Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

VỐN XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN (Phần II) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.4 KB, 14 trang )

VỐN XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN (Phần II)
Luật sư Nguyễn Ngọc Bích
Khi sự tin cẩn lẫn nhau được tích
tụ lại nhờ các sinh hoạt tự nguyện, thì đó là vốn xã hội, và nó tạo ra những
tài sản chung. Vốn đó làm cho các cố gắng của chính quyền trở nên hữu hiệu.
III. Vốn xã hội ở ta
Trên cơ sở của các mối tương quan nêu trên, ta sẽ tìm xem vốn xã hội của
chúng ta có cao không, bằng cách xem xét các yếu tố tinh thần tạo nên niềm tin.
Đó là sự trung thực, sự tương tác, tinh thần trách nhiệm và sự hợp tác. Chúng ta sẽ
tìm xem cơ cấu xã hội và việc xây dựng con người của chúng ta có giúp làm nảy
sinh, duy trì, phát triển những đức tính tốt kia không; chúng có hiện diện trong hai
lĩnh vực mà ta xem xét hay không, nếu có thì nhiều hay ít.
Cơ cấu xã hội
Cơ cấu xã hội là điều kiện bên ngoài, là môi trường, giúp tạo nên, nuôi
dưỡng những đức tính tốt của một cá nhân. Ở đây chúng tôi chọn hai khía cạnh
nằm trong cơ cấu xã hội để xem xét là: việc đoàn ngũ hóa các thành phần dân
chúng và cấu trúc Đảng – chính quyền.
Việc đoàn ngũ hóa.
Ở ta, dân chúng được thúc đẩy gia nhập các tổ chức quần chúng do Đảng lập
ra và lãnh đạo (Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Công đoàn, Hội
nông dân ). Đó là các tổ chức xã hội chính trị truyền thống. Ngoài ra, còn có các
tổ chức xã hội nghề nghiệp do các cơ quan chính quyền hay tư nhân lập. Cuối
cùng là các nhóm tự phát của quần chúng (hội đồng hương, hội ái hữu, cựu học
sinh ) Sự hiện hữu của các hội đoàn này có đóng góp vào việc tạo ra các đức tính
giúp gây dựng vốn xã hội không?
Đối với các tổ chức truyền thống thì tính chất của chúng cũng giống như các
hội đoàn của giáo hội Công giáo tại các nhà thờ. Sự khác biệt chỉ là người Công
giáo khi sinh hoạt trong các đoàn thể kia thì họ có giáo lý trong lòng mình cùng
nội quy của hội; trong khi các hội viên của các đoàn thể của Nhà nước chỉ có nội
quy. Giống như các hội đoàn của đạo Công giáo, sự hoạt động của các đoàn thể
truyền thống không tạo nên vốn xã hội góp vào việc phát triển kinh tế. Có vài lý


do. Thứ nhất, mục đích của các hội này là chính trị, mà chính trị thuộc kiến trúc
thượng tầng, trong khi kinh tế là hạ tầng. Thứ hai, người lãnh đạo các đoàn thể
không do đoàn viên bầu mà do Đảng cử vào; nên lo cho hội viên thì ít mà cho
mình thì nhiều; thành thử các tổ chức đó đã bị hành chính hóa và nhà nước hóa.
Cuối cùng trong các đoàn viên có những người không hẳn là tự nguyện. Hiệu quả
của các hội đoàn này có thể thấy qua sự thất bại của công đoàn trong các cuộc
đình công gần đây, hay vai trò của Hội Nông dân trong việc hướng dẫn nông dân
trồng trọt. Do mục đích của chúng, các đoàn thể này không giao tiếp với nhau theo
chiều ngang mà chỉ theo chiều dọc, từ trên đi xuống; do đó hiệu quả của các hoạt
động của chúng không tác động gì đến vốn xã hội.

