Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Nghiên cứu chính sách phúc lợi xã hội và phát triển dịch vụ chăm sóc người cao tuổi trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 201 trang )

Trờng ĐH Lao động-X hội







Báo cáo tổng kết đề tài:

Nghiên cứu chính sách phúc lợi x hội
và phát triển dịch vụ chăm sóc ngời
cao tuổi trong kinh tế thị trờng
định hớng x hội chủ nghĩa và hội nhập



Cnđt: Đàm Hữu Đắc









7980


Hà nội 2009



1

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
Danh mục các từ viết tắt 6
Danh mục các bảng 8
Danh mục các biểu đồ 9
Danh mục sơ đồ 9
Danh mục các hình 9
MỞ ĐẦU 10
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN HỆ
THỐNG CHÍNH SÁCH PHÚC LỢI XÃ HỘI VÀ DỊCH VỤ XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI
CAO TUỔI Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NỀN KINH T
Ế THỊ
TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP 17
I – CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH PHÚC LỢI
XÃ HỘI VÀ DỊCH VỤ XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI 17
1. Nhận thức cơ bản về NCT 17
1.1. Khái niệm về NCT 17
1.2. Sự lão hoá và đặc điểm sinh lý, tâm lý của NCT. 19
2. Nhận thức cơ bản về hệ thống PLXH và DVXH đối với NCT 20
2.1. Khái niệm chính sách PLXH đối với NCT 20
2.2. Khái niệ
m về DVXH đối với NCT 21
2.3. Nội dung chủ yếu chính sách PLXH đối với NCT 22
3. Yêu cầu tất yếu khách quan của việc nghiên cứu chính sách PLXH và phát triển dịch vụ
chăm sóc NCT. 23
3.1. Vấn đề rủi ro, quản lý rủi ro và ASXH 23
3.2. Sự già hóa dân số và chương trình hành động quốc tế chăm sóc NCT 27

3.3. Nhu cầu của NCT về PLXH và DVXH 28
3.4. Các mối quan hệ cơ bản tác động tới việc xây dựng chính sách PLXH và phát triển các
DVXH chăm sóc NCT 30
4. Quan điểm c
ủa Đảng và Nhà nước ta về chính sách xã hội và PLXH nói chung và chính
sách PLXH dành cho NCT nói riêng 32
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về PLXH 36
6. Chính sách của Đảng và Nhà nước về PLXH và DVXH NCT. 39
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH PLXH VÀ
DVXH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI 42
1. Tổng quan về NCT ở Việt Nam 42
2

1.1. Số lượng, cơ cấu và chất lượng cuộc sống của NCT: 42
1.2. Tình trạng sức khỏe 44
1.3. Học vấn của NCT 45
1.4. Mức sống của NCT 45
1.5. Tác động của cơ chế thị trường đến NCT 49
2. Kinh nghiệm của các nước trong việc xây dựng, phát triển hệ thống chính sách PLXH và
DVXH đối với NCT và bài học rút ra cho Việt Nam 51
2.1. Kinh nghiệm của các nước 51
2.2. Những kinh nghiệm và bài học rút ra cho Việt Nam 62
CHƯƠNG II THỰ
C TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÚC
LỢI XÃ HỘI VÀ DỊCH VỤ XÃ HỘI CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI 66
I. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM
XÃ HỘI HƯU TRÍ VÀ BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI 66
1. BHXH hưu trí đối với NCT 66
1.1 Hệ thống chính sách BHXH hưu trí . 66
1.2. Thực hiện chính sách BHXH hưu trí 71

2. BHYT đối với NCT 76
2.1 Hệ thống chính sách BHYT đối với NCT 76
2.2. Th
ực hiện chính sách BHYT: 79
3. BHXH tự nguyện đối với NCT 84
3.1. Hệ thống chính sách BHXH tự nguyện đối với NCT 85
3.2. Thực hiện chính sách BHXHTN đối với NCT 89
II. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI XÃ
HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI 92
1. Ưu đãi xã hội đối với NCT 92
1.1 Khái quát 92
1.2. Các chính sách hiện hành về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách m
ạng 93
1.3. Một số nhận xét: 94
2. Thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công cao tuổi 95
2.1. Kết quả 95
2.2 . Đánh giá của NCT có công với cách mạng về chế độ ưu đãi được hưởng 98
3. Một số nhận xét 100
3.1. Xác định đối tượng ưu đãi xã hội 100
3

3.2 Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi xã hội 101
3.3. Mối quan hệ giữa mức chuẩn trợ cấp ưu đãi xã hội và các mức trợ cấp ưu đãi xã hội khác 102
III. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP
XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI 104
1.Trợ giúp xã hội đối với NCT là người cô đơn không nơi nương tựa. 104
1.1 Chính sách TGXH 104
1.2 Thực hiệ
n chính sách TGXH 110
2.Trợ giúp NCT là người tàn tật 116

2.1 Chính sách trợ giúp xã hội 116
2.2 Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội 118
3. Chính sách trợ giúp NCT là người nghèo 121
3.1 Chính sách trợ giúp xã hội 121
3.2. Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội 123
4. Chính sách trợ giúp NCT là đối tượng yếu thế 123
4.1. Hệ thống chính sách 123
4.2. Thực hiện chính sách 124
IV. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
XÃ HỘI CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI 127
1. Chính sách phát triển DVXH chăm sóc NCT là đối tượng trợ giúp xã hội 127
1.1 Hệ thống chính sách 127
1.2 Tổ chức hoạt động 130
2.Dịch vụ chăm sóc NCT là đối tượng ưu đãi xã hội. 134
2.1. Các loại hình dịch vụ 134
2.2 Tổ chức hoạt động 137
3. Thực trạng xây dựng và phát triển hệ thống DVXH chăm sóc NCT có khả năng tiếp cận các
dịch vụ theo cơ chế thị trường 139
3.1. Các loại hình dịch vụ 139
3.2 Xu hướng nhu cầu cung cấp các DVXH chăm sóc NCT theo cơ ch
ế thị trường 145
3.3. Các vấn đề đặt ra đối với việc tổ chức DVXH chăm sóc NCT có khả năng tiếp cận các
dịch vụ theo cơ chế thị trường giai đoạn đến năm 2020 148
CHƯƠNG III QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH PHÚC LỢI XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
XÃ HỘI CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI 154
4

I. MỘT SỐ DỰ BÁO 154
1. Dự báo NCT Việt Nam đến năm 2020 154

2. Dự báo tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội giai đoạn đến năm 2020 155
2.1. Dự báo tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội 155
2.2 Dự báo xu hướng phát triển xã hội trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế: 157
II – QUAN ĐIỂM 158
III – MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH PLXH
VÀ DVXH ĐỐI VỚI NCT 159
1- Mục tiêu và ph
ương hướng chung: 159
1.1. Mục tiêu: 159
1.2 .Phương hướng. 159
2- Các mục tiêu và phương hướng cụ thể 160
2.1 Về Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế 160
2.2. Về trợ cấp ưu đãi đối với người có công 161
2.3. Về trợ giúp xã hội 162
2.4. Về phát triển dịch vụ chăm sóc NCT 162
IV- GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH PLXH VÀ PHÁT TRIỂN
DVXH ĐỐI VỚI NCT. 162
1. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách về BHXH và BHYT đối với NCT. 163
1.1. Đối với BHXH: 163
1.2 Đối với BHYT: 165
1.3. Đối với BHXH tự nguyện 166
2- Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách ưu đãi đối với NCT là người có công. 169
3- Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội đối với NCT. 170
3.1 Chính sách với NCT cô đơn không nơi nương tựa 170
3.2 Chính sách với NCT bị tàn tật 172
3.3 Chính sách đối với người nghèo cao tuổi 174
4- Những giải pháp phát triển các DVXH chăm sóc NCT 178
4.1 Những giải pháp chung 178
4.2 Nhóm giải pháp cụ thể 178
KẾT LUẬN 190

