa như trên (các công ty được phép phát thải một lượng bằng nhau)
15
, nhà
chức trách không cần biết thêm bất kỳ thông tin nào từ công ty. Trường hợp TDP đấu giá
cũng tương tự như vậy. Nhà chức trách chỉ cần thông báo một cuộc bán đấu giá và chính
thị trường sẽ giải quyết những việc còn lại. Giao dịch tại thị trường giấy phép sẽ cho biết
đường MAC của từng công ty (như đường cầu và đường cung giấy phép). Phân bổ TDP
được xếp từ thấp đến trung bình. Đó là bởi vì cần thiết lập một số phương tiện phân phối
giấy phép ban đầu. Ví dụ, nhà chức trách có thể dùng tỷ lệ chất thải của công ty trong tổng
lượng chất thải làm nguyên tắc phân phối (đơn giản là lấy tổng lượng chất thải chia cho
tổng số nguồn gây ô nhiễm). Chúng ta xếp hạng thuế đồng nhất từ mức trung bình đến cao.
Để tính toán mức thuế hiệu quả chi phí, nhà chức trách phải giải bài toán hiệu quả chi phí.
Điều này có nghĩa họ phải biết MAC của tất cả những nguồn gây ô nhiễm. Nếu có nhiều
công ty thì chi phí yêu cầu thông tin sẽ là rất lớn. Lý do thuế đồng nhất ở mức trung bình là
nhà chức trách có thể làm đi làm lại cho đến khi thiết lập một thuế suất hiệu quả bằng cách

hơn bất kỳ tiêu chuẩn nào. Sẽ có những động cơ mạnh để các nguồn gây ô nhiễm vận động hành lang để có
được sự phân bổ giấy phép ban đầu có lợi cho hoï.

15
Nguyên tắc tương tự được áp dụng nếu chính sách tiêu chuẩn đồng nhất yêu cầu mỗi nguồn gây ô nhiễm
phải cắt giảm lượng phát thải theo tỷ lệ %.

Barry Field & Nancy Olewiler
223
quan sát tổng lượng chất thải, rồi tăng hay giảm thuế suất cho đến khi đạt tới mức chất thải
mục tiêu. Điều này được trình bày bằng đồ thị trong phần tiếp theo của chương (vấn đề
không chắc chắn và thông tin). Tiêu chuẩn cá nhân yêu cầu một lượng thông tin lớn. Giống
như thuế hiệu quả chi phí (nhưng không cần thao tác lặp đi lặp lại), Nhà chức trách cần
phải biết MAC của tất cả các công ty để có thể xác định tiêu chuẩn cá nhân cho mỗi công
ty. Không giống như thuế, không có cách nào để lặp đi lặp lại cho đến khi có giải pháp
mang hiệu quả chi phí. Một khi nguồn gây ô nhiễm tuân theo một tiêu chuẩn định trước,
nhà chức trách sẽ không nhận được thông tin gì về đường MAC của họ.

Bảng 14.1: Chi phí kiểm soát, khuyến khích, và những yêu cầu thông tin của các chính
sách kiểm soát ô nhiễm.
Chính sách
Chi phí
kiểm soát
tư nhân
Chi phí
kiểm soát
xã hội
Khuyến
khích
công nghệ
Thông tin
được yêu
cầu

Tiêu chuẩn đồng nhất
Nguồn gây ô nhiễm có chi phí thấp
Nguồn gây ô nhiễm có chi phí cao
Tổng chi phí

2.430,00
18.050,00
20.480,00
2.430,00
18.050,00
20.480,00

Yếu
Yếu


Thấp
Thấp

Tiêu chuẩn cá nhân
Nguồn gây ô nhiễm có chi phí thấp
Nguồn gây ô nhiễm có chi phí cao
Tổng chi phí

9.187,00
5.512,50
14.700,00
9.187,00
5.512,50
14.700,00


Yếu
Yếu


Cao
Cao

Thuế đồng nhất
Nguồn gây ô nhiễm có chi phí thấp
Nguồn gây ô nhiễm có chi phí cao
Tổng chi phí

22.312,50
36.487,50
58.800,00
9.187,50
5.512,50
14.700,00

Mạnh
Mạnh


Cao/T.Bình
Cao/T.Bình
TDP (miễn phí)
Nguồn gây ô nhiễm có chi phí thấp
Nguồn gây ô nhiễm có chi phí cao
Tổng chi phí


