Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

TỪ NGÔN TỪ TỤC Ô NHỤC PHỤ NỮ ĐẾN SỰ THỂ HIỆN QUYỀN LỰC PHỤ QUYỀN TRONG VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.71 KB, 14 trang )

TỪ NGÔN TỪ TỤC Ô NHỤC PHỤ NỮ ĐẾN SỰ THỂ HIỆN QUYỀN
LỰC PHỤ QUYỀN TRONG VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ
Cai Pei (Thái Bội)
Trần Duy Khương lược dịch
Một số người cho rằng, việc cấm kỵ nói tục chính là vì tôn trọng phụ nữ,
không nên “làm nhục mẹ của người khác”, nhưng điều mà chúng ta cần
quan tâm ở đây là: tại sao những từ ngữ này luôn chỉ đến phụ nữ? Hơn nữa,
người ta lại thường chỉ đến “mẹ” của đối phương mà không là “chị”, “em”
hay là “dì”? Khi liên kết với thân thể của người phụ nữ, tại sao luôn là
“sinh thực khí” mà không phải là “chân”, “tay” hay các bộ phận khác?
Việc sử dụng những từ ngữ như thế bị hạn định bởi thể hệ giá trị và hệ
thống tư tưởng nào? Quan hệ quyền lực được thể hiện ra là như thế nào? Ý
thức phản kháng cái bẩn, cái tục dường như là một sự giả dối, vì ở đây, sự
phản kháng cũng chính là hình thức thể hiện của sự thuần phục. Mặt khác,
những từ ngữ bị phản kháng ấy phải chăng là một kiểu xâm phạm đến phụ
nữ, nên vì thế mà cấm kỵ? Nhưng trên thực tế thì chắc chắn rằng, đó không
thể là một kiểu xâm phạm, đó không phải là những nơi có thể bị xâm phạm
(giá trị giới tính, sinh thực khí, vai trò của người mẹ), mà đó chính là sự hạn
định và sự thể hiện của phụ quyền, cơ hồ như hoàn toàn không phải là kết
quả từ sự tự cảm nhận của phụ nữ.
Thông thường, ngôn từ tục nằm ở vùng rìa của quy phạm ngôn ngữ chính
thống, nó vi phạm đến những quy tắc thông thường, nó khiêu chiến với cấm kỵ. Vì
vậy, việc nghiên cứu ngôn từ tục rất có khả năng sẽ xuất hiện những nguy cơ đối
với quyền lực và kết cấu thống trị tượng trưng trong ngôn ngữ. Điều giả dối ở đây
là, việc sử dụng và lưu truyền ngôn từ tục hoàn toàn không phải là dựa vào cái gọi
là “hình thái ý thức cơ quan nhà nước” để xây dựng tính chính đáng của nó, mà
ngôn từ tục bị đè ép bởi quyền uy chính thống. Dạng ngôn ngữ bị ức chế này,
trong cuộc sống đời thường luôn luôn được thẩm thấu, và cuối cùng thì nó vẫn
hình thành được một mô hình của một địa vị áp bức phụ nữ, và quyền lực đằng sau
nó nhất định là một chính quyền chí cao vô thượng mà không cần phải dựa vào bất
kỳ một cái gì, có thể tự mình hình thành nên một dạng quyền lực nằm tiềm ẩn


ngay trong chính nó.
Vì vậy, mục đích chủ yếu của bài viết này không phải là sưu tầm các ngôn từ
tục một cách toàn diện, mà tiêu điểm là nhắm vào những ngôn từ tục “làm cho
nhục nhã”, “làm cho xấu hổ” đối với phụ nữ. Đương nhiên, cách chọn lựa này khó
tránh khỏi hiện tượng luận chứng bằng thực chứng, vì ý thức phụ quyền trong
ngôn từ tục là điều hiển nhiên, cần gì phải bóc trần nó ra? Người viết cho rằng,
ngôn từ tục hoàn toàn không tồn tại khách quan (nhưng hiện tại nó đang được tồn
tại dạng khách quan), và ý thức phụ quyền cũng không hoàn toàn có thể khiến cho
chúng ta nắm rõ được cấu trúc của phụ quyền trong ngôn từ tục cuối cùng đã hình
thành một kết cấu quan hệ với quyền lực như thế nào. Ý nghĩa của “critical” (tính
phê phán) trong một vài hiện tượng nào đó hoặc trong điều kiện và hạn định xuất
hiện tri thức, cũng đã hàm ẩn ý nghĩa phản đối trật tự xã hội theo lẽ đương nhiên
của nó, nhưng đây không phải là bài nhận định tư tưởng chỉ có phá hoại mà không
có xây dựng, chúng ta cần sử dụng những chứng cứ thực tế, đưa vấn đề hàm ẩn
đằng sau của việc sử dụng ngôn từ tục và vấn đề quyền lực vào kính hiển vi để
phóng to lên, như thế mới có thể nhìn nhận và giải phóng sự phê phán này một
cách khách quan.
