Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những tiến bộ về điều trị dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.86 KB, 5 trang )

Những tiến bộ về điều trị
dinh dưỡng cho bệnh nhân
đái tháo đường

Theo ThS.BS. Lâm Văn Hoàng – Khoa nội tiết, dinh dưỡng là
yếu tố cốt lõi của việc điều trị cho bệnh nhân (BN) đái tháo
đường (ĐTĐ) bên cạnh thuốc men và thay đổi lối sống. Một
chế độ dinh dưỡng phù hợp không những giúp BN kiểm soát
tốt dao động đường huyết trong ngày mà còn giúp người bệnh
nâng cao được chất lượng cuộc sống.
Chất bột đường là nguồn dinh dưỡng chính ảnh hưởng đến
đường huyết sau ăn
ThS.BS. Lâm Văn Hoàng cho biết, những khuyến cáo về dinh
dưỡng cho BN ĐTĐ đã thay đổi trong những năm gần đây do các
hiểu biết mới về bệnh, những tiến bộ trong điều trị thuốc men và
các bằng chứng khoa học hiện có.
Những nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng và nghiên cứu quan
sát cho thấy, điều trị dinh dưỡng được chứng minh làm giảm
HbA1c khoảng 1- 2%, tùy theo týp và thời gian ĐTĐ. Hiệp hội
ĐTĐ Mỹ, châu Âu đã thiết lập những khuyến cáo riêng về dinh
dưỡng. Chất bột đường là nguồn dinh dưỡng chính ảnh hưởng đến
đường huyết sau ăn. Phải xem xét cả số lượng và chất lượng của
chất bột đường khi thiết lập bữa ăn cho người bệnh ĐTĐ.

Chế độ dinh dưỡng tốt giúp cải thiện chỉ số
đường huyết.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của
tăng đường huyết sau ăn trong biến chứng của bệnh ĐTĐ. Tăng
đường huyết sau ăn làm gia tăng các rối loạn có hại cho cơ thể: các
phản ứng glycat hóa các phân tử protein, tăng nồng độ insulin
trong máu, rối loạn chức năng nội mạc mạch máu, tăng stress oxy


hóa, và rối loạn chuyển hóa lipid Đây là các yếu tố nguy cơ cao
đối với bệnh lý tim mạch. Chính vì vậy, việc kiểm soát đường
huyết không chỉ quan tâm đến đường huyết lúc đói mà còn bao
gồm cả đường huyết sau ăn.
Một trong những vấn đề quan trọng của chế độ dinh dưỡng là kiểm
soát lượng glucid - lượng chất bột đường ăn vào (ngũ cốc, tinh bột,
hoa quả ). Bột đường là một trong những chất cung cấp năng
lượng chính cho tế bào sống của cơ thể. Trước đây, trên thế giới
hàm lượng chất bột đường được khuyến cáo chiếm đến 70% tổng
số năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, do lượng
bột đường ăn vào đóng vai trò quan trọng trong việc gây tăng
đường huyết và rối loạn chuyển hóa lipid sau ăn nên xu hướng hiện
nay là kiểm soát chặt chẽ hơn lượng bột đường ăn vào.
Tuy nhiên, cũng theo BS. Hoàng, chế độ ăn có chất bột đường
dành cho người bệnh ĐTĐ tưởng chừng dễ hiểu và dễ thực hiện
nhưng để biết được nó, các thầy thuốc cũng loay hoay và thay đổi
như quá trình lịch sử bệnh của nó. Trải qua thời gian với nhiều
nghiên cứu và đánh giá trên việc kiểm soát đường huyết và biến
chứng cho BN, việc khuyến cáo các thành phần dinh dưỡng cho
người bệnh với tỷ lệ carbohydrate 55 - 60% được xem như là phù
hợp cho BN ĐTĐ. Và vai trò chỉ số đường huyết của các loại thực
phẩm được xem có tác động đến sự ổn định đường huyết liên tục
trong ngày.
Thực phẩm làm tăng đường huyết chậm - lựa chọn tốt nhất
BS. Hoàng khuyến cáo, muốn kiểm soát tốt đường huyết chúng ta
phải kiểm soát tốt đường lúc đói, đường huyết giữa các bữa ăn và
đặc biệt là đường huyết sau ăn. Mà chất bột đường là nguồn dinh
dưỡng chính ảnh hưởng đến đường huyết sau ăn, do đó trong chế
độ dinh dưỡng, người bệnh ĐTĐ nên sử dụng bổ sung những thực
phẩm có thành phần bột đường đặc biệt có cơ chế giải phóng

đường chậm phóng thích đường vào máu từ từ, đồng thời có chỉ số
đường huyết thấp nhằm giúp ổn định đường huyết sau ăn. Những
thực phẩm đặc biệt cho người ĐTĐ có thể sử dụng như các bữa ăn
dặm và thay cho bữa ăn chính cho bệnh nhân ĐTĐ để giảm cân và
kiểm soát đường huyết.
Những sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho bệnh nhân
ĐTĐ đã được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu lâm sàng rất tốt
đối với người bệnh. Với sự tăng cường chất xơ (hòa tan và không
hòa tan), và sự hiện diện của hệ thống đường phóng thích chậm do
sự biến đổi đường maltodextrin thành fibersol, những thực phẩm
này không chỉ giúp cung cấp chất dinh dưỡng cân đối hợp lý mà
còn có thành phần bột đường đặc biệt có cơ chế giải phóng đường
chậm, phóng thích đường vào máu từ từ, chỉ số đường huyết thấp
nhằm giúp ổn định đường huyết sau ăn. Tùy theo nhu cầu hoạt
động của cơ thể, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm với công
thức dinh dưỡng đặc chế để: thay thế bữa chính khi công việc bận
rộn; là bữa phụ trước khi chơi thể thao, trước khi đi ngủ đối với
người bệnh lớn tuổi có nguy cơ cao bị hạ đường huyết trong đêm

×