TÀI LIỆU THAM KHẢO 194
5


ĐỀ TÀI ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC
“NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH PHÚC LỢI XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ XÃ
HỘI CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI TRONG KINHTẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XHCN VÀ HỘI NHẬP”
Mã số: ĐTĐL.2007.G/51
Thành viên tham gia đề tài: ĐTĐL.2007.G/51
1 TS. Đàm Hữu Đắc Bộ LĐ,TB & XH Chủ nhiệm
2 TS.Nguyễn Hải Hữu Bộ LĐ,TB & XH P.Chủ nhiệm
3 TS. Trần Thị Tuyết Bộ LĐ,TB & XH Thư ký
4 PGS.TS. Nguyễn Tiệp Trường ĐH Lao động Xã hội Thành viên
5 PGS.TS.Trịnh Khắc Thẩm Trường ĐH Lao động Xã hội Thành viên
6 TS. Phạm Đỗ Nhật Tân Bộ LĐ,TB & XH Thành viên
7 TS. Trần Hữu Trung Bộ LĐ,TB & XH Thành viên
8 BS.Trần Thị Song Hương Bộ Y tế Thành viên
9 KS. Chu Quang Cường Bộ LĐ,TB & XH Thành viên
10 ThS. Đào Hồng Lan Bộ LĐ,TB & XH Thành viên
11 ThS. Đặng Kim Chung Viện khoa học LĐ & XH Thành viên
12 ThS.Nguyễn Thị Thu Hương Bộ LĐ,TB & XH Thành viên
13 ThS. Nguyễn văn Hồi Bộ LĐ,TB & XH Thành viên
14 CN. Vũ Văn Thoại Trường ĐH Lao động Xã hội Thành viên

6

Danh mục các từ viết tắt

Kí hiệu


ASXH An sinh xã hội
BH Bảo hiểm
BHHT Bảo hiểm hưu trí
BHTNg Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH Bảo hiểm xã hội
BTXH Bảo trợ xã hội
BHXHBB Bảo hiểm xã hội bắt buộc
BHXHTN Bảo hiểm xã hội tự nguyện
BHYT Bảo hiểm y tế
BHYTTN Bảo hiểm y tế tự nguyện
CHLB Cộng hoà liên Bang
CPF Quỹ dự phòng
CSSK Chăm sóc sức khoẻ
CNH,HĐN Công nghi
ệp hoá, hiện đại hoá
CSXH Chính sách xã hội
CTXH Cứu trợ xã hội
DVXH Dịch vụ xã hội
DS-KHHG Dân số - kế hoạch hoá gia đình
FAO Tổ chức lương thực thế giới
GDP Tổng sản phẩm nội địa
HDI Chỉ số phát triển con người
IDA Hiệp hội phát triển quốc tế
ILO Tổ chức lao động thế giới
KH&ĐTKế hoạch và đầu tư
KHKT Khoa học k
ỹ thuật
KTTT Kinh tế thị trường
LĐ Lao động

7

LĐTBXH Lao động Thương binh Xã hội
ODA Vốn phát triển chính thức
NCT Người cao tuổi
NCC Người có công
NSNN Ngân sách nhà nước
NĐCP Nghị định Chính Phủ
PL Pháp lệnh
XĐGN Xoá đói giảm nghèo
TCXH Trợ cấp xã hội
TCBHXH Trợ cấp Bảo hiểm xã hội
TCNCC Trợ cấp người có công
TGXH Trợ giúp xã hội
TGXHTX Trợ giúp xã hội thường xuyên
TTLĐ Thị trường lao động
UBTVQH Uỷ ban thường vụ quốc h
ội
UNICEF Quỹ cứu trợ nhi đồng Liên hợp quốc
UNFPA Quỹ dân số Liên hợp quốc
ƯĐXH Ưu đãi xã hội
WHO Tổ chức y tế thế giới
WB Ngân hàng thế giới
XĐGN Xoá đói giảm nghèo
XHCN Xã hội chủ nghĩa
PLXH Phúc lợi xã hội

8

Danh mục các bảng


Biểu số 1: NCT phân theo độ tuổi 43
Biểu số 2: Đối tượng tham gia BHXH giai đoạn 2000- 2008 71
Biểu số 3 : Đối tượng hưởng các chế độ BHXH giai đoạn từ 1996-2008 73
Biểu số 3: Mức tăng lương hưu & GDP, CPI giai đoạn 2001- 2006 75
Biểu số 4: Số người tham gia BHYT 2006- 2007 80
Biểu số 5: Số NCT có thẻ BHYT theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP 80
Biểu số 6: Tình trạng được hưởng chính sách BHYT của NCT 80
Biểu số
7: Loại hình BHYT NCT được hưởng 81
Biểu số 8: Về tình hình thực hiện chính sách người có công 96
Biểu số 9: Tình trạng được hưởng chính sách ưu đãi xã hội của NCT 98
Biểu số 10: Chế độ ưu đãi xã hội mà NCT được hưởng 99
Biểu số 11: Tình trạng được hưởng chế độ TGXH của NCT 111
Biểu số 12 : Tình trạng được hưởng chế độ TGXH của NCT 112
Biểu số 13: Đánh giá của
đội ngũ địa phương, cơ sở về thực hiện chính sách trợ cấp cho người
già cô đơn không nơi nương tựa hiện nay 113
Biểu số 14: Các tồn tại trong chính sách trợ cấp cho người già cô đơn không nơi nương tựa
hiện nay theo đánh giá của đội ngũ cán bộ địa phương, cơ sở. 114
Biểu số 15: Đánh giá của NCT về mức trợ cấp TGXH được hưởng 115
Bi
ểu số 16: Đánh giá về chính sách trợ cấp cho NCT tàn tật của cán bộ địa phương 119
Biểu số 17: Các tồn tại trong chính sách trợ cấp cho NCT tàn tật theo đánh giá của cán bộ địa
phương 120
Biểu số 18: NCT từ 85 trở lên chia theo vùng 124
Biểu số 19: Đánh giá của cán bộ về chính sách trợ cấp cho người từ 85 tuổi trở lên hiện nay
125
Biểu số 20 : Các tồn tại trong chính sách trợ cấp cho ngườ
i từ 85 tuổi trở lên hiện nay 126

Biểu số 21: Đánh giá của NCT về việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở xã
hội 131
Biểu số 22: Đánh giá của NCT về các dịch vụ/ hoạt động trong các cơ sở xã hội 132
Biểu số 23: Sự tham gia của các loại hình bảo hiểm của hộ gia đình 146
Biểu số 24: Tỷ lệ tham gia các loại hình BHXH c
ủa khu vực phi chính thức 149
Biểu số 25: Dân số NCT Việt Nam 155
Biểu số 26 : Dự báo một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội đến
năm 2020 157
Biểu số 27: Kiến nghị của NCT và cán bộ địa phương, cơ sở về hoàn thiện chính sách trợ cấp
xã hội cho NCT 171
Biểu số 28: Các đề xuất bổ sung, sửa đổi trong chính sách trợ cấp cho NCT tàn tậ
t của cán bộ
địa phương 173

9

Danh mục các biểu đồ

Biểu đồ 1: Thực trạng sức khỏe NCT 44
Biểu đồ 2: Mức sống của NCT 45
Biểu đồ 3: Tỷ lệ NCT được hưởng chính sách hưu trí, TCBHXH, TCNCC, TCXH 46
Biểu đồ 4: NCT được trợ cấp xã hội và cần được trợ cấp xã hội 49
Biểu đồ 5: Các hộ gia đình nhận trợ cấp hưu trí 74
Biều đồ 6: Đối tượng người có công từ 2002-2008 96
Biểu đồ 7: Phân bố NCT cô đơ
n không nơi nương tựa được hưởng trợ cấp xã hội phân theo vùng 110
Biểu đồ 8. Đánh giá của NCT về việc tiếp cận các DVXH 142
Biểu đồ 9: Các hộ gia đình nhận trợ cấp hưu trí 149
Biểu đồ 10: Thủ tục thành lập cơ sở BHXH theo đánh gía của chuyên gia 151


Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1: Mô hình khái quát về hệ thống ASXH 25

Danh mục các hình
Hình 1: Đánh giá của NCT về chế độ ưu đãi xã hội được hưởng (%) 99
Hình 2: Đánh giá của NCT về chế độ trợ giúp xã hội được hưởng (%) 125
Hình 3 : Đánh giá về dịch vụ tư vấn các loại cho NCT của cán bộ, chuyên gia (% so với tổng
số người có đánh giá) 144
Hình 4: Đánh giá về dịch vụ cung ứng kỹ thuật khắc phục khiếm khuyết cơ thể cho NCT của
cán bộ, chuyên gia (% so với tổng số người có đánh giá) 145
10

MỞ ĐẦU
1- Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Phát triển hệ thống PLXH và DVXH chăm sóc NCT hiện đại phù hợp với
xu thế hội nhập và điều kiện thực tiễn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang là
một trong những vấn đề được các nước quan tâm. Do bối cảnh lịch sử của đất
nước phải trải qua 30 năm chiến tranh và qúa trình chuyể
n đổi của nền kinh tế từ
kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và đứng
trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế càng đòi hỏi phải có sự đổi mới hệ thống
CSXH nói chung và phát triển hệ thống chính sách PLXH dành cho NCT nói
riêng. Mặt khác hệ thống DVXH chăm sóc NCT chưa phát triển một cách đồng
bộ, ngoại trừ một số DVXH nói chung, như y tế
, giáo dục, văn hoá, các DVXH
chăm sóc khác còn mang tính tự phát, và do các tổ chức của NCT hoặc các tổ
chức phi chính phủ thực hiện, chưa có định hướng chiến lược của nhà nước một
cách rõ ràng, cụ thể.
Sau 20 năm đổi mới, Việt Nam cũng bước đầu đã duy trì được nhịp độ

tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổn định, đồng thời bước đầu cũng đ
ã thiết
lập được hệ thống PLXH nhằm đáp ứng yêu cầu chăm sóc NCT trong quá trình
phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Hệ thống PLXH đó đòi hỏi trước hết đảm bảo sự an toàn cho các thành
viên xã hội khi họ không còn khả năng lao động, bị giảm sút thu nhập, gặp rủi ro
trong cuộc sống, khi họ phải sống trong cảnh nghèo đói, cô đơn.
Tuy nhiên, để phát triển hệ
thống PLXH dành cho NCT phù hợp với sự
phát triển kinh tế xã hội của đất nước và xu hướng hội nhập quốc tế, việc xây
dựng và phát triển hệ thống phúc lợi trên đang đứng trước rất nhiều thách thức
đó là:
- Một số hợp phần đang vận hành nhưng chưa hiện đại, chưa theo xu thế
hội nhập và thiếu bền vững tài chính, thể chế; cơ ch
ế chính sách chưa đồng bộ,
chưa đáp ứng nhu cầu của NCT (BHXH tự nguyện, trợ giúp xã hội, bảo hiểm
hưu trí, bảo hiểm y tế )
- Hệ thống luật pháp, chính sách của các hợp phần của hệ thống chưa
được đồng bộ, thiếu sự liên kết chặt chẽ, có những lĩnh vực có luật quy định
thống nhất và bắt buộc, song lại thiếu nhữ
ng điều kiện cần thiết để thực hiện;
nhưng cũng có lĩnh vực chưa có luật cụ thể. Đặc biệt là thiếu sự đồng nhất trong
phương pháp tiếp cận, quan điểm giải quyết vấn đề.
- Độ bao phủ đối với các thành viên xã hội là NCT của hệ thống PLXH
còn ở mức thấp, tuỳ theo từng hợp phần của hệ th
ống PLXH mà mức độ bao phủ
11

có khác nhau, song dao động trong khoảng từ 14,5%-50%. Trong khi đó các
nước phát triển có thể đạt được 90-95%

- Mức độ tác động ảnh hưởng của hệ thống PLXH nhằm đáp ứng nhu cầu
cuộc sống đa dạng đối với NCT và các đối tượng của hệ thống chưa cao, dẫn
đến sự thiếu nhiệt tình tham gia của các thành viên xã hội (chất lượng dịch vụ
phục vụ đối v
ới người tham gia BHYT, lương hưu, trợ cấp xã hội thấp)
- Nhận thức của các thành viên xã hội, cộng đồng, nhà nước về phát triển
hệ thống PLXH dành cho NCT chưa đầy đủ; kỹ năng xây dựng cơ chế chính
sách, vận hành hệ thống PLXH còn nhiều hạn chế, nhận thức về chức năng, vai
trò của một số hợp phần của hệ thống PLXH cũng chưa theo xu thế
hội nhập
- Mặt khác kinh tế thị trường càng phát triển, đòi hỏi hệ thống PLXH
ngày càng hoàn thiện hơn, phát triển mạnh hơn để khắc phục mặt tiêu cực do
kinh tế thị trường gây ra.
- Công tác xã hội chưa được xác định như một nghề chuyên nghiệp và
chưa có mạng lưới nhân viên xã hội thực sự để thực hiện các DVXH chăm sóc
NCT, trong khi đó hiệp hội công tác xã hội thế gi
ới đã hình thành và hoạt động
được 60 năm; Các Quốc gia trong khu vực đã hoạt động được vài chục năm;
Hiệp hội công tác xã hội khu vực Châu Á- Thái Bình Dương cũng đã hoạt động
được hàng chục năm, nhưng nước ta vẫn chưa được coi là một nghề và chưa có
hiệp hội công tác xã hội.
Tóm lại, thể chế chính sách, thể chế tài chính, thể chế về tổ chức, nhân
lự
c và nhận thức còn một khoảng cách so với yêu cầu hoàn thiện và phát triển
hệ thống PLXH dành cho NCT; Chính vì những lí do trên, cần thiết phải nghiên
cứu toàn diện cả về lý luận và thực tiễn hệ thống chính sách PLXH và DVXH
chăm sóc NCT Việt Nam cùng những kinh nghiệm quốc tế để từ đó đề xuất định
hướng phát triển hệ thống chính sách PLXH và DVXH cơ bản chăm sóc NCT
hiện đại phù hợp với bố
i cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa qua từng giai đoạn. Đề tài độc lập cấp Nhà nước: “Nghiên cứu
chính sách PLXH và phát triển DVXH chăm sóc NCT trong kinh tế thị trường
định hướng XHCN và hội nhập” được triển khai nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu
cầu trên.
2- Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài.
Thuật ngữ PLXH trong tiếng Anh gọi là “Social Welfare”, ti
ếng Pháp gọi
là “Bien- Être social”. Theo đó PLXH được hiểu là một hệ thống quốc gia về
các chương trình, lợi ích và dịch vụ giúp mọi người đáp ứng những nhu cầu thiết
yếu nhằm duy trì phát triển xã hội, đó là những nhu cầu về văn hoá, xã hội, kinh
12