Đầu tiên, các cụm ngôn từ tục dạng như “quan hệ tính giao với mẹ của bạn” sử
dụng một số động từ như chữ “đ…”, “đút”, “nhét”, “giỡn”, mà không sử dụng
những từ khác, thì ở đây, chúng mang một nghĩa hàm ẩn là chiếm đoạt, xâm phạm
đến ý thức về giá trị “giới tính” của đối phương. Nếu người nói thuộc giới tính
khác nhau thì quan niệm phụ quyền được thể hiện ra sẽ giải thích bằng hai mặt
khác nhau.
Thứ nhất, nếu người chửi tục là nam giới, thì người hành động tàng ẩn không
được nói ra ở đây chính là bản thân người nói, cũng tức là “(tôi / tao) đ mẹ mày”,
và kết quả của hành động đó là “trên tinh thần (tức trên lời nói) thì tôi / tao đã làm
tình với mẹ của bạn / mày”. Nhưng, điều đáng lưu ý ở đây là, người chửi tục kỳ
thực là muốn chửi “bạn”, vậy thì tại sao lại liên quan đến người thứ ba là “mẹ của
bạn”? Hành động “đ ” này là nhắm vào “bạn” hay là “mẹ của bạn”? Kết quả rõ
ràng là có thể đi từ việc nhằm vào “bạn” đã chuyển hướng sang “mẹ của bạn”, có

nghĩa là, trên một phương diện nào đó thì quyền lực của bạn mạnh hơn so với tôi,
trên thực tế thì tôi không thể đối kháng được với bạn, và e rằng, nếu trực tiếp chửi
rủa bạn thì sẽ tạo nên kết quả bất lợi cho tôi, vì thế mà hành động “đ ” này sẽ sẽ
được trút lên người của “mẹ bạn”, bởi vì, “mẹ bạn” thì dễ bắt nạt hơn bạn. Nhưng
cuối cùng, người thu được lợi ích từ hành động này là ai? “Tôi làm tình với mẹ
của bạn, vì vậy, tôi có tư cách là cha của bạn, và bạn trở thành con của kẻ cắm
sừng”, trên danh nghĩa (tinh thần) thì người chửi tục sẽ thu được lợi ích (tức phép
thắng lợi tinh thần của AQ). Mà quân tử thì không nói tục, nhưng có thể vì chửi
bằng lời lẽ tục tĩu mà người chửi cảm thấy chính bản thân mình bị hạ thấp địa vị,
nên cuối cùng, người thắng lợi cũng vẫn là “bạn”. Vả lại, nếu như vai “bạn” là
nam giới, thì hành vi nói tục sẽ làm tăng cường sức mạnh của kết cấu phụ quyền
lên đến hai lần (thế mạnh của nam giới áp bức thế yếu của nữ giới, nam áp bức nữ).
Thứ hai, người chửi tục là phụ nữ. Từ “đ ” mang đặc trưng của tư duy nam
tính khá rõ, nên người hành động ẩn ở đây không phải là “tôi” (bởi vì phụ nữ
không có dương vật thì không có cách nào để thực hiện động tác “đ ” được). Vì
vậy, khi phụ nữ chửi tục bằng câu “đ mẹ mày” thì họ có tư duy như thế nào? Tư
duy này chính là phụ nữ giả định làm một người “đàn ông” (tức người hành động),
nhưng trên thực tế, người đàn ông ấy lại giúp cho cô ta thực hiện việc “quan hệ
tính giao với mẹ của bạn”. Ở hành động này, có vẻ như là phụ nữ (người chửi) là
người chủ động, nhưng kỳ thực, trên thực tế (chỉ có thể) là do người đàn ông thực
hiện, như thế thì cuối cùng, ai là người thu nhận được lợi ích? Chắc chắn đó chính
là “nam giới”. Bất kể đối tượng mà bạn chửi là nam hay là nữ, thì cuối cùng đều là
gây sự thương tổn cho giới phụ nữ của chính họ, và cái giành chiến thắng là tư
tưởng phụ quyền, có nghĩa là, phụ nữ đã hình thành ý vô thức về một sự dựa dẫm
vào phụ quyền mà họ không phát hiện ra.
