SỐ PHẬN CON NGƯỜI (1957) – M.SÔ-LÔ-KHỐP
Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Nga M.Sô-lô-khốp:
Mi-ka-in A-lếch-xan-đrô-vích Sô-lô-khốp (1905-10984) là nhà văn Xô Viết lỗi lạc, được
vinh dự nhận giải Nô-ben văn học năm 1965, được liệt vào hàng những nhà văn lớn nhất
của thế giới thế kỉ XX.
- Sô-lô-khốp sinh tại thị trấn Vi-ô-sen-xcai-a thuộc tình Rô-xtốp trên vùng thảo
nguyên sông Đông. Ông tham gia công tác cách mạng tại quê hương từ khá sớm:
thư kí Ủy ban Thị trấn, nhân viên thu mua lương thực, tiểu phỉ,…
- Cuối năm 1992, Sô-lô-khốp đi Mát-xcơ-va, không tiếp tục theo học được, ông phải
làm nhiều nghề để kiếm sống: thợ đập đá, khuân vác, kế toán,… Thời gian rảnh rỗi,
Sô-lô-khốp dành cả cho việc tự học và đọc văn học.
- Năm 1925, Sô-lô-khốp trở về quê.
- Năm 1926, ở tuổi 21, Sô-lô-khốp in hai tập truyện ngắn là Truyện sông Đông và
Thảo nguyên xanh, gồm 21 truyện ngắn. Đề tài chính của các truyện này là cuộc đấu
tranh khốc liệt ở vùng sông Đông thời nội chiến.
- Từ năm 1925, ông bắt tay viết tác phẩm tâm huyết nhất của đời mình: tiểu thuyết
Sông Đông êm đềm. Cuốn tiểu thuyết được in dần từng phần, vượt qua nhiều trắc
trở, ông hoàn thành cuốn sách vào năm 1940 và lập tức được trao Giải thưởng
Quốc gia.
Trong phần cuối tác phẩm Số phận con người , nhà văn M. Sô-lô-khốp viết: “Hai con
người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt
tới những miền xa lạ”. Hai nhân vật trên là ai? Tại sao gọi học là hai con người côi cút?
Hình ảnh hạt cát có ý nghĩa gì?
Đây là một hình ảnh đẹp và lãng mạn, một già một trẻ đi bên nhau:
- Hai nhân vật nói đến là Xô-cô-lốp và Vania.Tác giả gọi hai con người côi cút vì học
đều mất hết người thân trong chiến tranh.
- Hình ảnh hai hạt cát có ý nghĩa: Đó là những số phận bé nhỏ, mong manh, là nạn
nhân của bão tố chiến tranh.
Bộc lộ niềm cảm thương của tác giả dành cho nhân vật.
Khi nhân vật Xô-cô-lốp đưa bé Vania về nhà, “bà chủ nhà nhìn thấy nó ăn ngấu nghiến
mà nước mắt ròng ròng”. Ý nghĩa của tiếng khóc đó.
Bà chut nhà khóc thương thông cảm cho hoàn cảnh tội nghiệp của bé Vania, khóc
thương cho cảnh ngộ của Xô-cô-lốp:
- Cảm phục, ngưỡng mộ lòng tốt của Xô-cô-lốp đã yêu thương, cưu mang một người
bất hạnh khác.
- Tiếng khóc tủi thân cho hoàn cảnh của chính mình (bà không có con cái).
Những nét lớn nào trong tiểu sử của M. Sô-lô-khốp đã giúp em hiểu rõ hơn về văn
nghiệp của ông?
- Do ông sinh ra, sống găn bó nhiều năm với quê hương ở vùng thảo nguyên sông
Đông nước Nga. Vì vậy tác phẩm của ông thấm đẫm linh hồn, hơi thở của cuộc sống,
con người sông Đông.
- Trong cuộc đấu tranh vệ quốc, ông trực tiếp tham gia có mặt ở nhiều chiến trường,
vì vậy ông thấu hiểu được vinh quang và nỗi đau của số phận con người trong và
sau chiến tranh.
- Nét mới: Nhìn thẳng vào cuộc sống một cách toàn diện và chân thực, không né
tránh, không tô hồng, dám nói lên sự thật dù khắc nghiệt, cay đắng.
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG
TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX:
Trình bày vắn tắt những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ Cách mạng
tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX:
Văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1945-1975
và giai đoạn 1975-hết thế kỉ XX.
1. Giai đoạn 1945-1975, văn học VN có 3 đặc điểm cơ bản:
- Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận
mệnh chung của đất nước.
- Nền văn học hướng về đại chúng.
- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
2. Giai đoạn 1975-hết thế kỉ XX:
Từ năm 1975, nhất là từ năm 1986, cùng với đất nước, văn học VN bước vào công cuộc
đổi mới.
- Văn học vận động theo khuynh hướng dân chủ hóa, đổi mới quan niệm về nhà văn,
về văn học và quan niệm nghệ thuật về con người.
- Văn học phát huy tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật của nhà văn với những
tìm tòi, thể nghiệm mới.
Trình bày những nét chính của văn học Việt Nam chặng đường 1945-1954.
a) Ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, văn học tập trung ca ngợi Tổ quốc và
quần chúng cách mạng, kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân, cổ vũ phong trào
Nam tiến, biểu dương những tấm gương vì nước quên mình. Các tác phẩm tiêu
biểu: Dân khí miền Trung của Hoài Thanh, Huế tháng Tám và Vui bất tuyệt của Tố
Hữu, Tình sông núi của Trần Mai Ninh,…
b) Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp.
- Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến, hướng tới đại
chúng, tập trung khám phá sức mạnh của quần chúng nhân dân cùng với những
phẩm chất tốt đẹp, những tình cảm công dân cao cả như lòng yêu quê hương, đất
nước, chí căm thù giặc, tình đồng bào đồng chí, thể hiện niềm tự hào dân tộc và
niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.
- Có nhiều thành tựu ở các thể loại:
+ Văn xuôi: Một lần tới thỉ đô, Trận phố Ràng của Trần Đăng, truyện ngắn Đôi mắt và
nhật kí Ở rừng của Nam Cao, truyện ngắn Làng của Kim Lân, Đất nước đứng lên của
Nguyên Ngọc, Truyện Tây Bắc của Tô Hoài,…
+ Thơ: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tin thắng trận của Hồ Chí Minh, Việt Bắc của Tố
Hữu, Đồng chí của Chính Hữu,…
+ Kịch: Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng, Chị Hòa của Học Phi,…
+ Lí luận, phê bình, nghiên cứu văn học: bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa
Việt Nam của Trường Chinh, bài tiểu luận Nhận đường của Nguyễn Đình Thi, Giảng văn
Chinh phụ ngâm của Đặng Thai Mai,…
Nêu những nét mới của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam từ năm 1945 đến
năm 1975.
Chủ nghĩa nhân đạo là một truyền thống lớn của văn học Việt Nam. Truyền thống tốt
đẹp đó đã được văn học 1945-1975 kế thừa và phát huy, có những nét mới mang đậm
tinh thần thời đại:
- Hướng về quần chúng lao động, đề cao tình hữu ái giai cấp, tình đồng chí, đồng đội
của những con người cuảng cảnh ngộ, chung lí tưởng đấu tranh. Những tác phẩm
như Cá nước của Tố Hữu, Đồng chí của Chính Hữu, Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài,…
đã thể hiện rất rõ điều đó.
- Khẳng định, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao động, phát hiện ở
họ khả năng cách mạng và phẩm chất anh hùng (Những đứa con trong gia đình của
Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành,…)
- Ngợi ca truyền thống ân nghĩa, thủy chung, nhân ái của dân tộc, được thể hiện
trong tình nghĩa đồng bào, đồng chí và tình nghĩa cách mạng (Việt Bắc của Tố Hữu,
Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên,…)
Một trong những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm
1975 là chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn . Nêu những nét
chính của các đặc điểm:
1. Khuynh hướng sử thi:
- Văn học phản ánh những sự kiện, những vấn đề có ý nghĩa lịch sử lớn lao, tập trung
thể hiện chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng.
- Nhân vật chính thường là những con người tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân
tộc, kết tinh những phẩm chất cao quý của cộng đồng, gắn bó số phận của mình với
số phận của đất nước.
- Lời văn mang giọng điệu trang trọng, hào hùng, thiên về ngợi ca, ngưỡng mộ.
2. Cảm hứng lãng mạn: Cảm hứng lãng mạn chủ yếu được thể hiện trong việc
khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống và vẻ đẹp của con người mới, ca
ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng và tương lai tươi sáng của dân tộc.
Cảm hứng lãng mạn gắn liền với khuynh hướng sử thi.
THUỐC (1919) – LỖ TẤN:
Trình bày những nét chính về cuộc đời về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Lỗ Tấn:
Lỗ Tấn (1881-1936), tên khai sinh là Chu Chương Thọ, sau đổi thành Chu Thụ Nhân, là
nhà văn cách mạng Trung Quốc. Bóng dáng của ông bao trùm cả văn đàn Trung Quốc
thế kỉ XX.
- Quê ông ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc
- Thời trẻ, Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghề để tìm một con đường cống hiến cho tương
lai của dân tộc: từ nghề khai thác mỏ đến hang hải rồi nghề y, và cuối cùng là làm
văn nghệ để thức tỉnh quốc dân đồng bào. Con đường gian nan để chọn ngành nghề
của Lỗ Tấn vừa mang đậm dấu ấn lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại vừa nói lên
tâm huyết của một người con ưu tú của dân tộc.
- Làm văn nghệ, ông dùng ngòi bút để phanh phui các “căn bệnh tinh thần” của quốc
dân, lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa.
- Chủ đề “phê phán quốc dân tính” trong sáng tác của ông ngày càng trở nên sâu sắc,
thấm thía, vì nhà văn đã viết với thái độ phê phán nghiêm khắc.
Toàn bộ sáng tác của ông, chủ yếu là 3 tập truyện ngắn, 16 tập tạp văn (bình luận, chính
trị, xã hội, văn nghệ,…) đều tập trung phê phán các căn bệnh tinh thần khiến cho quốc
dân mê muội, tiêu biểu là AQ chính truyện, Thuốc, Cố hương, Nhật kí người điên, Khổng
Ất Kỉ,
Trình bày ý nghĩa của nhan đề truyện ngắn Thuốc (Lỗ Tấn):
Nhan đề truyện ngắn Thuốc gắn với nội dung ý nghĩa của truyện:
a) Truyện kể về phương thuốc quái dị: chữa bệnh lao bằng bánh tẩm máu người.
Cậu bé Thuyên bị bệnh lao, dùng phương thuốc này và cuối cùng vẫn chết vì
bệnh lao. Máu tẩm chiếc bánh bao ấy lại tẩm máu người tử tù bị chết chém: Hạ
Du – người chiến sĩ cách mạng.
b) Từ cốt truyện ấy, nhan đề Thuốc có nhiều ý nghĩa:
- Vạch trần sự u mê, lạc hậu, tập quán chữa bệnh phản khoa học của người dân Trung
Quốc.