Trong tâm người Việt Nam
Có ngạc nhiên không khi chính khái niệm vốn xã hội đã được Trần Nhân
Tông (TNT) trong giai đoạn dựng nước sử dụng khi đưa ra một mẫu mực đạo
lý sống trong một xã hội vừa giành được chủ quyền độc lập và đang ở trong
giai đoạn kiến thiết đất nước? Trong “Cư trần lạc đạo phú”, (“Sống đời vui
đạo"), TNT đã bàn về “xây vốn xã hội” cho con người Việt Nam (VN) trong
buổi sơ khai lập quốc ấy, khi nói về “của báu trong nhà”. Của báu ấy trước hết
là CON NGƯỜI VN, một vốn quý báu nhất trong xã hội. “Cư trần lạc đạo”
gồm 10 hội trình bày quan điểm toàn diện của TNT về xã hội VN, dự án giáo
dục, đào tạo con người, “gây vốn” cho một xã hội nhân bản nhằm có thể phát
huy và bảo đảm an lạc cộng đồng.
“Sạch giới lòng, dồi giới tướng/ Nội
ngoại nên Bồ tát trang nghiêm” đồng thời luôn luôn chuẩn bị cho giải phóng tự
do.
Điểm đặc biệt trong lý thuyết ở đời vui đạo là tính toàn diện, bao gồm
trên mọi bình diện: xã hội “mình ngồi thành thị, nết dụng sơn lâm”, triết lý tùy
duyên, không ép buộc, không khai trừ “đói cứ ăn đi mệt ngủ liền”, hành động
đạo đức “Sạch giới lòng, dồi giới tướng/
Hội thứ nhất nói về không gian “Xã

hội VN” của con người VN, đó là một không gian xuyên suốt thành thị và sơn
lâm trong một tương quan đi về của muôn nghiệp, mà mục đích của con người
là “dừng nghiệp” xấu chuyển nghiệp lành, được sống trong “an nhàn thể tính”.
Nhưng an nhàn đối với TNT không chỉ ở sơn lâm, mà trần tục náo nhiệt cũng
không chỉ ở thị thành, nếu con người không được khai sáng một cái nhìn rộng
mở trong quá trình thực tập cái Tâm hay Tu Tâm: “yêu tính sáng hơn yêu châu
báu”, “trọng lòng rồi mới trọng hoàng kim”. Thành thị hay sơn lâm đều là đất
thao luyện cho TÂM, không nơi nào là ưu việt hơn. Sự thao luyện này bao gồm
kỷ luật nghiêm túc:
Nội ngoại nên Bồ tát trang nghiêm/ Ngay thờ chúa thảo thờ cha/ Đi dỗ
mới trượng phu trung hiếu”, tôn giáo “Tích nhân nghì, tu đạo đức/ Ai hay này
chẳng Thích Ca/ Cầm giới hạnh, đoạn gian tham/ Chỉn thực ấy là Di Lặc”.
Một vốn xã hội mang nhiều yếu tố xã hội trong nghĩa không khai trừ,
năng động khai mở và tạo khả thể hội nhập, không phân biệt giai cấp và khai
phóng tự do, nguồn suối của nhân nghĩa và tình thương:
Dứt trừ nhân ngã
Thì ra thực tướng kim cương
Dừng hết tham sân
Mới làu lòng viên giác
Vốn xã hội giàu tính xã hội không phân biệt giàu nghèo, đẳng cấp, dấn
thân cho đời tu tâm vì đạo:
Vâng ơn thánh xót mẹ cha
Thì thầy học đạo
Mến đức Cồ kiêng bùi ngọt
Cầm giới ăn chay
Dựng cầu đò, xây chiền tháp,
Ngoài trang nghiêm sự tướng hãy tu
Săn hỉ xả nhuyễn từ bi
Nội tự tại kinh lòng hằng đọc
Một lý thuyết chứng tỏ tính chân lý của nó trong thời gian, khi nó đứng

vững và đem lại an lạc cho cộng đồng. Vốn xã hội mà TNT dựng lên đã được
tiếp nối và phát huy trong chiều dài lịch sử VN, nó trở nên niềm tự tin và sức
mạnh tâm thể của con người VN.
Thái Kim Lan

