Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ
- 21 -
Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
BÀI 2
CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ
BẢO HỘ LAO ĐỘNG ÁP DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP
I. Chế độ bồi thường, trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động
và bệnh nghề nghiệp (Thông tư số 10/2003/TT-LĐTBXH ngày 18/04/ 2003)
Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động có nhiều, có thể có cả lỗi từ phía
người lao động và người sử dụng lao động. Tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp xảy ra luôn gây thiệt hại về vật chất, thể chất của người lao động và
gia đình họ cũng như gây thiệt hại cho cơ sở, doanh nghiệp (người sử dụng
lao động).
Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung năm 2002 có quy định chế độ bồi
thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động (Điều
107, khoản 3), cụ thể: "Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường ít
nhất bằng 30 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho người lao động
bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên hoặc cho thân nhân người chết
do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động.
Trong trường hợp do lỗi của người lao động thì cũng được trợ cấp một khoản
tiền ít nhất bằng 12 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có)". Căn cứ quy
định trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27
tháng 12 năm 2002 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chỉ tiết một số
điều của Bộ luật Lao động về An toàn lao động, vệ sinh lao động. Tại điểm b,
khoản 4, Điều 1 của Nghị định số 110/2002/NĐ-CP đã quy định rõ: Người lao
động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị suy giảm khả năng lao động
từ 5% đến 10% được người sử dụng lao động bồi thường ít nhất bằng 1,5
tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có); nếu bị suy giảm khả năng lao
động từ trên 10% đến dưới 81% thì cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền
lương và phụ cấp lương (nếu có) mà không do lỗi của người lao động. Trường
hợp do lỗi của người lao động thì cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất
bằng 40% mức bồi thường đã quy định theo các tỷ lệ tương ứng nêu trên.
Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ
- 22 -
Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
Để hướng dẫn thực hiện quy định này, Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội đã ban hành Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 4
năm 2003 (Sau đây gọi là Thông tư số 10/2003/ TT-BLĐTBXH) “hướng dẫn
thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”.
Những nội dung cơ bản của Thông tư số 10/2003/ TT-BLĐTBXH là:
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
a. Đối tượng:
+ Đối tượng được xác định rõ là người lao động làm việc theo chế độ
hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức;
+ Cán bộ công chức, viên chức theo Pháp lệnh cán bộ công chức ;
+ Người lao động là xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp
đồng lao động trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác
xã;
+ Người lao động bao gồm cả người học nghề, tập nghề để làm việc tại
doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
b. Phạm vi áp dụng
+ Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức;
+ Các hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác;
+ Các cơ quan hành chính, sự nghiệp; tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị xã hội; tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp; tổ chức xã hội khác;
+ Các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;
+ Các cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, giáo
dục, y tế, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác;
+ Các tổ chức, đơn vị hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, Hội quần
chúng được phép sản xuất kinh doanh, dịch vụ tự trang trải về tài chính;
+ Trạm y tế xã phường, thị trấn;
+ Cơ quan tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam trừ trường
hợp điều ước quốc tế mà CHXHCHVN ký kết hoặc tham gia có quy định
khác;
Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ
- 23 -
Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
+ Các tổ chức có sử dụng lao động khác.
2. Về chế độ bồi thường, trợ cấp
a- Về chế độ bồi thường: Thông tư số 10/2003 xác định rõ người lao
động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà suy giảm khả năng lao động từ
5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đều được bồi
thường.
Điểm mới:
+ Người lao động bị tai nạn lao động suy giảm khả năng lao động từ 5
% đến dưới 81 % đều được bồi thường (trước kia chỉ được trợ cấp từ BHXH),
nếu nguyên nhân do lỗi của NSDLĐ theo kết luận của biên bản điều tra
TNLĐ.
+ Người lao động bị bệnh nghề nghiệp làm suy giảm khả năng lao động
từ 5% trở lên đều được bồi thường (trước kia chỉ được trợ cấp từ BHXH).
- Thực hiện chế độ bồi thường:
+ Thực hiện bồi thường đối với từng vụ TNLĐ, không cộng dồn;
+ Đối với BNN được bồi thường khi NLĐ bị chết do BNN khi đang
làm việc; trước khi chuyển việc khác; trước khi thôi việc; trước khi mất việc;
trước khi nghỉ hưu;
+ Sau khi đã bồi thường lần đầu, từ lần thứ 2 trở đi căn cứ mức suy
giảm khả năng lao động (%) tăng lên so với lần trước liền kề để tính bồi
thường phần chênh lệch. Có nghĩa là không thực hiện bồi thường, trợ cấp
trùng lặp, cộng dồn.
