Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG - BÀI 4 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.72 KB, 8 trang )

Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ

- 45 –
Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh

Bài 4.
CÁC QUY ĐỊNH CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN
LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG KHI XÂY DỰNG MỚI, MỞ RỘNG
HOẶC CẢI TẠO CÁC CÔNG TRÌNH, CƠ SỞ ĐỂ SẢN XUẤT, SỬ DỤNG,
BẢO QUẢN, LƯU GIỮ VÀ KIỂM ĐỊNH CÁC LOẠI MÁY, THIẾT BỊ
VẬT TƯ, CÁC CHẤT CÓ YÊU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN LAO
ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG

I. QUY ĐỊNH VỀ AT-VSLĐ KHI KHI XÂY DỰNG MỚI, MỞ RỘNG VÀ
CẢI TẠO CÁC CÔNG TRÌNH, CƠ SỞ SẢN XUẤT, SỬ DỤNG BẢO
QUẢN, LƯU GIỮ CÁC LOẠI MÁY, THIẾT BỊ VẬT TƯ, CÁC CHẤT CÓ
YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AT-VSLĐ

1. Quy định của pháp luật về việc thực hiện báo cáo khả thi về
ATVSLĐ với xây dựng mới hoặc cải tạo cơ sở.
Tại khoản 1 và 2 điều 96 của Bộ luật lao động quy định: “1. Việc xây
dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu
giữ và tàng trữ các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phải có luận chứng về các biện
pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của
người lao động và môi trường xung quanh theo quy định của pháp luật.
2. Việc sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy thiết bị,
vật tư, năng lượng, điện, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, việc thay đổi công
nghệ, nhập khẩu công nghệ mới phải được thực hiện theo tiêu chuẩn an toàn
lao động, vệ sinh lao động phải được đăng ký và kiểm định theo quy định của
chính phủ”.


Nhưng vậy, khi doanh nghiệp thực hiện xây mới hoặc mở rộng các dây
chuyền công nghệ hoặc xưởng sản xuất, sử dụng, các máy, thiết bị, vật tư, các
chất có yêu cầu nghiêm ngặt ATVSLĐ hoặc bảo quản, lưu giữ các vật tư, các
chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ thì ngoài việc phải có Báo cáo đánh
giá tác động moi trường theo luật bảo vệ môi trường cần có luận chứng về
ATVSLĐ trình cơ qna có thẩm quyền (là cơ quan duyệt đầu tư mở rộng công
Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ

- 46 –
Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh

trình) và sau đó phải sao gửi Thanh tra lao động địa phương nơi có công trình
xây mới hoặc mở rộng.

Khi đưa các máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt vào
sử dụng cần thực hiện đăng ký và kiểm định các máy, thiết bị, vật tư, các chất
đó. Thủ tục đăng ký, kiểm định được quy định tại Thông tư số 23/2003/TT-
BLĐTBXH ngày 03/11/2003.

- Căn cứ quy định tại các Điều 97, 98 Chương IX Bộ luật lao động (Sửa
đổi bổ sung 2002) và Nghị định số 110/2002/ND-CP ngày 27/12//2002 của
Chính Phủ “Về việc sửa đổi bổ xung một số điều của nghị định 06/CP ngày
20/01/19995 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao
độngvề an toàn lao động, vệ sinh lao động” để viết luận chứng khả thi về
ATVSLĐ.

Để tiến hành sản xuất an toàn đặc biệt là khi tiến hành lao động cùng
với máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ thì cần
có quy trình làm việc an toàn và quy trình bảo dưỡng sửa chữa.
Quy trình làm việc an toàn:

+ Khái niệm:
Quy trình làm việc an toàn là trình tự các bước phải tuân theo khi tiến
hành một công việc hoặc khi vận hành một thiết bị, máy nào đó nhằm đảm
bảo sự an toàn cho người và thiết bị, máy.
+ Yêu cầu:
- Từ ngữ phải cụ thể, ngắn gọn, chính xác, rõ ràng;
- Quy trình phải được treo tại nơi làm việc, máy, thiết bị;
- Lãnh đạo doanh nghiệp ký và đóng dấu.
+ Nội dung:
Ghi rõ: - Tuần tự các bước thao tác khi bắt đâu công việc;
- Tuần tự các bước thao tác khi kết thúc công việc;
Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ

- 47 –
Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh

- Tuần tự các bước thao tác khi xử lý sự cố.