Về các tổ chức xã hội nghề nghiệp, trừ các hội do tư nhân lập ra thì hoạt
động của họ có hiệu quả nhất định đối với ngành nghề của họ, còn các hội do các
cơ quan chính quyền là chủ quản thì hiệu quả hoạt động của chúng không cao.
Điều đó cũng có những nguyên nhân nhất định. Thứ nhất các hội viên có những
lợi ích khác nhau khi tham gia. Thứ hai, lãnh đạo của các hội đoàn đó do cơ quan
chủ quản cử; họ không cần sự ủng hộ của hội viên nên không quan tâm đến lợi ích
của hội viên. Chỉ trong những trường hợp do áp lực từ bên ngoài vào, như các vụ
bán phá giá; họ mới hoạt động hiệu quả trong tư thế tự vệ nhiều hơn là phát triển
ngành nghề của mình.
Riêng các hội ái hữu, đồng hương thì hoạt động của chúng có tính tương tế,
hiếu hỷ nên không đóng góp vào vốn xã hội. So với trước năm 1975, những người
trong bang Triều Châu ở Sài Gòn đã lập ra bệnh viện với hàng trăm giường thì
hiệu quả hoạt động của các hội trên không có gì để so sánh.
Gần đây trong các cuộc thảo luận về “Luật về Hội” đã có nhận xét về các hội
đoàn ở ta thì tính chất tự nguyện, tự quản của chúng hầu như không có. Ý nghĩa và
vai trò của chúng đã bị nhà nước hóa nên sự thu hút của hội đối với quần chúng
chẳng là bao. Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng cần xác định các đoàn thể quần
chúng là một định chế nằm trong xã hội dân sự, bên cạnh những định chế khác
như nhà trường, giáo hội, truyền thông báo chí. Những sự kiện này chứng tỏ sự
đóng góp của các hội đoàn ở ta cho vốn xã hội đang còn là điều ao ước.
Cấu trúc Đảng- chính quyền.
Trong một xã hội mà dân trí chưa cao, nền kinh tế còn đang ở giai đoạn phát
triển thì quan niệm “quan chi phụ mẫu” vẫn còn nặng trong dân chúng. Hơn nữa,
một vị lãnh đạo chính quyền có thể lên hệ thống truyền thông khuyên bảo dân
chúng như một phần trong nhiệm vụ của họ. Vì thế dân chúng vẫn nhìn vào lời nói,

việc làm của những quan chức kia như là tấm gương; mà những quan chức ấy lại
xuất phát từ cấu trúc Đảng-chính quyền nên ta xem cấu trúc này.
Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, do vậy Đảng lãnh đạo chính quyền
một cách toàn diện và triệt để. Nhân sự do Đảng cử, chính quyền nhận và sử dụng.
Trong chiến tranh, cơ chế này rất hữu hiệu vì thua thắng rõ ràng nên trách nhiệm
dễ được phân định. Thế nhưng, khi điều hành nền kinh tế trong thời bình thì sự
đúng sai của các biện pháp kinh tế đã áp dụng khó biết ngay nên việc ấn định trách
nhiệm rất khó. Hơn nữa trong cơ chế Đảng-chính quyền thì người quyết định
không làm, còn người làm thì không được quyết định rồi cấp thừa hành của người
làm không do người này chọn nên việc quy trách nhiệm lại càng khó hơn. Hậu quả
là cái cấu trúc hợp lý trong lý thuyết thì trong thực tế đã tạo ra sự lẫn lộn về trách
nhiệm. Các sai phạm của viên chức chính quyền ít bị trừng phạt. Nếu có thì họ chỉ
chịu kỷ luật dành cho đảng viên, một thứ hình phạt được ấn định theo sự nhận
thức của người sai phạm, chứ không phải bị áp đặt luật như ở tòa án.
Việc xây dựng con người
Việc xây dựng con người ở đây
không được nhìn theo giáo dục hay văn hóa mà theo khía cạnh là: (1) trang bị cho
con người những đức tính tốt - (2) để họ có khả năng ngồi lại với nhau - (3) hầu
làm được những công việc nhất định nào đó. Đảo ngược ba vế kia để nói về điều
chúng ta đang quan tâm thì: để cho kinh tế phát triển phải có việc (3) - việc đó
thành hiện thực nhờ (2), đó là vốn xã hội - và muốn có cái vốn đó thì phải có (1).
Xây dựng con người ở đây nhắm vào vế (1). Và ta sẽ xem xét ba vấn đề: tinh thần
tập thể; việc tạo lập các đức tính tốt và cách thực hiện óc tư lợi.
Tinh thần tập thể
Có một thời tập thể là nền tảng của xã hội ta. Cá nhân phải đứng dưới tập
thể. Đại đa số cá nhân được đưa vào đội ngũ một cách này hay cách khác, mà
không có sự chọn lựa, theo nguyên tắc “tất nhiên phải thế” vì đó là khuôn mẫu
của chế độ chính trị. Ngày nay việc đoàn ngũ hóa giảm nên tinh thần tập thể cũng
bị ảnh hưởng; tuy nhiên, não trạng tập thể với những lợi ích tinh thần mà nó đã
từng đem lại cho con người sẽ không bao giờ mất; bởi vì người ta chỉ bỏ những gì