262,50
14.437,50
14.700,00
262,50
14.437,50
14.700,00

Yếu
Mạnh


Thấp/T.Bình
Thấp/T.Bình

TDP (đấu giá)
Nguồn gây ô nhiễm có chi phí thấp
Nguồn gây ô nhiễm có chi phí cao
Tổng chi phí
22.312,50
36.487,50
58.800,00
9.187,50
5.512,50
14.700,00

Mạnh
Mạnh



Thấp
Thấp



Barry Field & Nancy Olewiler
224
VẤN ĐỀ KHÔNG CHẮC CHẮN VÀ THÔNG TIN

Không chắc chắn về đường thiệt hại biên (MD) và đường chi phí giảm ô
nhiễm biên (MAC)


Chúng ta giả thiết là nhà chức trách biết chính xác các phương trình MAC và MD. Thông
tin này giúp cho họ có khả năng xác định chính sách mang lại hiệu quả xã hội. Tuy nhiên,
trong thực tế, hầu như không thể biết chắc chắn thông tin về đường MAC và MD. Nhà
chức trách phải lựa chọn các chính sách khi tồn tại vấn đề không chắc chắn về đường MD
và MAC. Các chính sách được quan tâm là thuế đồng nhất, tiêu chuẩn đồng nhất, và giấy
phép phát thải có thể chuyển nhượng (TDP)
16
. Khi gặp vấn đề không chắc chắn về đường
MAC và MD, nhìn chung không thể đạt tới mức cân bằng hiệu quả xã hội. Điều này được
gọi là tình huống tốt nhất thứ hai (second-best situation). Thiệt hại xã hội sẽ xảy ra khi
sử dụng bất kỳ chính sách nào. Chúng ta giả sử mục tiêu của nhà chức trách là chọn lựa
một chính sách có thể tối thiểu hóa thiệt hại xã hội vốn là kết quả của vấn đề không chắc
chắn. Thiệt hại xã hội được định nghĩa là thiệt hại nguồn lực thực cống hiến quá ít hoặc
quá nhiều cho việc kiểm soát ô nhiễm so với mức hiệu quả xã hội đạt được. Nó được đo
lường bằng diện tích nằm giữa đường MD và MAC kể từ mức chất thải thực tế đến mức
chất thải hiệu quả xã hội. Tất nhiên, nhà chức trách không biết gì về mức chất thải hiệu quả
xã hội. Mô hình lý thuyết triển khai dưới đây sẽ cho phép nhà chức trách dự đoán độ lớn

tương đối thiệt hại xã hội trong tình trạng không chắc chắn và không có thông tin. Nội
dung tổng kết như sau:

Qui tắc quyết định tốt nhất thứ hai dành cho nhà chức trách khi gặp vấn đề
không chắc chắn về đường MAC và MD là phải tổi thiểu hóa thiệt hại xã hội
trong lúc lựa chọn các chính sách. Thiệt hại xã hội thể hiện bằng phần diện
tích giữa đường MD và MAC giới hạn bởi lượng chất thải thực tế và mức đạt
hiệu quả xã hội.

Chúng ta khảo sát một số trường hợp khác nhau:

Trường hợp 1: Nhà chức trách không biết chắc chắn vị trí của đường MD, nhưng biết
vị trí của MAC

Giả sử chất thải là hỗn hợp đồng dạng và tất cả nguồn gây ô nhiễm đều có MAC giống
nhau. Hình 14.2 minh họa hai đường MD: MD
E
là đường do nhà chức trách dự tính; MD
T

là đường thực tế không được quan sát thấy. Điểm cân bằng hiệu quả xã hội nằm tại điểm E

*
; E

là lượng chất thải mà nhà chức trách dự tính bằng cách lấy giao điểm của MD và
MAC rồi chiếu xuống trục hoành. Sau đó nhà chức trách lập ra tiêu chuẩn hay định lượng
chất thải cho phép tại điểm E’. Mức thuế đồng nhất được định ra tại t’. Sự lựa chọn công
cụ chính sách sẽ không ảnh hưởng tới độ lớn thiệt hại xã hội trong trường hợp 1 này. Dưới
s

ự điều tiết của tiêu chuẩn hay TDP, tổng lượng chất thải sẽ là E’. Áp dụng thuế tại t’, tổng
lượng chất thải sẽ vẫn là E’, bởi vì các nguồn gây ô nhiễm đặt t’ đúng bằng MAC. Thiệt
hại xã hội là bằng nhau trong tất cả các chính sách và bằng với phần diện tích màu xám
abc. Mức chất thải là quá thấp so với điểm cân bằng hiệu quả xã hội. Do vậy, nếu không
chắc chắn về đường MD, không có chính sách nào là nổi bật hơn cả trong việc tối thiểu
hóa thiệt hại xã hội. Và các nhà kinh tế không thể nào giúp nhà chức trách lựa chọn một
chính sách thích hợp.