tế, giáo dục và sức khoẻ.
Ở nước ta, PLXH được cho là một bộ phận thu nhập quốc dân của xã hội
được sử dụng nhằm thoả mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần của các
thành viên trong xã hội, chủ yếu được phân phối ngoài lao động. PLXH bao
gồm những chi phí xã hội: Trả tiền hưu trí, các loại trợ cấp BHXH, học bổng
cho học sinh, những chi phí cho học tập không mấ
t tiền, những dịch vụ y tế,
nghỉ ngơi, an dưỡng, nhà trẻ, mẫu giáo PLXH có thể được xem xét như là một
hệ thống hay một thiết chế, mà chức năng xã hội của nó là đảm bảo những nhu
cầu xã hội thiết yếu của các tầng lớp dân cư theo những điều kiện của cấu trúc
xã hội. Nội dung của PLXH tuỳ thuộc vào phạm vi những nhu cầu thi
ết yếu xã
hội, đồng thời việc xác định những nhu cầu này do cấu trúc xã hội quy định.
Chính sách PLXH nói chung và chính sách PLXH đối với NCT nói riêng
là một bộ phận cấu thành của chính sách xã hội nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn
nhu cầu cuộc sống của NCT kể cả vật chất và tinh thần.
PLXH nói chung và PLXH đối với NCT nói riêng đã được các nhà nghiên
cứu về xã hội học và kinh tế học nghiên cứu dưới nhiề

u góc độ khác nhau. Có
thể khái quát vấn đề này được phân tích từ 4 tiếp cận sau:
(i) Chính trị học PLXH; (ii) Kinh tế học PLXH; (iii) Xã hội học PLXH;
và (iv) Quản lý PLXH.
Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề mới khi đề cập tới PLXH cho mọi
nhóm đối tượng, song vấn đề PLXH và phát triển DVXH chăm sóc NCT thì vẫn
là đề tài dành được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạch
định chính sách không riêng gì ở nước ta. Tổng quan của các công trình nghiên
cứu của các tác giả
nước ngoài nhìn chung đã cho chúng ta một bức tranh về
cách tiếp cận đối với hệ thống chính sách PLXH nói chung và PLXH đối với
NCT nói riêng về phạm vi đối tượng, mục tiêu ưu tiên, khả năng tài chính, năng
lực thể chế để thể hiện chính sách PLXH đối với NCT. Kinh nghiệm thu được từ
các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài sẽ giúp cho việc tham khảo nghiên
cứu xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách PLXH và DVXH chăm sóc
NCT ở Vi
ệt Nam.
Các tài liệu hiện có ở nước ngoài chủ yếu phân tích bối cảnh kinh tế xã
hội và sự ra đời các chính sách PLXH và phát triển các DVXH đối với NCT.
Đáng chú ý nhất là các nghiên cứu của Nhật Bản, Thụy Điển, Pháp, Trung Quốc
trong việc hình thành các chính sách và các mô hình trợ giúp xã hội. Tuy nhiên
các tài liệu trên cũng có những hạn chế nhất định, chưa làm rõ cơ sở lý luận cho
việc hình thành các chính sách và phát triển các DVXH chăm sóc NCT.
13

Mặt khác, các tài liệu trên cũng chưa làm rõ những khó khăn và thách
thức trong quá trình thực hiện các chính sách và các dịch vụ trợ giúp NCT; các
vấn đề liên quan đến thể chế tài chính, thể chế tổ chức và đội ngũ cán bộ có tính
chuyên nghiệp cũng chưa được phân tích và cung cấp thông tin một cách đầy đủ.
Một số nghiên cứu tiêu biểu khác như: Platteau, J (1991) “Các hệ thống

BHXH và bảo hiểm cứu đói truyền thống: Thành tựu trướ
c đây và thách thức
hiện nay.” và Schmidt, S (1995) “BHXH ở các nước đang phát triển: các nguyên
lý cơ bản và lĩnh vực can thiệp của Nhà nước”, cho chúng ta một cách nhìn tổng
quan về tái phân phối và cách thức bảo vệ người lao động khi về già bị giảm thu
nhập; tuy vậy không phải tất cả NCT đều tiếp cận được chính sách phúc lợi này.
Hệ thống chính sách phúc lợi Nhật bản và nhà nước phúc lợi Thụy Điển
là 2 công trình mớ
i của các tác giả nước ngoài có liên quan đến xác định khung
khổ PLXH ở Việt Nam và phát triển các dịch vụ chăm sóc NCT Việt Nam. Đó
là 2 nghiên cứu mới nhất về PLXH nói chung và PLXH dành cho NCT nói
riêng. Tuy nhiên, cũng chỉ có giá trị tham khảo kinh nghiệm cho thực tiễn Việt
Nam.
Ở nước ta, các nghiên cứu về chủ để này cũng dành được sự quan tâm của
các tổ chức quốc tế làm việc tại Việt Nam.
Một số tài liệu nghiên cứu c
ủa các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như:
- Krishnamurty, J. (1999) Mạng lưới ASXH cho các nhóm dễ tổn thương
ở Việt Nam. Báo cáo đã đề cập đến tình trạng việc làm và hệ thống ASXH thị
trường lao động cho các nhóm dễ tổn thương ở Việt Nam trong đó bao gồm cả
nhóm người già cô đơn không nơi nương tựa và người già tàn tật. (Chi nhánh
chính sách Việc làm và chính sách thị trường lao động, Ban việc làm và đào tạo,
V
ăn phòng ILO).
- Liên hiệp quốc (1999) Các DVXH cơ bản ở Việt Nam: Báo cáo tập
trung phân tích chi tiêu của Nhà nước và các nhà tài trợ cho các DVXH cơ bản.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và UNDP Việt Nam.
- Lempert,D., Nguyễn Văn Lê và Bách Tấn Sinh (2004) Đánh giá năng
lực thể chế trong quản lý rủi ro thiên tai ở Việt Nam (NDM-Đối tác, giai đoạn
1). UNDP Hà Nội: Báo cáo đánh giá những mặt được và hạn chế của hệ thống

chính sách cứu trợ xã hội đối v
ới các đối tượng cần trợ giúp.
14

- ILO (1999b) Mở rộng phạm vi BHXH. Tài liệu trình bày hội thảo quốc
gia về Phát triển Bảo trợ, BHXH ở Việt Nam, Hà Nội 30 tháng 9-1 tháng 10
năm 1999. Bàn về vấn đề mở rộng BHXH tự nguyện cho các đối tượng với một
trong các mục tiêu là ASXH đối với NCT.
Nhìn chung nội dung của các tài liệu nêu trên cũng chỉ dừng ở việc đưa ra
các khái niệm, quan điểm cá nhân, đề xuất một khuôn khổ thảo luậ
n và đề xuất
các nghiên cứu tương lai liên quan đến việc xây dựng một hệ thống PLXH tổng
thể ở Việt Nam cho các nhóm đối tượng trong đó bao gồm cả NCT. Điều đáng
lưu tâm là các tài liệu nêu trên chưa có sự thống nhất về khái niệm, khuôn khổ
hệ thống PLXH, ASXH và BTXH. Chưa có một tài liệu nào phân tích một cách
có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn để hình thành các thể chế chính sách, thể

chế tài chính, thể chế tổ chức và đội ngũ cán bộ có tính chuyên nghiệp để thực
hiện chính sách PLXH và cung cấp các DVXH cho NCT.
Đáng lưu ý là các nghiên cứu của nhóm tác giả trong nước, trong đó phải
kể tới các công trình của Bùi Thế Cường với nghiên cứu “NCT và ASXH; báo
cáo tổng quan đề tài cấp bộ năm 2004 về PLXH ở Việt Nam: Hiện trạng và xu
hướng và một số công trình nghiên cứu khác đã được xuất bản bao gồm:
- Ch
ăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trong sự nghiệp đổi mới,
Nxb Lao động-Xã hội, năm 1999.
- Người cao tuổi và những vấn đề đặt ra đối với chính sách xã hội. Nxb
Lao động-Xã hội, năm 1999.
- Thực trạng về người cao tuổi và định hướng xây dựng chính sách chăm
sóc người cao tuổi. Nxb Lao động-xã hội, năm 1999.

