Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

LÝ THUYẾT TIỀN TỆ - SẢN XUẤT HÀNG HÓA - TIỀN TỆ VÀ NHÀ NƯỚC - 5 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.7 KB, 23 trang )

Hối phiếu thực chất là một phiếu ghi nợ do chủ nợ ( người ký phát) lập ra để ra lệnh cho
người thiếu nợ ( người bị ký phát) trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng. Người thụ
hưởng có thể là chủ nợ hoặc một người nào đó do chủ nợ chỉ định.
+Lệnh phiếu: là chứng chỉ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh tốn khơng điều
kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho
người thụ hưởng.
Lệnh phiếu thực chất là một phiếu nhận nợ do người thiếu nợ ( người phát hành) lập ra để
cam kết trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian
nhất định.
Thương phiếu có đặc điểm mang tính trừu tượng (Thương phiếu khơng ghi rõ ngun
nhân dẫn đến quan hệ tín dụng, khơng nêu cụ thể nội dung nghiệp vụ gốc dẫn đến nợ mà chỉ có
các yếu tố như tổng số tiền nợ, người được hưởng, người nợ và thời hạn thanh tốn); mang tính
bắt buộc (Nghĩa vụ trả nợ theo thương phiếu là bắt buộc, được điều chỉnh theo pháp luật. Đến hạn
thanh toán, người đi vay phải thanh toán ngay cho người thụ hưởng đầy đủ số tiền ghi trên
thương phiếu một cách vô điều kiện mà khơng có quyền từ chối hay trì hỗn. Tính bắt buộc vơ
điều kiện của thương phiếu được pháp luật bảo hộ); mang tính thanh khoản (Trong thời gian hiệu
lực, thương phiếu được sử dụng như phương tiện thanh tốn. Người sở hữu thương phiếu có thể
chuyển thành phương tiện lưu thông như tiền bằng cách ký hậu chuyển nhượng, bán ra thị trường
tiền tệ, chiết khấu tại các ngân hàng).
_ Chứng chỉ tiền gửi ngân hàng
Là công cụ vay nợ do ngân hàng thương mại phát hành, xác nhận một khoản tiền gửi có
kỳ hạn hoặc khơng có kỳ hạn của người được cấp chứng chỉ, với lãi suất được quy định cho từng
thời hạn nhất định.
_ Giấy chấp nhận thanh toán của ngân hàng
Khách hàng gửi cho ngân hàng của mình lệnh thanh tốn một số tiền vào một ngày trong
tương lai, khi ngân hàng ký chấp nhận thanh tốn vào tờ lệnh thì có nghĩa là ngân hàng nhận
trách nhiệm thanh toán cho người cầm giấy chấp nhận đó. Lúc này, giấy chấp nhận có thể mua
bán ở các thị trường thứ cấp như các chứng chỉ khác của ngân hàng.
_ Các hợp đồng mua lại:
Là các hợp đồng mà nhà kinh doanh cam kết sẽ mua lại với mức giá cao hơn vào thời gian
sau những chứng khoán mà họ đã bán cho người mua.


_Trái phiếu ngắn hạn của các công ty
Là giấy nhận nợ ngắn hạn do các công ty phát hành nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời
thiếu hụt của công ty.
_ Tín phiếu ngân hàng
Là chứng chỉ vay nợ do ngân hàng trung ương phát hành bán cho các ngân hàng thương
mại và các tổ chức tín dụng.
_ Vốn dự trữ bắt buộc
Là khoản vốn mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải dự trữ dưới dạng tiền gửi ở
ngân hàng trung ương. Đây là công cụ để ngân hàng thương mại này có thể vay ngân hàng
thương mại khác thông qua hệ thống chuyển tiền của ngân hàng trung ương.
4. Các bộ phận chủ yếu của thị trƣờng tiền tệ
4.1. Thị trường cho vay ngắn hạn trực tiếp

93


Bao gồm thị trường chính thức và khơng chính thức
_ Thị trường chính thức là thị trường cho vay ngắn hạn của các tổ chức tín dụng theo
những nguyên tắc và điều kiện nhất định.
_ Thị trường khơng chính thức là thị trường cho vay nóng, chơi hụi giữa các doanh
nghiệp, các hộ gia đình, cá nhân dân cư. Thị trường khơng chính thức có tính rủi ro cao nên lãi
suất rất cao.
4.2. Thị trường hối đoái giao dịch các loại ngoại tệ
Thị trường hối đoái là nơi mà các doanh nghiệp, các hộ gia đình và Nhà nước có thể mua
bán, trao đổi hoặc vay mượn các nguồn tài chính bằng ngoại tệ.
4.3. Thị trường liên ngân hàng
Đây là thị trường dành cho các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trao đổi khả năng thanh
tốn cho nhau.
Các thành viên tham gia thị trường liên ngân hàng khi thiếu khả năng chi trả trong thanh
toán bù trừ được Ngân hàng nhà nước cho vay vốn để thanh toán. Các thành viên này được các

thành viên khác ưu tiên cho vay để trả nợ vay thanh toán bù trừ và mở rộng tín dụng ngắn hạn.
4.4. Thị trường chứng khốn ngắn hạn
Là thị trường mua bán các loại chứng khoán ngắn hạn như chứng chỉ tiền gửi ngân hàng,
tín phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc…
Ngồi các bộ phận trên đây, thị trường tiền tệ có thể chuyển giao quyền sử dụng các
nguồn tài chính ngắn hạn qua bộ phận thị trường mua lại các chứng khoán dài hạn sắp đến kỳ hạn
thanh toán.
III. Thị trƣờng vốn (1 tiết)
1. Khái niệm
Thị trường vốn là một bộ phận của thị trường tài chính được chun mơn hóa đối với các
nguồn tài chính được trao quyền sử dụng trung và dài hạn.
2. Đối tƣợng
Đối tượng của thị trường vốn là quyền sử dụng các nguồn tài chính trung và dài hạn
3. Cơng cụ
Cơng cụ của thị trường vốn là các chứng khốn trung và dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu
dài hạn, chứng chỉ đầu tư,…
4. Các bộ phận chủ yếu của thị trƣờng vốn
4.1. Thị trường cho vay dài hạn
Đây là bộ phận thị trường vốn diễn ra hoạt động cho vay các nguồn tài chính dài hạn giữa
chủ thể cung ứng nguồn tài chính dài hạn và chủ thể cần nguồn tài chính dài hạn mà khơng cần
phát hành các chứng khốn
4.2. Thị trường tín dụng th mua (Thị trường cho thuê tài chính)
Là một bộ phân của thị trường vốn, trong đó người cung nguồn tài chính đóng vai trò là
người cho thuê cam kết mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu của người thuê (người cần nguồn tài
chính) và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê.
Người cần nguồn tài chính sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn
đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Thời hạn này phải chiếm phân lớn thời gian hữu dụng của tài
sản. Tổng số tiền người thuê phải trả cho người cho thuê phải bằng hoặc lớn hơn giá thị trường

