Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Ðặc sản dân tộc Chăm ở An Giang pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.84 KB, 3 trang )

Ðặc sản dân tộc Chăm ở An Giang

Người Chăm ở miền Tây Nam bộ (sống tập trung ở cù lao Châu Giang, trên
sông Hậu, đối diện với thị xã Châu Ðốc) có những món ăn đặc sản rất độc
đáo mà ít người biết đến. Ngoài món càri truyền thống nổi tiếng được phổ
biến, người Chăm còn nhiều món ăn khác hấp dẫn và không kém phần độc
đáo.
Món tung lò mò
Trong tiếng Chăm, "tung lò mò có nghĩa là lạp xưởng bò. Người Chăm theo
Hồi giáo không ăn thịt heo nên làm lạp xưởng bằng thịt bò. Theo truyền
thuyết, trước khi tạo ra con người và vạn vật trên thế gian, thượng đế (Allah)
sai sứ thần lấy bốn loại đất sét đen, trắng, vàng, đỏ tạo thành người đàn ông
đầu tiên Nabi Adam, có xác nhưng chưa có hồn. Sự xuất hiện của ông Adam
làm cho ma quỷ lo sợ quyền uy của chúng sẽ bị mất đi. Chờ cho Adam ngủ
mê chúng mới kéo lại phóng uế lên người ông để làm nhục. Khi tỉnh dậy
thấy thân thể của mình tòan những thứ hôi thối, ông đau khổ và xấu hổ vô
cùng, bèn tâu lên Thượng đế sai sứ thần lấy nước trên thiên đàng để tắm rửa.

Trong quá trình vệ sinh thân thể những chất dơ bẩn trôi ra từ thân thể ông
Adam đã biến thành con heo và con chó. Sau khi tẩy uế sạch sẽ, ông Adam
có lời thề: "Heo và chó là kẻ thù của ta và con cháu ta sau này". Từ truyền
thuyết trên, những người Chăm theo Hồi giáo không những không ăn thịt
heo mà còn kỵ cả thịt chó nữa. Ngay cả những gì dính líu đến con heo đều
cấm kỵ như nuôi heo, chuyên chở heo.

Món tung lò mò của người Chăm hấp dẫn mọi người, bởi từ lúc đi tìm
nguyên phệu cho đến cách chế biến đều không giống ai cả. Thịt bò nạc
(thường là thịt lóc xương, muốn ngon thì dùng thịt đùi) mua về lóc bỏ hết
gân, rửa sạch đem xắt mỏng, ướp muối, đường cát trắng, một ít phụ gia khác
và thính (hay cơm nguội). Ruột bò rửa sạch, lộn bề trong ra cạo sạch rồi nhồi
thịt bò đã ướp đem phơi nắng cho đến khi nào căng tròn là được. Món này


có hai cách ăn: nướng hay chiên, tương tự như lạp xưởng của người Hoa.
Khi ăn kèm theo rau sống, chuối chát và chấm muối tiêu vắt chanh mới
ngon. Tung lò mò ăn có hương vị chua chua, hăng mùi bò, hôi hôi mùi
hèm, béo ngọt, dai thật là!
Món ăn này để ăn cơm hay nhâm nhi đều hấp dẫn. Không riêng gì người
Chăm mà người Việt, người Hoa cũng khoái món này.
Món Ga pội
Giống như cari. Thành phần chế biến gồm cari, thịt bò, dầu dừa, dừa, dầu
phụng và thật nhiều ớt chín: Món này được người Chăm chế biến thành một
loại cơm rang như cơm Dương Châu trong các nhà hàng hay nấu như cari rồi
ăn với cơm, bánh mì, bún.
Trong các đám tiệc của người chăm, món này không bao giờ thiếu và được
thực khách "chiếu cố" nhiều nhất.

Ðặc biệt ga pội qua bàn tay chế biến nhà nghề của các bà, các cô nội trợ
Chăm để lâu cả nửa tháng vẫn không thiu. Có hỏi bí quyết sẽ chẳng có ai nói
ra bao giờ.
Món pài pa ghênh (canh thính)
Món này bình dân, thường xuất hiện trong bữa ăn thường ngày của người
Chăm. Gạo rang xay cho nhuyễn thành thính đem nấu chung với cari, cà
pháo, đu đủ sống, củ cải, cà rốt Khi chín, nêm vào hành, tỏi, bột ngọt và
vài trái bứa. Bứa mềm dầm ra lấy chất chua và cho thêm ít mắm bò hóc
(prohoc) của người Khmer vào cho đậm đà hương vị. Ai chưa ăn món này
lần nào ăn vào sẽ cảm thấy ngờ ngợ, nhưng sau vài lần ăn sẽ đâm ra nghiện.
Có thể ăn mặn này với bún và cơm, vừa no bụng lại khoái khẩu.

Ðến thăm thị xã Châu Ðốc, du khách qua đò Châu Giang và xã Châu Phong
là đi vào "thủ phủ" của người Chăm miền Tây Nam Bộ. Có dịp tham gia lễ
hội và thưởng thức các món ăn dân tộc của họ mới thấy được nền văn hoa
trân tộc Chăm rất độc đáo.


×