+ Bị chết hoặc suy giảm KNLĐ từ 81 % trở lên được bồi thường ít nhất
là 30 tháng lương và phụ cấp lương (nếu có);
+ Bị suy giảm khả năng lao động từ 5-10 % được bồi thường ít nhất là
1,5 tháng lương và phụ cấp lương (nếu có);
+ Bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10 % đến dưới 81 % thì cứ
tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).
Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ
- 24 -
Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
Cách tính theo công thức sau hoặc tra bảng tính sẵn trong phụ lục 2 kèm theo
thông tư:
Tbt = 1,5 + [(a-10) x 0,4-],
Trong đó: a là tỷ lệ suy giảm khả năng lao động (%);
- Về trợ cấp: Đối với những trường hợp tai nạn lao động, nhưng qua
điều tra xác định tai nạn lao động xảy ra do lỗi trực tiếp của người lao động
(căn cứ biên bản điều tra TNLĐ) thì cũng được trợ cấp.
Các trường hợp tai nạn khác tuy không phải là tai nạn lao động, nhưng
được coi là tai nạn lao động để người lao động được hưởng chế độ trợ cấp,
nhằm trợ giúp cho người lao động không may bị rủi ro, tai nạn (tai nạn xảy ra
đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc và từ nơi làm việc về
nơi ở hoặc tai nạn xảy ra do những nguyên nhân khách quan khác như: thiên
tai, hoả hoạn, rủi ro khác mà có liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động).
Những trường hợp tai nạn này nếu có mối quan hệ dân sự thì họ vẫn có quyền
được bồi thường thiệt hại theo chương V, phần III của Bộ luật Dân sự, mà
không bao hàm sự điều chỉnh của Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBXH nêu
trên.
b. Thực hiện chế độ trợ cấp đối với TNLĐ:
+ Thực hiện trợ cấp từng vụ TNLĐ, không cộng dồn;
+ Bị chết hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% bờ lên được trợ cấp
ít nhất là 12 tháng lương và phụ cấp lương (nếu có);
+ Bị suy giảm khả năng lao động từ 5-10 % được trợ cấp ít nhất là 0,6
tháng lương và phụ cấp lương (nếu có);
+ Bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10 % đến dưới 81% thì tính
theo công thức sau hoặc tra bảng tính sẵn trong phụ lục 2 kèm theo Thông tư:
Ttc = Tbt x 0,4.
3. Chi phí bồi thường, trợ cấp
Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ
- 25 -
Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
- Mức bồi thường quy định là tối thiểu, khuyến khích người sử dụng lao
động chi cao hơn.
- Tiền lương tính bồi thường, trợ cấp: Lương theo hợp đồng của bình
quân 6 tháng liền kề trước khi bị tai nạn lao động, xác định bệnh nghề nghiệp
(lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ);
Nếu không đủ 6 tháng thì theo lương tháng liền kề tại thời điểm bị tai
nạn lao động, xác định bệnh nghề nghiệp;
Chi phí được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông;
kinh phí thường xuyên của cơ quan hành chính sự nghiệp; hộ gia đình và cá
nhân tự có trách nhiệm chi.
Về chế độ bảo hiểm xã hội: Thông tư đã xác định rõ:"Các đối tượng
được bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Thông tư
này vẫn dược hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp (nếu có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) quy định tại Nghị định số
12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ bảo hiểm xã
hội".
Nếu doanh nghiệp chưa tham gia loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc thì
phải thực hiện theo quy định tại khoản 2, điều 107 Bộ luật Lao động.
4. Về hồ sơ, thủ tục
Thông tư số 10/2003 đã quy định rõ người sử dụng lao động có trách
nhiệm lập hồ sơ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bị bệnh nghề
nghiệp, hồ sơ phải lập thành 3 bản gửi cho người lao động hoặc thân nhân
người bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cho Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội địa phương nơi cơ sở có trụ sở chính và người sử
dụng lao động giữ 01 bản. Đây là nguyên tắc bắt buộc phải có mới có cơ sở
để bồi thường, trợ cấp. Yêu cầu người sử dụng lao động phải ra quyết định
bồi thường, trợ cấp trong vòng 5 ngày kể từ ngày có biên bản giám định của
hội đồng giám định y khoa hoặc của cơ quan pháp y. Tiền bồi thường, trợ cấp
được thanh toán một lần cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày ra quyết định của người sử dụng lao
động.
Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ
- 26 -
Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
5. Tổ chức thực hiện.
- Đối với người sử dụng lao động
+ Để đảm bảo phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người
sử dụng lao động phải có trách nhiệm trong việc tăng cường cải thiện điều
kiện làm việc, tuyên truyền giáo dục người lao động;
+ Thường xuyên chăm lo sức khoẻ người lao động (khám sức khoẻ
đình kỳ, điều trị, điều dưỡng ); tổ chức khám giám định BNN;
+ Thực hiện việc bồi thường, trợ cấp theo quy định và định kỳ 6 tháng,
một năm báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Liên đoàn lao
động địa phương.
