Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Sử dụng hiệu quả insulin điều trị đái tháo đường pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.07 KB, 6 trang )

Sử dụng hiệu quả insulin điều trị đái tháo đường:
Cần nắm vững kỹ thuật tiêm
Insulin là một loại hooc-môn có bản chất protein duy nhất trong cơ thể có
tác dụng làm giảm đường huyết. Đối với đái tháo đường (ĐTĐ) týp 1 việc
điều trị bằng insulin là bắt buộc có tính chất liên tục, đều đặn và vĩnh viễn.
Đối với ĐTĐ týp 2 việc điều trị bằng insulin có thể là cần thiết một cách tạm
thời hay vĩnh viễn. Khi điều trị bằng insulin bệnh nhân cần biết rõ mình
dùng loại insulin nào, nhanh, trung bình, chậm. Số đơn vị của mỗi lần tiêm
và số lần tiêm. Việc nắm vững kỹ thuật tiêm, kiểm soát đường huyết thường
xuyên là hết sức cần thiết.
Ai cần được điều trị bằng insulin?
Bệnh ĐTĐ phụ thuộc insulin (týp 1):
Khởi phát ở người trẻ tuổi, thường ở
bệnh nhân dưới 40 tuổi với biểu hiện rõ
ràng: khát, uống và đái nhiều, ăn nhiều
và gầy nhiều. Có ceton trong nước tiểu.
Bệnh tiến triển nhanh chóng đến tình
trạng nhiễm toan ceton, thở nhanh, nếu
không được phát hiện và xử trí kịp thời
có thể gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh ĐTĐ týp 2: Cần được điều trị bằng insulin khi có các triệu chứng rõ
ràng khi không dùng insulin (týp 1 chậm) như sau: Khát, uống, đái nhiều, ăn
nhiều, gầy sút, teo cơ, xuất hiện ceton trong nước tiểu, tăng đường máu
thường xuyên (> 3g/l hoặc > 16 mmol/l).

Thuốc insulin.
Các tình huống đòi hỏi phải dùng insulin trong bệnh ĐTĐ týp 2: Hôn mê
tăng đường máu. Các loại nhiễm khuẩn: đường hô hấp, tiết niệu, răng và tai
mũi họng Tai biến mạch rộng: nhồi máu cơ tim Can thiệp phẫu thuật làm
nhanh lành sẹo vết thương, vết loét ở chân Dùng các thuốc làm tăng đường
máu: corticoide (dexamethazon, prednisolon ). Có các biến chứng ĐTĐ:


bệnh lý võng mạc, đau do tổn thương thần kinh trong bệnh lý ĐTĐ Thất
bại khi dùng thuốc uống hạ đường huyết.
Các chỉ số lâm sàng là rất cơ bản để chẩn đoán bệnh ĐTĐ phụ thuộc
insulin, điều trị bằng insulin là bắt buộc, có tính chất liên tục và vĩnh viễn.
Tất cả các bệnh nhân ĐTĐ có thể trở nên cần điều trị bằng insulin một cách
tạm thời hoặc vĩnh viễn khi tụy không tiết đủ lượng insulin cần thiết. Việc
điều trị ĐTĐ bằng insulin thực chất là cố gắng khôi phục lại lượng insulin
cần thiết bằng cách làm tăng lượng insulin sau mỗi bữa ăn và duy trì được
lượng nhỏ insulin lúc đói. Để đáp ứng mục đích này các hãng dược phẩm đã
tạo ra rất nhiều loại insulin khác nhau. Khi tiêm insulin: bắt buộc phải biết
phân biệt từng loại dựa vào thời gian tác dụng của chúng.
Các loại insulin được sử dụng trong điều trị ĐTĐ
Nồng độ insulin theo số đơn vị trong 1ml:
- Loại dùng cho bơm tiêm: 1ml có 40 đơn vị đóng trong lọ nhỏ 10ml (400
đơn vị/lọ).
- Loại dùng cho bơm tiêm: 1ml có 100 đơn vị đóng trong lọ nhỏ 10ml (1000
đơn vị/lọ).
- Loại dùng cho bút chích: 1ml có 100 đơn vị đóng trong ống 3ml (300 đơn
vị/ống).
Khi mua insulin cần xem kỹ nồng độ insulin và tổng lượng insulin có trong
lọ.
Phân loại insulin theo thời gian tác dụng:
- Loại insulin nhanh: Thời gian bắt đầu có tác dụng (sau 30 phút); Thời gian
có tác dụng cực đại (sau tiêm 2 - 4 giờ); Thời gian hết tác dụng (sau tiêm 6 -
8 giờ).
- Loại insulin bán chậm: Thời gian bắt đầu có tác dụng (sau 30 - 60 phút);
Thời gian có tác dụng cực đại (sau tiêm 4 - 8 giờ); Thời gian hết tác dụng
(sau tiêm 6 - 8 giờ).
- Loại insulin trộn sẵn nhanh và bán chậm: Thời gian bắt đầu có tác dụng
(sau 30 phút); Thời gian có tác dụng cực đại (sau tiêm 4 - 8 giờ); Thời gian