- Phê phán căn bệnh mê muội, lạc hậu về chính trị của quần chúng.
- Phên phán căn bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng.
Ý nghĩa hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn
- Trong lời tựa viết cho tuyển tập tự chọn và tự đặt tên là Gào thét (1992), Lỗ Tấn tâm
sự: “Trong truyện Thuốc, bỗng dưng tôi thêm một vòng hoa trên nấm mộ Hạ Du,… Bởi vì
vị chủ tướng lúc bấy giờ chủ trương không để cho người ta đi đến chỗ tiêu cực. Còn tôi,
tôi cũng không muốn đem nỗi quạnh hiu mà mình cho là đau khổ lây sang những người
bạn trẻ đang ôm ấp mộng đẹp như tôi hồi thiếu niên…”
- Đứng trước vòng hoa bất ngờ xuất hiện, bà mẹ người tử tù cứ lẩm bẩm một câu hỏi:
“Thế này là thế nào?”. Câu hỏi vừa nói lên sự bàng hoành, sửng sốt, vừa ẩn giấu một
niềm vui vì có người hiểu con mình và hàm chứa một câu hỏi phải có câu trả lời.
- Qua hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du, tác giả bày tỏ sự cảm phục đối với người chiến
sĩ cách mạng, đồng thời mong muốn và tin tưởng quần chúng trong tương lai sẽ giác
ngộ cách mạng.
Tóm tắt truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn:
Vợ chồng lão Hoa – chủ quán trà, có con trai (thằng Thuyên) bị bệnh lao.
Nhờ người mach, trời vừa mờ sáng, lão Hoa đã tìm tới pháp trường mua bánh bao tẩm
máu người tử tù vừa bị chết chém mang về làm thuốc chữa bệnh cho con trai.
Trong lúc thằng cu Thuyên đang ăn bánh thì quán trà cũng dần đông khách. Trong số
khách sáng hôm ấy có Cả Khang, người đã bán cho lão Hoa chiếc bánh bao tẩm máu.
Đám khách uống trà bàn tán về Hạ Du – người tử tù vừa bị chết chém. Hạ Du là chiến sĩ
cách mạng kiên cường, nhưng chẳng ai hiểu gì về anh, mọi người đều cho Hạ Du là
“điên”, là kẻ “làm giặc”.
Năm sau, vào tiết Thanh minh, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên cùng đến bãi tha ma viếng
con. Phương thuốc kì quái là chiếc bánh bao tẩm máu người đã tỏ ra vô hiệu trước căn
bệnh nan y, thằng cu Thuyển vẫn chết vì bệnh lao. Mộ của nó rất gần mộ Hạ Du, chỉ cách
nhau một con đường mòn nhỏ hẹp. Bà Hoa Thuyên đã bước qua con đường mòn để
đến bên bà mẹ Hạ Du, hai bà mẹ mất con đồng cảm với nhau. Cả hai đều kinh ngạc khi
thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa. Kết thúc truyện là hình ảnh con quạ “xòe đôi
cánh, nhún mình, rồi như một mũi tên, vút bay thẳng về phía chân trời xa”.
Hình ảnh con đường mòn trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn:
Hình ảnh con đường mòn mang ý nghĩa:
- Biểu tượng cho sự ngăn cách do con người tự phân chia => đó là nhận thức lạc hậu.
- Nhưng rồi, bà Hoa Thuyên đã bước qua ranh giới, băng qua con đường mòn để an
ủi bà mẹ Hạ Du.
- Hai bà mẹ bước qua con đường mòn ngăn cách, con đường mòn được xóa đi, niềm
tin hi vọng vào ngày mai, học sẽ đồng cảm với nhau.
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP(1945) + CHIỀU TỐI(1942) –
HỒ CHÍ MINH:
Nêu hoàn cảnh ra đời, đối tượng và mục đích của văn bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ
tịch Hồ Chí Minh:
- Tuyên ngôn Độc lập được Hồ Chí Minh viết tại căn nhà số 48 Hàng Ngang (Hà Nội),
ngay sau thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945. Ngày 2/9/1945, tại quảng
trường Ba Đình, Người thay mặt Chính phut lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước hàng chục vạn đồng bào.
Lúc này, cuộc Chiến tranh thế giới lần II vừa kết thúc, quân Đồng minh tiến hành việc giải
giáp quân đội Nhật. Ở nước ta, quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc, phía sau là đế
quốc Mĩ, đang ngấp nghé tiến vào miền Bắc; còn quân đội Pháp nấp sau lưng quân đội
Anh, tiến vào miền Nam với ý đồ tái chiếm VN. Thực dân Pháp tung ra luận điệu: Đông
Dương (trong đó có VN) vốn là thuộc địa của Pháp nhưng bị Nhật tranh giành, nay Nhật
đã bị đánh bại, Đông Dương đương nhiên lại thuộc quyền Pháp.
- Đối tượng mà bản Tuyên ngôn độc lập hướng tới không những là đồng bào cả nước,
mà còn là nhân dân thế giới – và trước hết là các nước Đồng minh.
- Mục đích của bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ là tuyên bố quyền tự do độc lập
của dân tộc VN mà còn nhằm bác bỏ luận điệu xảo trá của thực dân Pháp, tranh thủ
sự đồng tình của dư luận quốc tế.
Trình bày quan điểm sáng tác văn chương của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Quan niệm sáng tác nghệ thuật của Bác được chi phối bởi mục đích chính trị nên có
những đặc điểm sau:
1. Người xem văn nghệ là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách
mạng, nhà văn phải góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh phát triển xã hội.
2. Người quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật về cả nội dung lẫn
hình thức nghệ thuật. Nội dung tác phẩm phải miêu tả chân thực đời sống cách
mạng, có tính khuynh hướng rõ rang. Hình thưc tác phẩm phải trong sáng, hấp
dẫn, ngôn từ chọn lọc. Tác phẩm văn chương phải đậm tính dân tộc và tính nhân
dân.
3. Trong sáng tác, Bác bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận
quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn tự đặt câu hỏi: “Viết
để làm gì?, “Viết cho ai?”, từ đó, đi đến trả lời câu hỏi Viết cái gì? Viết như thế
nào?. Trong thực tiễn hoạt động cách mạng, vì cần hướng đến nhiều đối tượng
khác nhau và nhiều mục đích khác nhau, nên nội dung và hình thức các tác phẩm
của Bác hết sức phong phú, tạo nên một phong cách đa dạng.
Thực tiễn sáng tác của Bác đã thể hiện quan niệm trên một cách nhất quán.
Vì sao bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam lại mở đầu bằng việc trích dẫn hai bản
Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng
Pháp.
1. Bản Tuyên ngôn Độc lập ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử trọng đại và phức
tạp. Mục đích của áng văn không chỉ là tuyên bố quyền độc lập của Việt Nam
trước toàn dân tộc và nhân dân thế giới, mà còn nhằm hướng tới các nước Đồng
minh để bác bỏ luận điệu xảo trá của thực dân Pháp đang lăm le tái chiếm Việt
Nam.
2. Vì vậy, mở đầu áng văn, tác giả trích dẫn hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của thế
giới Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
của cách mạng Pháp (1791).
Việc trích dẫn nói trên nhằm:
- Tạo được một cơ sở pháp lí vững chắc cho bản tuyên ngôn để khẳng định quyền
dân tộc là “một lẽ phải không ai chối cãi được”.
- Dùng chiến thuật “gậy ông đập lưng ông” để ràng buộc các nước Đồng minh, tăng
sức mạnh chiến đấu.
- Thể hiện thái độ trân trọng kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại, đề cao truyền thống
bình đẳng, nhân đạo, tư tưởng dân chủ tiến bộ của nhân dân hai nước Mĩ và Pháp
lúc bấy giờ, tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân thế giới.
- Đặt cả ba bản tuyên ngôn ngang bằng nhau, bộc lộ sâu sắc niềm tự hào dân tộc .
Những nét chính trong phong cách nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
1. Ở mỗi thể loại, Bác đều thể hiện phong cách riêng, độc đáo, hấp dẫn:
- Văn chính luận của Người thường ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh
thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng vè bút pháp. Văn
chính luận mà vẫn thấm đượm tình cảm, giàu hình ảnh. Giọng văn chính luận cũng
đa dạng: khi ôn tồn, thấu tình, đạt lí; khi đanh thép, mạnh mẽ, hùng hồn.
- Truyện và kí của Người rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật
trào phúng sắc bén. Tiếng cười trào phúng của Nguyễn Ái Quốc tuy nhẹ nhàng, hóm
hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay.
- Thơ Hồ Chí Minh có phonh cách đa dạng.
+ Thơ tuyên truyền thường giản dị, mang màu sắc dân gian hiện đại.
+ Thơ nghệ thuật thường kết hợp hài hòa chất cổ điển với tinh thần hiện đại, hòa quyện
giữa tâm hồn thi nhân và tư thế chiến sĩ.
2. Nhìn chung, ở thể loại nào, phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh đều hết
sức phong phú, đa dạng mà thống nhất. Đó là cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị,
sử dụng linh hoạt các thủ pháp và bút pháp nghệ thuật khác nhau nhằm thể hiện
một cách thuần nhị và sâu sắc nhất tư tưởng của người cầm bút.
Giá trị lịch sử, giá trị văn học của bản Tuyên ngôn độc lập :
1. Giá trị lịch sử:
- Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước hang chục
vạn đồng bào tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện
lịch sử đúc kết nguyện vọng sâu xa của dân tộc Việt Nam về quyền độc lập, tự do,
cũng là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh gần 100 năm của dân tộc ta để có
quyền thiêng liêng đó.
- Bản Tuyên ngôn đã tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở Việt Nam và
mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta: kỉ nguyên độc lập, tự do, kỉ nguyên nhân
dân làm chủ đất nước.
2. Giá trị văn học:
- Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn yêu nước lớn của thời đại. Tác phẩm khẳng định
mạnh mẽ quyền độc lập của dân tộc, gắn độc lập dân tộc với quyền sống của con
người, nêu cao truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo của người Việt Nam.
- Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực. Dung lượng tác phẩm ngăn
gọn, cô đọng, gây ấn tượng sâu sắc. Kết cấu tác phẩm mạch lạc, chặt chẽ; chứng cứ
cụ thể, xác thực; lập luận sắc bén, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ tác phẩm chính
xác, gợi cảm, tác động mạnh mẽ vào tình cảm, nhận thức của người nghe, người
đọc.
Trình bày hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Nhật ký trong tù ? Giá trị nội dung của tập
thơ ?