bất lợi, còn giữ mãi những gì có lợi cho mình dù hoàn cảnh có đổi thay. Ta có thể
nêu vài thứ.
Bản ngã bị mất đi
Là một nhân vị, một bản ngã, mỗi cá nhân phải được tự do quyết định, chịu
trách nhiệm và được khen ngợi hay tôn vinh. Thế nhưng, khi tham gia vào một tập
thể - vì cơ cấu xã hội không cho phép làm khác – thì cá nhân bị mất bản ngã. Họ
không thể tách biệt, sống khác với tập thể. Họ không còn tự do, phải làm theo
quyết định của tập thể; nếu còn thì chỉ được ghi nhận theo quyền bảo lưu và quyền
này không bao giờ biến thành hiện thực. Khi họ phải làm theo người khác thì
không thể bắt họ chịu trách nhiệm cá nhân được. Khi người khác đã nghĩ cho
mình thì họ trở nên ỷ lại. Vậy là họ mất đi cái bản ngã của mình, luôn cả tinh thần
trách nhiệm cá nhân! Dù có vậy, thì nhu cầu được tôn vinh của họ không hề mất;
kẻo họ không còn cảm thấy mình là người nữa; nhu cầu ấy đã biến thể thành chủ
nghĩa thành tích mà ta sẽ đề cập sau này.
Lợi ích nằm dưới chiêu bài tập thể
Khi sinh hoạt theo tập thể, cá nhân có những mối lợi nhất định cho riêng
mình nhân danh tập thể. Họ có một chiêu bài tốt của người khác để mình có thể
làm xấu. Ví dụ sau đây sẽ làm rõ điều này.
Bạn chơi chung với một nhóm người – đó là một tập thể - nếu lúc nãy bạn để
cái bút cho anh em dùng mà nay cần nó, bạn hỏi: “Có bạn nào thấy nó không?”
thì có thể không ai trả lời. Thậm chí một người tên A đang cầm nó thì anh ta cũng
không cảm thấy phải trả lời; vì bạn không hỏi thẳng anh ta. Điều này cho thấy
trong tập thể thì không thể đặt ra trách nhiệm cá nhân.Và anh A kia đã che chắn
trách nhiệm cá nhân mình dưới danh nghĩa tập thể. Thế nhưng khi không nghe ai
trả lời mà bạn có buột miệng nói: “Tập thể gì mà xấu thế!” thì ngay lập tức có thể
anh A kia sẽ đứng ra sừng sộ với bạn: “Mày dám bảo tập thể xấu”; hay có giọng
nói: “Này nói thế động chạm lắm nghe!” Có thể người sừng sộ với bạn không
thích bạn; nhưng anh ta làm không phải vì không thích bạn, mà vì bạn xúc phạm
đến tập thể đấy!
Với đủ loại che chắn dành cho cá nhân như thế, tính tập thể làm cho ý thức