- Người cao tuổi Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH. Nxb Khoa học
xã hội, năm 2004.
- Mười nă
m xây dựng và phát triển Hội Người cao tuổi 1992-2005 của
Hội NCT Việt Nam.
- Kết quả khảo sát về NCT và thực hiện chương trình hành động quốc gia
về NCT tại 3 tỉnh Phú Thọ, Quảng Ninh, Lạng Sơn của Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội năm2007.
- Phát triển hệ thống ASXH trong bối cảnh nền kinh tế thị trường; đề tài
thuộc chương trình đánh giá 20 năm đổi mới năm 2006 (TS Nguy
ễn Hải Hữu).
Nhìn chung các nghiên cứu của tác giả trong nước được liệt kê ở trên đều
mới dừng ở việc nghiên cứu vấn đề lý luận về PLXH cho các đối tượng chính
sách xã hội nói chung trong đó có NCT hoặc thực trạng nhu cầu hoặc việc chăm
sóc NCT của cộng đồng dân cư, chưa có một nghiên cứu tổng thể cho việc xây
15

dựng hệ thống PLXH cho NCT trong tương lai. Chưa có một tài liệu nào đi sâu
phân tích cơ sở lý luận cho việc hình thành hệ thống chính sách PLXH và phát
triển các dịch vụ trợ giúp NCT. Một số cuộc khảo sát tuy đã được thực hiện
song quy mô nghiên cứu rất hẹp, nội dung nghiên cứu chưa sâu vào lĩnh vực
NCT, do vậy cần phải có nghiên cứu, khảo sát bổ sung bằng các nghiên cứu trên
phạm vi rộng hơn và chuyên sâu hơn về
hệ thống chính sách PLXH và DVXH
chăm sóc NCT kết hợp với nghiên cứu đánh gía có sự tham gia của cộng đồng
và chính NCT.
3- Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề về PLXH và mối quan hệ giữa PLXH và DVXH,
vai trò của hệ thống PLXH hiện đại và phát triển các DVXH chăm sóc NCT
trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập

- Đánh giá thực trạng của hệ thống PLXH và việc thực hiện các DVXH
đối vớ
i NCT ở Việt Nam trong thời gian qua,chỉ ra những mặt mạnh, hạn chế,
những thuận lợi và khó khăn, những thách thức đặt ra của hệ thống PLXH và
DVXH đối với NCT ở Việt Nam hiện nay.
- Làm rõ các yêu cầu đặt ra đối với hệ thống chính sách PLXH và DVXH
chăm sóc NCT ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ
thống chính sách PLXH và DVXH cơ bản và đề xuất lộ trình đổi mới, phươ
ng
thức trách nhiệm của các cơ quan trong việc triển khai thực hiện chăm sóc NCT
ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2020.
4- Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng.
Đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nội dung nghiên cứu rộng. Tuỳ
thuộc từng chuyên đề nghiên cứu cụ thể có thể áp dụng cho các phương pháp
nghiên cứu phù hợp. Đề tài đã sử dụng phương pháp duy vật bi
ện chứng và duy
vật lịch sử, công cụ trừu tượng hoá trong nghiên cứu, kết hợp lý luận với thực
tiễn, lô gíc với lịch sử để làm rõ những đặc điểm đa dạng phức tạp, phong phú
của NCT Việt Nam gắn với điều kiện kinh tế- văn hoá- xã hội của đất nước qua
từng thời kỳ. Kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu đượ
c đăng tải qua các ấn phẩm
xuất bản trongvà ngoài nước hiện có, bằng phương pháp nghiên cứu hệ thống,
phương pháp đối chiếu so sánh, đề tài đã xem xét hệ thống PLXH như là một hệ
thống hoàn chỉnh gồm nhiều bộ phận hợp thành. Các bộ phận này có quan hệ và
tác động lẫn nhau trong quá trình vận động phát triển của hệ thống.
Để có cơ sở khoa học cho việc đánh giá thực tr
ạng chính sách PLXH và
phát triển dịch vụ chăm sóc NCT trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN, đề tài đã thực hiện điều tra khảo sát và phỏng vấn những vấn đề có liên
quan tại 10 tỉnh, thành phố (Phú Thọ, Vĩnh Phú, Hà Nội, Hưng Yên, Thanh Hoá,

16

Đà Nẵng, Khánh Hoà, Gia Lai, TP Hồ chí Minh và Bà Rịa Vũng Tầu), trong đó
mỗi tỉnh, thành phố được lựa chọn ít nhất 2 huyện (quận, thị xã) và một trung
tâm BTXH để đảm bảo điều tra được cả hai khu vực thành thị và nông thôn.
Tổng số địa bàn khảo sát là 40 quận, huyện, thị xã; 188 phường và 12 trung tâm
nuôi dưỡng NCT với 4454 đối tượng là NCT và 483 đối tượng là lãnh đạo chính
quyền, cán bộ trong ngành LĐTB XH, BHXH, BHYT, Hội NCT, Mặt tr
ận Tổ
quốc, cán bộ trung tâm nuôi dưỡng NCT. Cuộc điều tra được thực hiện bởi 200
điều tra viên với 10 giám sát viên là cán bộ, giảng viên của trường ĐHLĐ-XH.
Kết quả điều tra, phỏng vấn đã được xử lý làm cơ sở đánh giá và khuyến nghị
của đề tài.
Đề tài cũng đã sử dụng phương pháp chuyên gia và kết hợp với phương
pháp có sự tham gia củ
a người dân đánh giá về cơ hội và thách thức (phương
pháp PPA) và thường xuyên tiến hành hội thảo nhóm lấy ý kiến các chuyên gia
nghiên cứu, các nhà làm chính sách, cơ quan thực hiện chính sách và đối tượng
về giải pháp thực hiện hệ thống PLXH trong tương lai.
5- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách PLXH và DVXH đối với
NCT của Việt Nam trong kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập.
- Ph
ạm vi nghiên cứu:
Chính sách PLXH và DVXH đối với NCT hiện đang được thực hiện trong
phạm vi cả nước.
Về lý thuyết, đề tài chú ý đến tất cả bộ phận cấu thành của hệ thống chính
sách PLXH và DVXH đối với NCT, tuy nhiên trong phân tích đánh giá thực
trạng và khuyến nghị về chính sách PLXH cho NCT ở Việt Nam, đề tài chủ yếu
nghiên cứu các chính sách về BHXH, BHYT, ƯĐXH, TGXH và DVXH đối với

NCT.
6- Kết cấu của đề tài
Ngoài ph
ần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương I : Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển hệ thống chính
sách PLXH và DVXH đối với NCT ở Việt Nam trong điều kiện phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập.
Chương II : Thực trạng xây dựng và thực hiện chính sách PLXH và
DVXH chăm sóc NCT.
Chương III : Quan điểm, mục tiêu, phươ
ng hướng và giải pháp hoàn thiện
hệ thống chính sách PLXH và phát triển DVXH chăm sóc NCT.
17

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN HỆ
THỐNG CHÍNH SÁCH PHÚC LỢI XÃ HỘI VÀ DỊCH VỤ XÃ HỘI ĐỐI
VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT
TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP

I – CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
CHÍNH SÁCH PHÚC LỢI XÃ HỘI VÀ DỊCH VỤ XÃ HỘI ĐỐI VỚI
NG
ƯỜI CAO TUỔI.
1. Nhận thức cơ bản về NCT
1.1. Khái niệm về NCT
1.1.1. “Người già”, “NCT” và thuật ngữ “sự lão hóa”, “sự già”
Về NCT, hiện nay có hai cách gọi hay được sử dụng: Có một số nước gọi
là “người già” nhưng cũng có nước gọi là “NCT”. Về bản chất, hai khái niệm
này không khác nhau, trong nhiều trường hợp người ta không phân biệt 2 khái

niệm này. Tuy nhiên khi muốn tỏ lòng tôn kính, sự trân trọng người ta dùng
“NCT” còn khi nói “người già” để chỉ
một tầng lớp xã hội nói chung, không có
kèm theo đánh giá về mặt đạo đức, coi thường hay thiếu kính trọng.
“Người già” hay “NCT” là người từ một độ tuổi nào đó được thừa nhận
giữa các thành viên trong xã hội, hay nói cách khác là sự thừa nhận tất yếu của
xã hội hoặc được quy định bằng văn bản nhà nước.
Cùng với khái niệm người già, NCT có thuật ngữ “sự già” hay “sự lão
hoá” chỉ quá trình chuyển
đổi của cơ thể con người từ tuổi trẻ đến tuổi già.
Khái niệm “NCT”, “người già” rất khác so với thuật ngữ “sự già”, “tuổi
già”. Các thuật ngữ, khái niệm đều có ý nghĩa tương đối, tương đối với từng dân
tộc, từng giai đoạn lịch sử, với từng điều kiện kinh tế - xã hội của từng nước.
Không thể lấy tuổi già củ
a thế kỷ này so với tuổi già của các thế kỷ trước, cũng
như không lấy tuổi già của người này so với quan niệm tương đối chung, những
đặc điểm tâm lý xã hội chung, những nhu cầu, nguyện vọng chung, những xu
hướng phát triển và quy luật tồn tại chung.
Thuật ngữ “sự già” hay “sự lão hoá” chỉ quá trình chuyển đổi của sinh lý,
tâm lý, thể lực, trí lực và các yếu tố khác trong con người từ
độ tuổi trung niên
sang độ tuổi già. Sự chuyển đổi từ người trung niên đến NCT về sinh lý và tâm
lý là một quá trình chuyển đổi dần dần, từ những độ tuổi rất trẻ. Chỉ đến một độ
18

tuổi nhất định sự chuyển biến “về lượng” đó sẽ thành bước nhảy vọt “về chất”.
Thời điểm biến từ “lượng” “sang” “chất” chính là cái “mốc của tuổi già.
1.1.2. Mốc tuổi phân biệt “NCT” ở Việt Nam
Khi nghiên cứu “mốc” tuổi, phần lớn các nước Châu Á cũng như ở Châu
Âu, mốc 60 tuổi là tuổi mà con người có nhiều biến đổi “về ch

ất” làm bước
ngoặt của người tuổi trung niên thành NCT. Đối với người phương Đông, 60
tuổi bằng 5 giáp là một mốc trọng đại. Hiện nay, do tuổi thọ tăng nhanh, điều
kiện kinh tế phát triển, mức sống cao nên người ở độ tuổi này vẫn còn sức khoẻ
tốt, hơn thế nữa do thiếu hụt lực lượng lao động nên một số nước phát triển
nâng tu
ổi già lên tuổi 65.
Nước ta, thời kỳ phong kiến, sau đến thời kỳ Pháp thuộc, người dân sống
trong đói khổ, bệnh tật, điều kiện kinh tế - xã hội thấp kém, tuổi thọ thấp (45-50
tuổi), NCT có số tuổi là 50-60 là rất hiếm. Từ 40-50 tuổi đã là “lão” và được tổ
chức mừng thọ ở tuổi 40, “tứ tuần đại khánh”. Tuổi già của đàn ông, đàn bà
cũng khác nhau: “Trai 30 tu
ổi đang xoan, gái 30 tuổi đã toan về già” là câu nói
cửa miệng của mọi người. Xác định mốc tuổi, ranh giới của “NCT” có thể thấy
rõ ý nghĩa trong đó và phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của lịch sử, điều
kiện của từng nước. Cụ thể như:
- Năm 1242, Vua Trần Thái Tông trong khi tiến hành cải cách cấp hành
chính địa phương cho làm hộ khẩu, đã ra quyết
định kê khai “lão” là người 60
tuổi và “long lão” là người trên 60 tuổi.
- Luật Bảo vệ quyền lợi người già của Cộng hoà nhân dân Trung hoa
(1996) quy định người già là công dân từ 60 tuổi trở lên.
- Singapore, người già được coi là người từ trên 60 tuổi.
- Tổ chức Y tế thế giới lấy mốc 65 tuổi là tuổi già - người già được coi là
người từ trên 65.
- Theo Liên Hợp quốc thì NCT được coi là người từ trên 60 tuổi.
Ở nước ta, một số vă
n bản pháp quy lấy mốc NCT như sau:
- Pháp lệnh NCT quy định NCT là người trên 60 tuổi.
- Điều 123 Bộ Luật lao động quy định: “Người lao động cao tuổi là lao

động nam trên 60, nữ trên 55”.

Trong quá trình nghiên cứu xây dựng Pháp lệnh NCT và Luật NCT thời
gian gần đây, dự báo thời gian tới khi Luật bình đẳng giới được thực hiện ở
nước ta thì vấn đề bình đẳng giới trên mọi phương diện dần được điề
u chỉnh cho
19

phù hợp với hình kinh tế xã hội đất nước và hội nhập quốc tế. Như vậy, NCT
trong đề tài này được điều chỉnh theo luật NCT mới được Quốc Hội ban hành,
NCT là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
1.2. Sự lão hoá và đặc điểm sinh lý, tâm lý của NCT.
Lão hoá là quá trình, diễn ra liên tục trong cơ thể con người, theo đó là
chuyển hoá dần dần của các tế bào, các bộ phận trong cơ thể
chuyển từ lượng
sang chất, tạo nên sự thay đổi đột biến ở lứa tuổi 55-65. Những thay đổi rõ rệt
nhất thể hiện qua các đặc điểm về tâm lý, sinh lý các độ tuổi này.
1.2.1. Về sinh lý:
Các biến đổi sinh lý của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ xương và các bộ
phận bên trong con người thể hiện ra ngoài thành những nét rất rõ ở dáng đi,
giọng nói, nhịp thở, mắt, tóc, da d
ẻ: người còng xuống, tóc bạc đi, răng rụng
dần, giọng nói yếu đi, mắt kém, trí nhớ giảm sút. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng
sự già nua là thời kỳ suy thoái của cơ thế: Cơ thể yếu dần, mất khả năng thích
nghi, theo đó tuổi già là một trong bốn giai đoạn của cuộc đời “Sinh, lão, bệnh,
tử”. Chính ở độ tuổi này, khả năng lao động của con ngườ
i đã giảm, đặc biệt
những người làm ở các nghề, các công việc nặng nhọc, độc hại.
1.2.2. Về tâm lý:
Cùng với những biểu hiện sinh lý, tâm lý của NCT cũng có nhiều thay

đổi quan trọng ở cả 3 mặt đời sống tâm lý: Trí tuệ, tình cảm và các hoạt động xã
hội.
Khi nói đời sống trí tuệ của NCT, một đặc điểm không thể không nói tới
là sự giảm trí nhớ. Các nhà tâm lý họ
c cho rằng, giảm sút trí nhớ là điều mà
NCT và thân nhân của họ dễ nhận thấy nhất. Trí nhớ liên quan tới sức khoẻ,
trình độ văn hoá, khả năng diễn tả và sinh hoạt xã hội của mỗi người. Khi nói trí
nhớ về những sự kiện, công việc xảy ra hiện tại thì NCT hay quên, nhưng NCT
lại rất nhớ những sự kiện xảy ra 50-60 năm về trước. NCT hay sống với quá
khứ. Sự quên của NCT không phải là bệnh lý mà chỉ là những biểu hiện của hoạt
động bộ não suy giảm.
Về đời sống tình cảm của NCT, một đặc điểm dễ nhận thấy là sự nhạy
cảm, vui buồn dễ dàng, gặp trái ý là buồn tủi.
Cùng với sự nhạy cảm, nỗi vui, buồn, năm tháng đã đem lại cho NCT tính
khoan dung và sự độ lượng. NCT đ
ã sống qua nhiều cay đắng, ngọt bùi của cuộc
đời, nên họ biết rất rõ rằng cuộc sống hết sức phức tạp, giữa những ước muốn tốt
đẹp với hiện thực là một khoảng cách lớn. Hiểu biết tất cả và những trải nghiệm
20