hết tác dụng (sau tiêm 16 giờ).
- Loại insulin chậm: Thời gian bắt đầu có tác dụng (sau 1 - 2 giờ); Thời gian
có tác dụng cực đại (sau tiêm 4 - 8 giờ); Thời gian hết tác dụng (sau tiêm 24
- 36 giờ).
- Loại insulin có tác dụng ngắn: Thời gian bắt đầu có tác dụng (sau 5 phút);
Thời gian có tác dụng cực đại (sau tiêm 1 - 2 giờ); Thời gian hết tác dụng
(sau tiêm 3 giờ).
Các cách tiêm insulin
Cách 1: 3 mũi tiêm một ngày vào trước 3 bữa ăn chính, trong đó:
- Sáng tiêm insulin nhanh, khoảng 25% tổng liều.
- Trưa tiêm insulin nhanh, khoảng 25% tổng liều.
- Chiều tiêm insulin nhanh trộn với insulin bán chậm hoặc chậm, khoảng
50% tổng liều.
Ví dụ: Một người 50kg, ước tính liều ban đầu là 0,5 đơn vị/kg/ngày: tổng
liều sẽ là 24 đơn vị. Phân bố liều ban đầu: sáng 6 đơn vị insulin nhanh, trưa
6 đơn vị insulin nhanh, chiều 12 đơn vị insulin bán chậm hoặc insulin trộn
sẵn. Điều chỉnh từ 10 - 20% liều lượng đơn vị insulin khi đường máu chưa
đạt được mục tiêu điều trị. Thường sau 2-3 ngày chỉnh liều 1 lần.
Cách 2: 4 mũi tiêm /ngày trong đó 3 mũi nhanh trước 3 bữa ăn và 1 mũi bán
chậm hoặc chậm lúc đi ngủ, là cách tiêm insulin tương đối gần với tiết
insulin bình thường, đường máu thường được ổn định tốt hơn và dễ điều
chỉnh hơn, thích hợp với người trẻ tuổi, có hiểu biết tốt và có điều kiện tự
theo dõi.
Phân bố liều gợi ý có thể như sau: Mỗi mũi tiêm insulin nhanh chiếm 20%
tổng liều; insulin bán chậm hoặc chậm chiếm 40% tổng liều. Ví dụ cho
người 50 kg cần 24 đơn vị/ngày: sáng 6 đơn vị insulin nhanh; trưa 4 đơn vị
insulin nhanh; chiều 4 đơn vị insulin nhanh; tối 10 đơn vị insulin bán chậm
hoặc chậm. Điều chỉnh liều tăng hoặc giảm 10 - 20% tổng liều sau 2-3 ngày.
Cách 3: 2 mũi tiêm/ngày vào trước bữa ăn sáng và tối: sử dụng loại insulin
tác dụng bán chậm, đường máu sau ăn sáng tối thường tăng nhiều do nồng

