Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cách xử trí đau thần kinh hông pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.17 KB, 5 trang )

Cách xử trí đau thần kinh hông

Đau thần kinh hông là tập chứng biểu hiện các cơn đau dọc theo đường đi
của dây thần kinh hông. Là chứng bệnh thường gặp với nhiều nguyên nhân
khác nhau nhất là những bệnh cảnh viêm nhiễm, chèn ép, đặc biệt là hậu quả
của một số bệnh nghề nghiệp.
Các kiểu đau của bệnh
Đó là các cơn đau tự nhiên với hai thể điển hình sau: Cơn đau từ vùng thắt
lưng và đi xuống dọc theo mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, đi qua
phía trước mắt cá ngoài và bắt chéo mu chân, rồi tận cùng ở ngón chân cái.
Cơn đau cũng từ vùng thắt lưng rồi đi xuống qua vùng mông tới mặt sau
ngoài đùi, mặt sau ngoài cẳng chân, đi qua phía sau mắt cá ngoài rồi xuống
gan bàn chân và tận cùng ở ngón chân út. Cơn đau ở hai bên thắt lưng, dọc
xuống hai bên (đau dây thần kinh hông hai bên).
Các cơn đau kiểu này thường do tổn thương cột sống ép ngay vào rễ thần
kinh L5- S1 ở hai bên. Đó là các bệnh ung thư cột sống, di căn tế bào ung
thư tuyến tiền liệt, ung thư tử cung, ung thư vú… các sang chấn cột sống
(gãy các khớp nhỏ gây trượt đốt sống), thoát vị đĩa đệm nặng.
Cơn đau “kiểu bàn cân” là kiểu đau có thể từ bên phải sang đau bên trái và
ngược lại
Cơn đau có thể phát hiện qua các điểm đau: đó là khi thầy thuốc ấn vào các
điểm dọc đường đi của dây thần kinh hông và bệnh nhân thấy đau, hoặc ấn
vào đốt sống lưng, ở vùng đốt và khe đốt L4-S1 gây nên cơn đau.
Thầy thuốc khám cột sống thắt lưng sẽ phát hiện thấy những bất thường ở độ
cong sinh lý hoặc tư thế chống đau hoặc thấy các phản ứng chống đau của
người bệnh (đứng lệch về bên không đau, nằm co chân đau ).
Các dấu hiệu thay đổi hoạt động phản xạ ở hai chân: các rối loạn về phản
xạ gân xương, rối loạn về cảm giác ở khu vực của rễ L5-S1, rối loạn dinh
dưỡng (teo cơ).
Các thay đổi ở Xquang cột sống, ở dịch não tủy, ở hình ảnh chụp cộng
hưởng từ trong những trường hợp đau dây thần kinh hông do viêm nhiễm,


do chèn ép tủy.

Vì sao lại đau dây thần kinh hông?
Có nhiều nguyên nhân gây nên chứng đau thần kinh hông:
Thoát vị đĩa đệm: Ở người trẻ tuổi, thường có kèm theo những dị dạng như
thắt lưng trên đốt cùng, cùng hoá đốt thắt lưng, gai đôi. Ở người già thường
có liên quan tới thay đổi hình dạng đĩa đệm, thay đổi các cấu tạo dây chằng.
Lao cột sống vùng thắt lưng cùng: Người bệnh thường sốt, mệt mỏi, gầy sút
cân. Xquang cột sống có hình ảnh hẹp đĩa liên đốt, mất canxi ở những đốt
sống kề bên, có túi mủ áp-xe ở cột sống…
Các dấu hiệu thần kinh như thay đổi phản xạ gân xương, rối loạn cảm giác,
các biến đổi bất thường ở dịch não tủy.
U vùng chóp cùng đuôi, đau nhiều kể cả khi nằm nghỉ, có rối loạn cảm giác
theo kiểu yên ngựa, có phân ly protein và tế bào trong dịch não tủy.
Trượt đốt sống: Có thể xảy ra sau một thời gian dài đi ôtô, môtô qua quãng
đường dài khó đi, đường mấp mô, có nhiều ổ trâu… Qua phim chụp Xquang
cột sống ở tư thế chếch 3/4 có hình ảnh gãy khớp nhỏ (gãy cổ chó), qua
phim chụp tư thế trông nghiêng thấy hình khối L chạy ra trước còn khối S
lùi ra sau.
Thoát vị đốt sống thắt lưng cùng: được xác định qua các tư thế của phim
chụp Xquang cột sống.
Xử trí thế nào?
Dây thần kinh hông được tạo
nên bởi rễ thắt lưng 5 (L5) và
rễ cùng 1 (S1) của tủy sống. Ở
đoạn tủy này, có sự chênh lệch
4 đốt khoanh đoạn tủy và
khoanh đoạn đốt sống. Ví dụ:
tổn thương xương ở rễ thắt
lưng 5 tương ứng ở đốt sống

thắt lưng 1 và đốt sống thắt
Muốn điều trị bệnh hiệu quả, trước hết phải
chẩn đoán chính xác. Đó là cần đánh giá
các cơn đau dây thần kinh hông, xác định
sớm qua hỏi bệnh (chú ý tính lan truyền
của cơn đau) qua các nghiệm pháp căng và
đau dây thần kinh hông. Cần phân định cơn
đau của viêm cơ, xương (viêm khớp cùng
chậu), chèn ép ở tiểu khung (có thai cũng
có thể gây đau). Kết hợp các phương pháp
thăm dò, chú ý trước tiên tới nguyên nhân
chèn ép, đặc biệt tùy theo tuổi (tuổi lao
động, tuổi già ), giới tính (phụ nữ có
thai), bệnh nghề nghiệp (cưa xẻ, mang
vác ), viêm nhiễm.
Về điều trị: thường là điều trị theo nguyên
nhân. Điều trị nội khoa ở các trường hợp không có nguyên nhân chèn ép,
hoặc có chèn ép nhưng không có chỉ định phẫu thuật. Điều trị nội khoa bao
gồm nằm nghỉ, sử dụng thuốc Tây y, có thể kết hợp với Đông y như châm
cứu, vật lý trị liệu…
Dùng thuốc giảm đau và kháng viêm, có thể dùng lý liệu pháp như xoa bóp,
ion hoá canxi, điện nóng. Những trường hợp nặng như thoát vị đĩa đệm nặng
điều trị nội khoa không có kết quả sẽ phải phẫu thuật.
Phòng bệnh: đối với người có dị dạng cột sống, gai đôi, thắt lưng hoá đốt
cùng, cùng hoá đốt sống lưng… cần có chế độ lao động thích hợp, tránh
mang vác nặng. Đối với một số nghề nghiệp cần nhiều thao tác ở vùng thắt
lưng 12 (D12- L1).
Dây thần kinh hông là dây
thần kinh dài nhất của cơ thể
người, có nhiều vị trí quan

trọng có liên quan đến các
bệnh tích tương ứng: bệnh
viêm nhiễm (dịch não tủy…);
bệnh thoái hoá đốt sống; bệnh
ở trong đám rối thắt lưng
cùng; các bệnh ở tiểu khung;
bệnh thần kinh ở vùng mông;
đoạn ở khoeo chân chia thành
dây thần kinh khoeo ngoài và
dây thần kinh khoeo trong.
lưng cùng thì cần có những biện pháp bảo hộ lao động, có định kỳ kiểm tra
sức khỏe, có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.

×