phạm tội của cá nhân mất đi và do đó cũng làm mất đi sự xấu hổ trong họ. Điều
này có thể thấy qua hình phạt tập thể. Một người trong tập thể làm điều gì sai trái,
hình phạt sẽ được áp dụng cho tập thể với ý nghĩa “phạt vì không biết bảo nhau”.
Do tính lây lan của tình cảm con người nên khi tất cả bị phạt thì không ai còn cảm
thấy bị phạt. Đứa bên cạnh cũng bị như mình, ôi có gì đâu mà phải xấu hổ!
Tạo lập các đức tính tốt của con người
Con người ai cũng có vật chất và tinh thần. Tinh thần thúc đẩy, ngăn cản và
hướng dẫn hành động của con người. Tạo lập các đức tính tốt cho con người là
ngay từ lúc nhỏ. Ở trong gia đình và nhà trường, người ta dạy cho con người các
đức tính phổ biến là: sự tự chế, lòng thương người, trách nhiệm, tình bạn bè, sự
làm việc, can đảm, kiên nhẫn, thật thà, trung thành và niềm tin tôn giáo. Vậy ta có
thể hỏi việc tạo lập các đức tính tốt cho con người trong xã hội của ta được làm
như thế nào? Chúng ta có một tập hợp (một bộ) các đức tính tốt để cho một người
cư xử với người khác, những người không phải là thân thích với mình, không?
Câu trả lời là đối với những người nắm chức vụ công quyền thì có. Thí dụ
cho công chức là “cần kiệm liêm chính chí công vô tư”; cho công an có 6 điều,
cho phụ nữ có 8 chữ Những đức tính này được trang bị cho những người có
chức vụ xã hội nhất định chứ không phải cho mọi người bình thường trong
xã hội; chúng là đạo đức nghề nghiệp nên không giúp nhiều vào việc tạo nên vốn
xã hội giúp kinh tế phát triển.
Đối với những người bình thường và chiếm đa số trong dân chúng thì trong
một thời gian rất dài trên các phương tiện truyền thông và giáo dục chúng ta ít
nghe đến giáo dục gia đình, đến việc cha mẹ dạy dỗ con cái trong nhà, đến phép
lịch sự của một cá nhân bình thường; mà nghe nhiều đến sinh hoạt của các tổ
chức chính trị truyền thống trong đó hội viên được khuyến khích, giúp đỡ để coi
trọng quyền lợi chính trị. Ý thức về quyền lợi chính trị là biết cách giữ, biết cách
đòi để không làm mất quyền lợi của mình, để hơn người; chứ không phải để cư xử
ra sao với người hàng xóm.
Về cách thức phải đối xử với người hàng xóm thì những đức tính tốt dạy cho
con người cũng ít. Ngoài năm điều Bác Hồ dạy cho trẻ em trong đó những đức

tính có thể dùng một cách phổ quát là “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, đoàn kết tốt,
kỷ luật tốt” thì chỉ có một khẩu hiệu đạo đức tổng quát “mình vì mọi người, mọi
người vì mình”. Thế nhưng đoàn kết tốt là phải làm gì? Mình vì mọi người thì
phải làm sao? Tất cả không được triển khai, không có gương soi chung. Trong các
đoàn thể có các nội quy, nhưng chúng là những gì từ bên ngoài áp đặt vào con
người. Nội quy là một loại luật pháp, nó đòi hỏi phải có người khác canh chừng;
chứ không phải là những gì nằm sẵn bên trong con người, được hun đúc lên, hay
được thấm nhuần vào trong họ để rồi họ tự mình kiểm soát mình. Trong các tổ
chức nêu trên chắc chắn không có những đức tính tốt nằm trong đạo đức cổ truyền
mà đã bị phá hủy qua các phong trào “bài phong đả thực”.

Do cách giáo dục áp đặt từ bên
ngoài vào và nặng về việc đòi ăn trên ngồi trốc (quyền lợi chính trị) nên một số
không nhỏ những người ở xã hội ta, bắt đầu từ giới có chức có quyền sau lan rộng
ra dân chúng, khi đánh giá theo khía cạnh đạo đức, thì họ cũng giống như một cột
xi măng không có cốt sắt bên trong. Sự tự chế của họ, sự kiểm soát chính mình, để
ngăn họ không làm điều xấu hầu như không có. Nhiều người trong giới cầm quyền
đã đầu hàng tiền bạc. Họ không làm điều xấu vì thấy có người khác biết hoặc sợ bị
phê bình; chứ không phải từ ý thức của họ rằng việc ấy xấu. Những câu chuyện
“quá xá” của các con dòng cháu giống nêu trên báo cho thấy sự thiếu tiết chế này.
Khi một người không tự ngăn chặn mình làm xấu thì chuyện họ ngồi chung với
người khác rất khó; vì họ không thích, hay người khác không thích họ. Trong thời
kỳ chiến tranh, hội viên của các tổ chức chính trị truyền thống hoạt động rất tốt, rất
thành công; dẫu cũng chịu những gì áp đặt từ bên ngoài vào, lý do là vì hồi đó có
mục tiêu rõ ràng và nó đứng ngay trước mặt (giải phóng vùng địch chiếm). Trong
sự phát triển kinh tế ngày nay, mục tiêu không rõ ràng nên rất khó huy động hội
viên bằng áp lực bên ngoài. Họ không làm nhưng nói rất hay, rất hợp thời.
Cách thực hiện óc tư lợi
Lợi ích mà mỗi người chúng ta theo đuổi là lợi ích vật chất hay tinh thần. Đi
tìm nó thì ai cũng làm nhưng cách làm khác nhau tùy theo đức tính của mỗi người.

Vậy vấn đề là làm như thế nào để có nó? Có ba cách làm chính: đòi theo lợi thế
chính trị, theo sự công bằng và theo đạo đức. Ở xã hội ta, cách đầu khá phổ biến,
nó bắt nguồn từ giới nắm quyền lực sau đó lan rộng ra theo tâm lý “sở dĩ tôi làm
cho anh như thế vì người ta đã đối xử với tôi như vậy.” Ta xem xét cách thực hiện
óc tư lợi qua hai kiểu phổ biến ở ta.
Đòi theo lợi thế chính trị
Đòi theo cách này là dựa vào quyền hạn của mình để đòi hỏi hạch sách. Thí
dụ cấp giấy phép. Cách đòi này không tạo ra sự hợp tác, vì người bị đòi chỉ có bỏ
ra mà không lấy về. Cái mà họ lấy về là nhiệm vụ mà người cấp phép phải làm.
Ở ta sự đòi hỏi theo lợi thế chính trị rất thịnh hành, đến mức người ta đòi
trước rồi làm sau. Nạn tham nhũng là do nguồn gốc này. Nguyên do là từ cách đào
tạo đoàn viên thanh niên, lực lượng dự bị của Đảng – những người sẽ cầm quyền
sau này. Ngay từ khi học ở trung học, chỉ có ai vào Đoàn mới được làm lớp trưởng.
Điều này đúng về mặt chính trị, chọn người mình tin tưởng: là đoàn viên - mới
được giao; nhưng sai lầm về mặt đạo đức vì trong suy nghĩ của em được chọn nó
trở thành: là đoàn viên thì sẽ có. Và em phấn đấu vào Đoàn để nhắm một lợi ích
cho mình, chứ không phải dùng Đoàn để phục vụ người khác. Đối với em, Đoàn là
bữa tiệc, là một mục tiêu tự thân. Và sau này khi anh ta vào Đảng, lên nắm quyền,
cách suy nghĩ kia đã ăn sâu vào lòng. Đây là một thí dụ đơn giản để làm rõ vấn đề.
Trên thực tế sự tính toán của các người có quyền lực phức tạp hơn nhiều. Ngày
xưa đoàn viên Hướng đạo tham gia tổ chức này là để phục vụ người khác; vì tổ
chức đó không có quyền lực chính trị. Tổ chức Đoàn gắn với chính trị nên nó cho
đoàn viên một lợi thế chính trị và vào đó là được hưởng ngay. Vì quyền lợi bày
trước mắt nên trước khi làm bao giờ họ cũng hỏi: “Làm việc ấy ta sẽ được gì ?”.
Họ không còn tự nguyện chịu thiệt thòi để mà có thể hợp tác với người khác.
Chủ nghĩa thành tích
Ta biết cá nhân bị xóa nhòa trong tập thể. Không còn tự do thì chẳng có
trách nhiệm; thế nhưng họ không thể bỏ được nhu cầu muốn được tôn vinh; mà
muốn được thế thì phải có thành tích. Đây là nguồn gốc thứ nhất của chủ nghĩa
thành tích. Trong tập thể, khi một cá nhân phạm lỗi thì họ biết, dẫu không bị quy

trách; nhưng ít nhiều họ xấu hổ, và để khỏa lấp sự xấu hổ kia họ phải đi tìm thành
tích. Đây là nguồn gốc thứ hai. Trong lĩnh vực cá nhân, muốn kiếm thành tích thì
cách an nhàn nhất là nhận vơ, làm lẫn lộn thành tích của người khác với mình,
thay đổi quan điểm theo kẻ thắng, hoặc bảo là người khác xấu để chứng minh
mình tốt.
Về mặt tập thể, khi cá nhân không được tôn vinh thì mọi người trong tập thể
đều muốn tập thể của mình được tôn vinh. Ước mong cá nhân trở thành đòi hỏi
của tập thể. Đây là lý do thứ ba. Vậy tập thể được tặng huy chương phải là chủ
trương của người lãnh đạo. Tập thể ở đây là một đơn vị chính trị, vậy thành tích
của nó phải là vật chất, cái gì thấy ngay, chụp ảnh được. Người lãnh đạo tập thể
không đi tìm lợi ích tinh thần vì nó không giúp họ tranh cử trong nhiệm kỳ sau. Vì
vậy, lấy ngành giáo dục làm thí dụ, họ quan tâm đến số học sinh tốt nghiệp mỗi kỳ
thi; chứ không phải chuyện các em có giỏi hay không. Khi tập thể cao nhất, to nhất
(cấp tỉnh) lấy số học sinh tốt nghiệp làm thành tích, thì họ sẽ chỉ thị cho các tập thể
trung gian (quận) phải đạt được thành tích ấy; các quận bèn chỉ thị cụ thể cho mỗi
trường (một tập thể) tỷ lệ học sinh phải đỗ. Các giáo viên, ngoài thành tích cho cá
nhân mình, còn bị áp lực thành tích từ trên ấn xuống; do vậy họ không ngại ngần
hay cảm thấy sai khi cho học sinh thuộc bài mẫu trước khi thi, hay cứ cho điểm
cao dẫu học sinh kém. Các tỉnh vùng sâu, vùng xa mà điểm thi tốt nghiệp của học
sinh ở đó cao hơn thành phố lớn là vì vậy.
Chủ nghĩa thành tích phá hủy tương lai, vì thành quả của hiện tại mà nó đề
cao không thật. Khi cá nhân theo đuổi chủ nghĩa này họ phải loại trừ người khác,
phải đứng trên người khác, nếu không họ sẽ bị lu mờ. Cách thức người ta dùng để
thực hiện óc tư lợi không tạo nên sự hợp tác để làm việc chung, để có sự tự
nguyện.
Kết luận
Cho câu hỏi vốn xã hội ở ta có cao không, chúng ta vừa xem qua các yếu tố
giúp tạo nên vốn đó, chú trọng vào một vài đức tính, xem nó có thể nảy sinh từ cơ
cấu xã hội và trong việc xây dựng con người. Khi xem xét như thế chúng ta đã có
câu trả lời.

Như đã đề cập, bài này nhằm gợi lên một số đề tài liên quan đến vốn xã hội
tại Việt Nam để rồi rút ra một số vấn đề sẽ thảo luận sau này; vì thế những gì nêu
ở trên, trả lời ở đó, chưa chắc đã đúng. Do đó, chúng sẽ là những đề tài để thảo
luận một cách rộng rãi. Có thể độc giả sẽ bác bỏ, sẽ đặt ra những vấn đề khác với
những kết luận khác. Điều đó sẽ rất hữu ích cho tất cả chúng ta, những người quan
tâm đến tiền đồ của đất nước, tương lai của dân tộc.

×