16
Xem Martin Weitzman, “Prices versus Quantities”, Review of Economics Suties 41 (1974): 477-491

Barry Field & Nancy Olewiler
225
Hình 14.2: Tính không chắc chắn của đường MD


Nếu nhà chức trách không biết chắc về đường MD thì cả tiêu chuẩn và thuế được thiết lập tại giao điểm của
đường MD
E
và đường MAC tạo ra một thiệt hại xã hội giống nhau (phần diện tích tô đậm)
Trường hợp 2: Nhà chức trách không biết chắc chắn vị trí của đường MAC nhưng
biết chắc hình dáng và vị trí đường MD

Hình 14.3 minh họa trường hợp này. Giả thiết rằng nhà chức trách biết rõ lượng ô nhiễm
thực tế khi chưa thực hiện chính sách nào. Mức chất thải ban đầu là E
0
. Do vậy, nhà chức
trách không biết chắc chắn độ dốc của đường MAC. Đường MAC
T

là đường thực tế trong
khi MAC
E
là đường dự đoán. E * là điểm cân bằng hiệu quả xã hội và E’ là điểm cân bằng
dự tính. Tiêu chuẩn hay số TDP được tiết lập tại điểm E * và mức thuế là tại t’. Điểm cân
bằng dưới tác động của chính sách tiêu chuẩn hay TDP là điểm E’, với thiệt hại xã hội phát
sinh thể hiện bằng diện tích abc. Nhưng bây giờ sử dụng thuế phát thải vớ
i thuế suất t’ sẽ
dẫn đến một điểm cân bằng khác so với cân bằng của tiêu chuẩn hay TDP. Nguồn gây ô
nhiễm sẽ đặt t’ bằng với MAC. Lượng chất thải khi có thuế là E”. Thiệt hại xã hội khi có
thuế là phần diện tích adf.


Barry Field & Nancy Olewiler
226
Hình 14.3: Tính không chắc chắn của đường MAC: đường MD dốc


Khi nhà chức trách không biết chắc về độ dốc của đường MAC thì chính sách thuế có thể dẫn đến thiệt hại xã
hội khác nhau hơn chính sách tiêu chuẩn khi cả hai chính sách này được thiết lập tại giao điểm của MAC
E

MD. Trong trường hợp được minh họa, thiệt hại xã hội trong trong trường hợp áp dụng thuế (diện tích adf)
lớn hơn thiệt hại xã hội trong trường hợp tiêu chuẩn (diện tích abc) bởi vì đường MD tương đối dốc hơn
đường MAC. Một tiêu chuẩn tốt nhất thứ hai được thiết lập tại E’ sẽ đưa nền kinh tế đến gần mức phát thải
hiệu quả
xã hội, E
*
.