Hoàn cảnh ra đời tập thơ:
- Tháng 8.1942 Người sang Trung Quốc để tranh thủ sự ủng hộ của anh em bạn bè quốc
tế cho Cách mạng Việt Nam. Sau 15 ngày đi bộ, khi vừa tới thị trấn Túc Vinh tỉnh Quảng
Tây thì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vì tình nghi là gián điệp. Từ đó Người
bị cầm tù trong gần 30 nhà lao thuộc 13 huyện tỉnh Quảng Tây. Đến tháng 9.1943,
Người được thả tự do.
- Trong hoàn cảnh tù đày suốt “Mười bốn trăng tê tái gông cùm” (Tố Hữu) Người đã
sáng tác tập thơ Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù). Tập thơ gồm 133 bài thơ bằng
chữ Hán ghi lại chặng đường đấu tranh gian khổ nhưng rất đỗi lạc quan của người tù Hồ
Chí Minh.
Giá trị tập thơ: Tập thơ có ba giá trị lớn:
- Giá trị nhân đạo: vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Hồ Chí Minh, dù trong hoàn cảnh tù đày,
lao khổ nhưng luôn hướng đến sự sống của con người, cảnh vật, thiên nhiên bằng tình
cảm nhân ái bao la “nâng niu tất cả chỉ quên mình”.
- Giá trị hiện thực: lên án tố cáo tội ác của chính quyền Tưởng Giới Thạch đã chà đạp lên
quyền sống của con người, lên án xã hội thối nát , bất công của xã hội Trung Hoa dưới
thời Tưởng Giới Thạch.
- Bức chân dung tự họa: tập thơ còn là bức chân dung tự họa của người tù vĩ đại, dù
sống trong cảnh lao tù khổ ải nhưng vẫn lạc quan, yêu đời, tràn đầy niềm tin vào ngày
mai.
Hoàn cảnh ra đời bài thơ Chiều tối .
Bài thơ được làm trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây sang Thiên Bảo vào cuối thu năm
1942 là bài thơ thứ 31 trong tập thơ Nhật ký trong tù.
Chỉ ra nét cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối – Hồ Chí Minh.
1. Vẻ đẹp cổ điển trong bài thơ “Chiều tối”
a. Trong bài thơ “ Chiều tối” HCM đã sử dụng hình ảnh cánh chim và chòm mây để diễn
tả không gian và thời gian buổi chiều. Đó là hình ảnh rất quen thuộc trong thơ ca truyền
thống.
b. Ở bài “Chiều tối”, chúng ta bắt gặp một pháp nghệ thuật rất quen thuộc - đó là bút
pháp chấm phá, tả ít gợi nhiều. Đặc biệt tác giả dùng chữ “hồng” ở cuối bài thơ để miêu
tả cái tối.
2. Vẻ đẹp hiện đại của bài thơ “Chiều tối”
a. Nếu như trong thơ xưa, con người thường trở nên nhỏ bé nhạt nhoà trước thiên
nhiên rộng lớn, thì ở bài thơ “Chiều tối”, hình ảnh người lao động, “cô gái xay ngô” nổi
bật lên và là hình ảnh trung tâm của bức tranh thiên nhiên, là linh hồn, là ánh sáng của
bức tranh, chi phối toàn bộ khung cảnh nước non sơn thuỷ.
b. Trong bài thơ “Chiều tối”, chúng ta nhận thấy tư tưởng, hình tượng thơ luôn có sự
vận động khoẻ khoắn, đó là sự vận động từ bức tranh thiên nhiên chuyển sang bức
tranh đời sống, từ nỗi buồn đến niềm vui ấm áp, từ tàn lụi đến sự sống.
Tóm lại, bài thơ mang đậm tính chất cổ điển, hiện đại mang đậm phong cách Hồ Chí
Minh vì thế bài thơ viết về chiều tối mà không những không âm u mà còn bừng sáng ở
đoạn cuối.
“ Tuyên ngôn đ ộ c l ậ p ” đã t ố cáo t ộ i ác c ủ a th ự c dân Pháp trên nh ữ ng ph ươ ng di ệ n
nào? T ố cáo nh ư v ậ y mang đ ế n giá tr ị gì?
a. Tuyên ngôn độc lập đã tố cáo tội ác của thực dân Pháp trên những phương diện:
- Phương diện chính trị: chúng tuyệt đối không cho dân ta một chút quyền tự do dân
chủ nào; lập ra nhà tù nhiều hơn trường họ; chúng thẳng tay chém giết những người
yêu nước thương nòi của ta; chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể
máu…
- Phương diện kinh tế: chúng độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng; chúng
cướp không hầm mỏ,nguyên liệu; chúng không cho các nhàtư sản ta ngóc đầu lên;
chúng bóc lột công nhân ta vô cùng tàn nhẫn.
b. Giá trị từ những tố cáo ấy:
- Từ những tố cáo ấy, “Tuyên ngôn độc lập” đã mang giá trị hiện thực và nhân đạo
sâu sắc.Bác đã tranh thủ được sự ủng hộ và tình đoàn kết giữa các giai cấp trong XH.
- Nghệ thuật lập luận sắc bén, lý lẽ đanh thép, dẫn chứng đầy sức thuyết phục mang
đến cho nhân dân thế giới một tập hồ sơ tội ác của thực dân Pháp trên đất nước ta.
“Tuyên ngôn độc lập” láy đi láy lại hai sự thật lịch sử, đó là hai sự thật lịch sử nào? Ý
nghĩa?
a. “Tuyên ngôn độc lập” láy đi láy lại hai sự thật lịch sử, đó là:
- Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không
phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hang Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi
dậy dành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
- Sự thật là dân ta đã lấy lại đất nước từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
b. Ý nghĩa:
- Vào thời gian này,chính quyền thực dân Pháp đang rêu rao với dư luận rằng “Đông
Dương là của Pháp,nay Nhật đầu hang Đồng minh thì Đông Dương phải trả lại cho
Pháp”.Với hai sự thật được nêu ra,Hồ Chí Minh đã đập tan xảo ngon của nhà cầm quyền
Pháp.
- Láy đi láy lại hai từ “sự thật” cũng là cách lập luận sắc sảo, câu văn trùng điệp tạo
nên niềm tự hào về chiến thắng quan trọng của nhân dân ta.Đó là chiến thắng phát
xít,chiến thắng thực dân và làm sụp đổ chế độ phong kiến hàng ngàn năm trên đất nước
ta.
Ph ầ n cu ố i c ủ a b ả n tuyên ngôn đ ư a ra nh ữ ng tuyên b ố gì đ ể kh ẳ ng đ ị nh đ ộ c l ậ p ch ủ
quy ề n c ủ a Vi ệ t Nam? Ý nghĩa?
a. Phần cuối của bản tuyên ngôn đưa ra những tuyên bố sau để khẳng định độc lập
chủ quyền của Việt Nam:
- Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân vớiPháp,xóa bỏ hết những hiệp ước mà
Pháp đã ký về nước Việt Nam,xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt
Nam.Toàn dân Việt,trên dưới một lòng,kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân
Pháp.
- Nước Việt Nam có quyền hưởng thụ tự do và độc lập, và sự thật đã thành một
nước tự do,độc lập.Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực
lượng,tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do,độc lập ấy.
b. Ý nghĩa:
- Những tuyên bố ở trên cho thấy tác giả đã xóa bỏ mọi quan hệ với Pháp, khẳng
định Việt Nam có quyền độc lập,quyền tự do.
- Tự hào về nền độc lập nước nhà một cách mãnh liệt “Nước Việt Nam có quyền
hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”.
- Thể hiện quyết tâm mạnh mẽ “trên dưới một lòng,kiên quyết chống lại âm mưu
của bọn thực dân Pháp” và lời tuyên thệ “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả
tinh thần và lực lượng,tính mạng và của cải để giữ vững nền tự do,độc lập ấy”.
So sánh 3 tác phẩm được xem là 3 bản Tuyên ngôn Độc lập của dân tộc ta:
1. Nét giống nhau:
- Đây là áng văn chương lớn của văn học dân tộc, ra đời trong thời điểm lịch sử quan
trọng, có ý nghĩa lịch sử dân tộc.
- Ba tác phẩm đều khẳng định chủ quyền của quốc gia, của dân tộc.
- Đều thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
- Cùng lên án tội ác của giặc, khẳng định chiến thắng của nhân dân ta và tuyên bố độc
lập.
2. Nét khác nhau:
Nam quốc sơn hà + Bình ngô đại cáo Tuyên ngôn Độc lập
Nam quốc sơn hà là bài thơ tứ tuyệt bằng
chữ Hán, được xem là bản Tuyên ngôn Độc
lập lần thứ nhất. Bình ngô đại cáo được
xem là bản Tuyên ngôn lần thứ hai mang
yếu tố chính luận
Mang đặc trưng của thể loại thời
trung đại “văn sử bất phân”, tuyên
bố sự ra đời của triều đại mới.
Tuyên ngôn độc lập là tác phẩm thuộc thời
hiện đại, có sự phân biệt rõ rang về mặt
thể loại.
Tuyên ngôn Độc lập mở ra một hình
thái chính quyền mới.
Nam quốc sơn hà và Bình ngô đại cáo tuy
mang hào khí anh hùng của dân tộc nhưng
chỉ giải quyết được nhiệm vụ độc lập cho
dân tộc chứ chưa giải quyết được nhiệm
vụ dân chủ cho nhân dân.
Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh giải
quyết được cả hai nhiệm vụ. Câu nói “Mở
ra kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập tự do”
– tư tưởng mới của thời đại.
Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt hay
Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đều viết
bằng chữ Hán.
Tuyên ngôn Độc lập viết bằng chữ Việt,
mang bản sắc Việt.
* Đánh giá chung: Ba tác phẩm đều khẳng định chân lí chủ quyền của dân tộc, tố cáo tội
ác của kẻ thù, đồng thời bày tỏ quyết tâm bảo vệ độc lập tự do, tin tưởng vào sự vững
bền của nền độc lập đó.
Hãy chỉ ra điểm mới mẻ và tiến bộ của Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh với tác
phẩm văn học được xem là hai bản tuyên ngôn thời phong kiến (Nam quốc sơn hà,
Bình Ngô đại cáo) :
- Hai tác phẩm văn học “Nam quốc sơn hà” (Lý Thường kiệt) và “Bình Ngô đại cáo”
(Nguyễn Trãi) được xem là “Tuyên ngôn Độc lập” thời phong kiến mới chỉ giải quyết
được nhiệm vụ Độc lập cho dân tộc mà chưa giải quyết được nhiệm vụ Dân chủ cho
nhân dân. > do hạn chế của lịch sử.
- “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh đã giải quyết cùng một lúc cả hai nhiệm vụ :
Độc lập dân tộc và Dân chủ nhân dân và điểm tiến bộ, trên cơ sở và phát huy truyền
thống yêu nước, độc lập tự do của dân tộc.
ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ(1952) - Ơ-NÍT HÊ-MINH-UÊ
Trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Ơ-nít Hê-
minh-uê:
1. Cuộc đời:
- Sinh năm 1899 ở Chicagô (Mĩ), trong gia đình khá giả. Tuổi thơ chịu nhiều ảnh
hưởng của người cha ưa thích thiên nhiên hoang dã.
