Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

VIỆC ÁP DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY VÀ HỌC doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.02 KB, 6 trang )

VIỆC ÁP DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY VÀ HỌC
KĨ NĂNG NÓI CHO SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT
KHOA NN&VH PHÁP - ĐHNN - ĐHQGHN
Phạm Thị Huyền - 09 F1
Nguyễn Thị Thu Hằng - 09 F1
Nguyễn Thu Hà - 09 F1
Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp
GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Lưu Ly
Ngày nay, ngôn ngữ được coi như “chìa khóa vàng” cho sự hợp tác và
cùng phát triển giữa các quốc gia trên thế giới với nhau. Vì vậy, chúng ta cần
đầu tư phát triển giáo dục ngoại ngữ. Trong trường đai học, người ta đánh giá
rất cao vai trò của kĩ năng nói. Nó được xem như một trong những tiêu chuẩn
quan trọng để đánh giá khả năng tiếp thu của người học. Do đó, kĩ năng nói trở
thành một phần quan trọng trong chương trình giảng dạy ngoại ngữ nói chung
và với tiếng Pháp nói riêng.
Trên thực tế, đối với người học như những người mới bắt đầu học ngoại
ngữ hay sinh viên năm nhất, kĩ năng nói trong học ngoại ngữ luôn là một trở
ngại, là một khó khăn lớn. Như vậy, một câu hỏi lớn được đặt ra “Làm thế nào
để tạo điều kiện làm dễ dàng việc hình thành kĩ năng nói ngoại ngữ hiệu quả
đối với sinh viên năm nhất?”.
Như chúng ta đều biết, một trong những phương pháp giảng dạy kĩ năng
nói hiệu quả nhất trong dạy ngoại ngữ là áp dụng các trò chơi trong các tiết học
nói. Phương pháp này đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích. Các trò chơi bổ
trợ cho việc học nói kích thích nơi người học niềm hứng thú say mê, sự sáng
tạo và chủ động. Hơn hết, nó góp phần rút ngắn khoảng cách giữa giáo viên và
học sinh. Giúp cho không khí lớp học sôi nổi hơn, người dạy và học hứng thú
hơn trong việc dạy và học ngoại ngữ v.v Trên thực tế, việc áp dụng phương
pháp này không phải là một hiện tượng mới ở nhiều nước, nhưng ở nước ta, khi
chúng ta đang trên đà cải cách giáo dục, việc sử dụng những trò chơi trong các
tiết học nói đang trở thành một mối bận tâm lớn của rất nhiều nhà giáo dục. Họ
đặt ra câu hỏi: “Vậy trò chơi nào sẽ phù hợp và đem lại hiệu quả cao cho người


học?”. Xuất phát từ những ý kiến trên, nhóm chúng tôi thấy rằng đây hoàn toàn
là một chủ đề hấp dẫn và xác đáng để làm nghiên cứu khoa học, để triển khai
những tìm hiểu, những khám phá và để tìm ra một vài đóng góp nhỏ góp phần
vào việc dạy và học kĩ năng nói tiếng Pháp.
Bài nghiên cứu của chúng tôi gồm 3 phần: chương thứ nhất chúng tôi xin
được giới thiệu những lí thuyết liên quan đến việc sử dụng các trò chơi trong
việc dạy và học kĩ năng nói trong các lớp học tiếng Pháp, mong muốn giới
thiệu với các bạn về các thể loại trò chơi học nói tiếng Pháp được áp dụng ở
Việt Nam và một số nước khác, hơn hết giới thiệu những đặc điểm và lợi ích
của chúng với việc dạy và học kĩ năng nói tiếng Pháp. Chương hai được dành
cho việc phân tích kết quả về hiện trạng việc ứng dụng thực hành những trò
chơi trong việc dạy và học kĩ năng nói trong lớp học tiếng Pháp của sinh viên
năm nhất dựa trên phiếu điều tra đánh giá thực nghiệm đối với sinh viên năm
nhất trong Khoa Pháp. Cuối cùng, chương thứ ba, là một vài đề xuất của chúng
tôi về một số trò chơi hiệu quả để tạo thuận lợi cho sinh viên dễ dàng và hứng
thú hơn khi học kĩ năng nói tiếng Pháp.
Chúng tôi nhận thấy rằng công việc nghiên cứu này khiến chúng tôi gặp vài
khó khăn và những hạn chế nhất định tồn tại. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng
rằng có thể góp một phần nhỏ bé trong việc dạy và học kĩ năng nói tiếng Pháp
của trường Đại học ngoại ngữ nói chung, của Khoa Pháp nói riêng.
Chương I : Lí thuyết liên quan đến việc sử dụng các trò chơi trong lớp
học tiếng Pháp
1. Các đặc tính của trò chơi trong lớp học
2. Các loại hình trò chơi để học kĩ năng nói tiếng Pháp
- Ở Việt Nam:
Hiện nay trong đa số trong các tiết học kĩ năng nói tiếng Pháp của ở nước
ta, chúng ta đã áp dụng một số hoạt động nói như trò chơi để thay đổi không
khí học tập cũng như giúp cho sinh viên được dễ dàng hơn trong việc học ngoại
ngữ, trong bài nghiên cứu này chúng tôi xin được giới thiệu một vài trò chơi
trơi tiêu biểu nhất được áp dụng thường xuyên như:

• Chơi chữ, trò chơi này được tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng khác
như câu đố, cách đố tên, đố ẩn từ
• Một hoạt động phổ biến khác để áp dụng trong các giờ học nói là trò chơi
đóng vai, đóng hội thoại, đóng kịch v.v
• Hơn hết, học sinh có thể rèn luyện khả năng hùng biện và thuyết phục của
mình qua các trò chơi hùng biện, như các trò chơi tranh luận, hùng biện,
hỏi nhanh đáp gọn v.v
- Ở nước ngoài:
Với mục đích kích thích sự sáng tạo, chủ động và hứng thú của sinh viên
trong các giờ học nói, ở các nước trong khài cộng đồng Pháp ngữ như Canada,
Thụy Sĩ, Bungary, v.v đã cho áp dụng một số trò chơi rất sáng tạo nhằm bổ
trợ và góp phần tăng hiệu quả học nói cho sinh viên. Nhờ các trò chơi này mà
sinh viên có thể đạt được sự thực hành nói tốt hơn đồng thời củng cố kiến thức
kí thuyết về tiếng. Quả thật những trò chơi học nói này đã nhanh chóng đón
nhận được sự ửng hộ và yêu thích của người học, nó tránh cho người học sự
nhàm chán với những lí thuyết khô khan cứng nhắc và hơn hết vì nó là cơ hội
để mỗi sinh viên thể hiện khả năng phản xạ tốt, sáng tạo và chủ động trong quá
trình giao tiếp.
Trong bài nghiên cứu này, nhóm chúng tôi chọn lựa ra một vài trò chơi đặc
sắc và hiệu quả được áp dụng ở nước ngoài với mong muốn đem lại cho người
đọc những hiểu biết mới về một vài trò chơi sáng tạo được áp dụng trong các
tiết học nói ở nước ngoài như trò chơi: miêu tả chân dung, kể chuyện vòng
tròn, điện thoại A rập, không nói có không nói không, không nói từ kiêng kị,
tam sao thất bản, đoán từ , dẫn ngỗng về nhà v.v
3. Lợi ích của các trò chơi trong việc dạy và học kĩ năng nói tiếng Pháp
Chương II : Hiện trạng của việc ứng dụng thực hành những trò chơi
trong việc dạy và học kĩ năng nói trong lớp học tiếng Pháp của sinh viên
năm nhất Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp
1. Công việc điều tra khảo sát thực nghiệm
Để trả lời cho các câu hỏi của bài nghiên cứu đã được chúng tôi đề cập ở

trên, chúng tôi đã chọn phương pháp điều tra thực nghiệm đối với hơn 100 sinh
viên năm nhất khoa Pháp với mục đích có thêm những ý kiến và những đóng
góp cho việc áp dụng các trò chơi bổ trợ dạy và học nói tiếng pháp. Ở phiếu
điều tra, chúng tôi đã đưa ra các đáp án lựa chọn khác nhau cho mỗi loại câu
hỏi (dạng phiếu QCM câu hỏi nhiều lựa chọn) để giúp sinh viên có thể dễ dàng
lựa chọn cũng như dễ dàng cho công việc phân tích sau này của nhóm chúng
tôi.
PHIẾU ĐIỀU TRA
Bạn thường xuyên gặp khó khăn trong việc học kĩ năng:
- Nghe
- Nói
- Đọc
- Viết
Theo bạn, tại sao sinh viên năm nhất ít thực hành nói và ngại nói trong
các tiết học nói, vì: (có thể chọn lựa nhiều lựa chọn)
- Rụt rè, nhút nhát trước đám đông
- Thiếu hiểu biết và ý kiến
- Thiếu tự tin vào năng lực bản thân
- Sợ mắc lỗi về tiếng Pháp
- Không có thói quen thực hành nói nhiều
- Đáp án khác
Để bổ trợ việc dạy và học kĩ năng nói tiếng Pháp, phương pháp nào đem
lại hiệu quả?
- Sử dụng các dụng cụ trực quan sinh động, máy chiếu, tranh ảnh, chuyện
tranh.
- Tổ chức các trò chơi đóng vai, đóng kịch, đoán ô chữ, tìm tên v.v
- Tổ chức các buổi thảo luận
- Áp dụng các trò chơi bổ trợ học nói ở nước ngoài như: dẫn ngỗng về
nhà, tam sao thất bản, trò chơi miêu tả chân dung, điện thoại A râp,
không nói có không nói không v.v