Bây giờ, nhà chức trách đã có phương tiện để thực hiện việc so sánh giữa các chính sách
theo hướng ưa thích chính sách nào đem lại thiệt hại xã hội thấp nhất, bằng cách kiểm
chứng độ lớn tương đối của diện tích abc so với diện tích adf. Tuy nhiên, cần nhớ rằng nhà
chức trách không biết điểm E * nằm ở đâu hay MAC
T
thực nằm ở đâu. Vậy thì bằng cách
nào đo được diện tích abc và adf? Nhà chức trách không thể đo lường chính xác các diện
tích này nhưng có thể xác định độ lớn tương đối của chúng nếu có một số thông tin về độ
dốc của đường MD và MAC. Trong hình 14.3, đường MD tương đối dốc đứng. Thậm chí
nhà chức trách không biết chính xác độ dốc của đường MAC, và giả sử rằng họ bi
ết được
MD dốc đứng hơn đường MAC. Trong trường hợp này, diện tích abc nhỏ hơn diện tích
adf. Một tiêu chuẩn đồng nhất hay chính sách TDP đều sẽ tối thiểu hóa thiệt hại xã hội.
Nhận thức trực giác đằng sau kết quả này là bất cứ khi nào đường MD tăng lên đáng kể thì
lượng chất thải cũng tăng theo, thiệt hại xã hội sẽ lớn hơn, cách xa lượng ch
ất thải thực tế
kể từ điểm E *. Điểm cân bằng khi có thuế khó có thể dự báo hơn so với qui định tiêu
chuẩn hay TDP. Nếu đường MAC
E
nằm dưới đường MAC
T
, ấn định thuế sẽ dẫn tới mức
chất thải cao hơn nhiều và vì thế thiệt hại xã hội là rất lớn. Nếu đường MAC
E
nằm trên
đường MAC
T
, thuế kiểm soát chất thải quá chặt và gây ra thiệt hại xã hội nhiều hơn do sản
xuất hàng hóa quá ít. Trong trường hợp cực đoan, khi đường MD thẳng đứng, hiển nhiên
chính sách mang lại hiệu quả chi phí chính là tiêu chuẩn hay TDP ở ngay tại điểm E *.


Hình 14.4 minh họa trường hợp đường MD tương đối phẳng hơn so với đường MAC.
Trong tình huống này, thuế chính là chính sách tối thiểu hóa thiệt hại xã hội. Diện tích adf
bây giờ sẽ nhỏ hơn diện tích abc. Có thể nhận thấy điều này bằng trực quan. Nếu đường
MD song song với trục hoành, chính sách mang lại hiệu quả xã hội là thuế. Sự không chắc
chắn về đường MAC sẽ không còn là vấn đề, bởi vì thuế suất qui định tại một mức trên

Barry Field & Nancy Olewiler
227
đường MD. Vì vậy, đường MD càng thoải, thuế càng tiến gần tới điểm cân bằng hiệu quả
xã hội hơn là tiêu chuẩn hay chương trình TDP.

Hình 14.4: Tính không chắc chắn của đường MAC: đường MD thoải



Thiệt hại xã hội trong trường hợp tiêu chuẩn được thiết lập tại mức MAC
E
= MD (diện tích abc) lớn hơn thiệt
hại xã hội trong trường hợp thuế (diện tích adf) bởi vì đường MAC tương đối dốc hơn đường MD. Chính
sách thuế tốt nhất thứ hai sẽ đưa nền kinh tế đến gần mức phát thải hiệu quả xã hội, E
*
.

TIẾT LỘ THÔNG TIN VỚI THUẾ, TIÊU CHUẨN, VÀ TDP

Những chương trước cho rằng các công cụ chính sách khác nhau có thể để lộ thông tin cho
nhà chức trách về độ dốc của đường MAC. Tương tự, chính sách được chọn sẽ ảnh hưởng
tới động cơ để lộ thông tin của nguồn gây ô nhiễm. Phân tích hình học được dùng để minh
họa hai dạng tiết lộ thông tin. Giả thiết trong tất cả các trường hợp, nhà chức trách và tất cả

nguồn gây ô nhiễm đề
u biết rõ chắc chắn đường MD. Một lần nữa, chúng ta khảo sát một
số trường hợp khác nhau.

Trường hợp 1: Động cơ tiết lộ thông tin khi có tiêu chuẩn

Trong hình 14.5, nhà chức trách ấn định lượng chất thải tiêu chuẩn tại điểm E’. Điều ghi
nhận đầu tiên là tiêu chuẩn không cung cấp thông tin nào về MAC thực sự của nguồn gây ô
nhiễm. Nếu nguồn gây ô nhiễm tuân thủ theo tiêu chuẩn, lượ
ng chất thải thực tế là những
gì mà nhà chức trách đã mong đợi. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn sẽ tạo ra động cơ cho nguồn
gây ô nhiễm cung cấp những thông tin sai lệch cho nhà chức trách. Nguồn gây ô nhiễm
biết rõ lượng chất thải hiệu quả xã hội là tại điểm E *. Do đó khi thiết lập tiêu chuẩn tại
điểm E’ sẽ sản sinh chi phí giảm ô nhiễm biên rất cao (minh chứng bằng đường MAC’
trong hình 14.5) nếu nguồn gây ô nhiễm tuân thủ theo tiêu chuẩn. Nguồn gây ô nhiễm
muốn tối thiểu hóa chi phí xử lý chất thải của họ nên sẽ có động cơ nói với chính phủ là họ
có MAC cao hơn so với MAC mà nhà chức trách dự tính. Tuy nhiên, điều gì ngăn cản
những công ty này nói với nhà chức trách ngay cả khi MAC của họ cao hơn MAC
T
? Giả sử
nguồn gây ô nhiễm cố gắng thuyết phục nhà chức trách rằng chi phí xử lý chất thải “thực
sự” là MAC
R
. Nếu tiêu chuẩn được áp dụng, nguồn gây ô nhiễm sẽ phải kiểm soát càng ít

