Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Chuyên đề địa lí 10 ( Năm học 2011-2012) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.59 KB, 7 trang )

Chuyên đề địa lí 10 ( Năm học 2011-2012)
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Tên đề tài:
Sơ đồ hóa kiến thức và sử dụng kênh hình trong dạy học môn Địa lí THPT qua bài 20
“Một số quy luật của lớp vỏ địa lý” ở môn Địa lý lớp 10 theo quan điểm lấy học sinh
làm trung tâm.
Lý do chọn đề tài:
Khuyến khích tự học phải “ áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi
dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. NQTW2 khoá
VIII tiếp tục khẳng định “đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền
thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương
pháp tiên tiến và hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện thời gian tự học, tự
nghiên cứu cho học sinh. Với nghị quyết này giáo viên dạy bộ môn Địa lý cần tập trung
giảm tới mức tối đa những yêu cầu cần ghi nhớ máy móc, đồng thời rèn luyện cho học
sinh những kĩ năng phân tích, giải thích sự vật hiện tượng địa lý trong quá trình dạy và
học.
Đồng thời trong mấy năm qua giáo dục môi trường đã được đưa vào nhà trường phổ
thông, riêng môn Địa lí ở trường THPT là môn ĐLTN – KTXH. Nội dung chương trình
cũng đã chú ý đến vấn đề cấu trúc của lớp vỏ địa lí và các quy luật thống nhất hoàn
chỉnh của lớp vỏ địa lí giúp học sinh có ý thức bảo vệ tự nhiên phù hợp với quy luật của
nó Vì vậy môn ĐLTN – KTXH ở trường THPT có rất nhiều thuận lợi để giáo dục học
sinh, nhưng làm như thế nào để các em say mê bộ môn địa lí nói chung và nghiên cứu
quy luật thống nhất của lớp vỏ địa lí mới là một vấn đề mà giáo viên bộ môn địa lí cần
quan tâm, vì bình thường môn địa lý là môn học thuộc và là môn phụ nên các em không
quan tâm và say mê như nhiều môn khác
Do đó để gây hứng thú cho học sinh học tập và nghiên cứu cần có phương pháp dạy
và học dễ nhớ, dễ hiểu bài Nên giảng dạy địa lí theo phương pháp khai thác sử dụng
“kênh hình” đó là một trong những đặc thù của bộ môn địa lí. Việc thực hiện phương
pháp này cũng là thực hiện quan điểm giáo dục “lấy học sinh làm trung tâm”. Trong quá
trình dạy học tôi luôn lấy phương pháp này làm phương pháp chủ đạo trong giảng dạy,
trong bài viết này tôi xin trình bày cụ thể trong bài “Lớp vỏ địa lí-quy luật thống nhất và


hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí” ở chương trình địa lí lớp 10 ban cơ bản thuộc chương IV
“Một số quy luật của lớp vỏ địa lí” nhằm mục đích giúp học sinh nắm nhanh được kiến
thức cơ bản của bài học, vừa rèn luyện kĩ năng phân tích qua kênh hình và biết đánh giá
nhận xét các biểu hiện của quy luật địa lí, ý nghĩa của chúng.
* Phạm vi thời gian thực hiện: Năm học 2011-2012
1. Những biện pháp thực hiện ( các nội dung chủ yếu của đề tài )
* Lý luận: Hiện nay theo chương trình cải cách giáo dục đã được pháp chế hoá trong luật
giáo dục, điều 24.2 “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học,
bồi dưỡng kĩ năng tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.Trong bài giảng các kiến thức
về quy luật địa lí và các nội dung giáo dục môi trường đã trở thành nội dung mà giáo viên
Người thực hiện : Bùi Văn Tiến - Tổ Địa lí-THPT Buôn Ma
Thuột
1
Chuyên đề địa lí 10 ( Năm học 2011-2012)
phải truyền thụ cho học sinh. Như ta biết ĐLTN – KTXH là hai yếu tố gắn bó với nhau
có tác động qua lại với nhau.
a.Học sinh cần phải nắm được:
- Biết được cấu trúc của lớp vỏ địa lý
- Nắm được nội dung của một số thuật ngữ, khái niệm, kiến thức về lớp vỏ địa lí, quy luật
thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, nguyên nhân, biểu hiện của quy luật, mối
quan hệ giữa các thành phần tự nhiên trong lớp vỏ địa lí.
- Có ý thức bảo vệ môi trường TN phù hợp với quy luật.
b.Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:
- Phân tích mối liên hệ qua lại giữa các thành phần tự nhiên
- Phân tích tranh ảnh, bản đồ (kênh hình)
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để đưa ra những ví dụ nhằm minh họa cho các
quy luật.
c. Trên cơ sở đó làm cho học sinh có khả năng tự nhận thức được những vấn