Trong cuộc sống thức tế, nói tục không phải là độc quyền của nam giới, Liêu
Nhàn Nhã (1995) trong nghiên cứu mối quan hệ giữa sự khác biệt về giới tính và
tuổi tác đối với việc sử dụng những từ ngữ lăng mạ làm nhục đã phát hiện ra rằng,
cụm từ “đ… mẹ mày” nếu được những người có độ tuổi từ 13-25 sử dụng, thì tần
suất sử dụng từ này trong trường hợp người nữ mắng người nam thì ngày càng cao

hơn so với trường hợp người nữ mắng người nữ; và tần suất sử dụng từ này ở
trường hợp người nam mắng người nam cũng ngày càng nhiều hơn so với hiện
tượng người nam mắng người nữ; nhưng khách thể của bản thân những từ ngữ thô
tục này là ai? Là “mẹ của bạn”, “mẹ của nó”, điều này chứng minh rằng, ý thức
phụ quyền đã cắm rễ sâu đến mức nào. Bạn cho rằng, đối tượng để chửi là nam
giới, nhưng kỳ thực, tất cả đều nhằm vào việc làm giảm bớt và làm hạ thấp giá trị
của phụ nữ. Việc phụ nữ dùng “đ… mẹ mày” để chửi người khác, đó cũng là một
biểu hiện tòng phạm trong việc sử dụng hình thái ý thức phụ quyền! Những từ ngữ
tục tĩu làm bẩn ô nhục phụ nữ thường sẽ trở thành một loại từ ngữ thông dụng để
chửi người khác; thậm chí là ngay khi bản thân phụ nữ sử dụng, hiện tượng này
vẫn luôn hàm ẩn sự tồn tại của hành động hạ thấp giá trị của chính bản thân mình.
Vì vậy, nếu người nữ chửi tục xuất phát từ ý thức nam nữ bình đẳng giới hoặc
thậm chí là công kích vào nam giới, thì họ lại rơi vào tư duy phụ quyền, trở thành
kẻ tòng phạm bóc lột phụ nữ, và cũng có tư tưởng gián tiếp thừa nhận vai trò chúa
tể của nam giới đối với phụ nữ.
Đến cấu trúc “mẹ nó”, đây là một kết cấu khuyết động từ của mẫu câu sau:
(cái gì) mẹ (của) nó
Tức: Who Mother (something?)
Cách chuyển đổi này thực chất là người hành động tránh được trách nhiệm một
cách rất có hiệu quả. Câu nói tục này rất khác biệt với các câu nói tục khác, đây là
một kết cấu đại / danh từ – đại / danh từ, nhưng lại có thể đạt được mục đích chửi
mắng người khác, nên đây là quốc mạ (câu chửi mang tính quốc gia) của Trung
Quốc. Cũng chính vì ở đây có sự vắng mặt của cả động từ lẫn từ chỉ cơ quan sinh
thực khí, và đại / danh từ được lựa chọn ở đây không phải là “bạn / mày”, mà là
“nó”, người nói tránh được sự đối lập trực tiếp với đối phương ngay tại hiện
trường, càng có thể tranh luận là không có làm gì cả, hoặc giả đùn đẩy trách nhiệm
ấy. Đại / danh từ được lựa chọn không phải là “bạn / mày” mà là “nó”, điều này đã
gợi ý rằng, khi ấy, tình cảnh xã hội của bản thân là thấp hơn hoặc ngang bằng với
đối phương. Hai bên ngang nhau khi sử dụng ngôn ngữ có cùng chức năng, thì
cách nói này sẽ trở nên hòa dịu hơn là “đ… mẹ mày”, bởi vì cả hai đều không chỉ

đến mẹ của đối phương, nếu như phân định ra sức đối kháng giữa bên “bọn tao”
và “bọn mày” thì hiệu quả càng rõ ràng hơn. Điều đáng chú ý là, tại sao chữ “mẹ”
vẫn được giữ lại? Điều này có quan hệ với việc hạn định của hệ thống phụ quyền
đối với vai trò của người mẹ như thế nào?