đã qua, NCT thường khoan dung và độ lượng hơn, dễ cảm thông với nỗi bất
hạnh của người khác hơn.
Khía cạnh khác của đời sống tình cảm của NCT là sự thường xuyên xao
xuyến, lo âu. Ý thức được rằng mình đã ở vào giai đoạn xế chiều, NCT thường
xuyên trăn trở lo âu về bệnh tật của bản thân, về sự quan tâm, săn sóc của con
cháu, sợ sự cô đơn, tr
ống vắng, sợ mình trở thành gánh nặng cho con cháu, sợ
mình là người vô dụng…
Về đời sống xã hội của NCT cũng có nhiều thay đổi. NCT ngại sự thay
đổi: thay đổi chỗ ở, thay đổi nề nếp, gia phong, thay đổi dụng cụ tiện nghi trong

gia đình, trong nếp nghĩ, hành vi. NCT thích gặp bạn bè, trò truyện, giao lưu với
bạn bè thân hữu cũ; thích những đám giỗ, tết, ma chay, cưới xin… coi đó như
nhữ
ng cơ hội để giao tiếp xã hội. Họ biết lo về những vấn đề chung của dòng
tộc, gia đình, chòm, xóm, đến quốc gia đại sự. Sự lo âu dó cũng xuất phát chính
từ hiểu biết và kinh nghiệm cuộc sống của họ. Cùng với những giao tiếp xã hội,
nhiều NCT hướng tới những việc làm từ thiện, tham gia hoạt động cộng đồng.
2. Nhận thức cơ bản v
ề hệ thống PLXH và DVXH đối với NCT.
2.1. Khái niệm chính sách PLXH đối với NCT.
2.1.1. PLXH:
Thuật ngữ PLXH trong tiếng Anh gọi là “Social Welfare”, tiếng Pháp gọi
là “Bien - Être social”. Theo đó, PLXH được hiểu là một hệ thống quốc gia về
chương trình, lợi ích và các dịch vụ giúp mọi người đáp ứng những nhu cầu thiết
yếu nhằm duy trì phát triển xã hội, đó là những nhu cầu về văn hóa, xã hội, kinh
tế, giáo dục và sức khỏe.
Ở nước ta, theo từ điển Bách khoa Việt Nam, PLXH là
một bộ phận thu nhập quốc dân của xã hội được sử dụng nhằm thoả mãn những
nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên trong xã hội, chủ yếu được phân
phối ngoài thu nhập theo lao động. PLXH bao gồm những chi phí xã hội: trả tiền
hưu trí, các loại trợ cấp BHXH, học bổng cho học sinh, những chi phí cho học
tập không mất tiề
n, những dịch vụ y tế, nghỉ ngơi, an dưỡng, nhà trẻ, mẫu giáo,
vv. Tuỳ theo mức độ phát triển của các mặt kinh tế - xã hội, quỹ phúc lợi thường
có ba nhóm cơ bản: quỹ tập trung của nhà nước quản lí; quỹ phúc lợi của các xí
nghiệp, đơn vị kinh doanh và quỹ phúc lợi tập thể của các hợp tác xã, tập đoàn
sản xuất. Các quỹ hoạt động dưới hai hình thức: hình th
ức trả bằng tiền, như tiền
lương, tiền hưu trí, các khoản trợ cấp, tiền nghỉ phép, tiền học bổng, vv. và các
hình thức ưu đãi thông qua các dịch vụ không mất tiền như giáo dục, y tế, vv.

thoả mãn những nhu cầu bức thiết không phải trả tiền.

21

2.1.2. Chính sách PLXH:
Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, việc mở rộng và
tăng cường PLXH là điều kiện quan trọng để đáp ứng và làm thoả mãn ngày
càng nhiều những nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân lao động. Chính
sách PLXH một bộ phận cấu thành của chính sách xã hội của Nhà nước trong
việc sử dụng và quản lý các vấn đề PLXH. Chính sách PLXH nhằm đáp ứng và
thỏa mãn các nhu c
ầu ngày một tốt hơn cả về vật chất và tinh thần của mọi thành
viên xã hội trên cơ sở điều chỉnh các quan hệ xã hội, giảm bớt sự chênh lệch về
thu nhập giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, xoá bỏ dần những khác biệt giữa
thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay.
2.1.3. Chính sách PLXH đối với NCT
Chính sách PLXH đối với NCT là một bộ phận của chính sách PLXH của
Nhà nướ
c nhằm thỏa mãn ngày một tốt hơn nhu cầu về vật chất và tinh thần của
NCT. PLXH cần phải tập trung cho những vấn đề cơ bản và thiết yếu nhất trong
đời sống của nhân dân lao động, trong đó có phần quan trọng là đời sống của
NCT, bảo đảm sự công bằng và hợp lí giữa các thành phần kinh tế, khuyến khích
và động viên toàn thể nhân dân tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng xã hội
mới. Vi
ệc nâng cao không ngừng những PLXH chính là biểu hiện thực tế và sinh
động bản chất ưu việt của chế độ xã hội mới.
2.2. Khái niệm về DVXH đối với NCT
2.2.1. DVXH.
Trước hết, dịch vụ là những hoạt động phục vụ nhằm thoả mãn những nhu
cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt. Do nhu cầu rất đa dạng và tuỳ theo sự

phân công lao động mà có nhiều loại DV: DV phục vụ s
ản xuất, kinh doanh; DV
phục vụ sinh hoạt công cộng; DV cá nhân dưới hình thức những DV gia đình;
những DV tinh thần dựa trên những nghiệp vụ đòi hỏi khả năng đặc biệt (hoạt
động nghiên cứu, môi giới, quảng cáo); những DV liên quan đến đời sống và
sinh hoạt công cộng (sức khoẻ, giáo dục, giải trí); những DV về chỗ ở, vv
DVXH là những hoạt động dịch vụ nhằm thực hiệ
n chính sách xã hội,
hướng vào các nhóm đối tượng của chính sách xã hội, đối tượng ưu tiên, ưu đãi
và yếu thế đáp ứng các nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần của họ.
2.2.2. DVXH đối với NCT
DVXH đối với NCT là những hoạt động dịch vụ nhằm thực hiện chính
sách đối với NCT, đáp ứng các nhu cầu về vật chất và tinh thần của họ.
22

2.3. Nội dung chủ yếu chính sách PLXH đối với NCT
2.3.1. Nội dung chủ yếu của chính sách PLXH.
2.3.1.1. Chính sách PLXH và DVXH trong lĩnh vực BHXH
Nội dung bao gồm các chính sách và dịch vụ về bảo hiểm hưu trí và tử
tuất; chăm sóc sức khỏe; khám và chữa trị bệnh.
2.3.1.2. Chính sách PLXH và DVXH trong lĩnh vực ưu đãi xã hội.
Nội dung bao gồm các chính sách và dịch vụ điều trị phục hồi chức năng,
ch
ăm sóc y tế, trợ cấp hàng tháng, điều dưỡng và các dịch vụ văn hóa xã hội
khác.
2.3.1.3. Chính sách PLXH và DVXH trong lĩnh vực trợ cấp xã hội:
Nội dung bao gồm các chính sách và dịch vụ đối với NCT cô đơn, không
nơi nương tựa, người tàn tật, người nghèo, người yếu thế trong tiếp cận với các
DVXH cơ bản và hỗ trợ về kinh tế.
2.3.1.4. Chính sách PLXH và DVXH trong lĩnh vực lao động-việc làm,

