Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

văn hóa doanh nghiệp của công ty yamaha motor việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.96 KB, 35 trang )

Lời mở đầu
Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang diễn ra với tốc độ ngày càng
cao đã đem đến cho các doanh nghiệp những thời cơ mới, đồng thời nhiều thách
thức mới nảy sinh mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Điều này đòi hỏi chúng ta
phải tạo ra một cuộc cách mạng trong quản lý, tạo ra một thay đổi lớn và toàn diện
để đáp ứng với xu thế của thời đại. Phát triển nhưng phải như thế nào cho đúng
đúng luật pháp, như thế nào cho bền vững để không chỉ làm giàu cho doanh
nghiệp mà còn góp phần làm giàu cho xà hội, nâng cao đời sống vật chất, đời sống
tinh thần cho người lao động, tất cả điều đó đều cần đến văn hoá doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Xây dựng và
phát triển văn hoá doanh nghiệp có tác dụng rất quan trọng trong việc nâng cao
hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp theo yêu cầu phát triển kinh tế đất
nước, của kinh tế quốc tế.
Đến với đề tài này, chúng tôi đã lựa chọn Công ty Yamaha Motor Việt Nam
để nghiên cứu. Đây là một công ty liên doanh của Việt Nam, Nhật Bản và
Malaisya, có nền tảng văn hóa doanh nghiệp dựa trên sự pha trộn , giao thoa giữa
hai quốc gia là Nhật Bản và Việt Nam. Sau mười hai năm có mặt tại Việt Nam,
công ty không những đã tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trong ngành ô tô,
xe máy trong nước mà còn xây dựng được một nền tảng văn hóa doanh nghiệp đặc
sắc, thể hiện được nét riêng của mình. Thông qua bài viết này, chúng em hy vọng
có được cái nhìn sâu sắc và toàn diện nhất, từ đó rút ra được những giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng về văn hóa doanh nghiệp của Công ty Yamaha Motor Việt
Nam. Xa hơn thế, chúng em mong muốn có thể giúp được các doanh nghiệp nước
ngoài đầu tư vào Việt Nam hiểu rõ phần nào những cơ hội và thách thức có thể gặp
phải trong tiến trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp của mình.
Chương I: Giới thiệu khái quát về Yamaha Motor
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Yamaha Motor Coporation
Công ty Yamaha Co.,Ltd., tiền thân là Yamaha Corporation, được tách ra vào
tháng 1 năm 1955 và hoạt động từ đó đến nay.
Vào năm 1953, Genichi Kawarami-con trai cả của ông Kaichi Kawwakami-
chủ tịch công ty Nippon Gakki( Tập đoàn Yamaha Coporation ngày nay) bắt đầu


nghiên cứu, tận dụng cánh quạt máy bay được sử dụng từ chiến tranh thế giới thứ
II. Ông khám phá và thử nghiệm sản xuất nhiều sản phẩm bao gồm máy khâu, phụ
tùng ô tô, xe scooter và xe gắn máy.
Vào tháng 8/1954, tức chưa đầy 10 tháng sau khi nghiên cứu sản phẩm đầu
tiên được ra đời. Đó là chiếc xe gắn máy YA-1, được làm nguội bằng không khí, 2
thì, xylanh đơn 125cc. Chiếc xe chính là khởi nguồn cho quá trình sáng tạo vào
cống hiến không mệt mỏi của Yamaha Motor.
Đến năm 1956, Chiếc xe YC1, xylanh đơn 175cc, 2 thì được chế tạo và vào
năm 1957, chiếc xe YP1, 250cc, 2 thì được sản xuất.
Trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1960, Yamaha motor bắt đầu khuếch
trương hoạt động của mình trên toàn cầu. Năm 1916, Yamaha motor thành lập công
ty liên doanh đầu tiên tại Thái Lan có tên là Siam Yamaha Co.,Ltd., Vào năm 1968,
thành lập Yamaha motor Europe N.V tại Hà Lan, tiếp đó là Mehico, Braxin
Trong những năm tiếp theo, Yamaha liên tục phát triển và mở rộng hoạt động
của mình và vẫn luôn phát triển cho tới ngày nay.
Hoạt động của Yamaha Motor Corp.,
Khu vực Số nước có mặt của
Yamaha
Số nhà máy cơ sở
của Yamaha hoạt động
Nhật Bản 57
Châu Á và Trung
Đông
10 30
Bắc Mỹ 3 11
Nam Mỹ 4 5
Châu Âu 14 24
Châu Úc 2 2
Châu Phi 1 1
2. Công ty Yamaha Motor Việt Nam

2.1 Một số thông tin về công ty Yamaha Motor Việt Nam
Tên nước ngoài: Yamaha Motor.
Tên bên Việt Nam: Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam
Số giấy phép: 2029/GP
Ngày cấp: 24/01/1998
Tên dự án: Công ty trách nhiệm hữu hạn Yamaha Motor Việt Nam
Hình thức đầu tư: Liên doanh
Tổng vốn đầu tư: 80.268.000USD
Vốn pháp định: 24.250.000USD
Mục tiêu: sản xuất lắp ráp xe máy và sản xuất linh kiện
Địa chỉ nhà máy: Xã Trung Giã, Huyện Sóc Sơn, Hà Nội
Phone: 04-8855089 Fax:04-8855085
Vốn đầu tư thực hiện: 72.400.000USD
Đại diện: Ông Asano Masaki, Tổng Giám đốc
Doanh thu năm 2002: 93.692.570USD
Doanh thu năm 2003: 159.774.492USD
Nộp ngân sách nhà nước năm 2002: 30.856.635USD
Nộp ngân sách nhà nước năm 2003: 44.266.058USD
Số lao động: 1.317 người
Địa chỉ liên hệ: YAMAHA MOTOR VIETNAM CO.,LTD
Văn phòng tại Hà Nội: 67 Ngô Thì Nhậm , Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Tel: (84-4) 8217457/8
Fax: (84-4)8217459/8216877
Văn phòng tại TP.HCM: 24 Đồng Khởi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Tel: (84-8) 8241875
Fax: (84-8) 8295866
Văn phòng chính và Nhà máy: Xã Trung Giã, Huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Tel: (84-4) 8855080
Fax: (84-4)8855084
2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Yamaha Motor Việt Nam.