- 18 tuổi, làm phóng viên. Thế chiến I (1914- 1918), tình nguyện nhập ngũ chiến đấu
trên đất Ý. Bị thương nặng, trở về từ chiến tranh, mang tâm trạng “mất mát”, lạc
loài. Viết về sự lừa dối của chiến tranh, phản ánh tâm trạng của “thế hệ vứt đi’.
- 1937, tham gia đội quân quốc tế chống phát xít ở Tây Ban Nha, làm phóng viên mặt
trận. Thế chiến II (1938-1945), làm phóng viên xông xáo trên nhiều chiến trường ở
châu Âu.
- Sau chiến tranh, ông sống ở Cuba.
2. Sự nghiệp sáng tác:
- Sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ, tiêu biểu là các tiểu thuyết: Giã từ vũ khí, Chuông
nguyện hồn ai, Ông già và biển cả,…
- Giá trị nội dung: Tác phẩm của ông thấm đượm một tình yêu đối với những gì phiêu
lưu mạo hiểm và là lời khuyến khích chân thành đối với những ai đang phấn đấu
cho quyền lợi của mình.
- Đề xướng ra nguyên lí “tảng băng trôi”: tác phẩm văn học cũng giống như “tảng
băng trôi” (phần nổi ít, phần chìm nhiều), nhà văn không nên trực tiếp phát ngôn
cho ý tưởng mà phải xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc rút ra
phần ẩn ý.
Tóm tắt truyện Ông già và biển cả của Hê-minh-uê:
Truyện kể về một cuộc săn đuổi con cá kiếm khổng lồ của ông lão đánh cá Xan-ti-a-gô.
Ông lão thường đánh cá ở vùng nhiệt lưu ngoài khơi La-ha-ba-na. Đã nhiều ngày mà
ông lão chẳng kiếm được con cá lớn nào, cho nên bố mẹ cậu bé Ma-nô-lin không cho
cậu bé đi biển với ông nữa.
Ông lão đành ra khơi một mình. Giữa biển cả, ông thả dây câu rất lâu, cho đến khi có
một con cá lớn mắc mồi. Đó là một con cá kiếm to lớn mà ông hằng mơ ước. Sau một
cuộc vật lộn căng thẳng và nguy hiểm kéo dài ba ngày trời, ông lão đã hạ được con cá
kiếm, buộc nó vào mũi thuyền và giương buồm hướng về đất liền.
Trên đường về, từng đàn cá mập hung dữ đuổi theo rỉa thịt con cá kiếm. Ông lão phải
đơn độc chiến đấu đế kiệt sức, cuối cùng cũng hạ được cả đàn cá mập. Nhưng con cá
kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương.
Nguyên lý “ Tảng băng trôi” trong sáng tác của Hê-minh-uê. Ý nghĩa biểu tượng của
hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc săn đuổi con cá kiếm trong tác phẩm Ông già và
biến cả :
- Hê-minh-uê mượn hình ảnh “tảng băng trôi” để xướng một nguyên lí trong sáng
tác: tác phẩm văn học cũng giống như “tảng băng trôi” (phần nổi ít, phần chìm
nhiều), nhà văn không nên trực tiếp phát ngôn cho ý tưởng mà phải viết giản dị, xây
dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc rút ra ẩn ý tùy theo thể nghiệm và
cảm hứng trước hình tượng.
- Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc săn đuổi con cá kiếm trong tác phẩm Ông già và
biển cả là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con
người để biến ước mơ thành hiện thực.
Ý nghĩa nhan đề “Ông già và biển cả” :
Biển là danh từ mang ý nghĩa chung nhưng biển cả mang giá trị biểu cảm, biển cả là
biển lớn, chỉ sự mênh mông, vô tận. Lấy nhan đề “Ông già và biển cả” để nói lên sự đối
kháng quyết liệt.
Ông già: già yếu, cô độc đối đầu với biển cả mênh mông, rộng lớn => Nhan đề đề cao
sức mạnh con người.
Trong đoạn trích “Ông già và biển cả” , ông lão Xan-chi-a-gô gặp phải hoàn cảnh khó
khăn như thế nào? Nguyên nhân nào giúp ông lão vượt qua những khó khăn ấy?
- Hoàn cảnh của ông lão, đơn đọc giữa đại dương bao la, tuổi già, sức lức cạn dần khi
phải đối đầu với con cá kiếm to lớn
- Nguyên nhân giúp ông lão vượt qua hoàn cảnh khó khăn là nhờ có kinh nghiệm, trí
tuệ sáng suốt, ý chí, nghị lực, khát vọng lớn lao.
Hình ảnh con cá kiếm trong tác phẩm có ý nghĩa biểu tượng gì?
Hình ảnh con cá kiếm trong đoạn trích gợi lên nhiều taafngnghixa
- Con cá kiếm là biểu tượng cho thiên nhiên kì vĩ.
- Con cá kiếm kiêu hùng, dũng cảm, làm nổi bật sự cao cả, quật cường của con người.
- Con cá là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, cũng là biểu tượng cho ước mơ,
khát vọng, kì vọng của con người.
- Hình ảnh những vòng lượn của con cá gợi lên sự ngoan cường, dũng cảm, những cố
gắng mãnh liệt của con cá để thoát khỏi sự bủa vây. Nó biểu tượng cho vẻ đẹp và
khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người.
HAI ĐỨA TRẺ(1938) - THẠCH LAM
Về tác giả Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ :
a. Tác giả: Thạch Lam (1910 – 1942), tên khai sinh là Nguyễn Tường Vĩnh (sau đổi
thành Nguyễn Tường Lân), sinh tại Hà Nội, trong một gia đình công chức gốc
quan lại. Thạch Lam là người đôn hậu và rất đỗi tinh tế. Ông có quan niệm văn
chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. Ông thường viết những
truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với
những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày. Mỗi truyện
của Thạch Lam như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng
biết bao tình cảm yêu mến chân thành và sự nhạy cảm của tác giả trước những
biến thái của cảnh vật và lòng người. Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm
trầm, sâu sắc.
b. Tác phẩm: Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam,
in ở tập Nắng trong vườn. Truyện có sự hòa quyện hai yếu tố hiện thực và lãng
mạn trữ tình.
Truyện ngắn Hai đứa trẻ mở đầu bằng hình ảnh nào? Ý nghĩa của những hình ảnh ấy:
a) Truyện ngắn Hai đứa trẻ mở đầu bằng hình ảnh: cảnh chiều tàn đỏ rực hiện lên
“Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than
sắp tàn”; “tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào; “Liên
không hiểu sao nhưng chị thấy long buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày
tàn.
b) Ý nghĩa:
- Tình yêu quê hương đất nước của Thạch Lam qua những hình ảnh thiên nhiên
đượm hồn quê
- Gợi lên không gian làng quê yên ả, đậm chất thơ nhưng chứa đựng nỗi buồn man
mác.
Ý nghĩa của chuyến tàu đêm trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam:
- Con tàu trở thành nhu cầu, là niềm vui duy nhất trong ngày của hai chị em và của
người dân trong phố huyện.
- Con tàu là hình ảnh quá khứ của Liên và An, là hình ảnh của tương lai xa xôi, mọi
người chờ tàu để thấy được sự ngưng đọng, tù túng, từ đó mà có cảm giác thay đổi.
- Con tàu là tiêu biểu của một thế giới thật đáng sống với sự giàu sang, rực rỡ ánh
sáng, nó đối lập với cuộc sống tối tăm, nghèo nàn, mỏi mòn của người dân phố
huyện.
- Niềm cảm thông, trân trọng với nỗi khát khao cháy bỏng vươn tới cuộc sống mới,
đó cũng là cái nhìn đầy lòng nhân đạo của tác giả.
Nêu những nét chính về tình cảm nhân đạo và bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam
trong truyện ngắn Hai đứa trẻ :
1. Tình cảm nhân đạo:
- Tấm lòng thương cảm sâu xa đối với những kiếp người nhỏ bé, sống cơ cực, quẩn
quanh, mòn mỏi nơi phố huyện nghèo nàn, tăm tối.
- Sự trân trọng, nâng niu những nét đẹp bình dị và khao khát đổi đời âm thầm của họ.
2. Bút pháp nghệ thuật:
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa lãng mạn với hiện thực, giữa tự sự với trữ tình trong
loại truyện không có cốt truyện.
- Phối hợp nhuần nhuyễn giữa tả cảnh với tả tình; sử dụng điêu luyện ngôn ngữ văn
xuôi giàu chất thơ.
Nhận xét về đặc điểm của lời văn Thạch Lam trong truyện ngắn Hai đứa trẻ :
- Đặc điểm nổi bật của lời văn Thạch lam trong truyện ngắn Hai đứa trẻ là tập trung
miêu tả cảm giác, cảm tưởng của nhân vật Liên, làm cho bức tranh phố huyện, cũng
là bức tranh tâm trạng, như được dệt bằng cảm xúc.
- Có nhiều câu văn trực tiếp tả các hình ảnh, chi tiết giàu sức liên tưởng như ánh
sáng, bóng tối, ngọn đèn, tiếng trống, tiếng còi tàu, mùi vị hoa cỏ, đất đai,…
- Có nhiều từ ngữ trực tiếp tả các trạng thái tâm hồn như “buồn man mác”, “mong
đợi”, “mơ tưởng”,…
- Cách láy đi láy lại một số từ ngữ chỉ các hành vi tâm lí như “Liên thấy…”, “Liên
nhìn…”, “Liên cảm thấy…”; những từ ngữ chỉ sự tàn lụi, thưa thớt như tàn, vãn, nát,
vài, mấy,…
- Có những câu văn giàu hình ảnh, nhạc điệu như “Chiều, chiều rồi…”; “Trời đã bắt
đầu đêm, một đêm hạ êm như nhung…”
Nét đặc sắc về nghệ thuật của Thạch Lam trong “Hai đứa trẻ”
- Truyện ngắn không có cốt truyện, man mác chất thơ.
- Diễn tả thế giới nội tâm nhân vật một cách tinh tế, sâu sắc; gợi tả xúc động những biến
thái mơ hồ, mong manh trong lòng người.
- Giọng điệu rất riêng, giọng điệu tâm tình thủ thỉ, như tiếng nói của một con người mà
Nguyễn Tuân đã nhận xét là “tính tình nhẹ nhàng tinh tế", "vừa sống vừa lắng nghe
chung quanh "
- Thủ pháp tương phản đối lập, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa thế giới nhộn nhịp đoàn
tàu mang đến và cuộc sống tẻ nhạt của những người dân phố huyện
- Câu văn thanh nhẹ trong sáng, giàu hình ảnh và gợi cảm.
- Những chi tiết nghệ thuật giàu sức gợi sâu xa, sáng tạo hình ảnh đoàn tàu qua phố
huyện thể hiện ước mơ.