đ
ào tạo và đào tạo lại; hỗ trợ tự tạo việc làm; thông tin về thị trường lao động, tư
vấn giới thiệu việc làm. Chính sách này thường được lồng ghép trong các chính
sách PLXH đã nêu ở trên.
2.3.2. Nội dung chủ yếu của DVXH
2.3.2.1 Dịch vụ lao động và hoạt động sản xuất
- Xúc tiến các loại hình tổ chức lao động đảm bảo sự hài hoà giữa công
việc, trách nhiệm gia đình và dị
ch vụ khác cho phù hợp với NCT.
- Cung cấp các việc làm tạo sự phù hợp giữa công việc với sự thay đổi
nhu cầu, năng lực của lớp NCT. Khuyến khích NCT có năng lực, trí tuệ tham
gia và các hoạt động xã hội, nghiên cứu khoa học, công nghệ.
- Cung cấp các dịch vụ để NCT dạy nghề, truyền nghề, đặc biệt là nghề
truyền thống.
2.3.2.2. Dịch vụ chăm sóc đời số
ng
Tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ về BHXH và BHYT cho NCT nhằm
đảm bảo sự bình đẳng và đoàn kết giữa các thế hệ, xoá bỏ mọi hàng rào ngăn
giữa các thế hệ, hạn chế sự lệ thuộc của lớp NCT vào thế hệ trẻ.
2.3.2.3. Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
- Phát triển hệ thống dịch vụ sức khoẻ nhằm ch
ữa trị một cách có hiệu quả
cả bệnh sinh lý và bệnh tâm thần.
23

- Khuyến khích sự phối hợp giữa các dịch vụ y tế và DVXH
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ tự chăm sóc cho mình ở những
nơi cần thiết
- Phát triển, mở rộng các dịch vụ y tế thuận tiện cho việc chăm sóc sức
khoẻ và chữa bệnh cho NCT, kể cả việc khuyến khích các cơ sở y tế tư nhân và

hoạt độ
ng khám chữa bệnh nhân đạo, từ thiện cho NCT.
2.3.2.4. Dịch vụ văn hoá, thể dục thể thao và các DVXH khác
- Lựa chọn những hình thức phù hợp bồi dưỡng kiến thức cho NCT có
nhu cầu đào tạo.
- Cung cấp các dịch vụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi để NCT được tham
gia vào các hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao, tham gia các tổ chức xã hội,
tham gia vào quá trình quyết định liên quan đế
n họ.
- Cung cấp sự tiếp cận thuận lợi đối với hệ thống giao thông công cộng,
hệ thống cơ sở vui chơi giải trí phù hợp với NCT.
- Xúc tiến các hình thức chăm sóc tại nhà nhằm khuyến khích mọi NCT
vẫn giữ được cuộc sống trong môi trường gia đình càng lâu càng tốt.
3. Yêu cầu tất yếu khách quan của việc nghiên cứu chính sách PLXH
và phát triển dịch vụ chăm sóc NCT.
3.1. Vấn đề
rủi ro, quản lý rủi ro và ASXH
Rủi ro là sự đối mặt với thiệt hại, mất mát, thương vong do những thay
đổi tiêu cực gây ra.
Rủi ro gồm có rủi ro chung, rủi ro nhóm và rủi ro ngẫu nhiên.
Rủi ro chung là những rủi ro có thể xảy đến với bất kể người nào không
phân biệt lứa tuổi, giới tính hay địa vị trong xã hội (tai nạn, ốm đau, nghèo
đói…) nhưng không phải tất cả đều bị
ảnh hưởng như nhau.
Rủi ro nhóm là nhũng rủi ro chỉ liên quan đến một nhóm người
Rủi ro ngẫu nhiên là những rủi ro liên quan trực tiếp đến một sự kiện nào
đó và sẽ không tồn tại sau một thời gian nhất định.
Theo Ngân hàng thế giới (WB), ASXH được xây dựng dựa trên mô hình
quản lý rủi ro xã hội. Triết lý của mô hình này là mỗi cá nhân, mọi gia đình, mọi
cộng đồng đều phải chịu những r

ủi ro nhất định do thiên tai hay những biến
động trong đời sống kinh tế, xã hội gây ra. Chính những rủi ro này là nguyên
nhân gây ra nghèo khổ. Người nghèo là những người chịu nhiều rủi ro nhất so
với các thành phần xã hội khác và ít có điều kiện tiếp cận các công cụ và
24

phương tiện cho phép họ đối mặt với rủi ro. Vì vậy, cần xây dựng cơ chế ASXH
dành cho người nghèo để hạn chế tình trạng bấp bênh của họ, tạo cho họ các
phương tiện để thoát nghèo. Theo quan điểm mới dựa trên khái niệm quản lý rủi
ro, hệ thống ASXH được hiểu là “toàn bộ các chính sách Nhà nước nhằm giúp
đỡ các cá nhân, các gia đình và các nhóm xã hội quản lý các rủi ro của mình và
cung cấp hỗ tr
ợ cho những người nghèo khổ nhất”.
Một cách tiếp cận khác khi cho rằng mọi thành viên trong xã hội đều bình
đẳng, có quyền tham gia và quyền thụ hưởng, thì ASXH được hiểu là sự đảm bảo
thực hiện quyền con người trong hòa bình, được tự do làm ăn, cư trú, di chuyển,
phát triển chính kiến trong khuôn khổ luật pháp; được bảo vệ và bình đẳng trước
pháp luật; được học tập, làm việc và nghỉ ngơi, có nhà ở; đượ
c chăm sóc y tế và
đảm bảo thu nhập để có thể thỏa mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu khi bị rủi
ro, thai sản, tuổi già
Còn theo tổ chức ILO cho rằng “ASXH là một sự bảo vệ mà xã hội cung
cấp cho các thanh viên của mình thông qua một số biện pháp được áp dụng
rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã hội làm
mất hoặc suy giảm nghiêm trọng ho
ặc tử vong. ASXH cung cấp chăm sóc y tế và
trợ giúp cho các gia đình có nạn nhân là trẻ em” (ILO1984).
Theo quan niệm của Liên Hiệp quốc, hệ thống ASXH bao gồm các bộ
phận cấu thành sau:
- Hệ thống BHXH (hưu trí, BHYT, chế độ trợ cấp, BHXH ngắn hạn).

- Hệ thống trợ giúp xã hội (trợ cấp XĐGN, hỗ trợ xã hội nhóm yếu thế…).
- Hệ thống trợ cấp xã hội chung (trợ cấp gia
đình, dịch vụ y tế công cộng,
trợ cấp NCT…).
- Hệ thống trợ cấp tư nhân.
Hệ thống ASXH ở đây có 2 chức năng rất cơ bản là:
• Chức năng đảm bảo an toàn cho mọi thành viên trong xã hội ở mức tối
thiểu về thu nhập, dịch vụ y tế và xã hội để cho phép họ sống một cuộc sống xã
hội có ý nghĩa.

Chức năng duy trì thu nhập, khi các thành viên xã hội đang hoạt động
kinh tế hoặc mọi công dân khi nghỉ hưu, cho phép họ duy trì được mức sống
hiện tại trong các trường hợp thất nghiệp, ốm đau, thai sản, tuổi già, tàn tật mà
không có khả năng tạo ra thu nhập.
Một cách tiếp cận khác, ESCAP đã đưa ra một mô hình khái quát về hệ
thống ASXH trên cơ sở nghiên cứu tình huống một số nướ
c trong khu vực như
sau:

×