94



của tài sản cho thuê vào thời điểm ký hợp đồng. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê có quyền
chọn mua tài sản thuê với giá thấp hơn giá trị tài sản thuê tại thời điểm mua lại.
Thị trường tín dụng thuê mua giúp chủ thể cần nguồn tài chính có được nguồn tài chính
cần thiết trong khi khơng có tài sản thế chấp. Ở đây người cho thuê nắm quyền sở hữu pháp lý
đối với tài sản cho th nên người cho th khơng địi hỏi người th phải có tài sản thế chấp.
Đây là điểm khác biệt chủ yếu giữa thị trường tín dụng thuê mua và thị trường cho vay dài hạn
qua ngân hàng.
4.3. Thị trường chứng khoán trung và dài hạn
Là bộ phận chủ yếu của thị trường vốn, là nơi diễn ra hoạt động mua bán các loại chứng
khoán trung và dài hạn.
IV. Thị trƣờng chứng khoán (1,5 tiết)
1. Thị trƣờng chứng khoán sơ cấp
Thị trường chứng khoán sơ cấp là thị trường phát hành các loại chứng khoán, cho phép
các chủ thể kinh tế có thể tiếp nhận được các nguồn tài chính bằng việc phát hành các chứng
khoán mới.
1.1. Đối tượng và cơng cụ sử dụng trên thị trường chứng khốn sơ cấp
* Đối tượng mua bán: là quyền sử dụng các nguồn tài chính.
* Cơng cụ tài chính: chủ yếu là các loại chứng khoán mới phát hành.
Các loại chứng khoán này rất phong phú và đa dạng, bao gồm cả ngắn hạn, trung hạn và
dài hạn. Loại chứng khoán dài hạn chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu.
1.1.1. Cổ phiếu: là chứng khốn chứng nhận số vốn đã góp vào công ty cổ phần và quyền
lợi của người sở hữu chứng khốn đó đối với cơng ty cổ phần.
Người sở hữu cổ phiếu gọi là cổ đông, lợi tức mà công ty cổ phần trả cho cổ đông gọi là
cổ tức. Cổ phiếu có thể được dùng để thế chấp, chuyển nhượng mua bán; nó trở thành một cơng
cụ chủ yếu của thị trường chứng khốn. Cổ phiếu có thể chia thành 2 loại:
_ Cổ phiếu thường: là cổ phiếu mang lại cho người sở hữu nó những quyền lợi thông
thường như:
+ Quyền được nhận cổ tức theo kết quả hoạt động của công ty và theo tỷ lệ phần vốn góp.

+ Quyền bỏ phiếu bầu ra Hội đồng quản trị.
+ Quyền bỏ phiếu cho các vấn đề ảnh hưởng đến tồn bộ hoạt động của cơng ty như sáp
nhập công ty, giải thể...
+ Quyền kiểm tra sổ sách của công ty.
+ Quyền được chia số tiền do giải thể cơng ty sau khi đã thanh tốn hết các khoản nợ và
khoản ưu đãi khác.
_ Cổ phiếu ưu đãi: là cổ phiếu mang lại cho người sở hữu nó được hưởng những khoản ưu
đãi nhất định so với cổ phiếu thường, như:

95


+ Cổ phiếu ưu đãi bỏ phiếu: liên quan đến lợi ích bỏ phiếu, khơng liên quan đến lợi ích tài
chính.
+ Cổ phiếu ưu đãi về lợi tức:
Cổ đơng được hưởng lợi tức cố định trên một cổ phiếu, không phụ thuộc vào kết quả
hoạt động của công ty.
Được nhận lợi tức trước những cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường.
Được chia tài sản do giải thể công ty trước các cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường.
Tuy nhiên cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi về lợi tức khơng có quyền bỏ phiếu và tham dự
các hội nghị của cơng ty. Đây là loại chứng khốn có tính chất lai ghép giữa cổ phiếu và trái
phiếu.
1.1.2. Trái phiếu: là một loại chứng khoán nợ chứng nhận khoản vay do người đi vay phát
hành cam kết trả lợi tức và hoàn trả vốn vay theo thời hạn nhất định cho người sở hữu chứng
khốn.
Thơng thường có các loại chứng khốn chủ yếu sau:
_ Trái phiếu chính phủ: do chính phủ trung ương, các chính quyền địa phương và các tổ
chức của chính phủ phát hành để có nguồn tài trợ cho việc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng
các cơng trình cơng cộng.
Ví dụ: cơng trái, trái phiếu cơng trình, trái phiếu kho bạc dài hạn, trái phiếu đảm bảo bằng

tài sản thế chấp...
_ Trái phiếu công ty ( Trái phiếu doanh nghiệp): do các công ty phát hành để vay vốn
trong nền kinh tế tài trợ cho các nhu cầu vốn, có tính chất dài hạn, chủ yếu là đầu tư vào tài sản
cố định.
Ví dụ: trái phiếu có thể thu hồi, trái phiếu có thể chuyển đổi, trái phiếu có tài sản cầm cố...
_ Trái phiếu của ngân hàng và các tổ chức tài chính phát hành nhằm huy động nguồn tài
chính dài hạn mở rộng quy mơ kinh doanh của mình.
* Các thơng tin trên tờ trái phiếu:
 Mệnh giá
 Thời hạn
 Lãi suất: thơng thường quy định theo lãi suất năm ( ví dụ như 10%/năm) hay lãi suất cho
toàn bộ kỳ hạn ( 50%/5 năm).
Cách tính lãi được quy định theo lãi đơn hoặc lãi kép ( ghép lãi hàng năm). Nếu trên tờ trái
phiếu khơng quy định gì thì ngầm định là lãi đơn.
 Phương thức rút lãi:
Rút lãi một lần: rút trước ( tại thời điểm mua trái phiếu) hoặc rút sau ( tại thời điểm
thanh toán trái phiếu).

96


Rút lãi nhiều lần ( Rút lãi hàng năm): rút trước ( tại thời điểm đầu năm) hoặc rút sau
( tại thời điểm cuối năm).
 Thông tin về chuyển nhượng.
1.2. Những chủ thể tham gia thị trường
_ Các chủ thể cần nguồn tài chính
Các chủ thể này huy động nguồn tài chính bằng cách phát hành các chứng khốn bao gồm:
Nhà nước, chính quyền các địa phương, các tổ chức tài chính và ngân hàng, các doanh nghiệp đặc
biệt là cơng ty cổ phần cần huy động nguồn tài chính để hình thành, tăng thêm vốn tự có bằng
cách phát hành cổ phiếu.