Công ty Yamaha Motor Việt Nam chính thức thành lập vào ngày 24/01/1998.
Sau hơn 8 tháng thành lập, công ty bắt đầu khởi công xây dựng nhà máy vào ngày
02/10/1998.
Từ sau khi thành lập, yamaha Motor Việt Nam đã không ngừng phát triển, liên
tục đổi mới và cho ra các sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận. Bên cạnh việc
nỗ lực sáng tạo không ngừng đó, Yamaha Motor Việt Nam còn kết hợp tổ chức các
sự kiện, các chiến dịch quảng bá hình ảnh công ty. Chính vì thế, Yamaha giờ không
còn xa lạ với bất kỳ người tiêu dùng Việt Nam nào.
Trong năm 1999, sản phẩm đầu tiên của Yamaha là Sirius chính thức xuất
hiện trên thị trường. Cũng trong thời gian này, nhà máy Yamaha Motor Việt Nam,
khởi công vào ngày 02/10/1998 như đã nói ở trên được hoàn thành. Yamaha đã tổ
chức khánh thành nhà máy với rất nhiều sự kiện liên quan nhằm quảng bá cho
Doanh nghiệp của mình.
Không ngừng nỗ lực, không ngừng phấn đấu, trong năm 2000, Yamaha Motor
Việt Nam cho ra mắt dòng xe Sirius, năm 2001 Sirius R được tung ra thị trường.
Cũng trong năm 2001- Jupiter xuất hiện, dòng xe đang thịnh hành cho đến ngày
nay. Vì sự xuất hiện và đón nhận nồng nhiệt của người tiêu dùng với dòng xe này
cho nên vào năm 2002, Jupiter R được tung ra thị trường. Song song với việc tung
ra thị trường dòng sản phẩm đang rất được ưa chuộng này, Yamaha cũng tung ra
thị trường dòng xe tay ga dáng thể thao với tên Nouvo. Tháng 10 năm 2002,
Yamaha Motor Việt Nam mở rộng quy mô sản xuất của nhà máy, tiến hành khai
trương các cửa hàng, tổ chức đêm tiệc Nouvo.
Năm 2003 là năm đánh dấu khá nhiều sự kiện quan trọng của Yamaha Motor
sau 5 năm thành lập. Trong năm này, hàng loạt dòng sản phẩm mới của Yamaha
Motor được ra đời như: Sirius V, Nouvo trắng, Jupiter V, Nouvo RC và Mio. Các
sự kiện trong năm này gồm có: Lễ kỷ niệm 5 năm thành lập công ty Yamaha Motor
Việt Nam. Khai trương cửa hàng D06: Trung tâm bảo trì và cung cấp phụ tùng. Các
chiến dịch quảng cáo vô cùng rầm rộ, bao gồm việc tổ chức các buổi tiệc và các
màn trình diễn vô cùng ấn tượng.
Chương II. Những đặc trưng văn hóa doanh nghiệp của Yamaha

Motor Việt Nam
I. CẤU TRÚC HỮU HÌNH
1. KIẾN TRÚC ĐẶC TRƯNG
Ông Takahiko Tekada – Tổng giám đốc Yamaha Motor Việt Nam đã từng
tuyên bố: “Chúng tôi – Yamaha Motor Việt Nam (YMVN) sẽ bằng mọi nỗ lực để
trở thành một thành viên tích cực của cộng đồng Việt Nam nhanh chóng góp phần
vào sự nghiệp phát triển công nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất xe gắn
máy”.
Công ty Yamaha Motor Việt Nam đã có chặng đường phát triển với con người
là yếu tố nền tảng. Sản phẩm và các hoạt động công ty luôn hướng đền mục tiêu:
chinh phục trái tim khách hàng. Đó là biểu tượng cho phương châm chiến lược
của công ty. “Mục tiêu của chúng tôi là luôn đem tới khách hàng những sản phẩm
tốt nhất, đem lại cho khách hàng sự hài lòng, thỏa mãn và thích thú khi sử dụng
sản phẩm của Yamaha”.
Phương châm của YMVN dựa trên cơ sở “hướng vào thị trường và hướng
vào khách hàng”. Phương châm này bắt nguồn từ chính các ý kiến phản hồi của
khách hàng và sẽ chuyển tải tới các Đại lý và các bên có liên quan của Yamaha
Motor Việt Nam.
“Với phương châm này, chúng tôi sẽ thỏa mãn bội phần sự mong đợi của
khách hàng về cả chất lượng và các dịch vụ hậu mãi. Nhờ đó, cuối cùng chúng tôi
sẽ tạo được “Kando” – nghĩa là chiếm lĩnh trái tim khách hàng, vốn nằm trong
phương châm toàn cầu của Tập đoàn Yamaha”.
Ngoài ra công ty còn mang lại những giá trị mới cho phương tiện của mọi
người như: dịch vụ đăng ký bảo dưỡng, dịch vụ tư vấn khách hàng trực tuyến qua
website và những kiến thức kỹ năng an toàn giao thông. Nhờ vậy, các nhân viên có
thể được đào tạo chuyên nghiệp hơn trong dịch vụ chăm sóc khách hàng và thực
hiện công việc dễ dàng và hiệu quả hơn.
2. NGHI LỄ
Công ty sử dụng rất nhiều loại hình nghi lễ như: Chuyển giao, Nhắc nhở và
liên kết.