Trần Khắc (1995: 305-30) chỉ ra rằng, Lỗ Tấn đưa “mẹ nó” làm thành lời chửi
của cả nước chính là vì lời chửi này phản ánh được nội dung hạt tâm của ngôn từ
tục truyền thống. Theo cách nói của Lỗ Tấn, thì “mẹ nó” đã tỉnh lược đi một động
từ và một danh từ, và đồng thời đổi sang ngôi nhân xưng thứ ba, nhưng ý nghĩa
muốn diễn đạt chính là “tôi đã phát sinh quan hệ tính giao với mẹ của bạn”. Dựa
theo quan niệm giá trị truyền thống, thì câu nói này có ba ý nghĩa hàm ẩn: Thứ
nhất, người Trung Quốc từ trước đến nay có cách nhìn nhận không bình đẳng về
quan hệ nam nữ, nghĩa là người nam “sử dụng” người nữ, và nếu không phải là
quan hệ trong gia đình thì việc “sử dụng” này càng là sự chiếm hữu rất lớn, phụ nữ
dường như là một tài sản của gia đình; thứ hai là, người mẹ là bậc trưởng bối được
tập trung tình cảm nhiều nhất, làm nhục người mẹ của người khác đó là một sự
thương tổn tình cảm lớn nhất; thứ ba là, khi phát sinh quan hệ tính giao với mẹ của
đối phương thì điều đó có nghĩa là đã hàm ý bản thân người nói trở thành bậc làm
cha của đối phương; trong xã hội chú trọng hiếu đạo truyền thống, thì việc thay
đổi thứ bậc sẽ tạo nên một sự nhục nhã rất lớn cho thân phận. Vì vậy mà câu nói
tục này là lời nói tục lợi hại nhất của người Trung Quốc.
Nhìn từ góc độ lịch sử truyền thống của Trung Quốc, thì yêu cầu của lễ giáo
Trung Quốc đối với phụ nữ là tương đối nghiêm khắc, vì vậy mà từ vựng dùng để
chửi mắng phụ nữ là tương đối nhiều, vả lại, các từ ngữ này tập trung vào phương
diện trinh tiết và thủ tiết của phụ nữ, điều này lại thống nhất với quan niệm nam
tôn nữ ty trong đạo đức truyền thống (Trần Khắc 1995:297). Đỗ Phương Cầm
(1994) chỉ ra rằng, trước văn hóa Ngưỡng Thiều đã tồn tại một nền văn hóa mẫu
hệ, và phụ nữ – người mẹ là chủ thể trong hoạt động sinh sản, nên sự sùng bái sinh
thực khí của phụ nữ là có rất sớm, xưa hơn rất nhiều so với sự sùng bái dương vật.
Mà sinh thực khí của phụ nữ lại biểu trưng cho cả người phụ nữ, nhưng lại không
biểu trưng cho người phụ nữ hạ lưu, mà phải là người phụ nữ đạo đức, thậm chí,

nó còn biểu trưng cho cả nữ thần.
Nhưng do văn hóa mẫu hệ bị cướp đi tài sản, quan niệm quyền lực manh nha,
và bị văn hóa phụ hệ thay thế. Trong văn hóa phụ hệ, các chế định trong “Chu Lễ”
đã chỉ đưa riêng một chế độ phụ quyền lên cao; các chế độ đẳng cấp như sự hoàn
bị của tông pháp đã bảo vệ cho mục đích của tông pháp phụ quyền, đã làm thay
đổi tính chủ thể của người phụ nữ trong hoạt động tình dục, sinh sản; gia đình phụ
hệ đã khống chế quyền thoả mãn tình dục, yêu cầu người phụ nữ phải sinh ra
những đứa con thuần huyết thống, tức là yêu cầu chế độ một vợ một chồng, và
cũng yêu cầu người phụ nữ phải thủ tiết. Theo đó, trong văn hóa phụ hệ của Trung
Quốc cổ đại, thì trinh tiết của phụ nữ bị liệt thành vật tư hữu quan trọng của phụ
quyền, nó quyết định nghiêm ngặt đến tính thuần huyết thống của một gia tộc. Nếu
mẹ của một người bị cưỡng đoạt trinh tiết, thì điều đó cũng có nghĩa là phụ quyền
đã bị mất tác dụng và bị cướp đi, và bị đối phương ngầm chỉ là loại con hoang,
trong xã hội phụ quyền thì điều này là một nỗi nhục nhã lớn nhất. Trong xã hội
xem trọng sự thuần hóa của huyết thống truyền thống, thì việc mắng người khác là
“đồ tạp chủng” sẽ mang đến cho đối phương một nỗi nhục lớn nhất. “Đồ tạp
chủng” là cách chửi người có huyết thống không thuần, tức là làm nhục người mẹ
của đối phương, lại càng hạ thấp nhân cách của người ấy (Trần Khắc 1995:229).