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương là Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội:
+ Là cơ quan quản lý Nhà nước về lao động ở địa phương cần phát huy
trách nhiệm phối hợp với Liên đoàn lao động kiểm tra giám sát, hướng dẫn,
đôn đốc việc thực hiện của các cơ sở, doanh nghiệp;
+ Tăng cương việc thanh tra xử lý các vi phạm.
- Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban Nhân dân
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương có trách nhiệm phổ biến hướng dẫn thực hiện Thông tư.
II. Hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ
Bộ luật Lao động năm 1995 có chương VII gồm 10 điều từ Điều 68 đến
Điều 81 quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, trong đó Điều 69
quy định về việc làm thêm giờ của người lao động. Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 195/CP ngày 31//12/1994 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi, tại Điều 5 của Nghị định đã quy định chi tiết về thời giờ làm thêm của
người lao động trong ngày không quá 50% số giờ làm việc, tổng số giờ làm
thêm trong một năm không quá 200 giờ. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam khoá X tại kỳ họp thứ 11, ngày 02/4/2002 đã thông qua Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động trong đó có sửa đổi Điều
Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ
- 27 -
Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
69 về thời giờ làm thêm. Ngày 27/12/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 109/2002/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 195/CP ngày
31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Ngày
03/06/ 2003, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số
15/2003/ TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ theo quy định tại
Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ nội dung của
thông tư gồm:
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:
Đối tượng và phạm vi áp dụng làm thêm giờ bao gồm:
- Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy
định của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung trong các doanh nghiệp,
cơ quan, tổ chức sau:
+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà
nước, bao gồm: doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh; doanh nghiệp
hoạt động công ích; doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;
+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, bao
gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh
nghiệp tư nhân;
+ Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,
bao gồm: doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước
ngoài;
+ Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
+ Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác;
+ Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, lực
lượng vũ trang; kể cả các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, các hội
quần chúng tự trang trải về tài chính;
Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ
- 28 -
Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
+ Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo
dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác;
+ Trạm y tế xã, phường, thị trấn;
+ Các cơ quan, tổ chức quốc tế hoặc nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt
Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế
mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy
định khác;
+ Các tổ chức khác có sử dụng lao động.
+ Người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng
lao động theo quy định của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung trong
các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
2. Làm thêm đến 200 giờ trong một năm
- Điều kiện để làm thêm đến 200 giờ trong một năm:
Xử lý sự cố sản xuất; giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn;
xử lý kịp thời các mặt hàng tươi sống, công trình xây dựng và sản phẩm do
yêu cầu nghiêm ngặt không thể bỏ dở được; giải quyết công việc đòi hỏi lao
động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung
ứng đầy đủ kịp thời được.
- Nguyên tắc khi tổ chức làm thêm đến 200 giờ trong một năm:
+ Phải thoả thuận với từng người lao động làm thêm giờ;
+ Số giờ làm thêm trong một ngày không quá 4 giờ; riêng đối với người
lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
không quá 3 giờ,
+ Tổng số giờ làm thêm trong một tuần không quá 16 giờ; riêng đối với
người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm không quá 12 giờ;
+ Tổng số giờ làm thêm trong 4 ngày liên tục không quá 14 giờ; riêng
đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm không quá 10 giờ;
Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ
- 29 -
Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
+ Hàng tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 1 ngày (24 giờ liên
tục).Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể bố trí nghỉ hàng
tuần thì phải bảo đảm hàng tháng có ít nhất 4 ngày nghỉ cho người lao động,
+ Trong trường hợp người lao động làm thêm trên 2 giờ trong ngày, thì
trước khi làm thêm, phải bố trí cho họ được nghỉ ít nhất 30 phút tính vào giờ
làm thêm,
+ Bố trí cho người lao động được nghỉ hoặc nghỉ bù đủ các ngày lễ, tết,
nghỉ hàng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác đúng theo qui định của
Pháp luật hiện hành;
+ Thực hiện đúng các quy định tại Điều115, Điều 122, Điều 127 của
Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung về việc cấm hoặc hạn chế làm thêm giờ
đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động là người tàn tật;
+ Thực hiện trả lương và các chế độ khác liên quan đến làm thêm giờ
đúng theo quy định của Pháp luật hiện hành.
3. Làm thêm đến 300 giờ trong một năm
Các doanh nghiệp, đơn vị có sản xuất hoặc gia công hàng xuất khẩu,
bao gồm sản phẩm: dệt, may, da, giày và chế biến thuỷ sản được tổ chức làm
thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm khi có đủ các điều kiện và
thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Điều kiện làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm: khi
phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do yêu cầu cấp thiết
của sản xuất, hoặc do tính chất thời vụ của sản xuất hoặc do yếu tố khách
quan không dự liệu trước mà đã tổ chức làm thêm đến 200 giờ nhưng không
thể giải quyết hết khối lượng công việc.