đề của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. Hậu quả của các thành
phần tự nhiên thay đổi thì các thành phần khác cũng thay đổi theo.
Từ những nhận thức đó giúp học sinh có thái độ hành vi đúng đắn trước các vấn đề đang
thay đổi theo thời gian với một số khu vực trên thế giới, một số tỉnh miền núi ở Việt Nam
cũng như tại địa phương mà các em đang sinh sống.
d. Tất cả các kiến thức và kĩ năng trên cần được phối hợp vào bài giảng sao
cho hợp lý và quan trọng là phải truyền thụ đến học sinh như thế nào để các em tiếp
thu ngay trên lớp, về nhà có hứng thú học bài và làm bài tập.
-Trong bài “Lớp vỏ địa lí-quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí” để
giáo dục cho các em học sinh cũng như truyền thụ kiến thức cơ bản về quy luật thống
nhất của lớp vỏ địa lí, khi giảng bài này giáo viên cần phải đạt các mục tiêu sau:
+ Cung cấp kiến thức về bề mặt của trái đất có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau giữa
các quyển. Về mối quan hệ của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí,
nguyên nhân tạo lên quy luật này, các biểu hiện, ý nghĩa của quy luật
+ Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận xét bản đồ, tranh ảnh, video
-Để đạt được những điều đó tôi luôn thực hiện phương pháp giảng dạy sử dụng
phương tiện trực quan “kênh hình” trong quá trình lên lớp. Phương pháp sử dụng “kênh
hình” là phương pháp “dạy học lấy học sinh làm trung tâm ” là một tư tưởng, một quan
điểm, một cách tiếp cận mới về hoạt động dạy học, phương pháp đó được thể hiện ở các
khâu sau:
+Tiến hành giảng dạy trên lớp để tạo điều kiện phát huy tính chủ động sáng tạo và
năng lực tư duy ở học sinh. Trong quá trình giảng dạy tôi đã chú ý xây dựng hệ thống các
câu hỏi phát huy tính tích cực tự làm việc của học sinh, giáo viên chỉ là người hướng dẫn.
+Luôn tiến hành kiểm tra việc thực hiện tự nghiên cứu ở học sinh bằng các phiếu
học tập, các câu hỏi đã được tiến hành trong suốt bài giảng. Trên cơ sở đó giáo viên đặt
câu hỏi dựa trên bản đồ, tranh ảnh, vi deo có trong sách giáo khoa và các tranh ảnh mà
giáo viên đã sưu tầm để sử dụng làm phương tiện dạy học. Học sinh trình bày kết quả đã
nghiên cứu, giáo viên giúp học sinh chuẩn kiến thức bằng kiến thức cơ bản cần phải nhớ
trong bài học.
+Sử dụng đồ dùng dạy học:

Người thực hiện : Bùi Văn Tiến - Tổ Địa lí-THPT Buôn Ma
Thuột
2
Chuyên đề địa lí 10 ( Năm học 2011-2012)
• Sơ đồ lớp vỏ địa (phóng to theo sgk) hoặc dùng máy chiếu
• Sơ đồ lớp vỏ trái đất (phóng to theo sgk) hoặc dùng máy chiếu
• Tranh bề mặt trái đất bị rửa trôi, xói mòn sau khi rừng bị tàn phá (phóng to theo
sgk) hoặc dùng máy chiếu
• Một số tranh ảnh khác video
2. Những biện pháp thực hiện ( nêu rõ biện pháp từng phần ):
Cụ thể bài giảng: Chương IV: Một số quy luật của lớp vỏ địa lí
Tiết 23-Bài 20
Lớp vỏ địa lí-Một số quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý.
( phần mục tiêu bài học và phương tiện dạy học đã ghi ở phần trên )
Hoạt động của HS và GV Nội Dung
HĐ1: Cá nhân / nhóm nhỏ
B1: Quan sát H20.1 và nội dung SGK hoàn thiện phiếu học tập sau:
B2: HS lên bảng dán vào ô kẻ sẵn
Lớp vỏ địa lí Khái niệm Độ dày Đặc điểm
- GV: chuẩn kiến thức
- GV: cho quan sát H 20.1-sgk-trang 74 (Sơ đồ lớp vỏ địa lí của Trái đất);
H 7.2-sgk-trang 26 (Lớp vỏ trái đất. Thạch quyển), nội dung SGK
So sánh Lớp vỏ trái đất và Lớp vỏ địa lí
- HS trình bày
- GV chuẩn kiến thức
HĐ 2: Cá nhân
B1: HS nghiên cứu nội dung trong SGK
? Hiểu như thế nào về quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa
lí ? Có những nguyên nhân nào tạo lên quy luật này ?
B2: - HS trình bày

- GV chuẩn kiến thức
- GV lấy VD về sự tác động qua lại để HS dễ hiểu về khái niệm
* Nước, khí và chất khoáng thường xuyên xâm nhập vào cơ thể sinh vật
qua quá trình dinh dưỡng và quang hợp, đồng thời TV cũng thường xuyên
trả về MT những chất đó qua sự bốc hơi, hô hấp và sự phân huỷ xác của
chúng. Những tác động qua lại đó đã tạo nên một hệ thống vật chất thống
nhất và hoàn chỉnh.
quang hợp
VD: CO2 + H2O gluxit + O2
AS MT
gluxit: là thức ăn cho người và ĐV qua
hô hấp
quá trình CO2
nội bào
HĐ 3: Nhóm (3 nhóm)
B1: Quan sát tranh ảnh và nội dung SGK
Nhóm 1: nghiên cứu ví dụ 1 và lập sơ đồ
Nhóm 2: nghiên cứu ví dụ 2 và lập sơ đồ
Nhóm 3: nghiên cứu ví dụ 3 và lập sơ đồ
B2:- HS trình bày- GV chuẩn kiến thức
- GV treo bảng 3 ví dụ để HS nhận xét
I. Lớp vỏ địa l í
- Khái niệm: là lớp bề
mặt của TĐ ở đó có sự
xâm nhập và tác động
lẫn nhau giữa các
quyển
- Độ dày: 30 – 35 km
- Những hiện tượng và
quá trình xẩy ra trong

lớp vỏ địa lý đều do
các quy luật tự nhiên
chi phối
II. Quy luật thống
nhất và hoàn chỉnh
của lớp vỏ địa l í
1. Khái niệm
- Là quy luật về MQH
quy định lẫn nhau giữa
các thành phần của
toàn bộ cũng như mỗi
bộ phận lãnh thổ trong
lớp vỏ địa lí.
- Nguyên nhân: do tất
cả những thành phần
của lớp vỏ địa lí đều
đồng thời chịu tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp
của ngoại lực và nội
lực. Như vậy chúng
không tồn tại và phát
triển một cách độc lập.
Người thực hiện : Bùi Văn Tiến - Tổ Địa lí-THPT Buôn Ma
Thuột
3
( Hoạt động theo
quy luật )
Chuyên đề địa lí 10 ( Năm học 2011-2012)
- GV lấy thêm các ví dụ: + Nói đến Hà giang, Cao Bằng + Hoang mạc
Atacama,+ Biển Aran…