_ Các chủ thể cung ứng nguồn tài chính
Các chủ thể này mua các chứng khốn mới phát hành với tư cách là người đầu tư, bao
gồm: các hộ gia đình ( hay cá nhân), các tổ chức tham gia đầu tư chuyên nghiệp chuyên đầu tư
vào chứng khốn để kiếm lời ( các cơng ty đầu tư, cơng ty bảo hiểm, các quỹ hưu trí...). Ngồi ra,
cịn có các cơng ty chứng khốn, ngân hàng, các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp cơng thương
nghiệp có nguồn tài chính nhàn rỗi đầu tư mua chứng khốn mới phát hành để kiếm lời.
_ Chủ thể mơi giới đóng vai trò bảo lãnh
Trong trường hợp cần huy động nguồn tài chính lớn, phải phát hành một khối lượng chứng
khốn lớn, địi hỏi chủ thể cần nguồn tài chính phải am hiểu thị trường và kỹ thuật phát hành mới
đảm bảo thành công; do vậy các chủ thể này thường phải nhờ người bảo lãnh ( có thể là cơng ty
chứng khoán, hoặc ngân hàng), người bảo lãnh sẽ cố vấn cho chủ thể này trong việc phát hành và
đảm bảo việc tiêu thụ chứng khoán đã phát hành thu nguồn tài chính về cho người phát hành.
Người bảo lãnh phải có tư cách pháp nhân.
1.3. Cơ chế hoạt động của thị trường chứng khoán sơ cấp
Cơ chế hoạt động của thị trường này là cơ chế phát hành. Để phát hành chứng khốn, chủ
thể cần nguồn tài chính thường nhờ đến người bảo lãnh thực hiện phương thức uỷ thác phát hành
hoặc phát hánh theo kiểu đấu giá.
_ Ở phương thức uỷ thác phát hành, những người nhận bảo lãnh tập hợp lại thành một tổ
chức chung dưới hình thức một tổ hợp phát hành. Các thành viên của tổ hợp sẽ thoả thuận về
phương thức bán và phân phối thù lao, sau đó mỗi thành viên sẽ nhận được một lượng chứng
khoán nhất định để bán cho nhà đầu tư theo giá đã công bố.
_ Ở phương thức phát hành theo kiểu đấu giá, các chủ thể phát hành thông báo tiến hành
đấu giá. Căn cứ vào bảng tổng hợp xin mua của các tổ chức tham gia đấu giá xếp theo thứ tự giá
chào từ cao xuống thấp, chủ thể phát hành đáp ứng mọi lệnh bắt đầu từ giá cao nhất cho tới khi
đạt được tổng số tiền mà họ muốn. Để đảm bảo cân đối về cung cầu chứng khoán trên thị trường
sơ cấp, các chủ thể phát hành khi phát hành một khối lượng chứng khốn lớn phải đệ trình thơng
báo tới uỷ ban phát hành để xét duyệt lịch trình phát hành.
2. Thị trƣờng chứng khoán thứ cấp

97



Thị trường chứng khoán thứ cấp là thị trường lưu thơng, thị trường mua đi bán lại các
chứng khốn đã được phát hành trên thị trường chứng khoán sơ cấp, làm thay đổi quyền sở hữu
chứng khoán.
Đối tượng mua bán trên thị trường này vẫn là quyền sử dụng các nguồn tài chính nhưng
thực hiện dưới hình thức mua bán các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường chứng
khoán sơ cấp
2.1. Cơ cấu tổ chức cần thiết cho thị trường chứng khoán thứ cấp
_ Người đầu tư: Hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường này diễn ra giữa những
nhà đầu tư. Thị trường chỉ có thể hoạt động bình thường nếu như thường xun có nhu cầu mua
và nhu cầu bán các loại chứng khoán đã phát hành trên thị trường vốn sơ cấp. Từ những phân tích
riêng và nhu cầu sử dụng các nguồn tài chính của mình, các nhà đầu tư đi đến quyết định bán số
chứng khốn mà mình có trong tay hoặc mua lại chứng khoán của nhà đầu tư khác với mục đích
thu được những khoản lợi trước mắt hoặc tương lai. Có thể nhà đầu tư bán chứng khốn mình có
trong tay chỉ vì muốn giảm rủi ro trong đầu tư.
_ Các tổ chức quản lý giám sát thị trường
Để đảm bảo cho thị trường hoat động lành mạnh, có hiệu quả; trên thị trường chứng khốn
thứ cấp có các tổ chức quản lý giám sát thị trường nhằm giám sát các hoạt động của thị trường
như cấp giấy phép, giám sát các hoạt động của các công ty chứng khốn, kiểm tra tính hợp thức
của các nghiệp vụ giao dịch trên thị trường, kiểm tra tính chính xác của các tài liệu thông tin của
các doanh nghiệp tham gia thị trường... Ở nước ta, tổ chức này được gọi là Uỷ ban chứng khoán
Nhà nước được thành lập ngày 28/11/1996.
_ Người mơi giới
Người mơi giới là người đóng vai trị trung gian giữa người bán và người mua chứng
khốn, làm cho cung và cầu về chứng khoán gặp nhau dễ dàng. Người mơi giới có thể là thể nhân
hoặc pháp nhân, phải là người thơng thạo tình hình của thị trường chứng khốn.
Ở đây, người mơi giới chủ yếu là các cơng ty chứng khốn. Các cơng ty này có thể thực
hiện tồn bộ hay một phần trong các hoạt động chính là bảo lãnh phát hành chứng khốn, mơi
giới mua và bán chứng khốn cho chính mình để thu lợi nhuận.

_ Sở giao dịch chứng khoán hay Trung tâm giao dịch chứng khoán: là trung tâm giao dịch
mua bán các loại chứng khoán được tổ chức hết sức chặt chẽ.
Sở giao dịch có các chức năng chủ yếu là: tổ chức, tạo điều kiện cho việc giao dịch, mua
bán chứng khốn tiến hành thuận lợi, cơng khai, đúng pháp luật và cung cấp cho người đầu tư
những thông tin cần thiết liên quan đến chứng khoán được giao dịch trên thị trường.
Sở giao dịch có thể tổ chức theo kiểu công lập, tức là Nhà nước đứng ra tổ chức và làm
chủ sở hữu Sở giao dịch ( như ở Việt nam), có thể tổ chức theo kiểu công ty do một số người
cùng tự nguyện hùn vốn thành lập ( như ở Anh, Mỹ ).
Thành viên của SGDCK chủ yếu là những người môi giới như các cơng ty chứng khốn,
các ngân hàng thực hiện vai trị môi giới và các nhà môi giới tư nhân.

98


_ Các tổ chức khác có liên quan đến nghiệp vụ chứng khốn như: cơng ty tư vấn đầu tư
chứng khoán, hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán, các tổ chức ký gửi và thanh tốn chứng
khốn, cơng ty đánh giá hệ số tín nhiệm...
2.2. Các hoạt động chủ yếu của thị trường chứng khoán thứ cấp
Hoạt động chủ yếu của thị trường này là cung cấp lệnh mua, bán chứng khoán và giao
dịch chứng khoán.
a. Cung cấp lệnh mua, bán chứng khoán
Các yêu cầu của những người muốn bán và người muốn mua chứng khoán thể hiện cung
và cầu về chứng khoán trên thị trường vốn thứ cấp và được cụ thể hoá bằng những “ lệnh” của
khách hàng giao cho người môi giới. Nội dung cơ bản của một lệnh giao dịch gồm: tên chứng
khoán, lệnh mua hay bán, số lượng chứng khoán, loại lệnh và thời hạn hiệu lực của lệnh.
_ Giao dịch chứng khoán: là hoạt động trả tiền mua và giao chứng khoán bán. Có 3
phương thức giao dịch:
+ Giao dịch trả tiền ngay: việc trả tiền mua và giao chứng khoán đã chấp nhận bán được
thực hiện ngay.
+ Giao dịch theo kỳ hạn: hợp đồng mua bán chứng khoán được ký kết tại một thời điểm

nào đó nhưng phải sau một kỳ hạn nhất mới thực hiện việc thanh toán ( người mua trả tiền, người
bán giao chứng khốn).
+ Giao dịch theo hình thức tín dụng: người mua chứng khốn chỉ phải trả ngay một phần
tiền, phần cịn lại do người mơi giới ở SGDCK ứng ra trả cho người bán. Người mua phải trả lợi
tức cho người môi giới về số tiền ứng ra. Đến một kỳ hạn nhất định, nếu người mua khơng có đủ
tiền để thanh tốn cho người mơi giới thì người mơi giới có quyền bán những chứng khốn đó.
b. Định giá chứng khốn ( Định giá phương tiện tài chính)
Định giá chứng khốn tại SGDCK là xác định giá giao dịch của một loại chứng khoán tại
một thời điểm nhất định. Đây là giá thị trường của chứng khốn hay cịn gọi là thị giá chứng
khốn, nó được hình thành từ sự cân bằng tại một thời điểm giữa cung và cầu về loại chứng
khốn đó xuất phát từ các lệnh giao dịch đưa ra trên thị trường. Tại giá xác định, lệnh mua và bán
được thực hiện nhiều nhất.
_ Cổ phiếu: được mua bán theo thị giá cổ phiếu.
Cổ tức của cổ phiếu
Thị giá cổ phiếu =
Lãi suất tiền gửi ngân hàng
+ Ví dụ: Cổ phiếu của công ty A:
Mệnh giá: 10.000đ/1cp.
Cổ tức được hưởng: 1.000đ/1cp/1 năm.
Lãi suất tiền gửi ngân hàng: 8%/ năm.