Barry Field & Nancy Olewiler
228
lượng chất thải hơn so với mức dự tính ban đầu về MAC
E
của nhà chức trách. Khi có tiêu

chuẩn, nguồn gây ô nhiễm có động cơ tiết lộ MAC cao hơn MAC thực sự của họ.

Hình 14.5: Động cơ tiết lộ MAC quá mức dưới công cụ tiêu chuẩn



Đối với tiêu chuẩn nhà chức trách không có một thông tin nào về đường MAC. Các nguồn gây ô nhiễm sẽ có
động cơ cố gắng thuyết phục nhà chức trách rằng đường MAC của họ là đường MAC
E
. Điều này dẫn đến sẽ
có một tiêu chuẩn ít nghiêm ngặt hơn mức hiệu quả xã hội.

Trường hợp 2: Động cơ tiết lộ thông tin khi có thuế

Hình 14.6 một lần nữa trình bày MAC dự đoán nằm dưới đường MAC thực. Nhà chức
trách ấn định thuế bằng mức thuế t’. Nguồn gây ô nhiễm sẽ đặt thuế t’ đúng bằng MAC
thực và phát thải bằng lượng E”, tại đó E” vượt quá cả lượng chất thải hiệu quả xã hội (E*)
lẫn mức chất th
ải dự tính của nhà chức trách (E’) (được xác định dựa trên MAC
E
). Điều
ghi nhận trước tiên là mức phát thải đã cung cấp thông tin cho nhà chức trách. Giả sử nhà
chức trách có thể giám sát lượng chất thải, nếu E” vượt quá E’ thì nhà chức trách biết rõ là
thuế đã được đặt quá thấp. Bây giờ, nhà chức trách tìm ra hai điểm nằm trên đường MAC
thực sự của nguồn gây ô nhiễm, đó là E
0
và E” (MAC bằng 0 và bằng t’). Nếu MAC là
đường tuyến tính, thì tất cả những thông tin này rất cần để định ra mức thuế hiệu quả xã
hội t *. Nếu MAC là phi tuyến và nhà chức trách có thể điều chỉnh được thuế suất, họ sẽ
phải tiến hành quá trình lặp để đạt được mức t*. Nhà chức trách điều chỉnh thuế suất, đo

lường lượng chất thải, sau đó vạch ra thêm đường MAC.


Barry Field & Nancy Olewiler
229
Hình 14.6: Quá trình lặp đề đạt tới mức thuế suất hiệu quả xã hội



Nhà chức trách thu nhận thông tin từ phản ứng của các nguồn gây ô nhiễm đối với trường hợp thuế ngay cả
khi mức thuế được thiết lập không đúng. Các nguồn gây ô nhiễm thiết lập mức thuế không chính xác là t’
bằng với MAC của họ và phát thải một lượng E’’. Nhưng nhà chức trách mong muốn phát thải ở mức E’.
Nếu ta biết được E
0
thì nhà chức trách bây giờ có hai điểm trên đường MAC thực của các nguồn gây ô
nhiễm, E
0
và E

, và cứ như vậy nhà chức trách có thể lập đi lập lại để đạt mức thuế tối ưu xã hội.

Câu hỏi đặt ra là liệu thuế tạo ra động cơ cho nguồn gây ô nhiễm tiết lộ thông tin thật hay
sai lệch cho nhà chức trách? Trường hợp này phức tạp hơn so với trường hợp tiêu chuẩn.
Để tính động cơ của nguồn gây ô nhiễm thì cần tính toán tổng chi phí giảm ô nhiễm cộng
với thuế phải trả ở các mức thuế suất khác nhau. Nguồn gây ô nhiễm sẽ không có động cơ
tiết lộ MAC cao quá đáng như trường hợp MAC
R
khi có tiêu chuẩn. Kết quả là thuế suất
rất cao và do đó tiền trả thuế rất nhiều (t’ × lượng chất thải) và lượng chất thải càng được
kiểm soát nhiều hơn so với khi tiết lộ MAC thực.