- Nguyên tắc khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong
một năm: Thực hiện đầy đủ các nguyên tắc như khi tổ chức làm thêm đến 200
giờ trong một năm đã nêu trên và phải thoả thuận với Ban Chấp hành công
đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp, đơn vị
về phương án làm thêm giờ.
Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ
- 30 -
Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
- Đối với các doanh nghiệp, đơn vị khác nếu có nhu cầu làm thêm từ
trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, thì phải gửi văn bản xin phép tới các
Bộ, Ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nếu
được chấp thuận mới được tổ chức cho người lao động làm thêm đến 300 giờ
trong năm.
- Trường hợp phải khắc phục hậu quả do thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn,
dịch bệnh lan tràn trong phạm vi doanh nghiệp, đơn vị thì người sử dụng lao
động được phép huy động người lao động làm thêm quá 4 giờ trong một ngày
nhưng phải được sự đồng ý của người lao động. Số giờ làm thêm này không
tính vào tổng số giờ làm thêm trong năm, nhưng phải trả lương và thực hiện
các chế độ khác liên quan đến làm thêm giờ đúng theo quy định của Pháp luật
hiện hành.
4. Tổ chức thực hiện
- Trách nhiệm của doanh nghiệp, đơn vị
+ Đưa các nội dung quy định về làm thêm giờ vào nội quy lao động và
thoả ước lao động tập thể phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, đơn vị. Trên cơ sở đó, niêm yết công khai để người lao động
biết và thực hiện;
+ Phải xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh sát với thực tế sản xuất,
kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp, đơn vị để hạn chế tới mức thấp nhất
tình trạng làm thêm giờ;
+ Đối với người lao động mà doanh nghiệp, đơn vị bố trí làm thêm
nhiều giờ trong năm, thì doanh nghiệp, đơn vị phải có sự quan tâm chăm lo
sức khoẻ, khám sức khoẻ định kỳ và nghỉ ngơi hợp lý để bảo đảm sức khoẻ
lâu dài cho họ;
+ Báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi
doanh nghiệp, đơn vị có trụ sở chính về tình hình làm thêm giờ trong năm của
doanh nghiệp, đơn vị.
- Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố/trực thuộc Trung ương
Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ
- 31 -
Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
+ Chỉ đạo các cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền thuộc Bộ, cơ
quan ngang Bộ, thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương phổ biến, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thực hiện làm
thêm giờ ở các doanh nghiệp;
+ Chỉ đạo các cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận văn bản xin phép; ra
quyết định cho phép các doanh nghiệp, đơn vị được làm thêm từ trên 200 giờ
đến 300 giờ trong năm. Chậm nhất 15 ngày kể từ khi nhận được văn bản xin
phép, phải trả lời cho doanh nghiệp.
- Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
+ Phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố thường xuyên đôn
đốc, kiểm tra, giám sát việc làm thêm giờ;
+ Tăng cường công tác thanh tra việc thực hiện, nếu phát hiện vi phạm
nghiêm trọng về làm thêm giờ thì phải xử lý nghiêm minh;
+ Tiếp nhận văn bản xin phép và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương ra quyết định cho phép những doanh nghiệp, đơn vị
được làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm;
+ Tổng hợp và báo cáo định kỳ 6 tháng, một năm về Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội việc thực hiện làm thêm giờ trong năm của các doanh
nghiệp, cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn.
III. Chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với NLĐ làm các công
việc có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng.
Thi hành Nghị định số 195/CP ngày 31//2/1994 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông
tư số 16/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/06/2003, hướng dẫn thực hiện chế độ
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc
có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng. Nội dung của
Thông tư gồm:
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
- Đối tượng áp dụng:
Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ
- 32 -
Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
Người lao động có hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1-3 năm và
hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của Bộ Luật Lao
động đã được sửa đổi, bổ sung làm các công việc có tính thời vụ trong sản
xuất nông - lâm - ngư nghiệp đòi hỏi phải thu hoạch ngay, chế biến ngay; gia
công hàng xuất khẩu phụ thuộc vào chủ hàng yêu cầu.
- Phạm vi áp dụng:
+ Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh;
+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà
nước, bao gồm: doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh; doanh nghiệp
hoạt động công ích; doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;
+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, bao
gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh
nghiệp tư nhân;
+ Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,
bao gồm: doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước
ngoài;
+ Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
+ Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác;
+ Các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã có sử dụng
lao động theo chế độ hợp đồng lao động.
2. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Trước hết các cơ sở nêu trên cần xây dựng quỹ thời giờ làm việc tiêu
chuẩn trong năm theo công thức sau:
TQ = [TN - (Tt + Tp + TL )] x tn (giờ)
Trong đó:
+ TQ: Quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm của người lao động;
+ TN: Số ngày trong năm tính theo dương lịch (365 ngày, 366 ngày nếu
là năm nhuận);
Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ
- 33 -
Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
+ Tt: số ngày nghỉ hàng tuần theo điều 72 Bộ luật Lao động;
+ Tp: số ngày nghỉ phép hàng năm theo quy định tại Điều 74, 75 của
Bộ luật Lao động;
+ TL: số ngày nghỉ lễ trong năm (9 ngày);
+ tn: Số giờ làm việc bình thường trong một ngày là 8 giờ; riêng đối
với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm là 6 giờ.
Căn cứ vào quỹ giờ tiêu chuẩn làm việc trong năm đã tính trên, doanh
nghiệp lập kế hoạch xác định số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày như sau:
+ Ngày làm việc bình thường: 8h hoặc 6h đối với người lao động làm
các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ Ngày làm việc nhiều hơn 8h nhưng không quá 12h; hoặc nhiều hơn
6h nhưng không quá 9h đối với người lao động làm các công việc đặc biệt
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ Ngày làm việc trên 4h nhưng ít hơn 8h; hoặc trên 3h nhưng ít hơn 6h
đối với người lao động làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm;
+ Cho nghỉ trọn ngày(24 giờ).
3. Nguyên tắc sử dụng quỹ giờ tiêu chuẩn làm việc
- Tổng số giờ tiêu chuẩn làm việc đã lập kế hoạch không được vượt quá
quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm;
- Số giờ làm việc hàng ngày đã lập ít hơn 8h hoặc 6h đối với người lao
động làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì không
phải trả lương ngừng việc cho số giờ ít hơn đó;
- Số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày đã lập mà không bố trí làm
việc thì phải trả lương ngừng việc;
- Số giờ tiêu chuẩn hàng ngày đã lập nhiều hơn 8h hoặc 6h đối với
người lao động làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì
Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ
- 34 -
Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
số giờ chênh lệch không tính vào tổng số giờ làm thêm trong năm, nhưng vẫn
phải trả lương và các chế độ khác như đối với làm thêm giờ;
- Số giờ thực tế làm việc hàng ngày vượt quá số giờ tiêu chuẩn đã lập
thì tính là giờ làm thêm;
- Tổng số giờ làm việc và số giờ làm thêm trong một ngày không quá
12 h; hoặc không quá 9 h đối với người lao động làm các công việc đặc biệt
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Tổng số giờ làm việc và số giờ làm thêm trong một tuần không quá 64
h; hoặc không quá 48h đối với người lao động làm các công việc đặc biệt
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Tổng số giờ làm thêm trong một năm thực hiện đúng theo quy định tại
Thông tư số 15/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/6/2003.
4. Thời giờ nghỉ ngơi
+ Hàng tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 1 ngày (24 giờ liên tục).
+ Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể bố trí nghỉ
hàng tuần thì phải bảo đảm hàng tháng có ít nhất 4 ngày nghỉ cho người lao
động;
+ Bảo đảm người lao động được nghỉ trong ca, nghỉ giữa ca, nghỉ
chuyển tiếp giữa hai ca theo quy định của Bộ Luật Lao động đã sửa đổi, bổ
sung;
+ Trong trường hợp người lao động làm việc trong ngày trên 10 h, thì
trước giờ làm việc thứ 9 phải bố trí cho họ được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính
vào giờ làm việc;
+ Bố trí cho người lao động được nghỉ hoặc nghỉ bù đủ các ngày lễ, tết,
nghỉ hàng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác đúng theo qui định của
Bộ luật Lao động.
5. Tổ chức thực hiện
- Trách nhiệm của doanh nghiệp
Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ
- 35 -
Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
+ Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh chủ động lập kế
hoạch về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm và phải lấy ý kiến
của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời
tại doanh nghiệp;
+ Thông báo kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong phạm
vi doanh nghiệp để người lao động biết trước khi thực hiện;
+ Thoả thuận với người lao động khi tổ chức làm thêm giờ theo đúng
quy định tại Thông tư số 15/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/6/2003;
+ Nếu doanh nghiệp thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi theo quy định tại Thông tư này thì phải đăng ký với Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp, đơn vị có trụ sở chính
(theo mẫu có trong phụ lục kèm theo Thông tư). Nếu chỉ bố trí làm việc bình
thường 8h hoặc 6h đối với người lao động làm các công việc đặc biệt nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm thì không phải đăng ký.
- Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
+ Phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố thường xuyên đôn
đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện;
+ Tăng cường công tác thanh tra việc thực hiện, nếu phát hiện vi phạm
nghiêm trọng về làm thêm giờ thì phải xử lý nghiêm minh;
+ Tiếp nhận văn bản đăng ký của cơ sở và tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh;
+ Tổng hợp và báo cáo định kỳ 6 tháng, 01 năm về Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội việc thực hiện của các doanh nghiệp, cơ sở đóng trên
địa bàn.
IV. Chính sách bảo hộ lao động đối với người làm nghề, công việc nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
1. Quản lý sức khoẻ người lao động:
(Thông tư số 13/BYT-TT ngày 21 tháng 10 năm 1996 hướng dẫn thực
hiện quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khoẻ người lao động và bệnh nghề
Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ
- 36 -
Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
nghiệp; Thông tư liên tịch sô' 08/1998/TTLT/BYT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 4
năm 1998, hướng dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp)
- Người lao động phải được khám sức khoẻ khi được tuyển dụng.
Người sử dụng lao động không được nhận người không có giấy chứng nhận
sức khoẻ vào làm việc.
- Căn cứ kết quả khám sức khoẻ, y tế cơ sở đề xuất với người sử dụng
lao động sắp xếp công việc phù hợp;
- Đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại thì khám sức khoẻ
đính kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần;
Nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm độc hại dễ gây tai nạn lao động:
+ Phải có đủ trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế thích hợp như thuốc,
bông, băng ca, mặt nạ phòng độc, xe cấp cứu;
+ Có phương án dự phòng xử lý các sự cố có thể xảy ra;
+ Phải tổ chức đội cấp cứu;
+ Đội cấp cứu và người lao động phải được thường xuyên luyện tập.
Đối với các đơn vị nhỏ, người sử dụng lao động tự tổ chức hoặc liên
kết với các đơn vị lân cận, các tổ chức cấp cứu của địa phương để giải quyết
các sự cố khẩn cấp, nhưng vẫn phải tổ chức sơ cứu tại chỗ.
2. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm nghề,
công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
Đối với những người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm (trừ những đối tượng làm việc trong các danh nghiệp đặc thù thuộc lực
lượng vũ trang và những người làm các công việc có tính chất đặc biệt theo
quy định tại Điều 80 của Bộ luật Lao động, Điều 12 của Nghị định 195/CP).
- Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn 2 giờ/ ngày tức là làm
việc tối đa 6 giờ/ ngày;
- Hàng ngày, trong 6 giờ làm việc là công việc đặc biệt nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm người lao động có ít nhất 30 phút được nghỉ nếu làm việc vào
ban ngày, có ít nhất 45 phút được nghỉ nếu làm việc vào ban đêm từ 22 giờ
Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ
- 37 -
Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
đến 6 giờ (Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc), hoặc từ 21 giờ đến 5 giờ (từ
Quảng Nam - Đà Nẵng trở vào phía Nam);
- Trong một ngày làm việc người lao động không được làm thêm quá 3
giờ; trong tuần thì tổng cộng thời giờ làm thêm không được quá 9 giờ;
- Người lao động được trả đủ lương, phụ cấp và các chế độ khác theo
quy định.
- Thời gian nghỉ hàng năm của lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
là 14 ngày( chưa kể thâm niên, cứ năm năm làm việc dược nghỉ thêm 1 ngày)
3. Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật
(Thông tư liên tịch số l0/1999/TTLT/BLĐTB-BYT ngày 17/3/1999 của
Liên bộ Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng
bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy
hiểm, độc hại và Thông tư số 10/2006/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 12/9/2006
sửa đổi, bổ sung khoản 2, mục II Thông tư liên tịch nói trên).
* Nguyên tắc bồi dưỡng bằng hiện vật:
- Bồi dưỡng đúng số lượng, cơ cấu theo quy định; người lao động làm
việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại từ 50% thời gian tiêu
chuẩn trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng, nếu
làm dưới 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc thì được hưởng nửa
định suất bồi dưỡng; nếu làm thêm giờ, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật tăng
tương ứng với số giờ làm thêm;
- Bồi dưỡng tại chỗ theo ca làm việc; đảm bảo thuận tiện và vệ sinh.
Trường hợp do tổ chức lao động không ổn định, không thể tổ chức bồi dưỡng
tập trung tại chỗ được như làm việc lưu động, phân tán, ít người. Người sử
dụng lao động phải cấp hiện vật cho người lao động.
- Cấm trả tiền thay bồi dưỡng hiện vật; không được đưa vào đơn giá
tiền lương.
* Điều kiện để được xét:
Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ
- 38 -
Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
- Điều kiện cần: làm các chức danh nghề có trong Danh mục nghề,
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm.