độ insulin bán chậm hấp thu chậm không gặp gỡ với tình trạng tăng đường
máu sau ăn. Để sửa chữa nhược điểm này có thể trộn thêm vào loại insulin
tác dụng nhanh.
Phân bố liều 2/3 vào buổi sáng; 1/3 vào buổi chiều. Ví dụ: cho người 50kg,
liều dùng ban đầu 24 đơn vị/ngày: 16 đơn vị trước ăn sáng; 8 đơn vị trước ăn
chiều. Tăng giảm liều 10-20% sau 2-3 ngày.
Cách 4: 1 mũi tiêm/ngày: dùng loại insulin chậm. Thường dùng cho bệnh
nhân týp 2 vẫn duy trì thuốc uống hạ đường huyết nay tiêm thêm một lượng
nhỏ insulin khi đi ngủ.
Kỹ thuật tiêm insulin
Vị trí tiêm dưới da: Tất cả tổ chức dưới
da trên cơ thể đều có thể dùng để tiêm,
tuy nhiên trên thực tế thường dùng vùng
đùi, cánh tay, bụng, hông, lưng. Chọn
một vùng tiêm cho vài ngày vào những
giờ tiêm nhất định, sau khi hết điểm
tiêm mới chuyển sang vùng khác. Mỗi mũi tiêm cách nhau 2 - 4cm. Ví dụ:
với người tiêm 3 mũi/ ngày chẳng hạn, chọn vùng bụng cho các mũi tiêm
buổi sáng, vùng cánh tay dành cho các mũi tiêm buổi trưa, vùng đùi cho các
mũi tiêm buổi chiều. Cần chú ý rằng nếu như vùng dự định tiêm sẽ phải vận
động nhiều thì nên chuyển sang vùng khác. Ví dụ: nếu như vùng đùi được
chọn sẽ tiêm mà sau đó đạp xe nhiều thì tiêm lên cánh tay.
Giờ tiêm: 15 - 30 phút trước khi ăn nếu là loại insulin nhanh, kể cả loại trung
bình có pha trộn; 15 phút - 2 giờ trước khi ăn nếu là loại tác dụng trung bình
(thường trước khoảng 1 giờ). Lưu ý: Khi đã chọn giờ tiêm thích hợp không
nên thay đổi giờ tiêm đó quá thường xuyên.
Dụng cụ tiêm: Bông, cồn 70o, bơm tiêm hay bút tiêm. Cần chú ý sát trùng cả
nút cao su của lọ thuốc khi lấy thuốc.
Cách tiêm: Với bệnh nhân có lớp mỡ dày và bút tiêm hay bơm có kim tiêm
với độ dài thích hợp thì tiêm thẳng hay chéo vào dưới da. Với các bệnh nhân

có lớp mỡ dưới da mỏng thì có thể dùng kỹ thuật véo da để tiêm.

Vị trí tiêm dưới da.
Tóm lại, đối với bệnh nhân ĐTĐ phải sử dụng insulin, tốt nhất bệnh nhân
nên tự tiêm để tăng tính độc lập, tăng khả năng tiêm theo giờ nhất định để
hiệu quả điều trị tốt hơn. Tự lấy và tiêm insulin là yêu cầu thiết yếu để giữ
đường máu ổn định tốt. Nếu nhờ người khác tiêm hộ, hãy hình dung, nếu
người đó đi vắng hoặc vào các ngày lễ Tết, không thể đến tiêm được chẳng
hạn. Sau một thời gian thực hành bạn sẽ thấy việc tự tiêm insulin sẽ không
đến nỗi quá phức tạp và đau đớn nêu theo đúng các chỉ dẫn

×