• Trong loại hình chuyển giao có một số hoạt động nổi bật:
- Lễ khánh thành Trung tâm đào tạo sửa chữa xe máy tại Hải Phòng vào
ngày 29/7/2010 đã tiếp tục khẳng định cam kết của Yamaha với cộng đồng : chung
sức xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân Việt Nam.
- Lễ ra mắt 2 sản phẩm xe số tự động hoàn toàn mới : LUVIAS mạnh mẽ,
năng động dành cho nam giới trẻ tuổi và CUXI cá tính, tiềm năng cho khách hang
nữ hiện đại vào ngày 2/8/2010
- Khai trương đại lý Yamaha 3S tại Ninh Bình nhằm mở rộng và thâm nhập
thị trường cũng như củng cố và tăng cường vị thế của công ty.
• Ở loại hình nhắc nhở cũng có rất nhiều hoạt động đáng chú ý:
- Năm 2009 là năm đặc biệt của hội thi với chiến dịch More- hơn nữa. Công
ty Yamaha Motor Việt Nam muốn thoả mãn hơn nưa sự mong đợi của khách hang,
phục vụ khách hang một cách toàn diện trên cả 3 mặt: bán hang, dịch vụ và cung
ứng phụ tùng. Yamaha tổ chức hội thi “Nhân viên chuyên nghiệp 3S” trên quy mô
toàn quốc chia làm 3 vòng.
- Yamaha Motor Việt Nam tổ chức cuộc thi: “ Thiết kế và trang trí xe đẹp”
-

Các cuộc thi đã thu hút được đông đảo nhân viên của công ty trên toàn quốc
tham gia. Cuộc thi đã góp phần tăng thêm năng lực chuyên môn cho các nhân viên
tham gia và xây dựng được hình ảnh đẹp về công ty. Từ cuộc thi này công ty sẽ
chọn được nhiều nhân viên tài giỏi và thành thạo chuyên môn để giao phó những
công việc phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao hơn.Thông qua cuộc thi này nhân
viên cũng sẽ có cơ hội để phát huy năng lực của mình và học hỏi, giao tiếp với các
đồng nghiệp xung quanh.
• Loại hình liên kết là loại hình phổ biến ở các công ty với rất nhiều hoạt động
- Năm 2009 và 2010 Yamaha đã tổ chức cuộc thi “Miss Yamaha”
Miss Yamaha là cuộc thi không chỉ nhằm tôn vinh vẻ đẹp, tài năng của nữ
công nhân viên trong công ty mà còn thể hiện tình đoàn kết của đại gia đình
Yamaha- những con người ngày đêm nỗ lực hết mình vì sự phát triển của nền công

nghiệp xe máy tại Việt Nam. Cuộc thi này đã phần nào khích lệ được tinh thần nữ
công nhân viên trong công ty làm cho họ cảm thấy phấn chấn , tự hào và thêm gắn
bó với công ty hơn. Họ còn rèn luyện thêm được tính hòa đồng và giúp đỡ lẫn nhau
trong cuộc thi nói riêng cũng như trong công việc nói chung. Điều đó sẽ giúp mục
tiêu của tổ chức đạt được hiệu quả và dễ dàng hơn.
Ngoài ra, công ty còn tổ chức rất nhiều hoạt động ngoại khoá cho nhân viên
như:
- Ngày hội gia đình Yamaha
- Du lịch ngày hè tự chọn
- Tiệc tết nguyên đán truyền thống mà hiện đại
- Các chương trình ca nhạc thời trang trẻ trung do Yamaha tổ chức hoặc tài
trợ
Tất cả những hoạt động ngoại khóa này đã làm tăng thêm tinh thần đoàn kết
và sự gắn bó với công ty của nhân viên. Họ nhận thấy được coi trọng và quan tâm,
được chăm lo chu đáo về mọi mặt. Vì thế, họ sẵn sàng cống hiến hết tài năng và
sức lực của mình cho công ty.
3. BIỂU TƯỢNG.
1955 Yamaha Motor ra đời chuyên sản xuất xe máy, moto độc lập với
Yamaha mẹ.
Logo hiện tại của Yamaha được
sáng tạo từ năm 1964 và từ đó đến nay
không thay đổi.
Ý nghĩa logo của Yamaha: Vòng tròn thể hiện sự hòa hợp giữa 3 yếu tố (3
que) kỹ thuật, sản xuất và doanh số.
Có thể nói mặc dù hiện nay Yamaha chú trọng và tập trung cho sản xuất xe
máy, ôtô nhiều hơn nhưng logo của Yamaha vẫn có những ý nghĩa về thời kỳ đầu
khi còn đang sản xuất nhạc cụ. Vì vậy trải qua rất nhiều logo theo từng bước thăng
trầm trong sự phát triển củ công ty nhưng Yamaha vẫn lựa chọn cho mình logo
mang nhiều ý nghĩa nhất. Chỉ cần nhìn vào logo chúng ta đã hiểu được phần nào về
những mục tiêu mà Yamaha muốn vươn tới.