T ạ i sao trong tác ph ẩ m“ Hai đ ứ a tr ẻ ”, hai ch ị em Liên đêm đêm l ạ i th ứ c đ ợ i đ oàn tàu
t ừ Hà N ộ i v ề ? Ý nghĩa ?
a. Hai chị em Liên đêm đêm lại thức đợi đoàn tàu từ Hà Nội về vì cuộc sống mà hai
đứa trẻ sinh sống là một cuộc sống nghèo khổ,lãm lũ,tù đọng,đơn điệu,tẻ nhạt.
Dường như ngày nào cũng vậy,từ chập tối cho đến nửa đêm,lúc nào Liên cũng
chị thấy lặp đi lặp lại những hình ảnh quen thuộc (chị Tí,bác Siêu,bác Xẩm…).
Chừng ấy người ngồi trong bóng tối dưới những thứ đèn leo lắt đang chờ đợi
một cái gì đó tươi sang hơn sự sống nghèo khổ hằng ngày củahọ. Tất cả những
điều đó đã hối thúc chị em Liên tìm đến ánh sáng đoàn tàu từ Hà Nội về như một
sự giải thoát.
b. Ý nghĩa: Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với“các toa đèn sáng trưng” là nỗi
khát khao chờ đợi của Liên.Đó là ánh sáng của khát vọng,của ước mơ về một
cuộc sống tươi mới hơn,đẹp đẽ hơn,ánh sáng của nhu cầu tinh thần được sống
dù trong một khoảnh khắc. Đó cũng là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch
Lam,nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy của nhân vật.
Trong tác ph ẩ m “ Hai đ ứ a tr ẻ ”, Th ạ ch Lam miêu t ả đ ế n nh ữ ng lo ạ i ánh sáng nào? Ý
nghĩa?
a. Nhà văn miêu tả các loại ánh sáng:
- Ánh sáng từ “ngọn đèn con” của hàng nước mẹ con chị Tí; chấm lửa nhỏ từ gánh
phở bác Siêu; ngọn đèn của Liên “thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa.”
- Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng” là loại ánh sáng
rực rỡ nhất,được mọi người trông đợi nhất.
b. Ý nghĩa:
- Ánh sáng ngọn đèn con của chị Tí trở đi trở lạinhiều lần và đi vào giấc ngủ của Liên
như một ám ảnh tâm lí.Đó là ánh sáng biểutrưng cho cuộc sống thực tại,mòn
mỏi,lay lắt,quẩn quanh,nhỏ nhoi đầy bế tắc,buồn chán của chị em Liên, ; cho kiếp
người vô danh,vô nghĩa,sống lam lũ,vật vờ…trongcái đêm tối mênh mông của XH cũ.
- Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng” là nỗi khát khao
chờ đợi của Liên.Đó là ánh sáng của khát vọng,của ước mơ về một cuộc sống tươi
mới hơn,đẹp đẽ hơn,ánh sáng của nhu cầu tinh thần được sống dù trong một
khoảnh khắc.
- Đó cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam,nhà văn luôn tin tưởng
vào khả năng vươn dậy của nhân vật.
Trong tác ph ẩ m “ Hai đ ứ a tr ẻ ”, Th ạ ch Lam vi ế t: “ Ch ừ ng ấ y ng ườ i ng ồ i trong bóng t ố i
đang trông đ ợ i m ộ t cái gì đó t ươ i sáng h ơ n s ự s ố ng nghèo kh ổ hàng ngày c ủ a h ọ .”
“ Ch ừ ng ng ườ i ấ y ”là ai? H ọ đang trông đ ợ i đi ề u gì? Ý nghĩa?
a. “Chừng người ấy” là: hai chị em Liên và An, chị Tí, bác phở Siêu, gia đình bác
Xẩm…
b. Họ đang trông đợi: chuyến tàu đêm từ Hà Nội về ngang qua phố huyện với cái
không khí ồn ào,náo nhiệt cùng các toa đèn sáng.
b. Ý nghĩa:
- Ánh sáng của đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng” là nỗi khát
khao chờ đợi của Liên và của người dân nghèo nơi phố huyện.Đó là ánh sáng của
khát vọng,của ước mơ về một cuộc sống tươi mới hơn,đẹp đẽ hơn,ánh sáng của
nhu cầu tinh thần được sống dù trong một khoảnh khắc.Đó là niềm khao khát được
vượt ra khỏi sự tù túng,ngột ngạt để vươn tới cuộc sống khác tốt hơn.
- Đó cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam,nhà văn luôn tin tưởng
vào khả năng vươn dậy của các nhân vật.Dù cuộc sống quẩn quanh,đơn điệu,bế tắc
nhưng họ vẫn không ngừng hy vọng vào tương lai tươi sáng.
Cu ố i tác ph ẩ m “ Hai đ ứ a tr ẻ ” là hình ả nh nào đ ọ ng l ạ i trong tâm trí c ủ a Liên? Ý nghĩa?
a. Cuối tác phẩm “Hai đứa trẻ” là hình ảnh nào đọng lại trong tâm trí của Liên là
hình ảnh chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ.
b. Ý nghĩa:
- Ánh sáng ngọn đèn con của chị Tí trở đi trở lại nhiều lần và đi vào giấc ngủ của Liên
như một ám ảnh tâm lý.
- Đó là ánh sáng biểu trưng cho cuộc sống thực tại:mòn mỏi,lay lắt,quẩn quanh,nhỏ
nhoi đầy bế tắc,buồn chán nản của chị em Liên…;cho kiếp người vô danh,vô
nghĩa,sống lam lũ,vật vờ…trong cái đêm tối mênh mông của XH cũ.
- Niềm đồng cảm sâu sắc của nhà văn đối với số phận con người,đặc biệt là số phận
những người nông dân trước năm 1945. Đồng thời đó cũng chính là tình cảm nhân đạo
sâu sắc của Thạch Lam,nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy và sức sống của
nhân vật.
Ngọn đèn dầu của chị Tý trong tác phẩm Hai đứa trẻ được miêu tả như thế nào ? Ý
nghĩa ?
a. Ngọn đèn dầu của chị Tý trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” được miêu tả: ngọn đèn lay
động trên chõng hàng của chị Tí; ngọn đèn phát ra “quầng sáng thân mật”; ngọn đèn chỉ
chiếu sáng một vùng đất nhỏ.
b. Ý nghĩa:
- Ánh sáng ngọn đèn con chị Tí trở đi trở lại nhiều lần và đi vào giấc ngủ của Liên như
một ám ảnh tâm lí.
- Đó là ánh sáng biểu trưng cho cuộc sống thực tại: mòn mỏi, lay lắt, quẩn quanh, nhỏ
nhoi đầy bế tắc, buồn chán của chị em Liên,…; cho kiếp người vô danh, vô nghĩa, sống
lam lũ, vật vờ,…trong cái đêm tối mênh mông của xã hội cũ.
- Niềm đồng cảm sâu sắc của nhà văn đối với số phận con người, đặc biệt là số phận
người nông dân trước 1945. Đồng thời đó cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc của
Thạch Lam, nhà văn luôn tin tưởng vào khả năng vươn dậy của nhân vật.
Tại sao trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”, hai chị em Liên đêm đêm lại thức đợi đoàn tàu
từ Hà Nội về ? Ý nghĩa?
a. Trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”, hai chị em Liên đêm đêm lại thức đợi đoàn tàu từ Hà
Nội về: vì cuộc sống nơi hai đứa trẻ sinh sống là một cuộc sống nghèo khổ, lam lũ, tù
đọng, đơn điệu, tẻ nhạt. Dường như ngày nào cũng vậy, từ chập tối cho đến nửa đêm,
lúc nào Liên cũng chỉ thấy lặp đi lặp lại những hình ảnh quen thuộc (chị Tí, bác Siêu, gia
đình bác xẩm…). Chừng ấy người ngồi trong bóng tối chờ đợi một cái gì đó tươi sáng
hơn sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ. Tất cả những điều đó đã hối thúc chị em Liên
tìm đến ánh sáng đoàn tàu từ Hà Nội về như một sự giải thoát.
b. Ý nghĩa của sự chờ đợi đó:
- Ánh sáng đoàn tàu vụt qua phố huyện với “các toa đèn sáng trưng” là nỗi khát khao
chờ đợi của Liên. Đó là ánh sáng của khát vọng, của ước mơ về một cuộc sống tươi mới
hơn, đẹp đẽ hơn; ánh sáng của nhu cầu tinh thần được sống dù trong một khoảnh khắc .
- Đó cũng chính là tình cảm nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam, nhà văn luôn tin tưởng vào
khả năng vươn dậy của nhân vật.
VỢ NHẶT(1962) – KIM LÂN:
Về tác giả Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt :
a. Tác giả: Kim Lân (1920 – 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở Phù Lưu,
Bắc Ninh. Ông là cây bút chuyên viết về truyện ngắn. Ông thường viết về nông
thôn và người nông dân. Ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời
sống làng quê – những thú chơi và sinh hoạt văn hóa cổ truyền của người nông
dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ông viết chân thật, xúc động về cuộc sống và người
dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ - những con người gắn bó
tha thiết với quê hương và cách mạng. Dù viết về phong tục hay con người, trong
tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống và con người của làng
quê Việt Nam nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời; thật thà, chất phác mà
thông minh, hóm hỉnh, tài hoa.
b. Tác phẩm: Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập Con
chó xấu xí (1962). Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư –
được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo.
Sauk hi hòa bình lập lại (1954), ông dựa vào một phầ cốt truyện cũ để viết truyện
ngắn này.
Trình bày những nét đặc sắc nghệ thuật truyện Vợ nhặt của Kim Lân:
- Tình huống truyện độc đáo, làm nổi bật chú đề tác phẩm, tâm trạng và tính cách
nhân vật.
- Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, có duyên.
- Giọng văn mộc mạc, giản dị; ngôn ngữ gần với khẩu ngữ nhưng có sự chọn lọc, tạo
nên một phong vị riêng. Ngôn ngữ đối thoại với giọng điệu của từng nhân vật.
- Ngòi bút Kim Lân điêu luyện trong nghệ thuật dựng cảnh, tạo không khí, tả người,
đặc biệt là miêu tả tâm lí nhân vật.
Nêu hoàn cảnh ra đời và giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân:
1. Hoàn cảnh ra đời:
- Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân viết về nạn đói khủng khiếp năm 1945.
- Tiền thân của Vợ nhặt là tiểu thuyết Xóm ngụ cư được viết ngay sau Cách mạng
tháng Tám năm 1945, nhưng dnag dở và thất lạc bản thảo. Sauk hi hòa bình lập lại
(1954), tác giả dựa vào phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn Vợ nhặt.
2. Ý nghĩa nhan đề:
- Vợ nhặt hiểu theo nghĩa đen là nhặt được vợ. Nhan đề ấy tạo được ấn tượng, kích
thích sự chú ý của người đọc vì cái giá của con người quá rẻ rúng.