Liệu nguồn gây ô nhiễm có động cơ cố gắng thuyết phục chính phủ rằng MAC của họ
cũng chính là MAC
E
mà nhà chức trách dự tính không? Câu trả lời có thể là “Đúng vậy”.
Giả sử nguồn gây ô nhiễm không xem mức thuế dự tính t’ bằng với MAC thực, mà là bằng
với MAC
E
. Điều này thể hiện qua hình 14.7. Câu hỏi đặt ra là nguồn gây ô nhiễm có thấy
tốt hơn không nếu theo chiến thuật này hơn là theo cách để t’ bằng với MAC
T
. Tại t’ và E’,
nguồn gây ô nhiễm chỉ trả tiền thuế bằng với diện tích 0t’bE’. Nếu nguồn gây ô nhiễm để
t’ bằng với MAC
T
, thì thuế phải trả là nhiều hơn và bằng với diện tích 0t’bE”. Chênh lệch
giữa hai khoản thuế phải trả là diện tích abE’E”, là phần lợi ích nhận được từ việc “giả vờ”
như MAC
E
chính là MAC thực sự. Tuy nhiên, tại mức chất thải E’, nguồn gây ô nhiễm sẽ
chịu tổng chi phí xử lý chất thải bằng với phần diện tích E’E
0
b. Nếu ấn định t’ bằng MAC
thực, tổng chi phí xử lý chất thải sẽ bằng diện tích E”E0b. Chênh lệch giữa hai tổng chi phí
xử lý chất thải này là diện tích E’E”bc, là phần tiết kiệm được trong tổng chi phí xử lý chất
thải nếu nguồn gây ô nhiễm chấp nhận t’ bằng với MAC
T
. Giờ đây, chúng ra có thể so sánh
chi phí thực mà nguồn gây ô nhiễm phải chịu trong 2 lựa chọn đã được trình bày trên. Nếu


Barry Field & Nancy Olewiler
230
để thuế dự tính bằng MAC thực, chi phí xử lý chất thải tiết kiệm được lớn hơn lượng tiết
kiệm từ hóa đơn tính thuế nếu để t’ bằng MAC
E
. Diện tích abc là phần lợi ích thực nhận
được từ việc để t’ bằng MAC
T
.

Hình 14.7: Khuyến khích tiết lộ MAC thực khi có thuế



Nên nhớ là cuối cùng thì nhà chức trách cũng sẽ lặp đi lặp lại việc định mức thuế suất cho
tới khi có được mức thuế suất mang lại hiệu quả xã hội là t *. Vậy nguồn gây ô nhiễm có
phải trả giá cho việc tiết lộ MAC thực của họ hay không nếu biết thuế suất sẽ không ở mức
t’? Dùng lại cách phân tích trên, chúng ta so sánh tổng chi phí giảm ô nhiễm và tiền trả
thuế trong trường hợp t’ với trường hợp t *, mức thuế suất hiệu quả xã hội. Chúng ta có
thể không cần dự tính khi không biết chính xác các độ dốc của các đường MAC cho dù
nguồn gây ô nhiễm có tiết lộ MAC thực hay không. Nhìn lại hình 14.7, lợi ích thực cho
nguồn gây ô nhiễm từ mức thuế không hiệu quả t’ đến mức thuế hiệu quả t * sẽ được phân
tích rõ sau đây. Nguồn gây ô nhiễm sẽ tính toán khoản chênh lệch giữ
a lượng tiết kiệm từ
hóa đơn tính thuế (diện tích 0t*fE* trừ diện tích 0t’aE’) và khoản chênh lệch trong tổng chi
phí giảm ô nhiễm (diện tích E’E
0
c trừ đi diện tích E *E
0
f). Nguồn gây ô nhiễm có tiết lộ

MAC thực hay không sẽ phụ thuộc vào độ lớn của diện tích cdf so với diện tích t’t *da, và
đến lượt các diện tích này lại phụ thuộc thuế suất ấn định bởi nhà chức trách và MAC thực.
Trong trường hợp đã minh họa ở trên, nguồn gây ô nhiễm sẽ đạt được lợi ích bằng cách giả
vờ như MAC là MAC
E
,

