Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN BIỂN VIỆT.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.21 KB, 14 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU:
Một quốc gia không thể tồn tại và phát triển nếu không bảo tồn, gìn giữ
được nền văn hóa truyền thống của mình. Một gia đình sẽ không thể đầm ấm
sum vầy và đóng góp tích cực cho xã hội nếu không có gia phong, gia giáo.
Cũng như vậy một doanh nghiệp sẽ không thể có một sự nghiệp lâu dài, bền
vững nếu không có một nền văn hóa đặc thù hoặc tệ hơn, môi trường văn hóa
của doanh nghiệp lại là một bầu không khí căng thẳng ức chế hoặc đầy rẫy bất
công.
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những giá trị tinh thần mà doanh
nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh tác động tới tình cảm, lý trí
và hành vi của các thành viên cũng như sự phát triển bền vững của doanh
nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp gắn với đặc điểm từng dân tộc, trong từng giai
đoạn phát triển cho đến từng doanh nhân, từng người lao động, do đó, rất
phong phú và đa dạng. Song văn hóa doanh nghiệp cũng không phải là vô
hình, khó nhận biết mà rất hữu hình , thể hiện rõ một cách vật chất, chẵng
những trong hành vi kinh doanh giao tiếp của công nhân, cán bộ trong doanh
nghiệp, mà cả trong hàng hóa dịch vụ vủa doanh nghiệp, từ mẫu mã kiểu dáng
đến nội dung và chất lượng . Văn hóa doanh nghiệp là cơ sở cho toàn bộ các
chủ trương, biện pháp cụ thể trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi
phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, có thể nói rằng
thành công hay thất bại của doanh nghiệp đều gắn với việc có hay không có
văn hóa doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, Văn hóa doanh nghiệp được hình thành là một phần quan
trọng của văn hóa Việt Nam được lưu truyền và bồi đắp từ thế hệ này sang thế
hệ khác mà chúng ta cần giữ gìn và bồi đắp tiếp trong giai đoạn công nghiệp
hóa - hiện đại hóa hiện nay và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Văn hóa
doanh nghiệp nước ta cần tiếp thu những nhân tố văn hóa kinh doanh hình
thành qua nhiều năm của nền kinh tế hàng hóa trên thế giới, đồng thời tiếp thu
và phát huy văn hóa trong kinh doanh của cha ông , vận dụng phù hợp với đặc
điểm xã hội ngày nay, đó là sự hiện đại hóa truyền thống đi đôi với sự truyền


thống hóa hiện đại. Chỉ có như vậy mới kết hợp được tốt truyền thống và hiện
đại, đó là sự kết hợp có chọn lọc và nâng cao, từng bước hình thành Văn hóa
doanh nghiệp mang bản sắc Việt Nam.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
PHẦN HAI: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP
‘‘Tôi không muốn ngôi nhà của mình bị vây kín giữa những bức tường
và những khung cửa sổ luôn bị bịt chặt, tôi muốn văn hóa của miền đất tự do
thổi vào ngôi nhà đó. Nhưng tôi sẽ không bị cuốn đi bởi bất kì ngọn gió nào’’
– Mahatma Gandhi.
II.1-Văn hóa là gì?
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Theo E.Heriôt thì ‘‘Cái
gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi – cái đó là văn hóa ,,. Còn
UNESCO lại có một định nghĩa khác về văn hóa: ‘‘Văn hóa phản ánh và thể
hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân
và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như diễn ra trong hiệ
tại, qua bao nhiêu thế kirnos đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền
thống thẩm mỹ và lối sống và dựa vào đó từng đan tộc khẳng định bản sắc
riêng của mình,,.
II.2- Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Trong một xã hội rộng lớn, mỗi doanh nghiệp được coi là một xã hội thu
nhỏ. Xã hội lớn có nền văn hóa lớn, xã hội nhỏ(doanh nghiệp) cũng cần xây
dựng cho mình một nền văn hóa riêng biệt. Nền văn hóa ấy chịu ảnh hưởng
và đồng thời cũng là một bộ phận cấu thành nên nền văn hóa lớn. Như Edgar
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Schein, một nhà quản trị nổi tiếng người mỹ đã nói: ‘‘Văn hóa doanh nghiệp
(corporate culte) gắn với văn hóa xã hội, là một bước tiến của văn hóa xã hội.
Văn hóa doanh nghiệp đòi hỏi vừa chú ý tới năng suất và hiệu quả sản xuất,