- Qua nhan đề Vợ nhặt, Kim Lân đã phản ánh được tình cảnh thê thảm và thân phận
tủi nhục của người nông dân nghèo trong một nạn đói khủng khiếp; sự đen tối, bế
tắc của xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, việc nhân vật Tràng “nhặt” được vợ đã khiến
cho những ai ngạc nhiên? Sự ngạc nhiên của các nhân vật đó có ý nghĩa như thế nào
về nội dung và nghệ thuật?
1. Các nhân vật ngạc nhiên: Việc nhân vật Tràng “nhặt” được vợ đã khiến cho
nhiều người ngạc nhiên: đầu tiên là dân xóm ngụ cư, sau đó là bà cụ Tứ, và ngay
bản thân Tràng cũng rất ngạc nhiên.
2. Ý nghĩa về nội dung và nghệ thuật:
- Về nội dung:
+ Gián tiếp tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã gây nên nạn đói khủng khiếp.
+ Thể hiện thân phận bị rẻ rung và tình trạng sống thê thảm của con người.
- Về nghệ thuật: Góp phần quan trọng tạo nên tình huống truyện độc đáo, tạo sự hấp
dẫn trong việc dẫn dắt mạch truyện; thể hiện tình cảm, tâm trạng của các nhân vật.
Nêu giá trị tư tưởng mà Kim Lân gửi gắm qua tác phẩm “Vợ nhặt” :
- Lên án tội ác của Thực dân Pháp và Phát xít Nhật đã đẩy nhân dân ta vào nạn đói
khủng hoảng năm 1945, biến thân phận con người là rơm rác, bèo bọt.
- Phát hiện bản chất tốt đẹp của người lao động trong hoàn cảnh khó khăn, khốn
cùng họ đùm bọc lẫn nhau, dù bị đẩy vào bên bờ vực thẳm của cái chết, họ vẫn
khao khát tình thương, khao khát hạnh phúc gia đình, hướng về sự sống, tin tưởng
vào tương lai.
Nêu ý nghĩa đoạn kết tác phẩm “Vợ nhặt” : “Ngoài đình tiếng trống thúc vẫn dồn dập.
Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”.
Truyện “Vợ nhặt” được Kim Lân khép lại bằng đoàn người đi phá kho thóc của Nhật và
lá cờ đỏ bay phấp phới, hình ảnh này đối lập với những hình ảnh thê thảm ở đầu truyện:
một màu xám ảm đạm đối nghịch với màu đỏ bừng sáng.
Kim Lân bằng cảm quan nhân đạo cách mạng của mình đã mở ra một cánh cửa đi đến
đổi thay cho nhân vật đó là chi tiết là cờ Việt Minh hiện ra trong óc Tràng. Tràng đã nhận
thức được con đường để giải thoát cho mình và người thân đó chính là đấu tranh. Hình
ảnh lá cờ đã soi sáng anh đi đến lí tưởng đúng đắn và giep mầm về một tương lai tươi
sáng, một gia đình hạnh phúc với cuộ sống bình yên.
Cách kết thúc này gợi xu hướng tác phẩm sẽ phát triển theo chiều hướng tích cực. Hình
ảnh lá cờ đỏ cuối truyện như một sự vẫy gọi. Rồi đây Tràng sẽ gia nhập vào đoàn người
đó và Cách mạng sẽ đổi đời cho người nghèo.
VIỆT BẮC(1954) – TỐ HỮU
Trình bày những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu:
1. Thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị:
- Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản. Ông làm thơ trước hết là để phục vụ cho
sự nghiệp cách mạng, cho lí tưởng của Đảng.
- Đề tài và nội dung cảm hứng trong thơ Tố Hữu phong phú và đa dạng nhưng tất cả
đều bắt nguồn từ các sự kiện cách mạng, từ lý tưởng chính trị, tình cảm chính trị. TH
là nhà thơ của lẽ sống lớn, của những tình cảm lớn, niềm vui lớn của cách mạng và
con người cách mạng.
2. Thơ Tố Hữu có giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết:
Tất cả những tình cảm chính trị đều trở thành những cảm xúc chân thật, biến thành
cái riêng, được biểu hiện qua ngôn từ của tình cảm và giọng thơ ngọt ngào.
3. Thơ Tố Hữu sáng tác theo khuynh hướng sử thi và dạt dào cảm hứng lãng
mạn:
- Viết về những vấn đề lớn của đời sống cách mạng và dân tộc, thơ Tố Hữu gắn liền
với khuynh hướng sử thi. Cái “tôi” trữ tình trong thơ Tố Hữu ngày càng hòa nhập với
đất nước và dân tộc. Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là con người thể hiện tập
trung những phẩm chất của gia cấp, của dân tộc, đến cuộc kháng chiến chống Mĩ
được nâng lên thành những hình tượng anh hùng mang tầm vóc thời đại và lịch sử,
nhiều khi được thể hiện bằng bút pháp thần thoại hóa.
- Ngợi ca lí tưởng, ngợi ca dân tộc và thời đại, thơ Tố Hữu dạt dào cảm hứng lãng
mạn. Thơ Tố Hữu trẻ trung, sôi nổi, say mê lí tưởng, hướng đến tương lai, khơi dậy
niềm vui, long tin tưởng và niềm say mê với con đườn cách mạng, ngợi ca nghĩa tình
cách mạng và con người cách mạng.
4. Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật:
- Về nội dung: Hiện thực đời sống cách mạng, những tình cảm chính trị, đạo lí cách
mạng… qua sự cảm nhận và thể hiện của Tố Hữu, đã gắn bó, hòa nhập với truyền
thống tinh thần tình cảm và đạo lí của dân tộc, làm phong phú them truyền thống
ấy.
- Về nghệ thuật:
+ Tố Hữu sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ dân tộc và có những sáng tạo làm phong
phú them cho các hình thức thơ ca này.
+ Tố Hữu thường dùng những lối so sánh, các phép chuyển nghĩa, các cách diễn đạt
trong thơ ca dân gian và thơ cổ điển đã trở nên quen thuộc với tâm hồn người VN.
+ Chiều sâu của tính dân tộc là ở nhạc điệu, đặc biệt phong phú về vần và những âm
trầm bổng nhịp nhàng.
Nghệ thuật thơ Tố Hữu nghiên về tính truyền thống hơn là sự tìm tòi đổi mới theo
hướng hiện đại hóa.
Trình bày về ba tập thơ của Tố Hữu: Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa:
1. Gió lộng (1995-1961) là tập thơ gắn với giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc và tiếp tục cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
- Tập thơ diễn tả niềm vui và niềm tự hào, tin tưởng ở công cuộc xây dựng cuộc sống
mới xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc; tình cảm với miền Nam và ý chí thống nhất Tổ
quốc; tình cảm quốc tế vô sản rộng mở với các nước anh em.
- Tập thơ phơi phới cảm hứng lãng mạn, đậm chất sử thi, thắm thiết ân tình cách
mạng; bộc lộ một cái tôi trữ tình đa dạng, một nghệ thuật biểu hiện già dặn và
thuần nhị hơn.
2. Hai tập Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977) là chặng đường thơ Tố
Hữu trong những năm kháng chiến chống Mĩ cho tới ngày toàn thắng.
- Tập trung cổ vũ cuộc kháng chiến chống Mĩ ở cả hai miền Nam – Bắc, ngợi ca chủ
nghĩa anh hùng cách mạng.
- Khẳng định ý nghĩa lớn lao, cao cả của cuộc kháng chiến chống Mĩ đối với lịch sử
dân tộc và thời đại; thể hiện những suy nghĩ, phát hiện về dân tộc và con người Việt
Nam.
- Mang đậm tính chính luận và chất sử thi, nhiều chỗ vươn tới âm hưởng hùng ca.
Giới thiệu ngắn gọn về hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu:
1. Tập Từ ấy:
- Từ ấy là tập thơ đầu tay của Tố Hữu được sáng tác trong khoảng thời gian từ 1937
đến 1946 tương ứng với chặng đường cách mạng từ phong trào Mặt trận Dân chủ
Đông Dương đến Tổng khởi nghĩa tháng Tám và Toàn quốc kháng chiến. Tập thơ
gồm ba phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng. Qua ba phần ấy, cảm hứng thơ Tố
Hữu vận động từ nguồn hân hoan của tâm hồn trẻ nhiều băn khoăn về lẽ sống bỗng
gặp được ánh sáng lí tưởng; rồi qua bao gian loa, thử thách, từng bước trưởng
thành trên con đường đấu tranh cách mạng; đến niềm vui bất tuyệt, ngây ngất
trước cuộc đời vĩ đại của dân tộc.
- Nổi bật lên ở tập Từ ấy là chất lãng mạn trong trẻo của một hồn thơ trẻ say mê lí
tưởng; nhạy cảm với cảnh đời, tình đời; một cái tôi trữ tình mới, trong đó ý thức cá
nhân đang từng bước hòa mình với đoàn thể, nhân dân; một giọng điệu thiết tha,
sôi nổi, cuồng nhiệt.
2. Tập Việt Bắc:
- Việt Bắc là chặng đường thứ hai của thơ Tố Hữu, được sáng tác trong khoảng thời
gian từ 1947 đến 1954. Tập thơ là bản anh hùng ca phản ánh những chặng đường
gian lao, anh dũng và những bước đi lên của cuộc kháng chiến chống Pháp cho đến
ngày thắng lợi. Tập thơ hướng vao thể hiện con người quần chúng kháng chiến,
trước hết là công, nông, binh; kết tinh những tình cảm lớn của con người Việt Nam
mà bao trùm là tình yêu nước.
- Ở Việt Bắc, thơ Tố Hữu bay bổng và rộng mở trong cảm hứng sử thi – trữ tình mang
hào khí thời đại; hình thức thơ giàu tính dân tộc và đại chúng.
Trình bày những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc:
Bài thơ Việt Bắc có nghệ thuật đậm đà tính dân tộc:
- Thể thơ lục bát là thể thơ quen thuộc của dân tộc đã được sử dụng thành công.
- Kết cấu đối đáp thường thấy trong ca dao, dân ca truyền thống được dùng một cách
sáng tạo để diễn tả nội dung tình cảm phong phú về quê hương, con người, Tổ quốc
và Cách mạng.
- Cặp đại từ nhân xưng mình-ta với sự biến hóa linh hoạt và những sắc thái ngữ nghĩa
– biểu cảm phong phú vốn có của nó được khái thác rất hiệu quả.
- Những biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, tượng trưng,…) quen thuộc với cách cảm,
cách nghĩ của quần chúng được dùng nhuần nhuyễn.
Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Việt Bắc:
- Việt Bắc là quê hương cách mạng, là căn cứ địa vững chắc của cuộc kháng chiến, nơi đã
che chở đùm bọc cho Đảng, Chính Phủ, bộ đội trong suốt những năm kháng chiến chống
Pháp gian khổ. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ,Tháng 10 năm 1954, các cơ quan Trung
ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội. Nhân sự kiện
trọng đại này, Tố Hữu viết bài thơ Việt Bắc.