Trường hợp 3: Động cơ tiết lộ thông tin khi có TDP

Để việc phân tích được đơn giản, giả thiết rằng chỉ có duy nhất 1 đường MAC đại diện cho
toàn bộ ngành công nghiệp. Hình 14.8 sẽ minh họa trường hợp này. Giả sử nhà chức trách
quyết định lượng giấy phép tại điểm E’, nó quá thấp so với lượng giấy phép hiệu quả xã
hội. Điều này cũng giống như trường hợp kiểm chứng ở trên. Giả thiết nhà chức trách cho
bán đấu giá giấy phép. Điều mong đợi chính là thị trường giấy phép sẽ hoạt động với định
giá bằng với mức giá P’ khi lượng giấy phép hiệu quả được phân phối. Nếu có quá ít giấy
phép, giá cân bằng sẽ là P”, cao hơn mức giá P’. Tương tự như thuế, giá giấy phép cung

Barry Field & Nancy Olewiler
231
cấp thông tin về MAC thực. Sau đó, nhà chức trách có thể điều chỉnh số lượng giấy phép
bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần cho tới khi đạt cân bằng hiệu quả xã hội. Vậy cá nhân
nguồn gây ô nhiễm có động cơ tiết lộ thông tin sai lệch về MAC của họ cho nhà chức trách
trong các giao dịch ban đầu hay cho những nguồn gây ô nhiễm khác trong các giao dịch
khác hay không? Giống như thuế, không có động cơ nào để tiết lộ MAC cao hơn MAC
thực, vì việc làm này sẽ làm tăng giá giấy phép mà nguồn gây ô nhiễm phải trả. Nếu một
nguồn gây ô nhiễm giả vờ cho rằng MAC của họ thấp hơn MAC thực và những nguồn gây
ô nhiễm khác không làm điều đó, thì họ sẽ không thể nào mua đủ giấy phép trong thị
trường cho lượng chất thải của mình. Với cách phân tích đơn giản này, chúng ta thấy rằng
TDP, nếu được sử dụng trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thì hầu như tiết lộ
thông tin cho tới khi đạt tới điểm cân bằng hiệu quả xã hội. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý

rằng những gì cần có trong phân tích đầy đủ chính sách TDP là khung phân tích lý thuyết
trò chơi. Chúng ta sẽ học điều này trong những khóa học nâng cao.

Hình 14.8: Thông tin được tiết lộ về MAC trong trường hợp TDP




TÓM TẮT

Chúng ta đã so sánh các chính sách với nhau sử dụng mô hình số học gồm hai nguồn gây ô
nhiễm với MAC khác nhau. Tất cả các chính sách đều có tiềm năng đạt tới sự cân bằng
hiệu quả xã hội, và tất cả đều mang lại hiệu quả chi phí trừ tiêu chuẩn đồng nhất. Các chính
sách khác nhau về chi phí thực thi cá nhân. Sự khác biệt này giúp giải thích sự ủng hộ hay
phản đối của nguồn gây ô nhiễm đối với việc thực thi chính sách. Chúng ta cũng đã khảo
sát động lực của mỗi chính sách dành cho việc đầu tư công nghệ xử lý chất thải, và thông
tin mà nhà chức trách yêu cầu để thực hiện chính sách. Tiêu chí này có thể giúp nhà chức
trách chọn lựa một chính sách cho mỗi vấn đề ô nhiễm môi trường cụ thể. Không có một
chính sách đơn lẻ nào phù hợp cho tất cả các dạng ô nhiễm.


Barry Field & Nancy Olewiler
232
Khi vấn đề không chắc chắn tồn tại liên quan đến đường MAC và MD, nhà chức trách có
thể không còn khả năng đạt tới mức chất thải hiệu quả xã hội, nhưng có thể ban hành chính
sách nhằm tối thiểu hóa thiệt hại xã hội khi mức chất thải quá cao hay quá thấp. Nếu có sự
không chắc chắn về đường MD, tất cả các chính sách đều dẫn đến thiệt hại xã hội bằng
nhau và một vài tiêu chuẩn khác cần được áp dụng để chọn lựa trong số các chính sách.
Nếu không chắc chắn về đường MAC, thuế sẽ tối thiểu hóa được thiệt hại xã hội khi đường
MD tương đối bằng phẳng hơn so với đường MAC và tiêu chuẩn hay TDP sẽ tối thiểu thiệt

hại xã hội khi đường MD tương đối dốc.