Hơn nữa, thành phần bất chính hàm ẩn trong câu này là ám chỉ: “mẹ của mày là
con mụ lăng loàn”. Có thể nhận thấy rằng, công kích vào chữ “mẹ” chính là cách
lựa chọn đầu tiên mang tính thống nhất trong lời chửi tục, hơn nữa, nó lại có thể
bó buộc người phụ nữ vào trong tư tưởng phụ hệ, việc sử dụng ngôn từ này lại
càng củng cố thêm cho quan niệm ấy.
Như phân tích ở trên, chúng ta có thể vẽ ra con đường đi từ đối kháng vai trò
phụ nữ – người mẹ đến việc vận hành quan niệm phụ quyền trong ngôn từ tục như
sau: xuất phát trên cơ sở lấy trật tự biểu trưng bằng ngôn ngữ đã được xây dựng
bằng kiểu suy xét qua hình ảnh dương vật, đi đến việc thể hiện nên một quan hệ áp
bức phụ nữ (người mẹ) một cách không cân xứng, mà mối quan hệ này là một loại
hiệu quả từ việc sử dụng ngôn ngữ để đặt đối tượng chỉ định vào trong thế yếu của
quyền lực, nhưng hiệu quả này lại có tác dụng giúp phục chế và tiếp tục duy trì địa

vị chúa tể của người có ưu thế. Khi người nói chửi bằng câu “đ mẹ mày”, thì
trên bề mặt, người bị chửi sẽ là người nghe, nhưng khách thể – phụ nữ (người mẹ)
sẽ đi từ vị trí được tôn trọng mà trở thành một đối tượng của bất kỳ một quan hệ
tính giao nào; mà bởi vì ai cũng có mẹ (mà không nhất định là chị gái, em gái hay
dì), mỗi người mẹ đều đóng vai trò là công cụ sinh sản (năng lực sinh đẻ) quan
trọng bẩm sinh trong xã hội, nên họ đã trở thành một đối tượng công kích đầu tiên
để đối kháng hoặc khống chế đối thủ.
Sự thể hiện quyền lực phụ quyền trong việc sử dụng ngôn từ tục
Ngôn ngữ học phê phán cho rằng, bộ phận quan trọng nhất trong kết cấu xã hội
ảnh hưởng đến ngôn ngữ chính là “sự bất bình đẳng trong quyền lực”. Việc sử
dụng ngôn từ tục, cuối cùng đã tái chế hoặc sáng tạo ra mối quan hệ bất bình đẳng
như thế nào trong kết cấu phụ quyền? Trong phần phân tích tầng cuối cùng, người
viết sẽ phác họa ra một sơ đồ quan hệ quyền lực trong việc sử dụng ngôn từ tục, để
làm tổng kết về sự thể hiện của quan niệm phụ quyền trong việc sử dụng ngôn từ
tục.
1. Quan niệm quyền lực dưới góc độ ngôn ngữ học phê phán
Trong cuộc sống thường nhật của chúng ta, sự vận hành của quyền lực là rất
rộng rãi, không đâu không có. Fowler (1985:61) giải thích “quyền lực” là năng lực
hành vi và sinh hoạt vật chất của một cá nhân hoặc một cơ cấu trong việc khống
chế người khác. Như vậy, đây rõ ràng là một quan hệ không cân xứng: X có nhiều
quyền lực hơn Y. Quan hệ quyền lực không phải là cái được sinh ra tự nhiên, và
cũng không phải là cái khách quan, mà là do con người tạo ra, là sự chân thực của
sự tương tác tác của quá trình xây dựng xã hội. Người có quyền lực thì cho rằng
mối quan hệ này là cái tất nhiên, không thể tránh khỏi, nhưng những người này
cũng là một phần tử trong quá trình xây dựng xã hội chân thực. Fowler cho rằng,
ngôn ngữ là một cơ chế chủ yếu trong quá trình xây dựng xã hội, ngôn ngữ có tính
thực tiễn xã hội, nó là một công cụ thống trị trong quyền lực và trong sự thống trị,
hoặc trong kết cấu hình thái ý thức và xã hội, nó đã đặt ra khái niệm và một mối
quan hệ hết sức kỳ diệu.
“Phê phán” trong nghiên cứu ngôn ngữ phê phán, chủ yếu là bóc trần sự liên

kết giữa ngôn ngữ được con người sử dụng với quyền lực và hình thái ý thức, để
tập trung nhắm vào phương thức của các nguyên tố ngôn ngữ và phân tích sự tác
động tương hỗ của xã hội, làm hiện ra nhân tố quyết định và hiệu quả tiềm ẩn đằng
sau chúng. Đặc biệt là cần phải nâng cao sự liên kết giữa ngôn ngữ với quyền lực,
đặc biệt là ngôn ngữ đã tể chế (chi phối ở mức cao nhất) đối với một số người như
thế nào, để cuối cùng quan hệ quyền lực đã hình thành nên hình thái ý thức
(Fairclough 1989: 4-5). Vì vậy, thông qua việc phân tích từ góc độ này, chúng ta
có thể nhận thấy được ngôn từ tục đã khiến cho người nói và người nghe đã xử lý
mối quan hệ giữa tể chế và đối kháng như thế nào, mối quan hệ như thế cuối cùng
đã củng cố phụ quyền như thế nào.
Fairclough (1989: 22) cho rằng: “Ngôn ngữ là một hình thức của thực tiễn xã
hội”. Câu nói này hàm ẩn ba tầng ý nghĩa sau: Đầu tiên, ngôn ngữ là một bộ phận
của xã hội; thứ hai, ngôn ngữ là một quá trình xã hội; thứ ba, ngôn ngữ là một quá
trình ước chế xã hội, mà ước chế là cái được đạt thành thông qua các bộ phận khác
của xã hội. Vì vậy, Fairclough (1989: 24-25) đã sử dụng ngôn ngữ “ngôn thuyết”,
xem văn bản sản sinh từ ngôn ngữ thành một bộ phận của tác động tương hỗ trong
xã hội, trong đó có liên quan đến quá trình sản sinh văn bản (trong quá trình này
thì văn bản là sản phẩm) và quá trình dịch giải (tái hiện) (trong quá trình này thì
văn bản trở thành nguồn phát), do vậy, việc phân tích văn bản chỉ là một bộ phận
trong việc phân tích ngôn thuyết, nên việc phân tích ngôn thuyết cần phải bao hàm
văn bản và quá trình tác động tương hỗ giữa sản sinh và dịch giải (tái hiện) trong
điều kiện xã hội bên ngoài văn bản. Căn cứ vào điểm này, chúng ta có thể biết
rằng, ngôn từ tục đã là thành phẩm sản sinh trong xã hội phụ quyền, và cũng chính
là nguồn phát để dịch giải (tái hiện) lại xã hội phụ quyền.
Nhưng người viết cho rằng, sử dụng khái niệm “tâm thái sinh tồn” của
Bourdieu vào lúc này mới có thể giải thích được sự thể hiện quyền lực trong việc
sử dụng ngôn từ tục.
Bourdieu (1991) cho rằng, xã hội là một thị trường trao đổi ngôn ngữ, bản thân
của hoạt động trao đổi ngôn ngữ tức là mối quan hệ quyền lực mang tính tượng
trưng, bất kỳ sự sử dụng ngôn ngữ nào cũng đều có thể thể hiện được quá trình

tiếp diễn của quyền lực xã hội, mà mối quan hệ giữa những người phát ngôn sẽ
được thực hiện trong quá trình hoạt động trao đổi ngôn ngữ. Bourdieu (Dẫn lại từ
Cao Tuyên Dương 1988:1264-1265) khi bàn đến quyền lực mang tính tượng trưng
trong ngôn ngữ đã cho rằng, kết cấu ấy được cấu thành do tác dụng tương hỗ giữa
ba yếu tố là khu vực xã hội, tâm thái sinh tồn và điều kiện mang tính ước chế của
xã hội, trong đó, tâm thái sinh tồn là một quan niệm rất quan trọng, cơ hồ như là
cơ sở cho các khái niệm khác có liên quan. Một mặt, thực tiễn mang tính tượng
trưng của con người, đặc biệt là có mối quan hệ qua lại rất mật thiết với đặc trưng
sử dụng ngôn ngữ; mặt khác, nó lại liên kết mật thiết với đặc trưng tâm thái sinh
tồn của người hành động. Trong lý luận của Bourdieu, phàm là có chỗ tồn tại của
quan hệ xã hội và lực lượng xã hội, thì sẽ có sự tồn tại của quyền lực, vì vậy,
quyền lực hoàn toàn không giới hạn ở lĩnh vực chính trị, mà nó có thể tồn tại trong
xã hội, kinh tế hoặc trong văn hóa (Dẫn theo Cao Tuyên Dương, 1998: 949).
Nếu như đưa khái niệm tâm thái sinh tồn của Bourdieu kết hợp với khung phân
tích văn bản của Fairclough, thì không chỉ là tác động tương hỗ giữa văn bản và
môi trường ngoại tại, bởi vì ngôn từ tục là ngôn ngữ được nói trong sinh hoạt
thường nhật, cần phải được xem xét trong các hoàn cảnh tình trạng khác nhau của
người hành động. Khi phân tích quan hệ quyền lực nằm sau ngôn từ tục, thì khung
phân tích này cần phải được thay đổi.
Khi người sử dụng ngôn từ tục ý thức đến mối quan hệ giữa chính mình với
đối phương và tình cảnh tại ngoại, thì sẽ có kế hoạch dùng chức năng của ngôn
ngữ thể hiện trong ngôn từ tục – phát tiết tình cảm, xã giao và tái hiện tể chế (chế
độ độc tôn) (tức tái hiện ý thực phụ quyền), nhằm để sản sinh ra hành vi tác động
lẫn nhau, hình thành nên mối quan hệ quyền lực phụ quyền đa dạng. Cũng chính
quan hệ biện chứng có tác động tương hỗ giữa loại người này với văn bản nên đã
xây dựng nên tính chủ thể của hai giới tính.
2. Kết cấu quyền lực phụ quyền trong việc sử dụng ngôn từ tục
Millett (1970) chỉ ra rằng, phụ quyền có kết cấu song trùng: nam giới chi phối
phụ nữ và nam giới ở địa trên cao chi phối nam giới ở địa vị dưới thấp. Việc nói
tục của mọi người dường như có thể giải trừ được kết cấu trùng lặp lần thứ hai

mang tính chất tạm thời trên tinh thần (người ở vị trí trên cao chi phối người ở vị
trí dưới thấp), nhưng, kết cấu trùng lập thứ nhất (sự chi phối của người nam đối
với người nữ) thì hoàn toàn chưa được loại bỏ, mà ngược lại nó càng được củng cố.
Những từ ngữ thô tục (bẩn) làm ô nhục phụ nữ sau khi được tổng hợp phân tích
các tầng lại, thì kết cấu quyền lực này có thể phác họa như sau, và cũng là phần
tổng kết của bài nghiên cứu này.
Trong phần phác hoạ này, điều mà giữa người nói và người nghe chú trọng là
quan hệ quyền lực, mà không phải là quan hệ từ sự khác biệt của giới tính, những
người phụ nữ tầng thấp nhất chính là kết quả được sinh ra từ sự tác động tương hỗ
giữa kết cấu ngôn ngữ trong ngôn từ tục và kết cấu xã hội quyền lực. Vạch ngăn
vô hình biểu thị cho quan hệ phục tùng hay phản kháng từ dưới lên trên, vạch ngăn
thực tế biểu thị quan hệ chi phối tể chế từ trên xuống dưới. Đầu tiên, chúng ta hãy
xem kết cấu phụ quyền ở tầng thứ hai, ý nghĩa là chỉ người nói đương khi ý thức
đến quyền lực của mình nhỏ hơn so với người nghe (người bị chửi) hoặc khi
không thể nào khống chế được địa vị ưu thế đương thời, nên trên cơ bản là chửi
tục xuất phát từ ưu thế chi phối của người nghe để làm nảy sinh sự đối kháng.
Điều tương đối đặc biệt là quan hệ song song giữa họ với nhau, nếu như chỉ
nhìn từ kết cấu ngôn ngữ của ngôn từ tục, thì có thể chỉ nhận được quan hệ tể chế
quyền lực một cách bất bình đẳng, nhưng khi chúng ta kết hợp thêm quan điểm
tâm thái sinh tồn vào, thì sẽ phát hiện được sự xuất hiện của quan hệ quyền lực cân
bằng, mối quan hệ giữa người nghe và người nói là cùng vế, vì vậy mà nói tục
thuộc phương cách dạng xã giao, hai bên cùng nhằm biểu thị là người chung
đường mà phát sinh nên một dạng phương thức kết nối giao tiếp; trong trường hợp
này thì việc sử dụng ngôn từ tục hoàn toàn không với ý nghĩa là muốn chửi đối
phương, vì vậy mà không có quan hệ đối lập trên và dưới, quan hệ giữa hai người
là ngang song song nhau; nhưng nếu phân tích như trên, tức là khiến cho việc nói
tục giữa hai bên trong xã giao trở thành chỉ xuất phát từ chào hỏi hoặc kéo gần
khoảng cách của hai bên, thì tư tưởng phụ quyền đằng sau nó vẫn đang chi phối,
làm nhục phụ nữ. Suốt cả quá trình sử dụng ngôn từ tục, phụ nữ là kẻ yếu thế
trong thế yếu, bị hạ xuống kiểu quan hệ phụ thuộc của tầng lớp thấp nhất. Nếu

nhìn nhận kết cấu phụ quyền như ở tầng thứ nhất, thì bất luận người nói đang phản
kháng quan niệm phụ quyền tầng thứ hai hay đang vận hành phương thức xã giao,
thì địa vị của người phụ nữ đều ở trong thế phụ thuộc, còn cơ chế ngôn ngữ đằng
sau ngôn từ tục và tư tưởng ẩn khuất đằng sau ở người sử dụng đều là tâm thức
thống chế phụ nữ!
Nếu như sự xuất hiện hoặc biểu đạt của ngôn từ tục là một loại sức mạnh chinh
phục hoặc phản kháng quyền lực của nam giới, vậy tại sao sau khi phản kháng thì
ngược lại đã gây nên sự áp bức thêm một lần nữa đối với phụ nữ? Có lẽ trong khi
người phản kháng không phát giác được, vẫn tin tưởng vào tư tưởng phụ quyền
trong hệ thống giá trị ngôn ngữ của ngôn từ tục. “Đ… mẹ mày” khiến cho người
phụ nữ trong cuộc trực tiếp biến thành người bị áp chế tại hiện trường, khi người
nói nói ra ngôn từ tục phủ định trật tự quyền lực ưu thế, thì đồng thời, chính bản
thân anh ta cũng đã chiếm lấy một thứ bậc trong trật tự kém ưu thế mà vốn ra
mình không thích, cá lớn ăn hiếp cá bé, và cá bé lại ăn hiếp cá bé hơn, từ đó mà
sản sinh ra một kết cấu quyền lực song trùng, và cuối cùng là áp bức những người
phụ nữ yếu thế nhất.
Trong một vài môi trường ngoại tại, sẽ hiển thị nên nguồn gốc điều kiện xã hội
phụ quyền trong ngôn từ tục, cùng với xã hội phụ quyền được tái hiện bằng ngôn
từ tục. Sự áp bức của trật tự ưu thế, các tư tưởng trong lễ giáo truyền thống của xã
hội phụ quyền về sự áp chế đối với trinh tiết phụ nữ và duy trì dòng huyết thống
chính thống, cùng với ngôn ngữ của từ tục trong phép tắc của đạo làm cha đã tác
dụng lẫn nhau và sản sinh nên ngôn từ tục, đồng thời cũng tái hiện lại kết cấu phụ
quyền. Nhìn từ toàn bộ kết cấu quyền lực, chúng ta có thể phát hiện, nếu chỉ cấm
dùng ngôn từ tục thì trên cơ bản là không thể nào giải quyết được vấn đề người
phụ nữ bị vùi dập, bôi nhọ; ngược lại, ta sẽ rơi vào trong cái vòng tư duy phụ
quyền làm hạn chế hàng loạt các phương diện về giới tính đối với phụ nữ. Con
đường giải quyết căn bản là nằm ở sự biến hóa của kết cấu xã hội, mà phương
pháp đáng giá nhất có lẽ là giáo dục triệt để quan niệm bình quyền giữa hai giới
tính.
Kết luận

Bài viết thử đứng ở góc độ ngôn ngữ học phê phán, đi từ việc phân tích trục
bên cạnh và trục hệ phổ, đến các chức năng do kết cấu ngôn ngữ trong ngôn từ tục
tạo ra, cuối cùng là đi vào phân tích sâu phần ngữ pháp, từ đó mà làm sáng tỏ toàn
bộ sự triển hiện quyền lực trong việc sử dụng ngôn từ tục làm bẩn hóa phụ nữ;
thêm vào đó là dùng khái niệm “tâm thái sinh tồn” của Bourdieu để lý giải những
vướng mắc trong việc phân tích khách quan ở trên, nên chúng tôi đã lí giải khá tốt
về phương thức sử dụng ngôn từ tục đối với người khác.
Khi cấm dùng ngôn từ tục hoặc khi phụ nữ bị đè nén, vùi dập mà chửi tục bằng
câu “đ… mẹ mày”, thì kỳ thực nó không phá hoại tính ổn định và tính chính đáng
bình thường, mà ngược lại, nó chỉ là tăng cường thêm tính thống chế của phụ
quyền đối với phụ nữ, và cũng cho rằng, sự hạn định vai trò của người phụ nữ
cùng với sinh thực khí của người phụ nữ được xem là hình thái ý thức của cấm kỵ.
Vì vậy, ngôn từ tục vừa là công cụ phản kháng lại sự thống trị, và đồng thời cũng
lại là công cụ thống trị.

×