99


1.000
Thị giá cổ phiếu =

= 12.500đ/1cp.
8%


+ Các nhân tố ảnh hưởng tới thị giá cổ phiếu:
 Yếu tố nội tại:
Thị giá cổ phiếu phụ thuộc vào lợi tức cổ phần của doanh nghiệp, hay nói cách khác là
phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy chất lượng ban lãnh đạo doanh
nghiệp cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu của công ty.
Ngồi ra thị giá cổ phiếu cịn phụ thuộc vào tương lai phát triển của doanh nghiệp. Một
doanh nghiệp hiện tại mức doanh lợi chưa cao nhưng có nhiều triển vọng và hứa hẹn nhiều lãi thì
cầu cổ phiếu của doanh nghiệp tăng làm giá cổ phiếu tăng.
 Yếu tố bên ngoài( các nhân tố về kinh tế va tiền tệ và các yếu tố về tình hình chính trị, xã
hội và quân sự ):
Các yếu tố về kinh tế và tiền tệ:
Chính sách kinh tế và triển vọng tiến triển của nền kinh tế quốc dân cũng như tình hình
kinh tế trong vùng và tình hình kinh tế thế giới.
Tình hình lạm phát.
Tình hình biến động lãi suất dài hạn trên thị trường.
Các yếu tố về tình hình chính trị - xã hội - quân sự: ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh
của doanh nghiệp, từ đó có ảnh hưởng tức thời đến giá cả cổ phiếu trên thị trường.
 Các yếu tố kỹ thuật của thị trường:
Nhờ vào kỹ thuật tổ chức thị trường và các thể thức hoạt động của nó, người ta tác động
đến cung cầu chứng khốn thơng qua việc cho phép tổ chức đầu tư chun nghiệp đứng ra mua
bán chứng khốn, từ đó điều chỉnh cung cầu, điều hoà giá cả trên thị trường, tránh sự tăng hoặc
giảm giá quá mức các chứng khoán.
_ Trái khoán, giấy nhận nợ ngắn hạn:
+ Phương tiện có lãi suất: ( Cơng trái, tín phiếu).
* Theo lãi suất đơn:

Pv = Po * ( 1 + R * N ) ( Rút lãi sau 1 lần)

* Theo lãi suất kép:


P v = Po * ( 1 + R ) N

* Pv = Po

( Rút lãi sau 1 lần)

( Rút lãi trước 1 lần)

Trong đó:
Pv : Trị giá trái khoán tại thời điểm đáo hạn.
Po : Mệnh giá trái khoán tại thời điểm mua ( Vốn ban đầu) .
R : Lãi suất của trái khoán.

100


N : Thời hạn của trái khốn.
Ví dụ: Ơng A mua một tờ công trái, mệnh giá 200.000 VNĐ, thời hạn 3 năm, lãi
suất: 10%/năm. Rút lãi sau một lần. Hỏi đến thời điểm thanh tốn tờ cơng trái ơng A nhận được
bao nhiêu tiền? ( trong cả 2 trường hợp lãi suất đơn và lãi suất kép).
 Trong trường hợp lãi đơn:
Trị giá tờ công trái tại thời điểm thanh toán:
Pv = Po * ( 1 + R * N ) = 200.000 * ( 1 + 10% * 3 ) = 260.000 VNĐ
 Trong trường hợp lãi kép:
Trị giá tờ cơng trái tại thời điểm thanh tốn:
Pv = Po * ( 1 + R ) N = 200.000 * ( 1 + 10% )3 = 266.200 VNĐ
+ Phương tiện khơng có lãi suất: Tại ngày đáo hạn: Pv = Po
 Mua đi bán lại trên thị trường
Nguyên tắc định giá là khấu trừ theo mức lãi suất mong đợi.
Theo lãi suất đơn:


Po = Pv = P’o * ( 1 + R’ * N’ )

Theo lãi suất kép:

Po = Pv = P’o * ( 1 + R’ )N’

Trong đó:
Po , Pv : mệnh giá trái khoán.
P’o: trị giá trái khoán người mua chấp nhận mua lại.
R’ : lãi suất mong đợi của người mua lại trái khoán.
N’ : thời hạn cịn lại của trái khốn.
Ví dụ: Doanh nghiệp B được hưởng một tờ hối phiếu 50.000 USD, hẹn sau 3 tháng sẽ đến
hạn trả. Sau 1 tháng Doanh nghiệp B đem tờ hối phiếu bán. Họ hy vọng người mua sẽ chấp nhận
với lãi suất 2%/tháng. Hãy xác định giá bán hộ Doanh nghiệp B.
 Trong trường hợp lãi đơn: Po = Pv = 50.000 USD
Pv
P’o =

50.000
=

1+ R’ * N’

= 48.077 USD
1+ 2% * 2

 Trong trường hợp lãi kép:
Pv
P’o =


50.000
=

( 1+ R’ ) N’

= 48.058 USD
(1+ 2% ) 2

101


Cơ chế hoạt động của thị trường vốn thứ cấp tạo ra tính thanh khoản cao của các
chứng khốn, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư di chuyển hướng sử dụng nguồn tài chính từ lĩnh
vực này sang lĩnh vực khác, từ khu vực này sang khu vực khác. Thị giá chứng khoán được xác
định trên thị trường vốn thứ cấp là yếu tố để người phát hành tham khảo cho việc phát hành
chứng khoán mới trên thị trường sơ cấp.
V.Vai trị của Nhà nƣớc trong việc hình thành, phát triển thị trƣờng tài chính (0,5 tiết)
Nhà nước có vai trị quan trọng trong việc hình thành và phát triển thị trường tài chính.
Điều này một mặt xuất phát từ chức năng quản lý nền kinh tế của Nhà nước, mặt khác xuất phát
từ yêu cầu đảm bảo cho thị trường tài chính vận hành an tồn và có hiệu quả.
1. Nhà nƣớc tạo khuôn khổ pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của thị trƣờng đồng
thời thực hiện giám sát đối với hoạt động của thị trƣờng tài chính
_ Nhà nước xây dựng, ban hành hệ thống luật pháp tạo khuôn khổ pháp lý cho sự ra đời
hoạt động của thị trường tài chính như quy chế pháp lý đối với các chủ thể tham gia thị trường,
quy chế pháp lý về việc phát hành, mua bán các chứng khoán, quy chế về tổ chức phát hành...
Đây chính là cơ sở pháp lý điều chỉnh các hành vi của người phát hành, người đầu tư và các tổ
chức trung gian tài chính, giải quyết các tranh chấp và xử lý các vi phạm trong hoạt động của thị
trường tài chính.
_ Nhà nước cũng thơng qua hệ thống pháp luật đã ban hành và các cơ quan chuyên trách