- Điều kiện đủ: (Một trong 2 điều kiện)
+ Môi trường có một trong các yếu tố vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép
theo quy định của Bộ Y tế.
+ Trực tiếp tiếp xúc với nguồn lây nhiễm.
* Đối tượng được bồi dưỡng:
- Người lao động làm việc thuộc các chức danh nghề công việc độc hại,
nguy hiểm theo danh mục nghề đặc biệt nặng nhọc, đọc hại, nguy hiểm và
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được nhà nước ban hành mà có các điều kiện:
+ Môi trường có một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt
tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế;
+ Trực tiếp tiếp xúc với nguồn lây nhiễm bởi các loại vi sinh vật gây
bệnh cho người.
* Mức bồi dưỡng:
- Mức 1, có giá trị bằng 4.000 đồng;
- Mức 2, có giá trị bằng 6.000 đồng;
- Mức 3, có giá trị bằng 8.000 đồng;
- Mức 4, có giá trị bằng 10.000 đồng.
* Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật được hạch toán vào giá thành sản
phẩm hoặc phí lưu thông đối với doanh nghiệp.
* Tổ chức thực hiện:
Bộ, ngành, địa phương cănn cứ vào văn bản đề nghị của các đơn vị
thuộc quyền quản lý và kết quả đo, đánh giá yếu tố nguy hiểm, độc hại… gửi
Bộ LĐ-TB và XH và Bộ Y tế xem xét quyết định.
4. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ
- 39 -
Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
(Thông tư số 10/1998/TT-BLĐTBXH ngày 28/5/1998 của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện
bảo vệ cá nhân; Quyết đinh 915/1998/QĐ-BLĐTBXH ngày 22/9/1998, ban
hành danh mục trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm
nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại)
- Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải được
trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đúng quy cách và chất lượng
theo tiêu chuẩn.
- Người sử dụng lao động phải thực hiện biện pháp kỹ thuật để loại trừ
hoặc hạn chế tối đa các tác hại của yếu tố nguy hiểm, độc hại đến mức có thể
được, cải thiện điều kiện lao động trước khi thực hiện biện pháp trang bị
phương tiện bảo vệ cá nhân.
- Người sử dụng lao động thực hiện trang bị phương tiện bảo vệ cá
nhân theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Trong trường hợp các nghề, công việc chưa được Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội ban hành mà xét thấy có yếu tố nguy hiểm, độc hại không đảm bảo
an toàn cho người lao động thì cho phép người sử dụng lao động tạm thời
trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho phù hợp với công việc đó, nhưng
phải báo cáo về Bộ, ngành, địa phương chủ quản để đề nghị Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội bổ sung vào bản danh mục;
- Người sử dụng lao động căn cứ mức độ yêu cầu của từng nghề hoặc
công việc cụ thể tại cơ sở của mình, sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức
công đoàn cơ sở thì quyết định thời hạn sử dụng cho phù hợp với tính chất
công việc và chất lượng của phương tiện;
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm hướng dẫn người lao động sử
dụng phương tiện bảo vệ cá nhân;
- Các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao,
người sử dụng lao động phải cùng người lao động kiểm tra để bảo đảm tiêu
chuẩn chất lượng trước khi cấp, đồng thời định kỳ kiểm tra trong quá trình sử
dụng;
Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ
- 40 -
Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
- Các phương tiện bảo vệ cá nhân để sử dụng tại những nơi dơ bẩn, dễ
gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm phóng xạ thì sau khi sử dụng, người sử
dụng lao động phải có các biện pháp khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm tiêu
chuẩn vệ sinh và định kỳ kiểm tra;
- Người lao động được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân thì bắt buộc
phải sử dụng;
- Người lao động không phải trả tiền về việc sử dụng phương tiện bảo
vệ cá nhân;
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí nơi cất giữ;
- Cấm cấp phát tiền.thay cho việc cấp phát trang bị;
- Các chi phí mua sắm trang bị được hạch toán vào giá thành.
V. Một số chế độ quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội
Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ
- 41 -
Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
- Luật bảo hiểm xã hội được thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực
1/1/2007
- Mục 3. Chế độ TNLĐ - BNN: từ điều 38 đến 48
- Thuộc chế độ bảo hiểm bắt buộc, với nội dung:
Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do NSDLĐ đóng 1% Tổng quỹ
lương.
+ Các khoản chi trả đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc:
* Trợ cấp suy giảm khả năng lao động: một lần (5%- 30%); hàng tháng
(31% trở lên) (ngoài việc tính theo lương tối thiểu thì có qui định mới là tăng
theo thâm niên đóng BHXH)
* Cấp phương tiện phục vụ sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình;
* Trợ cấp phục vụ;
* Trợ cấp một lần khi chết;
* Mai táng phí;
* Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị thương tật (qui định mới).