- Đáp án khác
Bạn có thích tổ chức các trò chơi vào các tiết học nói tiếng pháp không ?
- Rất thích
- Được
- Không thích
- Ghét
Nếu có, lý do của bạn khi thích những trò chơi bổ trợ kĩ năng nói tiếng
Pháp là:
- Để thực hành tiếng nhiều hơn, rèn luyện khả năng phản xạ và nói tốt.
- Mở rộng kiến thức ngôn ngữ cũng như kiến thức chung.
- Để bớt nhút nhát và tự tin hơn khi giao tiếp và thuyết trình trước đám
đông.
- Để làm dễ dàng việc học nói, hứng thú hơn với môn học
- Chúng góp phần cải thiện quan hệ thầy cô với học sinh, và giữa bạn bè
với nhau.
- Phát huy khả năng sáng tạo và chủ động trong nhiều tình huống.
- Lý do khác.
Theo bạn, nếu chúng ta áp dụng những trò chơi như trên, những khó khăn
mà chúng ta có thể gặp phải :
- Thiếu thời gian và
- Thiếu cơ sở vật chất, không gian thực hành trò chơi
- Sự thiếu nhiệt tình và sự rè rặt của sinh viên
- Lý do khác
2. Phân tích kết quả điều tra khảo sát
 Hiện trạng của việc ứng dụng thực hành những trò chơi trong việc dạy và
học kĩ năng nói trong lớp học tiếng Pháp của sinh viên năm nhất Khoa
Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp
 Những khó khăn tồn tại trong việc thực hành áp dụng các trò chơi trong
các tiết học nói
Chương III : Những đề xuất sư phạm

Sau khi thực hiện cuộc điều tra thực nghiệm cũng như nghiên cứu một vài
trò chơi bổ trợ kĩ năng nói, nhóm chúng tôi thấy rằng quả thật các trò chơi đóng
vai trò như một hoạt động cần thiết và quan trọng trong việc học và dạy tiếng
Pháp. Chúng ta không thể phủ định được những lợi ích thiết thực của việc ứng
dụng các trò chơi bổ trợ học nói đem lại. Tóm lại chúng không chỉ kích thích sự
hứng thú, nhiệt tình cho sinh viên mà còn là phương pháp hiệu quả giúp họ phát
triển tinh thần và trí tuệ.
Trong vô vàn các trò chơi liên quan đến giao tiếp bằng việc sử dụng các
cách diễn đạt nói à chúng tôi tìm hiểu, nhóm chúng tôi thấy rằng chỉ một số trò
chơi có thể áp dụng được ở các tiết học nói dành cho sinh viên năm nhất như
các trò: dẫn ngỗng về nhà, kể chuyện vòng tròn, cuộc điện thoại A rập, trò chơi
miêu tả chân dung, đoán từ, không nói có không nói không là các trò chơi phù
hợp có thể áp dụng được trong việc dạy và học kĩ năng nói tiếng Pháp, bởi vì
phụ thuộc vào một số điều kiện nhất định như mặt bằng trình độ trung bình của
sinh viên năm nhất, vào điều kiện cơ sở vật chất cho phép của khoa Pháp hiện
nay, vào thời gian và không gian v.v
Với tất cả những lí do trên, nhóm chúng tôi hy vọng khoa Pháp sẽ tạo điều
kiện áp dụng các trò chơi trên vào các tiết học nói cho sinh viên, nhất là đối với
sinh viên năm nhất. Chúng ta có thể dành từ 15 đến 20 phút đầu giờ của một
vài tiết học nói để thực hành một vài trò chơi đơn giản, điều này thật sự cần
thiết và đem lại hiệu quả cao cho các người học ngay từ những phút đầu tiên
của giờ học. Thật sự, những trò chơi bổ trợ sẽ trở thành một công cụ đắc lực,
một phương pháp hiệu quả trong việc dạy và học nói tiếng Pháp.
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
GUIBERT, L’expression française écrite et orale, PARIS : HACHETTE.
AUGÉ, H.BOROT, M.S & VIELMAS, (1981). Jeux pour parler jeux pour
créer.
Collection ‘‘ Le français sans frontière’’ Paris : CLE International
Dictionnaire Le Petit Robert

Dictionnaire Larousse
Dictionnaire Sensagent sur l’internet :
Les sites de l’internet :
/> /> />

×