thực hiện chức năng quản lý giám sát thị trường để quản lý, giám sát, điều chỉnh sự hoạt động của
thị trường tài chính. Cơ quan chuyên trách quản lý giám sát thị trường tài chính ở Việt nam là Uỷ
ban chứng khoán Nhà nước.
2. Nhà nƣớc tạo ra mơi trƣờng kinh tế cho sự hình thành và phát triển của thị
trƣờng tài chính
_ Thơng qua cơ chế và chính sách quản lý kinh tế, tài chính của mình, Nhà nước tạo ra cơ
cấu kinh tế hợp lý với tốc độ tăng trưởng ổn định, kiểm soát được lạm phát, ổn định thị trường và
giá cả. Đây là tiền đề cần thiết cho thị trường tài chính hoạt động.
Ví dụ:
+ Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển nền kinh tế nhiều thành phần; chính
sách mở cửa nền kinh tế, đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, từ đó thúc
đẩy kinh tế hàng hố phát triển, đảm bảo lưu thơng tiền tệ ổn định tạo điều kiện cho thị trường tài
chính hình thành và phát triển.
+ Chính sách thuế được áp dụng thống nhất, không phân biệt thành phần kinh tế, tạo mơi
trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tận dụng mọi thế mạnh của các thành
phần kinh tế phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế.
_ Bằng các chính sách thuế, lãi suất, tiền tệ... phù hợp có tác dụng thúc đẩy tăng cường
tiết kiệm, khuyến khích đầu tư dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Điều này làm xuất
hiện nhu cầu về vốn cũng như tăng khả năng cung ứng vốn trong nền kinh tế, thúc đẩy sự phát
triển các hình thức huy động vốn bằng nhiều cơng cụ tài chính khác nhau, tạo ra hàng hố cho thị
trường tài chính hoạt động.
Ví dụ:

102


+ Việc tăng thuế suất đối với tiêu dùng và giảm thuế suất đối với hoạt động đầu tư sẽ tác
động đến cung cầu nguồn tài chính trên thị trường.
+ Chính sách lãi suất tiền gửi thích hợp sẽ khuyến khích dân chúng tiết kiệm và đầu tư
làm tăng khả năng cung ứng nguồn tài chính và nhu cầu hoạt động nguồn tài chính trong nền kinh

tế.
+ Chính sách tài chính nhằm tận dụng nguồn tài chính và sử dụng các nguồn tài chính tiết
kiệm, có hiệu quả cùng với các biện pháp huy động nguồn vay để bù đắp bội chi NSNN vừa góp
phần kiềm chế lạm phát, vừa góp phần tạo cơng cụ cho thị trường tài chính.
_ Nhà nước còn định hướng cho sự phát triển của thị trường tài chính thơng qua việc vạch
ra chính sách phát triển dài hạn cho thị trường. Bên cạnh đó Nhà nước cịn đóng vai trị quan
trọng trong việc xây dựng những cơ sở vật chất cho thị trường, tạo ra hệ thống máy móc thiết bị,
trụ sở làm việc, nơi giao dịch của thị trường tài chính tập trung.
3. Nhà nƣớc đào tạo con ngƣời cung cấp cho thị trƣờng tài chính
Cơ chế hoạt động của thị trường tài chính rất phức tạp, địi hỏi một đội ngũ những người
làm công tác quản lý, kinh doanh, môi giới...trên thị trường phải có kiến thức tương đối tồn diện
cả về kinh tế, thương mại, luật pháp, ngoại ngữ, tin học và am hiểu thực hành. Việc tổ chức đào
tạo con người là hết sức cần thiết, đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, cơng sức cũng như chi phí lớn
với một kế hoạch đào tạo thật chặt chẽ và khoa học. Để đáp ứng nhu cầu đó, Nhà nước là người
trực tiếp xác định nội dung, chương trình đào tạo theo một kế hoạch thống nhất và cần thiết phải
bố trí một phần kinh phí quan trọng từ NSNN.
C. TĨM TẮT CHƢƠNG
1. Thị trường tài chính là thị trường mà ở đó diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán
quyền sử dụng các nguồn tài chính thơng qua những phương thức giao dịch và cơng cụ tài chính
nhất định. Thị trường tài chính là một loại thị trường đặc biệt nên đối tượng mua bán trên thị
trường tài chính là một loại hàng hố đặc biệt: đó là quyền sử dụng vốn ngắn hạn và dài hạn. Giá
cả của quan hệ mua bán trên thị trường tài chính chính là số lợi tức mà người mua quyền sử dụng
nguồn tài chính trả cho người bán quyền sử dụng nguồn tài chính. Các cơng cụ chủ yếu được sử
dụng trên thị trường tài chính là các chứng khốn. Chứng khốn được có nhiều loại theo các cách
phân loại khác nhau: phân loại theo kỳ hạn huy động vốn, phân loại theo chủ thể phát hành, phân
loại theo hình thức chứng khốn, phân loại theo lợi ích chứng khốn, phân loại theo tính chất
người phát hành, phân loại theo tính chất chứng khốn.
2. Thị trường tài chính có nhiều loại khác nhau dựa trên các cách phân loại khác nhau: căn
cứ theo phương thức huy động nguồn tài chính, căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn tài chính,
căn cứ vào tính chất pháp lý, căn cứ vào thời hạn sử dụng nguồn tài chính huy động được.

3. Thị trường tài chính có vai trị quan trọng trong việc thu hút, huy động các nguồn tài
chính nhàn rỗi trong xã hội góp phần tài trợ cho nhu cầu phát triển kinh tê - xã hội. Thị trường tài
chính thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính trong xã hội, tạo điều kiện thuận
lợi dễ dàng cho việc luân chuyển vốn và di chuyển vốn từ lĩnh vực kinh doanh kém hiệu quả sang
lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả. Thị trường tài chính đóng vai trị quan trọng trong việc thực
hiện chính sách tài chính - tiền tệ của Nhà nước trong việc điều hoà các hoạt động kinh tê - xã

103


hội.Thị trường tài chính góp phần tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư nước ngồi. Việc
hình thành và phát triển thị trường tài chính địi hỏi phải có các điều kiện nhất định.
4. Thị trường tiền tệ là một bộ phận của thị trường tài chính được chun mơn hóa đối với
các nguồn tài chính được trao quyền sử dụng ngắn hạn. Đối tượng của thị trường tiền tệ là quyền
sử dụng các nguồn tài chính có thời hạn sử dụng ngắn. Trên thị trường tiền tệ có nhiều cơng cụ
khác nhau. Thị trường tiền tệ bao gồm các bộ phận sau: Thị trường cho vay ngắn hạn trực tiếp,
Thị trường hối đoái giao dịch các loại ngoại tệ, Thị trường liên ngân hàng, Thị trường chứng
khoán ngắn hạn.
5. Thị trường vốn là một bộ phận của thị trường tài chính được chun mơn hóa đối với
các nguồn tài chính được trao quyền sử dụng trung và dài hạn. Đối tượng của thị trường vốn là
quyền sử dụng các nguồn tài chính trung và dài hạn. Cơng cụ của thị trường vốn là các chứng
khoán trung và dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu dài hạn, chứng chỉ đầu tư,… Thị trường vốn bao
gồm các bộ phận sau: Thị trường cho vay dài hạn, Thị trường tín dụng thuê mua (Thị trường cho
thuê tài chính), Thị trường chứng khoán trung và dài hạn.
6. Thị trường chứng khoán bao gồm thị trường chứng khoán sơ cấp và thị trường chứng
khoán thứ cấp.Thị trường chứng khoán sơ cấp là thị trường phát hành các loại chứng khoán, cho
phép các chủ thể kinh tế có thể tiếp nhận được các nguồn tài chính bằng việc phát hành các chứng
khốn mới. Thị trường chứng khoán thứ cấp là thị trường lưu thơng, thị trường mua đi bán lại các
chứng khốn đã được phát hành trên thị trường chứng khoán sơ cấp, làm thay đổi quyền sở hữu
chứng khoán. Thị trường chứng khoán sơ cấp và thị trường chứng khoán thứ cấp có mối quan hệ

chặt chẽ với nhau.
7. Nhà nước có vai trị quan trọng trong việc hình thành và phát triển thị trường tài chính.
Nhà nước tạo khn khổ pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của thị trường đồng thời thực hiện
giám sát đối với hoạt động của thị trường tài chính. Nhà nước tạo ra mơi trường kinh tế cho sự
hình thành và phát triển của thị trường tài chính. Nhà nước đào tạo con người cung cấp cho thị
trường tài chính.
D. BÀI TẬP VÀ CÂU HỎI ÔN TẬP
I. Một số bài tập (2 tiết)
Bài tập số 1
Doanh nghiệp Y được hưởng một tờ hối phiếu trị giá 100.000 USD, hẹn sau 3 tháng đến
hạn trả. Doanh nghiệp Y đem bán ngay. Họ hy vọng người mua chấp nhận với lãi suất 2%/tháng.
Hãy xác định giá bán hộ doanh nghiệp Y trong trường hợp:
a. Lãi suất người mua chấp nhận là lãi suất đơn.
b. Lãi suất người mua chấp nhận là lãi suất kép.
Bài tập số 2
Doanh nghiệp A được hưởng một tờ hối phiếu trị giá 50.000USD, hẹn sau 3 tháng sẽ đến
hạn trả. Sau 1 tháng doanh nghiệp A đem tờ hối phiếu đến NHTM X để vay tiền. NHTM A đồng
ý cho vay với lãi suất chiết khấu 2,5%/tháng.
Yêu cầu: Doanh nghiệp A có thể được vay tối đa là bao nhiêu trong trường hợp:
a. Lãi suất chiết khấu là lãi suất đơn.
b. Lãi suất chiết khấu là lãi suất kép.

104


Bài tập số 3
Ơng A mua một tờ cơng trái, mệnh giá 300.000 đồng, thời hạn 3 năm, lãi suất 10%/năm (
lãi suất đơn), rút lãi sau 1 lần. Sau 1 năm ơng đem bán. Ơng hy vọng người mua chấp nhận lãi
suất được hưởng là 11%/năm ( lãi đơn). Hãy định giá bán hộ ông A.
Trong trường hợp người mua chỉ chấp nhận lãi suất kép được hưởng là 11,5%/năm thì giá

cao nhất ơng A có thể bán là bao nhiêu?
Bài tập số 4
Ơng A có một tờ trái phiếu trị giá 30 triệu đồng phát hành vào đầu năm 2000 với lãi suất
kép 8%/năm, trái phiếu rút lãi sau 1 lần và đáo hạn vào đầu năm 2006. Hiện nay ( đầu năm 2004),
ơng A đang có nhu cầu bán với giá 38 triệu đồng.
a. Nếu bạn là nhà đầu tư, bạn sẽ chọn mua tờ trái phiếu này hay gửi tiết kiệm ngân hàng
nếu lãi suất tiền gửi ngân hàng là 10%/năm ( lãi suất đơn).
b. Quyết định của bạn sẽ như thế nào nếu lãi suất tiền gửi ngân hàng là 12%/năm ( lãi suất
kép).
Bài tập số 5
a. Hãy chọn mua 1 trong 2 loại trái phiếu:

Loại

Mệnh giá

Lãi suất trái phiếu

Thời hạn

Trái phiếu

(triệu đồng)

(%/năm)

( năm )

Thời điểm bán
sau phát hành


Giá bán
(triệu đồng)

1

35

8,0

3

1 năm

38

2

50

8,5

5

3 năm

60

Biết rằng:


+ Cả 2 loại trái phiếu này đều rút lãi một lần khi đáo hạn.
+ Lãi suất của 2 loại trái phiếu đều tính đơn.

b. Trong trường hợp lãi suất trái phiếu là lãi suất kép: bạn sẽ quyết định như thế nào? Tại
sao?

105


Bài tập số 6
Công ty A quyết định đầu tư vốn mua lại 1 trong 2 loại trái phiếu sau:

Loại

Mệnh giá

Lãi suất trái phiếu

Thời hạn

Trái phiếu

(triệu đồng)

(%/năm)

( năm )

Thời điểm bán
sau phát hành


Giá bán
(triệu đồng)

1

60

7,0

5

3 năm

75

2

50

8,0

4

2 năm

60

Hãy tính giúp cơng ty A nên lựa chọn mua loại trái phiếu nào để có lợi hơn.
Biết rằng:


+ Cả 2 loại trái phiếu này đều rút lãi một lần khi đáo hạn.
+ a. Lãi suất 2 loại trái phiếu đều là lãi suất kép.
b. Lãi suất 2 loại trái phiếu đều là lãi suất đơn.

Bài tập số 7
Hãy chọn mua 1 trong 2 loại trái phiếu sau:

Loại

Mệnh giá

Lãi suất trái phiếu

Thời hạn

Thời điểm bán

Giá bán

Trái phiếu

(triệu đồng)

(%/năm)

( năm )

sau phát hành


(triệu đồng)

1

30

8,0

4

2 năm

34

2

40

8,5

5

3 năm

48,5

Biết rằng:

+ Cả 2 loại trái phiếu này đều rút lãi một lần khi đáo hạn.
+ Lãi suất 2 loại trái phiếu đều là lãi suất đơn.


106


Bài tập số 8
a. Hãy chọn mua 1 trong 2 loại trái phiếu:

Loại

Mệnh giá

Trái phiếu

(triệu đồng)

Lãi suất trái phiếu
(%/năm)

Thời hạn
( năm )

Thời điểm bán
sau phát hành

Giá bán
(triệu đồng)

1

30


5,0

4

2 năm

26

2

40

5,1

5

3 năm

35

Biết rằng:

+ Cả 2 loại trái phiếu này đều rút lãi trước một lần.
+ Lãi suất của 2 loại trái phiếu đều là lãi suất kép.

b. Trong trường hợp lãi suất trái phiếu là lãi suất đơn: hãy cho ý kiến của bạn. Tại sao?
Bài tập số 9
Hãy chọn mua 1 trong 2 loại trái phiếu sau:


Loại

Mệnh giá

Trái phiếu

(triệu đồng)

Lãi suất trái phiếu
(%/năm)

Thời hạn
( năm )

Thời điểm bán
sau phát hành

Giá bán
(triệu đồng)

1

80

5,2(đơn)

7

4 năm


65

2

75

4,2(kép)

8

5 năm

60

Biết rằng:

+ Cả 2 loại trái phiếu này đều rút lãi trước một lần.

107


Bài tập số 10
Hãy chọn mua 1 trong 2 loại trái phiếu sau:

Loại

Mệnh giá

Trái phiếu


(triệu đồng)

Lãi suất trái phiếu
(%/năm)

Thời hạn
( năm )

Thời điểm bán
sau phát hành

Giá bán
(triệu đồng)

1

32

5,3

5

3 năm

28

2

30


5,0

6

4 năm

26

Biết rằng:

+ Cả 2 loại trái phiếu này đều rút lãi trước một lần.
+ Lãi suất 2 loại trái phiếu đều là lãi suất kép.

Bài tập số 11
Hãy chọn mua 1 trong 2 loại trái phiếu:

Loại

Mệnh giá

Trái phiếu

(triệu đồng)

Lãi suất trái phiếu

Thời hạn

Thời điểm bán


Giá bán

(%/năm)

( năm )

sau phát hành

(triệu đồng)

1

45

7,0 (kép)

3

1 năm

50

2

50

8,0 (đơn)

4


2 năm

59

Biết rằng:

+ Cả 2 loại trái phiếu này đều rút lãi sau một lần.

108


Bài tập số 12
Công ty X quyết định đầu tư vốn mua lại 1 trong 2 loại trái khoán sau:

Loại

Mệnh giá

Lãi suất trái phiếu

Trái khoán

(triệu đồng)

1

60

5,5 (đơn)


5

3 năm

52

2

65

5,2(kép)

4

2 năm

56

(%/năm)

Thời hạn

Thời điểm bán

Giá bán

( năm )

sau phát hành


(triệu đồng)

Biết rằng: Cả 2 loại trái khoán này đều rút lãi trước 1 lần.
Bài tập số 13
Có thơng tin sau:
Loại

Mệnh giá

Lãi suất trái phiếu

Thời hạn

Thời điểm bán

Giá bán

Trái phiếu

(triệu đồng)

(%/năm)

( năm)

sau phát hành

(triệu đồng)

1


45

8,0 (đơn)

6

2 năm

50

2

54

7,0 (kép

5

1 năm

56,5

Theo anh (chị), ơng A có nên đầu tư vào trái phiếu khơng? Nếu có thì ông
nên đầu tư vào loại trái phiếu nào để có lợi hơn? Tại sao?
Biết rằng:
+ Trái phiếu loại 1, 2 rút lãi sau 1 lần.
+ Lãi suất mong đợi từ đầu tư trái phiếu của ông A là 7,5%/năm (lãi suất kép).

109



Bài tập số 14
Hãy chọn mua 1 trong 2 loại trái phiếu:
Loại

Mệnh giá

Lãi suất trái phiếu

Thời hạn

Thời điểm bán

Giá bán

Trái phiếu

(triệu đồng)

(%/năm)

( năm )

sau phát hành

(triệu đồng)

1


40

7,0

6

3 năm

47

2

50

5,3

5

2 năm

41

Biết rằng:

+ Trái phiếu loại 1 rút lãi sau một lần.
+ Trái phiếu loại 2 rút lãi trước một lần.
+ Lãi suất 2 loại trái phiếu đều là lãi suất đơn.

Bài tập số 15 Có thơng tin sau:
Loại


Mệnh giá

Lãi suất trái phiếu

Thời hạn

Thời điểm bán
sau phát hành

Trái phiếu

(triệu đồng)

(%/năm)

( năm)

1

40

5,5

6

3 năm

33


2

35

8

5

2 năm

40,5

Giá bán
(triệu đồng)

Theo anh(chị), ông A nên đầu tư vào trái phiếu hay gửi tiết kiệm? Nếu đầu tư vào trái phiếu thì
ơng nên chọn loại trái phiếu nào để có lợi hơn? Tại sao?
Biết rằng: + Lãi suất 2 loại trái phiếu là lãi suất đơn
+ Trái phiếu loại 1 rút lãi trước 1 lần
+ Trái phiếu loại 2 rút lãi sau 1 lần
+ Lãi suất tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 3 năm rút lãi sau 1 lần là 7,25%/năm (lãi
suất đơn)

110


Bài tập số 16 Có thơng tin sau:
Loại

Mệnh giá


Lãi suất trái phiếu

Thời hạn

Thời điểm bán
sau phát hành

Trái phiếu

(triệu đồng)

(%/năm)

( năm)

1

90

5,0 (đơn)

9

4 năm

66

2


78

4,5 (kép)

8

3 năm

57

Giá bán
(triệu đồng)

Theo anh (chị), ông B có nên đầu tư vào trái phiếu khơng? Nếu có thì ơng nên đầu tư vào
loại trái phiếu nào? Biết rằng:
+ Trái phiếu loại 1, 2 rút lãi trước 1 lần.
+ Lãi suất mong đợi từ đầu tư trái phiếu của ông B là 7,3 %/năm (lãi suất kép).
Bài tập số 17 Có thơng tin sau:

Loại

Mệnh giá

Lãi suất trái phiếu

Thời hạn

Thời điểm bán
sau phát hành


Trái phiếu

(triệu đồng)

(%/năm)

( năm)

1

75

7,8(đơn)

5

3 năm

92

2

80

5,4(kép)

4

2 năm


70

Giá bán
(triệu đồng)

Theo anh(chị), ông C nên đầu tư vào trái phiếu hay gửi tiết kiệm? Nếu đầu tư vào trái phiếu
thì ơng nên chọn loại trái phiếu nào để có lợi hơn? Tại sao?
Biết rằng: + Trái phiếu loại 1 rút lãi 1 lần khi đáo hạn.
+ Trái phiếu loại 2 rút lãi trước 1 lần
+ Lãi suất tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 2 năm rút lãi sau 1 lần là 6,95%/năm (lãi
suất kép)

111


Bài tập số 18
Có thơng tin sau:
Loại
Trái phiếu

Mệnh giá
(triệu đồng)

Lãi suất
trái phiếu
(%/năm)

Thời hạn
( năm)


Thời điểm bán
sau phát hành

Giá bán
(triệu đồng)

1

65

6,5(kép)

6

3 năm

52

2

60

7,0 (kép)

5

2 năm

68


3

40

8,0(đơn)

4

1 năm

42

Biết rằng:
+ Trái phiếu loại 1 rút lãi trước 1 lần
+ Trái phiếu loại 2,3 rút lãi 1 lần khi đáo hạn.
a. Trong trường hợp lãi suất ông C mong đợi khi đầu tư vào trái phiếu là 8,65%năm ( lãi
suất đơn); theo anh(chị), ông C nên đầu tư vào trái phiếu hay khơng? Nếu có thì ông nên đầu tư
vào loại trái phiếu nào để có lợi nhất? Tại sao?
b.Trong trường hợp lãi suất tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 3 năm rút lãi sau 1 lần là
7,98%/năm (lãi suất kép); theo anh(chị), ông C nên đầu tư vào trái phiếu hay gửi tiết kiệm ngân
hàng? Tại sao?
II. Câu hỏi ơn tập
1. Trình bày cơ sở cho sự hình thành thị trường tài chính.
2. Hãy trình bày đối tượng mua bán trên thị trường tài chính. Đối tượng mua bán trên thị
trường tài chính có khác biệt gì so với đối tượng mua bán trên thị trường hàng hóa
thơng thường?
3. Trình bày các cơng cụ trên thị trường tài chính theo các cách phân loại khác nhau.
4. Trình bày các loại thị trường tài chính theo các cách phân loại khác nhau.
5. Phân tích mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
6. Phân tích vai trị của thị trường tài chính trong quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội.

7. Anh (chị) hiểu như thế nào về thị trường tiền tệ, thị trường vốn và thị trường chứng
khốn?
8. Trình bày vai trị của Nhà nước trong việc hình thành, phát triển thị trường tài chính.

112


E. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Frederic S.Mishkin. 2001. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính. Trang 67-99. Nhà
xuất bản khoa học kỹ thuật. Hà nội.
2. PGS. TS. Dương Đăng Chinh. 2003. Lý thuyết tài chính. Trang 252-322. Nhà xuất bản
Tài chính. Hà nội.
3. TS. Nguyễn Minh Kiều. 2006. Tiền tệ - ngân hàng. Trang 134-160. Nhà xuất bản Thống
kê. Hà nội.
4. GS.TS. Dương Thị Bình Minh,TS. Sử Đình Thành. 2004. Lý thuyết tài chính tiền tệ.
Trang 325-354. Nhà xuất bản Thống kê. Hà nội.
5. TS. Nguyễn Thị Mùi. 2001. Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng. Trang 114-120. Nhà xuất
bản Xây dựng. Hà nội
6. TS. Nguyễn Hữu Tài. 2002. Lý thuyết tài chính tiền tệ. Trang 107-130. Nhà xuất bản
Thống kê. Hà nội.
7. PGS.TS. Lê Văn Tề, TS. Nguyễn Văn Hà. 2004. Lý thuyết tài chính tiền tệ. Trang 4880. Nhà xuất bản Thống kê. Hà nội.

113


Chƣơng 7

NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
A. MỤC TIÊU CỦA CHƢƠNG
Sinh viên nắm được những nội dung cơ bản sau:

_ Khái niệm, quá trình ra đời và phát triển cũng như các cách phân loại ngân hàng thương
mại theo hình thức sở hữu
_ Các chức năng của ngân hàng thương mại
_ Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại và nguyên tắc chung về quản lý
hoạt động ngân hàng thương mại
_ Vai trò của ngân hàng thương mại
B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG (5 tiết)
I. Ngân hàng thƣơng mại và phân loại ngân hàng thƣơng mại (1,5 tiết)
1. Khái niệm
Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.
Trong đó hoạt động ngân hàng được hiểu là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân
hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung
ứng dịch vụ thanh tốn.
Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong
nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi
nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại, đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín
dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân để phát triển kinh tế - xã hội.
2. Quá trình ra đời và phát triển của ngân hàng thƣơng mại
Quá trình ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại trải qua các giai đoạn sau:
* Giai đoạn đầu: Giai đoạn sơ khai hình thành nghề ngân hàng
Vào thời kỳ trước Cơng ngun khoảng 3500 năm, khi đấy tiền đúc bằng kim loại đã xuất
hiện trong lưu thơng. Trong q trình trao đổi, tiền đúc bịhao mịn dần. Bên cạnh đó, các cuộc
chiến, tình trạng cướp bóc vẫn tồn tại giữa các bộ tộc. Trong bối cảnh đấy nảy sinh 2 nhu cầu:
_ Làm sao bảo vệ an tồn tiền bạc của mình trong điều kiện cướp bóc và chiến tranh.
_ Làm sao chuyển đổi những đồng tiền bị hao mòn thành những đồng tiền có đầy đủ trọng
lượng để lưu thơng một cách bình thường.
Từ đó nghề ngân hàng ra đời, ban đầu với nghiệp vụ đơn giản: nhận bảo quản tiền và
được thù lao bảo quản; đổi chác tiền đúc và ăn hoa hồng đổi tiền.
Cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thơng hàng hóa, hoạt động của những người

bảo quản và đổi chác tiền đúc đã tiến triển thêm một bước mới. Thế kỷ thứ 8 trước công nguyên,
họ không những thu nhận bảo quản, đổi tiền mà cịn sử dụng số tiền bảo quản đó để cho vay.
Thuật ngữ Ngân hàng bắt đầu xuất hiện từ đó. Đây chính là những ngân hàng cho vay nặng lãi.
Từ thế kỷ 3 trước cơng ngun, chính quyền La mã cho phép những người hành nghề ngân hàng

114


mở “Tiệm” kinh doanh, phương tiện chủ yếu cho công việc kinh doanh đấy là những cái bàn dài
được chia nhiều ngăn để cất giữ, bảo quản tiền, các loại tài sản, sổ sách giấy tờ,…Từ đó thuật ngữ
Ngân hàng bắt đầu sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.
* Giai đoạn 2: Từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 10 sau cơng ngun, hoạt động ngân hàng có những
bước phát triển mới tiến bộ so với giai đoạn sơ khai. Các chủ ngân hàng biết cách sử dụng số hiệu
tài khoản để ghi chép, theo dõi tiền gửi của các thân chủ, số tiền cho vay, số tiền thu nợ, tính
lãi,… Đây được coi là giai đoạn 2 trong lịch sử phát triển của ngân hàng thương mại.
Trong thời kỳ từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 16 sau công nguyên, các nghiệp vụ ngân hàng phát
triển đa dạng và phong phú. Nghiệp vụ chuyển ngân đã được thực hiện, mang lại những tiện ích
lớn cho xã hội. Song song với nghiệp vụ chuyển ngân, các chủ ngân hàng sẳn sàng thực hiện việc
trả tiền trước cho các thương phiếu chưa đáo hạn theo cách chiết khấu tiền lãi.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động ngân hàng
ngày càng phát triển.
* Giai đoạn 3: Bắt đầu thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20 hệ thống ngân hàng các nước phát
triển rất nhanh chóng. Các ngân hàng đã từng bước hình thành 2 hệ thống ngân hàng: Hệ thống
ngân hàng phát hành (sau đó phát triển thành ngân hàng trung ương) và hệ thống ngân hàng
thương mại.
Qua lịch sử phát triển ngân hàng, một mặt cho thấy quá trình hình thành ngân hàng
thương mại khơng những là u cầu khách quan của nền kinh tế hàng hóa mà cịn là sự phát triển
tự hồn thiện của chính hệ thống ngân hàng. Kinh tế - xã hội càng phát triển thì hệ thống ngân
hàng ngày càng được định hình và hồn thiện.
3. Phân loại ngân hàng thƣơng mại

Dựa vào hình thức sở hữu, có thể phân loại ngân hàng thương mại thành ngân hàng
thương mại quốc doanh (ngân hàng thương mại nhà nước), ngân hàng thương mại cổ phần, ngân
hàng thương mại liên doanh và chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài.
3.1. Ngân hàng thương mại nhà nước
Ngân hàng thương mại nhà nước là ngân hàng thương mại do nhà nước đầu tư vốn, thành
lập và tổ chức hoạt động kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế của nhà nước. Quản trị
ngân hàng thương mại nhà nước là Hội đồng quản trị do Thống đốc ngân hàng thương mại nhà
nước bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có thỏa thuận với Ban tổ chức – cán bộ của Chính phủ. Điều
hành hoạt động của ngân hàng thương mại là Tổng giám đốc. Giúp việc cho Tổng giám đốc có
các phó tổng giám đốc, kế tốn trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.
3.2. Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại được thành lập dưới hình thức
cơng ty cổ phần, trong đó có các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức khác và cá
nhân cùng góp vốn theo quy định của ngân hàng nhà nước.
3.3. Ngân hàng liên doanh
Ngân hàng liên doanh là ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của bên Việt nam và bên
nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng liên doanh là một tổ chức pháp nhân Việt
nam, có trụ sở chính tại Việt nam, hoạt động theo giấy phép thành lập và theo các quy định liên
quan của pháp luật.
3.4. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài

115



×