* VD về sự thay đổi dây chuyền của các thành phần tự nhiên
Hoang mạc Atacama nằm dọc theo bờ tây LĐ Nam Mỹ, tại đây có dòng
biển lạnh Pê ru chảy gần bờ. Vào mùa hạ ở BCB dòng biển này chảy lên
xích đạo, vào mùa đông dòng biển Pê ru yếu đi; cùng thời điểm đó dòng
biển nóng En-Ni-Nô từ XĐ tiến xuống phía nam. Cứ khoảng 12 năm một
lần thường vào tháng 2-tháng 3, dòng En-Ni-Nô tiến sâu tới 12
0
-13
0
N lúc
đó những trận mưa rào đổ xuống phía nam, các thung lũng biến thành
dòng sông, đất đai trở lên ẩm ướt, nhiều loài TV- ĐV phát triển tình
trạng đó chỉ kéo dài trong thời gian ngắn khoảng 2-4 tháng sau đó dòng
En-Ni-Nô lùi lên phía bắc dòng Pêru trở lại vị trí bình thường của nó.
Trong hoang mạc lúc này không còn những trận mưa, TV khô cháy, sâu
bọ biến mất Atacama trở về trạng thái hoang mạc vốn có của nó.
HĐ4: Cả lớp
B1: Quan sát tranh ảnh (có ở phần phụ lục) và nêu nguyên nhân, hậu quả
của chúng?
Hình 1: Rừng đầu nguồn bị chặt phá ở TDMN Bắc Bộ
Hình 2: Hiện tượng xói mòn đất ở Tây Nguyên
Hình 3: Hạn hán ở Nghệ An
? Việc phá rừng đầu nguồn sẽ gây những hậu quả gì đối với đời sống và
MTTN? Cách khắc phục?
? Hãy nêu nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng xói mòn đất? ảnh
hưởng ntn đến đời sống sản xuất con người? Cách khắc phục?
? Nêu nguyên nhân và hậu quả của vấn đề hạn hán ở Châu Phi? Cách khắc
phục?
B2: - HS trình bày
- GV chuẩn kiến thức

- Lấy VD liên hệ
? Cuộc sống của nhân dân địa phương sẽ ra sao nếu như rừng bị chặt phá
bừa bãi
? Con người có vai trò quyết định trong sự thay đổi MTTN như thế nào?
- HS trình bày
- GV chuẩn kiến thức
- Đưa ra VD ( nguyên nhân – hậu quả)
2. Biểu hiện của quy
luật
- Chỉ cần một thành
phần thay đổi các thành
phần khác sẽ thay đổi
theo
VD: ( hs tự ghi )
3. Ý nghĩa

Cần phải nghiên cứu kĩ
càng và toàn diện điều
kiện Địa lí tự nhiên của
bất cứ lãnh thổ nào
trước khi sử dụng
chúng.
Từ đó nhằm đưa ra
biện pháp xử lí và ngăn
chặn kịp thời và có
hiệu quả nhất.
* Đánh giá:
Bài tập1: Chúng ta năm vững quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí (lớp vỏ
cảnh quan) nhằm:
a. Biết cách bảo vệ tự nhiên

b. Hiểu rằng diện tích rừng sẽ bị ngập khi đắp đập ngăn sông
c. Hiểu được MQH giữa tự nhiên với tự nhiên và giữa tự nhiên với hoạt động kinh tế
của con người
d. Cả a,b,c đều đúng
Bài tập2: Hãy điền vào chỗ trống
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật
và của mỗi bộ phận lãnh thổ nhỏ của
Bài tập3: Lớp vỏ địa lí mang tính thống nhất và hoàn chỉnh khi ta tác động vào bất cứ
thành phần nào của lớp vỏ địa lí cũng kéo theo sự biến đổi của các thành phần khác
Người thực hiện : Bùi Văn Tiến - Tổ Địa lí-THPT Buôn Ma
Thuột
4
Chuyên đề địa lí 10 ( Năm học 2011-2012)
a. Đúng b. Sai
* Củng cố - dặn dò: - GV củng cố lại toàn nội dung
- Về nhà làm bài tập trong sgk

3. Kết Luận
Qua việc thực hiện quan điểm giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm và việc khai thác, sử
dụng tốt kênh hình (hình ảnh, bản đồ, video ) áp dụng vào bài học tôi thấy các em đã
thay đổi nhiều khi tự làm việc với tranh ảnh, bản đồ từ chỗ không thích học thì nay
nhiều em đã hăng say, hứng thú học tập và xung phong trả lời các câu hỏi phát vấn mỗi
khi giáo viên đưa ra câu hỏi.
4. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ NGHỊ SAU QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- Cần bổ sung phương tiện dạy học (nhìn chung phương tiện dạy học trong chương trình
địa lí lớp 10 chưa có các sơ đồ, tranh ảnh trong các bài học phóng to-đó cũng là một
trong những vấn đề khó khi giáo viên bộ môn lên lớp )
Ví dụ: ( trong bài 20 cần phải có một số tranh ảnh sau ):
- Tranh ảnh về sự thay đổi của các thành phần tự nhiên in phóng to
- Tranh ảnh về hiện tượng lũ lụt ở vùng đồng bằng, lũ quét ở miền núi

- Tranh ảnh về hiện tượng chặt phá rừng
- Một số bản đồ của nhà trường chưa đầy đủ.
-Bản thân từng giáo viên cần tự nghiên cứu để tiếp cận việc đổi mới phương pháp giảng
dạy, tìm hướng đi cho từng chương bài, lớp và cấp học; đồng thời tăng cường đầu tư bổ
sung các loại phương tiện dạy-học.
Hết
PHỤ LỤC
Thông tin phản hồi phiếu học tập ( phần I )
Lớp vỏ Địa lý Khái niệm Độ dày Đặc điểm
Là lớp bề mặt của TĐ ở đó có
sự xâm nhập và tác động lẫn
nhau giữa các quyển
30 – 35 km
Những hiện tượng và quá trình
xẩy ra trong lớp vỏ ĐL đều do
các quy luật tự nhiên chi phối
Thông tin phản hồi ( mục 2. phần II )
Ví dụ 1 Ví Dụ 2 Ví Dụ 3
- Thay đổi lượng của sông vào
mùa lũ:
- Kết quả: lượng nước mưa
tăng, lưu lượng nước sông,
lượng phù sa, tốc độ dòng chảy,
mức độ sói lở đều bị thay đổi.
- Sự biến đổi của KH từ khô hạn – ẩm
ướt
Kết quả: chế độ dòng chảy thay đổi,
tăng quá trình xói lở, xói mòn, TV phát
triển, quá trình hình thành đá và đất
nhanh.

- Thảm TV bị phá huỷ.
Kết quả: đất bị xói
mòn, KH bị biến đổi
( đất Feralit bị xói mòn
và trơ sỏi đá ).
Ví Dụ 1:
Người thực hiện : Bùi Văn Tiến - Tổ Địa lí-THPT Buôn Ma
Thuột
5
 Ví dụ: dùng sơ đồ minh họa cho 3 ví dụ của Sgk
Chuyên đề địa lí 10 ( Năm học 2011-2012)
Ví Dụ 2:
Ví Dụ 3:
 Ví dụ: bổ sung kênh hình (hình ảnh)
Chặt phá rừng đầu nguồn ở TDMN Bắc Bộ
Xói mòn đất ở Tây Nguyên
Hạn hán ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Người thực hiện : Bùi Văn Tiến - Tổ Địa lí-THPT Buôn Ma
Thuột
Nguyên Nhân
Nước sông dâng
lên
vào mùa lũ
Kết quả
1- Lưu lượng nước sông tăng
2- Phù sa tăng
3- Tốc độ dòng chảy tăng
4- Xói lỡ tăng
Nguyên Nhân
sự biến đổi của khí hậu từ

khô hạn sang ẩm ướt
Kết quả
Chế độ dòng chảy thay đổi
Quá trình xói mòn tăng
Thực vật phát triển mạnh
Qua trình phá hủy đá và hình
thành đất nhanh hơn
6
Nguyên Nhân
Mất-thảm thực vật
Kết quả
1- Đất bị xói mòn
2- Khí hậu bị biến đổi
3- Đất bị biến đổi
Chuyên đề địa lí 10 ( Năm học 2011-2012)
Người thực hiện : Bùi Văn Tiến - Tổ Địa lí-THPT Buôn Ma
Thuột
7

×