2. Luận chứng về các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ
a. Khái niệm:
Luận chứng về các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ/báo cáo khả thi về các
biện pháp bảo đảm ATVSLĐ bao gồm: sự tính toán, thực tế công việc cần
thực hiện để minh chứng cho các giải pháp về ATVSLĐ sẽ áp dụng khi tiến
hành một công việc nào đó.

Nội dung luận chứng:
Trong luận chứng, báo cáo khả thi phải có những nội dung chính
sau đây:

- Địa điểm quy mô công trình, trong đó nêu rõ khoảng cách từ công

trình, cơ sở sản xuất đến khu dân cư và các công trình khác;

- Nêu rõ những yếu tố nguy hiểm, có hại, sự cố có thể phát sinh trong
quá trình hoạt động, các giải pháp phòng ngừa, sử lý.

- Báo cáo khả thi và các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh
lao động phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt , chủ đầu tư,
người sử dụng lao động phải sao gửi cho cơ quan thanh tra nhà nước về lao
động địa phương theo dõi và giám sát theo luật định.

3. Môi trường cải tạo, mở rộng xây dựng phải tuân thủ đảm bảo
nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về:
3.1. Không gian độ thoáng;
3.2. Thông gió;
3.3. Độ chiếu sáng;
3.4. An toàn lao động, vệ sinh lao động
Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ

- 48 –
Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh

- Đạt yêu cầu cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường,
ẩm, độ ồn, rung và các yếu tố có hại khác.
- Các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra đo lường.
3.5. Kho tàng, vận chuyển, bốc xếp hàng hoá;
3.6. Phòng chống nóng;
3.7. Hệ thống cây xanh;
3.8. Công trình công cộng;
- Buồng thay quần áo, buồng tắm…;
- Thể thao, giải trí;

3.9. Xử lý rác thải công nghiệp;
3.10. Kiểm tra, tu sửa, biện pháp an toàn máy, thiết bị, nhà xưởng, kho
tàng
3.11. Hệ thóng chống sét, bảo vệ sét đánh;
3.12. Hệ thống tiếp đất an toàn cho các thiết bị sử dụng điện
3.13. Hệ thống cảnh báo, phòng chống cháy nổ;
3.14. Khẩn nguy, cứu hộ, cứu nạn;


II. QUI ĐỊNH, HƯỚNG DẪN THỦ TỤC KIỂM ĐỊNH. ĐĂNG KÝ CÁC
LOẠI MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ, CÁC CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM
NGẶT VỀ ATLĐ - VSLĐ

Thực hiện Khoản 2, Điều 96 của Bộ luật lao động đã sửa đổi, bổ sung
năm 2002; Khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày
27/12/2002 của Chính phủ v/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ
luật lao động về ATLĐ-VSLĐ. Ngày 03/11/2003 Bộ Lao động-Thương binh
và Xã hội đã ban hành Thông tư số 23/2003/TT-BLĐTBXH “Quy định, h-
ướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất
có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ,VSLĐ”.

Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ

- 49 –
Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh

Thông tư số 23/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/11/2003”\ “định, hướng
dẫn thủ tục kiểm định. đăng ký các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu
cầu nghiêm ngặt về ATLĐ - VSLĐ”

- Có hiệu lực ngày: 23/11/2003
- Thay thế Thông tư số 22/TT-BLĐTBXH ngày 8/11/2003 của Bộ
LĐTBXH về hướng dẫn khai báo, đang ký và xin cấp phép các loại máy, thiết
bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

Thông tư quy định rõ phạm vi và đối tượng áp dụng; quy định thủ tục
kiểm định, đăng ký các đối tượng và trách nhiệm tổ chức thực hiện của các cơ
quan liên quan. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh
trong việc đăng ký, kiểm định các đối tượng, phục vụ kịp thời sản xuất của cơ
sở, cụ thể:

- Thông tư quy định cụ thể các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân
(gọi chung là cơ sở) có sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu
cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ (gọi chung là đối tượng), trước khi đưa
vào sử dụng đều phải đăng ký và kiểm định (Mục I).

- Thông tư đã bỏ việc khai báo và xin cấp giấy phép sử dụng mà chỉ
quy định trình tự, thủ tục kiểm định các đối tượng và trước khi đưa vào sử
dụng phải tiến hành thủ tục đăng ký tại Sở LĐTBXH nơi có trụ sở chính của
cơ sở đối với các đối tượng lưu động, còn đối với các đối tượng cố định thì
tiến hành đăng ký tại sở LĐTBXH nơi đối tượng lắp đặt, sử dụng. Việc đăng
ký chỉ thực hiện một lần trước khi đưa đối tượng vào sử dụng. Trường hợp
chuyển đổi sở hữu phải tiến hành đăng ký lại, nhưng khi cải tạo sửa chữa làm
thay đổi các thông số kỹ thuật của đối tượng đã đăng ký thì phải kiểm định và
đăng ký lại (Mục III, điểm1).

Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ

- 50 –
Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh


- Thông tư xác định cụ thể thời gian giải quyết việc kiểm định, đăng ký
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, cụ
thể:

- Việc kiểm định chậm nhất là 10 ngày sau khi nhận được đề nghị của
cơ sở, cơ quan kiểm định phải tiến hành kiểm định, sau khi công bố kết quả
kiểm định chậm nhất là 5 ngày (ngày làm việc) cơ quan kiểm định phải cấp
phiếu kết quả kiểm định cho cơ sở (Mục II, điểm 2);

- Việc đăng ký do các Sở LĐTBXH thực hiện, chậm nhất là 10 ngày
(ngày làm việc) kể từ khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ Sở phải tiến hành đăng
ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký cho cơ sở.

Thông tư cũng đã quy định rõ trong phiếu nhận hồ sơ đăng ký là sau 10
ngày kể từ khi nhận hồ sơ đăng ký nếu không nhận đợc trả lời, cơ sở có quyền
đưa đối tượng vào sử dụng (phụ lục 5). Để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở
và trong công tác quản lý Thông tư đã đa ra những biểu mẫu cụ thể để triển
khai thực hiện.

- Theo quy định tại Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của
Chính phủ thì việc cấp "Phiếu kết quả kiểm định" và "Giấy chứng nhận đăng
ký" cơ sở không phải trả thêm một khoản lệ phí nào!

- Trách nhiệm của các cơ quan trong việc đăng ký, kiểm định được quy
định cụ thể tại Mục IV- Tổ chức thực hiện của Thông tư, trong đó có một số
điểm cần chú ý sau:

- Cơ sở phải rà soát các đối tượng phải đăng ký, kiểm định để tiến hành
đăng ký, kiểm định. Những đối tượng đã đăng ký và cấp giấy phép sử dụng tr-

ước khi Thông tư này có hiệu lực mà đang còn hạn sử dụng thì tiếp tục sử
Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ

- 51 –
Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh

dụng. Khi đối tượng hết hạn sử dụng phải thực hiện việc đăng ký, kiểm định
theo quy định của Thông tư này.

- Đối với các cơ quan kiểm định có trách nhiệm tổ chức kiểm định kịp
thời theo yêu cầu của cơ sở và phải thực hiện việc báo cáo định kỳ cho Sở
LĐTBXH.

- Đối với các Sở LĐTBXH có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký theo
thẩm quyền và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở giải quyết nhanh thủ tục đăng
ký; tiến hành thanh tra, kiểm tra việc kiểm định, sử dụng các đối tợng theo
thẩm quyền và phạm vi quản lý; định kỳ báo cáo Bộ LĐTBXH tình hình đăng
ký, kiểm định ở địa phương.

- Cục An toàn lao động thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
giúp Bộ thống nhất quản lý nhà nước về đăng ký, kiểm định và quy định mẫu
"giấy chứng nhận đăng ký".

9/27/2007 10:22 AM 26
C¬ së
sö dông ®èi
tîng
C¬ quan
kiÓm ®Þnh
SỞ

LĐTBXH
(T.tra NN về
ATLĐ)
1. Kiểm
định
2. Biên
bản
kiểm
định
1 – Khai báo (1-
16)
Cấp phép (1-16)
QUI TRÌNH KHAI BÁO, ĐĂNG KÍ, XIN C
Ê
P PHÉP C
ò
(TT22 )
Bộ
LĐ-TBXH
(T.tra NN về
ATLĐ)
2- Xin phép
1 – Khai báo
2- Đ. kí và xin phép
(20ngày)
Cấp phép (17-22)

Biên tập Đặng Thông TTHL-Cục ATLĐ

- 52 –

Trung tâm kiểm định và huấn luyện an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh

9/23/2006 1:55 PM 27
C¬ së
sö dông ®èi
tîng
C¬ quan kiÓm
®Þnh
(KĐ ®èi tîng)
SỞ LĐTBXH
(đăng kí)
1
- Đề nghị KĐ
- C.cấp tài liệu
2
KĐ, trả
phiếu
K.quả

3
Tờ khai,
lí lịch đối
tượng
4
Cấp giấy chứng
nhận đăng kí
QUI TRÌNH ĐĂNG KÍ, KiÓm ĐÞNH Míi
(TT 23)


×