Các chính sách dựa trên khuyến khích kinh tế sẽ tiết lộ thông tin về đường MAC của
nguồn gây ô nhiễm, trong khi tiêu chuẩn thì không. Khi có thuế, có thể đạt được chính sách
hiệu quả xã hội bằng việc lặp lại nhiều lần mức thuế suất khác nhau. Dưới sự điều tiết của
TDP, hiệu quả xã hội có thể có bằng cách điều chỉnh số lượng giấy phép. Tiêu chuẩn tạo ra
động cơ cho nguồn gây ô nhiễm tiết lộ đường MAC có dạng dốc hơn MAC thực. Thuế và
TDP không tạo ra được động cơ này. Tuy nhiên thuế có thể thúc giục nguồn gây ô nhiễm
tiết lộ cho nhà chức trách đường MAC thấp hơn đường MAC thực. Điều này thì không xảy
ra khi cùng TDP.

BÀI TẬP

1. Giả sử bạn là nhà chức trách đang cố gắng thiết kế một chính sách kiểm soát ô nhiễm
dành cho đối tượng gây ô nhiễm nước như chất dioxin. Mục tiêu của bạn là giảm lập
tức luợng chất thải và tạo động cơ cho các công ty chuyển sang sử dụng công nghệ sản
xuất giảm thiểu chất ô nhiễm này. Chính sách nào trong ba chính sách sau đây bạn sẽ
kiến nghị? Và tại sao? Các chính sách đó là: tiêu chuẩn đồng nhất, thuế đồng nhất, tiêu
chuẩn cá nhân. Dùng đồ thị hay số học hoặc cả hai để hổ trợ câu trả lời của bạn.

2. Giả sử có hai nguồn gây ô nhiễm với hai đường MAC khác nhau. Hãy chứng minh
bằng cách nào nhà chức trách lấy tổng hai đường MAC này và dùng chúng để xác định
mức chất thải cân bằng mang tính hiệu quả xã hội, E
*
. Một khi E
*
được xác định, làm
sao nhà chức trách có thể đảm bảo tổng lượng chất thải của mỗi nguồn gây ô nhiễm là
E *?


3. Bạn là nguồn gây ô nhiễm có đường MAC dốc đứng với độ dốc dương và tuyến tính.
Bạn thích được phép tự do thải rác vào nguồn nước của bạn, nhưng nhận thức rằng
chính phủ sẽ áp đặt luật bảo vệ môi trường cho một vài dạng chấ
t thải. Hãy xếp loại, từ
tốt nhất đến xấu nhất những chính sách mà bạn thích khi chúng được thực thi, hãy giải
thích lý do mà bạn xếp loại như vậy.

4. Giả sử chính phủ không thể đo lường chính xác và giám sát lượng chất thải của từng
nguồn gây ô nhiễm, nhưng chính phủ biết thiệt hại biên MD của mỗi đơn vị chất thải
và chúng tương đối cố
định. Chính sách nào hay các chính sách nào mà bạn sẽ kiến
nghị chính phủ ban hành? Giải thích tại sao?

5. Giả thiết chính phủ không biết vị trí đường MAC của nguồn gây ô nhiễm. Chính phủ
lập kế hoạch ban hành thuế phát thải. Liệu nguồn gây ô nhiễm có động cơ tiết lộ đường
chi phí giảm ô nhiễm biên MAC cho chính phủ hay không? Điểm cân bằng hiệu quả có
thể đạt được không? Giải thích tại sao được và tại sao không?


Barry Field & Nancy Olewiler
233
CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Làm sao phân biệt các chính sách dựa vào thị trường khác với các chính sách mệnh
lệnh và kiểm soát liên quan đến động cơ do các chính sách tạo ra nhằm tiết lộ thông tin
về đường MAC của nguồn gây ô nhiễm cho nhà chức trách biết?
2. Tại sao mục tiêu chính của chính sách môi trường là mang lại hiệu quả chi phí? Bằng
cách nào đạt được?
3. Tại sao thuế ô nhiễm có tác động không chắc chắn lên phát thải hơn là tiêu chuẩn?



×