4. ĐỒNG PHỤC.
Đồng phục của Yamaha ở công ty mẹ (Japan) cũng như chi nhánh ở Việt Nam
là đồng nhất.
Đồng phục ở công ty mẹ (Japan):
Đồng phục ở Yamaha Việt Nam:
Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích liên tưởng của khách
hang đến thương hiệu. Xuất hiện liên tục trong quảng cáo, logo, bao bì sản phẩm
của doanh nghiệp.
Ý nghĩa của màu sắc về tâm lý học khác nhau tùy từng nền văn hóa, ngành
công nhiệp, tính chuyên nghiệp.
Ý nghĩa đồng phục của Yamaha: Tạo cảm giác đáng tin cậy, an toàn, bình
yên. Đây cũng là một trong những lý do Yamaha chọn trang phục cho tập đoàn của
mình.
Áo: Gợi cảm giác thoải mái, khỏe mạnh, bình yên trong tâm hồn.
Quần: Là màu của bầu trời, biển, hòa bình, tình hữu nghị, hợp tác,ước mơ, hi
vọng… thể hiện một trạng thái ổn định, chiều sâu của tâm hồn và nhận thức. Nó là
biểu tượng của niềm tin, sự tự tin, trung thành, khôn ngoan và thông minh.
Khi chọn màu sắc đồng phục cho nhân viên của mình Yamaha muốn tạo cho
nhân viên có một cảm giác thoải mái nhất trong khi làm việc. Mọi người sẽ làm
việc có năng suất cao hơn.
Có thể nói việc lựa chọn trang phục với những màu sắc như vậy đã chững tỏ
Yamaha đã có sự lựa chọn đùng đắc, chính xác và có rất nhiều ý nghĩa.
5. NGÔN NGỮ, KHẨU HIỆU.
“Khi một chiếc xe được giao tới tay khách hàng, điều đó có nghĩa sứ
mệnh của chúng tôi chỉ mới bắt đầu. Vì chúng tôi hiểu rằng khách hàng sử dụng
sản phẩm Yamaha luôn mong muốn cảm giác tự tin, thoải mái và thư giãn trong
suốt quá trình sử dụng. Đó là lý do những dịch vụ chăm sóc khách hàng
chuyên nghiệp nhất sẽ đem tới cho khách hàng niềm phấn khích và thích thú. Sự
hài lòng của khách hàng chính là mục tiêu hướng tới của toàn bộ công ty Yamaha
Motor”.

Điều này được khẳng định qua dịch vụ bảo dưỡng định kỳ miễn phí. Đây là
một trong các dịch vụ sau bán hàng nhằm cam kết về sản phẩm chất lượng cao do
công ty Yamaha Motor Việt nam sản xuất, thể hiện trách nhiệm của Yamaha và các
đại lý với người tiêu dùng. Dịch vụ này là cơ hội tốt để duy trì mối liên hệ thường
xuyên giữa khách hàng với các đại lý và sản phẩm của Yamaha.
Không dừng ở đó, trong suốt 10 năm qua, YMVN đã tổ chức hàng trăm Chiến
dịch chăm sóc khách hàng đặc biệt (Super Service Campaign - SSC) trên toàn
quốc với hàng trăm ngàn khách hàng được chăm sóc xe máy cẩn thận, chuyên
nghiệp. Đồng thời, công ty Yamaha Motor Việt Nam đã tạo dựng và phát triển mô
hình trạm dịch vụ chuyên nghiệp (Yamaha Factory Service - YFS) lần đầu tiên xuất
hiện ở Việt Nam. Dù các trạm dịch vụ này thuộc công ty hay đại lý nhưng YMVN
luôn cam kết sẽ cung cấp cho khách hàng các dịch vụ chất lượng cao nhất.
YMVN cũng hiểu rằng yếu tố con người sẽ quyết định tất cả. Do đó, đội ngũ
kỹ sư, thợ kỹ thuật tại các trạm dịch vụ và các đại lý chính hãng Yamaha liên tục
được huấn luyện và đào tạo về chuyên môn và phong cách phục vụ chuyên nghiệp.
Hàng năm, YMVN tổ chức hàng chục khóa đào tạo thợ kỹ thuật với nhiều trình độ
khác nhau. Tất cả vì mục tiêu: đem tới khách hàng niềm hài lòng cao nhất.
Với khẩu hiệu : "One to One Service", công ty Yamaha Motor Việt Nam
muốn khẳng định phương châm trong hoạt động dịch vụ của mình: tạo dựng quan
hệ thân thiết, tin cậy với từng khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Yamaha. Bằng
năng lực chuyên môn, sự tâm huyết, và không ngừng nỗ lực của từng thành viên và
toàn bộ hệ thống, chúng tôi muốn giành được sự đồng cảm của từng khách hàng về
giá trị đích thực của dịch vụ sau bán hàng chất lượng cao.
Ngoài ra, Công ty Yamaha còn sử dụng slogan riêng cho mỗi dòng sản phẩm
của mình như:
+ SIRIUS : Sang trọng hơn, thoải mái hơn
+ MIO : Kiss! Amore automatic
+ JUPITER : Nguồn cảm hứng sưu tập
+ SIRIUS R : Sức mạnh của bạn chính là sự khác biệt
Với cách làm như vậy công ty sẽ tạo cho khách hàng những nhận biết căn bản

về những sản phẩm và có sự lựa chọn dễ dàng, phù hợp, chính xác cho mình. Nó
cũng tạo nên sự hấp dẫn nổi bật cho mỗi dòng sản phẩm của công ty và sự đa dạng,
phong phú về chủng loại sản phẩm. Thêm vào đó, slogan còn thể hiện rõ những
mục tiêu mà công ty muốn và đang hướng đến đó là tạo ra sự thoải mái, an toàn,
sang trọng cho khách hang và đáp ứng với sở thích khác nhau của từng khách hang.
6. CÁC ẤN PHẨM.
 Sổ vàng truyền thống của Yamaha Motor Việt Nam.
Những trang sổ vàng trên đã đúc kết được phần nào những nỗ lực hoạt động,
những thành tích đã đạt được của Yamaha trong những năm qua. Nó đã lưu giữ
những nét văn hóa truyền thống trong văn hóa của công ty. Nó hứa hẹn những
thành công mới và những sự phát triển mới trong tương lai.
 Nghệ thuật quảng cáo ấn tượng của Yamaha
Poster quảng cáo chính là thứ vũ khí quan trọng nhất để chinh phục khách
hang trước khi 1 sản phẩm tạo dựng được chỗ đứng của mình trên thương trường.
Yamaha được cả thế giới biết đến với rất nhiều loại hình sản phẩm đa dạng.
Những sản phẩm này được khẳng định chất lượng nhờ những thành công mà hang
Yamaha có được trong suốt bề dày lịch sử. Cho tới thời điểm này, những dòng sản
phẩm vẫn mang lại cho Yamaha được nhiều thành công hơn nữa trên “đấu trường
của những siêu xe”. Tuy nhiên, dù đã có được danh tiếng và uy tín như ngày hôm
nay, Yamaha vẫn luôn phải tạo ra sự sáng tạo, tính thuyết phục, sự hấp dẫn từ
những sản phẩm của mình tới các khách hàng. Tại mỗi quốc gia, Yamaha luôn phải
tạo ra những quảng cáo mang tính khác biệt và gây được ấn tượng với những người
dân địa phương. Dưới đây là hàng loạt những quảng cáo đầy sáng tạo và ý nghĩa
của Yamaha dành cho các sản phẩm xe máy của mình được sưu tầm trên toàn thế
giới:
II. BIỂU TƯỢNG PHI TRỰC QUAN
Thực tế đã chứng minh, các tập đoàn nổi tiếng trên toàn cầu kinh doanh thành
công nhờ có những sứ mệnh rõ ràng và có cả những “giá trị cốt lõi” để làm cơ sở
và kim chỉ nam trong hành động nhằm thực hiện thành công những sứ mệnh đó, từ
đó họ sẽ đạt được tất cả những hoài bão, mục tiêu của mình. Nhưng quan trọng hơn

cả việc đặt ra những sứ mệnh, những giá trị cốt lõi, đó là phải “sống chết” với
những sứ mệnh và những giá trị chuẩn này, không được lệch hướng, không được vi
phạm, kể cả trong những trường hợp ngặt nghèo nhất. Được như vậy thì theo lẽ
thường, doanh nghiệp sẽ có được và đạt được tất cả những gì mà mình muốn.
Những hoàn cảnh khó khăn nhất sẽ chính là “lửa” để thử “vàng”. Điều quan trọng
là phải có đủ niềm tin và khát vọng với những gì mình đã chọn, có đủ sự trung
thành với những giá trị mà mình tin và theo đuổi. Nếu mình phản bội lại với những
giá trị chuẩn của chính mình thì cuộc đời và sự nghiệp sẽ có rất nhiều rủi ro. Trong
kinh doanh hay nói rõ hơn là kinh doanh đúng nghĩa, phụng sự xã hội là giá trị lý
tưởng giúp doanh nhân có thể đạt được thành công bền vững và đồng thời được xã
hội nể trọng! “Kinh doanh vì người là cách vì minh khôn ngoan nhất”. Chính văn
hoá doanh nghiệp kiểu Nhật Bản đã tạo cho doanh nghiệp một không khí làm việc
dựa trên cơ sở quan hệ với các thành viên như trong một gia đình, họ gắn bó với
nhau chặt chẽ trong quá trình làm việc và sinh hoạt. Lãnh đạo doanh nghiệp luôn
quan tâm đến các thành viên về mọi mặt, cả về vật chất và tinh thần, người lao
động được tạo điều kiện để học hỏi và đào tạo từ nguồn vốn của doanh nghiệp. Còn
tại Mỹ và các nước phương Tây, do việc quyết định số phận của một doanh nghiệp
là các cổ đông. Cổ đông thì luôn yêu cầu nhà quản lý phải nâng cao lợi nhuận của
doanh nghiệp thông qua việc nâng cao chỉ số cổ tức. Vì mục đích lợi nhuận được
đặt lên hàng đầu nên văn hoá doanh nghiệp được đặt sang hàng thứ yếu, và vì vậy
ngày càng xuất hiện nhiều người bị thất nghiệp do không có công việc làm. Đây là
mặt trái, nhưng qua đó cũng cho thấy, người lao động dù bất cứ sở lĩnh vực nào
cũng phải luôn cố gắng, tự nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề để đảm bảo có
công ăn việc làm, đảm bảo cuộc sống cho cá nhân, gia đình. Do vậy, dù là doanh
nghiệp ở đâu, văn hoá doanh nghiệp cũng luôn tồn tại và nó tồn tại chính trong mỗi
thành viên của doanh nghiệp. Tuy nhiên văn hoá doanh nghiệp luôn có tính đặc thù
riêng, đó là bản sắc dân tộc của từng quốc gia. Cụ thể với Yamaha
1. Yamaha Motor Việt Nam là một trong những công ty có nền tảng văn
hóa doanh nghiệp dựa trên sự pha trộn , giao thoa giữa hai quốc gia là Nhật Bản và
Việt Nam. Văn hóa doanh nghiệp được hình thành cùng với sự ra đời của Yamaha

Motor Việt Nam. Đó là sự chia sẻ niềm tin, tinh thần, sự cố gắng luôn luôn hoàn
thiện mình của mỗi một nhân viên trong công ty. Những nét văn hóa đã trở thành
món ăn tinh thần, chất keo dính đoàn kết và là nguồn động viên to lớn, đồng thời
cũng chính là niêm tự hào của Yamaha Motor Việt Nam. Những giá trị đó không
ngừng được chia sẻ rộng rãi trong công ty mà còn được vun đắp cho nền tảng văn
hóa đó ngày càng vững mạnh và đã trở thành một nét độc đáo, đặc trưng riêng biệt
cho Yamaha Motor Việt Nam.
2. Phương châm hoạt động của Yamaha Motor Việt Nam là “Hướng vào
thị trường và hướng vào khách hàng”. Phương châm này được thực hiện bằng
cách bắt đầu từ các ý kiến phản hồi của khách hàng sau đó được chuyển tải tới các
bên liên quan của Yamaha Motor Việt Nam. Với phương châm này, Yamaha sẽ
làm thỏa mãn bội phần sự mong đợi của khách hàng cả về chất lượng và các dịch
vụ hậu mãi. Nhờ đó, cuối cùng YMVN đã tạo nên “Kando” nghĩa là “Rung động
trái tim khách hàng”.
"Tôi muốn chúng ta thử chế tạo động cơ xe gắn máy". Khởi nguồn từ câu nói
này của ông Genichi Kawakami (chủ tịch đầu tiên của tập đoàn Yamaha Motor)
vào năm 1953, Tập đoàn Yamaha Motor ngày nay đã được ra đời. Genichi
Kawakami sinh năm 1912, là con trai cả của ông Kaichi Kawakami, chủ tịch công
ty Nippon Gakki (tập đoàn Yamaha Corporation ngày nay). Sau khi gia nhập
Nippon Gakki vào năm 1937, ông nhanh chóng tiến bộ, đạt được vị trí Giám đốc
nhà máy Tenryu Factory của tập đoàn (chuyên sản xuất nhạc cụ), và trở thành Chủ
tịch Tập đoàn vào năm 1950 khi mới 38 tuổi.
Vào năm 1953, Genichi bắt đầu nghiên cứu, tận dụng các động cơ cánh quạt
máy bay được sử dụng từ Thế chiến thứ II. Ông khám phá và thử nghiệm sản xuất
nhiều sản phẩm bao gồm máy khâu, phụ tùng ô tô, xe scooter và xe gắn máy.
Chiếc xe gắn máy đầu tiên của Yamaha chưa đầy 10 tháng sau, vào tháng 8 năm
1954, sản phẩm đầu tiên được ra đời. Chiếc xe chính là sự khởi nguồn cho quá trình
sáng tạo và sự cống hiến không mệt mỏi của Yamaha Motor. Với niềm tin vào con
đường mới này, tháng 1 năm 1955, Công ty Yamaha Motor Co., Ltd được thành
lập, tách khỏi Yamaha Corporation. YAMAHA - Người tiên phong trong việc giới

thiệu và tạo dấu ấn cho dòng xe tự động trong lịch sử phát triển ngành xe máy tại
thị trường Châu Á. YAMAHA luôn không ngừng theo đuổi mục tiêu nâng cao “sự
nhận biết” và áp dụng những “công nghệ đi trước thời đại” để mang lại những giá
trị mới như “thêm niềm vui” và “thêm tiện ích” cho người sử dụng. Tuy nhiên, dù
mỗi sản phẩm đều phải trải qua một sự trưởng thành ấn tượng đi liền với sự phát
triển của thị trường thì giá trị cốt lõi của những dòng xe này vẫn nằm ở sự thay đổi
kiểu dáng. Trong nhiều năm sau đó, Yamaha vẫn tiếp tục đa dạng hóa phong cách
của mình để mang lại những giá trị mới cho cuộc sống của mọi người đúng như
một lời tuyên bố của Chủ tịch Tập đoàn Yamaha, ông Genichi: “ Nếu bạn định làm
gì, hãy cố gắng làm điều đó một cách tốt nhất”. Câu nói không chỉ tạo ra sự động
viên khích lệ nhân viên mà còn là định hướng làm việc của toàn thể tập đoàn
Yamaha nói chung và Yamaha Motor Việt Nam nói riêng. Ngay từ khi mới thành
lập tại Việt Nam vào năm 1998, Yamaha Motor Việt Nam (YMVN) đã bằng mọi
nỗ lực để trở thành một thành viên tích cực của cộng đồng Việt Nam, nhanh chóng
góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực sản
xuất xe gắn máy. Công ty Yamaha Motor Việt Nam đã có chặng đường phát triển
với con người là yếu tố nền tảng do vậy mà các sản phẩm và các hoạt động của
Công ty luôn hướng đến mục tiêu “ chinh phục trái tim khách hàng”. Mục tiêu của
Yamaha Motor Việt Nam là luôn đem tới khách hàng những sản phẩm tốt nhất,
đem lại cho khách hàng sự hài lòng, thỏa mãn và thích thú khi sử dụng các sản
phẩm và dịch vụ của Yamaha.
Tập đoàn Yamaha Motor nói chung và Yamaha Motor Việt Nam nói riêng đã
thực hiện đúng như cam kết của mình với khách hàng. Sự hài lòng của khách
hàng cũng chính là một trong những mục tiêu cao cả mà Công ty hướng tới. Khi
một chiếc xe được giao tới tay người tiêu dùng, điều đó có nghĩa lá sứ mệnh của
Yamaha mới chỉ bắt đầu. Vì Công ty hiểu rằng khách hàng của họ luôn mong muốn
cảm giác thoải mái, tự tin và thư giãn trong suốt quá trình sử dụng. Đó cũng chính
là lý do cho những dịch vụ Chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp nhất sẽ mang tới
cho khách hàng của họ niềm phấn khích và sự thích thú.
Điều này được khẳng định qua dịch vụ bảo dưỡng định ký miễn phí, một trong

những dịch vụ sau bán hàng nhằm cam kết về sản phẩm chất lượng cao do Công ty
YMVN sản xuất, thể hiện trách nhiệm của mình với khách hàng như nền tảng hoạt
động con người mà Công ty đã đặt ra. Bên cạnh đó dịch vụ như trên còn là cơ hội
tốt để duy trì mối liên hệ thường xuyên giữa khách hàng với các đại lý va sản phẩm
của Yamaha. Không chỉ dừng ở đó, hơn 10 năm hoạt động tai Việt Nam, Công ty
đã tổ chức hàng trăm Chiến dịch chăm sóc khách hàng đặc biệt ( SSC) trên toàn
quốc với hàng trăm ngàn khách hàng được chăm sóc xe máy cẩn thận và chuyên
nghiệp. Đồng thời, Công ty đã tạo dựng và phát triển mô hình trạm dịch vụ chuyên
nghiệp mang tới cho khách hàng những dịch vụ chất lượng cao với giá thành hợp lý
và thái độ phục vụ nhiệt tình. Công ty hiểu rõ được vai trò quan trọng và quyết định
của con người nên đội ngũ ký sư, thợ kỹ thuật làm việc trong nhà xưởng cũng như
tại các trạm dịch vụ và các đại lý chính hang của Yamaha lien tục được huấn luyện
và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ nâng cao tay nghề. Hàng năm Công ty thường tổ
chức nhiều khóa đào tọa thợ kỹ thuật với nhiều trình độ khác nhau tất cả với mục
tiêu đem tới khách hàng niềm hài lòng cao nhất.
Với khẩu hiệu : “ One to One service”, công ty Yamaha Motor Việt Nam
muốn khẳng định phương châm hoạt động trong dịch vụ của mình: tạo dựng quan
hệ thân thiết , tin cậy với từng khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Yamaha. Bằng
năng lực chuyên môn, sự tâm huyết và không ngừng nỗ lực của từng thành viên và
toàn bộ hệ thống, Yamaha muốn giành được sự đồng cảm của từng khách hàng về
giá trị đích thực của dịch vụ sau bán hàng chất lượng cao. Phương châm của cônng
ty còn được thể hiện qua:
 Trách nhiệm với xã hội.
Với trách nhiệm là một doanh nghiệp có nền tảng văn hóa cộng đồng vững
chắc nên Yamaha hoạt động không chỉ vì mục đích kinh doanh mà bên cạnh đó
Công ty còn luôn cố gắng đóng góp một cách tích cực vào việc nâng cao chất lượng
cuộc sống và góp phần phát triển xã hội. “Đi cùng sự phồn vinh của đất nước”
được coi là một lời cam kết của Yamaha luôn sát cánh cùng cộng đồng và trở thành
một công ty có ích với xã hội, chú trọng đến các hoạt động xã hội mang tính thiết
thực như: Xây dựng nhà trẻ, Đóng góp cho Quỹ trẻ em nghèo vượt khó, Quỹ vì

người nghèo… Những hoạt động đó không nằm ngoài mục đích đáp lại sự tin
tưởng của cộng đồng, xã hội đối với Yamaha.
 Sáng tạo và chất lượng
Hướng tới đối tượng khách hàng là giới trẻ nên công ty luôn dựa trên những
tri thức về công nghệ tiên tiến, tập trung sáng tạo để đưa ra những mẫu mã xe mới
phù hợp với thị hiếu đồng thời gửi gắm những thông điệp trong từng kiểu dáng tới
người tiêu dùng. Yamaha không ngừng cải tiến thiết bị quy trình để cho ra đời
những sản phẩm đạt được những tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với thị hiếu người
tiêu dùng.
 Phối hợp linh động, hiệu quả: điều này nói lên tinh thần làm việc tập thể
cao mang lại hiệu quả công việc không chỉ cho Công ty mà còn nâng cao kỹ năng
làm việc nhóm của từng thành viên. Từ hệ thống quản trị đến các nhân viên sản
xuất đều mang tính linh động cao nhằm tạo ra những sản phẩm dịch vụ có chất
lượng mới mẻ, hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu thời trang của khách hàng.
3. Tầm nhìn
Yamaha Motor Việt Nam luôn cố gắng vượt qua những khó khăn, thách thức
biết năm lấy cơ hội để vươn lên trở thành một tập đoàn toàn cầu kiểu mẫu. Trong
thông điệp nhắn gửi tới toàn thể nhân viên trong công ty, Chủ tịch tập đoàn
Yamaha Motor Takashi Kajikawa đã nhấn mạnh đến tầm nhìn dài hạn của cả Tập
đoàn thông qua việc đánh giá những thành quả đạt được trong kế hoạch trung hạn.
Yamaha xác định được sự thay đổi không ngừng và nhanh chóng trên quy mô toàn
cầu như sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, giá cả ngày càng leo thang dẫn tới cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn thế giới. Bởi vậy mà để chủ động đối phó với mọi thách
thức thì Công ty cần chủ động nắm bắt được tình hình và khấn trương đối phó với
những sự thay đổi đó nhằm hướng tới mục tiêu và tầm nhìn của toàn thể Công ty.
Trong hơn 10 năm phát triển tại thị trường Việt Nam Công ty tập trung vào ba mục
tiêu chính: tối đa hóa cơ hội để tăng trưởng trong kinh doanh; tiếp tục đạt được lợi
nhuận trong kinh doanh và tạo ra được giá trị khác biệt cho thương hiệu Yamaha.
Và trong những năm tiếp theo, Yamaha sẽ tiếp tục cải thiện chất lượng trong phong
cách làm việc cũng như trong chất lượng sản phẩm để ngày cang hoàn thiện mình

nhằm tiến tới sứ mệnh mà toàn thể Tập đoàn đã đặt ra
III. Điểm mạnh và điểm yếu trong văn hóa doanh nghiệp Yamaha Motor
Việt Nam.
1. Điểm mạnh
Trước tiên phải khẳng định rằng Yamaha Motor Việt Nam là một doanh
nghiệp có văn hóa doanh nghiệp khá là đặc sắc. Đây cũng chính là điều cuốn hút
chúng em thực hiện đề tài này.
Yamaha là một doanh nghiệp có công ty mẹ đến từ Nhật Bản - một đất nước
giàu có về văn hóa nói chung, văn hóa doanh nghiệp nói riêng. Bản thân Yamaha
Motor Việt Nam kế thừa những nét văn hóa của công ty mẹ.
 Sứ mệnh, tầm nhìn được chia sẻ rộng rãi
Thế mạnh của Yamaha Motor Việt Nam là có ý chí quyết tâm rất lớn của lãnh
đạo, tập hợp được một đội ngũ những cán bộ quản lí chủ chốt với trình độ chuyên
môn cao về các mảng công nghệ, kinh doanh, tài chính, pháp luật và quản lý nội
bộ, đủ sức thực hiện công việc theo phương thức quản lí ISO với bộ tài liệu chất
lượng được xây dựng mới. Quan điểm sử dụng, đãi ngộ, phát triển yếu tố con người
trong nội bộ được lãnh đạo xác định đúng đắn với tư tưởng xuyên suốt: tạo môi
trường và điều kiện khích lệ, động viên, thúc đẩy mọi người trung thành, trách
nhiệm, cống hiến và tự hoàn thiện. Tinh thần kinh doanh của lãnh đạo: phấn đấu vì
sự phát triển của Công ty gắn liền với việc cống hiến cho sự hưng thịnh của quốc
gia, đem lại chất lượng giàu có cho cán bộ nhân viên “ Đi lên cùng sự phồn vinh
của đất nước”.
Điều thành công của triết lí kinh doanh của Yamaha Motor Việt Nam là ngắn
gọn nhưng đã phản ánh đúng những sự thật hiển nhiên và phổ biến rằng : chất
lượng ưu trội, sự hài lòng của khách hàng và chỉ có được nhờ con người của chính
tổ chức đó. Điều cần suy nghĩ thêm là tìm cách thể hiện triết lí đó dưới dạng ngôn
ngữ, trên hệ thống các biểu trưng sao cho khách hàng và xã hội cảm nhận được nét
riêng biệt về phong cách Yamaha.
 Khả năng thích ứng:
Công ty luôn hướng tới mục tiêu chinh phục trái tim khách hàng, lấy khách

hàng và thị trường là mục tiêu. Vì lẽ đó công ty có những phản ứng rất nhanh nhạy
trước sự thay đổi của thị trường, của nhu cầu khách hàng. Phải kể đến định hướng
đúng đắn của công ty ngay khi nhận ra xu hướng phương tiện mới – thời đại của xe
gas. Công ty đã ngay lập tức cho ra đời Nouvo – một dòng xe gas hạng sang đáp
ứng kịp với xu thế của thời đại. Từ khi ra đời, Nouvo đã trải qua rất nhiều lần cách
tân thiết kế càng ngày càng bắt mắt, thể hiện rõ sự sành điệu, cá tính cho chủ nhân
của chiếc xe. Sau Nouvo, Yamaha Việt Nam tiếp tục cho ra đời những dòng xe gas
mới đáp ứng tốt hơn xu thế cũng như thị hiếu của người tiêu dùng. Sự ra đời của
Mio – mẫu xe gas dáng nhỏ, chứng tỏ sự quan tâm của doanh nghiệp với những
người có tầm vóc bé nhỏ. Yamaha đã ngay lập tức chiếm lĩnh được phân khúc thị
trường mà nhiều doanh nghiệp đã không nhận ra. Tiếp nối sự thành công của Mio,
năm 2010 Yamaha Motor Việt Nam lại tiếp tục cho ra đời 2 dòng xe gas mới: Cuxi
và Nuvias với thiết kế hết sức bắt mắt, rất thu hút được sự yêu thích của giới trẻ -
những người coi xe máy không chỉ là phương tiện đi lại mà còn là một người bạn
đồng hành chứng tỏ cá tính của chủ nhân. Hai dòng xe nói trên đã chứng tỏ sự thích
ứng rất nhanh nhạy với thị trường của Công ty.
 Sự tham chính của nhân viên
Nhân viên Yamaha Motor Việt Nam được chia thành các nhóm làm việc, một
hình thức làm việc rất hiệu quả hiện nay. Với những hội nhập đổi mới trong nền
kinh tế, nhân viên Yamaha ngày nay đã được trao quyền nhiều hơn. Sự phân cấp
thứ bậc trong văn hóa Nhật Bản vẫn còn tồn tại nhưng cũng đã một phần thích ứng
hơn với sự thay đổi năng động của nền kinh tế thị trường.
Yamaha Motor Việt Nam là một doanh nghiệp hết sức chú trọng đến sự phát
triển của nhân viên. Công ty đã thuê giảng viên và mở lớp đào tạo tiếng Anh hàng
tuần cho nhân viên của mình. Tất cả các chi phí đào tạo nhân viên đều được miễn
phí.
 Tính nhất quán
Những giá trị cốt lõi của công ty đã đi sâu vào tình cảm, suy nghĩ, hành vi
hàng ngày của cán bộ nhân viên, hơn nữa còn là cảm nhận rõ nét từ các bạn hàng,
đối tác làm ăn. Coi con người là nguồn lực và tài sản quý giá nhất, Yamaha Motor

×