vừa chú ý đến quan hệ chủ thợ, quan hệ giữa người với người. Nói rộng ra,
nếu toàn bộ nền sản xuất ấy đều được xây dụng trên một nền văn hóa doanh
nghiệp có trình độ cao, nền sản xuất sẽ vừa mang bản sắc dân tộc vừa thích
ứng với thời đại hiện nay’’.
Có rất nhiều khái niệm về văn hóa doanh nghiệp dựa trên những quan
điểm khác nhau với nhưng cách lý giải rất riêng của từng quan điểm, nhưng
khái quát lại chúng ta có thể hiểu một cách chung về văn hóa doanh nghiệp :
‘‘Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những nhân tố văn hóa được
doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu tượng trong hoạt động
kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó”.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
PHẦN BA: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN BIỂN
VIỆT.

III.1- Giới thiệu chung về công ty:
Tên công ty: Công ty cổ phần chứng khoán Biển Việt.
Tên giao dịch và viết tắt : CBV.
Giấy phép hoạt động số 43/UBCK-GPHDKD do chủ tịch Ủy ban chứng
khoán Nhà Nước cấp ngày 28 tháng 12 năm 2006.
Đăng ký kinh doanh số 0103015053 do sở Kế Hoạch Đầu Tư Hà Nội
cấp ngày 18 tháng 12 năm 2006.
Trụ sở: 19 Nhà Thờ, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam.
Call-center:(+84 4) 9306336.
Website: WWW.CBV.VN
Tổng giám đốc: Tạ Thị Ngọc Mỹ.
Phó tổng giám đốc thường trực: Vũ Đức Nghĩa.
Tự hào là thành viên Việt Nam đầu tiên của Hiệp Hội Kinh Doanh
Chứng Khoán Quốc Tế ISITC-IOA.

Tự hào là công ty chứng khoán đầu tiên được chứng nhận có hệ thống
quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
III.2- Các cấp độ văn hóa trong văn hóa doanh
nghiệp của công ty:
III.2.1- CÁC QUÁ TRÌNH VÀ NHỮNG CẤU TRÚC HỮU HÌNH
CỦA DOANH NGHIỆP:
Là một trong những công ty hoạt động trong một lĩnh
vực còn rất mới ở Việt Nam, đó là lĩnh vực chứng khoán và
tài chính khi nền kinh tế nước nhà mở cửa hội nhập với kinh
tế quốc tế. Có thể nói CBV đã đi từng bước vững chắc và dần
khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường bằng chính đôi
chân và đường lối kinh doanh đúng đắn.
Slogan: ‘‘Thành công của bạn,niềm
đam mê của chúng tôi”.
Câu slogan đã thể hiện rất rõ quan điểm trong hoạt động
kinh doanh của công ty đó là : CBV luôn hướng tới khách
hàng, gắn chặt sự thành công và lợi nhuận của khách hàng với sự phát triển
của công ty. Trong một thị trường nóng bỏng và vô vàn cơ hội cũng như rủi
ro với khách hàng, CBV luôn xem đây là dịp để khẳng định khả năng cung
cấp các dịch vụ có giá trị nhất cho khách hàng của mình. Khách hàng đến với
CBV để nhận được sự phục vụ tận tâm, chính xác được tư vấn để hạn chế rủi
ro và gặt hái lợi nhuận tối đa.
‘‘ Chúng tôi muốn trở thành người bạn đồng hành của mỗi khách hàng
không phải chỉ trong những thời điểm thuận lợi mà trong cả những lúc khó
khăn nhất của thị trường Chứng khoán”.
CBV luôn trân trọng giá trị chân thực – tài sản quí giá nhất của công ty,
đó là con người. Công ty luôn không ngừng tìm kiếm và kết nạp những thành
viên xuất sắc vào hàng ngũ của mình, cung cấp cho họ đầy đủ công cụ và tạo

điều kiện làm việc, học tập chuyên nghiệp.
5

×