Lưu ý: Tiền lương trong thời gian điều trị và chi phí y tế vẫn do NSDLĐ
chi trả.
* Chế độ trợ cấp ốm đau:
Thời gian nghỉ tối đa của người lao động làm các công việc nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm được hưởng trợ cấp ốm đau:
40 ngày trong 1 năm, nếu đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;
50 ngày trong 1 năm, nếu đóng bảo hiểm xã hội từ 15 năm đến dưới 30
năm;
60 ngày trong 1 năm, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ 30 năm trở lên.
* Chế độ thai sản:
Thời gian nghỉ trước và sau khi sinh con của lao động nữ:
Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ
- 42 -
Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
5 tháng đối với người làm các nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm;
6 tháng đối với người làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm.
* Chế độ hưu trí:
- Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi khi nghỉ việc được hưởng đủ lương
hưu hàng tháng khi có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong 20
năm đó có 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại.
- Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi chưa đủ
tuổi pháp luật quy định (nghỉ hưu non) với mức lương hưu thấp hơn chế độ
quy định khi có ít nhất 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, đã
đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ
61% trở lên (không phụ thuộc vào tuổi đời).
VI. Các điều kiện lao động có hại không được sử dụng lao động nữ và lao
động nữ có thai, hoặc đang cho con bú.
* Các điều kiện lao động có hại không được sử dụng lao động nữ:
- Nơi áp suất lớn hơn áp suất khí quyển;
- Trong hầm lò;
- Nơi cheo leo, nguy hiểm;
- Nơi làm việc không phù hợp với thần kinh, tâm lý phụ nữ;
- Ngâm mình thường xuyên dưới nước, ngâm mình dưới nước bẩn, dễ
bị nhiễm trùng;
- Nặng nhọc quá sức (tiêu hao năng lượng trung bình 5 Kcal/phút, nhịp
tim trung bình trên 120/phút);
- Tiếp xúc với phóng xạ hở;
- Trực tiếp tiếp xúc với hoá chất có khả năng gây biến đổi gien.
* Các điều kiện lao động có hại không được sử dụng lao động nữ có
thai, hoặc đang cho con bú:
- Tiếp xúc với điện từ trường ở mức quá giới hạn cho phép;
Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ
- 43 -
Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh
- Trực tiếp tiếp xúc với một số hoá chất mà sự tích luỹ của nó trong cơ
thể ảnh hưởng xấu đến chuyển hoá tế bào, dễ gây sẩy thai, đẻ non, nhiễm
trùng nhau thai, khuyết tật bẩm sinh, ảnh hưởng xấu tới nguồn sửa mẹ, viêm
nhiễm đường hô hấp;
- Nhiệt độ không khí trong nhà xưởng từ 45
0
C trở lên về mùa hè và từ
40
0
C trở lên về mùa đông hoặc chịu ảnh hưởng của bức xạ nhiệt cao;
- Trong môi trường có độ rung cao hơn tiêu chuẩn cho phép;
- Tư thế làm việc gò bó, hoặc thiếu dưỡng khí.
VII. Các điều kiện lao động có hại cấm sử dụng lao động
chưa thành niên.
Các công việc có điều kiện lao động dưới đây cấm sử dụng lao động
chưa thành niên:
- Lao động thể lực quá sức (tiêu hao năng lượng trung bình 4 Kcal/phút,
nhịp tim trung bình trên 120/phút);
- Tư thế làm việc gò bó, hoặc thiếu dưỡng khí;
- Trực tiếp tiếp xúc với một số hoá chất có khả năng biến đổi gien, gây
ảnh hưởng xấu đến chuyển hoá tế bào, gây ung thư, gây tác hại sinh sản lâu
dài (gây thiểu năng tinh hoàn, thiểu năng buồng trứng), gây bệnh nghề nghiệp
và các tác hại khác;
- Tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh truyền nhiễm;
- Tiếp xúc với chất phóng xạ (kể cả các thiết bị phát tia phóng xạ);
- Tiếp xúc với điện từ trường ở mức quá giới hạn cho phép;
- Trong môi trường có độ rung, ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép;
- Nhiệt độ không khí trong nhà xưởng trên 40
0
C về mùa hè và trên 35
0
C
trở lên về mùa đông hoặc chịu ảnh hưởng của bức xạ nhiệt cao;
- Nơi có áp xuất không khí cao hơn hoăc thấp hơn áp suất khí quyển;
- Trong lòng đất;
- Nơi cheo leo nguy hiểm;
- Nơi làm việc không phù hợp với thần kinh, tâm lý người chưa thành
niên;
- Nơi gây ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách./.