- Bài thơ viết tháng 10 /1954, được in trong tập Việt Bắc (1947 - 1954)
Trình bày sự chuyển biến trong tình cảm của cái tôi trữ tình trong bài thơ Từ ấy (Tố
Hữu)
- Niềm vui sướng, hân hoan của Tố Hữu khi đón nhận ánh sáng của Đảng, của lý tưởng
soi rọi vào tận cả con tim khối óc làm bừng sáng một sức sống mới. Tác giả gọi Đảng là
mặt trời chân lý, so sánh hồn tôi là một vườn hoa lá… để diễn tả phút giây từ ấy là một
mốc thời gian không bao giờ phai nhòa trong trái tim của người cách mạng trẻ tuổi.
- Nhận thức mới về lẽ sống: Khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu khẳng định quan niệm
mới về lẽ sống là sự gắn bó, hài hòa giữa “cái tôi” cá nhân và “cái ta” chung của mọi
người “Tôi buộc lòng tôi với mọi người… mạnh khối đời”.
- Sự chuyển biến sâu sắc về mặt tình cảm: vượt qua giới hạn cái tôi để đến với cái ta
chung. Nhà thơ tự nguyện là đứa con của nhân dân, vì nhân dân phục vụ.
Những nhân tố tác động đến con đường thơ của Tố Hữu:
- Quê hương: Sinh ra và lớn lên ở xứ Huế, một vùng đất nổi tiếng đẹp, thơ mộng,
trầm mặc với sông Hương, núi Ngự, đền đài lăng tẩm cổ kính,… và giàu truyền thống
văn hóa, văn học bào gồm cả văn hóa cung đình và văn hóa dân gian mà nổi tiếng
nhất là những điệu ca, điệu hò như nam ai, nam bình, mái nhì, mái đẩy,…
- Gia đình: Thân sinh là một nhà nho không đỗ đạt nhưng rất thích thơ phú và ham
sưu tầm văn học dân gian. Mẹ nhà thơ cũng là người biết và thuộc nhiều ca dao, tục
ngữ. Từ nhỏ Tố Hữu đã sống trong thế giới dân ca cùng cha mẹ. Phong cách nghệ
thuật và giọng điệu thơ sau này chịu ảnh hưởng của thơ ca dân gian xứ Huế.
- Bản thân Tố Hữu là người sớm giác ngộ lí tưởng Cách mạng, tham gia cách mạng từ
năm 18 tuổi, bị bắt và tù đày từ năm 1939 – 1942, sau đó vượt ngục trốn thoát và
tiếp tục hoạt động cho đến Cách mạng tháng Tám, làm chủ tịch ủy ban khởi nghĩa ở
Huế. Sau Cách mạng, ông giữu nhiều trọng trách ở nhiều cương vị khác nhau, nhưng
vẫn tiếp tục làm thơ.
Trình bày hoàn c ả nh ra đ ờ i bài th ơ “ T ừ ấ y ”? Gi ả i thích ý nghĩ a nhan đ ề bài th ơ này?
a. Hoàn cảnh ra đời: tháng 7/1938, sau thời gian hoạt động phong trào thanh niên ở
Huế, Tố Hữu vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng cộng sản Việt Nam. Niềm vui
sướng hân hoan và tự hào khi được đứng dưới hàng ngũ của Đảng là cảm xúc chủ đạo
của Tố Hữu để viết nên bài thơ này. Bài thơ được trích trong phần “Máu lửa” – phần
đầu của tập thơ “Từ ấy”.
b. Ý nghĩa nhan đề:
- Đánh dấu mốc son chói lọi trong cuộc đời hoạt động CM của nhà thơ Tố Hữu.
- Thể hiện niềm vui sướng hân hoan của nhà CM trẻ tuổi lần đầu tiên bắt gặp lí
tưởng của Đảng, của CM và nguyện dấn thân vào con đường máu lửa ấy.
Trình bày s ự chuy ể n bi ế n trong tình c ả m c ủ a cái tôi tr ữ tình trong bài th ơ “ T ừ ấ y ”:
- Khổ thơ thứ nhất là niềm vui sướng,hân hoan của Tố Hữu khi đón nhận ánh sáng
của Đảng,của lý tưởng soi rọi vào tận cả con tim khối óc làm bừng sáng một sức sống
mới.Tác giả gọi Đảng là “Mặt Trời chân lý”,so sánh “hồn tôi là một vườn hoa lá”… để
diễn tả phút giây từ ấy là một mốc thời gian không bao giờ phai nhòa trong trái tim của
người CM trẻ tuổi.
- Khổ thơ thứ hai là nhận thức mới về lẽ sống: khi được giác ngộ lí tưởng CM, Tố
Hữu khẳng định quan niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó,hài hòa giữa “cái tôi” cái nhân và
“cái ta” chung của mọi người. “Tôi buộc lòng tôi với mọi người…mạnh khối đời.”
- Khổ cuối là sự chuyển biến sâu sắc về mặt tình cảm:vượt qua giới hạn cái tôi để
đến với cái ta chung.Nhà thơ tự nguyện là đứa con của nhân dân,vì nhân dân phục vụ.
So sánh hai đoạn thơ sau:
“ Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”
(Tương tư – Nguyễn Bính)
“ Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưn nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”
(Việt Bắc – Tố Hữu)
a. Điểm tương đồng:
- Cả hai đoạn thơ đều sử dụng thành công thể thơ lục bát.
- Cùng nói về nỗi nhớ tha thiết của nhân vật trữ tình.
- Âm điệu hai đoạn thơ đều gần gũi với tâm hồn con người Việt Nam.
b. Điểm khác biệt:
Tương tư – Nguyễn Bính Việt Bắc – Tố Hữu
Đoạn trích Tương tư trực tiếp diễn tả nỗi
nhớ thương đôi lứa.
Đoạn thơ Việt Bắc mượn nỗi nhớ tình yêu
để khẳng định nỗi nhớ quê hương Cách
mạng.
Đoạn thơ Tương tư gắn liền với không gian
làng quê Bắc Bộ.
Đoạn thơ Việt Bắc gắn liền với không gian
núi rừng.
Nguyễn Bính so sánh một cách táo bạo,
duyên dáng.
Tố Hữu nghiêng về bộc bạch tâm tình.
So sánh hai đoạn thơ sau:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
(Sóng – Xuân Quỳnh)
“ Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưn nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”
(Việt Bắc – Tố Hữu)
a. Nét tương đồng:
- Cả hai đều là đoạn thơ trữ tình, hồn nhiên, sôi nổi.
- Cả hai đều thể hiện cái tôi tích cực, sống hòa nhập với đời.
- Cả hai đều thể hiện nỗi nhớ da diết.
b. Nét khác biệt:
Sóng – Xuân Quỳnh Việt Bắc – Tố Hữu
Xuân Quỳnh là nhà thơ mới lãng mạn, hiện
đại.
Tố Hữu là nhà thơ Cách mạng.
Xuân Quỳnh thể hiện nỗi nhớ cụ thể của
tình yêu nồng nàn da diết.
Tố Hữu mượn màu sắc tình yêu để thể
hiện nỗi nhớ.
Nỗi nhớ của Xuân Quỳnh là người phụ nữ
trong tình yêu.
Nỗi nhớ của Tố Hữu là nỗi nhớ của người
chiến sĩ Cách mạng.
Thơ Xuân QUỳnh là thể thơ năm chữ như
kể lể, tâm tình.
Đoạn thơ Tố Hữu sử dụng thể thơ lục bát.
Xuân Quỳnh bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ: “em Nỗi nhớ của Tố Hữu gắn bó với thiên
nhớ anh”. nhiên, con người Việt Bắc.
*Đánh giá chung: Tố Hữu biến cuộc tâm tình giữa người ở, người đi thành cuộc tự tình.
Đoạn thơ Xuân Quỳnh là lời tự hát. Mỗi nghệ sĩ có một cách thể hiện riêng, đem đến
một nỗi nhớ với sắc thái riêng và làm phong phú cho nền văn học nước nhà.
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG CỦA NỀN VĂN
HỌC DÂN TỘC(3/7/1988) – PHẠM VĂN ĐỒNG
Những đặc điểm chính trong bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ
của dân tộc (Phạm Văn Đồng); điều đặc biệt trong cách bố cục của bài văn:
1. Hệ thống luận điểm:
a. Phần mở bài: luận điểm trung tâm của bài văn: Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn
của dân tộc cần phải được nghiên cứu, tìm hiểu và đề cao hơn nữa.
b. Phần thân bài:
- Luận điểm 1: Giới thiệu nét đặc sắc về cuộc đời, con người và quan niệm sáng
tác của Nguyễn Đình Chiểu.
- Luận điểm 2: Giới thiệu nét đặc sắc của thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.
- Luận điểm 3: Giới thiệu về giá trị của tác phẩm Lục Vân Tiên.
c. Phần kết bài: khắng định ý nghĩa “đời sống và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu”
đối với lịch sử dân tộc.
2. Sự đặc biệt trong bố cục của bài viết: là không kết cấu theo trật tự thời gian.
Nguyễn Đình Chiểu viết Lục Vân Tiên trước nhưng tác giả lại nói sau. Đặt phần
thơ văn yêu nước lên trước để nói kĩ hơn, bài văn nghị luận nhằm phục vụ cho
mục đích khích lệ tinh thần yêu nước chống ngoại xâm trong thời đại chống Mĩ.
Hoàn cảnh ra đời, mục đích và chủ đề tác phẩm “ Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng
trong văn nghệ của dân tộc ”
•Hoàn cảnh sáng tác: Bài viết đăng trên tạp chí Văn học số 7 - 1963 nhân kỉ niệm ngày
mẩt của Nguyễn Đình Chiểu (3/7/1888).
•Mục đích sáng tác:
- Kỉ niệm ngày mất của nhà văn tiêu biểu, người chiển sĩ yêu nước trên mặt trận văn hoá
và tư tưởng.
- Tác giả bài viết này có ý nghĩa định hướng và điều chỉnh cách nhìn và chiểm lĩnh tác gia
Nguyễn Đình Chiểu.
- Thể hiện mối quan hệ giữa văn học và đời sống giữa người nghệ sĩ chân chính và hiện
thực cuộc đời
- Đặc biệt nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước thương nòi của dân tộc.
•Chủ đề: Qua bài viết, tác giả khẳng định, cuộc đời của NĐC Là cuộc đời của người chiến
sỹ đã phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phòng dân tộc. Sự nghiệp thơ ca
của ông là minh chứng hùng hồn cho vị trí và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật
cũng như trách nhiệm của người cầm bút trước cuộc đời. Cuộc đời và sự nghiệp của
NĐC không chỉ là bài học cho hôm nay mà cho cả mai sau.
Đánh giá v ề Nguy ễ n Đình Chi ể u,trong tác ph ẩ m tác gi ả Ph ạ m Văn Đ ồ ng đã s ử d ụ ng
m ộ t hình ả nh giàu ý nghĩa,đó là hình ả nh nào? Ý nghĩa c ủ a vi ệ c s ử d ụ ng hình ả nh ấ y?
a. Đánh giá về Nguyễn Đình Chiểu,trong tác phẩm tác giả Phạm Văn Đồng đã sử dụng
một hình ảnh: “trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường phải chăm chú nhìn
mới thấy và càng nhìn càng thấy sáng”. Đâylà một hình ảnh giàu ý nghĩa.
b. Ý nghĩa của việc sử dụng hình ảnh ấy:
- Dùng hình ảnh “vì sao có ánh sáng khác thường”,tác giả đã chỉ ra rằng văn chương
của Nguyễn Đình Chiểu có vẻ đẹp và giá trị riêng,độc đáo,khác với thơ văn của các tác
giả cùng thời cũng như trong nền văn học dân tộc.
- Ngôi sao ấy “phải chăm chú nhìn mới thấy sáng”.Nghĩa là văn chương của Nguyễn
Đình Chiểu có những vẻ đẹp tiềm ẩn,không dễ gìnhìn thấy hoặc nếu chỉ nhìn lướt qua có
thể không thấy hết được vẻ đẹp của nó.
- Đó là một ngôi sao “càng nhìn càng thấy sáng”.Ngôi sao tỏa ra thứ ánh sáng lấp
lánh mà càng nhìn càng thấy sáng,là ngôi saocó vẻ đẹp bất biến.Có nghĩa là vẻ đẹp và giá
trị văn chương của Nguyễn Đình Chiểu không phải chỉ là nhất thời,chỉ có trong giai đoạn
lịch sử ấy mà tồn tại vĩnh hằng,càng khám phá càng nhận ra đầy đủ và sâu sắc hơn
những tầng giá trị phong phú của văn thơ Nguyễn Đình Chiểu.
Cảm hứng chung của bài viết và trình tự lập luận của Phạm Văn Đồng trong tác phẩm:
- Cảm hứng chung : Ngợi ca cuộc đời và khẳng định giá trị văn chương Nguyễn Đình
Chiểu.
- Trình tự lập luận:
+ Khẳng định vị trí , ý nghĩa cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đặt trong hoàn
cảnh đất nước đang ở vào giai đoạn cao trào của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
+ Chứng minh bằng cuộc đời và sự nghiệp văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu qua việc
tái hiện cuộc kháng chiến chống Pháp hào hùng của dân tộc và phân tích sự phản ánh
hiện thực đó trong thơ văn của ông…
+ Khẳng định giá trị nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu : lối viết giản dị, mộc
mạc, gần gũi với quần chúng nên có sức “truyền bá lớn” và lập luận chặt chẽ, linh hoạt
và sáng tạo.
Cách nhìn mới mẻ và sâu sắc của Phạm Văn Đồng về Nguyễn Đình Chiểu thể hiện như
thế nào trong bài viết “ Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc ” ?
- Phạm Văn Đồng là một nhà chính trị nhưng đồng thời cũng là một nhà văn hoá lớn
nên ông đã có những cái nhìn sắc sảo của một nhà phê bình văn học nhất là đối với sự
nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu.
+ Theo Phạm Văn Đồng, Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao sáng có ánh sáng khác
thường , vì vậy phải chăm chú nhìn mới thấy và càng nhìn càng thấy sáng .
+ Lâu nay, ta có thói quen nhìn các nhà thơ ở bình diện nghệ thuật theo kiểu trau
chuốt, gọt giũa, lời lẽ hoa mĩ…, điều đó là không thoả đáng và không đúng với hoàn cảnh
sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu (mù loà), nên đã không thấy hết được những vẻ đẹp và
đánh giá đúng về ông.
=> Cách nhìn của tác giả ở đây không chỉ mới mẻ, khoa học mà còn có ý nghĩa phương
pháp luận trong sự điều chỉnh và định hướng cho việc tiếp cận nghiên cứu, nhà thơ như
Nguyễn Đình Chiểu. Cách nhìn ấy đã định hướng cho bài viếtcó cái nhìn sâu sắc và
thấy những giá trị bền vững về con người, sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu.
Cách phân tích, đánh giá của tác giả về thơ văn yêu nước chống Pháp của Nguyễn Đình
Chiểu?
- Phương pháp phân tích khoa học: Tác giả đặt thơ văn yêu nước chống pháp của
Nguyễn Đình Chiểu vào bối cảnh của phong trào chống Pháp lúc bấy giờ của nhân dân
Nam và trong dòng chảy của văn thơ yêu nước chống Pháp giai đoạn này, để thấy rõ
mạch nguồn phát sinh là đúng đắn và tất yếu, đồng thời chỉ ra vị trí lá cờ đầu của
Nguyễn Đình Chiểu trong thơ văn yêu nước thời kỳ cận đại cuối thế kỷ XX.
- Cách viết có nghệ thuật:
+ Thể hiện lối viết nghị luận văn học rõ ràng, trong sáng, mạch lạc, dễ tiếp cận.
+ Có những khám phá mới mẻ, với những lời bình súc tích sắc sảo về thơ văn yêu nước
Nguyễn Đình Chiểu.
+ Bài viết có bố cục chặt chẽ, các luận điểm rõ ràng.+ Bài viết có sức lôi cuốn mạnh mẽ
do cách nghị luận vừa xác đáng, chặt chẽ, vừa xúc động tha thiết, với nhiều ngôn từ đặc
sắc.
Sự đánh giá của Phạm Văn Đồng đối với tác phẩm “Lục Vân Tiên” như thế nào ?
Tác giả đã có những kiến giải mới mẻ và sâu sắc.
- Về mặt nội dung:
+ Nhìn nhận đánh giá trong mối liên hệ biện chứng giữa cuộc đời nhà thơ với các
nhân vật trong tác phẩm và trong cảm xúc của người đọc.
+ Từ chỗ Nguyễn Đình Chiểu suốt đời sống trong lòng quần chúng nhân dân, nên
ông đã xây dựng thành công các nhân vật chính nghĩa trong tác phầm để tạo ra những
cảm xúc thẩm mĩ trong người đọc.
+ Tác giả đi đến một kết luận hết sức lôgic về các nhân vật chính nghĩa đó: “Họ là
những tấm gương dũng cảm. Vì những lẽ đó họ gần gũi chúng ta và câu chuyện của họ
làm chúng ta cảm xúc và thích thú”.
=> Khẳng định những giá trị bền vững của tác phẩm: ca ngợi chính nghĩa, những
đạo đức đáng quí trọng ở đời, ca ngợi những con người trung nghĩa. Tinh thần đấu
tranh không khoan nhựơng chống lại cái xấu, cái ác, cái giả dối bất công trong tác phẩm
cũng chính là xuất phát từ quan niệm sống và nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu mà ra.
- Về nghê thuật: Tác giả nhấn mạnh đây là một truyện kể, truyện nói, thông cảm với
điều kiện, hoàn cảnh sáng tác của nhà thơ (mù loà) để nhận ra những giá trị nghệ thuật
đặc sắc của tác phẩm.
+ “ Lối văn nôm na, dễ hiểu, dễ nhớ, có thể truyền bá rộng rãi trong dân gian”;
+ “ Dẫu sao đôi chỗ sơ sót về văn chương không hề làm giảm giá trị văn nghệ của
bản trường ca thật hấp dẫn từ đầu đến cuối”.
+ Từ đó mà khẳng định: “Trong dân gian miền Nam người ta thích Lục Vân Tiên,
người ta say sưa nghe kể Lục Vân Tiên không chỉ về nội dung câu chuyện, còn vì văn hay
của Lục Vân Tiên”.
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA(1987) – NGUYỄN MINH
CHÂU
Về tác giả Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa :
a. Tác giả: Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông được
coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
b. Tác phẩm: Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa in đậm phong cách tự sự - triết lí
của Nguyễn Minh Châu. Với ngôn từ dung dị đời thường, truyện kể lại chuyến đi
thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về
nghệ thuật và cuộc đời.
Nêu ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu:
Nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa là một nhan đề có ý nghĩa sâu sắc:
- Đó là hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa giữa trời biển mờ sương, cái đẹo tuyệt vời của
thiên nhiên và cuộc sống lao động, cái đẹp khiến người nghệ sĩ hạnh phũ vì đã bắt
gặp cái tận thiện, tận mĩ, thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên thật trong
trẻo, tinh khôi bởi cái đẹp hài hòa, lãng mạn của cuộc đời.
- Nhưng đó là chiếc thuyền ở “ngoài xa”. Khi đến gần bờ, phía sau cái đẹp “toàn bích”
kia lại là một bi kịch của nạn bạo hành trong một gia đình thuyền chài.
- Nhan đề truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là nơi tác giả gửi gắm quan niệm về
cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát
hiện ra bản chất sự thật sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng.
- Nhan đề này cũng thể hiện quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu. Nhà văn
đã đặt ra vấn đề về mối quan hệ khăng khít giữa nghệ thuật với đời sống, về yêu cầu
hiểu biết và bản lĩnh trung thực của nghệ sĩ. Chủ nghĩa nhân đạo trong nghệ thuật
không thể xa lạ so với số phận cụ thể của con người. Nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa
giống như một gợi ý về khoảng cách, về cự li nhìn ngắm đời sống mà người nghệ sĩ
cần coi trọng.
Tóm t ắ t tình hu ố ng truy ệ n “ Chi ế c thuy ề n ngoài xa ”? Nêu ý nghĩa tình hu ố ng?
a. Tóm tắt tình huống truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”:
• Tình huống 1: Nghệ sĩ Phùng đến ven biển miền Trung chụp những tấm ảnh đẹp
cho cuốn lịch năm sau, anh thấy cảnh đẹp như tranh vẽ. Đó là bức tranh chiếc
thuyền ngoài xa ẩn hiện trong biển sớm mờ sương tuyệt đẹp.
• Tình huống 2: Nhưng khi chiếc thuyền lại gần bờ, anh lại chứng kiến đằng sau
chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ ấy là cảnh một người đàn ông đánh đập
vợ, người vợ cam chịu, nhẫn nhục.
b. Ý nghĩa tình huống truyện:
- Qua hai phát hiện của người nghệ sĩ, nhà văn chỉ ra: cuộc đời chứa đựng nhiều điều
nghịch lí, mâu thuẫn; không thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ bề ngoài
mà phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong.
- Tình huống truyện mang ý nghĩa sâu sắc, thấm thía, nhấn mạnh mối quan hệ giữa
nghệ thuật và cuộc đời: “Nghệ thuật vị nhân sinh”.
Trình bày ý nghĩa nhan đ ề tác ph ẩ m “ Chi ế c thuy ề n ngoài xa ”:
a. Nghĩa tả thực: chiếc thuyền là biểu tượng của bức tranh thiên nhiên đẹp và cuộc
sống sinh hoạt của người dân làng chài “Trước mặt tôi là một bức tranh mực tầu
của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương
mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài